BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY SẢN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 421/QĐ-TCTS-VP
|
Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY
ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VĂN PHÒNG VÀ CÁC PHÒNG THUỘC CỤC KIỂM NGƯ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỦY SẢN
Căn cứ Quyết định số 05/2010/QĐ-TTg
ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức Tổng cục Thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 3285/QĐ-BNN-TCCB ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm ngư,
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm
ngư và Chánh Văn phòng Tổng cục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ Văn
phòng Cục Kiểm ngư
1. Vị trí và chức năng:
Văn phòng Cục Kiểm ngư (sau đây gọi tắt
là Văn phòng Cục) là đơn vị thuộc Cục, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng tổng hợp, điều phối hoạt động của các tổ chức,
đơn vị thuộc Cục theo chương trình, kế hoạch công tác của Cục; tổ chức thực hiện
công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, kế toán, pháp chế và quản lý cơ sở vật
chất kỹ thuật, tài sản, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc chung của cơ
quan Cục.
2. Nhiệm vụ:
a) Tham mưu cho
Cục trưởng ban hành các quy chế, quy định về chế độ làm việc, quy chế chi tiêu
nội bộ và phối hợp công tác của Cục; hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực
hiện;
b) Xây dựng, theo dõi và đôn đốc việc
thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Cục, của Lãnh đạo Cục và các nhiệm
vụ Lãnh đạo Cục giao cho các cơ quan, đơn vị thuộc Cục;
tham mưu, tổng hợp báo các công tác chỉ đạo điều hành của Cục;
c) Đầu mối tổng
hợp và lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về việc thực hiện nhiệm vụ của Cục
gửi các cơ quan theo quy định; Tổng hợp và thông tin kịp thời đến Lãnh đạo Cục
tình hình xử lý công việc theo nhiệm vụ được giao cho các tổ chức và các đơn vị
thuộc Cục. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức và đơn vị trực thuộc Cục xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật.
d) Chủ trì hoặc phối hợp chuẩn bị, tổ chức các cuộc họp, làm việc, tiếp khách, các chuyến đi công tác của Lãnh đạo Cục; thông báo ý kiến kết luận, giao nhiệm vụ
của Lãnh đạo Cục đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục;
e) Là đầu mối thực hiện cải cách hành
chính trong lĩnh vực Kiểm ngư theo kế hoạch cải cách hành
chính của Cục Kiểm ngư, Tổng cục Thủy sản.
f) Tổ chức việc tiếp nhận các phản
ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản
lý của Cục; nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất với lãnh đạo Cục phương hướng, biện
pháp xử lý các phản ánh, kiến nghị; đôn đốc các tổ chức, đơn vị được giao giải
quyết, xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị và công khai kết quả xử lý các phản
ánh, kiến nghị.
g) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn
vị thuộc Cục tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, công
dân liên quan đến lĩnh vực quản lý của Cục.
h) Hướng dẫn công tác hành chính, văn
thư, lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Cục; thực hiện
các nhiệm vụ về hành chính, văn thư, lưu trữ, thông tin của cơ quan Cục theo
quy định;
i) Thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết,
tang lễ theo quy chế của Cục;
j) Quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật,
tài sản; bảo đảm phương tiện và điều kiện phục vụ làm việc chung của cơ quan Cục.
Hàng năm có tổ chức đánh giá, kiểm kê tài sản theo quy định;
k) Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ
trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ, quân sự, tự vệ, vệ sinh môi trường
và đảm bảo cảnh quan trụ sở làm việc cơ quan
Cục;
l) Chủ trì, phối hợp với Phòng Tổ chức
cán bộ thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động cho cán bộ, công chức,
viên chức và lao động hợp đồng thuộc khối Văn phòng Cục
theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Tổng cục Thủy sản.
m) Chủ trì xây dựng kế hoạch ngân
sách hàng năm của khối văn phòng Cục và tổ chức thực hiện kế hoạch ngân sách được
phân bổ theo quy định; tiếp nhận và sử dụng các nguồn kinh phí khác theo quy định
của pháp luật và Cục Kiểm ngư.
n) Quản lý công
chức và tài sản của Văn phòng Cục theo quy định.
o) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục
trưởng giao.
Điều 2. Chức
năng, nhiệm vụ Phòng Tổ chức cán bộ
1. Vị trí và chức năng:
Phòng Tổ chức cán bộ là đơn vị tham
mưu giúp Cục trưởng quản lý về công tác tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương
và thi đua, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ:
a) Tham mưu cho Cục trưởng trình Tổng cục trưởng văn bản quy phạm pháp luật, quy định về tổ chức, cán
bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, thi đua, khen thưởng, kỷ luật liên quan đến
hoạt động của Cục Kiểm ngư; chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức và
lao động hợp đồng trong Cục Kiểm ngư; các đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của Cục,
các đơn vị trực thuộc Cục; các quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức,
cán bộ; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
b) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền
quy hoạch, kế hoạch và chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và
lao động hợp đồng trong Cục Kiểm ngư;
c) Hướng dẫn các đơn vị thuộc Cục thực
hiện các bước về quy hoạch cán bộ. Tổng hợp và tham mưu cho Cục trưởng trình Tổng cục trưởng phê duyệt hoặc để Tổng cục
trình Bộ theo phân cấp.
d) Dự thảo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục, các đơn vị trực thuộc Cục,
các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng, các đơn vị trực thuộc Trung tâm
trình cấp có thẩm quyền;
e) Tham mưu cho Cục trưởng đề nghị Tổng
cục trưởng Tổng cục Thủy sản giao chỉ tiêu biên chế hành chính và biên chế sự
nghiệp cho Cục; Tham mưu cho Cục trưởng giao chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị
trực thuộc Cục trong tổng số biên chế được Tổng cục giao;
f) Tham mưu cho Cục trưởng đề nghị cấp
có thẩm quyền tuyển dụng, nâng ngạch, chuyển ngạch, nâng bậc lương công chức,
viên chức theo quy định và theo phân cấp;
g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá công chức, viên chức.
h) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc
tuyển dụng, sử dụng, ký kết hợp đồng lao động;
i) Hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức
và lao động hợp đồng thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân cấp;
j) Tham mưu, đề xuất cho Cục trưởng
trình Tổng cục trưởng quyết định cử công chức, viên chức thuộc Cục đi học tập,
đào tạo, hội nghị, hội thảo có thời hạn ở nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý của
Cục.
k) Thường trực các Hội đồng: lương,
thi đua, khen thưởng; kỷ luật của Cục;
l) Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức,
viên chức và lao động hợp đồng thuộc diện Cục quản lý. Hướng dẫn các đơn vị trực
thuộc Cục thực hiện quản lý, khai thác sử dụng, lưu trữ hồ sơ cán bộ, công chức,
viên chức theo quy định của pháp luật;
m) Quản lý công chức và tài sản của
Phòng theo quy định.
n) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục
trưởng giao.
Điều 3. Chức
năng, nhiệm vụ Phòng Kế hoạch, Tài chính
1. Vị trí và chức năng:
Phòng Kế hoạch, Tài chính là đơn vị
tham mưu giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác quy
hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển, tài chính trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý của Cục Kiểm ngư.
2. Nhiệm vụ:
a) Trình Cục trưởng kế hoạch công tác hàng năm của Phòng và các chương trình dự án, đề
án do Cục trưởng giao chủ trì thực hiện.
b) Trình Cục trưởng các văn bản hướng
dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan đơn vị thuộc Cục về công tác quy hoạch, kế
hoạch, đầu tư phát triển, tài chính, kế toán.
c) Chủ trì tham mưu cho Cục trưởng
xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và
hàng năm, các chương trình, dự án, đề án về kiểm ngư trong phạm vi cả nước sau
khi được Tổng cục Thủy sản phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
d) Theo dõi, tổng
hợp và chủ trì đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài
hạn và hàng năm của Cục.
e) Chủ trì xây dựng kế hoạch và dự
toán kinh phí chi tiết hàng năm của Cục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
f) Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực
thuộc Cục xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu, chi ngân sách năm, việc
thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính kế toán;
g) Chủ trì xây dựng và trình Cục trưởng
ban hành kế hoạch phòng, chống tham nhũng và kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí của Cục; Tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt;
h) Quản lý công chức và tài sản của
Phòng theo quy định;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục
trưởng giao.
Điều 4. Chức
năng, nhiệm vụ Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế
1. Vị trí và chức năng:
Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế là
đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng về đào tạo và hợp tác quốc
tế thuộc phạm vi quản lý của Cục Kiểm ngư.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Về công tác đào tạo:
a) Xây dựng kế hoạch đào tạo nghiệp vụ
kiểm ngư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chủ trì biên soạn nội dung, in ấn,
phát hành tài liệu, giáo trình đào tạo nghiệp vụ kiểm ngư;
c) Tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đã được phê duyệt;
d) Tham mưu trình cấp có thẩm quyền cấp
Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng và thẻ Kiểm ngư viên theo quy định;
e) Tham gia công tác tuyên truyền,
giáo dục pháp luật về kiểm ngư theo phân công của Cục trưởng.
2.2. Về Hợp tác quốc tế:
a) Tham mưu cho Cục trưởng trình cấp
có thẩm quyền các chương trình, đề án, dự án, văn bản quy phạm pháp luật về hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục; hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện sau khi được duyệt;
b) Tham mưu cho Cục trưởng trong việc
thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế theo phân công của Tổng cục;
c) Thu thập, nghiên cứu và cung cấp
các thông tin về pháp luật, chính sách, tình hình hợp tác
trong khu vực và quốc tế phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Cục;
d) Chủ trì hoặc tham gia tuyên truyền,
phổ biến các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, nghị
quyết, khuyến cáo, hướng dẫn của các quốc gia, tổ chức nghề cá khu vực và quốc
tế;
e) Tổ chức tiếp đón và làm việc với
các đoàn khách quốc tế đến làm việc với Cục Kiểm ngư theo kế hoạch và phân công của Tổng cục;
f) Theo dõi tổng hợp, báo cáo về nội
dung, chương trình và kết quả làm việc của đoàn ra, đoàn vào và các hội thảo, hội
nghị quốc tế của Cục theo quy định.
g) Chủ trì lập kế hoạch tổ chức, tham
gia các hội nghị, hội thảo quốc tế theo phân công của Tổng cục.
h) Thực hiện việc biên, phiên dịch
theo kế hoạch và yêu cầu của lãnh đạo Cục.
i) Quản lý công chức và tài sản của
Phòng theo quy định.
j) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục
trưởng giao.
Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ
Phòng chỉ huy nghiệp vụ
1. Vị trí và chức năng:
Phòng chỉ huy nghiệp vụ là đơn
vị tham mưu giúp Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra,
kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên
ngành thủy sản và tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ,
cứu nạn trên các vùng biển Việt Nam.
2. Nhiệm vụ:
a) Tham mưu cho Cục trưởng xây dựng
các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật
thủy sản trên biển; các quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật
chuyên ngành; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi các văn bản được ban
hành;
b) Trình Cục trưởng phương án tuần
tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển
Việt Nam; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về kiểm ngư;
d) Tham mưu, hướng dẫn, tổ chức thực
hiện công tác xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản trên biển;
e) Chủ trì, phối hợp với các lực lượng
tuần tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các Bộ, ngành và các địa phương
trong việc trao đổi thông tin, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về
thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
f) Tham gia Ban chỉ huy Phòng chống lụt
bão và Tìm kiếm cứu nạn của Tổng cục Thủy sản; triển khai kế hoạch tìm kiếm cứu
nạn, kế hoạch đào tạo, huấn luyện, diễn tập tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo phân
công của Tổng cục;
g) Chủ trì xây dựng
kế hoạch trang bị, cấp phát và quản lý trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu,
cờ hiệu, thẻ Kiểm ngư viên; ấn chỉ xử lý vi phạm hành chính của Kiểm ngư; phương tiện thông tin liên lạc chuyên dùng; phương tiện, thiết bị đặc thù; công cụ hỗ trợ và các trang bị khác phục vụ hoạt động của
Kiểm ngư theo quy định của pháp luật;