Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 45/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Lê Trường Lưu
Ngày ban hành: 11/11/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/2013/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 535/SNV-TĐKT ngày 11 tháng 7 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thi đua, khen thưởng tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, các thành viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trường Lưu

 

QUY CHẾ

THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2013/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nội dung, phương pháp tổ chức phong trào thi đua; đối tượng thi đua, khen thưởng; tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng; trách nhiệm quản lý nhà nước và thẩm quyền quyết định khen thưởng của UBND tỉnh, thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh (gọi tắt là ngành tỉnh), UBND các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND các địa phương), các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân trong tỉnh (gọi tắt là đơn vị); quy định chi tiết về hồ sơ thủ tục khen thưởng, tổ chức trao thưởng; quyền lợi và nghĩa vụ của các tập thể, cá nhân tham gia các phong trào thi đua, khen thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng; xử lý hành vi vi phạm về công tác thi đua, khen thưởng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tập thể, cá nhân trong các cơ quan nhà nước; các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị thuộc các thành phần kinh tế; người dân trong tỉnh, ngoài tỉnh, người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, người nước ngoài và các tổ chức người nước ngoài đều có quyền tham gia các phong trào thi đua của tỉnh, đạt được thành tích tiêu biểu, xuất sắc hoặc có những đóng góp lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế được khen thưởng theo Quy chế này.

Điều 3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

1. Nguyên tắc thi đua:

a) Tự nguyện, tự giác, công khai; đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

b) Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua; xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua. Các danh hiệu thi đua phải được đăng ký từ đầu năm và gửi về UBND tỉnh (qua Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ) trước ngày 30 tháng 3 hàng năm (ngành Giáo dục và Đào tạo gửi trước ngày 30 tháng 11).

2. Nguyên tắc khen thưởng:

a) Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời; một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; đảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.

b) Thành tích khen thưởng phải rõ ràng, cụ thể, đạt được ở mức độ nào thì khen thưởng ở mức độ đó, khen thưởng đột xuất, khen thưởng công lao cống hiến không nhất thiết theo trình tự từ mức khen thấp đến mức khen cao; khen thưởng thành tích hàng năm nhất thiết phải từ mức khen thưởng thấp đến mức khen thưởng cao; mỗi hình thức khen thưởng được tặng thưởng nhiều lần cho một đối tượng nhưng khen thưởng lần sau phải có thành tích cao hơn khen thưởng lần trước. Khen thưởng toàn diện (khen thành tích năm) thì không khen thưởng từng mặt.

c) Khen thưởng cá nhân nhiều hơn khen thưởng tập thể. Chú trọng khen thưởng cá nhân là công nhân, nông dân, hộ gia đình, đơn vị cơ sở; khen thưởng các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh; khen thưởng gương người tốt việc tốt, hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản; cán bộ, công chức, viên chức công tác vùng đồng bằng tình nguyện công tác ở khu vực miền núi, hải đảo của tỉnh; các lĩnh vực trọng tâm, trọng yếu, khó khăn, độc hại, nguy hiểm; cá nhân, tập thể từ yếu kém vươn lên.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp trên có trách nhiệm theo dõi, xem xét quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho cấp dưới trực tiếp, không nhất thiết phải cấp dưới đề nghị mới khen thưởng. Kết hợp khen thưởng động viên tinh thần với khuyến khích bằng vật chất.

d) Đơn vị được khen thưởng thành tích hàng năm thì thủ trưởng đơn vị mới được xét khen thưởng thành tích hàng năm, mức khen thưởng của thủ trưởng đơn vị thấp hơn hoặc bằng mức khen thưởng của đơn vị.

Chương II

TỔ CHỨC THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 4. Hình thức tổ chức thi đua

Thi đua thường xuyên (hằng năm, quý, tháng) và từng đợt thi đua theo chuyên đề. Tổ chức thi đua theo ngành, địa phương và theo khối, cụm thi đua.

Điều 5. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

1. Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, năng lực thực tế và yêu cầu phát triển của ngành, địa phương, đơn vị để đảm bảo tính khoa học, tính khả thi và đúng pháp luật quy định.

2. Xác định chỉ tiêu và thời gian thi đua phải trên cơ sở chỉ tiêu nhiệm vụ chính trị được cấp có thẩm quyền giao. Chỉ tiêu phấn đấu phải cao hơn, thời hạn hoàn thành phải sớm hơn.

3. Xác định biện pháp và kế hoạch tổ chức phối hợp giữa các cấp chính quyền, tổ chức Mặt trận, đoàn thể chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của quần chúng, đa dạng hóa các hình thức phát động thi đua thiết thực, hiệu quả; chống phô trương hình thức trong thi đua.

4. Tổ chức phát động và đăng ký giao ước thi đua giữa tập thể với tập thể, giữa cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình... trong từng địa phương, đơn vị. Tổ chức chỉ đạo xây dựng điển hình và nhân rộng điển hình tiên tiến.

5. Sơ kết (đối với đợt thi đua dài ngày), tổng kết đánh giá kết quả, đúc kết kinh nghiệm và phổ biến những kinh nghiệm hay, những nhân tố mới, mô hình mới đã xuất hiện trong phong trào thi đua; lựa chọn và công khai biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc.

Điều 6. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng

1. Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong toàn tỉnh.

Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh là cơ quan tư vấn, giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo và kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; Ban Thi đua Khen thưởng (Sở Nội vụ) là cơ quan thường trực của Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức tốt phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng.

2. Thủ trưởng các ngành, các đơn vị, Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong phạm vi ngành, địa phương, đơn vị mình quản lý; chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp các cấp để tổ chức phát động phong trào thi đua thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương và của tỉnh.

Hội đồng Thi đua Khen thưởng của ngành, địa phương, đơn vị có trách nhiệm giúp Thủ trưởng các ngành, UBND các địa phương tổ chức phát động các phong trào thi đua; theo dõi, phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để đề nghị các cấp khen thưởng theo quy định, tổ chức tuyên truyền xây dựng điển hình, nhân rộng, phát huy tác dụng và giữ vững điển hình tiên tiến.

3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị các cấp trong tỉnh, các tổ chức thành viên Ủy ban Mặt trận, trong phạm vi chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình, giám sát việc thực hiện các quy định về thi đua, khen thưởng, kiến nghị bổ sung sửa đổi những bất hợp lý liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng.

Phối hợp với các cơ quan nhà nước phát động thi đua và tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện tốt nội dung thi đua của trung ương, của tỉnh và của tổ chức mình phát động.

4. Các cơ quan thông tấn báo chí của tỉnh và của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, tuyên truyền, cổ động phong trào thi đua; phổ biến những kinh nghiệm và nêu các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt; đồng thời, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Điều 7. Các danh hiệu thi đua

1. Đối với cá nhân: Được công nhận các danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; “Lao động tiên tiến”; “Chiến sĩ tiên tiến” (đối với Lực lượng vũ trang nhân dân).

2. Đối với tập thể: Được tặng thưởng “Cờ thi đua”, “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Tập thể Lao động tiên tiến”; “Đơn vị Quyết thắng” và “Đơn vị tiên tiến” (đối với lực lượng vũ trang nhân dân); thôn (bản, làng, tổ dân phố, khối phố) văn hoá; cơ quan, đơn vị văn hóa.

3. Đối với hộ: Được công nhận “Gia đình văn hoá”, “Gia đình văn hóa tiêu biểu”.

Điều 8. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”

1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét công nhận đối với các cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, các cơ sở kinh tế đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1, 3 Điều 24 Luật Thi đua, khen thưởng và Điểm a, Khoản 2, Mục I Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ.

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao; có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ; tích cực tham gia các phong trào thi đua;

b) Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, địa phương.

c) Có đạo đức lối sống lành mạnh, được mọi người tín nhiệm.

d) Có thời gian công tác liên tục 10 tháng trở lên và tổng số ngày nghỉ trong năm không quá 40 ngày (trừ ngày lễ, ngày nghỉ tuần, nghỉ tết, nghỉ phép năm, nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, nghỉ thai sản, nghỉ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội).

e) Thời gian đi học do cơ quan, tổ chức cử đi được xem là thời gian làm việc, lấy kết quả học tập làm căn cứ xét thi đua (từ loại khá trở lên).

2. Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” được xét tặng hàng năm cho các cá nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Quy chế này và Thông tư số 23/2011/TT-BCA ngày 27/4/2011 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, công an xã, bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và Thông tư số 79/2011/TT-BQP ngày 26/5/2011 của Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 9. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm cho cá nhân tại Khoản 1, 2 Điều 8 Quy chế này đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Là người tiêu biểu trong số người đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến” trong năm.

2. Có sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc được Hội đồng xét duyệt sáng kiến đơn vị cơ sở xét duyệt công nhận.

Hội đồng xét duyệt công nhận sáng kiến cấp cơ sở do thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” quyết định thành lập, có nhiệm vụ xét duyệt công nhận sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở khi xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”. Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín xét duyệt sáng kiến của Hội đồng được công nhận xếp loại khá (loại B) trở lên và phải có số phiếu đồng ý từ 80% trở lên của các thành viên Hội đồng có mặt nhất trí công nhận.

3. Số lượng công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không vượt quá 30% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị (tính theo đơn vị cấp Sở gồm: Văn phòng sở, các phòng… và tính từng đơn vị trực thuộc cấp Sở, cấp huyện (tính theo đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân: có con dấu, có tài khoản riêng): Phòng, Ban, Chi cục, Trung tâm, Trường, UBND cấp xã…).

Việc xét và công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” của các chức danh lãnh đạo Bí thư, Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND của các huyện, thị xã và thành phố Huế (gọi là lãnh đạo cấp huyện) không tính vào tỷ lệ 30% để xét và công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho Văn phòng Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, HĐND và UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế (gọi là cấp huyện).

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” của các chức danh lãnh đạo cấp huyện không tính để công nhận “Tập thể Lao động xuất sắc” cho Văn phòng cấp huyện mà phải là tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Văn phòng đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

Hàng năm, việc công nhận các danh hiệu thi đua và khen thưởng cho tập thể và cá nhân đối với cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ quan Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện, được xét đặc thù theo năm học, nhưng tỷ lệ xét các danh hiệu thi đua và khen thưởng như một sở hoặc phòng, ban trực thuộc của địa phương.

Điều 10. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”

1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” được xét tặng hàng năm cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong những cá nhân có 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và có ít nhất 01 sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới hoặc áp dụng công nghệ mới nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong ngành thuộc tỉnh trở lên, được Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh xét duyệt công nhận.

Tên đề tài nghiên cứu, sáng kiến, giải pháp công tác phải được đăng ký tại cơ quan, đơn vị ngay từ đầu năm, ngành Giáo dục và Đào tạo đăng ký vào đầu năm học, gửi về Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh hoặc Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh (qua Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ) cùng với thời điểm đăng ký các danh hiệu thi đua.

2. Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp tỉnh xét duyệt công nhận sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu cấp tỉnh khi xét tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”. Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín xét duyệt sáng kiến của Hội đồng được công nhận xếp loại khá (loại B) trở lên và phải có số phiếu đồng ý từ 80% trở lên của các thành viên Hội đồng có mặt nhất trí công nhận.

3. Số lượng đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” là 3% trong tổng số cán bộ của đơn vị, nhưng không quá 15 người đối với những đơn vị có tổng số cán bộ trên 500 người. Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương, số lượng đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” là 1% trong tổng số cán bộ của toàn ngành nhưng một đơn vị sự nghiệp trực thuộc không quá 3% trong tổng số cán bộ của đơn vị; riêng đối với cơ quan Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương, số lượng đề nghị không quá 01 người.

Đối với lãnh đạo của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các trường; Giám đốc, Phó Giám đốc của các Trung tâm…), số lượng đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” mỗi đơn vị không quá 01 người.

Đối với lãnh đạo cấp huyện; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh thì số lượng đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” là 25% trong tổng số lãnh đạo của địa phương, đơn vị, nhưng không quá 02 người.

4. Các cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” thì sau 2 năm mới đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen hoàn thành nhiệm vụ công tác năm; Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương các hạng.

Điều 11. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

Thực hiện theo Điều 15 Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và năm trình đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”; được xét tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn sau đây:

1. Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 2 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”;

2. Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có phạm vi ảnh hưởng rộng đối với toàn quốc. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu do Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp tỉnh xem xét, công nhận. Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín xét duyệt sáng kiến của Hội đồng được công nhận xếp loại khá (loại B) trở lên và phải có số phiếu đồng ý từ 80% trở lên của các thành viên Hội đồng có mặt nhất trí công nhận.

3. Các cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” thì sau 2 năm mới đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen hoàn thành nhiệm vụ công tác năm; Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương các hạng.

5. Việc đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét cùng với thời điểm xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”.

Điều 12. Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”

1. Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” được xét tặng hàng năm cho các phòng, ban và tương đương thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương; các đơn vị trường học, bệnh viện và các khoa, phòng, ban chuyên môn trực thuộc; các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh… (trừ các tập đoàn kinh tế, tổng công ty) và các đơn vị trực thuộc như xí nghiệp, phòng, phân xưởng; các phòng, ban, hội đoàn thể và cấp tương đương thuộc huyện, thành phố; tập thể cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch được giao trong năm;

b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

c) Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; đồng thời, không có cá nhân nào trong tập thể bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; Tổ chức Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ, tổ chức đoàn thể trong đơn vị đạt khá trở lên.

2. Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” được xét tặng hàng năm theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Điều 13. Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Đơn vị Quyết thắng”

1. Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” được xét tặng hàng năm cho các tập thể tiêu biểu xuất sắc trong số tập thể được công nhận “Tập thể Lao động tiên tiến” và đạt được các tiêu chuẩn sau:

a) Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước;

b) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

c) Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; đồng thời, không có cá nhân nào trong tập thể bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;

d) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.

2. Số lượng đề nghị không quá 30% trong tổng số các đơn vị trực thuộc của địa phương, đơn vị và phải được xét theo khối tương đương thuộc một đơn vị trình (Ví dụ: UBND cấp huyện trình: khối thuộc Huyện ủy; khối phòng, trung tâm; khối UBND cấp xã, phường; khối mặt trận, đoàn thể, hội; khối Ban công an cấp xã, phường…; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương: khối Mầm non, khối TH, khối THCS, khối THPT, Trung tâm…).

3. Đối với các doanh nghiệp thuộc tỉnh, hàng năm UBND tỉnh chỉ xét công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” cho các Công ty; không xét công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” cho các tập thể nhỏ thuộc Công ty.

4. Đối với các Hội và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Hội Nông dân, Hội Người mù, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…, UBND tỉnh chỉ xét tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” cho tập thể lớn, không xét công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” cho các tập thể nhỏ thuộc đơn vị.

5. Đối với Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật, UBND tỉnh chỉ xét tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” cho cơ quan Hội, không xét công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” cho các tập thể đơn vị thành viên thuộc Hội như: Hội Khoa học Lịch sử, Hội Đông y, Hội Dân số - Kế hoạch hóa gia đình…

6. Danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” được xét tặng hàng năm cho các tập thể theo quy định tại Thông tư số 23/2011/TT-BCA ngày 27/4/2011 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, công an xã, bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và Thông tư số 79/2011/TT-BQP ngày 26/5/2011 của Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 14. Danh hiệu “Gia đình văn hoá”, danh hiệu thôn, bản, làng, tổ dân phố văn hóa và tương đương

Thực hiện theo Điều 29 và 30 của Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 18 Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ:

1. Danh hiệu “Gia đình văn hoá” ở xã, phường, thị trấn được xét tặng cho hộ gia đình đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú;

b) Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng;

c) Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả.

2. Danh hiệu thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá được xét tặng cho thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển;

b) Đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh, phong phú;

c) Môi trường cảnh quan sạch đẹp;

d) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

e) Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu ''Thôn văn hóa'', ''Bản văn hóa'', ''Làng văn hóa'', ''Ấp văn hóa'', ''Tổ dân phố văn hóa'' và tương đương.

Điều 15. Cờ thi đua của UBND tỉnh

Cờ thi đua của UBND tỉnh được xét tặng hàng năm cho các đơn vị, địa phương đạt các tiêu chuẩn sau.

1. Hoàn thành xuất sắc toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao; nội bộ đoàn kết; tổ chức Đảng đạt trong sạch vững mạnh, các đoàn thể chính trị vững mạnh.

2. Được suy tôn đơn vị dẫn đầu Khối thi đua của tỉnh; dẫn đầu các cấp học thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh; dẫn đầu các phong trào thi đua theo chuyên đề đối với các ngành công an, quân sự, biên phòng (mỗi ngành chỉ được tặng 01 Cờ), riêng ngành công an được tặng thêm 01 cờ cho phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trên toàn địa bàn; dẫn đầu phong trào thi đua xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã, thành phố (mỗi địa phương được tặng 01 Cờ). Ngoài ra, đối với Hợp tác xã một năm UBND tỉnh xét chọn từ các đơn vị cơ sở 01 Cờ thi đua xuất sắc (qua Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thừa Thiên Huế) để trình Chính phủ.

* Tiêu chí đề nghị tặng Cờ thi đua đối với xã, phường, thị trấn:

- Tốc độ tăng trưởng vượt so với kế hoạch;

- Thu ngân sách vượt so với kế hoạch;

- Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm so với kế hoạch;

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm so với kế hoạch;

- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục các cấp học kể cả phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi;

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia vượt so với kế hoạch;

- Chỉ tiêu giao quân đạt 100%;

- Gia đình đạt chuẩn văn hóa từ 85% trở lên;

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm so với kế hoạch đề ra;

- Thu nhập bình quân đầu người vượt so với kế hoạch;

- Giải quyết việc làm vượt so với kế hoạch.

* Tiêu chí đề nghị Cờ thi đua đối với Hợp tác xã:

Các tiêu chí dưới đây phải đạt hoặc vượt so với năm trước:

- Tổng số nguồn vốn của Hợp tác xã, trong đó:

+ Vốn cố định

+ Vốn lưu động

- Tổng doanh thu;

- Lãi trước thuế;

- Lãi sau thuế;

- Thu nhập bình quân của người lao động trong Hợp tác xã;

- Đóng góp ngân sách;

- Tổng số lao động được giải quyết việc làm;

- Tổng số tiền đóng góp các hoạt động từ thiện, nhân đạo.

Ngoài các tiêu chí trên, báo cáo thành tích của xã, phường, thị trấn và Hợp tác xã còn phải thể hiện rõ kết quả thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các công tác khác.

Hàng năm, UBND tỉnh không xét tặng Cờ thi đua xuất sắc cho các đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.

Điều 16. Cờ Thi đua của Chính phủ

Thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật Thi đua, Khen thưởng, được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Có thành tích, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong toàn quốc;

2. Có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

3. Nội bộ đoàn kết, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.

4. Được lựa chọn trong số những tập thể đã được tặng “Cờ thi đua của UBND tỉnh”, bao gồm: những tập thể được suy tôn đơn vị dẫn đầu Khối thi đua của tỉnh; dẫn đầu các cấp học thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh.

Ngoài ra, hàng năm UBND tỉnh xét chọn 01 Cờ thi đua xuất sắc trong số các đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã, thành phố (căn cứ vào đề nghị của các huyện, thị xã và thành phố Huế) và 01 Cờ thi đua xuất sắc đối với Hợp tác xã để xem xét, trình Cờ thi đua Chính phủ.

Chương III

HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

Điều 17. Giấy khen

1. Khen thưởng đột xuất: Được tặng thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích dũng cảm cứu người, cứu tài sản, gương người tốt, việc tốt, có thành tích cao trong các đợt thi đua ngắn ngày, tặng thưởng cho tập thể, cá nhân ngoài địa phương, đơn vị có nhiều đóng góp cho địa phương, đơn vị.

2. Khen thưởng chuyên đề: Tặng thưởng cho các tập thể, cá nhân thực hiện tốt các chương trình mục tiêu, Chỉ thị, Nghị định, Nghị quyết...

3. Tặng thưởng hàng năm cho các tập thể, cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đối với cá nhân.

- Đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm;

- Có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đi đầu trong các phong trào thi đua; tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

- Nếu là Đảng viên phải được phân loại Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ.

b) Đối với tập thể

- Đạt danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ được giao trong năm;

- Tổ chức tốt phong trào thi đua trong cơ quan, đơn vị, địa phương.

Điều 18. Bằng khen

Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng cho các đối tượng sau:

1. Khen thưởng đột xuất: Tập thể, cá nhân có thành tích mưu trí dũng cảm cứu người, cứu tài sản, gương người tốt, việc tốt; đạt các giải trong các hội thi, hội diễn Quốc tế; giải nhất, nhì, ba cấp Quốc gia.

2. Khen đối ngoại: Cá nhân, tổ chức ngoài tỉnh và nước ngoài có nhiều công lao đóng góp xây dựng và phát triển tỉnh.

3. Khen thưởng theo chuyên đề: khen thưởng đối với các chuyên đề được UBND tỉnh phát động thi đua và phải được đăng ký thi đua khen thưởng với UBND tỉnh (qua Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ) ngày từ đầu năm hoặc từ khi phát động phong trào thi đua.

Trong một năm, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ hai lần xét tặng Bằng khen cho tập thể, cá nhân đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong việc thực hiện các chuyên đề, gồm: một lần hàng năm (Kể cả khen thưởng đối với các tập thể không thuộc đối tượng công nhận “Tập thể Lao động xuất sắc”) và một lần giai đoạn 5 năm, 10 năm,…; trong đó chú trọng các tập thể và cá nhân trực tiếp thực hiện chuyên đề. Các Ban chỉ đạo, cá nhân trong Ban chỉ đạo có thành tích thì xét thành tích khen thưởng đó vào thành tích công tác năm đối với chuyên đề năm, cụ thể:

a) Tập thể, cá nhân đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Đảng, Nhà nước và của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, các đợt thi đua theo chuyên đề, các nhiệm vụ đột xuất của tỉnh.

Số lượng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xét khen thưởng cho một chuyên đề hàng năm, giai đoạn 5 năm: không quá 05 tập thể và 05 cá nhân; khen giai đoạn 10 năm, 20 năm: không quá 10 tập thể và 10 cá nhân.

b) Đối với khen thưởng theo quy định khác của UBND tỉnh:

- Khen thưởng nhân dịp kỷ niệm 5 năm, 10 năm… ngày thành lập Hội đoàn cấp tỉnh; UBND tỉnh xét khen thưởng cho 01 tập thể được thành lập.

- Khen thưởng nhân dịp Đại hội nhiệm kỳ 5 năm, số lượng 05 tập thể và 05 cá nhân.

- Khen thưởng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hàng năm, số lượng 10 tập thể và 20 cá nhân.

- Khen thưởng Festival, Hiến máu nhân đạo và một số trường hợp đặc biệt khác thực hiện theo chỉ đạo của tỉnh và Trung ương.

c) Tỉ lệ đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh giữa cán bộ lãnh đạo và công chức, viên chức, người lao động trực tiếp được quy định như sau:

- Đối với công chức, viên chức, người lao động trực tiếp là 70%;

- Đối với cán bộ lãnh đạo cấp sở và tương đương là 30%.

4. Tặng thưởng hàng năm cho các tập thể, cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đối với cá nhân:

- 02 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;

- Có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đi đầu trong các phong trào thi đua. Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội;

- Nếu là Đảng viên phải được phân loại Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ.

b) Đối với tập thể:

- 02 lần liên tục đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Đơn vị Quyết thắng”;

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm; tích cực tham gia các hoạt động xã hội;

- Tích cực tham gia phong trào thi đua của tỉnh và tổ chức tốt các phong trào thi đua trong nội bộ ngành, địa phương, đơn vị;

- Đối với cấp xã, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội tốt, thực hiện tốt quy chế dân chủ, không để xảy ra khiếu kiện tập thể, không có hộ đói; đối với thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa; đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động đối với người lao động, chấp hành nghiêm quy định về bảo vệ môi trường, sinh thái.

c) Số lượng đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho cá nhân thuộc các địa phương, đơn vị là 2% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, nhưng tối đa không quá 04 cá nhân.

Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, số lượng đề nghị không quá 10 cá nhân, Sở Y tế đề nghị không quá 5 cá nhân; Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương đề nghị không quá 04 cá nhân/địa phương.

Đối với các đơn vị có dưới 10 đơn vị trực thuộc được đề nghị không quá 01 đơn vị; từ 10 đến dưới 20 đơn vị trực thuộc được đề nghị không quá 02 đơn vị; từ 20 đến dưới 30 đơn vị trực thuộc được đề nghị không quá 03 đơn vị và từ 30 đơn vị trực thuộc trở lên được đề nghị không quá 04 đơn vị.

5. Đối với các tập thể không thuộc đối tượng công nhận “Tập thể Lao động xuất sắc” nhưng có đăng ký, ký kết giao ước thi đua từ đầu năm và gửi về UBND tỉnh (qua Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ), gồm:

a) Nhân dân và cán bộ các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã, thành phố Huế được đề nghị số lượng đối với một huyện, thị xã, thành phố Huế có dưới 10 xã, phường, thị trấn: không quá 01 tập thể; từ 10 đến dưới 20 xã, phường, thị trấn: không quá 02 tập thể; từ 20 đến dưới 30 xã, phường, thị trấn: không quá 03 tập thể và từ 30 xã, phường, thị trấn trở lên: không quá 04 tập thể.

b) Các Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và Hội Nông dân,… của xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã, thành phố Huế được đề nghị với số lượng đối với một huyện, thị xã, thành phố Huế có dưới 10 xã, phường, thị trấn: không quá 01 tập thể; từ 10 đến dưới 20 xã, phường, thị trấn: không quá 02 tập thể; từ 20 đến dưới 30 xã, phường, thị trấn: không quá 03 tập thể và từ 30 xã, phường, thị trấn trở lên: không quá 04 tập thể.

c) Các đơn vị thành viên thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật gồm: Hội Khoa học Lịch sử, Hội Đông y, Hội Dân số - Kế hoạch hóa gia đình… được đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen không quá 02 đơn vị thành viên.

6. Các tập thể, cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen công tác năm và Bằng khen không thuộc đối tượng công nhận “Tập thể Lao động xuất sắc” thì sau 02 năm mới xét đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen hoàn thành nhiệm vụ công tác năm và Bằng khen không thuộc đối tượng công nhận “Tập thể Lao động xuất sắc” hoặc công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen hoàn thành nhiệm vụ công tác năm, Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương các hạng.

7. Trong cùng một thời điểm, UBND tỉnh chỉ xét tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”.

8. Trong một năm, UBND tỉnh không xét đề nghị khen cao (trừ Chiến sĩ thi đua toàn quốc) đối với các tập thể, cá nhân vừa đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”.

Số lượng xét đề nghị khen cao đối với các sở, ban, ngành; các huyện, thị xã và thành phố Huế; ngành Giáo dục và đào tạo thuộc Sở (bao gồm cả cơ quan Sở), thuộc địa phương; các cơ quan, đơn vị cấp trình có số lượng phòng, ban, trung tâm, trường, UBND cấp xã, phường… đơn vị trực thuộc dưới 10 đơn vị: không quá 01 tập thể và 01 cá nhân; từ 10 đơn vị trở lên: không quá 02 tập thể và 02 cá nhân.

9. Đối với các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, UBND tỉnh không xét khen thưởng thành tích công tác năm, chỉ xét khen thưởng theo chuyên đề, giai đoạn hoặc đột xuất.

Điều 19. Các hình thức và tiêu chuẩn xét đề nghị tặng thưởng Kỷ niệm chương của các Bộ, ngành Trung ương; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; các loại Huân, Huy chương các hạng, các danh hiệu vinh dự Nhà nước, giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh

Thực hiện theo các quy định của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ, Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ và các văn bản hướng dẫn của Trung ương.

Các tập thể, cá nhân đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen hoàn thành nhiệm vụ công tác năm, Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương các hạng thì sau 2 năm mới đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và sau 3 năm mới được đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”.

Điều 20. Danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng khác của Uỷ ban Mặt trận, các đoàn thể chính trị, các cơ quan công tác Đảng, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, lực lượng vũ trang, các ngành Tòa án, Viện Kiểm sát, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh

Căn cứ Quy chế và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, thống nhất với Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ để cùng phối hợp thực hiện.

Chương IV

THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH KHEN THƯỞNG, TRAO THƯỞNG, HỒ SƠ THỦ TỤC, THỜI GIAN XÉT ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG

Điều 21. Thẩm quyền quyết định khen thưởng, đề nghị khen thưởng

Thực hiện theo Điều 51 Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và Khoản 3, Mục I Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ.

1. Việc công nhận “Chiến sĩ thi đua cơ sở” của các cá nhân thuộc các doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty liên doanh nước ngoài…, thực hiện theo Điểm b, Khoản 3, Mục I Thông tư 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế nơi doanh nghiệp có trụ sở làm việc xét tặng hoặc ủy quyền cho Giám đốc doanh nghiệp xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, trừ các doanh nghiệp là thành viên của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty (hoặc tương đương) và trình Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen và công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” (qua Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ) một trong hai trường hợp sau:

a) Nếu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế xét tặng và trình UBND tỉnh thì UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế phải đăng ký danh hiệu thi đua của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp với UBND tỉnh (qua Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ) trước ngày 30 tháng 3 hàng năm. Kinh phí khen thưởng cho các cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được trích từ ngân sách của địa phương.

b) Nếu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế ủy quyền cho Giám đốc doanh nghiệp xét tặng và trình UBND tỉnh công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” thì doanh nghiệp phải đăng ký danh hiệu thi đua của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp với UBND tỉnh (qua Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ) trước ngày 30 tháng 3 hàng năm. Kinh phí khen thưởng cho các cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” do doanh nghiệp chi trả.

2. Đối với những đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, khi trình các hình thức khen thưởng: Cờ thi đua, Bằng khen, “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, “Tập thể Lao động xuất sắc” và các hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho tập thể hoặc cá nhân là thủ trưởng đơn vị, trong báo cáo thành tích phải kê khai rõ các nội dung sau:

a) Số tiền thuế và các khoản thu khác thực tế đã nộp trong năm so với đăng ký;

b) Tỷ lệ % về số nộp ngân sách nhà nước so với năm trước;

c) Cam kết đã nộp đủ, đúng các loại thuế, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật và nộp đúng thời hạn.

Việc thẩm định mức độ hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước do cơ quan chuyên môn lấy ý kiến của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực đối với kết quả thẩm định.

d) Có ý kiến xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đối với việc: thực hiện chế độ bảo hiểm cho công nhân và người lao động theo quy định; thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh và an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống cháy nổ;...(nếu có).

3. Về thẩm quyền quyết định công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng đối với Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét đề nghị của Trưởng Công an xã, Trưởng ban Bảo vệ dân phố để trình cấp trên xét tặng danh hiệu thi đua cho cá nhân, tập thể Công an xã, Bảo vệ dân phố theo thẩm quyền.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét quyết định hoặc đề nghị Chính phủ công nhận danh hiệu thi đua theo thẩm quyền cho cá nhân, tập thể Công an xã, Bảo vệ dân phố đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tặng “Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, “Đơn vị quyết thắng” và trình Chính phủ xét quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Cờ thi đua của Chính phủ” cho cá nhân, tập thể Công an xã, Bảo vệ dân phố đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định

Điều 22. Hồ sơ thủ tục đề nghị khen thưởng

1. Hồ sơ, thủ tục đề nghị khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ, của Chủ tịch Nước thực hiện theo các quy định từ Điều 53 đến Điều 65 Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ căn cứ các văn bản hướng dẫn của Trung ương để hướng dẫn cụ thể.

2. Hồ sơ, thủ tục thuộc thẩm quyền quyết định khen thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh gồm:

a) Tờ trình của UBND huyện, thị xã, thành phố; sở, ban, ngành, cơ quan tương đương thuộc tỉnh (02 bản chính);

b) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua Khen thưởng của địa phương, đơn vị; của tỉnh (nếu có) phải có số phiếu đồng ý của các thành viên Hội đồng có mặt từ 80% trở lên. Các trường hợp đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” phải có số phiếu đồng ý của các thành viên Hội đồng của địa phương, đơn vị từ 90% trở lên (02 bản chính);

c) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín xét duyệt sáng kiến của Hội đồng xét duyệt công nhận sáng kiến cấp cơ sở, cấp tỉnh công nhận xếp loại khá (loại B) trở lên và phải có số phiếu đồng ý từ 80% trở lên của các thành viên Hội đồng có mặt nhất trí công nhận (02 bản chính);

d) Báo cáo thành tích của đối tượng đề nghị khen thưởng (02 bản chính); Quyết định công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng; Bảng tổng hợp thống kê số liệu công nhận các danh hiệu thi đua của tất cả các đơn vị trực thuộc; trong đó ghi rõ tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, tỉ lệ hoàn thành nhiệm vụ, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” (đang đề nghị) (theo mẫu).

* Đối với hồ sơ đề nghị tặng “Cờ Thi đua xuất sắc của UBND tỉnh”:

Báo cáo thành tích tập thể (mẫu số 1). Tại thời điểm đề nghị tặng Cờ thi đua, đơn vị đó phải dẫn đầu khối thi đua của tỉnh; dẫn đầu khối thi đua xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã và thành phố Huế; dẫn đầu trong phong trào thi đua của khối lực lượng vũ trang (trong biên bản phải thể hiện kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình khen thưởng hoặc Khối thi đua).

* Đối với hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”:

Báo cáo thành tích tập thể (mẫu số 1). Trong báo cáo có đóng kèm theo quyết định hoặc giấy chứng nhận danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”; quyết định hoặc giấy chứng nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” của các cá nhân (bản photo);

Riêng đối với các đơn vị trường học, báo cáo phải thể hiện rõ chất lượng học lực, hạnh kiểm của học sinh.

* Đối với hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”:

- Báo cáo thành tích (mẫu số 2). Trong báo cáo có đóng kèm theo bản photocopy quyết định hoặc giấy chứng nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” 03 năm liên tục.

- Đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật của năm đề nghị có ký tên của cá nhân và xác nhận của Hội đồng khoa học, sáng kiến đơn vị (02 bản chính và 10 bản photocopy).

* Đối với hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen công tác năm:

- Tập thể: Báo cáo thành tích (mẫu số 1). Trong báo cáo có đóng kèm theo bản photocopy quyết định hoặc giấy chứng nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” 02 năm liên tục; bảng tổng hợp về cơ cấu tổ chức, trong đó nêu rõ số lượng các phòng, ban, đơn vị trực thuộc.

- Cá nhân: Báo cáo thành tích (mẫu số 2). Trong báo cáo có đóng kèm theo bản photocopy quyết định hoặc giấy chứng nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” 02 năm liên tục.

* Đối với hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen của UBND tỉnh theo các đợt thi đua hoặc theo chuyên đề: Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân (mẫu số 7).

* Đối với hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân người nước ngoài: Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân (mẫu số 8).

Khi đơn vị trình hồ sơ khen thưởng cho các tập thể, cá nhân người nước ngoài phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Sở Ngoại vụ.

* Đối với hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xét khen thưởng đột xuất: Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân (mẫu số 6 ).

e) Giấy chứng nhận, xác nhận, hiệp y đề nghị khen thưởng có liên quan.

3. Hồ sơ đề nghị xét khen cao (Chính phủ và Nhà nước):

a) Tờ trình của địa phương, đơn vị (02 bản chính);

b) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua Khen thưởng của địa phương, đơn vị; của tỉnh phải có số phiếu đồng ý của các thành viên Hội đồng có mặt từ 80% trở lên. Các trường hợp đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải có số phiếu đồng ý của các thành viên Hội đồng của địa phương, đơn vị; của tỉnh từ 90% trở lên (02 bản chính);

c) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín xét duyệt sáng kiến của Hội đồng xét duyệt công nhận sáng kiến cấp cơ sở, cấp tỉnh công nhận xếp loại khá (loại B) trở lên và phải có số phiếu đồng ý từ 80% trở lên của các thành viên Hội đồng có mặt nhất trí công nhận (02 bản chính).

d) Báo cáo thành tích: 06 bản chính đóng thành tập (riêng đối với đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, báo cáo thành tích là 06 bản chính, 22 bản photocopy).

Tập thể, cá nhân làm báo cáo thành tích và hồ sơ có liên quan theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Quy chế này để nộp cơ quan, tổ chức quyết định khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng. Khi trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi các file điện tử của hồ sơ trình (ở định dạng .doc đối với các tờ trình, danh sách, báo cáo thành tích của các tập thể, cá nhân được đề nghị; ở định dạng .pdf đối với các hồ sơ khác có liên quan) đến Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước. Thẩm định xong, Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ gửi hồ sơ khen thưởng bằng văn bản và bản điện tử của toàn bộ hồ sơ khen thưởng đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

* Đối với hồ sơ đề nghị tặng Cờ Thi đua của Chính phủ:

Báo cáo thành tích (mẫu số 1): Trong báo cáo có đóng kèm theo bản photocopy quyết định hoặc giấy chứng nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” của năm đề nghị và Quyết định tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh.

Trong phần báo cáo phải khai nổi bật thành tích năm đề nghị tặng Cờ thi đua (có so sánh với thành tích năm trước). Kết thúc báo cáo phải có câu “là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối... năm… và được UBND tỉnh đề nghị tặng Cờ thi đua Chính phủ năm …”.

* Đối với hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ:

- Đối với báo cáo thành tích tập thể (mẫu số 1)

- Đối với báo cáo thành tích cá nhân (mẫu số 2)

* Đối với đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”:

- Báo cáo thành tích (mẫu số 2). Trong báo cáo có đóng kèm theo bản photocopy quyết định hoặc giấy chứng nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” 02 lần liên tục…

- Đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật phải có ảnh hưởng trong phạm vi toàn quốc (trong giai đoạn đề nghị xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc) có ký tên của cá nhân và xác nhận của Hội đồng xét duyệt công nhận sáng kiến cấp cơ sở và Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp tỉnh (05 bản chính và 10 bản photocopy).

* Đối với hồ sơ đề nghị tặng thưởng Huân chương các loại:

- Đối với báo cáo thành tích tập thể (mẫu số 1)

- Đối với báo cáo thành tích cá nhân (mẫu số 2)

* Đối với hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động:

- Báo cáo thành tích tập thể (mẫu số 4)

- Báo cáo thành tích cá nhân (mẫu số 5)

Riêng đối với báo cáo thành tích của các đơn vị trường học, ngoài các tiêu chuẩn quy định phải nêu thêm chất lượng văn hoá, đạo đức của học sinh, trong đó tỷ lệ học sinh yếu và bỏ học phải dưới 01%.

e) Xác nhận của chính quyền địa phương (đối với đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động) nơi đơn vị đặt trụ sở chính (đối với tập thể) và nơi cư trú (đối với cá nhân).

4. Các danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” ;”Thầy thuốc ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”; “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”; “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” thực hiện theo Luật Thi đua, khen thưởng, các Nghị định và hướng dẫn của ngành dọc cấp trên.

5. Hồ sơ đề nghị hiệp y khen cao (02 bộ), gồm:

a) Văn bản đề nghị của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương hoặc của Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

b) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân (mẫu số 1, mẫu số 2).

6. Đối với hồ sơ đề nghị khen thưởng thành tích kháng chiến: Được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Trung ương.

Thể thức và kỹ thuật trình bày các văn bản và báo cáo thành tích phải được thể hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể phù hợp với quy trình cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định.

Điều 23. Quy định về tuyến trình

1. Cấp nào quản lý về tổ chức bộ máy, cán bộ, quỹ lương hoặc có thẩm quyền quyết định thành lập, cấp đó có trách nhiệm trình cấp trên khen thưởng cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

2. Việc khen thưởng đại biểu Quốc hội chuyên trách, Đại biểu Hội đồng nhân dân và tập thể Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện theo quy định tại mục 2, Điều 53 Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.

3. Ngành, địa phương nào được UBND tỉnh giao chủ trì phát động thi đua theo chuyên đề, ngành, địa phương đó chủ trì phối hợp với Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ để hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn và đối tượng khen thưởng. Đối tượng được khen thưởng theo chuyên đề phải xét chọn trong số tập thể, cá nhân trực tiếp có thành tích thật sự tiêu biểu trong toàn tỉnh và phải được Trưởng ban Ban Chỉ đạo hoặc Ban Tổ chức thực hiện chuyên đề đó thông qua.

Cấp nào chủ trì phát động các đợt thi đua theo chuyên đề, khi tổng kết lựa chọn các điển hình thì cấp đó khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng.

4. Trường hợp khen thưởng đột xuất gương hành động dũng cảm, cứu người, cứu tài sản, truy bắt tội phạm trong phạm vi địa phương, đơn vị nào thì địa phương, đơn vị đó có trách nhiệm khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng (không phân biệt người đó trong hay ngoài địa phương, đơn vị).

5. Về hiệp y khen thưởng: Được thực hiện theo Khoản 13, 14, 15 Điều 53 Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. Việc lấy ý kiến hiệp y của các cơ quan liên quan, Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng hiện hành.

Điều 24. Thời gian trình và xử lý hồ sơ khen thưởng

1. Hồ sơ đề nghị khen thưởng hàng năm gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ) chậm nhất ngày 15 tháng 01 năm sau; khen thưởng theo năm học của Ngành Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15 tháng 7. Các trường hợp khen thưởng tổng kết các chương trình mục tiêu (khen thưởng chuyên đề) gửi trước ngày trao thưởng ít nhất 07 ngày, trường hợp khen thưởng đột xuất trước 03 ngày.

2. Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng hàng năm gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ) chậm nhất ngày 30 tháng 01 năm sau; khen thưởng công tác đền ơn đáp nghĩa, khen thưởng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc trước ngày 30 tháng 6; khen thưởng năm học Ngành Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 7.

3. Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ có trách nhiệm xử lý hồ sơ đề nghị khen thưởng, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định khen thưởng trong phạm vi không quá 05 ngày làm việc, trường hợp có lấy ý kiến hiệp y của các cơ quan liên quan không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trong trường hợp không tham mưu, đề xuất trình cơ quan có thẩm quyền quyết định khen thưởng thì phải có văn bản thông báo cho đơn vị trình biết và nêu rõ lý do thông báo trong thời gian không quá 05 ngày làm việc hoặc thông báo theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì phải hướng dẫn đầy đủ một lần tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ khen thưởng trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản cho đơn vị trình khen thưởng trước 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ khen thưởng qua đường bưu điện.

Thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ khen thưởng được tính theo ngày phiếu biên nhận, dấu văn bản đến, dấu bưu điện…

4. Đối với hồ sơ đề nghị cấp đổi hiện vật và khen thưởng quá trình cống hiến lâu dài, Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ sẽ tiếp nhận, tổng hợp và đề nghị UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước cấp đổi và khen thưởng theo 02 đợt, vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.

Điều 25. Việc thẩm định sáng kiến, kinh nghiệm đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

Giao trách nhiệm cho Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ (cơ quan thường trực của Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh) phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định để có cơ sở trình UBND tỉnh công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” và trình Thủ tướng Chính phủ công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

Điều 26. Nghi thức tổ chức trao tặng và đón nhận khen thưởng

Thực hiện theo các quy định tại Nghị định 154/2004/NĐ-CP ngày 09/8/2004 của Chính phủ, đảm bảo yêu cầu trang trọng, thiết thực, tạo sự phấn khởi, lòng tự hào, khí thế mới để tiếp tục thi đua lập thành tích cao hơn.

Không tổ chức đón rước các hình thức khen thưởng từ cấp này, địa điểm này đến cấp khác, địa điểm khác. Không tổ chức tiệc mừng nhân dịp lễ đón nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. Cơ quan lãnh đạo địa phương và cơ quan cấp trên trực tiếp được tặng hoa chúc mừng đối với đơn vị cấp dưới, cấp dưới không tặng hoa chúc mừng cấp trên, các cơ quan khác không được sử dụng tiền từ ngân sách nhà nước cấp để tặng hoa, quà tại buổi lễ.

Mỗi trường hợp được khen thưởng chỉ trao tặng và đón nhận một lần ở một cấp xét thấy có tác dụng giáo dục nêu gương tốt nhất (trường hợp cần thiết phải được sự đồng ý của UBND tỉnh).

Nếu có nhiều trường hợp được tặng thưởng trong cùng một khoảng thời gian thì tổ chức trao tặng và đón nhận chung trong một buổi lễ; nếu trong khoảng thời gian đó có ngày kỷ niệm của địa phương, đơn vị, ngày lễ lớn của đất nước thì tổ chức trao tặng kết hợp trong buổi lễ kỷ niệm. Các trường hợp khen thưởng đột xuất do đơn vị đề nghị khen thưởng tổ chức trao tặng trực tiếp.

Chương V

QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG

Điều 27. Quyền lợi

Cá nhân, tập thể được công nhận các danh hiệu thi đua và được khen thưởng được nhận giấy chứng nhận, khung, bằng, hiện vật, tiền thưởng hoặc vật phẩm lưu niệm kèm theo và được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước.

Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ có trách nhiệm tiếp nhận Bằng, hiện vật khen thưởng của tỉnh, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Nước trao tặng cho các tập thể, cá nhân theo quy định.

Điều 28. Trách nhiệm

1. Trường hợp gian dối trong tổ chức phong trào thi đua và kê khai, xác nhận thành tích để được khen thưởng; trường hợp khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Thủ tục hồ sơ tước hoặc phục hồi danh hiệu thực hiện theo điều 80, 81, 82, 83, 84 Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.

2. Ngoài các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được quy định trong quy chế này, các đơn vị, địa phương có thể có các hình thức động viên khác nhưng không trái với quy định của pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng.

Chương VI

QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG, MỨC THƯỞNG VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Điều 29. Quỹ thi đua, khen thưởng

Thực hiện theo Điều 67 Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.

Điều 30. Sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng

Quỹ thi đua, khen thưởng được sử dụng để chi:

1. Chi thưởng theo các quyết định khen thưởng.

2. Chi nghiệp vụ gồm: in giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, làm hồ sơ khen thưởng; viết bằng, làm khung bằng, thêu cờ, trướng, làm hiện vật khen thưởng.

3. Chi công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua.

Mức chi thực hiện theo quy định tài chính hiện hành.

Điều 31. Quản lý Quỹ thi đua, khen thưởng

1. Quỹ thi đua, khen thưởng của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ quản lý; quỹ thi đua, khen thưởng của huyện, UBND huyện ủy quyền cho Phòng Nội vụ quản lý; quỹ thi đua, khen thưởng của ngành, đơn vị do Thủ trưởng đơn vị quản lý; quỹ thi đua, khen thưởng của cấp xã do UBND xã quản lý; nguồn trích, tỷ lệ và mức trích trên cơ sở dự toán kế hoạch chi trong năm. Việc quyết toán căn cứ số chi thực tế theo đúng đối tượng và mức thưởng quy định.

2. Thủ trưởng cơ quan cấp nào ra quyết định khen thưởng đồng thời chịu trách nhiệm chi tiền thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý.

3. Về tiền thưởng kèm theo danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:

- Trong cùng một thời điểm, cùng một thành tích một đối tượng nếu đạt nhiều danh hiệu thi đua kèm theo các mức tiền thưởng khác nhau thì chỉ nhận mức tiền thưởng cao nhất.

- Trong cùng một thời điểm một đối tượng đạt nhiều danh hiệu thi đua, thời gian để đạt được các danh hiệu thi đua đó khác nhau thì được nhận tiền thưởng của các danh hiệu thi đua khác nhau.

- Trong cùng thời điểm một đối tượng vừa đạt danh hiệu thi đua vừa đạt hình thức khen thưởng thì được nhận tiền thưởng của danh hiệu thi đua và của cả hình thức khen thưởng.

4. Cá nhân, tổ chức có thành tích tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đóng góp ủng hộ các quỹ xã hội dưới hình thức tự nguyện; người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, tập thể người nước ngoài được khen thưởng không kèm theo tiền thưởng, trường hợp cần thiết kèm theo tặng phẩm lưu niệm.

5. Khen thưởng các chương trình mục tiêu được trích từ nguồn kinh phí hoạt động của chương trình, trường hợp nguồn kinh phí chương trình mục tiêu không được trích thưởng thì mới được chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng.

Điều 32. Mức tiền thưởng

Mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng thực hiện theo quy định Điều 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.

Tiền thưởng sau khi nhân với hệ số mức lương tối thiểu chung được làm tròn lên hàng chục ngàn đồng tiền Việt Nam.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 33. Hướng dẫn thực hiện Quy chế

Sở Nội vụ (Ban Thi đua Khen thưởng) có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế này. Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh chỉ đạo và kiểm tra giám sát thực hiện Quy chế.

Điều 34. Tổ chức thực hiện

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan Đảng, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại địa phương, đơn vị theo quy định tại Quy chế này./.

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ MẪU VĂN BẢN ÁP DỤNG TRONG HỒ SƠ, THỦ TỤC KHEN THƯỞNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2013/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Mẫu số 01

Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ thi đua và Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tập thể Lao động xuất sắc (Đơn vị Quyết thắng); Giấy khen đối với tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác.

Mẫu số 02

Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Chiến sỹ thi đua, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Giấy khen đối với cá nhân có thành tích thực hiện nhiệm vụ công tác.

Mẫu số 03

Báo cáo thành tích đề nghị tặng (hoặc truy tặng) Huân chương cho cá nhân có quá trình cống hiến trong các tổ chức, cơ quan và đoàn thể.

Mẫu số 04

Báo cáo thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng cho tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác.

Mẫu số 05

Báo cáo thành tích đề nghị phong tặng (truy tặng) danh hiệu Anh hùng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác.

Mẫu số 06

Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giấy khen (cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất).

Mẫu số 07

Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo đợt thi đua hoặc theo chuyên đề (cho tập thể, cá nhân).

Mẫu số 08

Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng Huân chương Hữu nghị, Huy chương Hữu nghị, Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Giấy khen (cho tập thể, cá nhân nước ngoài).

Mẫu số 09

Bằng công nhận danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương", "Tập thể lao động xuất sắc", "Đơn vị quyết thắng".

Mẫu số 10

Bằng chứng nhận danh hiệu: "Tập thể lao động tiên tiến", "Đơn vị tiên tiến", "Thôn (ấp, bản, làng, tổ dân phố) văn hóa", "Gia đình văn hóa"; "Chiến sĩ thi đua cơ sở", "Lao động tiên tiến", "Chiến sỹ tiên tiến".

 

---------------------------------

1 Thể thức và kỹ thuật trình bày của các mẫu báo cáo trong Phụ lục này phải được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

 

Mẫu số 011

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Tỉnh (thành phố), ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

ĐỀ NGHỊ KHEN …….2

(Mẫu báo cáo này áp dụng đối với tập thể)

Tên tập thể đề nghị
(Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm, tình hình:

- Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử;

- Quá trình thành lập và phát triển;

- Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất), các tổ chức đảng, đoàn thể3

2. Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng, nhiệm vụ được giao.

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.

Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; các giải pháp công tác, sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước4.

2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác.

3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước5.

4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể6.

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG7

1. Danh hiệu thi đua:

Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hình thức khen thưởng:

Năm

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN
(Ký, đóng dấu)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)

 

--------------------------------

1 Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, 05 năm đối với Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công; 03 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 01 năm đối với Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh và Giấy khen; 02 năm đối với Tập thể lao động xuất sắc và Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh.

2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng.

3 Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng …).

4 Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị (có so sánh với năm trước hoặc 03 năm, 05 năm trước thời điểm đề nghị), ví dụ:

- Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động … việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

- Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia, số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,…

- Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí, số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, …).

5 Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện …

6 Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể.

7 Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).

 

Mẫu số 021

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Tỉnh (thành phố), ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

ĐỀ NGHỊ TẶNG …….2

(Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân)

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

- Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt):

- Sinh ngày, tháng, năm: Giới tính:

- Quê quán3:

- Trú quán:

- Đơn vị công tác:

- Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể):

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng:

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận:

2. Thành tích đạt được của cá nhân4:

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG5

1. Danh hiệu thi đua:

Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hình thức khen thưởng:

Năm

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu)

NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH
(Ký, ghi rõ họ và tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN
(Ký, đóng dấu)

 

----------------------------------

[1] Báo cáo thành tích 05 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, 07 năm đối với Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Chiến công; 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 06 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, 03 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, cấp tỉnh; 02 năm đối với Bằng khen cấp bộ, cấp tỉnh; 01 năm đối với Chiến sĩ thi đua cơ sở và Giấy khen.

2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng.

3 Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).

4 Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện …).

- Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động … việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

- Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,…

- Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, …).

- Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của Trung ương hội, đoàn thể giao.

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương …

5 Nêu các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).

- Ghi rõ số quyết định công nhận danh hiệu thi đua trong 07 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Lao động hạng ba, 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ v.v…

- Đối với đề nghị phong tặng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua toàn quốc":

+ Ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm, ký quyết định của 02 lần liên tục được tặng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương" và 06 lần đạt danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cơ sở" trước thời điểm đề nghị;

+ Ghi rõ nội dung các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích trong quản lý, công tác hoặc đề tài nghiên cứu (tham gia là thành viên hoặc chủ nhiệm đề tài khoa học), có ý kiến xác nhận của Hội đồng sáng kiến, khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh (ghi rõ văn bản, ngày, tháng, năm) hoặc phải có giấy chứng nhận của Hội đồng kèm theo hồ sơ.

- Đối với báo cáo đề nghị phong tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương” ghi rõ thời gian 03 lần liên tục được tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở" trước thời điểm đề nghị; các sáng kiến được cấp có thẩm quyền công nhận.

 

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

Tỉnh (thành phố), ngày …. tháng … năm …..

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG) HUÂN CHƯƠNG ……..1

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

- Họ và tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt):

Bí danh2: Nam, nữ:

- Ngày, tháng, năm sinh:

- Quê quán3:

- Nơi thường trú:

- Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay (hoặc trước khi nghỉ hưu, từ trần):

- Chức vụ đề nghị khen thưởng (Ghi chức vụ cao nhất đã đảm nhận):

- Ngày, tháng, năm tham gia công tác:

- Ngày, tháng, năm vào Đảng chính thức (hoặc ngày tham gia các đoàn thể):

- Năm nghỉ hưu (hoặc từ trần):

II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Nêu quá trình tham gia cách mạng, các chức vụ đã đảm nhận, thời gian giữ từng chức vụ từ khi tham gia công tác đến khi đề nghị khen thưởng và đánh giá tóm tắt thành tích quá trình công tác4.

Từ, tháng, năm đến tháng, năm

Chức vụ (đảng, chính quyền, đoàn thể)

Đơn vị công tác

Số năm, tháng giữ chức vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG5

1. Danh hiệu thi đua:

Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hình thức khen thưởng:

Năm

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. KỶ LUẬT6

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ QUẢN LÝ CÁN BỘ XÁC NHẬN7
(Ký, đóng dấu)

NGƯỜI BÁO CÁO8
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN
(Ký, đóng dấu)

 

 

---------------------------------

1 Ghi hình thức đề nghị khen thưởng.

2 Trường hợp có nhiều bí danh thì chỉ ghi bí danh thường dùng.

3 Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) theo địa danh mới.

4 Nêu quá trình tham gia cách mạng, các chức vụ đã đảm nhận, thời gian giữ từng chức vụ từ khi tham gia công tác đến khi đề nghị khen thưởng. Đối với trường hợp đã nghỉ hưu (hoặc từ trần) chưa được khen thưởng thì báo cáo quá trình công tác đến khi nghỉ hưu (hoặc từ trần).

5 Nêu các hình thức khen thưởng (từ Bằng khen trở lên) đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).

6 Ghi rõ hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên từ khi công tác đến khi đề nghị khen thưởng (nếu có).

7 Đối với cán bộ đã nghỉ hưu, trước khi xác nhận cần xem xét việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại nơi cư trú.

Đối với cán bộ thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý do Ban tổ chức tỉnh ủy hoặc thành ủy xác nhận.

8 Đối với cán bộ đã từ trần: Đơn vị quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu (hoặc từ trần) thì cơ quan quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu hoặc từ trần có trách nhiệm báo cáo, kê khai quá trình công tác (ghi rõ họ, tên, chức vụ người tóm tắt quá trình công tác).

 

Mẫu số 041

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Tỉnh (thành phố), ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

ĐỀ NGHỊ PHONG TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG…….2

Tên tập thể đề nghị
(Ghi rõ đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm, tình hình:

- Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử;

- Quá trình thành lập và phát triển;

- Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ cấu tổ chức bộ máy, tổ chức đảng, đoàn thể); những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ3.

2. Chức năng nhiệm vụ được giao: Chức năng, nhiệm vụ được giao.

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Nêu rõ những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo (về năng suất, chất lượng, hiệu quả hoặc lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ….)4.

2. Các giải pháp, biện pháp để đạt thành tích xuất sắc trong lao động, công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu5.

3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước6.

4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể7:

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG8

1. Danh hiệu thi đua:

Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hình thức khen thưởng:

Năm

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN
(Ký, đóng dấu)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

-----------------------------------

1 Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị (trừ báo cáo thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất hoặc thành tích đặc biệt khác).

2 Ghi danh hiệu đề nghị (Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân).

3 Đối với Đơn vị sản xuất kinh doanh nêu rõ tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng …).

4 Nêu rõ nội dung thành tích đạt được theo quy định tại Khoản 2 Điều 43 (đối với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân); Khoản 2, Điều 44 (đối với Anh hùng Lao động) của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ). Thống kê việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản trong 10 năm gần đây (có so sánh với các năm trước); ví dụ:

- Các tiêu chí cơ bản đối với trường học: Tổng số học sinh, chất lượng và kết quả học tập; có bảng thống kê so sánh về hạnh kiểm, số học sinh giỏi cấp quận (huyện, thị xã), tỉnh (thành phố), quốc gia; số giáo viên giỏi cấp quận (huyện, thị xã), tỉnh (thành phố), quốc gia; số đề tài, sáng kiến cải tiến công tác giảng dạy …

- Đối với bệnh viện: Có bảng thống kê so sánh về tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám miễn phí; chất lượng khám, chữa bệnh; số đề tài nghiên cứu khoa học, số sáng kiến áp dụng khoa học kỹ thuật trong khám, chữa bệnh ….

- Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh: Có bảng thống kê để so sánh về tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân, số sáng kiến cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế; phúc lợi xã hội; việc thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động … việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

5 Nêu các biện pháp để đạt thành tích dẫn đầu trong đổi mới công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính, sáng kiến, kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học … mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ngành, địa phương được nhân dân và cấp có thẩm quyền công nhận.

6 Việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên chức; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phòng chống cháy, nổ; các hoạt động xã hội, từ thiện …

7 Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể.

8 Nêu các hình thức khen thưởng (từ Bằng khen, danh hiệu thi đua) đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số Quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).

 

Mẫu số 051

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Tỉnh (thành phố), ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

ĐỀ NGHỊ TẶNG (TRUY TẶNG) DANH HIỆU ANH HÙNG…….2

Họ tên, chức vụ và đơn vị công tác của cá nhân đề nghị khen thưởng
(Ghi rõ đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

1. Sơ lược lý lịch:

- Ngày, tháng, năm sinh: Giới tính:

- Quê quán3:

- Nơi thường trú:

- Chức vụ, đơn vị công tác (hoặc trước khi hy sinh, từ trần):

- Ngày, tháng, năm tham gia công tác:

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

- Ngày, tháng, năm vào Đảng chính thức (hoặc ngày tham gia đoàn thể):

- Ngày, tháng, năm hy sinh (hoặc từ trần):

2. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo, công tác (chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội …)4.

2. Các giải pháp, biện pháp để đạt thành tích xuất sắc trong lao động, công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu5.

3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước6.

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG8

1. Danh hiệu thi đua:

Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hình thức khen thưởng:

Năm

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN
(Ký tên, đóng dấu)

NGƯỜI BÁO CÁO8
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

----------------------------------

1 Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị (trừ trường hợp đặc biệt, đột xuất).

2 Ghi rõ danh hiệu đề nghị Nhà nước phong tặng (Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân).

3 Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố thuộc Trung ương) theo địa danh mới.

4 Nêu rõ nội dung thành tích đạt được theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 hoặc Khoản 1 Điều 44 của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.

Đối với lãnh đạo đơn vị cần nêu tóm tắt thành tích của đơn vị; lập bảng thống kê các chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản trong 10 năm gần đây (có so sánh với các năm trước nhằm làm rõ vai trò của cá nhân đối với tập thể), vai trò cá nhân trong việc tham gia xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể (kết quả hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể); nếu là đơn vị sản xuất, kinh doanh nêu việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

5 Nêu các biện pháp để đạt được thành tích đặc biệt xuất sắc trong đổi mới công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính, sáng kiến, các giải pháp, kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội (trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu …) có ý nghĩa chính trị, xã hội đối với Bộ, ngành, địa phương, được quần chúng nêu gương học tập và cấp có thẩm quyền công nhận.

6 Gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định nơi cư trú, phẩm chất đạo đức, tác phong, xây dựng gia đình văn hóa; tham gia các phong trào thi đua; thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các hoạt động xã hội, từ thiện …

7 Nêu các hình thức khen thưởng (từ Bằng khen, danh hiệu thi đua) đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).

8 Đối với cá nhân đã hy sinh (từ trần): Ghi rõ họ, tên, chức vụ người viết báo cáo.

 

Mẫu số 06

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Tỉnh (thành phố), ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG) ………1

(Về thành tích xuất sắc đột xuất trong .........)

Tên đơn vị hoặc cá nhân, chức vụ và đơn vị đề nghị khen thưởng
(Ghi rõ đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

- Đối với đơn vị ghi sơ lược năm thành lập, cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức và viên chức. Chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Đối với cá nhân ghi rõ: Họ và tên (bí danh), ngày, tháng, năm sinh; quê quán; nơi thường trú; nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị công tác …

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Báo cáo nêu ngắn, gọn nội dung thành tích xuất sắc đột xuất đã đạt được (trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; phòng, chống tội phạm; phòng, chống bão lụt; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ tài sản của nhà nước; bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân …).

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN2
(Ký, đóng dấu)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ3
(Ký tên, đóng dấu)

 

--------------------------------

1 Ghi hình thức đề nghị khen thưởng.

2 Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan.

3 Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan.

 

Mẫu số 07

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Tỉnh (thành phố), ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG ………1

Tên đơn vị hoặc cá nhân và chức vụ, đơn vị đề nghị khen thưởng
(Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)

I. THÔNG TIN CHUNG

- Đối với đơn vị: Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử; cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức và viên chức; chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Đối với cá nhân ghi rõ: Họ và tên (bí danh), ngày, tháng, năm sinh; quê quán; nơi thường trú; nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị công tác …

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Báo cáo thành tích phải căn cứ vào mục tiêu (nhiệm vụ), các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng, hiệu quả … đã được đăng ký trong đợt phát động thi đua hoặc chuyên đề thi đua; các biện pháp, giải pháp đạt được thành tích xuất sắc, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, dẫn đầu phong trào thi đua; những kinh nghiệm rút ra trong đợt thi đua …. 2.

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN3
(Ký, đóng dấu)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ4
(Ký, đóng dấu)

 

-----------------------------------

1 Ghi hình thức đề nghị khen thưởng. Chỉ áp dụng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành, địa phương; trường hợp xuất sắc, tiêu biểu mới đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp đặc biệt xuất sắc trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương.

2 Nếu là tập thể hoặc thủ trưởng đơn vị sản xuất, kinh doanh phải nêu việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

3 Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan.

4 Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan.

 

Mẫu số 08

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Tỉnh (thành phố), ngày … tháng … năm …

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG) ………1

Tên đơn vị hoặc cá nhân và chức vụ, đơn vị đề nghị khen thưởng
(Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

- Đối với đơn vị: Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử; cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức và viên chức; chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Đối với cá nhân ghi rõ họ và tên, năm sinh, giới tính, đơn vị, chức vụ, trình độ chuyên môn …

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

- Báo cáo nêu rõ kết quả đã đạt được trong sản xuất, công tác; những đóng góp của tập thể (cá nhân) đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của Bộ, ngành, địa phương hoặc đối với đất nước Việt Nam.

- Việc chấp hành chính sách, pháp luật Việt Nam (nghĩa vụ nộp ngân sách, bảo đảm quyền lợi người lao động, bảo vệ môi trường, tôn trọng phong tục tập quán …) và các hoạt động từ thiện, nhân đạo …2.

- Những đóng góp trong việc xây dựng, củng cố tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với Việt Nam3.

III. CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TẶNG THƯỞNG

1. Danh hiệu thi đua:

Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hình thức khen thưởng:

Năm

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN
(Ký tên, đóng dấu)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG XÁC NHẬN
(Ký tên, đóng dấu)

 

----------------------------------

1 Ghi hình thức đề nghị khen thưởng.

2 Nếu là tập thể hoặc người đứng đầu đơn vị sản xuất, kinh doanh phải nêu việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

3 Đối với cá nhân người nước ngoài chỉ xét, đề nghị khen thưởng khi kết thúc nhiệm kỳ hoặc kết thúc giai đoạn công tác tại Việt Nam.

 

Mẫu số 09

1. Kích thước:

- Chiều dài: 400mm, chiều rộng: 300mm.

- Hoa văn bên trong: Chiều dài 320 mm, chiều rộng 230 mm.

2. Chất liệu và định lượng: Giấy trắng, định lượng: 150g/m2.

3. Hình thức: Xung quanh trang trí hoa văn màu, chính giữa phía trên in Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Nội dung:

- Dòng 1, 2: Quốc hiệu 1.

Khoảng trống

- Dòng 3: Thẩm quyền quyết định2.

- Dòng 4: Tặng danh hiệu …3.

- Dòng 5: Tập thể Lao động xuất sắc (hoặc Đơn vị quyết thắng)4.

Khoảng trống

- Dòng 6: Tên tập thể, cá nhân được tặng5.

- Dòng 7: Thành tích6.

Khoảng trống

- Dòng 8: + Bên trái: Quyết định số, ngày, tháng, năm.

+ Bên phải: Địa danh, ngày, tháng, năm7.

- Dòng 9: + Bên trái: Số sổ vàng8.

+ Bên phải: Thủ trưởng cơ quan9.

Khoảng trống (3,5 cm): Chữ ký, dấu

- Dòng 10: Họ và tên người ký quyết định10.

 

-----------------------------------

1 Quốc hiệu:

- Dòng chữ: "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (chữ in đậm, màu đen).

- Dòng chữ: "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" (chữ thường, đậm, màu đen).

2 Thẩm quyền quyết định theo quy định tại Điều 79 Luật thi đua, khen thưởng (chữ in, màu đỏ).

3 Chữ in, màu đen.

4 Chữ in, màu đỏ.

5 Chữ thường, màu đen.

6 Chữ thường, màu đen.

7 Chữ thường, đậm, nghiêng, màu đen.

8 Chữ thường, màu đen.

9 Chữ in, màu đen.

10 Chữ thường, màu đen.

Cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tự quy định cỡ chữ trong nội dung cho phù hợp, đảm bảo hình thức đẹp, trang trọng.

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

 

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

TẶNG DANH HIỆU
CHIẾN SỸ THI ĐUA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

Ông Nguyễn Văn A

Chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong công tác từ năm 2011 đến năm 2013

 

Quyết định số:       ngày    /    /2013

Vào sổ số:     /QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày    tháng    năm 2013
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn B

 

Mẫu số 10

1. Kích thước:

- Chiều dài: 360mm, chiều rộng: 270mm.

- Hoa văn bên trong: Chiều dài 290 mm, chiều rộng 210 mm.

2. Chất liệu và định lượng: Giấy trắng, định lượng: 150g/m2.

3. Hình thức: Xung quanh trang trí hoa văn màu, chính giữa phía trên in Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Nội dung:

- Dòng 1, 2: Quốc hiệu 1.

Khoảng trống

- Dòng 3: Thẩm quyền quyết định2.

- Dòng 4: Tặng danh hiệu …3.

- Dòng 5: Tập thể Lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến, thôn (ấp, bản, làng, tổ dân phố) văn hóa, Gia đình văn hóa; Chiến sỹ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến 4.

Khoảng trống

- Dòng 6: Tên tập thể, cá nhân được tặng5.

- Dòng 7: Thành tích6.

Khoảng trống

- Dòng 8: + Bên trái: Quyết định số, ngày, tháng, năm.

+ Bên phải: Địa danh, ngày, tháng, năm7.

- Dòng 9: + Bên trái: Số sổ vàng8.

+ Bên phải: Thủ trưởng cơ quan9.

Khoảng trống (3,5 cm): Chữ ký, dấu

- Dòng 10: Họ và tên người ký quyết định10.

 

---------------------------------

1 Quốc hiệu:

- Dòng chữ: "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (chữ in đậm, màu đen).

- Dòng chữ: "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" (chữ thường, đậm, màu đen).

2 Thẩm quyền quyết định theo quy định tại Điều 80 Luật thi đua, khen thưởng (chữ in, màu đỏ).

3 Chữ in, màu đen.

4 Chữ in, màu đỏ.

5 Chữ thường, màu đen.

6 Chữ thường, đậm, màu đen.

7 Chữ thường, đậm, nghiêng, màu đen.

8 Chữ thường, màu đen.

9 Chữ in, màu đen.

10 Chữ thường, màu đen.

Cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tự quy định cỡ chữ trong nội dung cho phù hợp, đảm bảo hình thức đẹp, trang trọng.

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

 

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

TẶNG DANH HIỆU
TẬP THỂ LAO ĐỘNG TIÊN TIẾN

 

Phòng Kế hoạch - Tài chính

Đã hoàn thành tích xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2013

 

Quyết định số:    ngày    /    /2013

Vào sổ số:    /QĐ-UBND

Phú Lộc, ngày    tháng    năm 2013
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn C

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 45/2013/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 Quy chế thi đua, khen thưởng tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.784

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.85.108
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!