ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 451/QĐ-UBND
|
Ninh
Thuận, ngày 26 tháng 03 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2018 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NINH THUẬN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011
của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg
ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 351/QĐ-UBND
ngày 14/9/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2341/QĐ-UBND
ngày 08/12/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải
cách hành chính tỉnh Ninh Thuận năm 2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ
tại Tờ trình số 695/TTr-SNV ngày 14 tháng 3 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch kiểm
tra cải cách hành chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này,
báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
ban hành.
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Vụ CCHC - Bộ Nội vụ;
- TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh:
- Tổ giúp việc CCHC và NCNLCT tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Báo Ninh Thuận;
- Đài PTTH tỉnh;
- VPUB: LĐ, HCTC, KSTTHC;
- Lưu: VT, KGVX. NAM.
|
CHỦ
TỊCH
Lưu Xuân Vĩnh
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH NINH THUẬN NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 451/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2018 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
1. Mục tiêu:
- Đánh giá khách quan, toàn diện kết
quả thực hiện công tác cải cách hành chính trên các lĩnh vực quản lý của các Sở,
ngành; việc triển khai thực hiện các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh về công
tác chỉ đạo, điều hành, cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực trọng
tâm tại một số Sở, ngành, địa phương; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trong thời gian tới.
- Kịp thời phát hiện các điển hình,
sáng kiến và cách làm hay trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính để tuyên
truyền, nhân rộng áp dụng; chỉ ra những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực
hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính tại các Sở, ngành, địa phương để có hướng
khắc phục, tháo gỡ trong tổ chức thực hiện; ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của
các Sở, ngành, địa phương để hướng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo
chuyển biến về kỷ luật, kỷ cương, hành chính của người đứng đầu, đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức trong thực hiện công tác cải cách hành chính.
2. Yêu cầu:
- Việc kiểm tra đúng theo nội dung Kế
hoạch, phải bảo đảm chính xác, khách quan, không làm cản trở hoạt động của đơn
vị được kiểm tra.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở,
ngành, địa phương để bảo đảm việc kiểm tra mang tính toàn diện, đồng thời bảo đảm
có trọng tâm, trọng điểm trong kiểm tra.
II. NỘI DUNG KIỂM
TRA:
1. Việc triển khai và kết quả thực hiện
nhiệm vụ cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên tất cả
các nội dung của Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính
phủ, Quyết định số 351/QĐ-UBND ngày 14/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước tỉnh Ninh Thuận
giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 2341/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Ninh Thuận năm
2018; việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về đẩy mạnh Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2011-2020.
2. Kết quả đạt được của các Sở,
ngành, địa phương trong việc thực hiện các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh về
đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực như: Rà soát, đơn giản
hóa và công khai các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xây dựng, đất đai,
đăng ký kinh doanh, thuế, bảo hiểm xã hội,... liên quan đến người dân và doanh
nghiệp; tình hình triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
3. Việc thực hiện các hình thức công
khai, minh bạch thủ tục hành chính; việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm
vi quản lý hoặc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị, địa phương; việc
công khai thủ tục hành chính trên trang/cổng thông tin điện tử; niêm yết công
khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết thủ
tục hành chính.
4. Tình hình triển khai Đề án kiện
toàn tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo Kế hoạch số
92-KH/TU và Chương trình số 181-CTr/TU ngày 21/02/2018 của Tỉnh ủy.
5. Kết quả triển khai đẩy mạnh cải
cách chế độ công vụ, công chức; trách nhiệm và đạo đức công vụ, kỷ luật, kỷ
cương trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ của cán bộ, công chức theo
tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính
phủ; Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 11/10/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và
Công văn số 4974/UBND-KGVX ngày 08/12/2016 Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện
gửi thư chúc mừng, thư chia buồn và thư xin lỗi đến tổ chức, người dân.
6. Kiểm tra việc triển khai xây dựng
Chính quyền điện tử theo tinh thần Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của
Chính phủ và Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020. Việc triển khai Khung kiến trúc Chính
quyền điện tử của tỉnh. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình
xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành
chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân. Việc triển
khai ứng dụng chữ ký số trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
7. Kết quả triển khai thực hiện các
giải pháp nhằm nâng cao các Bộ Chỉ số liên quan đến công tác cải cách hành
chính: PAR INDEX, PCI, PAPI, SIPAS. Công tác đánh giá, khảo sát ý kiến của người
dân, tổ chức về kết quả phục vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.
III. PHƯƠNG PHÁP
KIỂM TRA:
1. Kiểm tra thực tế việc tổ chức cung
cấp dịch vụ hành chính công, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức
và doanh nghiệp tại các cơ quan, đơn vị và địa phương.
2. Đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với
lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra:
- Nghe báo cáo tóm tắt do cơ quan,
đơn vị, địa phương trình bày (theo mẫu Đề cương đính kèm) và những đề xuất,
kiến nghị.
- Trao đổi, thảo luận những vấn đề
phát hiện qua kiểm tra.
- Trưởng Đoàn kiểm tra kết luận.
IV. THỜI GIAN, ĐỐI
TƯỢNG KIỂM TRA VÀ THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA:
1. Thời gian, đối tượng kiểm tra: nêu tại Phụ lục đính kèm (thời gian cụ thể giao Trưởng Đoàn kiểm
tra thông báo đến các cơ quan, đơn vị, địa phương trước 10 ngày kiểm tra).
2. Thành phần Đoàn kiểm tra:
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Các thành viên Tổ giúp việc (theo
QĐ số 238/QĐ-UBND ngày 12/02/2018 về việc thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cải
cách hành chính và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Ninh Thuận).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Giao Sở Nội vụ làm đầu mối chủ trì,
phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan
tổ chức kiểm tra theo đúng nội dung Kế hoạch đã đề ra; liên hệ và thông báo đến
các cơ quan, đơn vị, địa phương về Kế hoạch kiểm tra. Đồng thời tổng hợp, xây dựng
báo cáo kết quả sau kiểm tra.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chuẩn
bị các điều kiện cần thiết cho Kế hoạch kiểm tra của Đoàn Kiểm tra.
- Lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương
thuộc đối tượng kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị tốt nội dung phục vụ việc kiểm
tra; xây dựng báo cáo theo Đề cương kèm theo Kế hoạch này và gửi về Sở Nội vụ
trước khi kiểm tra ít nhất 05 ngày, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp Đoàn
kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ.
- Báo Ninh Thuận; Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh cử phóng viên tham gia cùng Đoàn kiểm tra, phản ánh kịp thời kết
quả kiểm tra thực hiện cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra công
tác cải cách hành chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đề nghị các cơ
quan, đơn vị, địa phương chủ động triển khai thực hiện./.
PHỤ LỤC
THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI
CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 451/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2018 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT
|
ĐƠN
VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA
|
THỜI
GIAN DỰ KIẾN KIỂM TRA
|
1
|
Thanh tra tỉnh
|
Tháng
5/2018
|
2
|
Sở Tài chính
|
3
|
Sở Y tế
|
4
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
5
|
Kho bạc nhà nước
|
6
|
Công an tỉnh
|
7
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Tháng
6/2018
|
8
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
|
9
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
10
|
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
|
11
|
Ủy ban nhân dân huyện Ninh Phước
|
12
|
Ủy ban nhân dân huyện Thuận Nam
|
Mỗi đơn vị cấp huyện chủ động lựa chọn
01 đến 02 đơn vị cấp xã để làm việc với Đoàn kiểm tra./.
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
PHỤC VỤ KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH
CHÍNH NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 451/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2018 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
Phần A:
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH
CHÍNH TẠI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH:
- Tình hình triển khai Kế hoạch cải
cách hành chính năm 2018: Việc đôn đốc, triển khai, bố trí nguồn lực cho cải
cách hành chính; thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, kiểm tra cải cách
hành chính.
- Trách nhiệm của người đứng đầu
trong việc triển khai công tác cải cách hành chính.
- Tình hình triển khai thực hiện Kế
hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP
ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017 và định
hướng đến năm 2020.
- Tình hình triển khai các Nghị quyết
của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính trên một số lĩnh vực, trọng tâm là các lĩnh vực có liên quan đến
doanh nghiệp và người dân, như: Thuế, kho bạc, đất đai, xây dựng, đăng ký kinh
doanh, y tế, giáo dục, tiếp cận điện năng...
- Tình hình thực hiện kỷ luật, kỷ
cương hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo tinh thần chỉ đạo tại
Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số
22/CT-UBND ngày 11/10/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG TRIỂN
KHAI CÁC NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH:
Trình bày những kết quả chính đạt được
trong công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương từ đầu năm
2018 đến nay, trên các lĩnh vực:
1. Cải cách thể chế:
- Tình hình soạn thảo, tham mưu ban
hành và kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
2. Cải cách thủ tục hành chính và
cơ chế một cửa, một cửa liên thông:
- Công tác chỉ đạo, điều hành về hoạt
động kiểm soát thủ tục hành chính.
- Thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ
tục hành chính tại cơ quan, đơn vị theo Kế hoạch của UBND tỉnh; việc tham mưu
Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính.
- Việc niêm yết công khai các thủ tục
hành chính đã được Chủ tịch UBND tỉnh công bố; thực hiện giải quyết thủ tục
hành chính tại cơ quan, đơn vị. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá
nhân, tổ chức về quy định hành chính.
- Thực hiện trách nhiệm người đứng đầu
trong công tác cải cách thủ tục hành chính theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày
10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh thực hiện các loại thư trong việc
giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Thực hiện
Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính
công ích.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước:
- Việc kiện toàn tổ chức bộ máy của
cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ,
ngành Trung ương.
- Việc xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức
bộ máy các cơ quan hành chính theo Kế hoạch của Tỉnh ủy triển khai thực hiện
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp
tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Đề
án kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập theo Chương trình
hành động của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
- Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các
quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo phù hợp với quy định
của Chính phủ, của Bộ, ngành Trung ương và của địa phương (Quy chế làm việc,
Quy tắc ứng xử, Quy chế dân chủ...).
- Việc tổ chức thực hiện, đánh giá
tình hình phân cấp quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: về tổ chức cán bộ, về quản
lý đất đai, về quản lý tài sản, ngân sách, về quy hoạch, kế hoạch...
4. Xây dựng và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách công vụ, viên chức:
- Kết quả tổ chức triển khai thực hiện
Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và
cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP
ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;
- Kết quả tổ chức triển khai thực hiện
Nghị định số 88/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 122/2017/QĐ-UBND ngày
07/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức,
viên chức.
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
5. Cải cách tài chính công:
- Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các
quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế quản lý tài chính, tài sản theo quy định tại
cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Thực hiện công khai thu chi tài
chính theo quy định của pháp luật.
- Những đổi mới trong công tác quản lý
tài chính ngân sách nhằm sử dụng đúng mục đích ngân sách được giao gắn với kết
quả thực hiện nhiệm vụ.
6. Hiện đại hóa hành chính:
- Tình hình triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương (triển
khai Khung kiến trúc chính quyền điện tử, phần mềm Văn phòng điện tử, phần mềm
một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến, trang thông tin điện tử, hệ thống
thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành - nếu có...).
- Việc xây dựng, duy trì, cải tiến Hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ
quan, đơn vị, địa phương.
Phần B:
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÁC BỘ
CHỈ SỐ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA
PHƯƠNG
1. Kết quả triển khai các giải pháp
nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX).
2. Kết quả triển khai các giải pháp
nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
3. Kết quả triển khai các giải pháp
nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI).
4. Kết quả triển khai các giải pháp
nâng cao Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan
hành chính nhà nước (SIPAS).
Phần C:
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
I. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG
TRIỂN KHAI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG:
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CẢI
CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI:
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Nêu những kiến nghị, đề xuất với Bộ Nội
vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan để đẩy mạnh cải cách
hành chính trong thời gian tới.