Khoản 1 Điều 16
Nghị định số 74/2009/NĐ-CPBAN CÁN SỰ ĐẢNG BỘ TƯ PHÁP
-------
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
---------------
|
Số: 45-QĐ/BCS
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 03 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH LUÂN CHUYỂN CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
TRONG HỆ THỐNG CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ GIAI ĐOẠN 2014 - 2016
BAN CÁN SỰ ĐẢNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Quyết định số 48-QĐ/TW ngày
14 tháng 11 năm 1992 của Bộ Chính trị về việc thành lập Ban cán sự Đảng ở các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày
25 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị khóa IX về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo
và quản lý;
Căn cứ Nghị quyết số 152-NQ/BCS
ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc đẩy mạnh công
tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Tư pháp đến năm 2020 và những
năm tiếp theo;
Căn cứ Quy chế làm việc của Ban
cán sự Đảng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 78-QĐ/BCS ngày 18 tháng
6 năm 2013 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi
hành án dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch luân
chuyển công chức lãnh đạo, quản lý trong hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự
giai đoạn 2014 - 2016.
Điều 2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có
trách nhiệm xây dựng phương án luân chuyển và danh sách công chức luân chuyển
thuộc diện Bộ quản lý, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Ban cán sự Đảng,
Lãnh đạo Bộ quyết định luân chuyển công chức theo thẩm quyền.
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng phương án luân chuyển
và danh sách công chức luân chuyển, quyết định hoặc báo cáo Tổng Cục trưởng Tổng
cục Thi hành án dân sự quyết định luân chuyển công chức theo thẩm quyền.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 4. Văn phòng giúp việc Ban cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ
Tổ chức cán bộ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, Cục trưởng
Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4 (để t/h);
- Ban Tổ chức Trung ương (để báo cáo);
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương (để báo cáo);
- Ban Nội chính Trung ương (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương (để báo cáo);
- Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(để phối hợp);
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (để phối hợp);
- Lưu: VPBCS Đảng, TCTHADS.
|
T/M BAN CÁN SỰ
ĐẢNG
BÍ THƯ
Hà Hùng Cường
|
KẾ HOẠCH
LUÂN CHUYỂN CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG CƠ QUAN THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ GIAI ĐOẠN 2014 - 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45-QĐ/BCS ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Ban
cán sự Đảng Bộ Tư pháp)
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo
và quản lý, Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020; Nghị
quyết số 152-NQ/BCSĐ ngày 28/11/2012 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc đẩy
mạnh công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Tư pháp đến năm 2020
và những năm tiếp theo; Quyết định số 01-QĐ/BCS ngày 05/01/2012 của Ban cán sự
Đảng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Kế hoạch
luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của Tổng cục Thi hành án dân sự và các
cơ quan Thi hành án dân sự địa phương giai đoạn 2012 - 2015 và Kế hoạch luân
chuyển số 7190/KH-BTP ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Ban cán sự Đảng
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch luân chuyển
công chức lãnh đạo, quản lý trong hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự giai đoạn
2014 - 2016 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và phát
triển đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch nhằm xây dựng đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự, nhất là Vụ
trưởng thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự,
Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng
bộ về cơ cấu; chủ động tạo nguồn công chức lãnh đạo, quản lý trước mắt và lâu
dài cho các cơ quan Thi hành án dân sự; kịp thời tăng cường công chức lãnh đạo,
quản lý cho những đơn vị khó khăn về nguồn nhân sự, những đơn vị có khối lượng
công việc lớn, những đơn vị có điều kiện làm việc khó khăn, phức tạp.
2. Yêu cầu
- Luân chuyển công chức phải căn cứ
vào chức danh quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đã được phê duyệt và kết quả
đánh giá hàng năm đối với cán bộ, công chức liên quan.
- Luân chuyển từ Tổng cục Thi hành án
dân sự xuống Cục, Chi cục Thi hành án dân sự và ngược lại trong hệ thống các cơ
quan Thi hành án dân sự gắn với chuyển đổi vị trí công tác từ đơn vị này sang
đơn vị khác, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,
rèn luyện công chức với bố trí sắp xếp cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Dân chủ, công khai, đồng thuận
trong cấp ủy, lãnh đạo đơn vị trong công tác luân chuyển công chức, không gây sự
xáo trộn lớn trong đơn vị nơi công chức luân chuyển đi và đến.
- Làm tốt công tác tư tưởng đối với
công chức được luân chuyển và cán bộ, công chức nơi công chức luân chuyển đi và
đến.
- Nghiêm cấm lợi dụng công tác luân
chuyển công chức để trù dập cá nhân, gây mất đoàn kết nội bộ hoặc nhằm mục đích
vụ lợi.
II. ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN
VỊ, THỜI GIAN, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LUÂN CHUYỂN
1. Đối tượng,
đơn vị luân chuyển
- Đối tượng luân chuyển gồm công chức
được quy hoạch hoặc đang là lãnh đạo, quản lý có độ tuổi dưới 45; đối với nam
giới tuổi có thể cao hơn nhưng tối đa không quá 50 tuổi.
Đối với công chức lãnh đạo, quản lý
trong quy hoạch cấp Trưởng đã giữ chức vụ cấp Phó 01 nhiệm kỳ thì phải xem xét
luân chuyển, công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch đã giữ chức vụ 02 nhiệm
kỳ thì phải chuyển đổi vị trí công tác. Chú trọng luân chuyển Chi cục trưởng,
Trưởng phòng trong quy hoạch Cục trưởng, Phó Cục trưởng.
- Việc luân chuyển công chức lãnh đạo,
quản lý được thực hiện cả ở Tổng cục, Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự.
- Không thực hiện luân chuyển công chức
đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức trong quy hoạch lãnh đạo, quản
lý đã bị xử lý kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát
triển.
Theo đó, đối tượng và đơn vị luân
chuyển cụ thể như sau:
1.1. Tổng cục Thi hành án dân sự
- Luân chuyển 01 - 02 Vụ trưởng và
tương đương làm Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự hoặc chuyển đổi vị trí công
tác làm Vụ trưởng và tương đương Vụ khác thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự
(luân chuyển trong nội bộ Tổng cục).
- Luân chuyển 03 - 04 Phó Vụ trưởng
và tương đương làm Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (chú trọng những đơn vị
đang thiếu Phó Cục trưởng) hoặc chuyển đổi vị trí công tác làm Phó Vụ trưởng và
tương đương Vụ khác thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự.
Các công chức lãnh đạo, quản lý cấp Vụ
của Tổng cục thuộc diện luân chuyển về làm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi
hành án dân sự phải đáp ứng tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp quy định
tại khoản 7 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Khoản
1 Điều 16 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP.
1.2. Cục Thi hành án dân sự
a) Công chức lãnh đạo cấp Cục
- Thực hiện luân chuyển 01 - 02 Cục
trưởng Cục Thi hành án dân sự (trong quy hoạch Tổng Cục trưởng, Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự) làm Vụ trưởng và tương đương tại Tổng cục
Thi hành án dân sự hoặc chuyển đổi vị trí công tác làm Cục trưởng Cục Thi hành
án dân sự tỉnh khác.
- Thực hiện luân chuyển 03 - 05 Phó Cục
trưởng Cục Thi hành án dân sự (trong quy hoạch Cục trưởng) làm Phó Vụ trưởng và
tương đương tại Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc chuyển đổi vị trí công tác làm
Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh khác.
Tùy tình hình cụ thể, công chức luân
chuyển có thể không tính vào định mức số lượng lãnh đạo đã được cấp có thẩm quyền
quy định (cấp Phó) của đơn vị nơi cán bộ luân chuyển đến.
b) Công chức lãnh đạo cấp Phòng, cấp
Chi cục
- Mỗi Cục Thi hành án dân sự luân
chuyển 02 - 05 Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (trong quy hoạch Cục
trưởng, Phó Cục trưởng) làm Trưởng phòng và tương đương thuộc Cục hoặc chuyển đổi
vị trí công tác làm Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện khác;
- Mỗi Cục Thi hành án dân sự luân
chuyển 01 - 02 Trưởng phòng và tương đương (trong quy hoạch Cục trưởng, Phó Cục
trưởng) thuộc Cục làm Chi cục trưởng Cục Thi hành án dân sự.
2. Thời gian
luân chuyển
Thời gian luân chuyển từ 03 đến 05 năm, trường hợp
cần thiết, do nhu cầu công tác sắp xếp, bố trí công chức thì có thể kết thúc
luân chuyển sớm hoặc muộn hơn thời hạn.
3. Chế độ,
chính sách khi thực hiện luân chuyển và bố trí công tác đối với công chức sau luân chuyển
Chế độ, chính sách đối với công chức
luân chuyển được thực hiện theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước và quy
định của Bộ Tư pháp. Ngoài ra, đơn vị nơi công chức luân chuyển đến có trách
nhiệm chuẩn bị phương tiện làm việc, hỗ trợ nơi ở, tạo điều kiện về phương tiện
đi lại (nếu có) để công chức luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hết thời hạn luân chuyển, công chức
hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình luân chuyển được xem xét, bổ nhiệm chức
vụ cao hơn. Quan tâm xem xét, bổ nhiệm chức vụ cao hơn tại đơn vị nơi công chức
công tác trước khi luân chuyển hoặc được bố trí, sắp xếp tại đơn vị khác trong
toàn hệ thống các cơ quan Thi hành án dân sự.
II. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Tổng Cục trưởng
Tổng cục Thi hành án dân sự
a) Trên cơ sở Quy hoạch công chức
lãnh đạo, quản lý cấp Tổng cục, cấp Vụ thuộc Tổng cục, cấp Cục Thi hành án dân
sự giai đoạn 2013 - 2015 và 2016 - 2021 đã được phê duyệt, xây dựng phương án
(có Danh sách cụ thể) và phối hợp chặt chẽ với Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp
tham mưu, trình Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định việc luân chuyển
theo thẩm quyền.
Thời hạn báo cáo phương án luân chuyển
năm 2014: Hoàn thành trước 31/5/2014; các năm tiếp theo hoàn thành trước 30/6
hàng năm.
b) Chỉ đạo các Cục Thi hành án dân sự
xây dựng phương án luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của các cơ quan Thi
hành án dân sự ở địa phương và phê duyệt phương án, quyết định luân chuyển công
chức lãnh đạo, quản lý theo thẩm quyền.
2. Vụ trưởng Vụ
Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp
Phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân
sự tham mưu giúp Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện việc luân chuyển
đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền theo quy định.
3. Cục trưởng Cục
Thi hành án dân sự
3.1. Đối với những đơn vị chưa báo cáo
Tổng cục phương án luân chuyển theo Kế hoạch số 10/TCTHADS-TCCB ngày
04/01/2012:
- Căn cứ Kế hoạch luân chuyển này, xây dựng phương án luân chuyển công chức
lãnh đạo, quản lý cấp Chi cục, cấp phòng thuộc Cục, báo cáo Tổng Cục trưởng Tổng
cục Thi hành án dân sự phê duyệt.
Thời hạn thực hiện: Năm 2014 hoàn
thành trước 30/04/2014, các năm tiếp theo hoàn thành trước 30/6 hàng năm.
- Quyết định hoặc báo cáo Tổng Cục
trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định luân chuyển công chức lãnh đạo,
quản lý theo thẩm quyền theo phương án
luân chuyển của Cục đã được phê duyệt.
Thời hạn thực hiện: Năm 2014 hoàn
thành trước 31/05/2014, các năm tiếp theo hoàn thành trước 30/6 hàng năm.
3.2. Đối với những đơn vị đã được phê
duyệt phương án luân chuyển theo Kế hoạch số 10/TCTHADS-TCCB ngày 04/01/2012:
Tiếp tục thực hiện luân chuyển công
chức theo phương án đã được phê duyệt. Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung thì báo cáo Tổng cục Thi hành án dân sự
xem xét, quyết định.
Hàng năm, trong tổng kết công tác
năm, Tổng cục Thi hành án dân sự, các Cục Thi hành án dân sự tổ chức sơ kết,
đánh giá kết quả thực hiện công tác luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý để
rút kinh nghiệm cho năm tiếp theo, báo cáo kết quả sơ kết với Lãnh đạo Bộ và
Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc, cần phản ánh kịp thời về Tổng cục Thi hành án dân sự, Vụ Tổ chức cán bộ Bộ
Tư pháp để báo cáo Ban cán sự Đảng xem xét, quyết định.