ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 42/2012/QĐ-UBND
|
Ninh Thuận, ngày 15
tháng 8 năm 2012
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH ĐỀ ÁN SỬ DỤNG NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN KIÊM NHIỆM CÔ ĐỠ THÔN BẢN ĐỐI VỚI CÁC
THÔN THUỘC XÃ MIỀN NÚI, VÙNG KHÓ KHĂN CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
NINH THUẬN
Căn
cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn
cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn
cứ Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược Dân số - Sức khoẻ sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011
- 2020;
Căn
cứ Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn;
Căn
cứ Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 19
tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án sử dụng nhân viên y tế
thôn kiêm nhiệm cô đỡ thôn bản đối với các thôn thuộc xã miền núi, vùng khó
khăn của tỉnh đến năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số
1810/TTr-SYT ngày 08 tháng 8 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Đề án sử dụng nhân viên y tế thôn kiêm nhiệm cô đỡ thôn bản đối
với các thôn thuộc xã miền núi, vùng khó khăn của tỉnh đến năm 2020.
Điều 2. Giao Sở Y tế phối
hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức triển
khai thực hiện Đề án này; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực
hiện.
Điều 3. Quyết định
này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố và thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Đại
|
ĐỀ
ÁN
SỬ DỤNG NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN KIÊM NHIỆM CÔ ĐỠ
THÔN BẢN ĐỐI VỚI CÁC THÔN THUỘC XÃ MIỀN NÚI, VÙNG KHÓ KHĂN CỦA TỈNH ĐẾN NĂM
2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2012
của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Phần I
CỞ
SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ ÁN
I. Sự cần thiết xây
dựng đề án
1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội
của tỉnh:
Tỉnh
Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía
Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên 3.358km2,
có 07 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố gồm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và 06 huyện: Ninh Sơn,
Bác Ái, Ninh Hải,
Thuận
Bắc, Ninh Phước và Thuận Nam. Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc: dân tộc Kinh
chiếm 78,3%, dân tộc Chăm chiếm 11,1%, dân tộc Raglai chiếm 9,6%, còn lại là
các dân tộc khác.
Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh
còn nhiều khó khăn, có 1 huyện miền núi là Bác Ái cũng là huyện đặc biệt khó
khăn có đến 96,6% là dân tộc ít người và 100% xã thuộc diện nghèo theo Chương
trình 135 và là một trong 61 huyện nghèo nhất nước theo Nghị quyết 30a. Trong tổng số
65 xã, phường, thị trấn của tỉnh có 30 xã khó khăn (Bác Ái: 9/9 xã, Ninh Sơn:
6/8 xã, Thuận Bắc: 5/6 xã, Thuận Nam: 5/8 xã, Ninh Hải: 2/8 xã và Ninh Phước:
3/9 xã), trong đó có 21 xã đặc biệt khó khăn (16 xã miền núi và 5 xã bãi
ngang).
Tại các xã miền núi, vùng khó khăn,
trình độ dân trí thấp, địa bàn rộng, phong tục tập quán còn lạc hậu, hiểu biết
của người dân về chăm sóc sức khoẻ còn hạn chế. Hiện nay, vẫn còn nhiều thôn
thuộc xã miền núi của huyện Ninh Sơn, Bác Ái và Thuận Bắc (Phước Bình, Phước
Thành, Phước Kháng, Phước Trung, Ma Nới, …) đường sá đi lại khó khăn và phương
tiện vận chuyển cấp cứu không đến tận nơi được gây chậm trễ trong việc xử lý
kịp thời, gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.
2. Tình hình chăm sóc sức khoẻ sinh
sản trên địa bàn tỉnh:
Giai đoạn 2006 - 2011, được sự quan
tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự tài trợ
của các
tổ chức quốc tế
(UNFPA, UNICEF), ngành y tế được đầu
tư trang thiết bị, cán bộ y tế được đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn. Bên
cạnh đó, có sự tham gia phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, công tác chăm sóc sức khoẻ
sinh sản toàn tỉnh đã đạt kết quả tốt, cụ thể:
- Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiêm
chủng đủ 2 mũi vắcxin phòng uốn ván đạt bình quân 98,3 %;
- Tỷ lệ phụ nữ đẻ, khám thai đủ
3 lần trong ba thời kỳ thai nghén đạt bình quân chưa đến 80%;
- Tỷ lệ phụ nữ đẻ do cán bộ y tế đỡ đạt
bình quân 97,8%;
- Tỉ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế đạt
bình quân 94,9%;
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 29,3% năm 2006 xuống còn 22,1% năm 2011;
- Đã xây dựng 2 mô hình chăm sóc sức khoẻ
sinh sản trong cộng đồng:
+ Mô hình cô đỡ thôn
bản: hiện đang có
42 cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số được UNFPA hỗ trợ đào tạo 18 tháng
đang làm việc tại địa phương, trong đó có 37 cô đỡ thôn bản làm việc tại thôn
với vai trò vừa là cô đỡ thôn bản vừa là nhân viên y tế thôn bản, 05 cô đỡ thôn
bản đang làm việc tại
Trạm
y tế xã.
Trong
năm 2011
- 2012, Trường
Trung cấp Y tế tỉnh tiếp tục đào tạo một lớp 29 học viên cô đỡ thôn bản.
+ Mô hình chuyển tuyến
dựa vào cộng đồng: được triển khai tại 18 thôn/5 xã của huyện Bác Ái, từ năm
2009 đến nay các nhóm chuyển tuyến đã chuyển tuyến kịp thời 50/51 trường hợp an
toàn.
Trong
năm 2012 sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình tại các thôn đi lại khó khăn.
Tuy nhiên, công tác chăm sóc sức khoẻ
sinh sản vẫn còn nhiều khó khăn thách thức như:
- Thiếu nhân lực, nhất là bác sĩ
chuyên khoa sản thiếu trầm trọng ở tuyến huyện và xã. Cơ sở hạ tầng và trang
thiết bị y tế vẫn còn thiếu để triển khai các dịch vụ làm mẹ an toàn, cấp
cứu sản khoa, cấp cứu trẻ sơ sinh, chỉ có 16,7% Trạm y tế đạt chuẩn
quốc gia về cấp cứu sản khoa thiết yếu;
- Tại các xã miền núi, vùng khó khăn,
trình độ dân trí thấp, địa bàn rộng, phong tục tập quán còn lạc hậu, hiểu biết
của phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản còn hạn chế vì
vậy tai biến sản khoa, tình trạng chết mẹ liên quan đến sinh đẻ, chết trẻ sơ
sinh vẫn còn xảy ra. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em và thiếu năng lượng
trường diễn, thiếu máu của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai còn
phổ biến.
3. Thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ
sinh sản tại các xã miền núi, vùng khó khăn của tỉnh:
Theo Quyết
định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, Ninh
Thuận có 30 xã khó khăn: huyện Bác Ái
(09 xã): Phước Đại, Phước Bình, Phước Hoà,
Phước Tân, Phước Tiến, Phước Chính, Phước Trung, Phước Thắng và Phước Thành; huyện Ninh Sơn (06 xã): Mỹ Sơn, Lâm Sơn, Lương Sơn, Quảng Sơn, Hoà Sơn và
Ma Nới; Huyện Thuận Bắc (05 xã): Lợi Hải, Công Hải, Phước Kháng, Phước Chiến và
Bắc Sơn; huyện Ninh Hải (02 xã): Phương Hải và
Vĩnh Hải; huyện Ninh Phước (08 xã): Nhị Hà,
Phước Nam, Phước Thái, Phước Minh, Phước Dinh, Phước Vinh, Phước Hà và An Hải.
Hiện nay, huyện Ninh Phước tách thành 2 huyện Thuận Nam và Ninh Phước, trong đó
có xã khó khăn Phước Nam tách thành 2 xã Phước Nam và Phước Ninh (xem phụ lục).
Tại các xã thuộc vùng khó khăn, đặc
biệt ở miền núi có rất nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng, trong khi năm 2011 tỷ lệ
trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của tỉnh là 22,1%, cao hơn các
tỉnh trong khu vực, thì tại các xã miền núi của tỉnh, tỷ lệ này rất cao: Phước Chiến
30,69%, Kháng 33,05%; Ma Nới 38,8%; Phước Trung 32,7%, Phước Thành 32,8%, Phước Đại
36,6%, Phước Bình 39,6%, Phước Thắng 43%, Phước Chính 45% và Phước Tân 47,5%.
Trong năm 2011, toàn tỉnh có 25 ca tai
biến sản khoa (12 ca băng huyết sau sanh, 04 ca nhiễm trùng hậu sản, 08 ca sản
giật và 01 ca vỡ tử cung), trong 04 tháng đầu năm 2012 có 12 ca (07 ca băng
huyết sau sinh, 02 ca nhiễm trùng hậu sản, 01 ca sản giật và 02 ca vỡ tử cung). Trên thực tế
con số này cao hơn, nhiều trường hợp tai biến sản khoa ở các thôn miền núi,
vùng khó khăn không được báo cáo. Những trường hợp nhiễm trùng hậu sản và vỡ tử
cung chủ yếu là do sản phụ sinh tại nhà, hầu hết là người đồng bào dân tộc tại
các xã miền núi.
Tử vong mẹ và trẻ
sơ sinh cũng xảy ra chủ yếu tại các xã miền núi, vùng khó khăn. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2008 đến nay, tử
vong mẹ ở các xã miền núi, vùng khó khăn chiếm 84,61% (11/13) số tử vong mẹ
trong toàn tỉnh. Tử vong sơ sinh tại các xã này trong
năm 2011 chiếm 70,37% (19/27) và trong 3 tháng đầu năm 2012 chiếm 57,14% (8/14)
số tử vong sơ sinh trong toàn tỉnh.
Nguyên nhân dẫn đến tai biến sản khoa,
tử vong mẹ và sơ sinh tại các xã này cao hơn số liệu chung của tỉnh là do:
- Phụ nữ có thai không đi khám thai
đầy đủ để được quản lý thai, phát hiện thai nghén nguy cơ cao để điều trị hoặc
chuyển tuyến kịp thời. Trong khi tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai đủ 3 lần trong 3
thời kỳ thai nghén của tỉnh năm 2011 là 81,8%, khá khiêm tốn so với các tỉnh
trong khu vực và cả nước; tại các xã
miền núi của tỉnh tỷ lệ này còn rất thấp: Ma Nới 49,1%, Phước Bình
45,1%, Phước Thắng 28,9%, Phước Trung 22,8%, Phước Tân 03%, Phước Hà
31,7%, Phước Kháng
40,05%, Lợi Hải 32,1%, Phước Chiến 7,7%;
- Vẫn còn rất
nhiều trường hợp đẻ tại nhà do khoảng cách từ nhà đến Trạm y tế xa,
địa hình khó khăn nên sản phụ không đến trạm kịp thời (đẻ rơi) hoặc do công tác truyền
thông giáo dục sức khoẻ chưa tốt, ý thức người dân chưa cao, người dân chủ
quan, có thói quen đẻ tại nhà. Trong khi toàn tỉnh, tỷ lệ phụ nữ đẻ tại nhà
trong năm 2011 chiếm 4,4% thì tại các xã miền núi, tỷ lệ này rất cao: Ma Nới 54,6%,
Phước Tân 43,3%, Phước Kháng 59,5%, Phước Chiến 36,9%, Lợi Hải
33,7%,
Bắc
Sơn 33,1%, Phước Thắng 28,9%, Phước Trung 28,1% và Phước Bình 21,6%;
- Do phong tục tập quán lạc hậu, khi
đẻ tại nhà họ không mời cán bộ y tế đến đỡ đẻ, nhiều cuộc đẻ do mụ vườn, người
nhà tự đỡ hoặc mời thầy cúng. Trong năm 2011, trong khi tỷ lệ phụ nữ đẻ không do người
được đào tạo đỡ toàn tỉnh là 1,5%, thì tại các xã miền núi tỷ lệ này rất cao:
Ma Nới 49,1%, Phước Tân 29,9%, Phước Trung 28,1%, Phước Bình 21,6%;
- Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình tại các xã
miền núi thực hiện chưa tốt, trong khi tỷ lệ phụ nữ đẻ con thứ 3 của tỉnh trong
năm 2011 là 16,7% thì tại các xã miền núi, tỷ lệ này cao hơn nhiều: Ma Nới
33,3%, Phước Đại
37,8%, Phước Chính 38,5%, Phước Thắng 32,5%, Phước Tiến 40,6%, Phước Trung
36,8%, Bắc Sơn là 33,1% và Phước Hà 29,4%. Đẻ nhiều, đẻ dày làm cho sức khoẻ
người mẹ giảm sút, gây ra tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng cho mẹ, dễ xảy
ra tai biến sản khoa, gia tăng nguy cơ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.
4. Sự cần thiết xây dựng Đề án sử dụng
nhân viên y tế thôn kiêm nhiệm cô đỡ thôn bản:
Tăng cường khả năng tiếp cận của phụ
nữ với các dịch vụ chăm sóc thai sản đã trở thành trọng tâm của các nỗ lực toàn
cầu, nhằm đảm bảo quyền của mọi phụ nữ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
trong suốt giai đoạn mang thai và sinh đẻ. Vai trò của
hộ sinh và công tác hộ sinh là cực kỳ quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ
bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Việt Nam. Họ có mặt ở khắp nơi, từ tuyến Trung ương cho
đến tuyến xã và tại các thôn là cô đỡ thôn bản. Ngoài vai trò hộ sinh, cô đỡ
thôn bản còn có trách nhiệm tư vấn người dân đặc biệt là phụ nữ tiếp cận với
các dịch vụ y tế nhất là dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản để họ tin tưởng vào
chăm sóc y tế nhằm thay đổi hẳn phong tục, tập quán lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm
thức của họ. Cô đỡ thôn bản là loại hình cán bộ y tế gần gũi, dễ tiếp cận nhất
với phụ nữ và trẻ em tại các thôn, bản.
Cô đỡ thôn bản (CĐTB) là những phụ nữ
(ưu tiên người dân tộc thiểu số), là người tại chỗ ở các thôn thuộc xã miền
núi, vùng khó khăn của tỉnh, được xét tuyển từ các địa phương để tham dự chương trình
đào tạo cô đỡ thôn bản của Bộ Y tế. Chương trình đào tạo đầy đủ kéo dài 18
tháng, gồm 04 học phần gọi tắt là “Mô hình 6+3+6+3”, cụ thể như sau:
- Học phần một (6 tháng đầu): đào tạo sản khoa cơ
bản tại Bệnh viện Từ Dũ - thành phố Hồ Chí Minh hoặc Bệnh viện đa khoa tỉnh;
- Học phần hai (3 tháng tiếp theo): đào tạo chương trình y tế thôn tại
Trường Trung học Y tế tỉnh Ninh Thuận;
- Học phần ba (6 tháng tiếp theo): đào tạo thực
tế tại địa phương, chia nhóm nhỏ thực hành tại tuyến huyện và tuyến xã;
- Học phần bốn (3 tháng cuối): đào tạo
nâng cao tại Bệnh viện Từ Dũ hoặc Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Sau đào tạo, các CĐTB thực hiện được
những kỹ năng cơ bản trong phát hiện và quản lý thai nghén, đỡ đẻ sạch và an
toàn, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau sanh, thuyết phục chuyển viện đúng
và an toàn, góp phần hiệu quả vào chương trình làm mẹ an toàn nhằm giảm tử vong
mẹ và tử vong sơ sinh trong cộng đồng thôn bản người dân tộc thiểu số và biết
xử trí một số bệnh thông thường trong cộng đồng.
Tại Ninh Thuận, thời gian qua hoạt
động CĐTB đã mang lại các lợi ích thiết thực góp phần cải thiện và nâng cao sức
khoẻ cho bà mẹ trẻ em, giảm tỉ lệ tử vong mẹ và sơ sinh tại các xã miền núi,
vùng khó khăn của tỉnh. Hiệu quả hoạt động của mô hình này đã làm cho chính
quyền, các đoàn thể tại địa phương ngày càng quan tâm và đồng tình ủng hộ hoạt
động cô đỡ thôn bản. Các già làng, người dân trong vùng tín nhiệm các cô đỡ
thôn bản. Mô hình cô đỡ thôn bản phù hợp hoàn cảnh thực tế, phong tục tập quán
và ngôn ngữ của đồng bào dân tộc miền núi của Ninh Thuận. Các cô đỡ thôn bản
thực sự đã là những cánh tay “vươn dài” của ngành Y tế xuống các
thôn bản vùng sâu, vùng xa.
Để góp phần tăng cường công tác chăm
sóc sức khoẻ sinh sản ở các xã miền núi và tạo thuận lợi cho phụ nữ dân tộc thiểu
số khi sinh được cán bộ y tế hoặc được người được đào tạo chuyên môn đỡ đẻ nhằm
hạn chế những tai biến sản khoa và tử vong mẹ, tử vong trẻ, rất cần thiết phải
xem xét đến tính lâu dài, bền vững của mô hình cô đỡ thôn bản. Thời gian đến,
ngoài việc đào tạo các cô đỡ thôn bản đủ để phủ kín cho các thôn thuộc xã khó
khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh cũng cần có kế hoạch sử dụng lâu dài
đội ngũ các cô đỡ thôn bản, cần phải bố trí công tác hợp lý, có chế độ phụ cấp
phù hợp để họ yên tâm công tác, góp phần nâng cao sức khoẻ bà mẹ, trẻ em tại
các địa phương này nhằm thu hẹp đáng kể sự khác biệt về mặt bằng chăm sóc sức khoẻ
sinh sản tại các địa bàn trong tỉnh.
II. Cơ sở pháp lý
- Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược dân số sức khoẻ sinh sản Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020;
- Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó
khăn;
-
Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản;
- Nghị quyết số 34/2011/NQ-HĐND ngày
14 tháng
12 năm 2011 của Hội
đồng nhân dân tỉnh về Chương trình
xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2012;
-
Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
quy định số lượng, chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn bản thuộc tỉnh
Ninh Thuận;
-
Quyết định số 736/2010/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
bổ sung khoản 1, Điều
1 Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
quy định số lượng, chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn bản thuộc tỉnh
Ninh Thuận;
- Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2012 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về Chương trình
xây dựng Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2012;
- Công văn số 3910/UBND-VX ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc chủ trương đào tạo và sử dụng cô đỡ thôn bản tại các
xã khó khăn;
- Công văn số 5398/UBND-TH ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc chuẩn bị các tờ trình, đề án trình tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh năm
2012;
- Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày
29 tháng
3 năm 2012 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh
Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2020.
Phần II
NỘI
DUNG CỦA ĐỀ ÁN
I. Thực trang hoạt động
cô đỡ thôn bản của tỉnh
Được
sự quan tâm của Bệnh viện Từ Dũ và UNFPA Việt Nam từ năm 2006 đến 2010,
Sở Y tế đã gửi đào tạo được 45 cô đỡ thôn bản tại Bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh.
Trong 45 cô đỡ thôn bản được đào tạo có 05 cô đỡ thôn bản được tiếp nhận vào
làm việc tại Trạm y tế xã,
37 cô đỡ thôn bản vào làm nhân viên y tế thôn phụ trách công tác sức khoẻ sinh
sản, 03 cô đỡ thôn bản bỏ chuyên môn làm việc khác.
Từ
năm 2007 đến 2011, các CĐTB đã trực tiếp tư vấn cho trên 3.000 lượt phụ nữ có
thai và sinh đẻ, khám thai cho gần 4.000 lượt phụ nữ, đỡ đẻ thường trên 600 ca
(đỡ đẻ tại nhà 260 ca, đỡ đẻ rơi 45 ca, tham gia đỡ đẻ tại Trạm y tế 300
ca), chuyển tuyến 30 ca, phát hiện tai biến sản khoa chuyển viện kịp thời 4 ca.
Ngoài ra CĐTB còn thực hiện nhiệm vụ của y tế thôn bản, là cộng tác viên của
nhiều Chương trình y
tế: phòng chống suy dinh dưỡng, sốt rét, nuôi con bằng sữa mẹ, … Vì vậy, những
năm gần đây các tai biến sản khoa, tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh ở những vùng
này giảm đáng kể, các cô đỡ thôn bản đã mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình
tại các xã miền núi, vùng khó khăn được người dân tin tưởng và yêu quý.
Phát huy những kết quả đạt được, trong
năm 2011, được sự hỗ trợ của Dự án “Nâng cao chất lượng và sử dụng dịch vụ sức khoẻ
sinh sản tỉnh Ninh Thuận” do UNFPA tài trợ, Sở Y tế đã giao cho Trường Trung
cấp Y tế tỉnh tiếp tục đào tạo thêm 29 CĐTB. Qua giám sát đào tạo trong năm
2012, các chuyên gia của Bệnh viện Từ Dũ đánh giá: “chất lượng đào tạo tại Ninh
Thuận không thua kém bệnh viện Từ Dũ nhưng chi phí thấp hơn nhiều”. Số cô đỡ
thôn này đã học xong giai đoạn I và II, đang được đào tạo giai đoạn III và IV
trong năm 2012.
Để có đủ cô đỡ thôn bản phủ kín các
thôn có nhu cầu sử dụng cô bản thuộc xã miền núi, vùng khó khăn của tỉnh (86
thôn có nhu cầu/162 thôn thuộc xã khó khăn), ngoài số lượng 37 CĐTB đang làm
nhân viên y tế thôn, 29 CĐTB đang đào tạo, cần phải chiêu sinh đào tạo thêm 20
CĐTB mới. Dự kiến trong năm 2012, sẽ đào tạo 2 lớp:
- Lớp 1: tiếp tục đào tạo 29 học
viên tuyển sinh trong năm 2011;
- Lớp 2: tuyển sinh mới 20 học
viên (xem phụ lục).
II. Mục tiêu đề án
1. Mục tiêu chung: tăng cường
năng lực chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại các xã miền núi, vùng khó khăn nhằm
giảm thiểu số trường hợp tử vong mẹ, tử vong trẻ, giảm tai biến sản khoa và góp
phần giảm suy dinh dưỡng trẻ em, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về mặt bằng chăm
sóc sức khoẻ sinh sản giữa các địa bàn trong tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
- 100% thôn thuộc các xã miền núi,
vùng khó khăn của tỉnh có cô đỡ thôn bản hoạt động;
- Tại các thôn có cô đỡ thôn bản hoạt
động:
+ Tỷ lệ phụ nữ đẻ khám thai đủ 3 lần
đúng 3 kỳ thai nghén: > 80%
+ Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế: >
95%
+ Tỷ lệ phụ nữ đẻ do người được đào
tạo đỡ: > 98%
III. Chức năng, nhiệm vụ cô
đỡ thôn bản:
1. Chức năng: cô đỡ thôn bản
là nhân
viên y tế thôn bản chuyên trách công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, có chức
năng tham gia các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu nói chung và công tác sức
khoẻ sinh sản nói riêng tại thôn, bản.
2. Nhiệm vụ: thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật do Bộ Y tế quy định.
a) Tuyên truyền,
giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng; vận động, cung cấp thông tin, tư vấn về công
tác dân số - sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng;
b) Tham gia thực hiện các hoạt động
chuyên môn kỹ thuật về y tế tại cộng đồng do Trạm y tế xã phân
công;
c) Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và
kế hoạch hoá gia đình:
- Tư vấn, chăm sóc thai nghén cho phụ nữ có
thai.
- Thực hiện khám thai, đăng ký quản lý thai
nghén, vận động phụ nữ đến cơ sở y tế đẻ.
- Phát hiện và chuyển tuyến thai nghén nguy cơ
cao.
- Theo dõi, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ bà mẹ
và trẻ sơ sinh tại nhà trong 6 tuần đầu sau đẻ; tư vấn nuôi con bằng
sữa mẹ.
- Hướng dẫn một số biện pháp đơn giản về theo
dõi, chăm sóc các bệnh thông thường ở trẻ em và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
dưới 5 tuổi.
- Tư vấn thực hiện các biện pháp tránh thai,
cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, viên thuốc uống tránh thai theo quy
định của Bộ Y tế;
d) Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh
thông thường, tham gia đỡ đẻ thường tại Trạm y tế, xử trí đẻ rơi hoặc đỡ đẻ cấp trong
trường hợp sản phụ không kịp đến Trạm y tế (tiêm Oxytocin sau đẻ ngừa băng
huyết sau sinh);
đ) Tham gia thực hiện các chương trình y
tế tại thôn, bản;
e) Tham gia giao ban định kỳ với Trạm y tế xã;
tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn do cơ quan y tế
cấp trên tổ chức và tự học tập để nâng cao trình độ;
g) Quản lý và sử dụng hiệu quả túi cô đỡ thôn
bản, gói đỡ đẻ sạch;
h) Thực hiện ghi chép, báo cáo kịp
thời, đầy đủ theo quy định.
IV. Nhu cầu sử dụng cô đỡ
thôn bản
1. Đối tượng được tiếp nhận làm cô đỡ
thôn bản:
- Người đã qua đào
tạo theo chương trình
của Bộ Y tế ban hành, được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình
đào tạo cô đỡ thôn bản, có hộ khẩu thường trú tại các xã miền núi, vùng khó khăn
của tỉnh (theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó
khăn);
- Hình thức tiếp
nhận: quyết định
tiếp nhận của Trung tâm y tế huyện.
2. Số lượng cô đỡ
thôn bản tiếp nhận hằng năm:
- Đến năm 2011: tiếp nhận 37
CĐTB làm nhân viên y tế thôn phụ trách công tác sức khoẻ sinh sản;
- Năm 2012: tiếp nhận 29
CĐTB đã đào tạo năm 2011 và tiếp tục đào tạo năm 2012;
- Năm 2013: tiếp nhận thêm
20 CĐTB mới theo kế hoạch đào tạo trong năm 2012 và 2013.
V. Kinh phí hỗ trợ cho cô
đỡ thôn bản đến năm 2020
1. Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ trong
thời gian qua:
a) UNFPA hỗ trợ: từ năm 2008 đến nay Dự
án “Nâng cao chất lượng và sử dụng dịch vụ sức khoẻ sinh sản tỉnh Ninh Thuận”
do UNFPA tài trợ đã hỗ trợ phụ cấp hằng tháng cho cô đỡ thôn bản bằng 0,3 của
mức lương tối thiểu;
b) Địa phương hỗ trợ:
Ngày 03 tháng 6 năm 2010 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có
Quyết định số
736/2010/QĐ-UBND về việc bổ
sung khoản 1, Điều 1 Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND
ngày 19
tháng 01 năm 2010 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc quy định số lượng, chế độ phụ cấp đối với nhân viên y
tế thôn bản thuộc tỉnh Ninh Thuận. Theo Quyết định này, mỗi thôn thuộc xã khó
khăn của tỉnh được tuyển 02 nhân viên y tế thôn bản. Căn cứ Quyết định này,
Trung tâm y tế các huyện
đã tuyển bổ sung thêm 01 nhân viên y tế thôn cho các thôn thuộc xã khó khăn,
đối tượng được tuyển là cô đỡ thôn bản, được phụ cấp bằng 0,5 của mức lương tối
thiểu.
Kể từ tháng 6/2011 mỗi cô đỡ thôn bản được nhận hỗ
trợ phụ cấp hằng tháng bằng 0,8 (0,3 của UNFPA và 0,5 của tỉnh) mức lương tối thiểu.
2. Mức hỗ trợ phụ cấp cho cô đỡ thôn
bản từ năm 2012 đến 2020:
Theo Chương trình của Bộ Y tế, các CĐTB được
đào tạo 18 tháng, có kỹ năng thực hành đỡ đẻ tương đương hộ sinh trung cấp.
CĐTB làm việc không kể ngày đêm, có vai trò quyết định đến tính mạng, sức khoẻ
của sản phụ và trẻ sơ sinh trong những tình huống nhất định tại các địa bàn
miền núi, vùng khó khăn.
Mức phụ cấp từ ngân sách Nhà nước hiện nay họ được hưởng theo Y tế thôn 0,5 lương tối thiểu là rất thấp so với công sức
lao động và trách nhiệm của CĐTB, không đảm bảo giữ chân họ lâu dài để phục vụ
nhân dân. So với CĐTB, nhân viên y tế thôn chỉ có thời gian đào tạo 3 tháng,
chức năng nhiệm vụ nhẹ nhàng hơn.
Từ năm 2012, UNFPA không còn hỗ trợ phụ cấp 0,3 mức lương tối thiểu cho
cô đỡ thôn bản. Do đó, đề nghị mức phụ cấp cho CĐTB từ năm 2012 đến 2020 gồm 2
khoản như sau:
- Mức phụ cấp
cho nhân viên y tế thôn: 0,5 lương tối thiểu theo Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg
ngày 11
tháng 5 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ và Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2010 của Ủy
ban nhân dân tỉnh;
- Phụ cấp kiêm
nhiệm cho nhân viên y tế thôn kiêm thêm nhiệm vụ cô đỡ thôn bản: 0,3 mức lương
tối thiểu từ ngân sách địa phương để khuyến khích các CĐTB làm việc lâu dài.
Cộng
2 khoản trên, mức hỗ trợ phụ cấp hằng tháng bằng 0,8 lần mức lương tối thiểu
theo lộ trình cải cách tiền lương (cũng là mức họ đã hưởng trước đây khi có hỗ
trợ của UNFPA).
3.
Số lượng cô đỡ thôn bản và kinh phí được hỗ trợ, phụ cấp hằng năm (tạm tính theo
mức lương tối thiểu từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 là 1.050.000 đồng):
a) Phụ cấp từ
nguồn kinh phí Trung ương: (phụ cấp cho
nhân viên y tế thôn 0,5 mức lương tối thiểu theo Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg
ngày 11
tháng 5 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ)
+ Năm 2012: 66 người, gồm có: 37
đang làm việc tại thôn (không tính số làm việc tại Trạm y tế) và 29 tuyển mới số học viên đào tạo trong năm 2011, 2012.
- Từ 01/7/2012 đến 30/12/2012 (06 tháng):
66 x 0,5 x 1.050.000 đồng/tháng x 6 tháng = 207.900.000 đồng (1)
+ Năm 2013 đến 2020: 86 người (66 đang làm việc + 20 tuyển mới số đào
tạo trong 2012)
- Số tiền phụ cấp trong 1 năm:
86 x 0,5 x 1.050.000 đồng/tháng x 12 tháng = 541.800.000 đồng
- Số tiền phụ cấp từ năm 2013 - 2020 (08 năm):
541.800.000 đồng/năm x 8 năm = 4.334.400.000 đồng (2)
Tổng cộng (1 + 2): 4.542.300.000 đồng
b) Phụ cấp từ
nguồn ngân sách tỉnh:
(phụ cấp kiêm
nhiệm cho nhân viên y tế thôn kiêm thêm nhiệm vụ cô đỡ thôn bản:0,3 mức lương
tối thiểu);
+
Năm 2012: hỗ trợ cho 66 người
- Từ 01/7/2012 đến 30/12/2012 (06 tháng):
66 x 0,3 x 1.050.000 đồng/tháng x 6 tháng = 124.740.000 đồng (3)
+ Năm 2013 đến 2020 (08 năm): hỗ trợ cho 86 người
- Số tiền hỗ trợ trong 1 năm:
86 x 0,3 x 1.050.000 đồng/tháng x 12 tháng = 325.080.000 đồng
- Số tiền hỗ trợ từ năm 2013 đến 2020 (08 năm):
325.080.000 đồng/năm x 8 năm = 2.600.640.000 đồng (4)
Tổng cộng
(3 + 4): 2.725.380.000 đồng
c) Tổng kinh phí hỗ trợ, phụ cấp cho CĐTB đến năm 2020:
4.542.300.000 đồng + 2.725.380.000 đồng = 7.267.680.000 đồng
(Bằng chữ: bảy tỷ,
hai trăm sáu mươi bảy triệu, sáu trăm tám mươi ngàn đồng)
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế: chủ trì tổ
chức thực hiện đề án, có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ, phụ cấp cho CĐTB hằng năm
theo lộ trình cải cách tiền lương;
- Chỉ đạo các Trung tâm y tế huyện
tiếp nhận CĐTB mới và có kế hoạch sử dụng CĐTB tại các thôn thuộc các xã miền
núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn của tỉnh có hiệu quả cao nhất;
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các
đơn vị y tế triển khai thực hiện công tác đào tạo CĐTB, sử dụng CĐTB tại các
thôn thuộc các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn của
tỉnh;
- Phối hợp với các cơ quan
có liên quan triển khai thực hiện đề án;
- Hằng năm đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
2. Sở Tài chính: hằng năm tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ, phụ cấp cho CĐTB theo đề án.
3.
Ủy ban nhân dân huyện có các thôn thuộc xã miền núi, vùng khó khăn: phối hợp cùng
các sở, ngành triển
khai thực hiện đề án. Chỉ đạo các Ủy ban nhân dân các xã phối hợp Trung tâm y
tế huyện trong việc chọn đúng đối tượng, là người tại chỗ tại các thôn thuộc
các xã miền núi,
vùng
đồng bào dân tộc, vùng khó khăn gửi đào tạo CĐTB và có kế hoạch sử dụng CĐTB lâu
dài tại địa phương.
4. Các sở, ban, ngành khác:
Trong quá trình thực hiện đề án, khi
có công việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ của mình, các sở, ban, ngành
có nhiệm vụ phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện Đề án đạt hiệu
quả cao.
Trong quá trình triển khai thực hiện đề
án nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh các cơ quan, đơn vị đề xuất, báo cáo về
Sở Y tế tổng hợp trình Ủy
ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ
LỤC
NHU
CẦU SỬ DỤNG NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN KIÊM NHIỆM CÔ ĐỠ THÔN BẢN ĐỐI VỚI CÁC XÃ MIỀN
NÚI, VÙNG KHÓ KHĂN CỦA TỈNH
(Kèm theo Quyết định số
42/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
STT
|
Huyện/Xã
|
Các thôn thuộc các
xã khó khăn của tỉnh
|
Thôn khó khăn về SKSS
cần có cô đỡ
|
Thôn đã có cô đỡ
hoạt động trước 2012
|
Thôn có cô đỡ mới
trong năm 2012
|
Thôn cần đào tạo cô
đỡ để bổ sung vào năm 2013
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 huyện/31 xã
|
162 thôn
|
86 thôn
|
37 thôn
|
29 thôn
|
20 thôn
|
|
I
|
Huyện Bác Ái
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Phước Thành
|
Ma Rớ
|
x
|
|
x
|
|
|
Ma Dú
|
x
|
|
x
|
|
|
Ma Nai
|
x
|
x
|
|
|
|
Suối Lỡ
|
x
|
x
|
|
|
|
Đá 3 cái
|
x
|
x
|
|
|
|
2
|
Phước Đại
|
Châu Đắc
|
x
|
|
|
x
|
|
Ma Hoa
|
x
|
|
|
x
|
|
Tà Lú III
|
x
|
x
|
|
|
|
Tà Lú II
|
x
|
x
|
|
|
|
Tà Lú I
|
x
|
x
|
|
|
|
3
|
Phước Chính
|
Núi Rây
|
x
|
|
x
|
|
|
Suối Khô
|
x
|
x
|
|
|
|
Suối Rớ
|
x
|
x
|
|
|
|
4
|
Phước Thắng
|
Ma Ty
|
x
|
x
|
|
|
|
Chà Đung
|
x
|
x
|
|
|
|
Ha Lá hạ
|
x
|
|
x
|
|
|
Ma Oai
|
x
|
x
|
|
|
|
5
|
Phước Tiến
|
Đá bàn
|
x
|
|
|
x
|
|
Trà Co I
|
x
|
|
x
|
|
|
Suối Rua
|
x
|
|
x
|
|
|
Suối Đá
|
x
|
x
|
|
|
|
Trà Co II
|
x
|
|
|
x
|
|
Mã Tiền
|
x
|
x
|
|
|
|
6
|
Phước Tân
|
Ma Lâm
|
x
|
|
|
x
|
|
Đá Trắng
|
x
|
|
x
|
|
|
MaTy
|
x
|
|
x
|
|
|
7
|
Phước Hoà
|
Chà Panh
|
x
|
x
|
|
|
|
Tà Lọt
|
x
|
|
x
|
|
|
8
|
Phước Trung
|
Rã Trên
|
x
|
x
|
|
|
|
Rã Giữa
|
x
|
|
|
x
|
|
Tham Dú
|
x
|
|
|
x
|
|
Đồng Dày
|
x
|
|
x
|
|
|
9
|
Phước Bình
|
Bạc rây I
|
x
|
|
x
|
|
|
Gia É
|
x
|
|
x
|
|
|
Bạc Rây 2
|
x
|
|
|
x
|
|
Bố Lang
|
x
|
|
x
|
|
|
Hành Rạc I
|
x
|
|
|
x
|
|
Hành Rạc II
|
x
|
x
|
|
|
|
|
9 xã
|
38 thôn
|
38 thôn
|
16 thôn
|
13 thôn
|
9 thôn
|
|
II
|
Huyện Thuận Nam
|
|
|
|
|
|
10
|
Phước Dinh
|
Sơn Hải I
|
|
|
|
|
|
Sơn Hải II
|
|
|
|
|
|
Vĩnh Trường
|
|
|
|
|
|
Bầu Ngứ
|
|
|
|
|
|
11
|
Nhị Hà
|
Thôn 1
|
|
|
|
|
|
Thôn 2
|
|
|
|
|
|
12
|
Phước Minh
|
Quán Thẻ 1
|
|
|
|
|
|
Quán Thẻ 2
|
|
|
|
|
|
Quán Thẻ 3
|
|
|
|
|
|
13
|
Phước Hà
|
Thôn Giá
|
x
|
x
|
|
|
|
Rồ Ôn
|
x
|
|
x
|
|
|
Trà Nô
|
x
|
x
|
|
|
|
Là A
|
x
|
|
x
|
|
|
Tân Hà
|
x
|
|
x
|
|
|
14
|
Phước Nam
|
Văn Lâm 1
|
|
|
|
|
Xã Phước Nam tách
thành 2 xã Phước Nam và Phước Ninh
|
Văn Lâm 2
|
|
|
|
|
Văn Lâm 3
|
|
|
|
|
Văn Lâm 4
|
|
|
|
|
Phước Lập
|
|
|
|
|
Tam Lang
|
|
|
|
|
Nho Lâm
|
|
|
|
|
15
|
Phước Ninh
|
Hiếu Thiện
|
x
|
x
|
|
|
Vụ Bổn
|
x
|
x
|
|
|
|
6 xã
|
28 thôn
|
7 thôn
|
4 thôn
|
3 thôn
|
0 thôn
|
|
III
|
Huyện Thuận Bắc
|
|
|
|
|
|
16
|
Bắc Sơn
|
Bỉnh Nghĩa
|
x
|
x
|
|
|
|
Láng Me
|
x
|
|
|
x
|
|
Xóm Bằng
|
x
|
|
x
|
|
|
17
|
Lợi Hải
|
Ấn Đạt
|
|
|
|
|
|
Bà Râu 1
|
x
|
x
|
|
|
|
Bà Râu 2
|
x
|
|
|
x
|
|
Kiền Kiền 1
|
x
|
|
|
x
|
|
Kiền Kiền 2
|
x
|
|
|
x
|
|
Suối Đá
|
x
|
|
|
x
|
|
18
|
Công Hải
|
Hiệp Kiết
|
|
|
|
|
|
Suối Giếng
|
x
|
x
|
|
|
|
Suối Vang
|
x
|
x
|
|
|
|
19
|
Phước Chiến
|
Động Thông
|
x
|
x
|
|
|
|
Đầu Suối A
|
x
|
|
x
|
|
|
Tập Lá
|
x
|
|
x
|
|
|
Đầu Suối B
|
x
|
|
x
|
|
|
Ma Trai
|
x
|
|
|
x
|
|
20
|
Phước Kháng
|
Đá Mài Dưới
|
x
|
|
x
|
|
|
Đá Mài Trên
|
x
|
|
|
x
|
|
Cầu Đá
|
x
|
|
|
x
|
|
Đá Liệt
|
x
|
x
|
|
|
|
Suối Le
|
x
|
x
|
|
|
|
|
5 xã
|
26 thôn
|
20 thôn
|
7 thôn
|
5 thôn
|
8 thôn
|
|
IV
|
Huyện Ninh Phước
|
|
|
|
|
|
21
|
Phước Thái
|
Như Bình
|
|
|
|
|
|
Đá Trắng
|
|
|
|
|
|
Thái Giao
|
|
|
|
|
|
Tà Dương
|
x
|
x
|
|
|
|
Hoài Trung
|
|
|
|
|
|
Hoài Ni
|
|
|
|
|
|
Thái Hoà
|
|
|
|
|
|
22
|
Phước Vinh
|
Phước An 1
|
|
|
|
|
|
Phước An 2
|
|
|
|
|
|
Liên Sơn 1
|
|
|
|
|
|
Liên Sơn 2
|
x
|
x
|
|
|
|
Bảo Vinh
|
|
|
|
|
|
23
|
An Hải
|
Tuấn Tú
|
|
|
|
|
|
An Thạnh 1
|
|
|
|
|
|
Nam Cương
|
|
|
|
|
|
Hoà Thạnh
|
|
|
|
|
|
Long Bình 2
|
|
|
|
|
|
Long Bình 1
|
|
|
|
|
|
An Thạnh 2
|
|
|
|
|
|
|
3 xã
|
19 thôn
|
2 thôn
|
2 thôn
|
0 thôn
|
0 thôn
|
|
V
|
Huyện Ninh Sơn
|
|
|
|
|
|
24
|
Lâm Sơn
|
Lâm Hoà
|
|
|
|
|
|
Lâm Bình
|
|
|
|
|
|
Lâm Phú
|
|
|
|
|
|
Lâm Quý
|
|
|
|
|
|
Tầm Ngân I
|
x
|
|
x
|
|
|
Tầm Ngân II
|
x
|
|
x
|
|
|
Thôn Gòn I
|
x
|
|
x
|
|
|
Thôn Gòn II
|
x
|
x
|
|
|
|
Lập Lá
|
x
|
x
|
|
|
|
Tân Bình
|
|
|
|
|
|
25
|
Lương Sơn
|
Trà Giang 1
|
|
|
|
|
|
Trà Giang 2
|
x
|
|
|
x
|
|
Trà Giang 3
|
|
|
|
|
|
Trà Giang 4
|
x
|
x
|
|
|
|
Tân Lập 1
|
|
|
|
|
|
Tân Lập 2
|
|
|
|
|
|
26
|
Quảng Sơn
|
Thạch Hà I
|
|
|
|
|
|
Thạch Hà II
|
|
|
|
|
|
La Vang 1
|
|
|
|
|
|
La Vang 2
|
|
|
|
|
|
Triệu Phong 1
|
|
|
|
|
|
Triệu Phong 2
|
|
|
|
|
|
Hạnh Trí 1
|
|
|
|
|
|
Hạnh Trí 2
|
|
|
|
|
|
Lương Giang
|
x
|
|
|
x
|
|
27
|
Mỹ Sơn
|
Phú Thuận
|
|
|
|
|
|
Phú Thạnh
|
|
|
|
|
|
Phú Thủy
|
|
|
|
|
|
Mỹ Hiệp
|
x
|
x
|
|
|
|
Nha Húi
|
x
|
|
x
|
|
|
28
|
Hoà Sơn
|
Tân Hoà
|
|
|
|
|
|
|
Tân Lập
|
|
|
|
|
|
|
Tân Bình
|
|
|
|
|
|
|
Tân Tiến
|
|
|
|
|
|
|
Tân Hiệp
|
|
|
|
|
|
|
Tân Định
|
x
|
x
|
|
|
|
|
29
|
Ma Nới
|
Gia Rớt
|
x
|
|
x
|
|
|
|
Thôn Ú
|
x
|
x
|
|
|
|
|
Hà Dài
|
x
|
|
|
x
|
|
|
Gia Hoa
|
x
|
|
x
|
|
|
|
Thôn Do
|
x
|
|
x
|
|
|
|
Tà Nôi
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
6 xã
|
43 thôn
|
17 thôn
|
7 thôn
|
7 thôn
|
3 thôn
|
|
|
VI
|
Huyện Ninh Hải
|
|
|
|
|
|
|
30
|
Vĩnh Hải
|
Thái An
|
|
|
|
|
|
|
Mỹ Hoà
|
|
|
|
|
|
|
Đá Hang
|
x
|
|
x
|
|
|
|
Vĩnh Hy
|
|
|
|
|
|
|
Cầu Gãy
|
x
|
x
|
|
|
|
|
31
|
Phương Hải
|
Phương Cựu I
|
|
|
|
|
|
|
Phương Cựu II
|
|
|
|
|
|
|
Phương Cựu III
|
|
|
|
|
|
|
|
2 xã
|
8 thôn
|
2 thôn
|
1 thôn
|
1 thôn
|
0 thôn
|
|
|
|
Tổng cộng
|
162 thôn
|
86 thôn
|
37 thôn
|
29 thôn
|
20 thôn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi
chú:
theo
Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành danh mục các
đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, Ninh Thuận có 30 xã khó khăn: huyện Bác Ái (09 xã): Phước Đại, Phước Bình, Phước Hoà, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Chính,
Phước Trung, Phước Thắng và Phước Thành; huyện Ninh Sơn (06 xã): Mỹ Sơn, Lâm Sơn, Lương Sơn, Quảng
Sơn, Hoà Sơn và Ma Nới; huyện Thuận Bắc (05 xã): Lợi Hải, Công Hải, Phước Kháng, Phước
Chiến và Bắc Sơn; huyện Ninh Hải
(02 xã): Phương Hải và Vĩnh Hải; huyện Ninh Phước (08 xã): Nhị Hà, Phước Nam,
Phước Thái, Phước Minh, Phước Dinh, Phước Vinh, Phước Hà và An Hải.
Hiện
nay, huyện Ninh Phước tách thành 2 huyện Thuận Nam và Ninh Phước, trong đó có xã
khó khăn Phước Nam tách thành 2 xã Phước Nam và Phước Ninh. Do đó, trong bảng
này có bổ sung thêm tên huyện Thuận Nam và xã Phước Ninh (31 xã).