BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3808/QĐ-BNN-TCCB
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 09 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ MẪU VỀ QUẢN LÝ, PHỐI HỢP CÔNG TÁC VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO CỦA
CÁC TỔ CHỨC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẤP TỈNH ĐẶT TẠI ĐỊA BÀN
CẤP HUYỆN VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN; CÁC NHÂN VIÊN KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN CẤP XÃ VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP
ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ các Nghị định của
Chính phủ: số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng,
một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và
những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; số
29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2009/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Thông tư
số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục
và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế mẫu về quản lý, phối
hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện;
các nhân viên kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp
xã” (sau đây gọi chung là Quy chế mẫu).
Điều 2. Căn cứ Quy chế mẫu và đặc điểm của từng địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chỉ đạo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Quy
chế cụ thể, trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh ban hành.
Điều 3. Các Tổng cục trưởng, Cục trưởng và Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng
dẫn, kiểm tra việc quản lý, phối hợp công tác cụ thể theo ngành dọc ở địa
phương và triển khai thực hiện Quy chế mẫu này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành,
thay thế Quyết định số 2851/QĐ-BNN-TCCB ngày 08/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành “Quy chế mẫu về quản lý, phối hợp công
tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện; các
nhân viên kỹ thuật công tác trên địa bàn cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xã”.
Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; các Tổng cục
trưởng: Thủy sản, Lâm nghiệp, Thủy lợi; các Cục trưởng: Bảo vệ thực vật, Trồng
trọt, Thú y, Chăn nuôi, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Kinh tế hợp
tác và Phát triển nông thôn, Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Quản lý
xây dựng công trình; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ Nội Vụ (ph/hợp chỉ đạo);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (t/hiện);
- Sở NN&PTNT, Sở Nội vụ các tỉnh, Tp. trực thuộc TW (th/hiện, ph/hợp);
- Lưu: VT, TCCB. TMĐ.
|
BỘ
TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|
QUY CHẾ MẪU
VỀ QUẢN LÝ, PHỐI HỢP CÔNG TÁC VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO CỦA CÁC TỔ
CHỨC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẤP TỈNH ĐẶT TẠI ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN
VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN; CÁC NHÂN VIÊN KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
CẤP XÃ VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3808/QĐ-BNN-TCCB ngày 22 tháng 9 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định trách nhiệm, quyền hạn của các
tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp
huyện với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện); các
nhân viên kỹ thuật nông nghiệp công tác trên địa bàn cấp xã với UBND xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) trong quản lý, phối hợp công tác,
chế độ thông tin báo cáo để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, cung cấp dịch
vụ công trong các ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (PTNT)
trên địa bàn cấp huyện, xã.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch UBND cấp
huyện, Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng các tổ chức ngành nông nghiệp và PTNT cấp
tỉnh, cấp huyện; công chức, viên chức trong các tổ chức ngành nông nghiệp và
PTNT cấp tỉnh, cấp huyện; nhân viên kỹ thuật nông nghiệp công tác trên địa bàn
cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước, cung
cấp dịch vụ công về nông nghiệp và PTNT ở cấp huyện, cấp xã chịu sự điều chỉnh
của Quy chế này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. “Các tổ chức ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh
đặt tại địa bàn cấp huyện” là các tổ chức trực thuộc tổ chức ngành dọc cấp tỉnh
(Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Thủy lợi, Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý Chất
lượng nông lâm sản và Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông tỉnh
trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) được đặt tại địa bàn
huyện hoặc liên huyện, bao gồm: Trạm Chăn nuôi và Thú y,
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Hạt Kiểm lâm, Hạt Quản
lý đê, Trạm Thủy lợi (nếu có), Trạm Thủy sản
(nếu có), Trạm Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
(nếu có), Trạm Khuyến nông.
2. “Các nhân viên kỹ thuật nông nghiệp” là các nhân
viên chuyên môn, kỹ thuật nông nghiệp, phát triển nông thôn do các cơ quan có
thẩm quyền tuyển dụng, hợp đồng hoặc điều động về công tác trên địa bàn cấp xã
theo quy định của pháp luật, gồm: công
chức chuyên trách về nông nghiệp, xây dựng
nông thôn mới (do UBND cấp
tỉnh bố trí theo quy định tại Khoản
4, Điều 18 của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của
Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở
cấp xã); nhân viên thú y (hoặc nhân viên chăn nuôi và thú y), bảo vệ thực
vật (hoặc nhân viên trồng trọt và bảo vệ thực vật), thủy lợi, thủy sản, khuyến nông viên, kiểm lâm viên địa bàn và các
nhân viên kỹ thuật khác (nếu có) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
3. “Các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện,
xã”, gồm: Ban Chỉ huy quân sự; Công an; các cơ quan: Thanh tra, Tài nguyên và
Môi trường, Quản lý thị trường, Văn hóa-Thông tin, Thống kê; các tổ chức đoàn
thể; lực lượng dân quân tự vệ và các tổ chức khác có liên quan.
Chương II
NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC,
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHỐI HỢP CÔNG TÁC
Điều 4. Nội dung quản lý, phối
hợp chung
1. Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật Nhà nước, các quy định của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan quản lý nhà
nước cấp trên.
2. Tham mưu, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch,
chiến lược phát triển ngành Nông nghiệp và PTNT cấp huyện, cấp xã phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển ngành Nông nghiệp và PTNT của tỉnh,
thành phố và cả nước; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển
kinh tế, xã hội chung của địa phương.
3. Triển khai nhiệm vụ của ngành Nông nghiệp và
PTNT trong từng lĩnh vực cụ thể trên địa bàn cấp huyện, cấp xã.
Điều 5. Nguyên tắc quản lý,
phối hợp công tác
1. Đảm bảo thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa quản
lý ngành, lĩnh vực công tác từ cấp tỉnh tới cơ sở với quản lý theo địa bàn,
lãnh thổ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân được
pháp luật quy định.
2. Trình tự giải quyết công việc thực hiện theo
chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc của UBND cấp huyện, UBND cấp
xã, các tổ chức ngành Nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện;
chương trình, kế hoạch công tác của các nhân viên kỹ thuật công tác trên địa
bàn cấp xã.
3. Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
4. Phối hợp công tác, trao đổi thông tin, báo cáo
theo đúng phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Điều 6. Phương pháp phối hợp
khi giải quyết công việc cụ thể
1. Khi cần giải quyết các vấn đề về tổ chức thực hiện
nhiệm vụ thuộc trách nhiệm các tổ chức, nhân viên kỹ thuật ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện, xã nhưng có liên quan
trực tiếp tới thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền địa
phương thì UBND cấp huyện, xã chủ trì; các tổ chức ngành, nhân viên kỹ thuật
nông nghiệp liên quan phối hợp.
Nếu vượt quá thẩm quyền thì UBND cấp huyện báo cáo
UBND cấp tỉnh chủ trì, UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện chủ trì. Đại diện Sở
Nông nghiệp và PTNT, thủ trưởng tổ chức Ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh, thủ
trưởng tổ chức Ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện,
nhân viên kỹ thuật nông nghiệp liên quan phối hợp.
2. Khi cần phối hợp để giải quyết các lĩnh vực công
tác có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ quản lý ngành thuộc thẩm quyền, trách
nhiệm của từng tổ chức ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp
huyện thì thủ trưởng các tổ chức này chủ trì; các tổ chức liên quan phối hợp. Nếu
vượt quá thẩm quyền thì có trách nhiệm báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT để chủ
trì giải quyết.
3. Phương thức chủ trì, phối hợp:
a) Phương thức chủ trì: Cơ quan, đơn vị chủ trì tổ
chức họp hoặc xin ý kiến bằng văn bản.
b) Phương thức phối hợp: Tổ chức, cá nhân phối hợp
có trách nhiệm tham gia ý kiến tại cuộc họp hoặc tham gia ý kiến bằng văn bản
theo đề nghị của tổ chức chủ trì.
Chương III
QUẢN LÝ, PHỐI HỢP TRONG
CÁC LĨNH VỰC CÔNG TÁC CỤ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN, XÃ
Điều 7. Trách nhiệm,
quyền hạn chung của các tổ chức, cá nhân
1. UBND cấp huyện, xã:
a) Thống nhất quản lý nhà nước về
lĩnh vực nông nghiệp và PTNT trên địa bàn.
b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực
thuộc hoặc tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã phối hợp chặt chẽ với
các tổ chức ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện trong
các hoạt động quản lý, chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực nông nghiệp và PTNT.
c) Bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện thuận lợi để
các nhân viên kỹ thuật nông nghiệp công tác trên địa bàn cấp xã hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
d) Chủ tịch UBND cấp huyện được huy động công chức,
viên chức, nhân viên kỹ thuật nông nghiệp của các tổ chức ngành
nông nghiệp và PTNT đặt tại địa bàn cấp huyện trong trường hợp cần thiết như:
phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, chống thiên tai; cứu hộ, cứu nạn; phòng, chống
dịch bệnh cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.
đ) Chủ tịch UBND cấp xã được
huy động nhân viên kỹ thuật nông nghiệp của các tổ chức ngành
nông nghiệp và PTNT công tác trên địa bàn cấp xã trong trường hợp cần thiết
như: phòng cháy, chữa cháy rừng; cứu hộ, cứu nạn; phòng, chống thiên tai;
phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.
2. Các tổ chức ngành Nông nghiệp
và PTNT cấp tỉnh đặt trên địa bàn cấp huyện có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với
UBND cấp huyện và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp
huyện trong công tác quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ theo chức
năng, nhiệm vụ được giao.
Thủ trưởng và công chức, viên chức của
các tổ chức ngành Nông nghiệp và PTNT đặt tại địa bàn cấp huyện chấp hành sự
huy động của UBND cấp huyện trong các trường hợp cần thiết như: phòng cháy, chữa
cháy rừng; cứu hộ, cứu nạn; phòng, chống thiên tai; phòng, chống dịch bệnh cây
trồng, vật nuôi trên địa bàn.
3. Các nhân viên kỹ
thuật nông nghiệp công tác trên địa bàn cấp xã: thực hiện các nhiệm vụ theo hướng
dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND cấp tỉnh; chấp hành sự huy động của UBND
cấp xã trong các trường hợp cần thiết như: phòng cháy, chữa cháy rừng; cứu hộ,
cứu nạn; phòng, chống thiên tai; phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi
trên địa bàn.
Điều 8. Phối hợp công tác lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ
thực vật
1. UBND cấp huyện: Chỉ
đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về trồng
trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn theo quy định pháp luật. Chỉ đạo sản xuất; quản
lý, sử dụng đất trồng lúa theo quy định. Bố trí kinh phí (hoặc đề xuất bố trí kinh phí) và tổ chức
phòng trừ sinh vật gây hại thực vật. Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức sản xuất, quản
lý, sử dụng đất trồng lúa theo quy định; tổ chức phòng, chống sinh vật gây hại
thực vật, thu gom xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; thực hiện công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật về trồng trọt, bảo vệ thực vật trên địa bàn. Thực hiện trách nhiệm,
quyền hạn khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp luật.
2. Phòng
Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế: Lấy ý kiến tham gia của tổ chức Ngành đặt
tại địa bàn các dự thảo văn bản về quy hoạch, kế hoạch công tác trước khi trình
UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện ký ban hành. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ
quản lý chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật của Phòng theo quy định
pháp luật. Phối hợp với các tổ chức Ngành đặt tại địa bàn về công tác chỉ đạo,
hướng dẫn sản xuất; công tác quản lý giống, bố trí cơ cấu giống cây trồng; kiểm tra, hướng dẫn sử dụng phân bón, giống cây
trồng, thuốc bảo vệ thực vật; kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh
doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn. Thực hiện
trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định
pháp luật.
3. UBND
cấp xã: Chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch về trồng trọt,
bảo vệ thực vật trên địa bàn. Xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án về trồng
trọt, bảo vệ thực vật trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Tổ
chức tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Bố trí kinh phí (hoặc đề xuất
bố trí kinh phí) và tổ chức phòng, chống sinh vật gây hại thực vật. Tổ chức sản
xuất; quản
lý, sử dụng đất trồng lúa; phòng, chống sinh vật gây hại thực vật theo hướng dẫn của tổ
chức Ngành đặt tại địa bàn cấp huyện. Kiểm tra, thống kê và thực hiện
chính sách hỗ trợ khi sản xuất bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, triển khai
các biện pháp bảo vệ sản xuất, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất trên địa
bàn; hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; quy định
địa điểm thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Phối hợp với tổ chức Ngành đặt tại địa bàn kiểm tra hoạt động
kinh doanh phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và xử lý vi phạm theo
quy định. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của Chủ tịch UBND
cấp tỉnh và quy định pháp luật.
4. Các tổ
chức liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã: Có trách nhiệm phối hợp với các tổ
chức Ngành đặt tại địa bàn thực hiện thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực trồng trọt,
bảo vệ thực vật và thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp
tỉnh và quy định pháp luật.
5. Trạm
Trồng trọt và Bảo vệ thực vật:
a) Đề xuất
và phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế về: Chiến
lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình, dự án phát triển dài hạn, 05 năm và
hàng năm về trồng trọt, bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện. Tham mưu chỉ đạo sản xuất, biện pháp phòng, chống dịch,
điều tra, phát hiện sinh vật gây hại thực vật;
xác định thời gian phát sinh, diện phân bố, mức độ gây hại của sinh vật gây hại thực vật; thông báo kịp thời tình hình sinh vật gây
hại thực vật và hướng dẫn biện pháp phòng, chống
sinh vật gây hại thực vật; xác định thiệt hại do dịch bệnh gây ra, theo dõi, tổng
hợp, đánh giá hiệu quả chống dịch. Thực hiện biện pháp kiểm dịch thực vật nội địa,
xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trên địa bàn huyện theo phân công của
Giám đốc Sở. Công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, phân bón
hữu cơ và phân bón khác trên địa bàn. Công tác kiểm tra, thanh tra trên địa
bàn. Đề xuất các biện pháp hướng dẫn và kiểm tra việc
thi hành pháp luật về trồng trọt, bảo vệ thực vật trên địa bàn; thực hiện xử lý
vi phạm hành chính (lập biên bản, chuyển cơ quan thẩm quyền quyết định) đối với
các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật trên địa bàn
theo quy định pháp luật.
b) Báo
cáo Chủ tịch UBND cấp huyện trước và sau khi tổ chức thực hiện
các công việc sau: Kế hoạch, chương trình công tác hàng tháng, quý, năm về trồng
trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn. Kết quả tổ chức, triển khai thực hiện về
các lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ được giao: công tác chỉ đạo sản xuất; kiểm
tra sinh vật gây hại thực vật; thống kê, khảo sát ước lượng diện tích, năng suất,
sản lượng cây trồng; kiểm tra, thống kê diện tích đền bù khi tiêu hủy do dịch bệnh;
công tác điều tra, lấy mẫu đất, mẫu nước; quản lý phân bón, giống cây trồng,
thuốc bảo vệ thực vật; công tác quy hoạch vùng sản xuất cây trồng; kiểm tra,
thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
c) Phối
hợp với các tổ chức liên quan
trên địa bàn cấp huyện, xã thực hiện các công việc sau: công tác thanh tra, kiểm
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về trồng trọt và bảo vệ thực vật; công tác
phòng, chống sinh vật gây hại thực vật trên địa bàn; công tác thống kê; thực hiện
xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền và quy định pháp luật; tập huấn, hướng
dẫn về kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ; an toàn thực phẩm;
tuyên truyền pháp luật về trồng trọt, bảo vệ thực vật.
d) Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Chủ tịch UBND cấp
huyện đối với nhiệm vụ sau: Chỉ đạo sản xuất. Phòng, chống sinh vật gây hại thực
vật trên địa bàn. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu
nại, tố cáo theo quy định pháp luật.
đ) Thực
hiện trách nhiệm khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp
luật.
6. Nhân
viên bảo vệ thực vật hoặc nhân viên trồng trọt và bảo vệ thực vật cấp xã (đảm nhận cả nhiệm vụ chuyên ngành trồng trọt, quản lý
chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật) có
trách nhiệm báo cáo với Chủ tịch UBND cấp xã, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
về kế hoạch công tác, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 9. Phối hợp công tác lĩnh vực chăn nuôi, thú y
1. UBND
cấp huyện: Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự
án về chăn nuôi, thú y; xây dựng cơ sở vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn, xây
dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Bố trí kinh phí (hoặc đề xuất bố
trí kinh phí): hỗ trợ tiêu hủy gia súc, gia cầm, động vật thủy sản hỗ trợ thiệt
hại, kinh phí mua và bảo quản vắc xin, hóa chất khử trùng; hỗ trợ các lực lượng
thực hiện công tác phòng chống dịch: tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc và các hoạt động
có liên quan đến công tác phòng chống dịch; tuyên truyền, kiểm dịch, kiểm
soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, quản lý thuốc thú y, hành nghề thú y; quản
lý giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và môi trường chăn nuôi. Chỉ đạo UBND cấp
xã thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch, biện pháp công tác về chăn
nuôi, thú y trên địa bàn; thực hiện công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật trên địa bàn. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của
Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp luật.
2. Phòng
Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo quy định
pháp luật. Lấy ý kiến tham gia của tổ chức Ngành đặt tại địa bàn các dự thảo
văn bản về quy hoạch, kế hoạch công tác trước khi trình UBND cấp huyện, Chủ tịch
UBND cấp huyện ký ban hành. Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Ngành đặt tại địa bàn
và các cơ quan liên quan để tham mưu cho UBND
cấp huyện về công tác chăn nuôi, thú y. Thực
hiện trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và
quy định pháp luật.
3. UBND
cấp xã: Chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch về chăn nuôi,
thú y trên địa bàn. Xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Tổ chức thực hiện việc tiêu hủy gia súc, gia cầm, hỗ trợ thiệt hại; hỗ trợ
các lực lượng tham gia công tác phòng chống dịch: tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc
và các hoạt động có liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh. Thực hiện
trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định
pháp luật.
4. Các tổ
chức liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã: Có trách nhiệm phối hợp với các tổ
chức Ngành đặt tại địa bàn thực hiện thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực
chăn nuôi, thú y và thực hiện trách nhiệm khác theo
quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp luật.
5. Trạm
Chăn nuôi và Thú y:
a) Đề xuất
và phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế về: Chiến
lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình, dự án phát triển dài hạn, 05 năm và
hàng năm về chăn nuôi, thú y trên địa bàn huyện. Tham
mưu kế hoạch, chương trình liên quan công tác chăn nuôi, thú y, gồm: phòng, chống
dịch bệnh động vật và thủy sản (tiêm phòng gia súc; theo dõi, giám sát,
phát hiện, tổ chức bao vây, xử lý và dập tắt các ổ dịch
bệnh; quản lý các ổ dịch bệnh cũ; đăng ký chăn nuôi, hỗ trợ xử lý gia súc, gia
cầm,…); tham mưu xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; công tác thú y phục vụ
phát triển chăn nuôi; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh
thú y, thuốc thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn nuôi;
ngăn chặn giết mổ, kinh doanh vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi trái phép. Công
tác kiểm tra, thanh tra trên địa bàn. Đề xuất các biện
pháp hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành pháp luật về chăn nuôi, thú y trên địa
bàn cấp huyện và thực hiện xử lý vi phạm hành chính (lập biên bản, chuyển cơ
quan thẩm quyền quyết định) đối với các trường hợp vi phạm có liên quan đến
lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên địa bàn theo quy định pháp luật.
b) Báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện
trước và sau khi tổ chức thực hiện các công việc sau đây: Kế hoạch, chương
trình công tác hàng tháng, quý, năm; các chương trình, dự án về chăn nuôi, thú
y. Kết quả tổ chức, triển khai thực hiện về công tác phòng, chống dịch bệnh động
vật; chương trình công tác thú y phục vụ phát triển chăn nuôi; công tác kiểm dịch,
kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống
vật nuôi, môi trường chăn nuôi. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
pháp luật.
c) Phối
hợp với các tổ chức liên quan
trên địa bàn cấp huyện, xã thực hiện các công việc sau: Thanh tra, kiểm tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo về chăn nuôi, thú y theo quy định; công tác phòng, chống
dịch bệnh động vật trên địa bàn; công tác thống kê chăn nuôi theo định kỳ; xử
lý tiêu hủy động vật; xử lý vi phạm hành chính; tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật,
ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ; an toàn thực phẩm; xây dựng vùng, cơ
sở an toàn dịch bệnh; vận động, tuyên truyền pháp luật về chăn nuôi và thú y.
d) Chịu sự chỉ đạo, kiểm
tra của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với
nhiệm vụ sau: tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi; phòng, chống dịch
bệnh động vật; công tác quản lý giết mổ động vật, ngăn chặn, chống giết mổ trái
phép; quy hoạch xây dựng các cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sản xuất, chế biến sản
phẩm động vật; kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật; thống nhất nội
dung công tác lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên địa bàn; xác minh, giải trình các
nội dung khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân liên quan đến công tác chăn
nuôi, thú y trên địa bàn.
đ) Thực
hiện trách nhiệm khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp
luật.
6. Nhân
viên thú y hoặc nhân viên chăn nuôi và thú y cấp
xã (đảm nhận cả nhiệm vụ chuyên ngành chăn nuôi, quản lý chất lượng, an
toàn thực phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y)
trách nhiệm báo cáo với chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trạm Chăn nuôi và Thú
y về kế hoạch công tác, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 10. Phối hợp công tác lĩnh vực bảo vệ và phát
triển rừng
1. UBND cấp huyện: Chỉ đạo xây dựng, tổ chức
thực hiện chương trình, kế hoạch,
quy hoạch, đề án, dự án về bảo vệ và phát triển rừng. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện
công tác xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; xử lý vi
phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã lập
quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Bố trí
(hoặc đề xuất bố trí) kinh phí và tổ chức bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Quản lý đất lâm nghiệp, lâm sản, trồng rừng. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
bảo vệ và phát triển rừng. Chỉ đạo UBND cấp xã, chủ rừng thực hiện phòng cháy,
chữa cháy rừng; phòng, chống chặt phá rừng, săn bắn động vật rừng trái phép. Chỉ
đạo cơ quan chuyên môn đặt tại địa bàn kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác,
vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản, buôn bán động vật rừng, thực
vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định
của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp luật.
2. Phòng
Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý về
lâm nghiệp theo quy định. Lấy ý kiến tham gia của tổ chức Ngành đặt tại địa bàn
các dự thảo văn bản về quy hoạch, kế hoạch công tác trước khi trình UBND cấp
huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện ký ban hành. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn
khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp luật.
3. UBND cấp xã: Xây dựng
chương trình, kế hoạch, quy hoạch, đề án, dự án và tổ chức thực hiện. Bố trí
kinh phí (hoặc đề xuất bố trí kinh phí) và tổ chức bảo vệ, phòng cháy, chữa
cháy rừng. Quản lý đất lâm nghiệp, lâm sản, trồng rừng, bảo vệ động vật
hoang dã, động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về bảo vệ
và phát triển rừng. Phối hợp với cơ quan chuyên môn trên địa bàn kiểm
tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Thực
hiện trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và
quy định pháp luật.
4. Các tổ
chức liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã: Có trách nhiệm phối hợp với tổ chức
Ngành đặt tại địa bàn thực hiện thanh tra, kiểm tra về bảo vệ và phát
triển rừng và thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp
luật.
5. Hạt
Kiểm lâm:
a) Đề xuất và phối hợp với Phòng Nông nghiệp và
PTNT hoặc Phòng Kinh tế về: Chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình, dự
án phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm về bảo vệ và phát triển rừng trên địa
bàn. Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Tập huấn các quy định về
bảo vệ và phát triển rừng. Công tác xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng,
phòng cháy, chữa cháy rừng. Điều tra động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý
hiếm và đa dạng sinh học. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật
trên địa bàn.
b) Báo
cáo Chủ tịch UBND cấp huyện trước và sau khi tổ chức thực hiện
các công việc sau đây: Huy động lực lượng tham gia chống chặt phá rừng, chữa
cháy rừng. Công tác diễn tập về phòng cháy, chữa cháy rừng. Tuần tra truy quét
và xử lý các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác tàng trữ, mua bán vận
chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn. Công tác giao đất,
giao rừng. Bắt giữ đối tượng khai thác rừng, vận chuyển, buôn bán lâm sản, động
vật rừng, thực vật quý hiếm trái phép; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp
luật.
c) Phối
hợp với các tổ chức liên quan
trên địa bàn cấp huyện, xã các công việc sau: Kiểm tra ngăn chặn các hành vi vi
phạm pháp luật. Tổ chức tuần tra truy quét các tổ chức cá nhân phá hoại rừng, khai thác tàng trữ, mua bán,
vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn. Tập huấn,
tuyên truyền phổ biến pháp luật. Vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng.
Xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Thanh
tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Xác
nhận nguồn gốc lâm sản. Công tác canh gác lửa rừng. Thống kê, kiểm kê, theo dõi
diễn biến rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn.
d) Chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra của Chủ tịch UBND cấp
huyện đối với nhiệm vụ sau: Công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản. Huy động lực
lượng, phương tiện để ngăn chặn, ứng cứu kịp thời khi có xảy ra cháy rừng và chặt,
phá rừng trên địa bàn. Phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Công tác quản lý, sử dụng các trang thiết bị phục vụ yêu cầu công tác.
đ) Thực
hiện trách nhiệm khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp
luật.
6. Kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức
thực hiện kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã, trực tiếp
theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp và tổng hợp báo cáo gửi Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Hạt Kiểm lâm.
Điều 11. Phối hợp công tác lĩnh vực thủy lợi
1. UBND
cấp huyện: Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự
án về thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai và nước sạch nông thôn; quản lý
công trình thủy lợi, đê điều, nước sạch nông thôn; huy động lực lượng, vật tư,
phương tiện để phòng, chống thiên tai; bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều;
tổ chức ngăn chặn và xử lý vi phạm về đê điều, thủy lợi; hướng dẫn các xã có đê
tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân và lực lượng lao động tại địa phương để
tuần tra, canh gác đê trong mùa lũ; chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên trách
quản lý đê điều huấn luyện nghiệp vụ; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tuần
tra, canh gác và hộ đê; chỉ đạo, tổ chức phổ biến kịp thời và chính xác các văn
bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với thiên tai đến cộng đồng; tuyên truyền, bảo vệ
công trình thủy lợi, đê điều, nước sạch nông thôn; tổ
chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo
trên địa bàn; tổ chức công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án thủy lợi
trên địa bàn. Chỉ đạo UBND cấp xã thực
hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch, biện pháp công tác về lĩnh vực thủy lợi,
đê điều, nước sạch nông thôn trên địa bàn. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn
khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp luật.
2. Phòng
Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế: Thực hiện nhiệm vụ về thủy lợi theo quy
định. Lấy ý kiến tham gia của tổ chức Ngành đặt tại địa bàn các dự thảo văn bản
về quy hoạch, kế hoạch công tác thủy lợi trước khi trình UBND cấp huyện, Chủ tịch
UBND cấp huyện ký ban hành; phối hợp với Hạt quản lý đê, Trạm Thủy lợi
(nếu có) tổ chức bảo vệ đê điều, bảo vệ, quản lý khai thác hệ thống công trình
thủy lợi, tuần tra canh gác và hộ đê; phối hợp Hạt quản lý đê tham mưu UBND cấp
huyện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; phối
hợp các đơn vị quản lý, vận hành hồ thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi trên
địa bàn xây dựng kế hoạch ứng phó với tình huống sự cố vỡ đập. Thực hiện trách
nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp
luật.
3. UBND
cấp xã: Có trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn. Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực
hiện kế hoạch phòng chống thiên tai. Huy động lực lượng,
vật tư, phương tiện để hộ đê, ứng cứu hồ đập,
khắc phục hậu quả thiên tai gây ra. Ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp
luật về đê điều, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; tổ chức lực lượng quản
lý đê nhân dân và lực lượng lao động tại địa phương để tuần tra, canh gác đê
trong mùa lũ; tổ chức lực lượng, phối hợp với cơ quan quản lý chuyên trách quản
lý đê điều huấn luyện nghiệp vụ; trực tiếp quản lý và chỉ đạo lực lượng quản lý
đê nhân dân và lực lượng lao động tại địa phương thực hiện công tác tuần tra,
canh gác và hộ đê; chỉ đạo, tổ chức phổ biến kịp thời và chính xác các văn bản
chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với thiên tai đến cộng đồng.
Thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại,
tố cáo lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn theo quy định. Chủ trì, phối hợp thực hiện
công tác giải phóng mặt bằng. Kiểm tra, báo cáo hiện trạng công trình phòng chống
thiên tai, thủy lợi, đề điều trên địa bàn trước, trong và sau mùa mưa bão, lập
kế hoạch đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi. Xây dựng phương án
phòng chống úng, hạn trên địa bàn. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn khác theo
quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp luật.
4. Các tổ
chức liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã: Có trách nhiệm phối hợp thực hiện
thanh tra, kiểm tra về thủy lợi trên địa bàn và thực hiện trách nhiệm khác theo
quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp luật.
Các tổ chức được giao quản lý vận
hành hồ thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi chủ
trì, phối hợp với tổ chức liên quan trên địa bàn để thực hiện việc quản lý, vận
hành, bảo vệ công trình, hồ chứa thủy lợi theo quy định pháp luật.
5. Hạt
Quản lý đê, Trạm Thủy lợi (nếu có):
a) Đề xuất
và phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế về: Chiến
lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình, dự án phát triển dài hạn, 05 năm và
hàng năm về thủy lợi trên địa bàn huyện. Lập kế hoạch
tu bổ đê điều, phòng, chống thiên tai hàng năm. Lập kế hoạch quản lý, khai thác
công trình thủy lợi, tu bổ, kiên cố hóa các công trình thủy lợi, phòng chống
úng, hạn hàng năm. Kiểm tra công trình thủy lợi trọng điểm trên địa bàn trước,
trong và sau mùa mưa bão, đảm bảo an toàn hồ chứa nước. Lập kế hoạch đầu tư, sửa
chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi. Xây dựng phương án phòng, chống thiên
tai, quản lý vật tư, dự trữ phòng, chống thiên tai theo quy định. Biện pháp thi
hành pháp luật về thủy lợi trên địa bàn.
b) Báo
cáo Chủ tịch UBND cấp huyện trước và sau khi tổ chức thực hiện
các công việc sau đây: Công tác thanh tra, kiểm tra. Công tác kỹ thuật trong việc
xử lý sự cố về đê điều. Đánh giá chất lượng công trình thủy lợi. Xây dựng
phương án hộ đê. Phương án phòng, chống thiên tai và quản lý vật tư, dự trữ
phòng, chống thiên tai. Công tác diễn tập phòng, chống thiên tai. Công tác tu bổ,
xử lý sự cố, lắp đặt thiết bị. Công tác kiểm tra hệ thống công trình thủy lợi
và ứng phó sự cố tình huống vỡ đập. Thực hiện các dự án thủy lợi được
phân công trên địa bàn.
c) Phối
hợp với các tổ chức liên quan
trên địa bàn cấp huyện, xã các công việc sau: Công tác thanh tra, kiểm tra và xử
lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Xử lý các sự
cố và ứng phó với thiên tai. Diễn tập phòng, chống thiên tai. Thực hiện phương
án phòng, chống thiên tai. Công tác thủy lợi phí.
d) Chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra của Chủ tịch UBND cấp
huyện đối với nhiệm vụ sau: Xử lý, khắc phục các sự cố, thiên tai. Công tác quản
lý, bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều. Công tác thực hiện quy trình kỹ thuật
vận hành công trình thủy lợi, đảm bảo an toàn hồ chứa nước, phương án tiêu nước
trên địa bàn. Quản lý, sử dụng các trang thiết bị để phòng, chống thiên tai.
Công tác kiểm tra, thanh tra trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
đ) Thực
hiện trách nhiệm khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp
luật.
6. Nhân
viên thủy lợi cấp xã có trách nhiệm báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
và Hạt Quản lý đê, Trạm Thủy lợi (nếu có) về kế hoạch công tác, kết quả thực hiện
nhiệm vụ được giao.
Điều 12. Phối hợp công tác lĩnh vực thủy sản
1. UBND cấp huyện: Chỉ đạo, điều hành thực hiện
công tác quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng, khai thác, bảo tồn, bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án
thủy sản trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch, biện pháp
quản lý về thủy sản trên địa bàn; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên địa
bàn. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp
tỉnh và quy định pháp luật.
2. Phòng
Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ về thủy sản
theo quy định pháp luật. Lấy ý kiến tham gia của tổ chức Ngành đặt tại địa bàn
các dự thảo văn bản về công tác quy hoạch, kế hoạch lĩnh vực thủy sản trước khi
trình UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện ký ban hành. Thực hiện trách nhiệm,
quyền hạn khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp luật.
3. UBND
cấp xã: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch
phát triển thủy sản trên địa bàn. Xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Thực hiện trách nhiệm, quyền
hạn khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp luật.
4. Các tổ
chức liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã: Có trách nhiệm phối hợp thực hiện
thanh tra, kiểm tra về thủy sản trên địa bàn và thực hiện trách nhiệm khác theo
quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp luật.
5. Trạm
Thủy sản (nếu có):
a) Đề xuất và phối hợp với
Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế về: Chiến lược, kế hoạch,
quy hoạch, chương trình, dự án phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm về thủy sản
trên địa bàn huyện. Tham mưu kế hoạch, chương trình
công tác về khai thác, bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi, hướng dẫn
sản xuất nuôi trồng, giống, thức ăn, nguyên liệu, chất bổ sung thức ăn, quản lý môi trường nuôi, các chế phẩm xử lý, cải tạo môi trường
nuôi trồng thủy sản. Đề xuất các biện pháp hướng dẫn
và kiểm tra việc thi hành pháp luật về thủy sản trên địa bàn; thực hiện xử lý
vi phạm hành chính (lập biên bản, chuyển cơ quan thẩm quyền quyết định) đối với
các trường hợp vi phạm có liên quan đến lĩnh vực thủy sản theo quy định.
b) Báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện
trước và sau khi tổ chức thực hiện các công việc sau đây: Kế hoạch, chương
trình lĩnh vực thủy sản trước khi thực hiện. Kết quả tổ chức, triển khai thực
hiện về công tác nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản hàng tháng,
quý, năm.
c) Phối hợp với các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện,
xã các công việc sau: công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo về thủy sản; tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học,
công nghệ; an toàn thực phẩm; vận động, tuyên truyền pháp luật về thủy sản.
d) Chịu sự chỉ đạo, kiểm
tra của Chủ tịch UBND cấp huyện
đối với nhiệm vụ sau: Công tác nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Công tác quản lý hoạt động liên quan đến lĩnh vực thủy sản trên địa bàn. Công
tác kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật. Xác minh, giải trình các nội
dung khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân liên quan đến công tác thủy sản
trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
đ) Thực
hiện trách nhiệm khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp
luật.
6. Nhân viên thủy sản cấp
xã (nếu có) có trách nhiệm báo cáo với chủ tịch UBND cấp xã và Trạm Thủy sản (nếu
có) về kế hoạch công tác và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 13. Phối
hợp công tác lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản, thủy
sản
1. UBND
cấp huyện: Chịu trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch,
đề án, dự án về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã
thực hiện chương trình, kế hoạch, biện pháp công tác quản lý chất lượng, an
toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản. Chỉ đạo xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật về chất lượng, an toàn thực phẩm trên địa bàn. Thực hiện trách nhiệm, quyền
hạn khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp luật.
2. Phòng
Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quản lý
chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối theo quy định pháp luật. Lấy ý kiến tham gia của tổ chức Ngành
đặt tại địa bàn các dự thảo văn bản về quy hoạch, kế hoạch công tác trước khi
trình UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện ký ban hành. Phối hợp chặt chẽ với
tổ chức ngành trên địa bàn và các tổ chức liên quan để tham mưu cho UBND cấp huyện về quản lý chất lượng, an toàn
thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối trên địa
bàn. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp
tỉnh và quy định pháp luật.
3. UBND
cấp xã: Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch, biện pháp quản lý
chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản trên địa bàn. Thực hiện
trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định
pháp luật.
4. Các tổ
chức liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã: Có trách nhiệm phối hợp thực hiện
thanh tra, kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa
bàn và thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và
quy định pháp luật.
5. Trạm
Quản lý chất lượng Nông nông lâm sản và Thủy sản (nếu có):
a) Đề xuất
và phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế về: Chương
trình, kế hoạch, dự án về quản lý chất lượng, an toàn
thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối trên địa bàn. Thống kê, tổng hợp báo cáo
các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm sản, thủy sản và vật tư nông nghiệp trên
địa bàn. Kiểm tra, giám sát, đánh giá, phân loại, chứng nhận các cơ sở sản xuất,
kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối đủ điều kiện
về an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định. Đề xuất các biện pháp hướng dẫn
và kiểm tra việc thi hành pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm
nông, lâm, thủy sản và muối trên địa bàn; thực hiện xử lý vi phạm hành chính (lập
biên bản, chuyển cơ quan thẩm quyền quyết định) đối với các trường hợp vi phạm
có liên quan đến lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và
thủy sản trên địa bàn theo quy định.
b) Báo
cáo Chủ tịch UBND cấp huyện trước và sau khi tổ chức thực hiện
các công việc sau đây: Kế hoạch, chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực
phẩm nông lâm sản và thủy sản trên địa bàn. Kết quả tổ chức, triển khai thực hiện
về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản trên
địa bàn hàng tháng, quý, năm.
c) Phối hợp với các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện,
xã các công việc sau: công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản trên địa
bàn; tập huấn, bồi dưỡng, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ; vận động,
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông
lâm sản và thủy sản trên địa bàn.
d) Chịu sự chỉ đạo, kiểm
tra của Chủ tịch UBND cấp huyện
đối với nhiệm vụ sau: Việc thực hiện các chương trình giám sát, cảnh báo nguy
cơ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Thống nhất nội dung công tác quản lý chuyên
ngành trên địa bàn. Công tác kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.
Xác minh, giải trình các nội dung khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân liên
quan đến công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản
trên địa bàn.
đ) Thực
hiện trách nhiệm khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp
luật.
Điều 14. Phối hợp công tác về khuyến nông
1. UBND
cấp huyện: Xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm, các
chương trình, dự án, các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến nông trên địa bàn
và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Bố trí kinh phí hoạt động khuyến nông trên địa
bàn huyện từ nguồn ngân sách nhà nước huyện và nguồn kinh phí khác hàng năm phù
hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương. Tạo điều
kiện cho Trạm khuyến nông hoạt động, tổ chức triển khai các chương trình, dự
án, hoạt động khuyến nông trên địa bàn. Quản lý, kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu
các chương trình, dự án, hoạt động khuyến nông triển khai trên địa bàn quản lý. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy định pháp luật.
2. Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế
tham mưu cho UBND cấp huyện quản lý hoạt động khuyến nông trên địa bàn; phối hợp
với Trạm khuyến nông tổ chức triển khai các chương trình, dự án, hoạt động khuyến
nông trên địa bàn. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của Chủ
tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp luật.
3. UBND
cấp xã: Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án khuyến nông
trên địa bàn xã. Bố trí (hoặc đề xuất bố trí) kinh phí cho hoạt động
khuyến nông của xã từ nguồn ngân sách xã hàng năm phục vụ nhu cầu phát triển sản
xuất nông nghiệp của nông dân trong xã. Tạo điều kiện cho Trạm Khuyến nông,
Khuyến nông viên triển khai các chương trình, dự án, hoạt động khuyến nông trên
địa bàn xã. Quản lý, kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu các chương trình, dự án, hoạt
động khuyến nông triển khai trên địa bàn xã. Thực hiện
trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
và quy định pháp luật.
4. Các tổ
chức liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã: Có trách nhiệm phối hợp với Trạm
Khuyến nông, Khuyến nông viên thực hiện chương trình, dự án, hoạt động khuyến
nông trên địa bàn.
5. Trạm
Khuyến nông:
a) Đề xuất và phối hợp với
Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế về: Xây dựng chương trình,
kế hoạch, dự án, mô hình khuyến nông trên địa bàn
trình UBND cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện; quản lý, theo dõi,
kiểm tra, giám sát, đánh giá về hoạt động khuyến nông trên địa bàn.
b) Chủ trì, phối hợp Phòng
Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế triển khai thực hiện: Hướng dẫn về
nội dung, phương pháp hoạt động khuyến nông cho các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt
động khuyến nông trên địa bàn; tổ chức triển khai các chương trình, dự án, nhiệm
vụ khuyến nông theo nội dung, dự toán được phê duyệt và nhiệm vụ được phân
công; tổ chức và tham gia tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông, đào tạo nghề
nông nghiệp, các hội thi, hội thảo, hội chợ, triển lãm, diễn đàn, tham quan học
tập, trao đổi kinh nghiệm về khuyến nông; thực hiện hoạt động tư vấn, dịch vụ
khuyến nông phù hợp năng lực chuyên môn của Trạm theo quy định của pháp luật.
c) Báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện
trước và sau khi tổ chức thực hiện các công việc sau đây: Kết quả thực
hiện nhiệm vụ 6 tháng và hàng năm của Trạm. Kết quả kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo về khuyến nông trên địa bàn. Định kỳ hàng tháng báo cáo tiến độ,
báo cáo kết quả thực hiện khi kết thúc thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm
vụ khuyến nông trên địa bàn.
d) Phối hợp với các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện,
xã các công việc sau: triển khai thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ
khuyến nông; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt
động khuyến nông trên địa bàn.
đ) Chịu sự chỉ đạo, kiểm
tra và huy động của Chủ tịch UBND cấp
huyện đối với nhiệm vụ sau: Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về thực hiện các chương
trình, dự án khuyến nông; chịu sự huy động tham gia phòng, chống dịch bệnh, thiên tai tại địa phương.
e) Thực hiện trách nhiệm
khác theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và quy định pháp luật.
6. Khuyến nông viên chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của
Trạm Khuyến nông, UBND cấp xã đối với thực hiện nhiệm vụ khuyến nông trên địa
bàn và chịu sự huy động của Chủ tịch UBND cấp xã tham gia phòng, chống dịch bệnh,
thiên tai,… tại địa phương; có trách nhiệm báo cáo với
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trạm Khuyến nông về kế hoạch, kết quả thực hiện
nhiệm vụ được giao.
Chương IV
CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO
CÁO, GIAO BAN, SƠ KẾT VÀ TỔNG KẾT
Điều 15. Thông tin báo cáo
1. Định kỳ hàng tháng, các tổ chức ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện báo cáo tổ chức
ngành dọc cấp tỉnh; đồng thời gửi Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế.
Nội dung báo cáo, gồm:
a) Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
và kết quả thực hiện phối hợp công tác.
b) Những vấn đề đột xuất, phát sinh.
c) Những công việc cần quản lý, chỉ đạo, phối hợp
công tác.
d) Những kiến nghị, đề xuất (nếu có).
2. Hàng tháng, Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng
Kinh tế tổng hợp báo cáo của các tổ chức ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh đặt
tại địa bàn cấp huyện báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND huyện. Nội dung
báo cáo:
a) Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ và phối hợp
công tác của các tổ chức ngành đặt tại địa bàn cấp huyện.
b) Những vấn đề đột xuất, phát sinh.
c) Những công việc cần quản lý, chỉ đạo, phối hợp
công tác.
d) Những kiến nghị, đề xuất (nếu có).
3. Hàng tuần, hàng tháng hoặc đột xuất, các nhân
viên kỹ thuật trên địa bàn cấp xã có trách nhiệm báo cáo với UBND cấp xã, tổ chức
ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện về tình hình, kết
quả thực hiện nhiệm vụ được giao và kiến nghị đề xuất.
4. Các tổ chức ngành Nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh đặt
tại địa bàn cấp huyện có trách nhiệm thông tin báo cáo kịp thời, chính xác, thường
xuyên cho tổ chức ngành dọc cấp tỉnh và UBND cấp huyện về tình hình và kết quả
thực hiện ứng phó với sự cố về thiên tai, cháy rừng, dịch bệnh.
Điều 16. Giao ban
1. Định kỳ hàng quý, UBND cấp huyện chủ trì tổ chức
họp giao ban rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác quản lý, phối hợp, thông
tin báo cáo theo Quy chế với thành phần gồm: UBND cấp huyện, Phòng Nông nghiệp
và PTNT hoặc Phòng Kinh tế, các tổ chức ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh đặt
tại địa bàn cấp huyện; các UBND cấp xã; các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp
huyện (nếu có nội dung quản lý, phối hợp công tác có liên quan).
2. Định kỳ hàng tháng, UBND cấp xã chủ trì tổ chức
họp giao ban rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác quản lý, phối hợp, thông
tin báo cáo theo Quy chế với thành phần gồm: UBND cấp xã, nhân viên kỹ thuật
trên địa bàn, mời tổ chức liên quan (nếu có nội dung quản lý, phối hợp công tác
có liên quan).
Điều 17. Sơ kết, tổng kết
1. Hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp
với UBND cấp huyện tổ chức họp sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Quy chế; đồng
thời lấy ý kiến góp ý để bổ sung, hoàn thiện Quy chế cho phù hợp với thực tiễn.
Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến, trình Chủ tịch UBND
cấp tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung Quy chế.
2. Ba (03) năm một lần, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ
trì tổ chức họp tổng kết đánh giá việc thực hiện Quy chế trên địa bàn cấp tỉnh.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Trách nhiệm của Sở
Nông nghiệp và PTNT
1. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì xây dựng dự thảo,
lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan và hoàn chỉnh Quy chế phối hợp công
tác giữa các tổ chức cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với UBND cấp huyện; giữa
các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn cấp xã với UBND cấp xã trình Chủ tịch UBND
cấp tỉnh phê duyệt.
2. Căn cứ quy định pháp luật và tình hình thực tiễn
tại địa phương, tham mưu cho UBND cấp tỉnh hướng dẫn phân công nhiệm vụ cho các
nhân viên kỹ thuật nông nghiệp cấp xã đảm bảo bao quát các nhiệm vụ về nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
1. Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã,
Thủ trưởng các tổ chức ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh, cấp huyện; các công
chức, viên chức trong các tổ chức ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh, cấp huyện;
nhân viên kỹ thuật công tác trên địa bàn cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên
quan đến thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp và PTNT ở cấp huyện,
cấp xã chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm chủ trì,
chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh đặt
tại địa bàn cấp huyện và phối hợp các ngành, tổ chức liên quan, UBND cấp huyện,
UBND cấp xã và các nhân viên kỹ thuật công tác trên địa bàn cấp xã thực hiện
Quy chế sau khi Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt.
3. Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu có vướng mắc,
Thủ trưởng các tổ chức ngành nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện, UBND cấp xã
có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, trình Chủ tịch
UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định./.