BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
412/1997/TC-QĐ-TCCB
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 6 năm 1997
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CỤC QUẢN LÝ
CÔNG SẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 15/CP
ngày 02/03/1993 của Chính phủ qui định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản
lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
và đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Cục Quản lý công sản là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức
năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài sản
Nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp, quản lý trực tiếp một số tài sản Nhà nước
theo phân cấp của Nhà nước và quản lý tài chính đối với tài sản kết cấu hạ tầng,
tài nguyên quốc gia theo các qui định của Nhà nước và các qui định cụ thể tại
Quyết định này.
Cục Quản lý công sản có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước. Trụ sở của
Cục đặt tại Thành phố Hà nội.
Điều 2:
Cục Quản lý công sản có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau
đây:
1- Xây dựng các văn bản về chính
sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, chế độ quản lý
tài chính đối với tài sản kết cấu hạ tầng, tài nguyên quốc gia để Bộ trưởng Bộ
Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ ban hành.
2- Xây dựng hoặc phối hợp với
các ngành chức năng xây dựng các tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản Nhà nước
trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp để Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ ban hành.
3- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra các cơ quan hành chính sự nghiệp trong việc thực hiện các chính sách,
chế độ về quản lý tài sản Nhà nước, quản lý tài chính đối với tài sản thuộc kết
cấu hạ tầng và tài nguyên quốc gia; Kiến nghị xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền
các trường hợp vi phạm trong quản lý tài sản Nhà nước, quản lý tài chính đối với
tài sản thuộc kết cấu hạ tầng và tài nguyên quốc gia.
4- Tổ chức thống kê, tổng hợp,
phân tích, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, tình hình quản lý
tài chính đối với tài sản thuộc kết cấu hạ tầng và tài nguyên quốc gia.
5- Tổ chức và hướng dẫn thực hiện
việc kiểm kê tài sản Nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp.
6- Chủ trì cùng với các ngành chức
năng tổ chức thu hồi tài sản Nhà nước, đất và tài nguyên quốc gia, điều chuyển
tài sản Nhà nước thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, theo quyết định của Chính
phủ, của Bộ trưởng Bộ Tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
7- Căn cứ vào kết quả quản lý
tài sản Nhà nước và các qui định hiện hành, thẩm định dự toán chi cho các nội
dung dưới đây của các cơ quan hành chính sự nghiệp để trình cấp có thẩm quyền
ghi vào dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm của các Bộ, ngành và các tổ chức
trung ương được thụ hưởng ngân sách Nhà nước:
- Mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa,
nâng cấp tài sản Nhà nước trong khu vực hành chính sự nghiệp.
- Công tác duy tu bảo dưỡng, sửa
chữa thường xuyên và tôn tạo các tài sản thuộc kết cấu hạ tầng.
- Công tác đo đạc, lập sổ địa
chính, đánh giá phân hạng đất, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; điều tra, khảo
sát, thăm dò, tìm kiếm các nguồn tài nguyên và chi phí tu bổ, bảo vệ các nguồn
tài nguyên.
- Công tác dự trữ hàng hoá, vật
tư Nhà nước.
8- Thẩm định các đề nghị về xử
lý tài sản Nhà nước không cần dùng và không còn sử dụng được của các cơ quan
hành chính sự nghiệp thuộc trung ương theo phân cấp trách nhiệm quản lý để
trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định và chủ trì tổ chức thực hiện các quyết
định đó.
9- Kiểm tra theo chức năng và
trách nhiệm được phân cấp đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp trong việc
thực hiện dự toán chi ngân sách Nhà nước đã được quyết định cho các nhu cầu có
liên quan đến việc tăng giảm tài sản Nhà nước.
10- Tổ chức tiếp nhận, bảo quản
và phối hợp với các ngành có liên quan xử lý tài sản đã được cấp có thẩm quyền
quyết định tịch thu sung quĩ Nhà nước hoặc xác lập quyền sở hữu Nhà nước theo
phân cấp về quản lý tài sản Nhà nước; Phối hợp với các ngành có liên quan theo
dõi tổng hợp tài sản viện trợ được xác lập quyền sở hữu Nhà nước.
11- Phối hợp với các ngành liên
quan định giá các nguồn tài nguyên cho các tổ chức khai thác theo quyết định của
cơ quan có thẩm quyền; tham gia xây dựng các chính sách chế độ thu về đất.
12- Quản lý và lưu trữ các hồ sơ
tài liệu về quản lý tài sản Nhà nước và tài liệu có liên quan đến quản lý tài
chính đối với đất và tài nguyên quốc gia.
13- Hướng dẫn các cơ quan tài
chính địa phương quản lý tài sản Nhà nước theo qui định của Chính phủ và của Bộ
Tài chính.
14- Trực tiếp giao dịch với các
tổ chức, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản Nhà nước.
15- Được nhận các báo cáo, thông
tin tài liệu cần thiết về tài sản Nhà nước, tài nguyên quốc gia và yêu cầu các
đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ cung cấp các tài liệu có liên quan đến tài sản Nhà
nước và tài nguyên quốc gia.
16- Ký các văn bản hướng dẫn, giải
thích các chế độ về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, tài nguyên quốc gia theo
phân cấp hoặc uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 3:
Cục Quản lý công sản do Cục trưởng phụ trách. Giúp việc Cục
trưởng có một số Phó Cục trưởng. Cơ cấu bộ máy của Cục Quản lý công sản gồm có
các phòng:
- Phòng Tổng hợp.
- Phòng Quản lý tài sản Nhà nước
khu vực hành chính sự nghiệp.
- Phòng Quản lý tài sản thuộc kết
cấu hạ tầng.
- Phòng Quản lý đất và các tài
nguyên quốc gia.
- Phòng Quản lý tài sản được xác
lập sở hữu Nhà nước.
Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng
nói trên do Cục trưởng Cục Quản lý công sản quy định.
Biên chế của Cục Quản lý công sản
do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
Cục trưởng Cục Quản lý công sản
có trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức của Cục theo qui định hiện hành về
phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Bộ Tài chính.
Điều 4:
1- Kinh
phí hoạt động của Cục Quản lý công sản được cấp từ nguồn kinh phí của Bộ Tài
chính do ngân sách Nhà nước đài thọ.
2- Cục Quản lý công sản có trách
nhiệm lập dự toán và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính duyệt nguồn kinh phí để phục
vụ cho nhiệm vụ quản lý công sản hàng năm; quản lý các nguồn tài chính phát
sinh trong quá trình quản lý, xử lý tài sản Nhà nước theo qui định của Nhà nước.
Điều 5:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/1997; các qui
định trước đây của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy của
Cục Quản lý công sản trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 6:
Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Thủ trưởng các đơn vị
thuộc Bộ và tổ chức trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo và Chánh Văn
phòng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.