THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
Số:
415/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC KIỆN TOÀN HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 150/2016/NĐ-CP
ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kiện
toàn Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (sau
đây gọi là Hội đồng), gồm các thành viên:
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng;
2. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng;
3. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ
và vừa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng;
4. Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục
hành chính, Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội
đồng;
5. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên;
6. Thứ trưởng Bộ Nội vụ, thành viên;
7. Thứ trưởng Bộ Tư pháp, thành viên;
8. Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản
lý kinh tế Trung ương, thành viên;
9. Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt
Nam, thành viên;
10. Đại diện Hội Luật gia Việt Nam,
thành viên;
11. Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thành viên;
12. Chủ tịch Hiệp hội Da - Giầy - Túi
xách Việt Nam, thành viên;
13. Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt
Nam, thành viên;
14. Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt
Nam, thành viên;
15. Đại diện Hiệp hội Du lịch Việt
Nam, thành viên;
16. Đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt
Nam, thành viên;
17. Đại diện Hiệp hội thương mại Hoa
Kỳ tại Việt Nam, thành viên;
18. Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp
Nhật Bản tại Việt Nam, thành viên;
19. Đại diện Phòng Thương mại Châu Âu
tại Việt Nam, thành viên;
20. Đại diện Phòng Xúc tiến thương
mại và đầu tư Hàn Quốc tại Hà Nội, thành viên.
Điều 2. Nhiệm vụ của Hội đồng
Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn, đề xuất
với Thủ tướng Chính phủ các sáng kiến cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục
hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân
dân; đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa
phương.
Điều 3. Hoạt động của Hội đồng
1. Các thành viên của Hội đồng có
trách nhiệm cử đại diện lãnh đạo chủ chốt tham gia các hoạt động của Hội đồng,
cử cán bộ đầu mối và thành lập các nhóm công tác để triển khai nhiệm vụ do Chủ
tịch Hội đồng phân công hoặc theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng.
2. Chủ tịch Hội đồng ban hành danh
sách thành viên và Quy chế hoạt động của Hội đồng, thành lập các Ban công tác
và phân công thành viên tham gia Ban công tác, phê duyệt kế hoạch hoạt động
hàng năm của Hội đồng, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị Thủ tướng Chính
phủ khen thưởng các thành viên Hội đồng, người đại diện, cán bộ đầu mối và các
nhóm công tác của thành viên Hội đồng theo quy định của pháp luật về thi đua,
khen thưởng.
3. Văn phòng Chính phủ là cơ quan
thường trực Hội đồng, có trách nhiệm điều phối, bảo đảm các điều kiện làm việc
của Hội đồng và huy động các cơ quan, đơn vị khác có liên quan tham gia các
hoạt động của Hội đồng; nghiên cứu các sáng kiến cải cách quy định hành chính
do các thành viên Hội đồng đề xuất trước khi Chủ tịch Hội đồng báo cáo Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn
phòng Chính phủ là cơ quan giúp việc của Hội đồng, thực hiện nhiệm vụ thư ký
Hội đồng.
4. Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục
hành chính của Thủ tướng Chính phủ được sử dụng con dấu của Văn phòng Chính phủ
đối với các văn bản do Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng ký, ban hành.
Điều 4. Nguồn lực hoạt động của
Hội đồng
1. Hội đồng được huy động chuyên gia
trong và ngoài nước, các nguồn lực hợp pháp của cơ quan thành viên Hội đồng và
các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Kinh phí ngân sách nhà nước bảo
đảm cho hoạt động của Hội đồng được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng
năm của Văn phòng Chính phủ và được sử dụng theo quy định hiện hành.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm
thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm
2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục
hành chính.
2. Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách
thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
các thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các cơ quan: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã
Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Thành viên Hội đồng tư vấn cải cách TTHC;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ, Cục, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, KSTT (3b). CT
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|