Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 462/QĐ-UBDT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc Người ký: Hầu A Lềnh
Ngày ban hành: 19/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 462/QĐ-UBDT

Hà Nội ngày 19 tháng 7 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN DÂN TỘC

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC

Căn cứ Nghị định số 66/2022/NĐ-CP ngày 20/9/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025:

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban Dân tộc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm;
- Các Thứ trưởng, PCN;
- Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc;
- Cổng TTĐT Ủy ban Dân tộc;
- Lưu: VT, VP.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Hầu A Lềnh

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN DÂN TỘC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 462/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 7 năm 2024 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Căn cứ pháp lý

1

Theo dõi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

2

Kiểm tra Chương, trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

3

Đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Theo dõi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thu thập thông tin, cập nhật số liệu, báo cáo của đơn vị thực hiện

Đơn vị thực hiện thu thập thông tin, số liệu, tiến độ về quá trình đầu tư, kết quả dự án và các hoạt động được giao thực hiện 03 tháng 1 lần; báo cáo năm, báo cáo kết thúc dự án, hoạt động được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã (qua Ban quản lý xã) nơi thực hiện dự án, hoạt động; Ủy ban nhân dân cấp xã ký xác thực báo cáo của chủ đầu tư trước ngày 10 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 25 tháng 1 năm sau và gửi báo cáo kết thúc dự án, hoạt động đã được Ủy ban nhân dân cấp xã ký xác thực cho chủ đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc đầu tư.

Đơn vị thực hiện cập nhật số liệu, lập báo cáo hằng năm và báo cáo kết thúc dự án, hoạt động theo biểu mẫu tương ứng tại Phụ lục số 02 và theo yêu cầu của chủ đầu tư về nội dung dự án, hoạt động được phê duyệt;

Việc cập nhật số liệu, chế độ báo cáo là tiêu chí để đơn vị thực hiện hoàn thành các thủ tục giải ngân, thanh toán, quyết toán dự án, hoạt động với chủ đầu tư”.

Bước 2: Thu thập, tổng hợp thông tin, báo cáo ở cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp xã (Ban quản lý xã) thu thập, tổng hợp thông tin về các dự án, hoạt động do cấp xã làm chủ đầu tư và do các đơn vị thực hiện triển khai trên địa bàn xã theo biểu mẫu tương ứng tại Phụ lục số 02, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua phòng Dân tộc hoặc đơn vị phụ trách công tác dân tộc cấp huyện) trước ngày 15 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm trước ngày 31 tháng 01 năm sau.

Bước 3: Tổng hợp thông tin, báo cáo ở cấp huyện

Chủ đầu tư ở cấp huyện tổng hợp thông tin hàng năm về dự án, hoạt động do mình làm chủ đầu tư trên địa bàn huyện theo các mẫu tại Phụ lục số 02 gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện trước ngày 10 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 25 tháng 01 năm sau;

Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện lập báo cáo kết quả thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình hằng năm thuộc phạm vi chủ trì quản lý trên địa bàn huyện theo Phụ lục số 03 gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua phòng Dân tộc hoặc đơn vị phụ trách công tác dân tộc cấp huyện) trước ngày 15 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 31 tháng 1 năm sau;

UBND cấp huyện tổng hợp thông tin từ cấp xã và các chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện lập báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hằng năm trong phạm vi được phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện trên địa bàn huyện theo Phụ lục số 03 gửi Ban Dân tộc hoặc cơ quan phụ trách công tác dân tộc cấp tỉnh (sau đây gọi là Ban Dân tộc) trước ngày 20 tháng 9 năm thực hiện; đồng thời cập nhật bổ sung số liệu năm theo Phụ lục số 01 trước ngày 05 tháng 02 năm sau.

Bước 4: Tổng hợp thông tin, báo cáo ở cấp tỉnh

Chủ đầu tư cấp tỉnh tổng hợp thông tin hàng năm về dự án, hoạt động do mình làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh theo mẫu tại Phụ lục số 02 gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 31 tháng 01 năm sau;

Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh tổng hợp thông tin, lập báo cáo kết quả thực hiện dự án thành phần của Chương trình hàng năm thuộc phạm vi chủ trì quản lý trên địa bàn tỉnh theo Phụ lục số 03 gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp trung ương, Ban Dân tộc trước ngày 20 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 05 tháng 02 năm sau;

UBND tỉnh tổng hợp thông tin từ cấp huyện và các chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh, lập báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hàng năm trong phạm vi được phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh theo Phụ lục số 03 gửi Ủy ban Dân tộc (Văn phòng điều phối Chương trình) trước ngày 25 tháng 9 năm thực hiện; đồng thời cập nhật bổ sung số liệu năm theo Phụ lục số 01 trước ngày 10 tháng 02 năm sau.

Bước 5: Tổng hợp thông tin, báo cáo ở cấp trung ương

Chủ đầu tư ở cấp trung ương tổng hợp thông tin hàng năm về dự án, hoạt động do mình làm chủ đầu tư theo Phụ lục số 02 gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp trung ương trước ngày 20 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 05 tháng 02 năm sau;

Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp trung ương lập báo cáo kết quả thực hiện dự án thành phần của Chương trình hàng năm trong phạm vi chủ trì quản lý trên cả nước theo Phụ lục số 03 gửi về Ủy ban Dân tộc (Văn phòng điều phối Chương trình) trước ngày 25 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm theo Phụ lục số 01 trước ngày 10 tháng 02 năm sau;

Chủ chương trình - Ủy ban Dân tổng hợp thông tin từ cấp tỉnh và các chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần ở cấp trung ương, lập báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hàng năm theo Phụ lục số 03, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia trước ngày 30 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 15 tháng 02 năm sau; gửi báo cáo cho các cơ quan liên quan và cấp có thẩm quyền theo quy định.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định

d) Thời hạn giải quyết: Báo cáo theo định kỳ quy định

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Chủ chương trình, chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần, chủ đầu tư các dự án, hoạt động thuộc Chương trình; Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban Dân tộc

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện Chương trình.

- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các Bộ, cơ quan Trung ương (chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần ở cấp trung ương).

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo

h) Phí, lệ phí: Không quy định

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030: giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

2. Kiểm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Dân tộc thiểu số

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm tra Chương trình

Cơ quan có thẩm quyền quyết định nội dung kiểm tra thực hiện Chương trình; ban hành kế hoạch kiểm tra; thông báo kế hoạch kiểm tra đến đơn vị được kiểm tra;

Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đoàn kiểm tra, phân công trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra.

Bước 2: Tiến hành kiểm tra Chương trình

Đoàn kiểm tra phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra theo kế hoạch. Thu thập các văn bản, hướng dẫn, báo cáo của địa phương và tổ chức, cá nhân liên quan đến thực hiện Chương trình. Tham vấn cán bộ các cấp; khảo sát thực tế ở xã và thôn bản về các nội dung kiểm tra; đối thoại, tham vấn người dân hưởng lợi về mức độ tham gia và hưởng lợi trong quá trình thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc Chương trình.

Bước 3: Báo cáo kiểm tra Chương trình

Đoàn kiểm tra gửi báo cáo kiểm tra trong vòng mười (10) ngày làm việc sau khi kết thúc đợt kiểm tra cho cơ quan có thẩm quyền để tổng hợp, báo cáo cơ quan cấp trên.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định

d) Thời hạn giải quyết: Báo cáo theo quy định

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Chủ chương trình, chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần, chủ đầu tư các dự án, hoạt động thuộc Chương trình; Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban Dân tộc

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo

h) Phí, lệ phí: Không quy định

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

3. Đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1 : Thu thập, tổng hợp thông tin và báo cáo ở cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp xã (đầu mối là Ban quản lý xã) thu thập, tổng hợp thông tin về các dự án, hoạt động do cấp xã làm chủ đầu tư và do các đơn vị thực hiện triển khai trên địa bàn xã theo các biểu mẫu tương ứng tại Phụ lục số 02, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua phòng Dân tộc hoặc đơn vị phụ trách công tác dân tộc cấp huyện).

Bước 2 Tổng hợp thông tin và báo cáo ở cấp huyện

Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện tổng hợp thông tin, lập báo cáo đánh giá thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn huyện theo mẫu tại Phụ lục số 04 gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua phòng Dân tộc hoặc đơn vị phụ trách công tác dân tộc cấp huyện);

Phòng Dân tộc tổng hợp thông tin từ cấp xã và các chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện, lập báo cáo đánh giá thực hiện Chương trình cấp huyện theo mẫu tại Phụ lục số 04, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt, gửi về Ban Dân tộc: đồng thời cập nhật bổ sung số liệu giữa kỳ, cuối kỳ tại Phụ lục số 01.

Bước 3: Tổng hợp thông tin và báo cáo ở cấp tỉnh

Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh tổng hợp thông tin, lập báo cáo đánh giá thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh theo mẫu tại Phụ lục số 04 gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp trung ương, Ban Dân tộc;

Ban Dân tộc tổng hợp thông tin từ cấp huyện và các chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh, lập báo cáo đánh giá thực hiện Chương trình cấp tỉnh theo mẫu tại Phụ lục số 04, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký duyệt, gửi về Ủy ban Dân tộc (Văn phòng điều phối Chương trình); đồng thời cập nhật bổ sung số liệu giữa kỳ, cuối kỳ tại Phụ lục số 01.

Bước 4: Tổng hợp thông tin và báo cáo ở cấp trung ương

Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp trung ương tổng hợp thông tin, lập báo cáo đánh giá thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình thuộc phạm vi quản lý theo mẫu tại Phụ lục số 04 gửi về Ủy ban Dân tộc (Văn phòng điều phối Chương trình); đồng thời cập nhật bổ sung số liệu giữa kỳ, cuối kỳ tại Phụ lục số 01.

Chủ chương trình - Ủy ban Dân tộc (Văn phòng điều phối Chương trình) tổng hợp thông tin từ cấp tỉnh và các chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp trung ương, lập báo cáo đánh giá thực hiện Chương trình trên cả nước theo mẫu tại Phụ lục số 04, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Bước 5: Thời hạn báo cáo đánh giá thực hiện Chương trình của các cơ quan cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

b) Cách thức thực hiện: Không quy định

c) Thành phần số lượng hồ sơ: Không quy định

d) Thời hạn giải quyết: Báo cáo theo định kỳ quy định

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Chủ chương trình, chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần, chủ đầu tư các dự án, hoạt động thuộc Chương trình; Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban Dân tộc

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện Chương trình.

- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các Bộ, cơ quan Trung ương (chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần ở cấp trung ương).

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo

h) Phí, lệ phí: Không quy định

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Phụ lục số 01. Phụ lục số 02 Phụ lục số 03, Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025./.

 

Phụ lục số 01

(Ban hành kèm theo Quyết định số 462/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 7 năm 2024 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ CÁC CHỈ SỐ CHỦ YẾU

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;

Giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

Kỳ báo cáo: từ tháng ......năm .......đến tháng ........năm.........

TT

Chỉ số

(tại địa bàn thực hiện Chương trình ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Số liệu gốc (đến cuối 2020)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Tần suất báo cáo

Nguồn thông tin

Trách nhiệm theo dõi, báo cáo

Ghi chú

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Cấp Trung ương

1.

Tỷ lệ giữa thu nhập bình quân đầu người ở vùng DTTS&MN so với thu nhập bình quân đầu người cả nước

%

 

 

 

 

 

 

Giữa kỳ, 5 năm

Điều tra 53 DTTS, Khảo sát mức sống dân cư

 

 

Tổng cục Thống kê, Ủy ban Dân tộc

 

2.

Số xã vùng III (đặc biệt khó khăn) thuộc vùng DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

Giữa kỳ, 5 năm

Báo cáo rà soát xã ĐBKK

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

 

3.

Số thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc vùng DTTS&MN

Thôn

 

 

 

 

 

 

Giữa kỳ, 5 năm

Báo cáo rà soát thôn ĐBKK

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

 

4.

Thu nhập bình quân đầu người của người DTTS

Triệu đồng/ người tháng

 

 

 

 

 

 

Giữa kỳ, 5 năm

Điều tra 53 DTTS, Khảo sát mức sống dân cư

 

 

Tổng cục Thống kê, Ủy ban Dân tộc

 

5.

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

Báo cáo rà soát nghèo hàng năm

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

Báo cáo rà soát nghèo hàng năm

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội

 

 

5.2. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong dân tộc còn gặp nhiều khó khăn

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

Báo cáo rà soát nghèo hàng năm

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội

 

 

5.3. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong dân tộc có khó khăn đặc thù

 

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

Báo cáo rà soát nghèo hàng năm

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội

 

6.

Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Giao thông vận tải

 

7.

Tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Giao thông vận tải

 

8.

Tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

9.

Tỷ lệ trạm y tế được xây dựng kiên cố

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Y tế

 

10.

Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Công thương

 

11.

Tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y tế

 

12.

Tỷ lệ đồng bào DTTS được xem truyền hình

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Thông tin và Truyền thông

 

13.

Tỷ lệ đồng bào DTTS được nghe đài phát thanh

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Thông tin và Truyền thông

 

14.

Tỷ lệ hộ di cư không theo quy hoạch được sắp xếp, bố trí ổn định

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.2 Phụ lục 02

15.

Tỷ lệ hộ DTTS đang cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở được qui hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.2 Phụ lục 02

16.

Tỷ lệ hộ DTTS nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐĐKK, thôn ĐBKK không có hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.1 Phụ lục 02

17.

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề

%

DTTS/ Kinh Nghèo/ cận nghèo

Nam/ nữ

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

18.

Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường

%

DTTS/ Kinh, Nam/ nữ

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

19.

Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường

%

DTTS/ Kinh, Nam/ nữ

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

20.

Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học trung học cơ sở đến trường

%

DTTS/ Kinh, nam/ nữ

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

21.

Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học trung học phổ thông đến trường

%

DTTS/ Kinh, nam/ nữ

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

22.

Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông

%

DTTS/ Kinh, nam/ nữ, DTTS có KK đặc thù/ còn nhiều KK

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

23.

Tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Biểu số 2.6 Phụ lục 02

24.

Tỷ lệ thôn có đội văn hóa, văn nghệ (CLB) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Biểu số 2.6 Phụ lục 02

25

Tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Y tế

 

26.

Tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự hỗ trợ của nhân viên y tế

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Y tế

 

27.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Y tế

 

28.

Tỷ lệ phụ nữ mang thai được thăm khám định kỳ (ít nhất 4 lần trong thai kỳ)

%

DTTS/ Kinh, Nam/nữ

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Y tế

 

29.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi

%

DTTS/ Kinh, Nam/nữ

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Y tế

 

30.

Tỷ lệ giảm số giờ trung bình phụ nữ ở vùng DTTS&MN làm công việc tạo thu nhập, nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công

%

 

 

 

 

 

 

5 năm

Số liệu thống kê

 

 

Tổng cục Thống kê

 

31.

Tỷ lệ nạn nhân của bạo lực gia đình ở vùng DTTS&MN được phát hiện, được tư vấn về tâm lý, pháp lý, được hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe

%

Nam/nữ

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 

32.

Tỷ lệ người dân ở vùng DTTS&MN tiếp cận thông tin về BĐG thông qua các hoạt động truyền thông dựa vào cộng đồng

%

Nam/ nữ

 

 

 

 

 

Giữa kỳ, 5 năm

Số liệu điều tra giữa kỳ, cuối kỳ

 

 

TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

 

33.

Tỷ lệ cán bộ các cấp ở vùng DTTS&MN được trang bị kiến thức về bình đẳng giới và kỹ năng lồng ghép giới

%

Tỉnh, huyện, xã

 

 

 

 

 

Giữa kỳ, 5 năm

Số liệu điều tra giữa kỳ, cuối kỳ

 

 

TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

 

34.

Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền các cấp ở vùng DTTS&MN

%

Tỉnh, huyện, xã

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Nội vụ

 

35.

Tỷ lệ nữ làm chủ/đồng làm chủ các doanh nghiệp, HTX, trang trại ở vùng DTTS&MN

%

DN, HTX/ Trang trại

 

 

 

 

 

5 năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Tổng cục Thống kê

 

36.

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS ở các cấp từng địa phương

%

Tỉnh huyện, xã Nam/ nữ

 

 

 

 

 

Hàng năm

Số liệu thống kê

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Nội vụ, Tổng cục Thống kê

 

37.

Số hộ được giải quyết đất ở

Hộ

DTTS/ Kinh

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.1 Phụ lục 02

38.

Số hộ được giải quyết nhà ở

Hộ

DTTS/ Kinh

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.1 Phụ lục 02

39.

Số hộ được hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất

Hộ

DTTS/ Kinh

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.1 Phụ lục 02

40.

Số hộ không có hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ giải quyết sinh kế, chuyển đổi nghề

Hộ

DTTS/ Kinh

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.1 Phụ lục 02

41.

Số hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.1 Phụ lục 02

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

41.1. Số hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán

Hộ

DTTS/ Kinh

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.1 Phụ lục 02

 

41.2. Số hộ được thụ hưởng từ công trình nước sinh hoạt tập trung

Hộ

DTTS/ Kinh

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.1 Phụ lục 02

42.

Số công trình nước sinh hoạt tập trung được xây dựng

Công trình

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.1 Phụ lục 02

43.

Số hộ được sắp xếp, ổn định dân cư

Hộ

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.2 Phụ lục 02

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

43.1. Số hộ dân di cư tự do được bố trí, sắp xếp ổn định

Hộ

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.2 Phụ lục 02

 

43.2. Số hộ DTTS còn du canh, du cư được bố trí định canh, định cư

Hộ

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.2 Phụ lục 02

 

43.3. Số hộ vùng biên giới được bố trí sắp xếp ổn định dân cư

Hộ

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.2 Phụ lục 02

 

43.4. Số hộ ở vùng ĐBKK và khu vực cần thiết khác được bố trí, sắp xếp ổn định dân cư

Hộ

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.2 Phụ lục 02

44.

Diện tích rừng qui hoạch là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình được hỗ trợ bảo vệ

ha

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Biểu số 2.3.1 Phụ lục 02

45.

Tỷ lệ xã khu vực III (ĐBKK) có ít nhất một dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.3.2.1 Phụ lục 02

46.

Số vốn vay ưu đãi được NHCSXH giải ngân cho vay thực hiện dự án PTSX theo chuỗi giá trị và dự án đa dạng hóa sinh kế

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ngân hàng Chính sách Xã hội

Biểu số 2.3.2.1 Phụ lục 02

47.

Diện tích đất được cải tạo, hỗ trợ để phát triển vùng trồng dược liệu quý

ha

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Y tế

Biểu số 2.3.2.2 Phụ lục 02

48.

Số mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp ở vùng DTTS&MN được hỗ trợ phát triển

Mô hình

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.3.2.3 Phụ lục 02

49.

Số em học sinh DTTS khó khăn/năm được hưởng lợi trong chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”

Học sinh

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ quốc phòng

Biểu số 2.3.3 Phụ lục 02

50.

Số km đường giao thông nông thôn được nhựa hóa, bê tông hóa hoặc cứng hóa

km

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.4.1.2 Phụ lục 02

51.

Tỷ lệ dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thực hiện theo cơ chế đầu tư đặc thù (có sự đóng góp, tham gia thực hiện của cộng đồng người dân)

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.4.1.1 Phụ lục 02

52.

Số trường Phổ thông Dân tộc bán trú và trường Phổ thông có học sinh bán trú được tăng cường CSVC, trang thiết bị

Trường

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Biểu số 2.5.1. Phụ lục 02

53.

Số trường Phổ thông Dân tộc nội trú được tăng cường CSVC, trang thiết bị

Trường

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Biểu số 2.5.1. Phụ lục 02

54.

Số trường Trung học Phổ thông dân tộc nội trú trung ương được tăng cường CSVC, trang thiết bị

Trường

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Biểu số 2.5.1. Phụ lục 02

55.

Số cán bộ, công chức, viên chức các cấp được bồi dưỡng kiến thức về chính sách dân tộc, công tác dân tộc

Lượt người

Tỉnh, huyện xã

Nam/nữ

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Biểu số 2.5.2 Phụ lục 02

56.

Số cơ sở dự bị đại học và đại học cho học sinh vùng DTTS&MN được hỗ trợ

Cơ sở

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Biểu số 2.5.2. Phụ lục 02

57.

Số người được hỗ trợ đào tạo nghề trong Chương trình

Lượt người

DTTS/Kinh, Nam/nữ, Nghèo/cận nghèo

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Biểu số 2.5.3. Phụ lục 02

58.

Số hộ DTTS và hộ dân tộc Kinh nghèo, cận nghèo ở xã, thôn ĐBKK được tạo thêm việc làm, hoặc làm nghề cũ tăng thu nhập thông qua hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm

Hộ

DTTS/Kinh, Nghèo/cận nghèo

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Biểu số 2.5.3. Phụ lục 02

59.

Số lễ hội truyền thống được khôi phục, bảo tồn phục vụ phát triển du lịch

Lễ hội

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Biểu số 2.6 Phụ lục 02

60.

Số lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể đã tổ chức

Lớp

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Biểu số 2.6 Phụ lục 02

61.

Số dự án sưu tầm, phục dựng, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một đã thực hiện

Dự án

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Biểu số 2.6 Phụ lục 02

62.

Số mô hình bảo vệ và phát huy văn hóa truyền thống của các DTTS được xây dựng

Mô hình

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Biểu số 2.6 Phụ lục 02

63.

Số câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng DTTS được xây dựng

CLB

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Biểu số 2.6 Phụ lục 02

64.

Số điểm đến du lịch tiêu biểu vùng DTTS&MN được hỗ trợ đầu tư xây dựng

Điểm đến

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Biểu số 2.6 Phụ lục 02

65.

Số làng, bản, buôn truyền thống tiêu biểu được bảo tồn phục vụ phát triển du lịch

Làng bản, buôn

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Biểu số 2.6 Phụ lục 02

66.

Số thiết chế văn hóa, thể thao thôn được hỗ trợ đầu tư xây dựng

Thiết chế

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Biểu số 2.6 Phụ lục 02

67.

Tỷ lệ trạm y tế xã vùng DTTS&MN đủ điều kiện khám chữa bệnh BHYT

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Y tế

Biểu số 2.7 Phụ lục 02

68.

Số cô đỡ thôn bản người DTTS được hỗ trợ phụ cấp

Người

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Y tế

Biểu số 2.7 Phụ lục 02

69.

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng 6 - 23 tháng tuổi ở vùng DTTS&MN được bổ sung gói bột đa vi chất vào bữa ăn bột/cháo

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Y tế

Biểu số 2.7 Phụ lục 02

70.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cấp ở vùng DTTS&MN được hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng

%

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Y tế

Biểu số 2.7 Phụ lục 02

71.

Tỷ lệ trẻ em ở vùng DTTS&MN được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

 

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Bộ Y tế

Biểu số 2.7 Phụ lục 02

72.

Tỷ lệ phụ nữ DTTS cải thiện tiếp cận tín dụng thông qua các tổ Tiết kiệm vay vốn thôn bản

 

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Biểu số 2.8 Phụ lục 02

73.

Tỷ lệ thanh niên DTTS được tiếp cận thông tin thông qua mô hình CLB “thủ lĩnh của sự thay đổi”

 

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Biểu số 2.8 Phụ lục 02

74.

Số người có uy tín trong cộng đồng làm hạt nhân chính trị, nòng cốt ở cơ sở được hỗ trợ, tạo điều kiện

 

 

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc

Biểu số 2.10.1 Phụ lục 02

75.

Số cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở (cấp xã) được hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin

Lượt người

Nam/nữ

 

 

 

 

 

Hàng năm

BC thực hiện CT

UBND cấp huyện

UBND cấp tỉnh

Ủy ban Dân tộc, Bộ Thông tin và Truyền thông

Biểu số 2.10.2 Phụ lục 02

 

 

............., ngày ...... tháng ...... năm ..........
CƠ QUAN BÁO CÁO
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới, đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, DTTS có khó khăn đặc thù/DTTS còn nhiều khó khăn, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung đúng số liệu tương ứng theo từng phân tổ.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.1

(Ban hành kèm theo Quyết định số 462/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 7 năm 2024 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm.

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch cả giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Hỗ trợ đất ở

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số hộ DTTS nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh được hỗ trợ đất ở

Hộ

DTTS/ Kinh

 

 

 

 

 

Chỉ số 37 Phụ lục 1

2

Hỗ trợ nhà ở

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Số hộ DTTS nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh được hỗ trợ nhà ở

Hộ

DTTS/ Kinh

 

 

 

 

 

Chỉ số 38 Phụ lục 1

3

Hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Tổng số hộ DTTS nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh không có hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề

Hộ

DTTS/ Kinh

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1.1. Số hộ DTTS nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh không có đất sản xuất được hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất

Hộ

DTTS/ Kinh

 

 

 

 

 

Chỉ số 39 Phụ lục 1

 

3.1.2. Số hộ DTTS nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh không có hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ chuyển đổi nghề

Hộ

DTTS/ Kinh

 

 

 

 

 

Chỉ số 40 Phụ lục 1

3.2

Tỷ lệ hộ DTTS nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh không có hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề

%

DTTS/ Kinh

 

 

 

 

 

Chỉ số 16 Phụ lục 1

4

Hỗ trợ nước sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Tổng số hộ DTTS nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh được hỗ trợ nước sinh hoạt

Hộ

DTTS/ Kinh

 

 

 

 

 

Chỉ số 41 Phụ lục 1

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1.1. Số hộ DTTS nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán

Hộ

DTTS/ Kinh

 

 

 

 

 

Chỉ số 41.1 Phụ lục 1

 

4.1.2. Số hộ DTTS nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh được thụ hưởng công trình nước sinh hoạt tập trung

Hộ

DTTS/ Kinh

 

 

 

 

 

Chỉ số 41.2 Phụ lục 1

4.2

Số lượng công trình nước sinh hoạt tập trung được đầu tư

Công trình

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 42 Phụ lục 1

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.2

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn ĐBKK, biên giới, có nguy cơ xảy ra thiên tai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Hỗ trợ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu đối với vùng bố trí, sắp xếp ổn định dân cư tập trung

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số hộ dân được bố trí trong các dự án sắp xếp, ổn định dân cư tập trung

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu đối với vùng bố trí, sắp xếp ổn định dân cư tại chỗ

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Số hộ dân được bố trí trong các dự án sắp xếp, ổn định dân cư tại chỗ

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ phương án cộng đồng bố trí dân xen ghép

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Số hộ dân được bố trí trong phương án di dân xen ghép và được cộng đồng tiếp nhận xen ghép

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình (hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở hỗ trợ kinh phí di chuyển các hộ từ nơi ở cũ đến nơi tái định cư)

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Tổng số hộ được bố trí, sắp xếp ổn định dân cư

Hộ

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 43 Phụ lục 1

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1.1. Số hộ dân di cư tự do được bố trí, sắp xếp ổn định

Hộ

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 43.1 Phụ lục 1

 

4.1.2. Số hộ DTTS còn du canh, du cư được bố trí định canh, định cư

Hộ

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 43.2 Phụ lục 1

 

4.1.3. Số hộ vùng biên giới được bố trí sắp xếp ổn định dân cư

Hộ

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 43.3 Phụ lục 1

 

4.1.4. Số hộ vùng đặc biệt khó khăn và khu vực cần thiết khác được bố trí, sắp xếp ổn định dân cư

Hộ

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 43.4 Phụ lục 1

4.2

Tỷ lệ hộ di cư không theo quy hoạch được sắp xếp, bố trí ổn định

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 14 Phụ lục 1

4.3

Tỷ lệ hộ DTTS đang cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở được qui hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 15 Phụ lục 1

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.3.1

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

TIỂU DỰ ÁN 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Diện tích hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình

Ha

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 44 Phụ lục 1

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1. Diện tích hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng

Ha

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.2. Diện tích hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho hộ gia đình

Ha

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Số lượng cộng đồng dân cư (thôn) nhận hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng đã giao cho cộng đồng

Cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Số hộ gia đình người DTTS và hộ người Kinh nghèo tại các xã có điều kiện KT-XH khó khăn (khu vực II và III) nhận hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng đã giao cho hộ gia đình

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng Nhà nước giao cho BQL rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế; diện tích rừng tự nhiên do UBND cấp xã trực tiếp quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Diện tích hỗ trợ khoán bảo vệ rừng

Ha

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1. Diện tích hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với rừng Nhà nước giao cho BQL rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

Ha

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.2. Diện tích hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế

Ha

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.3. Diện tích hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với rừng tự nhiên do UBND cấp xã trực tiếp quản lý

Ha

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Số lượng cộng đồng dân cư nhận hỗ trợ khoán bảo vệ rừng

Cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Số hộ gia đình nhận hỗ trợ khoản bảo vệ rừng

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung

Ha

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Số hộ gia đình người DTTS và hộ người Kinh nghèo tại các xã có điều kiện KT-XH khó khăn (khu vực II và III) nhận hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ đối với diện tích đất được quy hoạch trồng rừng phòng hộ đã giao cho hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Diện tích rừng phòng hộ được trồng theo quy hoạch trồng rừng phòng hộ đã giao cho hộ gia đình

Ha

 

 

 

 

 

 

 

4.2

Số hộ gia đình người DTTS và hộ người Kinh nghèo tại các xã có điều kiện KT-XH khó khăn (khu vực II và III) nhận hỗ trợ trồng rừng phòng hộ

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

5

Hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ đối với diện tích đất được quy hoạch phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Diện tích rừng sản xuất được trồng

Ha

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1.1. Diện tích rừng sản xuất trồng cây lấy gỗ

Ha

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1.2. Diện tích rừng sản xuất trồng cây lâm sản ngoài gỗ

Ha

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Số hộ gia đình người DTTS và hộ người Kinh nghèo tại các xã có điều kiện KT-XH khó khăn (khu vực II và III) nhận hỗ trợ trồng rừng sản xuất

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

6

Trợ cấp gạo cho hộ gia đình nghèo, hộ đồng bào DTTS tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung, trồng rừng sản xuất, phát triển LSNG, trồng rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

6.1

Tổng khối lượng gạo trợ cấp

Kg

 

 

 

 

 

 

 

6.2

Số hộ gia đình nghèo, hộ gia đình DTTS được nhận trợ cấp gạo

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

6.2

Số lượng nhân khẩu (thuộc hộ gia đình nghèo, hộ gia đình DTTS) được nhận trợ cấp gạo

Người

 

 

 

 

 

 

 

6.4

Tổng diện tích bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung, trồng rừng sản xuất, phát triển LSNG, trồng rừng phòng hộ bởi hộ nhận trợ cấp gạo

Ha

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.4.1. Diện tích khoán bảo vệ rừng bởi hộ nhận trợ cấp gạo

Ha

 

 

 

 

 

 

 

 

6.4.2. Diện tích rừng được bảo vệ bởi hộ nhận trợ cấp gạo

Ha

 

 

 

 

 

 

 

 

6.4.3. Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung bởi hộ nhận trợ cấp gạo

Ha

 

 

 

 

 

 

 

 

6.4.4. Diện tích trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ bởi hộ nhận trợ cấp gạo

Ha

 

 

 

 

 

 

 

 

6.4.5. Diện tích trồng rừng phòng hộ bởi hộ nhận trợ cấp gạo

Ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.3.2.1

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

TIỂU DỰ ÁN 2: Đầu tư phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và MN

NỘI DUNG 01: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Hỗ trợ thực hiện dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số lượng dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được thực hiện trên địa bàn xã khu vực III và thôn ĐBKK

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Tỷ lệ xã khu vực III có ít nhất một dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 45 Phụ lục 1

1.3

Số lượng doanh nghiệp thực hiện dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị (có 70% tổng số LĐ trở lên là người DTTS)

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3.1. Số lượng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ/đồng làm chủ thực hiện dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị (có 70% tổng số LĐ trở lên là người DTTS)

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Số lượng HTX, liên hiệp HTX tham gia Dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị (có 70% tổng số LĐ trở lên là người DTTS)

HTX, THT

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4.1. Số lượng HTX, liên hiệp HTX có trên 50% thành viên là phụ nữ tham gia Dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị (có 70% tổng số LĐ trở lên là người DTTS)

HTX, THT

 

 

 

 

 

 

 

1.5

Số lượng hộ dân tham gia dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Hộ

Kinh/DTTS, Hộ nghèo/cận nghèo; hộ nghèo do phụ nữ làm chủ(*)

 

 

 

 

 

 

1.6

Số lượng hộ dân tham gia dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được vay vốn NHCSXH với lãi suất ưu đãi

Hộ

Kinh/DTTS, Hộ nghèo/cận nghèo, hộ nghèo do phụ nữ làm chủ (*)

 

 

 

 

 

 

1.7

Số vốn vay ưu đãi được NHCSXH giải ngân cho vay thực hiện Dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 46 Phụ lục 1

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế (đối với các địa phương không có điều kiện thực hiện PTSX theo chuỗi giá trị)

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Số lượng dự án hỗ trợ HTPTSX, đa dạng hóa sinh kế được thực hiện trên địa bàn xã khu vực III và thôn ĐBKK

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Số lượng hộ dân tham gia dự án HTTPTSX, đa dạng hóa sinh kế

Hộ

Kinh/DTTS, Hộ nghèo/cận nghèo; hộ nghèo do phụ nữ làm chủ (*)

 

 

 

 

 

 

2.3

Số lượng hộ dân tham gia dự án HTPTSX, đa dạng hóa sinh kế được vay vốn NHCSXH với lãi suất ưu đãi

Hộ

Kinh/DTTS, Hộ nghèo/cận nghèo; hộ nghèo do phụ nữ làm chủ (*)

 

 

 

 

 

 

2.4

Số vốn vay ưu đãi được NHCSXH giải ngân cho vay thực hiện dự án HTPTSX, đa dạng hóa sinh kế

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 46 Phụ lục 1

2.5

Số lượng, Tỷ lệ dự án HTPTSX, đa dạng hóa sinh kế có tổ nhóm nông dân, tổ hợp tác được thành lập, củng cố và duy trì hoạt động

Dự án, %

 

 

 

 

 

 

 

2.6

Số lượng, Tỷ lệ phụ nữ tham gia các tổ nhóm nông dân, tổ hợp tác để thực hiện dự án HTPTSX, đa dạng hóa sinh kế

Người, %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ.

(*) “Hộ nghèo do phụ nữ làm chủ” là hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.3.2.2

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

TIỂU DỰ ÁN 2: Đầu tư phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và MN

NỘI DUNG 02: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các huyện nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Số lượng dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý được đề xuất và phê duyệt hỗ trợ theo tiêu chí của Chương trình (sử dụng tối thiểu 50% lao động là người DTTS)

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số lượng dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý được đề xuất và phê duyệt hỗ trợ sử dụng trên 50% lao động là nữ

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Số lượng dự án nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thực hiện dự án

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

2

Diện tích môi trường rừng được địa phương hỗ trợ, bố trí, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê để triển khai dự án

Ha

 

 

 

 

 

 

 

3

Diện tích đất được cải tạo, hỗ trợ để phát triển vùng trồng dược liệu quý

Ha

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 47 Phụ lục 1

4

Số lượng Doanh nghiệp tham gia thực hiện Dự án phát triển dược liệu quý (theo chuỗi giá trị)

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Số lượng Doanh nghiệp tham gia Dự án phát triển dược liệu quý được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ NHCSXH

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2

Số vốn vay ưu đãi được giải ngân cho các Doanh nghiệp vay thực hiện Dự án phát triển dược liệu quý

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

5

Số lượng lao động được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc trong các dự án phát triển dược liệu quý

Người

DTTS/ Kinh, Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

6

Số lượng lao động được doanh nghiệp trực tiếp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về nuôi trồng, chế biến, bảo quản cây thuốc dược liệu

Người

DTTS/ Kinh, Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

7

Số lượng hợp tác xã, tổ hợp tác vệ tinh được hỗ trợ phát triển và tham gia liên kết trong Dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị

HTX/Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

7.1

Số lượng HTX, Tổ hợp tác vệ tinh tham gia Dự án phát triển dược liệu quý được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ NHCSXH

HTX/Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

7.2

Số vốn vay ưu đãi được giải ngân cho các HTX, Tổ hợp tác vệ tinh vay thực hiện Dự án phát triển dược liệu quý

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

8

Số lượng hộ gia tham gia liên kết, hợp tác với dự án hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị

Hộ

DTTS/Kinh

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.3.2.3

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

TIỂU DỰ ÁN 2: Đầu tư phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và MN

NỘI DUNG 03: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào đồng bào DTTS&MN

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(huyện, tỉnh, trung ương)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch cả giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số lượng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh được hỗ trợ ở các xã Khu vực III, Khu vực II vùng DTTS&MN do người DTTS làm chủ hoặc có ít nhất 50% lao động là người DTTS

Mô hình

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 48 Phụ lục 1

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1. Số lượng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh được hỗ trợ do nữ giới làm chủ hoặc có ít nhất 50% số lao động là nữ giới

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Số lượng hộ được tạo việc làm từ mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh được hỗ trợ

Hộ

DTTS/Kinh, hộ nghèo, cận nghèo

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ xây dựng và vận hành các dự án “Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN”

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Số lượng Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN (tại các trường đại học và VP điều phối Chương trình) được thành lập, hỗ trợ và đi vào hoạt động

Trung tâm

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Số lượt cán bộ, giảng viên và chuyên gia tư vấn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh vùng DTTS&MN được đào tạo, tập huấn

Lượt người

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.1. Tỷ lệ học viên sau tập huấn đáp ứng điều kiện và được thuê làm chuyên gia ươm tạo tư vấn

%

DTTS/Kinh, Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

2.3

Số lượng người dân, thành viên doanh nghiệp, hợp tác xã tại khu vực ĐBKK, được tập huấn khởi sự kinh doanh

Người

DTTS/Kinh, Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

2.4

Số lượng sự kiện ngày hội kết nối khởi nghiệp DTTS được tổ chức

Sự kiện

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Số lượng cuộc thi khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh dành cho thanh niên, sinh viên người DTTS được tổ chức

Cuộc thi

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5.1. Số lượng ý tưởng, dự án khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh của thanh niên, sinh viên DTTS đăng ký tham gia Cuộc thi khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5.2. Số lượng ý tưởng, dự án khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh của thanh niên, sinh viên DTTS được tư vốn triển khai vào thực tiễn sau khi tham gia Cuộc thi khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

2.6

Số lượng hoạt động chợ phiên kết nối sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN được tổ chức

Sự kiện

 

 

 

 

 

 

 

3

Trung tâm Quốc gia về kết nối vì hỗ trợ khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và MN tại Ủy ban Dân tộc được thành lập, hỗ trợ và đi vào hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Số lượng doanh nghiệp xã hội, tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm và năng lực tham gia liên kết, vận hành Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN

DN, Tổ chức, cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Số lượng các cuộc thi thúc đẩy khởi nghiệp vùng DTTS&MN trên cả nước được tổ chức

Cuộc thi

 

 

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ thí điểm tổ chức triển khai vận hành các dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng DTTS&MN”

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Số lượng "Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng DTTS&MN’' được thành lập, hỗ trợ và đi vào hoạt động

Trung tâm

 

 

 

 

 

 

 

4.2

Số lượng các tổ chức kinh tế sản xuất các sản vật vùng DTTS&MN được tham gia kết nối giao thương qua “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng DTTS&MN”

Tổ chức kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

5

Tổ chức hàng năm các sự kiện Festival thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Số lượng Sự kiện Festival thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu về tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS được tổ chức

Sự kiện

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Số lượng cá nhân là tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS được tham gia Sự kiện Festival

Người

DTTS/Kinh, Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

6

Hoạt động thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

6.1

Số lượng hội chợ giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư vùng DTTS&MN cấp tỉnh được tổ chức

Hội chợ

 

 

 

 

 

 

 

6.2

Số lượng diễn đàn phát triển Dân tộc thiểu số và thu hút đầu tư vùng DTTS&MN được tổ chức

Diễn đàn

 

 

 

 

 

 

 

6.3

Số lượng chương trình giao lưu văn hóa, thông thương hàng hóa DTTS&MN khu vực biên giới được tổ chức

Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

6.4

Số lượng các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư vùng DTTS&MN khác

Hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

7

Hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

7.1

Số lượng các sự kiện kết nối tiêu thụ, các phiên chợ văn hóa, các lễ hội gắn thương mại với du lịch, các sự kiện quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của vùng ĐBDTTS&MN được tổ chức

Sự kiện

 

 

 

 

 

 

 

7.2

Số lượng các hoạt động truyền thông (sự kiện, bản tin, truyền hình, phóng sự...) nhằm quảng bá các sản phẩm của vùng DTTS&MN

Hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

7.3

Số lượng các mô hình nhằm tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào DTTS&MN và cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho địa phương được hỗ trợ

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7.3.1. Số lượng các mô hình do phụ nữ làm chủ nhằm tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào DTTS&MN và cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho địa phương được hỗ trợ

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

7.4

Số lượng các thỏa thuận ghi nhớ về thúc đẩy thông thương hàng hóa giữa đối tác Việt Nam và đối tác nước bạn được ký kết

Thỏa thuận

 

 

 

 

 

 

 

7.5

Số lớp tập huấn phát triển nguồn nhân lực thương mại (kỹ năng thương mại, kinh doanh, bán hàng...) tại vùng DTTS &MN

Lớp

 

 

 

 

 

 

 

7.6

Số lượng người được tập huấn phát triển nguồn nhân lực thương mại tại vùng DTTS &MN

Lượt người

DTTS/Kinh, Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.3.3

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

TIỂU DỰ ÁN 3: Phát triển kinh tế Xã hội - mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Hỗ trợ các dự án, mô hình chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số lượng dự án, mô hình chăn nuôi được thực hiện

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Số lượng hộ gia đình người DTTS; hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo người Kinh tham gia dự án, mô hình chăn nuôi

Hộ

DTTS/Kinh

 

 

 

 

 

 

1.3

Tỷ lệ dự án, mô hình chăn nuôi được duy trì bền vững, giúp người dân nâng cao thu nhập (sau 1 vụ/chu kỳ chăn nuôi từ khi kết thúc dự án hỗ trợ)

%

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ các dự án, mô hình trồng trọt

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Số tượng dự án, mô hình trồng trọt được thực hiện

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Số lượng hộ gia đình người DTPS; hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo người Kinh tham gia dự án, mô hình trồng trọt

Hộ

DTTS/Kinh

 

 

 

 

 

 

2.3

Tỷ lệ dự án, mô hình trồng trọt được duy trì bền vững, giúp người dân nâng cao thu nhập (sau 1 vụ/chu kỳ sản xuất từ khi kết thúc dự án hỗ trợ)

%

 

 

 

 

 

 

 

3

Cán bộ, chiến sỹ quân đội nâng bước em tới trường

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Số lượng các em trong độ tuổi đi học (lớp 1-12) là con em DTTS ở khu vực biên giới, có hoàn cảnh khó khăn được các đơn vị Quân đội nhận nuôi và hỗ trợ, giúp đỡ, được đến trường học tập/năm

Học sinh

Nam/nữ

 

 

 

 

 

Chỉ số 49 Phụ lục 1

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.4.1.1

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc

TIỂU DỰ ÁN 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN

NỘI DUNG SỐ 01: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng DTTS&MN

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn khu vực III, thôn bản ĐBKK

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số lượng Công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh được đầu tư

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Số km đường giao thông nông thôn được đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa, hoặc cứng hóa

Km

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 50 Phụ lục 1

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.1. Số km đường giao thông nông thôn ở cấp xã (đường đến trung tâm xã, đường liên xã, đường trục xã) đường nhựa hóa, bê tông hóa

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.2. Số km đường giao thông nông thôn ở cấp thôn (đường liên thôn, đường trục thôn) được cứng hóa

Km

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Số lượng Công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn, bản được đầu tư

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Số lượng Trạm chuyển tiếp phát thanh xã được đầu tư

Trạm

 

 

 

 

 

 

 

1.5

Số lượng Nhà sinh hoạt cộng đồng được đầu tư

Nhà

 

 

 

 

 

 

 

1.6

Số lượng Trạm y tế xã đạt chuẩn được đầu tư

Trạm

 

 

 

 

 

 

 

1.7

Số lượng công trình Trường, lớp học đạt chuẩn được đầu tư

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

1.8

Số lượng công trình Thủy lợi nhỏ được cải tạo, xây mới

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

1.9

Số lượng công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất được đầu tư

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

1.10

Số lượng, Tỷ lệ dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thực hiện theo cơ chế đầu tư đặc thù (có sự đóng góp, tham gia thực hiện của cộng đồng người dân)

Công trình, %

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 51 Phụ lục 1

2

Đầu tư CSHT trọng điểm kết nối các xã ĐBKK trên cùng địa bàn (hạ tầng phục vụ giáo dục, y tế, hệ thống cầu, đường giao thông; hạ tầng lưới điện...); xây dựng cầu dân sinh nhằm tăng cường kết nối, tạo trục động lực phát triển đồng bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Số lượng dự án đầu tư CSHT trọng điểm (hạ tầng phục vụ giáo dục, y tế, hệ thống cầu, đường giao thông; hạ tầng lưới điện, hạ tầng khác);

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

3

Đầu tư thí điểm xây dựng nhà hỏa táng điện cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Số lượng công trình nhà hỏa táng điện cho đồng bào dân tộc thiểu số được đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận được xây dựng

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Số lượng công trình nhà hỏa táng điện cho đồng bào dân tộc thiểu số được đầu tư tại tỉnh Bình Thuận được xây dựng

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

4

Duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn ĐBKK

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Số lượng công trình CSHT trên địa bàn ĐBKK được duy tu, bảo dưỡng bằng nguồn vốn của Chương trình

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1.1. Số lượng, tỷ lệ công trình CSHT được giao cho cộng đồng thực hiện duy tu, bảo dưỡng bằng nguồn vốn của Chương trình

Công trình, %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ. Với các chỉ số ghi đơn vị tính gộp là số lượng, tỷ lệ thì cơ quan báo cáo bổ sung dùng số liệu số lượng và dòng số liệu tỷ lệ tương ứng.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.4.1.2

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc

TIỂU DỰ ÁN 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN

NỘI DUNG SỐ 02: Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS&MN

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Số lượng chợ vùng DTTS&MN được đầu tư xây mới

Chợ

 

 

 

 

 

 

 

2

Số lượng chợ vùng DTTS&MN sau khi hoàn thành đầu tư xây mới đã đưa vào sử dụng

Chợ

 

 

 

 

 

 

 

3

Tỷ lệ lấp đầy bình quân các điểm kinh doanh tại chợ hoặc bình quân số lượng người tham gia kinh doanh (thường xuyên và không thường xuyên) sau khi chợ đưa vào sử dụng

%

 

 

 

 

 

 

 

4

Số lượng chợ vùng DTTS& MN được đầu tư cải tạo, nâng cấp

Chợ

 

 

 

 

 

 

 

5

Tỷ lệ lấp đầy bình quân các điểm kinh doanh tại chợ hoặc bình quân số lượng người tham gia kinh doanh (thường xuyên và không thường xuyên) sau khi hoàn thành đầu tư cải tạo, nâng cấp

%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.4.2

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc

TIỂU DỰ ÁN 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực công tác dân tộc

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

Quyết định đầu tư

Quỹ đầu tư xây dựng/ trang thiết bị

Tổng mức đầu tư (tr.đ)

Tổng  dự toán (tr.đ)

Giá trị hợp đồng dự toán với hạng mục không có hợp đồng

Thời gian thực hiện

Khối lượng đầu tư xây dựng diện tích xây dựng/trang thiết bị mua sắm)

Kế hoạch vốn đầu tư năm

Giá trị nghiệm thu A-B (tr.đ)

Giá trị giải ngân phân theo từng năm

Ghi chú

Ngày khởi công

Ngày dự kiến hoàn thành

Trong kỳ

Lũy kế

Trong kỳ

Lũy kế

2021

2022

2023

2024

2025

Tổng cộng

1

Đầu tư xây dựng các công trình phục vụ học tập, sinh hoạt cho giáo viên và học sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Dự án đầu tư xây dựng các công trình phục vụ học tập, sinh hoạt cho giáo viên và học sinh trường....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Xây lắp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

Thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c)

Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Dự án đầu tư xây dựng các công trình phục vụ học tập, sinh hoạt cho giáo viên và học sinh trường....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Xây lắp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

Thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c)

Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.10

Dự án đầu tư xây dựng các công trình phục vụ học tập, sinh hoạt cho giáo viên và học sinh trường...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Xây lắp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

Thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c)

Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Mua sắm trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Dự án/Nội dung Mua sắm trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập trường...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.10

Dự án/Nội dung Mua sắm trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập trường ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây lắp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Cơ quan thực hiện, Chủ đầu tư lập biểu này đối với dự án/hoạt động do mình thực hiện, làm chủ đầu tư, Nội dung Mua sắm trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập có thể thành lập dự án riêng, những trang thiết bị gắn với hoạt động đầu tư xây dựng thì được lập trong dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật và đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả đầu tư.

- Giá trị giải ngân trong năm (nếu báo cáo quý, 6 tháng ... là giá trị lũy kế từ đầu năm đến ngày báo cáo)

- Các cơ quan chủ quản đầu tư của các trường tổng hợp số liệu từ các chủ đầu tư/các trường trực thuộc .

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.5.1.

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

TIỂU DỰ ÁN 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trường Phổ thông có học sinh bán trú (trường phổ thông có HSBT) và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường PTDTBT và trường phổ thông có HSBT

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số lượng trường PTDTBT và trường phổ thông có học sinh bán trú được đầu tư bổ sung, nâng cấp CSVC, trang thiết bị

Trường

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 52 Phụ lục 1

1.2

Số tài liệu, học liệu được biên soạn và cấp phát miễn phí cho các trường PTDTBT và trường phổ thông có HSBT

Tài liệu, học liệu

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Số lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL, GV trường PTDTBT và trường phổ thông có HSBT được tổ chức

Lớp

 

 

 

 

 

 

 

2

Đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ chuyển đổi số giáo dục để đảm bảo việc giảng dạy và học tập trực tuyến cho các trường PTDTNT

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Số lượng trường PTDTNT cấp huyện, tỉnh được hỗ trợ đầu tư CSVC, trang thiết bị

Trường

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 53 Phụ lục 1

2.2

Số lượng trường Trung học PTDTNT trung ương được hỗ trợ đầu tư CSVC, trang thiết bị

Trường

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 54 Phụ lục 1

2.3

Số tài liệu, học liệu được biên soạn và cấp phát miễn phí cho các trường PTDTNT

Tài liệu, học liệu

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Số lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL, GV trường PTDTNT được tổ chức

Lớp

 

 

 

 

 

 

 

3

Xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Số lượng lớp học XMC được tổ chức

Lớp

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Số lượng người dân tham gia học lớp XMC

Người

DTTS/Kinh, Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

3.3

Tỷ lệ người dân tốt nghiệp/hoàn thành lớp XMC

Người

DTTS/Kinh, Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

3.4

Số lượng tài liệu phục vụ hướng dẫn dạy XMC được xây dựng và lưu trữ trên nền tảng công nghệ, cơ sở dữ liệu về XMC

Tài liệu

 

 

 

 

 

 

 

3.5

Số lượng sản phẩm truyền thông, tuyên truyền phục vụ XMC

Sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.5.2

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

TIỂU DỰ ÁN 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số lượng cán bộ, công chức, viên chức nhóm đối tượng 2, 3 và 41 các cấp và cán bộ lực lượng công an, quân đội công tác, đóng quân trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN được bồi dưỡng kiến thức dân tộc

Người

Tỉnh, huyện, xã, Nam/nữ

 

 

 

 

 

Chỉ số 55 Phụ lục 1

2

Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã tại vùng DTTS&MN và cán bộ lực lượng công an, quân đội công tác, đóng quân trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN được bồi dưỡng tiếng DTTS

Người

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

3

Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Số lượng cơ sở đào tạo dự bị đại học, đại học cho học sinh vùng DTTS&MN được hỗ trợ

Trường

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 56 Phụ lục 1

3.2

Số lượng học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên chức (công tác tại vùng DTTS&MN và trong các cơ quan công tác Dân tộc) được đào tạo dự bị đại học

Người

DTTS/ Kinh, Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

3.3

Số lượng học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên chức (công tác tại vùng DTTS&MN và trong các cơ quan công tác dân tộc) được hỗ trợ học đại học

Người

DTTS/ Kinh, nam/nữ

 

 

 

 

 

 

3.4

Số lượng cán bộ công chức, viên chức (công tác tại vùng DTTS&MN và trong các cơ quan công tác dân tộc) được hỗ trợ đào tạo thạc sỹ

Người

DTTS/Kinh, nam/nữ

 

 

 

 

 

 

3.5

Số lượng cán bộ công chức, viên chức (công tác tại vùng DTTS&MN và trong các cơ quan công tác dân tộc) được hỗ trợ đào tạo tiến sỹ

Người

DTTS/Kinh, nam/nữ

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ.

____________________

1 Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025"

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.5.3

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

TIỂU DỰ ÁN 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Xây dựng các mô hình đào tạo nghề, đặt hàng đào tạo nghề phù hợp với điều kiện và tập quán vùng DTTS&MN gắn với giải quyết việc làm và hiệu quả việc làm sau đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số lượng các mô hình đào tạo nghề, đặt hàng đào tạo nghề được thực hiện

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Số lượng người DTTS và người dân tộc Kinh nghèo, cận nghèo ở xã, thôn ĐBKK tham gia các mô hình đào tạo nghề

Người

DTTS/ Kinh, Nam/nữ, Nghèo/cận nghèo

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ đào tạo nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Số lượng, Tỷ lệ người DTTS và người dân tộc Kinh nghèo, cận nghèo trong độ tuổi ở xã, thôn ĐBKK tham gia học nghề và được hỗ trợ chi phí học nghề

Người, %

DTTS/ Kinh, Nam/nữ, Nghèo/cận nghèo

 

 

 

 

 

Chỉ số 57 Phụ lục 1

2.2

Số lượng, Tỷ lệ hộ DTTS và hộ dân tộc Kinh nghèo, cận nghèo ở xã, thôn ĐBKK có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng được nâng tầm kỹ năng nghề cao hơn có năng suất, tăng thu nhập sau khi học nghề

Hộ, %

DTTS/ Kinh, Nam/nữ, Nghèo/cận nghèo

 

 

 

 

 

Chỉ số 58 Phụ lục 1

3

Hỗ trợ người lao động học nghề, học ngoại ngữ để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Số lượng người lao động được đào tạo nghề, học ngoại ngữ đã đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài

Người

DTTS/ Kinh, Nam/nữ, Nghèo/cận nghèo

 

 

 

 

 

 

3.2

Số lượng người lao động qua đào tạo nghề, học ngoại ngữ đã xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài

Người

DTTS/ Kinh, Nam/nữ, Nghèo/cận nghèo

 

 

 

 

 

 

3.3

Số người lao động được vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Lượt người

DTTS/ Kinh, Nam/nữ, Nghèo/cận nghèo

 

 

 

 

 

 

4

Chuẩn hóa kỹ năng lao động và kết nối hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm. Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Số lượng, Tỷ lệ người lao động sau khi được đào tạo được đánh giá, công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Người,  

DTTS/ Kinh, Nam/nữ, Nghèo/cận nghèo

 

 

 

 

 

 

4.2

Số lượng người lao động là người DTTS được tư vấn, giới thiệu việc làm

Lượt người

DTTS/ Kinh, Nam/nữ, Nghèo/cận nghèo

 

 

 

 

 

 

5

Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở GDNN vùng DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Số cán bộ quản lý; người dạy nghề, cán bộ quản lý và đào tạo tại doanh nghiệp tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng NCNL

Lượt người

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Số lượng cơ sở GDNN được hỗ trợ cải tạo, sửa chữa CSVC, mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo

Cơ sở GDNN

 

 

 

 

 

 

 

5.3

Số lượng cơ sở GDNN được hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học

Cơ sở GDNN

 

 

 

 

 

 

 

6

Tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài; Kiểm tra, giám sát đánh giá; xây dựng bộ chỉ số (KPI) để làm cơ sở giám sát và đánh giá việc triển khai các nội dung theo mục tiêu của dự án

 

 

 

 

 

 

.

 

6.1

Số lượng người lao động được tiếp cận thông tin thông qua các sự kiện, kênh tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài

Lượt người

 

 

 

 

 

 

 

6.2

Số lượng, Tỷ lệ đơn vị áp dụng sử dụng Bộ chỉ số (KPI) kiểm tra, giám sát, đánh giá dựa trên kết quả các nội dung của tiểu dự án và thực hiện thu thập dữ liệu, tổng hợp báo cáo trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.

Đơn vị, %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ. Với các chỉ số ghi đơn vị tính gộp là số lượng, tỷ lệ thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu số lượng và dòng số liệu tỷ lệ tương ứng.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.5.4

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 DỰ ÁN 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho mạng lưới cán bộ làm công tác dân tộc; ưu tiên các nội dung giới thiệu về cách tiếp cận, phương pháp và các mô hình giảm nghèo thành công

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số lượng các tài liệu đào tạo tập huấn, sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình được xây dựng (trong đó có các chủ đề: phát triển cộng đồng, lập kế hoạch có sự tham gia, giám sát- đánh giá, lồng ghép giới, thích ứng với BĐKH/GNRRTT,..)

Tài liệu/sổ tay

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Số lượng cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng triển khai Chương trình

Người

TƯ/tỉnh/ huyện/xã, Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

1.3

Số lượng đại diện cộng đồng, người dân ở cấp thôn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng triển khai Chương trình

Người

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

2

Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước cho các đối tượng trực tiếp thực hiện Chương trình; tổ chức hội thảo, hội nghị chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương.

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Số lượng đối tượng trực tiếp triển khai Chương trình được tham gia các chuyến đi học tập, trao đổi kinh nghiệm

lượt người

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

2.2

Số lượng các hội thảo, hội nghị chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm triển khai Chương trình giữa các địa phương được tổ chức

Hội nghị, HT

 

 

 

 

 

 

 

3

Thực hiện nâng cao năng lực chuyên sâu phù hợp với điều kiện, đặc điểm của các nhóm địa bàn

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Số lượng người tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu (học đi đôi với hành, gắn với việc triển khai từng dự án, công trình cụ thể...) tại các xã, thôn bản tham gia triển khai Chương trình

Người

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ chuyển đổi số và nâng cao khả năng học tập, chia sẻ kinh nghiệm trực tuyến cho cán bộ triển khai thực hiện Chương trình ở các cấp; nâng cao nhận thức và năng lực của các bên liên quan (ngoài các cơ quan chủ trì và tham gia thực hiện Chương trình)

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Số lượng cán bộ triển khai thực hiện Chương trình ở các cấp (tỉnh, huyện, xã) được đào tạo sử dụng các công cụ chuyển đổi số trong triển khai Chương trình

Người

Tỉnh/ huyện/xã Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

4.2

Số lượng các hoạt động truyền thông/lớp tập huấn lồng ghép cho các bên liên quan (ngoài các cơ quan chủ trì và tham gia thực hiện Chương trình)

Hoạt động/ lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ. Với các Chỉ số ghi đơn vị tính gộp là số lượng, tỷ lệ thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu số lượng và dòng số liệu tỷ lệ tương ứng.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.6

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của 16 DTTS có dân số ít người (La Ha, Phù Lá, La Hủ, Lự, Lô Lô, Chứt, Mảng, Pà Thẻn, Cơ Lao, Cống, Bố Y, Si La, Pu Péo, Brâu, Ơ Đu, Rơ Măm)

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số lượng dự án, mô hình khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tiêu biểu của các DTTS có số dân ít người được triển khai thực hiện

Dự án, mô hình

 

 

 

 

 

 

 

2

Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Số lượng các di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa

Di sản văn hóa

 

 

 

 

 

 

 

3

Tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Số lượng lễ hội truyền thống được khôi phục, phục dựng bảo tồn trước nguy cơ mai một

Lễ hội

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Số lượng lễ hội truyền thống của các DTTS được khôi phục, bảo tồn và xây dựng thành sản phẩm phục vụ phát triển du lịch

Lễ hội

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 59 Phụ lục 1

4

Xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Số lượng nghệ nhân người DTTS được thụ hưởng chính sách hỗ trợ và được hỗ trợ nghiên cứu, sưu tầm và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể

Nghệ nhân

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

5

Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Số lượng lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể được tổ chức

Lớp

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 60 Phụ lục 1

5.2

Số lượng, tỷ lệ cán bộ công chức văn hóa xã vùng đồng bào DTTS&MN được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Lượt người, %

 

 

 

 

 

 

 

6

Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một

 

 

 

 

 

 

 

 

6.1

Số lượng dự án nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát triển văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một (các hình thức sinh hoạt văn hóa, tập quán xã hội, nhạc cụ, kiến trúc truyền thống, trang phục truyền thống, các môn thể thao truyền thống)

Dự án

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 61 Phụ lục 1

6.2

Số lượng các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của các DTTS được khôi phục, bảo tồn

Loại hình VH

 

 

 

 

 

 

 

7

Xây dựng mô hình văn hóa truyền thống các DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

7.1

Số lượng mô hình bảo vệ và phát huy văn hóa truyền thống các DTTS được xây dựng

Mô hình

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 62 Phụ lục 1

8

Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN, vùng di dân tái định cư

 

 

 

 

 

 

 

 

8.1

Số lượng CLB sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng DTTS&MN, vùng di dân tái định cư được xây dựng

CLB

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 63 Phụ lục 1

8.2

Số người DTTS tham gia hoạt động CLB sinh hoạt văn hóa dân gian

Người

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

9

Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

9.1

Số lượng thôn vùng đồng bào DTTS&MN có đội văn nghệ truyền thống được hỗ trợ hoạt động:

Thôn

 

 

 

 

 

 

 

9.2

Số lượng người DTTS tham gia Đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN

Người

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

9.3

Số lượng, Tỷ lệ thôn vùng đồng bào DTTS&MN có đội văn hóa, văn nghệ (CLB) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng

Thôn, %

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 24 Phụ lục 1

10

Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

 

 

 

 

 

 

 

 

10.1

Số lượng, Tỷ lệ điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào DTTS&MN được hỗ trợ đầu tư xây dựng

Điểm đến, %

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 64 Phụ lục 1

10.2

Số lượng người lao động DTTS hoạt động trong lĩnh vực du lịch được đào tạo kiến thức kỹ năng (tại các điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào DTTS&MN được hỗ trợ đầu tư)

Người

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

11

Xây dựng nội dung, xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống DTTS cấp phát cho cộng đồng các DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

11.1

Số lượng bộ ấn phẩm về văn hóa truyền thống DTTS được xây dựng nội dung, xuất bản và cấp phát cho cộng đồng DTTS

Bộ ấn phẩm

 

 

 

 

 

 

 

11.2

Số lượng, Tỷ lệ bộ ấn phẩm về văn hóa truyền thống DTTS được kiểm soát và loại trừ yếu tố định kiến giới

Bộ ấn phẩm, %

 

 

 

 

 

 

 

12

Tổ chức Ngày hội, Giao lưu, Liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

12.1

Số lượng (cuộc) Ngày hội, Giao lưu, Liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào DTTS được tổ chức

Cuộc

 

 

 

 

 

 

 

12.2

Số lượng người DTTS tham gia các Ngày hội, Giao lưu, Liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào DTTS

Người

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

12.3

Số lượng tiết mục trình diễn văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào DTTS được số hóa và được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông

Tiết mục

 

 

 

 

 

 

 

13

Tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống trong các ngày bội, liên hoan, giao lưu nhằm bảo tồn các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian của các DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

13.1

Số lượng cuộc thi đấu thể thao truyền thống cấp huyện được tổ chức

Cuộc

 

 

 

 

 

 

 

13.2

Số lượng cuộc thi đấu thể thao truyền thống cấp tỉnh được tổ chức

Cuộc

 

 

 

 

 

 

 

13.3

Số lượng cuộc thi đấu thể thao truyền thống cấp quốc gia được tổ chức

Cuộc

 

 

 

 

 

 

 

14

Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các DTTS; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch các vùng đồng bào DTTS&MN kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng

 

 

 

 

 

 

 

 

14.1

Số lượng chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch văn hóa được thực hiện

Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

14.2

Số lượng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào DTTS&MN được lựa chọn tham gia chương trình

Sản phẩm DL

 

 

 

 

 

 

 

15

Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số

 

 

 

 

 

 

 

 

15.1

Số lượng làng, bản, buôn... truyền thống tiêu biểu của các DTTS được hỗ trợ đầu tư

Làng, bản, buôn

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 65 Phụ lục 1

16

Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

16.1

Số lượng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào DTTS được hỗ trợ xây dựng và hoạt động

Tủ sách

 

 

 

 

 

 

 

16.2

Số lượng đầu sách, ấn phẩm được huy động và đầu tư cho Tủ sách từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn huy động khác

Đầu sách

 

 

 

 

 

 

 

17

Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

17.1

Số lượng, Tỷ lệ di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các DTTS được hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp

Lượt di tích, %

 

 

 

 

 

 

 

17.2

Số lượng, Tỷ lệ di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các DTTS có kênh truyền thông riêng, sử dụng công nghệ số, để cập nhật, cung cấp thông tin, tương tác, tạo thuận lợi cho khách thăm quan tìm hiểu.

Di tích, %

 

 

 

 

 

 

 

18

Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

18.1

Số lượng thiết chế văn hóa, thể thao thôn vùng đồng bào DTTS được hỗ trợ xây dựng (có công năng sử dụng phục vụ nhu cầu thụ hưởng cho cả nam và nữ)

Thiết chế

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 66 Phụ lục 1

18.2

Số lượng thiết chế văn hóa, thể thao thôn vùng đồng bào DTTS được hỗ trợ trang thiết bị (có công năng sử dụng phục vụ nhu cầu thụ hưởng cho cả nam và nữ)

Thiết chế

 

 

 

 

 

 

 

18.3

Số lượng, Tỷ lệ thôn vùng đồng bào DTTS&MN có nhà sinh hoạt cộng đồng

Thôn, %

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 23 Phụ lục 1

19

Hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các DTTS, hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển du lịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

19.1

Số lượng mô hình bảo tàng sinh thái xây dựng và vận hành phục vụ sưu tầm, lưu giữ, trưng bày các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của các DTTS

Bảo tàng

 

 

 

 

 

 

 

19.2

Số lượng mô hình bảo tàng sinh thái có hoạt động hợp tác kinh doanh với các tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trong nước/nước ngoài

Bảo tàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ. Với các Chỉ số ghi đơn vị tính gộp là số lượng, tỷ lệ thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu số lượng và dòng số liệu tỷ lệ tương ứng.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.7

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn

(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo và mua sắm trang thiết bị thiết yếu cho TTTY huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Số lượng Trung tâm y tế huyện vùng miền núi (trong số huyện nghèo) được đầu tư

Trung tâm

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Đào tạo nhân lực y tế cho các huyện nghèo và cận nghèo vùng khó khăn

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.1

Số lượng bác sĩ chuyên khoa II, chuyên khoa I được đào tạo cho huyện nghèo, huyện cận nghèo

Bác sĩ

 

 

 

 

 

 

 

1.2.2

Số lượng HS, SV đã trúng tuyển ngành điều dưỡng và nhóm ngành kỹ thuật y học trình độ đại học tại các trường đại học được hỗ trợ đào tạo

HS, SV

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật về trạm y tế xã

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3.1

Số lượng, Tỷ lệ trạm y tế xã đủ điều kiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Trạm y tế, %

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 67 Phụ lục 1

1.3.2

Số lượng, Tỷ lệ trạm y tế xã thực hiện được ít nhất 90% danh mục các dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã và thực hiện được đầy đủ các nội dung về CSSK ban đầu

Trạm y tế, %

 

 

 

 

 

 

 

1.3.3

Số lượng túi truyền thông được bổ sung cho các trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn bản

Túi truyền thông

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Đào tạo y học gia đình cho nhân viên TYT xã

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4.1

Số lượng cán bộ trạm y tế xã được đào tạo CSSKBĐ theo nguyên lý y học gia đình

Người

 

 

 

 

 

 

 

1.5

Hỗ trợ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5.1

Số lượng cô đỡ thôn bản người DTTS được hưởng phụ cấp

Người

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 68 Phụ lục 1

1.5.2

Số lượng, Tỷ lệ thôn, bản vùng DTTS&MN có cô đỡ thôn bản hoạt động

Thôn, %

 

 

 

 

 

 

 

1.6

Hỗ trợ điểm tiêm chủng ngoại trạm

 

 

 

 

 

 

 

 

1.6.1

Số lượng điểm tiêm chủng ngoại trạm được tổ chức về hỗ trợ

Điểm

 

 

 

 

 

 

 

1.6.2

Tỷ lệ bao phủ tiêm chủng tại các xã khu vực DTTS&MN

%

 

 

 

 

 

 

 

1.6.3

Số lượng, Tỷ lệ thôn bản vùng DTTS&MN có y tế thôn bản hoạt động

Thôn, %

 

 

 

 

 

 

 

2

Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh với sự tham gia của toàn xã hội tại vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Số lượng thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn tại cơ sở y tế tuyến cơ sở

Người

 

 

 

 

 

 

 

2.1.2

Số lượng phụ nữ có thai được tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh tại cơ sở y tế tuyến cơ sở

Người

 

 

 

 

 

 

 

2.1.3

Số lượng trẻ em sơ sinh được tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật sơ sinh tại cơ sở y tế tuyến cơ sở

Trẻ sơ sinh

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số nhanh

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.1

Số lượng, Tỷ lệ người cao tuổi vùng DTTS và MN được khám và tư vấn sức khỏe

Người, %

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Ổn định và phát triển dân số của đồng bào DTTS tại vùng DTTS&MN, khu vực biên giới

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.1

Số lượng cuộc tuyên truyền, vận động chính sách, pháp luật về dân số, cư trú, biên giới phù hợp tâm lý, tập quán của đồng bào sinh sống tại vùng DTTS&MN, khu vực biên giới

Cuộc

 

 

 

 

 

 

 

2.3.2

Số lượng mô hình thử nghiệm can thiệp về chính sách dân số với đồng bào DTTS tại vùng đồng bào DTTS&MN, khu vực biên giới được triển khai

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Nâng cao năng lực quản lý dân số vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4.1

Số lượng cán bộ y tế, dân số, CTV dân số được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyên môn kỹ thuật; nghiệp vụ quản lý dân số

Lượt người

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Phòng chống bệnh Thalassemia tại vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5.1

Số lượng người DTTS&MN được phổ biến nhận biết các biểu hiện của bệnh Thalassemia và hướng dẫn sàng lọc

Người

 

 

 

 

 

 

 

2.5.2

Số lượng thanh niên vùng đồng bào DTTS&MN được xét nghiệm bệnh Thalassemia và tư vấn trước khi kết hôn

Người

 

 

 

 

 

 

 

2.5.3

Số lượng mô hình tầm soát và quản lý bệnh di truyền Thalassemia cho vùng đồng bào DTTS&MN

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

3

Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nhỏ lồng ghép trong chăm sóc trước, trong và sau sinh nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực người DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1.1

Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế/người cung cấp dịch vụ tại các tuyến về chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng giảng viên tuyến tỉnh được tập huấn về các nội dung về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời

Giảng viên

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng cán bộ y tế tuyến huyện được tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời

Lượt người

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng cán bộ y tế tuyến xã được tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời

1 Lượt người

DTTS/Kinh, Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

3.1.2

Triển khai mô hình Chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng mô hình chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời được triển khai tại các xã ĐBKK khu vực III

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

3.1.3

Hỗ trợ để cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ bao gồm các trường hợp khẩn cấp, mất mùa, thiên tai, dịch bệnh...

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng phụ nữ mang thai được cung cấp viên đa vi chất

Thai phụ

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng, Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trên 6 tháng - 23 tháng tuổi được bổ sung gói bột đa vi chất vào bữa ăn bột/cháo

Trẻ em, %

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng, Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cấp được quản lý và điều trị bằng sản phẩm dinh dưỡng

Trẻ em, %

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 69 Phụ lục 1

3.1.4

Củng cố và hoàn thiện mạng lưới chuyên trách và công tác viên dinh dưỡng ở thôn/bản vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 70 Phụ lục 1

-

Số lượng cán bộ y tế tuyến xã được đào tạo làm chuyên trách dinh dưỡng

Người

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng chuyên trách dinh dưỡng xã được hỗ trợ phụ cấp hàng tháng:

Người

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng nhân viên y tế thôn bản được đào tạo làm cộng tác viên dinh dưỡng thôn bản

Người

 

 

 

 

 

 

 

3.2.

Chăm sóc sức khỏe, giảm tử vong bà mẹ, trẻ em tại các xã khu vực III vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gói 1 Chăm sóc trước sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2.1

Hỗ trợ CSYT thực hiện sàng lọc xét nghiệm Protein niệu và 3 bệnh Lây truyền mẹ -con (HIV, Viêm gan B và Giang mai)

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng bà mẹ có thai được hỗ trợ xét nghiệm Protein niệu và 3 bệnh Lây truyền mẹ - con (HIV, Viêm gan B và Giang mai)

Người

 

 

 

 

 

 

 

3.2.2

Mua que thử Protein niệu để cấp cho CĐTB xét nghiệm tại nhà cho PNCT không đến khám thai tại CSYT

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng phụ nữ có thai được hỗ trợ que thử Protein niệu để xét nghiệm tại nhà

Người

 

 

 

 

 

 

 

3.2.3

Đào tạo cho nhân viên y tế về xét nghiệm sàng lọc

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng nhân viên y tế được đào tạo về xét nghiệm sàng lọc

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gói 2 Hỗ trợ chăm sóc trong sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2.4

Hỗ trợ nhân viên y tế đỡ đẻ tại nhà cho bà mẹ không đến đẻ tại cơ sở y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng bà mẹ đẻ tại nhà được cán bộ y tế có kỹ năng hỗ trợ

Người

 

 

 

 

 

 

 

3.2.5

Đào tạo cập nhật cho cán bộ thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (BS, Hộ sinh, CĐTB) về chăm sóc trước, trong và sau sinh (để thực hiện các gói can thiệp 1, 2, 3)

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng cán bộ thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản được đào tạo cập nhật về đào tạo về chăm sóc trước, trong và sau sinh

Người

 

 

 

 

 

 

 

3.2.6

Mua gói đỡ đẻ sạch để cấp cho phụ nữ mang thai, CĐTB hoặc YTTB phát cho bà mẹ mang thai

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng phụ nữ mang thai được cấp gói đỡ đẻ sạch

Người

 

 

 

 

 

 

 

3.2.7

Mua túi dụng cụ cấp cho cô đỡ thôn bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng cô đỡ thôn bản được cấp Túi dụng cụ

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gói 3 Hỗ trợ chăm sóc sau sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2.8

Hỗ trợ kinh phí cho nhân viên y tế khi thực hiện chăm sóc bà mẹ và sơ sinh tại nhà (3 lần trong 42 ngày sau đẻ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng nhân viên y tế thực hiện chăm sóc bà mẹ và sơ sinh tại nhà (3 lần trong 42 ngày sau đẻ) được hỗ trợ kinh phí để thực hiện chăm sóc sau sinh tại nhà cho bà mẹ và trẻ sơ sinh

Người

 

 

 

 

 

 

 

3.2.9

Hỗ trợ nhân viên y tế thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi (4 lần/trẻ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượt khám sức khỏe định kỳ được thực hiện cho trẻ dưới 24 tháng tuổi:

Lượt trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

3.2.10

Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế về khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi;

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng cán bộ y tế được đào tạo nâng cao năng lực về khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi

Người

 

 

 

 

 

 

 

3.2.11

Mua sắm mô hình đào tạo cho cơ sở đào tạo thực hành về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng mô hình dùng trong đào tạo kỹ năng thực hành về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được mua sắm

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ khóa đào tạo có sử dụng mô hình cho học viên thực hành chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em:

%

 

 

 

 

 

 

 

3.2.12

Cập nhật, chỉnh sửa tài liệu đào tạo để thực hiện các gói can thiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng bộ tài liệu đào tạo cho cán bộ y tế làm công tác CSSK bà mẹ, trẻ em được xây dựng, cập nhật và chỉnh sửa.

Bộ tài liệu

 

 

 

 

 

 

 

3.2.13

Điều tra tử vong mẹ, tử vong sơ sinh ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu và miền núi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số cuộc điều tra về tình hình tử vong mẹ, tử vong sơ sinh ở các vùng DTTS&MN được thực hiện

Cuộc điều tra

 

 

 

 

 

 

 

3.2.14

Đánh giá năng lực của người đỡ đẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Báo cáo kết quả đánh giá năng lực người đỡ đẻ ở các tuyến được thực hiện

Báo cáo

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3.1

Khảo sát xác định mô hình, nội dung, hình thức truyền thông về sức khỏe bà mẹ trẻ em phù hợp với bối cảnh văn hóa của các dân tộc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Báo cáo kết quả khảo sát được thực hiện kèm theo đề xuất mô hình, nội dung, hình thức truyền thông về sức khỏe bà mẹ trẻ em phù hợp với bối cảnh văn hóa của các dân tộc

Báo cáo

 

 

 

 

 

 

 

3.3.2

Xây dựng mô hình truyền thông tại cộng đồng về sức khỏe bà mẹ trẻ em thông qua già làng, trưởng bản, người có uy tín.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng mô hình tại 3 tỉnh cho 3 dân tộc có đông đồng bào DTTS được xây dựng

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

3.3.3

Xây dựng thí điểm Góc truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và sức khỏe bà mẹ trẻ em tại một số trường phổ thông dân tộc nội trú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng mô hình thí điểm Góc truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và sức khỏe bà mẹ trẻ em

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

3.3.4

Phát động và triển khai Tuần Lễ Làm mẹ an toàn tại tuyến cơ sở vào tháng 10 hằng năm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ phụ nữ mang thai ở địa bàn dự án vùng DTTS&MN được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, khám thai, xét nghiệm 3 bệnh và dinh dưỡng.

%

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em ở vùng DTTS&MN được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 71 Phụ lục 1

3.3.5

Phát triển, xây dựng và in các sản phẩm truyền thông phù hợp với bối cảnh văn hóa của từng dân tộc, gồm tờ rơi, áp phích, tranh lật, sách mỏng ....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng, Tỷ lệ cơ sở y tế cơ sở vùng DTTS&MN được phổ biến và sử dụng các sản phẩm truyền thông

Cơ sở y tế, %

 

 

 

 

 

 

 

3.3.6

Phát triển, xây dựng các sản phẩm truyền thông về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em phù hợp với bối cảnh văn hóa của từng dân tộc trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng các sản phẩm truyền thông về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, bao gồm tin bài, video phổ biến kiến thức, phóng sự, trailer quảng bá, bài phát thanh... được xây dựng mẫu (ở cấp Trung ương)

SP truyền thông

 

 

 

 

 

 

 

3.3.7

Nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ các các cấp bao gồm cán bộ y tế và ban, ngành, đoàn thể cấp cơ sở về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - Trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng giảng viên tuyến tỉnh được tập huấn kiến thức và kỹ năng truyền thông chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em để tập huấn lại cho cán bộ y tế cơ sở và cán bộ ban, ngành, đoàn thể tại các tỉnh dự án

Giảng viên

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng các hoạt động thường quy có lồng ghép nội dung truyền thông về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em của mạng lưới y tế và của các ban, ngành, đoàn thể, các sinh hoạt cộng đồng của các tỉnh vùng đồng bào DTTS&MN

Hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ. Với các Chỉ số ghi đơn vị tính gộp là số lượng, tỷ lệ thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu số lượng và dòng số liệu tỷ lệ tương ứng.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.8

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Hoạt động 1: xây dựng các nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Số lượng các tổ truyền thông cộng đồng được thành lập và duy trì hoạt động

Tổ truyền thông

 

 

 

 

 

 

1.1.2

Số lượng thành viên các tổ truyền thông cộng đồng

Người

Nam /nữ

 

 

 

 

 

1.1.3

Số lượng, Tỷ lệ thôn bản ĐBKK có tổ truyền thông cộng đồng được thành lập và duy trì hoạt động

Thôn, %

 

 

 

 

 

 

1.1.4

Số lượng thôn bản được cung cấp một số trang thiết bị cơ bản (micro, loa cầm tay, loa kéo...) - trên cơ sở rà soát lại những thiết bị đã được trang bị

Thôn

 

 

 

 

 

 

1.2.

Hoạt động 2: Thực hiện các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

1.2.1

Số lượng chương trình phát thanh, truyền hình, truyền thanh cấp trung ương và cấp tỉnh được sản xuất và phát sóng

Chương trình

 

 

 

 

 

 

1.2.2

Số lượng mô hình truyền thông cộng đồng về nội dung “xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho PN&TE, giải quyết những vấn đề xã hội cấp thiết cho PN&TE” được Tổ truyền thông cộng đồng thực hiện tại các sự kiện cộng đồng và được số hóa để chia sẻ rộng rãi

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.2.1. Số lượng, Tỷ lệ mô hình truyền thông cộng đồng do nam giới tiên phong

Mô hình, %

 

 

 

 

 

 

 

1.2.3

Số lượng, Tỷ lệ các mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng và các chương trình phát thanh, truyền hình được số hóa (để chia sẻ rộng rãi qua các nền tảng truyền thông xã hội)

Mô hình, %

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Hoạt động 3: Hội thi/liên hoan các mô hình sáng tạo và hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ và trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3.1

Số lượng mô hình truyền thông sáng tạo và hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ và trẻ em vùng DTTS&MN được lựa chọn, hỗ trợ tài liệu hóa và số hóa

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Hoạt động 4: Triển khai 04 gói hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4.1

Số lượng, Tỷ lệ phụ nữ mang thai vùng DTTS&MN được tuyên truyền, vận động đến sinh con tại cơ sở y tế

Người, %

 

 

 

 

 

 

 

1.4.2

Số lượng, Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận/thụ hưởng gói chính sách hỗ trợ bà mẹ sinh đẻ an toàn tại các tỉnh có đông DTTS có tỷ lệ sinh con tại nhà cao

Người, %

 

 

 

 

 

 

 

1.4.3

Số lượng, Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận/thụ hưởng gói chính sách hỗ trợ chăm sóc tại nhà sau sinh tại các tỉnh có đông DTTS có tỷ lệ sinh con tại nhà cao

Người, %

 

 

 

 

 

 

 

2

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm" nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy BĐG và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Hoạt động 1: Phát triển và nhân rộng mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản để tăng cường tiếp cận tín dụng, cải thiện cơ hội sinh kế, tạo cơ hội tạo thu nhập và lồng ghép giới

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Số lượng tổ TKVVTB đang hoạt động tại địa phương

Tổ

 

 

 

 

 

 

 

2.1.2

Số lượng tổ TKVVTB được hỗ trợ thành lập mới (bằng nguồn vốn của Chương trình)

Tổ

 

 

 

 

 

 

 

2.1.3

Số lượng tổ TKVVTB&SK được phát triển từ TKVVTB (được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật và đầu vào để thực hiện giải pháp phát triển sinh kế)

Tổ

 

 

 

 

 

 

 

2.1.4

Số lượng phụ nữ DTTS tham gia các tổ TKVVTB

Người

 

 

 

 

 

 

 

2.1.5

Số lượng, Tỷ lệ phụ nữ DTTS cải thiện tiếp cận tín dụng thông qua các tổ TKVVTB

Người, %

 

 

 

 

 

 

Chỉ số 72 Phụ lục 1

2.2.

Hoạt động 2: Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.1

Số lượng mô hình tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ triển khai các giải pháp công nghệ 4.0

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Hoạt động 3: Thí điểm và nhân rộng mô hình địa chỉ an toàn hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.1

Số lượng địa chỉ an toàn hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình được thành lập mới và hỗ trợ đầu tư hoặc được nâng cấp trên cơ sở các địa chỉ tin cậy sẵn có hiện nay

Địa chỉ an toàn

 

 

 

 

 

 

 

2.3.2

Số lượng phụ nữ được hỗ trợ và bảo vệ tại các địa chỉ an toàn ở cộng đồng

Người

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Hoạt động 4: Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4.1

Số lượng, tỷ lệ người là nạn nhân mua bán người trở về được hỗ trợ đào tạo nghề, phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng

Lượt người, %

 

 

 

 

 

 

 

3

Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển KT-XH của cộng đồng, giám sát phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Hoạt động 1: Đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các vấn đề kinh tế-xã hội tại địa phương, trong đó có thực hiện CTMTQG DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1.1

Số lượng cuộc đối thoại chính sách được tổ chức ở cấp xã và cụm thôn bản ĐBKK

Cuộc

 

 

 

 

 

 

 

3.1.2

Số lượng, Tỷ lệ phụ nữ DTTS tham gia vào các cuộc đối thoại chính sách được tổ chức ở cấp xã và cụm thôn bản ĐBKK

Người, %

 

 

 

 

 

 

 

3.1.3

Số lượng, Tỷ lệ phụ nữ tham gia trong các cuộc họp dân, tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử tại địa bàn

Người, %

 

 

 

 

 

 

 

3.1.4

Số lượng, Tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động giám sát xã hội: giám sát các hoạt động theo chủ đề/vấn đề do tổ chức Hội LHPNVN đề xuất, chủ trì hoặc phối hợp thực hiện

Người, %

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Hoạt động 2: Đảm bảo tiếng nói và vai trò của trẻ em gái trong phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng thông qua mô hình CLB “thủ lĩnh của sự thay đổi”

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2.1

Số lượng CLB "thủ lĩnh của sự thay đổi” (có thanh niên DTTS làm chủ nhiệm) được hỗ trợ thành lập tại trường học, trong thôn bản, nhà sinh hoạt cộng đồng... và đi vào hoạt động

CLB

 

 

 

 

 

 

 

3.2.2

Số lượng, Tỷ lệ nữ thanh niên DTTS trực tiếp tham gia vận hành các mô hình CLB “thủ lĩnh của sự thay đổi”

Người, %

 

 

 

 

 

 

 

3.2.3

Số lượng, Tỷ lệ thanh niên DTTS được tiếp cận thông tin thông qua mô hình CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Người, %

Nam/nữ

 

 

 

 

 

Chỉ số 73 Phụ lục 1

3.3

Hoạt động 3: Công tác giám sát và đánh giá về thực hiện bình đẳng giới trong CTMTQG DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3.1

Số lượng lớp tập huấn về thu thập thông tin cho hệ thống GS&ĐG về bình đẳng giới cho cán bộ cấp xã và thôn bản

Lớp

 

 

 

 

 

 

 

3.3.2

Số lượng lớp tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh và cấp huyện về tổng hợp và phân tích thông tin về GS&ĐG giới

Lớp

 

 

 

 

 

 

 

3.3.3

Cơ sở dữ liệu đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ về thực hiện mục tiêu BĐG trong chương trình được thu thập và được phân tích, báo cáo

CSDL/ Báo cáo

 

 

 

 

 

 

 

3.3.4

Cơ sở dữ liệu hàng năm và đột xuất về thực hiện BĐG trong Chương trình được thu thập và được phân tích, báo cáo

CSDL/ Báo cáo

 

 

 

 

 

 

 

3.3.5

Số lượng Hội nghị có sự tham gia của bộ ngành và địa phương để đánh giá kết quả thực hiện LGG, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp thúc đẩy BĐG trong vùng DTTS&MN

Hội nghị

 

 

 

 

 

 

 

3.4

Hoạt động 4: Nâng cao năng lực của phụ nữ DTTS tham gia ứng cử, vận động bầu cử vào các cơ quan dân cử

 

 

 

 

 

 

 

 

3.4.1

Số lượng cán bộ nữ DTTS trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở cấp xã và cấp huyện được tập huấn ngắn hạn nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm vận động ứng cử vào các cơ quan dân cử, và được thăm quan học tập kinh nghiệm

Người

 

 

 

 

 

 

 

3.4.2

Tỷ lệ cán bộ nữ DTTS tham gia vào cơ quan dân cử cấp xã và cấp huyện

%

Huyện/xã

 

 

 

 

 

 

4

Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Hoạt động 1: Xây dựng chương trình phát triển năng lực thực hiện bình đẳng giới

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1.1

Chương trình 1 phát triển năng lực lồng ghép giới cho cán bộ cấp tỉnh, huyện được xây dựng và được số hóa

Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

4.1.2

Chương trình 2 phát triển năng lực lồng ghép giới cho cán bộ cấp xã dành được xây dựng và được số hóa:

Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

4.1.3

Chương trình 3 phát triển năng lực thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng được xây dựng và được số hóa

Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

4.1.4

Số lượng các khóa học trực tuyến về phát triển năng lực lồng ghép giới cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã và cộng đồng trên website của TƯ Hội Liên hiệp phụ nữ VN

Khóa học

Tỉnh/ huyện/xã

 

 

 

 

 

 

4.2

Hoạt động 2 Xây dựng đội ngũ giảng viên nguồn về lồng ghép giới

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2.1

Số lượng giảng viên nguồn về lồng ghép giới ở cấp trung ương và cấp tỉnh được đào tạo

Giảng viên

Trung ương/tỉnh

 

 

 

 

 

 

4.3

Hoạt động 3. Thực hiện các hoạt động phát triển năng lực cho các cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

4.3.1

Số lượng lớp tập huấn Chương trình 1 cho 53 tỉnh

Lớp

 

 

 

 

 

 

 

4.3.2

Số lượng lớp tập huấn Chương trình 2 cho cán bộ cấp huyện và xã

Lớp

 

 

 

 

 

 

 

4.3.3

Số lượng lớp tập huấn Chương trình 3 trong cộng đồng

Lớp

 

 

 

 

 

 

 

4.3.4

Số lượng cán bộ tham gia hoạt động tập huấn về LGG ở các cấp (tỉnh, huyện, xã)

Người

Tỉnh/ huyện/xã, Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

4.4

Hoạt động 4. Đánh giá kết quả hoạt động phát triển năng lực

 

 

 

 

 

 

 

 

4.4.1

Cơ sở dữ liệu đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ về kết quả hoạt động phát triển năng lực thực hiện BĐG ở các cấp được thu thập và phân tích, báo cáo

CSĐL/Báo cáo

 

 

 

 

 

 

 

4.4.2

Số lượng hội thảo ở cấp vùng và cấp TƯ về kết quả đánh giá làm cơ sở cho việc điều chỉnh phương pháp, nội dung các hoạt động NCNL trong dự án 8 và các vấn đề liên quan khác

Hội thảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ. Với các Chỉ số ghi đơn vị tính gộp là số lượng, tỷ lệ thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu số lượng và dòng số liệu tỷ lệ tương ứng.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.9.1

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

Tiểu Dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng tại các thôn tập trung đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù, có tỷ lệ hộ nghèo cao, ưu tiên đầu tư các thôn ĐBKK

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số lượng, Tỷ lệ thôn tập trung đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù có đủ các hạng mục được đầu tư đồng bộ

Thôn, %

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Số lượng công trình đường giao thông được đầu tư mở mới, nâng cấp, sửa chữa bảo đảm cứng hóa

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Số km đường giao thông được đầu tư mở mới, nâng cấp, sửa chữa bảo đảm cứng hóa

Km

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Số lượng công trình điện sản xuất, sinh hoạt được đầu tư các trạm biến áp và kéo dây đến các hộ dân

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

1.5

Số lượng công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

1.6

Số lượng công trình chống sạt lở được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

1.7

Số lượng nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

1.9

Số trạm chuyển tiếp phát thanh xã được đầu tư xây dựng

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

1.10

Số công trình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng được đầu tư xây dựng

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

1.11

Số công trình kiên cố hóa các lớp học, sân chơi cho trẻ mẫu giáo, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ở bán trú, bếp ăn cho học sinh và các công trình phụ trợ khác được đầu tư xây dựng

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

1.12

Số lượng công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất được đầu tư xây dựng

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đối với các hộ DTTS có khó khăn đặc thù

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Số lượng hộ DTTS có khó khăn đặc thù được hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1. Số lượng hộ DTTS có khó khăn đặc thù được hỗ trợ giống, chuồng trại, một số vật tư đầu vào, vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm.

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.2. Số lượng hộ DTTS có khó khăn đặc thù được hỗ trợ nâng cao kiến thức, trình độ năng lực sản xuất: tổ chức lớp tập huấn và tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Tỷ lệ hộ DTTS có khó khăn đặc thù được hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế

%

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đối với các hộ DTTS còn nhiều khó khăn

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Số lượng hộ DTTS còn nhiều khó khăn được hỗ trợ đầu tư có thu hồi vốn theo hộ hoặc cộng đồng chăn nuôi (gia súc, gia cầm), phát triển sản xuất thông qua NHCSXH với lãi suất ưu đãi đặc biệt

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Số vốn hộ DTTS còn nhiều khó khăn vay NHCSXH với lãi suất ưu đãi đặc biệt để đầu tư chăn nuôi (gia súc, gia cầm), phát triển sản xuất

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, thông tin - truyền thông nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Số lượng, Tỷ lệ các thôn, bản tập trung các DTTS có khó khăn đặc thù được hỗ trợ thực hiện hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS có khó khăn đặc thù

Thôn, %

 

 

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Số lượng, Tỷ lệ thai phụ người DTTS có khó khăn đặc thù được tầm soát các loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến

Người, %

 

 

 

 

 

 

 

4.2

Số lượng, Tỷ lệ bà mẹ người DTTS có khó khăn đặc thù được hỗ trợ sinh con đúng chính sách dân tộc và phương tiện đi lại cho bà mẹ mang thai

Người, %

 

 

 

 

 

 

 

4.3

Số lượng, Tỷ lệ bà mẹ người DTTS có khó khăn đặc thù sinh con lại nhà

Người, %

 

 

 

 

 

 

 

4.4

Mức giảm tỷ lệ thai phụ người DTTS có khó khăn đặc thù sinh con tại nhà

%

 

 

 

 

 

 

 

4.5

Số lượng, Tỷ lệ trẻ em sơ sinh người DTTS có khó khăn đặc thù được tầm soát các loại bệnh bẩm sinh phổ biến

Trẻ sơ sinh, %

 

 

 

 

 

 

 

4.6

Số lượng, Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi người DTTS có khó khăn đặc thù được điều trị, cung cấp bổ sung dinh dưỡng

Trẻ em, %

 

 

 

 

 

 

 

4.7

Số lượng, Tỷ lệ trẻ em người DTTS có khó khăn đặc thù học tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập được hỗ trợ đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng công thức (cơm/ cháo dinh dưỡng công thức ăn liền) cân đối hợp lý và sửa học đường

Trẻ em, %

 

 

 

 

 

 

 

4.8

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi người DTTS có khó khăn đặc thù

%

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

4.9

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi người DTTS có khó khăn đặc thù

%

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

4.10

Mức giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi người DTTS có khó khăn đặc thù

%

 

 

 

 

 

 

 

4.11

Số lượng, Tỷ lệ thôn, bản tập trung các DTTS có khó khăn đặc thù có mô hình nâng cao chất lượng dân số

Thôn bản, %

 

 

 

 

 

 

 

5

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai tại Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm của người Đan Lai

%

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của người Đan Lai

%

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Số lượng, Tỷ lệ hộ gia đình người Đan Lai được bố trí đất ở, đất sản xuất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định

Hộ, %

 

 

 

 

 

 

 

5.4

Số lượng, Tỷ lệ hộ gia đình người Đan Lai được hỗ trợ các điều kiện để phát triển sản xuất (khai hoang cải tạo đất sản xuất, giống, vật tư sản xuất)

Hộ, %

 

 

 

 

 

 

 

5.6

Số lượng, Tỷ lệ hộ gia đình người Đan Lai được hỗ trợ xây dựng nhà ở, các công trình phụ trợ (nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi)

Hộ, %

 

 

 

 

 

 

 

5.8

Số lượng, Tỷ lệ hộ gia đình người Đan Lai được hỗ trợ mắc điện

Hộ, %

 

 

 

 

 

 

 

5.10

Số lượng, Tỷ lệ hộ gia đình người Đan Lai được hỗ trợ về giáo dục, văn hóa, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân

Hộ, %

 

 

 

 

 

 

 

5.12

Tuyến đường giao thông từ trung tâm xã Môn Sơn đi bản Búng được nâng cấp (chiều dài 20km, đường GTNT cấp B)

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

5.13

Công trình đập dâng, hệ thống đường ống, kênh mương, khai hoang cải tạo sản xuất lúa nước bản Cò Phạt và bản Búng được thực hiện

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

5.14

Công trình kè chống sạt lở bờ sông Giăng cho khu vực dân cư bản Búng được đầu tư thực hiện

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

5.15

Hệ thống nước sinh hoạt tự chảy tại bản Cò Phạt và bản Búng được sửa chữa, nâng cấp

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

5.16

02 Trạm biến áp 100KVA và 4km đường dây hạ thế cho cụm dân cư khe Lẻ và Cò Kè bản Cò Phạt được xây dựng

Công trình

 

 

 

 

 

 

 

5.17

Quy hoạch đất ở, đất sản xuất cho bản Cò Phạt và bản Búng được xây dựng và ban hành

Qui hoạch

 

 

 

 

 

 

 

5.18

Số lượng, Tỷ lệ cán bộ người Đan Lai được đào tạo, bồi dưỡng

Người, %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ. Với các Chỉ số ghi đơn vị tính gộp là số lượng, tỷ lệ thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu số lượng và dòng số liệu tỷ lệ tương ứng.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.9.2

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

Tiểu Dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Công tác truyền thông

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số lượng người dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù được tập huấn về pháp luật hôn nhân và gia đình, được tuyên truyền, vận động ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Lượt người

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

2

Hoạt động tư vấn, can thiệp lồng ghép với các chương trình, dự án, mô hình có liên quan trong lĩnh vực hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Số lượng, Tỷ lệ cơ sở y tế cơ sở (TTYT huyện, Trạm y tế xã) triển khai mô hình tư vấn tiền hôn nhân, lồng ghép tuyên truyền vận động các em ở lứa tuổi vị thành niên hiểu về SKSS và không kết hôn sớm, không kết hôn cận huyết thống

Cơ sở y tế, %

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Số lượng, Tỷ lệ thanh niên DTTS được tư vấn tiền hôn nhân về tác hại và ngăn ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Lượt người, %

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

3

Duy trì và triển khai Mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao. Triển khai nhân rộng các mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Số lượng mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được triển khai tại các huyện/xã/trường học

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Số lượt người DTTS được tuyên truyền, vận động ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thông qua các mô hình

Lượt người

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

4

Bồi dưỡng, NCNL về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác Dân tộc tham gia thực hiện Dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Số lượng, Tỷ lệ cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ cấp xã được tập huấn NCNL, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Lượt người, %

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

5

Kiểm tra, đánh giá, sơ, tổng kết việc thực hiện Mô hình, Dự án và thực hiện các chính sách

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Số lượng các cặp tảo hôn/năm

Số cặp

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Mức giảm tỷ lệ số cặp tảo hôn đối với các địa bàn, DTTS có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao:

%

 

 

 

 

 

 

 

5.3

Số lượng các cặp hôn nhân cận huyết thống/năm

Số cặp

 

 

 

 

 

 

 

5.4

Mức giảm tỷ lệ số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, DTTS có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao

%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ. Với các Chỉ số ghi đơn vị tính gộp là số lượng, tỷ lệ thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu số lượng và dòng số liệu tỷ lệ tương ứng.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.10.1

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

TIỂU DỰ ÁN 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Nội dung số 01: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số lượng người có uy tín được thụ hưởng chế độ, chính sách

Người

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

1.2

Số lượng người có uy tín và lực lượng cốt cán tham gia các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp tài liệu, thông tin, gặp mặt, tọa đàm, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trang bị phương tiện nghe nhìn phù hợp

Lượt người

Nam/nữ

 

 

 

 

 

Chỉ số 74 Phụ lục 1

1.3

Số lượng gương điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS&MN được tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh, vinh danh

Gương điển hình

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

1.4

Số lượng các hoạt động xây dựng, triển khai thực hiện và nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS&MN

Hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

2

Nội dung số 02: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Số lượng các hoạt động (tập huấn, hội nghị, hội thảo, hội thi, nói chuyện chuyên đề, xây dựng mô hình điểm, CLB tuyên truyền pháp luật) nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện

Hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

2.1.2

Số lượng ấn phẩm, tài liệu (tờ gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật, sổ tay truyền thông và các ấn phẩm, tài liệu khác) bảng chữ phổ thông hoặc song ngữ chữ phổ thông và chữ dân tộc thiểu số được biên soạn và phát hành

Ấn phẩm tài liệu

 

 

 

 

 

 

 

2.1.3

Số lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống được lồng ghép phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật

Hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

2.1.4

Số lượng chuyên trang, chuyên mục đặc thù (bằng tiếng phổ thông và tiếng DTTS), tiểu phẩm, câu chuyện pháp luật được xây dựng và phát sóng

Số bài, Tần suất phát sóng

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Thực hiện việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS&MN, vùng ĐBKK

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2.1

Số lượng ấn phẩm báo, tạp chí cấp định kỳ ở vùng đồng bào DTTS&MN

Ấn phẩm

 

 

 

 

 

 

 

2.2.2

Số lượng ấn phẩm thông tin điện tử do các báo, tạp chí cung cấp theo các hình thức chuyển tải thông tin cung cấp thông tin phù hợp (báo điện tử, gói thông tin truyền thông qua điện thoại, phương tiện truyền dẫn điện tử)

Ấn phẩm

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Thực hiện thông tin đối ngoại vùng DTTS góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.1

Tổ chức lớp Tập huấn kiến thức, nghiệp vụ về thông tin đối ngoại cho cán bộ chủ chốt ở Trung ương và địa phương làm công tác dân tộc

Người

 

 

 

 

 

 

 

2.3.1.1

Số lượng cán bộ chủ chốt ở Trung ương và địa phương (từ cấp huyện trở lên) làm công tác Dân tộc tham gia lớp tập huấn về thông tin đối ngoại

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.2

Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ về thông tin đối ngoại, công tác dân tộc cho cán bộ, công chức khối các cơ quan TW (phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng hoặc trường chính trị ở TW)

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.2.1

Số lượng các lớp cảm tình đảng, đảng viên mới có chuyên đề học tập về công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Lớp

 

 

 

 

 

 

 

2.3.2.2

Số lượng các lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính... cho cán bộ, công chức khối các cơ quan Trung ương có chuyên đề về công tác dân tộc, chính sách dân tộc:

Lớp

 

 

 

 

 

 

 

2.3.3

Tổ chức các lớp tập huấn về thông tin đối ngoại, bồi dưỡng kiến thức về tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với các nước trên thế giới, nhất là các nước láng giềng cho cán bộ làm công tác dân tộc, lãnh đạo chủ chốt các xã biên giới, trưởng thôn bản thuộc xã biên giới, của 25 tỉnh, thành phố dọc tuyến biên giới Việt Nam - Lào; Việt Nam - Campuchia; Việt Nam - Trung Quốc (do địa phương tổ chức);

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.3.1

Số lượng lãnh đạo chủ chốt các xã biên giới, trưởng thôn bản, lực lượng cốt cán của các xã biên giới được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về thông tin đối ngoại

Lượt người

 

 

 

 

 

 

 

2.3.4

Phối hợp với đơn vị truyền thông, truyền hình xây dựng và phát sóng trên truyền hình series phim tài liệu giới thiệu, quảng bá con người, tiềm năng, thế mạnh, văn hóa, du lịch,....; tuyên truyền biển đảo; kêu gọi đầu tư; thông tin đối ngoại vùng DTTS&MN, Hằng năm sản xuất và phát sóng các loại phim tài liệu, ký sự, phóng sự và dịch ra 4 thứ tiếng (Mông, Khmer, Thái, Ba Na)

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.4.1

Số tập phim tài liệu (30 phút/tập) được sản xuất và phát sóng

Tập phim tài liệu

 

 

 

 

 

 

 

2.3.4.2

Số lượng ký sự, phóng sự truyền hình (15 phút) được sản xuất và phát sóng

Ký sự, phóng sự TH

 

 

 

 

 

 

 

2.3.4.4

Số lượng cơ quan truyền thông vùng đồng bào DTTS đăng ký tiếp nhận và phát sóng lại series phim tài liệu, ký sự, phóng sự tại địa phương:

Cơ quan

 

 

 

 

 

 

 

2.3.4.5

Số lượng phim tài liệu, ký sự, phóng sự đã sản xuất được gửi bài tham gia Dự thi Giải báo chí quốc gia. Liên hoan phim Việt Nam, Liên hoan phim quốc tế:

Bài dự thi

 

 

 

 

 

 

 

2.3.5

Phối hợp với đơn vị truyền thông, đài phát thanh Trung ương xây dựng và phát sóng chuyên mục thông tin đối ngoại dọc tuyến biên giới

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.5.1

Số chương trình phát thanh trên Chuyên mục: “Thông tin đối ngoại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên các tuyến biên giới” được sản xuất và phát sóng bằng Tiếng Việt và các thứ tiếng Dân tộc thiểu số (chương trình/năm)

Số lượng bài, tần suất phát sóng

 

 

 

 

 

 

 

2.3.6

Phối hợp với đơn vị có thẩm quyền xây dựng chuyên trang thông tin đối ngoại về công tác dân tộc; phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch về vấn đề Dân tộc bằng tiếng nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.6.1

Trang tin đối ngoại về công tác dân tộc bằng tiếng Việt và 4 tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Trung Quốc, Tây Ban Nha) được xây dựng và vận hành

Số lượng bài, tần suất đăng tải bài mới

 

 

 

 

 

 

 

2.3.7

Hội nghị, hội thảo hoặc giao lưu quốc tế giới thiệu về đất nước VN và thành tựu phát triển KTXH vùng DTTS&MN trong nước và nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.7.1

Số lượng sự kiện giao lưu đại diện các tầng lớp nhãn dán 2 nước Lào - Việt sống dọc tuyến biên giới 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum được tổ chức

Sự kiện

 

 

 

 

 

 

 

2.3.7.2

Số lượng sự kiện giao lưu đại diện các tầng lớp nhân dân 2 nước Việt Nam - Trung Quốc sống dọc tuyến biên giới các tỉnh phía Bắc giáp Trung Quốc được tổ chức

Sự kiện

 

 

 

 

 

 

 

2.3.7.3

Số lượng sự kiện giao lưu đại diện nhân dân 2 nước Việt Nam - Campuchia sống dọc tuyến biên giới các tỉnh phía nam giáp Capuchia được tổ chức

Sự kiện

 

 

 

 

 

 

 

2.3.7.4

Số lượng đại biểu tham dự các sự kiện (theo hình thức trực tiếp)

Người

 

 

 

 

 

 

 

2.3.7.5

Số lượt người theo dõi và tham dự các sự kiện (theo hình thức trực tuyến, từ xa)

Người

 

 

 

 

 

 

 

2.3.8

Phối hợp với đơn vị báo và tạp chí sản xuất và phát hành ấn phẩm thông tin đối ngoại và tờ rơi giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh, mô hình hay; nét đẹp văn hóa đặc sắc của gia đình, thôn bản, làng xã trong cộng đồng các DTTS&MN; phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch về công tác dân tộc bằng tiếng nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3.8.1

Số lượng các khu kinh tế, cửa khẩu vùng biên giới; các trạm biên phòng đóng trên địa bàn thuộc các xã, huyện, tỉnh vùng biên giới được nhận Ấn phẩm thông tin đối ngoại và Tờ rơi thông tin đối ngoại định kỳ:

Số điểm nhận ấn phẩm

 

 

 

 

 

 

 

2.3.8.2

Số lượng xã/phường/thị trấn/thôn bản biên giới (trên địa bàn 25 tỉnh có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc, Lào và Campuchia được nhận Ấn phẩm thông tin đối ngoại định kỳ

Xã/thôn bản biên giới

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Xây dựng Báo Dân tộc và Phát triển

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4.1

Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển được xây dựng và vận hành đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc và thông tin tuyên truyền hiệu quả, kịp thời về Đề án tổng thể và Chương trình

Số lượt tin, bài ra mắt Báo DT&PT

 

 

 

 

 

 

 

2.4.2

Số lượt truy cập bình quân ngày trên Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển (phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng DTTS); Diễn đàn, mạng xã hội cho đồng bào các DTTS)

Lượt truy cập bình quân/ngày

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Xây dựng Tạp chí Dân tộc điện tử

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5.1

Tạp chí Dân tộc điện tử được xây dựng và phục vụ công tác nghiên cứu, tuyên truyền phổ biến chủ chương, chính sách dân tộc, công tác Dân tộc; sử dụng Tạp chí Dân tộc điện tử (phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng DTTS)

Số lượt tin bài về Ra mắt Tạp chí

 

 

 

 

 

 

 

2.5.2

Số lượt truy cập Tạp chí Dân tộc điện tử bình quân ngày

Lượt truy cập bình quân/ngày

 

 

 

 

 

 

 

2.6

Đầu tư cho Đài Phát thanh -Truyền hình Sóc Trăng, Ninh Thuận đáp ứng được yêu cầu phục vụ đồng bào dân tộc Khmer, Chăm

 

 

 

 

 

 

 

 

2.6.1

Đài Phát thanh -Truyền hình Sóc Trăng được đầu tư nâng cấp

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

2.6.2

Đài Phát thanh -Truyền hình Ninh Thuận được đầu tư nâng cấp

Dự án

 

 

 

 

 

 

 

2.6.3

Số lượng chương trình truyền hình tiếng Khmer được sản xuất và phát sóng trên Đài Phát thanh -Truyền hình Sóc Trăng

Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

2.6.4

Số lượng chương trình truyền hình tiếng chăm được sản xuất và phát sóng trên Đài Phát thanh -Truyền hình Ninh Thuận

Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

2.6.5

Số lượng biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên và đội ngũ quản lý phát thanh và truyền hình tiếng dân tộc tại Tỉnh Sóc Trăng, Ninh Thuận và các tỉnh lân cận trong khu vực được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Người

 

 

 

 

 

 

 

2.6.6

Số lượng cán bộ quản lý, đạo diễn, biên kịch, dẫn chương trình... cho chương trình phát thanh - truyền hình Khmer, Chăm được đào tạo, bồi dưỡng tại Tỉnh Sóc Trăng, Ninh Thuận và các tỉnh lân cận trong khu vực

Người

 

 

 

 

 

 

 

2.7

Tuyên truyền, truyền thông, vận động nhân dân vùng đồng bào DTTS&MN, biên giới tham gia tổ chức, triển khai thực hiện Đề án Tổng thể và Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

2.7.1

Tuyên truyền, vận động nhân dân vùng đồng bào DTTS &MN, biên giới chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

 

 

 

 

 

 

 

 

2.7.1.1

Tỷ lệ cán bộ, nhân dân đang cư trú, công tác ở xã biên giới, xã ĐBKK, xã ở địa bàn trọng điểm về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh (thuộc 102 huyện, thị xã của 25 tỉnh có biên giới) được nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

%

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

2.7.1.2

Số lượng xã biên giới, xã ĐBKK, xã ở địa bàn trọng điểm về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh (thuộc 102 huyện, thị xã của 25 tỉnh có biên giới) được thụ hưởng đầu tư Bảo đảm CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền, vận động và nâng cao năng lực cho người thực hiện công tác tuyên truyền, vận động

 

 

 

 

 

 

 

2.7.1.3

Số lượng tập thể, cá nhân được biểu dương khen thưởng về thành tích, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ở vùng đồng bào DTTS & MN, biên giới

Cá nhân, tổ chức

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

2.7.2

Truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án Tổng thể và Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

2.7.2.1

Số lượng cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về thực hiện Chương trình từ Trung ương tới cơ sở được giao nhiệm vụ và bồi dưỡng năng lực thực hiện nhiệm vụ

Người

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

2.7.2.2

Số lượng hoạt động đối ngoại chính sách dân tộc định kỳ/năm được tổ chức ở các cấp (trung ương, tỉnh, huyện)

Hoạt động

Trung ương/ tỉnh/ huyện

 

 

 

 

 

 

2.7.2.3

Số lượng người tham gia hoạt động đối thoại chính sách ở các cấp

Người

Nam/nữ

 

 

 

 

 

 

2.7.2.4

Số lượng sản phẩm thông tin, tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Đề án Tổng thể, Chương trình được biên soạn, in ấn và phát hành

Sản phẩm thông tin

 

 

 

 

 

 

 

2.7.2.5

Số lượng Chương trình, sản phẩm truyền thông được xây dựng và thực hiện gắn với Trang Thông tin điện tử, hỗ trợ tuyên truyền công tác dân tộc, chính sách dân tộc, Đề án Tổng thể, chương trình

Sản phẩm truyền thông

 

 

 

 

 

 

 

2.7.2.6

Số lượt người được tiếp cận thông tin về Đề án Tổng thể, Chương trình trên Trang Thông tin Điện tử

Số lượt theo dõi/ngày

 

 

 

 

 

 

 

3

Nội dung số 03: Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Số lớp tập huấn điểm được thực hiện: về kỹ năng thực hiện, tiếp cận trợ giúp pháp lý cho người DTTS

Lớp tập huấn

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Số lượng chương trình về trợ giúp pháp lý cho người DTTS được thực hiện và phủ sóng các tỉnh vùng DTTS&MN

Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng đồng tại vùng đồng bào DTTS&MN được thực hiện

Chuyên đề

 

 

 

 

 

 

 

3.4

Tài liệu truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý cho người DTTS được biên soạn, cung cấp

Tài liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ. Với các Chỉ số ghi đơn vị tính gộp là số lượng, tỷ lệ thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu số lượng và dòng số liệu tỷ lệ tương ứng.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.10.2

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

TIỂU DỰ ÁN 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số lượng, Tỷ lệ xã khu vực III được thiết lập hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin: máy tính phục vụ truy cập internet, máy photo,...

Xã, %

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Số lượng cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở (cấp xã) được hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin

Người

Nam/nữ

 

 

 

 

 

Chỉ số 75 Phụ lục 1

1.3

Hệ thống thông tin kết nối giữa UBDT với các tỉnh, thành phố vùng DTTS được xây dựng và hoàn thiện

Hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Số lượng, Tỷ lệ xã triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình

Xã, %

 

 

 

 

 

 

 

1.5

Số lượng, Tỷ lệ huyện triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình

Huyện, %

 

 

 

 

 

 

 

1.6

Số lượng, Tỷ lệ tỉnh triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình

Tỉnh, %

 

 

 

 

 

 

 

1.7

Tỷ lệ cơ quan trong hệ thống BCĐ Chương trình và cơ quan thường trực giúp việc BCĐ Chương trình cấp trung ương có kết nối Hệ thống thông tin với UBDT, đầu tư xây dựng phòng họp trực tuyến, và ứng dụng chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình

%

 

 

 

 

 

 

 

1.8

Tỷ lệ cơ quan trong hệ thống BCĐ Chương trình và cơ quan thường trực giúp việc BCĐ Chương trình cấp tỉnh có kết nối Hệ thống thông tin với UBDT, đầu tư xây dựng phòng họp trực tuyến, và ứng dụng chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình

%

 

 

 

 

 

 

 

2

Tổ chức thực hiện các hoạt động Hội nghị hội thảo, đào tạo tập huấn của BCĐ Trung ương và cơ quan giúp việc BCĐ Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Số lượng, tỷ lệ các hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo tập huấn được thực hiện thông qua ứng dụng công nghệ thông tin

Hoạt động, %

 

 

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ cơ quan giúp việc cho BCĐ Trung ương tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn trực tuyến

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Số lượng, tỷ lệ các hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo tập huấn được thực hiện thông qua ứng dụng công nghệ thông tin

Hoạt động, %

 

 

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ xây dựng các điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng công nghệ thông tin tại trụ sở UBND cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Số lượng, Tỷ lệ xã khu vực III được đầu tư xây dựng “Hệ thống thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật và công tác dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ 4.0”

Xã, %

 

 

 

 

 

 

 

4.2

Số lượng, Tỷ lệ xã an toàn khu thuộc khu vực I và khu vực II được đầu tư xây dựng “Hệ thống thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật và công tác dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ 4.0”

Xã, %

 

 

 

 

 

 

 

5

Hỗ trợ xây dựng chợ sản phẩm trực tuyến vùng DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Hệ thống thông tin chợ trực tuyến được xây dựng nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử vùng đồng bào DTTS

Hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Số lượng cá nhân, tổ chức hoạt động ở vùng DTTS&MN đăng ký tham gia cung cấp thông tin và giao dịch trên Chợ trực tuyến

Cá nhân, tổ chức

 

 

 

 

 

 

 

5.3

Số lượng, tỷ lệ cá nhân, tổ chức do người DTTS làm chủ /đồng làm chủ đăng ký tham gia cung cấp thông tin và giao dịch trên chợ trực tuyến

Cá nhân, tổ chức, %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ. Với các chỉ số ghi đơn vị tính gộp là số lượng, tỷ lệ thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu số lượng và dòng số liệu tỷ lệ tương ứng.

 

Phụ lục số 02-Biểu 2.10.3

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

DỰ ÁN 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

TIỂU DỰ ÁN 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

TT

Chỉ số

(trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

Đơn vị tính

Phân tổ số liệu

Địa bàn
(xã, huyện, tỉnh)

Số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch năm báo cáo

Số liệu lũy kế đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Ghi chú

1

Xây dựng khung kết quả của Chương trình; xây dựng chi tiết hệ thống giám sát và đánh giá, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Khung kết quả của Chương trình, gồm: hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện dự án, tiểu dự án được xây dựng

Khung kết quả

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Hệ thống biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin, nội dung, cơ chế báo cáo được xây dựng

Quy trình, biểu mẫu

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện (áp dụng công nghệ 4.0, phần mềm ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động)

TK hệ thống CNTT

 

 

 

 

 

 

 

2

Xây dựng, thí điểm, tập huấn và vận hành phần mềm giám sát đánh giá, đảm bảo thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin giám sát và đánh giá phục vụ kịp thời cho yêu cầu quản lý Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Phần mềm ứng dụng về giám sát, đánh giá được thiết kế và xây dựng, thí điểm, đưa vào vận hành chính thức

Phần mềm

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Số lượng lớp tập huấn cho đối tượng sử dụng phần mềm ở các cấp

Lớp

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Số lượng cán bộ thuộc cơ quan quản lý, đơn vị thực hiện Chương trình tham gia tập huấn sử dụng phần mềm

Người

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Tỷ lệ các cơ quan quản lý, đơn vị thực hiện ở các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) sử dụng phần mềm ứng dụng để thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin giám sát và đánh giá phục vụ quản lý Chương trình

%

 

 

 

 

 

 

 

3

Nâng cao năng lực giám sát, đánh giá cho các địa phương, gồm cả cơ quan chủ trì và các ban ngành tham gia tổ chức thực hiện Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Số lượng các sự kiện, hội nghị, lớp tập huấn về giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình cho các địa phương

Sự kiện

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Số lượng đại biểu tham gia các sự kiện, hội nghị, lớp tập huấn về giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình cho các địa phương

Người

 

 

 

 

 

 

 

4

Cơ quan Chủ Chương trình tổ chức chỉ đạo làm điểm triển khai thực hiện Chương trình tại các địa phương được lựa chọn, để kịp thời tham mưu ban hành, điều chỉnh và sửa đổi cơ chế, chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Số lượng xã được lựa chọn tổ chức chỉ đạo thực hiện điểm

 

 

 

 

 

 

 

4.2

Số lượng huyện được lựa chọn tổ chức chỉ đạo thực hiện điểm

Huyện

 

 

 

 

 

 

 

4.3

Số lượng tỉnh được lựa chọn tổ chức chỉ đạo thực hiện điểm

Tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

4.4

Số lượng hội nghị, hội thảo để chia sẻ kết quả chỉ đạo điểm, trên cơ sở đó kịp thời sửa đổi cơ chế, chính sách

Sự kiện

 

 

 

 

 

 

 

5

Tuyên truyền, biểu dương, thi đua, khen thưởng gương điển hình tiên tiến trong thực hiện Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Số lượng gương điển hình tiên tiến trong thực hiện Chương trình được các địa phương, chủ dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần, cơ quan chủ trì Chương trình giới thiệu và biểu dương, khen thưởng

Gương điển hình

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Số lượng hội nghị, hội thảo, sự kiện tuyên truyền, biểu dương, thi đua, khen thưởng gương điển hình được các địa phương, chủ dự án/tiểu dự án/nội dung thành phần, cơ quan chủ trì Chương trình tổ chức

Sự kiện

 

 

 

 

 

 

 

6

Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng, huy động người dân tham gia giám sát cộng đồng; Tổ chức giám sát phản biện chính sách xã hội của Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

6.1

Tỷ lệ xã vùng III (ĐBKK) triển khai công tác giám sát đầu tư của cộng đồng có hiệu lực, hiệu quả

%

 

 

 

 

 

 

 

6.2

Số lượng cơ quan tham gia giám sát phản biện chính sách xã hội của Chương trình

Cơ quan

 

 

 

 

 

 

 

7

Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình ở cấp Trung ương và các cấp địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

7.1

Tỷ lệ các Bộ, ngành cấp Trung ương (chủ dự án/tiểu dự án/nội dung thành phần của Chương trình) gửi báo cáo giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình đúng hạn

%

 

 

 

 

 

 

 

7.2

Tỷ lệ các cơ quan cấp tỉnh gửi báo cáo giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình đúng hạn

%

 

 

 

 

 

 

 

7.3

Tỷ lệ các cơ quan cấp Huyện gửi báo cáo giám sát và đánh giá kết quả thực hiện chương trình đúng hạn

%

 

 

 

 

 

 

 

7.4

Tỷ lệ UBND xã gửi báo cáo giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình đúng hạn

%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..............., ngày .......... tháng ...... năm ................
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Nếu địa bàn thực hiện dự án/hoạt động trải trên nhiều xã, nhiều huyện thì điền tên xã, huyện cụ thể vào cột "Địa bàn"; mỗi xã, huyện lập thành 1 dòng số liệu riêng; sau đó bổ sung dòng TỔNG SỐ cho mỗi nội dung hỗ trợ.

- Các cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan quản lý ở từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) tổng hợp số liệu theo địa bàn hoặc theo ngành/lĩnh vực quản lý từ báo cáo của cấp dưới (nếu có), đối chiếu với số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện và chủ đầu tư ở cùng cấp.

- Với các chỉ số yêu cầu phân tổ số liệu theo nam/nữ, DTTS/dân tộc Kinh, hộ nghèo/cận nghèo, hoặc phân tổ số liệu theo các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu tương ứng theo từng phân tổ. Với các chỉ số ghi đơn vị tính gộp là số lượng, tỷ lệ thì cơ quan báo cáo bổ sung dòng số liệu số lượng và dòng số liệu tỷ lệ tương ứng.

 

Phụ lục số 03 - Mẫu số 3.1

(Ban hành kèm theo Quyết định số 462/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 7 năm 2024 của Bộ trưởng; Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........../BC

..............ngày ........ tháng ......... năm

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Kỳ báo cáo: từ tháng ..........năm......... đến tháng....... năm............

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

1. Ban hành cơ chế chính sách, hướng dẫn thực hiện - Tình hình xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi là Chương trình)

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc về ban hành và triển khai các cơ chế chính sách, hướng dẫn chung và các cơ chế chính sách, hướng dẫn đặc thù của địa phương trong thực hiện Chương trình.

2. Công tác chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện Chương trình

- Kiện toàn, tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo, bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình - Cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình

- Cơ chế phân cấp quản lý, trao quyền cho địa phương, cơ sở và người dân thực hiện Chương trình

- Cơ chế huy động, phân bổ, sử dụng, lồng ghép nguồn lực

- Lập kế hoạch, giao kế hoạch thực hiện Chương trình

- Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, giải ngân, nghiệm thu, thanh quyết toán các dự án, hoạt động thuộc Chương trình

- Thông tin, truyền thông, vận động

- Nâng cao năng lực cho các chủ đầu tư, cán bộ các cấp, cộng đồng, người dân.

- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, hạn chế về công tác chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện Chương trình.

3. Tình hình thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động của Chương trình

Ghi chú:

- Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần, UBND các cấp báo cáo tình hình thực hiện đối với các dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động của Chương trình thuộc phạm vi quản lý và thuộc trách nhiệm báo cáo.

- Báo cáo tình hình thực hiện đối với mỗi dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động của Chương trình từ mục 3.1 đến mục 3.10 dưới đây được trình bày theo đề cương chung như sau:

+ Bố trí, huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực: ngân sách Trung ương (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp); ngân sách địa phương (vốn đối ứng: vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp); vốn lồng ghép; huy động khác (theo các nguồn: tín dụng; huy động doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; đóng góp của người dân, cộng đồng; hợp tác quốc tế, dự án tài trợ nếu có) cho từng dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động của Chương trình thuộc phạm vi quản lý.

+ Tiến độ, kết quả thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động thuộc phạm vi quản lý và trách nhiệm báo cáo (nêu các chỉ số kết quả chính, chi tiết nêu trong các Biểu số liệu đính kèm báo cáo).

+ Những thành tựu nổi bật, thay đổi tích cực trong kỳ báo cáo, so sánh với các kỳ báo cáo trước.

+ Những kinh nghiệm tốt, cách làm hay, mô hình thành công, gương điển hình.

+ Tình hình lồng ghép giới, thực hiện bình đẳng giới.

+ Những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, hướng dẫn thực hiện; các hạn chế, yếu tố ảnh hưởng và rủi ro trong điều kiện thực tế tại địa phương. Nguyên nhân và hệ quả.

+ Ngoài các nội dung báo cáo tổng hợp và các Biểu số liệu cập nhật đối với từng dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động, có thể gửi kèm các tài liệu khác để giải trình, báo cáo làm rõ thêm.

3.1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

a) Nội dung số 01: Hỗ trợ đất ở

b) Nội dung số 02: Hỗ trợ nhà ở

c) Nội dung số 03: Hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề

d) Nội dung số 04: Hỗ trợ nước sinh hoạt

(kèm theo Biểu số 2.1 trong Phụ lục số 02)

3.2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

(kèm theo Biểu số 2.2 trong Phụ lục số 02)

3.3. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

a) Tiểu Dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân

b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN

- Nội dung số 01: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

- Nội dung số 02: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý

- Nội dung số 03: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào đồng bào DTTS&MN

+ Hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

+ Hỗ trợ thành lập, vận hành các dự án “Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi"

+ Hỗ trợ thí điểm tổ chức triển khai vận hành các dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”

+ Định kỳ tổ chức hằng năm các sự kiện Festival thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

+ Hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN

c) Tiểu dự án 3: Phát triển kinh tế xã hội - mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng dân tộc thiểu số và miền núi

+ Hỗ trợ các dự án, mô hình chăn nuôi, mô hình trồng trọt

+ Cán bộ, chiến sỹ quân đội nâng bước em tới trường

(kèm theo Biểu số 2.3.1, Biểu số 2.3.2.1, Biểu số 2.3.2.2 và Biểu số 2.3.2.3 trong Phụ lục số 02)

3.4. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc

a) Tiểu Dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN

- Nội dung số 01: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng DTTS&MN

- Nội dung số 02: Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

b) Tiểu Dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực công tác dân tộc

(kèm theo Biểu số 2.4.1,1, Biểu số 2.4.1.2 và Biểu số 2.4.2 trong Phụ lục số 02)

3.5. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

a) Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trường Phổ thông có học sinh bán trú (trường phổ thông có HSBT) và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS

- Đầu tư CSVC, trang thiết bị các trường PTDTBT và trường phổ thông có HSBT

- Đầu tư CSVC, trang thiết bị các trường PTDTNT

- Xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS

b) Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS

- Nội dung số 01: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc

- Nội dung 02: Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học

c) Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi

- Nội dung số 01 : Xây dựng các mô hình đào tạo nghề, đặt hàng đào tạo nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán của vùng đồng bào DTTS và miền núi gắn với giải quyết việc làm và hiệu quả việc làm sau đào tạo

- Nội dung số 02: Hỗ trợ đào tạo nghề

- Nội dung số 03: Hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số học nghề, học ngoại ngữ để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng

- Nội dung số 04: Chuẩn hóa kỹ năng lao động và kết nối hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm. Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người DTTS

- Nội dung số 05: Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở GDNN vùng DTTS&MN

- Nội dung số 06: Tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài: Kiểm tra, giám sát đánh giá; xây dựng bộ chỉ số (KPI) để làm cơ sở giám sát và đánh giá việc triển khai các nội dung theo mục tiêu của dự án và xây dựng phương pháp, cơ chế giám sát, đánh giá và đề xuất điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án

d) Tiểu Dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp

(kèm theo Biểu số 2.5.1. Biểu số 2.5.2, Biểu số 2.5.3 và Biểu số 2.5.4 trong phụ lục số 02)

3.6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

a) Nội dung số 01: Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của các DTTS có dân số ít người

b) Nội dung số 02: Khảo sát kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

c) Nội dung số 03: Tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch

d) Nội dung số 04: Xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận

đ) Nội dung số 05: Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể

e) Nội dung sơ 06: Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một

g) Nội dung số 07: Xây dựng mô hình văn hóa truyền thống các DTTS

h) Nội dung số 08: Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN, vùng di dân tái định cư

i) Nội dung số 09: Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN

k) Nội dung số 10: Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào DTTS&MN

l) Nội dung số 11: Xây dựng nội dung, xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào DTTS cấp phát cho cộng đồng các dân tộc thiểu số

m) Nội dung số 12: Tổ chức Ngày hội, Giao lưu, Liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào DTTS

n) Nội dung số 13: Tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu nhằm bảo tồn các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian của các DTTS

o) Nội dung số 15: Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các DTTS

p) Nội dung số 16: Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào DTTS

q) Nội dung số 17: Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các DTTS

r) Nội dung số 18: Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN.

s) Nội dung số 19: Hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các DTTS, hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển du lịch

(kèm theo Biểu số 2.6 trong Phụ lục số 02)

3.7. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

a) Nội dung số 01: Xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào DTTS&MN

b) Nội dung số 02: Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS &MN

c) Nội dung số 03: Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ-trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số

(kèm theo Biểu số 2.7 trong Phụ lục số 02)

3.8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

a) Nội dung số 01: Hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm'’ góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em

b) Nội dung số 2: Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ: thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em

c) Nội dung số 3: Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị.

d) Nội dung số 04: Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.

(kèm theo Biểu số 2.8 trong Phụ lục số 02)

3.9. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

a) Tiểu Dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù

- Nội dung số 01: Xây dựng cơ sở hạ tầng các thôn, bản theo tiêu chí nông thôn mới

- Nội dung số 02: Hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế

- Nội dung số 03: Hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, thông tin - truyền thông nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào

- Nội dung số 04: Hỗ trợ bảo vệ và phát triển các Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù

b) Tiểu Dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù.

(kèm theo Biểu số 2.9.1 và Biểu số 2.9.2 trong Phụ lục số 02)

3.10. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

a) Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án Tổng thể và CTMTQG

- Nội dung số 01: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín

- Nội dung số 02: Phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

- Nội dung số 03: Tăng cường trợ giúp pháp lý

b) Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN

- Nội dung số 01: Chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện CTMTQG

- Nội dung số 02: Tổ chức thực hiện các hoạt động Hội nghị hội thảo, đào tạo tập huấn của Ban Chỉ đạo Trung ương và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương

- Nội dung số 03: Hỗ trợ cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn trực tuyến phục vụ cho việc chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình

- Nội dung số 04: Hỗ trợ xây dựng các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã để phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh trật tự.

- Nội dung số 05: Hỗ trợ xây dựng chợ sản phẩm trực tuyến vùng DTTS&MN

c) Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình.

(kèm theo Biểu số 2.10.1, Biểu số 2.10.2 và Biểu số 2.10.3 trong Phụ lục số 02)

4. Tiến độ thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình

- Đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình thuộc phạm vi quản lý (so với các chỉ tiêu kế hoạch nêu trong văn kiện Chương trình ở cấp quốc gia, các nghị quyết, đề án, kế hoạch của các cấp địa phương).

- Những chỉ tiêu chủ yếu đã đạt kế hoạch đề ra trong kỳ báo cáo.

- Những chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt kế hoạch đề ra trong kỳ báo cáo.

- Phân tích các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng, các bài học, kinh nghiệm tốt, cách làm hay, các khó khăn, hạn chế của địa phương.

(kèm theo số liệu tại Phụ lục số 01, bao gồm các chỉ số kết quả chủ yếu thuộc phạm vi quản lý và trách nhiệm báo cáo)

5. Huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực

- Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong kỳ báo cáo:

+ Nguồn ngân sách Trung ương (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp)

+ Nguồn ngân sách địa phương (vốn đối ứng: vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp)

+ Vốn lồng ghép

+ Nguồn tín dụng trực tiếp cho các dự án, hoạt động của Chương trình

+ Nguồn huy động doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

+ Đóng góp của người dân, cộng đồng

- Tình hình giải ngân, kết quả thực hiện các nguồn vốn so với kế hoạch

- Kết quả thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù

- Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có)

- Đánh giá chung về công tác huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực; những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân.

(kèm theo tổng hợp số liệu theo Biểu số 3.2 trong Phụ lục số 03 về huy động, phân bổ và thực hiện nguồn lực)

6. Đánh giá chung

6.1. Kết quả nổi bật đã đạt được

6.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu, các chỉ tiêu chủ yếu dự kiến/phấn đấu đạt được

2. Các giải pháp chủ yếu, nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện

- Giải pháp, nhiệm vụ về chỉ đạo điều hành, ban hành và triển khai cơ chế chính sách, hướng dẫn thực hiện

- Giải pháp, nhiệm vụ về cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình

- Giải pháp, nhiệm vụ về đẩy mạnh, đảm bảo hiệu quả cơ chế phân cấp quản lý, trao quyền cho địa phương và người dân thực hiện Chương trình

- Giải pháp, nhiệm vụ về bố trí, huy động, phân bổ, sử dụng, lồng ghép nguồn lực

- Giải pháp, nhiệm vụ về lập kế hoạch, giao kế hoạch thực hiện Chương trình

- Giải pháp, nhiệm vụ về quy trình lập, thẩm định, phê duyệt, triển khai hoạt động, giải ngân, thanh quyết toán các dự án, hoạt động thuộc Chương trình

- Giải pháp, nhiệm vụ về thông tin, truyền thông, vận động

- Giải pháp, nhiệm vụ về nâng cao năng lực cho các chủ đầu tư, cán bộ các cấp, cộng đồng, người dân.

- Giải pháp, nhiệm vụ về lồng ghép giới, thúc đẩy bình đẳng giới

- Giải pháp, nhiệm vụ về theo dõi, kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình

- Các giải pháp chủ yếu, nhiệm vụ trọng tâm khác.

3. Dự kiến huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

3.1. Đề xuất, kiến nghị với các cơ quan, các cấp địa phương

3.2. Đề xuất, kiến nghị với các cơ quan Trung ương

IV. PHỤ LỤC BÁO CÁO

Tổng hợp số liệu theo kỳ báo cáo trong Phụ lục số 01 về các Chỉ số kết quả chủ yếu; các Biểu từ số 2.1 đến số 2.10 của các dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động của Chương trình thuộc phạm vi quản lý và trách nhiệm báo cáo trong Phụ lục số 02; và Biểu số 3.2 trong Phụ lục số 03 về bố trí, huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực.

 


Nơi nhận: ...

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục số 03 - Biểu số 3.2

BÁO CÁO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG, PHÂN BỔ VÀ THỰC HIỆN NGUỒN LỰC

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;

Giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .............../BC

............. ngày ...... tháng .........năm............

BÁO CÁO KẾT QUẢ HUY ĐỘNG, PHÂN BỔ VÀ THỰC HIỆN NGUỒN LỰC

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi 

........... tháng ..... năm /năm ............

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung

Kết quả huy động, phân bổ và thực hiện nguồn lực 6 tháng năm.../năm...

Kế hoạch huy động, phân bổ nguồn lực 6 tháng cuối năm.../năm...

Ghi chú

Tổng số

Ngân sách đầu tư trực tiếp

Vốn lồng ghép

Tín dụng

DN, tổ chức, cá nhân

Dân góp

Tổng số

Ngân sách đầu tư trực tiếp

Vốn lồng ghép

Tín dụng

DN, tổ chức, cá nhân

Dân góp

Tổng số

NSTƯ

NSĐP

Tổng số

NSTƯ

NSĐP

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

3.1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Nội dung số 01: Hỗ trợ đất ở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Nội dung số 02: Hỗ trợ nhà ở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Nội dung số 03: Hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d) Nội dung số 04: Hỗ trợ nước sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Tiểu Dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 01: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 02: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 03: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ thành lập, vận hành các dự án "Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ thí điểm tổ chức triển khai vận hành các dự án "Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng đồng bào DTTS&MN”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Định kỳ tổ chức hàng năm các sự kiện Festival thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Tiểu dự án 3: Phát triển kinh tế xã hội - mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ các dự án, mô hình chăn nuôi, trồng trọt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cán bộ, chiến sỹ quân đội nâng bước em tới trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.4. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Tiểu Dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 01 : Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 02: Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tiểu Dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực công tác dân tộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.5. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trường Phổ thông có học sinh bán trú (trường phổ thông có HSBT) và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường PTDTBT và trường phổ thông có HSBT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường PTDTNT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 01: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung 02: Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 01: Xây dựng các mô hình đào tạo nghề, đặt hàng đào tạo nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán của vùng đồng bào DTTS và miền núi gắn với giải quyết việc làm và hiệu quả việc làm sau đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 02: Hỗ trợ đào tạo nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 03: Hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào DTTS học nghề, học ngoại ngữ để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 04: Chuẩn hóa kỹ năng lao động và kết nối hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm. Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 05: Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở GDNN vùng DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người dạy nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Xây dựng các bộ chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ứng dụng công nghệ thông tin, số hoá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình tại các cơ sở GDNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ đầu tư mua sắm thiết bị đào tạo nghề tại các cơ sở GDNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 06: Tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài; Kiểm tra, giám sát đánh giá; xây dựng bộ chỉ số (KPl) và xây dựng phương pháp, cơ chế giám sát, đánh giá và đề xuất điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d) Tiểu Dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Nội dung số 01: Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của các DTTS có dân số ít người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Nội dung số 02: Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Nội dung số 03: Tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d) Nội dung số 04: Xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

đ) Nội dung số 05: Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

e) Nội dung số 06: Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

g) Nội dung số 07: Xây dựng mô hình văn hóa truyền thống các DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

h) Nội dung số 08: Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN, vùng di dân tái định cư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

i) Nội dung số 09: Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

k) Nội dung số 10: Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

l) Nội dung số 11: Xây dựng nội dung, xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào DTTS cấp phát cho cộng đồng các DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

m) Nội dung số 12: Tổ chức Ngày hội, Giao lưu, Liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

n) Nội dung số 13: Tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu nhằm bảo tồn các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian của các DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

o) Nội dung số 15: Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

p) Nội dung số 16; Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

q) Nội dung số 17: Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

r) Nội dung số 18: Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

s) Nội dung số 19: Hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các DTTS, hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển du lịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.7. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Nội dung số 01: Xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Nội dung số 02: Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS &MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Nội dung số 03: Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ-trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ 2 em

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Nội dung số 01: Hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Nội dung số 2: Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Nội dung số 3: Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lĩnh đạo trong hệ thống chính trị.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d) Nội dung số 04: Trang bị kiến thức vì bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.9. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Tiểu Dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhóm DTTS rất ít người, nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 01 : Xây dựng cơ sở hạ tầng các thôn, bản theo tiêu chí nông thôn mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 02: Hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 03: Hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, thông tin - truyền thông nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 04: Hỗ trợ bảo vệ và phát triển các DTTS có khó khăn đặc thù

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tiểu Dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.10. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án Tổng thể và CTMTQG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 01: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 02: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 03: Tăng cường trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 01: Chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện CTMTQG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 02: Tổ chức thực hiện các hoạt động Hội nghị hội thảo, đào tạo tập huấn của BCĐTW và cơ quan giúp việc BCĐTW

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 03: Hỗ trợ cơ quan giúp việc cho BCĐTW tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn trực tuyến phục vụ cho việc chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện CT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 04: Hỗ trợ xây dựng các điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng CNTT tại trụ sở UBND cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nội dung số 05: Hỗ trợ xây dựng chợ sản phẩm trực tuyến vùng DTTS&MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện CT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Nơi nhận:
...........

.........., ngày .......... tháng ........ năm .............
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục số 04

(Ban hành kèm theo Quyết định số 462/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 7 năm 2024 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BC

.........., ngày .......... tháng ........ năm .............

 

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Kỳ báo cáo: Giữa kỳ/Kết thúc giai đoạn 5 năm 2021-2025

I. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

1. Đánh giá công tác quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình:

- Đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành, điều phối, phối hợp, tổ chức thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành

- Đánh giá việc xây dựng, ban hành và triển khai các cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện Chương trình ở các cấp (mức độ đầy đủ, kịp thời, phù hợp điều kiện địa phương...)

- Đánh giá cách thức tổ chức, quản lý thực hiện Chương trình về: hệ thống tổ chức, nhân lực, bộ máy, trang thiết bị, chế độ chính sách, nâng cao năng lực, truyền thông, thông tin, giám sát và đánh giá, lồng ghép giới/thúc đẩy bình đẳng giới...

2. Đánh giá kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình:

- Đánh giá về kết quả huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực thực hiện Chương trình: nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương (vốn đối ứng), vốn lồng ghép, vốn tín dụng, vốn huy động doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân, vốn đóng góp của người dân và cộng đồng.

(kèm theo Biểu số 3.2 tại Phụ lục số 03, cập nhật số liệu đến kỳ báo cáo)

- Đánh giá về cơ chế, chính sách, giải pháp bố trí và phân bổ vốn, lồng ghép vốn thực hiện Chương trình.

- Đánh giá về cơ chế quản lý tài chính, thanh quyết toán các dự án, tiểu dự án, hoạt động thuộc Chương trình.

3. Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình:

- Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình so với các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thuộc phạm vi quản lý và trách nhiệm báo cáo của cơ quan báo cáo.

(kèm theo số liệu đến kỳ báo cáo tại Phụ lục số 01 về các chỉ số kết quả chủ yếu thuộc phạm vi quản lý và trách nhiệm báo cáo)

- Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu cụ thể, các kết quả, đầu ra chủ yếu của các dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động của Chương trình thuộc phạm vi quản lý của cơ quan báo cáo.

(cập nhật số liệu đến kỳ báo cáo theo các Biểu tại Phụ lục số 02, từ Biểu số 2.1 đến Biểu số 2.10.3).

- Đánh giá các điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả, cách làm hay trong thực hiện Chương trình.

4. Đánh giá tác động và hiệu quả đầu tư của Chương trình:

- Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của Chương trình

- Đánh giá tác động về môi trường, sinh thái của Chương trình

- Đánh giá hiệu quả đầu tư, tính bền vững của Chương trình

- Đánh giá tác động đến các nhóm đối tượng thụ hưởng: người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em, các nhóm khó khăn đặc thù, dễ tổn thương, nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù...

- Đánh giá về công tác lồng ghép giới, thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình.

- Đánh giá về sự tham gia của người dân, các đối tượng hưởng lợi.

- Đánh giá sự hài lòng của người dân, các đối tượng hưởng lợi đối với Chương trình.

5. Đánh giá chung

5.1. Kết quả nổi bật đã đạt được

5.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

5.3. Bài học kinh nghiệm

- Bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, và quản lý Chương trình

- Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình.

II. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị điều chỉnh mục tiêu và thiết kế

- Đề xuất về điều chỉnh, hoàn thiện nội dung các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình, về: mục tiêu, phạm vi, đối tượng thụ hưởng, các hoạt động, các đầu ra, cơ chế thực hiện, định mức, ngân sách, phân công quản lý và thực hiện...

2. Đề xuất về cơ chế huy động, bố trí và sử dụng vốn

- Đề xuất về cơ chế, chính sách, giải pháp bố trí và phân bổ vốn, lồng ghép vốn đảm bảo đầy đủ và kịp thời cho thực hiện Chương trình

- Đề xuất về cơ chế quản lý tài chính, thanh quyết toán phù hợp để thúc đẩy tiến độ và đảm bảo kết quả, hiệu quả thực hiện Chương trình

3. Đề xuất về chỉ đạo, điều hành và quản lý Chương trình

- Đề xuất hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị ở các cấp trong triển khai thực hiện Chương trình

- Đề xuất hoàn thiện cách thức tổ chức, quản lý thực hiện Chương trình về: hệ thống tổ chức, nhân lực, bộ máy, trang thiết bị, chế độ chính sách, nâng cao năng lực, truyền thông, thông tin, giám sát và đánh giá, lồng ghép giới/thúc đẩy bình đẳng giới...

- Đề xuất khen thưởng các địa phương, các cơ quan, đơn vị, cá nhân đạt kết quả xuất sắc trong tổ chức thực hiện Chương trình; các mô hình hiệu quả, cách làm hay cần nhân rộng.

- Đề xuất khác nhằm duy trì, củng cố, phát huy các kết quả đã đạt được của Chương trình, các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường, sinh thái... (nếu có).

III. PHỤ LỤC BÁO CÁO

Phụ lục số 01; các Biểu từ 2.1 đến 2.10 tại Phụ lục số 02; và Biểu số 3.2 tại Phụ lục số 03 (cập nhật số liệu đến kỳ báo cáo).

 

 

Nơi nhận:
- .........
- .........

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 462/QĐ-UBDT ngày 19/07/2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban Dân tộc

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.185.121
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!