ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3747/QĐ-UBND
|
Quảng
Ninh, ngày 04 tháng 11 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG
PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng
11 năm 2007;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày
17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 108/2008/NĐ-CP
ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm
2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
108/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 76/2014/NĐ-CP
ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ
và công cụ hỗ trợ;
Căn cứ Thông tư số 29/2011/TT-BYT
ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý hóa chất, chế
phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
Căn cứ Thông tư số 42/2013/TT-BCT
ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý, kiểm
soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 20/2013/TT-BCT
ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và biện pháp
phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại
Tờ trình số 2623/TTr-SCT ngày 19 tháng 9 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp
quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất, phòng ngừa và ứng phó sự cố Hóa chất
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ
ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc
các Sở, ngành: Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cảnh sát
Phòng cháy và Chữa cháy Tỉnh, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài
nguyên và Môi trường, Công an Tỉnh, Cục Hải quan Tỉnh, Ban Quản lý các khu kinh
tế Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh; các
tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất và tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- CT, các PCT UBND Tỉnh;
- TTTT; Công báo;
- Báo QN; Đài PTTH QN;
- Lưu: VT, CN.
HC.91 -35 bản.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Tùng
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ
SỰ CỐ HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3747/QĐ-UBND
ngày 04 tháng 11 năm
2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc,
nội dung và trách nhiệm phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động Hóa chất; phòng
ngừa và ứng phó sự cố Hóa chất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2. Quy chế này áp dụng đối với các Sở,
ban, ngành Tỉnh; Ủy ban nhân dân các thành phố, thị xã, huyện và các tổ chức,
cá nhân có liên quan đến công tác quản lý hoạt động Hóa chất trên địa bàn Tỉnh.
Điều 2. Nguyên
tắc phối hợp
1. Công tác phối hợp quản lý nhà nước
về hoạt động Hóa chất trên địa bàn Tỉnh phải đảm bảo tính thống nhất, khách
quan, đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước; đảm
bảo giải quyết công việc có tính hệ thống, hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi
cho các tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết các thủ tục liên quan đến hoạt động
Hóa chất.
2. Công tác phối hợp phải đảm bảo
tính chủ động, tích cực, đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chủ trì, các
cơ quan phối hợp và các cá nhân được giao nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về Hoạt
động hóa chất, phòng ngừa và ứng phó sự cố Hóa chất.
3. Công tác quản lý nhà nước đối với
các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến nhiều loại Hóa chất, do nhiều
ngành quản lý, các đơn vị phối hợp thực hiện thông qua cơ quan đầu mối là Sở
Công Thương.
4. Các nội dung quản lý nhà nước đối
với hoạt động hóa chất không nằm trong Quy chế này được thực hiện theo các quy
định của pháp luật hiện hành.
Điều 3. Các
lĩnh vực hóa chất và phân ngành quản lý
1. Ngành Công Thương: Quản lý hoạt động
Hóa chất sử dụng trong công nghiệp, Hóa chất là tiền chất sử dụng trong công
nghiệp, Hóa chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng theo các danh
mục đã ban hành như sau:
a) Danh mục Hóa chất sản xuất, kinh
doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp;
b) Danh mục Hóa chất hạn chế sản xuất,
kinh doanh;
c) Danh mục Hóa chất nguy hiểm phải
xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố Hóa chất và thiết lập khoảng cách
an toàn;
d) Danh mục Hóa chất phải khai báo;
đ) Danh mục Hóa chất độc phải xây dựng
Phiếu kiểm soát mua bán Hóa chất độc;
e) Danh mục Hóa chất phải xây dựng Biện
pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố Hóa chất;
g) Danh mục Hóa chất nguy hiểm phải
đăng ký sử dụng để sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp;
h) Danh mục tiền chất trong lĩnh vực
công nghiệp.
2. Ngành Y tế: quản lý hoạt động hóa
chất bào chế dược, hóa chất sử dụng trong chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong
gia dụng và y tế, dược phẩm và phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
theo các danh mục đã ban hành như sau:
a) Danh mục phụ gia, chất hỗ trợ chế
biến được phép sử dụng trong thực phẩm;
b) Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt
côn trùng, diệt khuẩn cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
c) Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn
trùng được phép đăng ký nhưng hạn chế sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
d) Danh mục hóa chất diệt côn trùng
được phép đăng ký để sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
đ) Danh mục hóa chất diệt khuẩn được
phép đăng ký để sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
e) Danh mục chất ma túy và tiền chất.
3. Ngành Nông nghiệp: quản lý hoạt động
hóa chất sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ
thực vật, bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm theo các danh
mục đã ban hành như sau:
a) Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm
sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản;
b) Danh mục hóa chất, kháng sinh hạn
chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản;
c) Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo
môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;
d) Danh mục thuốc,
hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thú y;
đ) Danh mục thuốc, hóa chất, kháng
sinh hạn chế sử dụng trong thú y;
e) Danh mục thuốc thú y được phép lưu
hành tại Việt Nam;
g) Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học,
vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam;
h) Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được
phép sử dụng ở Việt Nam;
i) Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm
sử dụng ở Việt Nam.
Chương II
PHỐI HỢP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT
Điều 4. Nội dung
phối hợp
1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
về Hoạt động hóa chất theo phân công tại Luật Hóa chất và các văn bản liên
quan.
2. Thống kê, cập nhật danh sách, phân
loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh Hóa chất trên địa bàn Tỉnh.
3. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao
nhận thức của các tổ chức, cá nhân về chấp hành các quy định pháp luật trong sản
xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển và tồn trữ Hóa chất nguy hiểm.
4. Tổ chức kiểm tra liên ngành đối với
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng Hóa chất trên địa bàn Tỉnh; xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực Hóa chất; kiểm soát hoạt động Hóa chất và chủng loại,
khối lượng Hóa chất đang lưu thông trên thị trường.
Điều 5. Thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất
1. Sở Công Thương là cơ quan chuyên
môn đầu mối giúp Ủy ban nhân dân Tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với
Hoạt động hóa chất; trực tiếp quản lý hoạt động Hóa chất ngành công nghiệp theo
hướng dẫn của Bộ Công Thương, trong đó trực tiếp quản lý các danh mục: Hóa chất
sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp; Hóa chất phải khai
báo; Hóa chất độc phải xây dựng Phiếu kiểm soát mua bán Hóa chất độc; Hóa chất
phải xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố Hóa chất; Hóa chất
nguy hiểm phải đăng ký sử dụng để sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực
công nghiệp; tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp. Các nhiệm vụ cụ thể gồm:
a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định
pháp luật trong lĩnh vực Hóa chất công nghiệp; tổ chức huấn luyện về kỹ thuật
an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ; tổ chức huấn luyện về kỹ thuật an toàn Hóa chất cho các tổ chức, cá
nhân hoạt động hóa chất công nghiệp nguy hiểm trên địa bàn Tỉnh;
b) Hướng dẫn và giải quyết các thủ tục
hành chính trong lĩnh vực Hóa chất công nghiệp: thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện sản xuất, kinh doanh Hóa chất thuộc Danh mục Hóa chất sản xuất, kinh
doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp; thủ tục cấp Giấy xác nhận khai báo
Hóa chất sản xuất đối với Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo; thủ tục
xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó, sự cố Hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;
c) Hướng dẫn và tiếp nhận đăng ký sử
dụng Hóa chất thuộc Danh mục Hóa chất nguy hiểm phải đăng ký sử dụng; báo cáo định
kỳ của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất;
d) Tổng hợp, thống kê tình hình hoạt
động sản xuất, kinh doanh Hóa chất thuộc Danh mục Hóa chất sản xuất, kinh doanh
có điều kiện trong ngành công nghiệp; tình hình thực hiện an toàn Hóa chất;
tình hình kinh doanh tiền chất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh; báo cáo Ủy ban
nhân dân Tỉnh và Bộ Công Thương;
đ) Thanh, kiểm tra các cơ sở hoạt động
sản xuất, kinh doanh, sử dụng và tồn trữ Hóa chất nguy hiểm; xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định đối với tổ chức, cá nhân hoạt động Hóa chất công nghiệp
nguy hiểm;
e) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân
Tỉnh các giải pháp quản lý an toàn đối với hoạt động Hóa chất thuộc phạm vi quản
lý trên địa bàn Tỉnh.
2. Sở Y tế là cơ quan chuyên môn giúp
Ủy ban nhân dân Tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động Hóa
chất ngành y tế, thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong đó trực tiếp quản
lý danh mục phụ gia, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng trong thực phẩm;
danh mục tiền chất trong lĩnh vực y tế. Các nhiệm vụ cụ thể gồm:
a) Tuyên truyền,
phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động Hóa chất ngành y tế, thực phẩm;
tổ chức tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất,
kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm trên địa bàn Tỉnh;
b) Hướng dẫn và giải quyết các thủ tục
hành chính trong lĩnh vực Hóa chất y tế, thực phẩm: thủ tục cấp Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia
thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển
hàng nguy hiểm trong lĩnh vực y tế đối với phương tiện vận chuyển bằng đường bộ;
c) Tiếp nhận báo cáo định kỳ của tổ
chức, cá nhân hoạt động Hóa chất ngành y tế, thực phẩm; tổng hợp, thống kê tình
hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ
chế biến thực phẩm, Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong
gia dụng và y tế; tình hình kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất trong
lĩnh vực y tế trên địa bàn Tỉnh;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ
sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực
phẩm, Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế,
tiền chất trong lĩnh vực y tế; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với
tổ chức, cá nhân hoạt động Hóa chất ngành y tế, thực phẩm;
đ) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân
Tỉnh các giải pháp quản lý an toàn hoạt động hóa chất ngành y tế, thực phẩm
trên địa bàn Tỉnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân Tỉnh thực hiện công tác quản lý
nhà nước đối với hoạt động Hóa chất ngành thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật trên
địa bàn Tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong
đó quản lý trực tiếp các danh mục: thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất,
chế phẩm dùng trong thú y, thủy sản. Các nhiệm vụ cụ thể gồm:
a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định
pháp luật trong hoạt động Hóa chất ngành thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật; tổ
chức tập huấn kiến thức chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, Hóa
chất dùng trong thú y thủy sản;
b) Hướng dẫn và giải quyết các thủ tục
hành chính trong lĩnh vực Hóa chất thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật: thủ tục cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; thủ
tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc
thú y; thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói,
buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
c) Tiếp nhận báo cáo định kỳ của tổ
chức, cá nhân hoạt động hóa chất ngành thủy sản, thuốc thú y, bảo vệ thực vật;
tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc
thú y, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất dùng trong thú y thủy sản trên địa bàn Tỉnh;
báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ
sở sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất
dùng trong thú y thủy sản; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với tổ
chức, cá nhân hoạt động hóa chất ngành thủy sản, thuốc thú y, bảo vệ thực vật;
đ) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân
Tỉnh các giải pháp quản lý an toàn hoạt động hóa chất ngành thủy sản, thuốc thú
y, bảo vệ thực vật trên địa bàn Tỉnh.
4. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Tỉnh
a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định
pháp luật về an toàn phòng cháy và chữa cháy cho các tổ chức, cá nhân hoạt động
hóa chất trên địa bàn Tỉnh;
b) Hướng dẫn và giải quyết thủ tục cấp
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với phương tiện vận chuyển
bằng đường bộ, đường thủy và đường sắt.
c) Thẩm duyệt
thiết kế về PCCC và nghiệm thu PCCC công trình hóa chất, phương tiện vận chuyển
hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế PCCC theo quy định.
d) Huấn luyện và
cấp GCN huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho cá nhân hoạt động hóa chất nguy hiểm,
cháy, nổ.
đ) Kiểm tra công tác phòng cháy chữa
cháy và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với cơ sở hóa chất không đảm
bảo điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy; gây cháy nổ trong quá trình hoạt
động;
e) Phối hợp với cơ quan quản lý Hóa
chất chuyên ngành tổ chức diễn tập và giám sát, kiểm tra việc thực hiện diễn tập Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố Hóa chất trên địa
bàn Tỉnh.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định
pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động Hóa chất;
b) Hướng dẫn lập và phê duyệt Báo cáo
đánh giá tác động môi trường, xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường và Đề án bảo
vệ môi trường đối với dự án, cơ sở hóa chất trên địa bàn Tỉnh; hướng dẫn thực
hiện và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho cơ sở hoạt động
hóa chất có phát sinh chất thải nguy hại;
c) Hướng dẫn việc xử lý, thải bỏ hóa
chất độc tồn dư trong sản xuất, kinh doanh, hóa chất độc tồn dư của chiến
tranh, hóa chất độc không rõ nguồn gốc và hóa chất độc bị tịch thu;
d) Kiểm tra việc thực thi pháp luật về
bảo vệ môi trường; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với cơ sở hóa
chất gây ô nhiễm môi trường.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm
về đóng gói, nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm và các vi phạm khác trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh Hóa chất nguy hiểm theo thẩm quyền;
b) Hướng dẫn và giải quyết thủ tục cấp
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất oxy hóa, các hợp chất oxit hữu
cơ, các chất phóng xạ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ.
Điều 6. Phối hợp thống
kê, chia sẻ thông tin tình hình Hoạt động hóa chất
1. Sở Công Thương là cơ quan đầu mối
tổng hợp, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng, lưu trữ, vận chuyển
hóa chất trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
a) Đầu mối tiếp nhận báo cáo, tổng hợp
và phân loại các cơ sở hoạt động Hóa chất trên toàn tỉnh, đề xuất giải pháp
tăng cường quản lý an toàn Hóa chất báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh và gửi các Sở,
Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố để phối hợp quản lý;
b) Công bố danh sách đơn vị được cấp
Giấy phép đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất trên cổng thông tin điện tử để các tổ chức hoạt động Hóa chất tham khảo thông
tin.
2. Các Sở, Ban, Ngành và UBND các
thành phố, thị xã, huyện theo nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm rà soát,
thống kê danh sách đơn vị hoạt động Hóa chất trên địa bàn được giao quản lý, gửi
Sở Công Thương (trước ngày 25 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng và trước ngày
25 tháng 12 đối với báo cáo năm) để tổng hợp, cụ thể:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế thống kê các đơn vị hoạt động Hóa chất thuộc phạm vi
được giao quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Quy chế này;
b) Sở Khoa học và Công nghệ, Cảnh sát
PCCC tỉnh thống kê tình hình cấp Giấy phép vận chuyển Hóa
chất nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 Quy chế này;
c) Ban quản lý Khu kinh tế rà soát,
thống kê các đơn vị hoạt động Hóa chất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế
trên địa bàn tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Quy chế này;
d) UBND các thành phố, thị xã, huyện
rà soát thống kê các đơn vị hoạt động Hóa chất trên địa bàn theo mẫu quy định tại
Phụ lục 3 Quy chế này;
e) Công an Tỉnh thống kê tình hình xử lý các vi phạm về hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử
dụng, vận chuyển hóa chất nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 Quy chế
này;
g) Cục Hải quan
Tỉnh thống kê các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất, nhập
khẩu Hóa chất trên địa bàn tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Quy chế này.
Điều 7. Phối hợp
tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn về an toàn hóa chất
1. Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật,
nâng cao nhận thức về an toàn hóa chất cho tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất
thuộc ngành, lĩnh vực quản lý và người dân trên địa bàn Tỉnh thông qua chương
trình hội nghị, tập huấn, phát thanh, truyền hình; biên tập thông tin và đăng tải
trên cổng thông tin điện tử của ngành; phát hành tờ rơi, tờ bướm...
2. Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy,
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các khu kinh
tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã phối hợp tuyên truyền, tập huấn
về an toàn hóa chất trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý của
cơ quan.
Điều 8. Phối hợp
kiểm tra, kiểm soát hoạt động hóa chất
1. Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ
chức kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh
doanh và sử dụng hóa chất thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; xử phạt hoặc kiến nghị
cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; tổng hợp các khó khăn, bất cập trong quá trình thực
hiện và đề xuất hướng khắc phục, xử lý.
2. Ban quản lý các khu kinh tế, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các
Sở quản lý chuyên ngành về Hóa chất thực hiện kiểm tra các cơ sở hoạt động hóa
chất trong khu vực và trên địa bàn quản lý; đề xuất phối hợp
với các Sở quản lý chuyên ngành kiểm tra đột xuất các cơ sở hoạt động Hóa chất
vi phạm các quy định về quản lý Hóa chất hoặc hoạt động Hóa chất trái phép; thực
hiện kiểm soát việc chấp hành của các cơ sở Hóa chất theo
kiến nghị của các Đoàn kiểm tra.
3. Cục Hải quan Tỉnh phối hợp với cơ
quan có liên quan kiểm soát, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hóa chất trên địa
bàn Tỉnh.
4. Công an Tỉnh chủ trì, phối hợp với
các Sở, ngành, cơ quan có liên quan kiểm tra và xử lý tổ chức, cá nhân kinh
doanh, vận chuyển, sản xuất và sử dụng Hóa chất; điều tra,
khởi tố các trường hợp có dấu hiệu phạm tội và các vụ án liên quan đến hoạt động hóa chất để gây ra sự cố gây thiệt hại nghiêm trọng về người,
tài sản và môi trường.
Chương III
PHỐI HỢP TRONG
CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
Điều 9. Xây dựng
Kế hoạch (hoặc Biện pháp) phòng ngừa, ứng phó sự cố Hóa chất
1. Xây dựng Kế hoạch (hoặc Biện pháp)
phòng ngừa, ứng phó sự cố Hóa Chất
a) Sở Công
Thương chủ trì tham mưu UBND tỉnh việc xây dựng và phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa,
ứng phó sự cố Hóa chất cấp tỉnh theo quy định của Chỉ thị số: 03/CT-TTg ngày
05/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ “về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng
phó sự cố hóa chất độc hại”.
b) Sở Công
Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, đôn đốc các
tổ chức, cá nhân hoạt động Hóa chất trong lĩnh vực được giao quản lý lập và
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự
cố Hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất và các văn bản hướng dẫn dưới Luật.
2. Phối hợp trong công tác thẩm định
và xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố Hóa chất
a) Sở Công
Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp cùng
Công an tỉnh, Cảnh sát PCCC tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện,
thị xã, thành phố nơi có hoạt động hóa chất hoặc Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh
(đối với cơ sở nằm trong các khu công nghiệp, khu kinh tế của Tỉnh) thực hiện
kiểm tra, xác nhận Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở hoạt
động Hóa chất trong lĩnh vực được giao quản lý.
b) Cơ quan xác nhận
Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố Hóa chất phải gửi Biện pháp tới Cảnh sát
PCCC tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi
có hoạt động hóa chất hoặc Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh (đối với cơ sở nằm
trong các khu công nghiệp, khu kinh tế của Tỉnh) để tổ chức kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các nội dung đảm bảo an toàn Hóa chất đã đề ra trong Biện pháp
và phối hợp thực hiện ứng cứu khi có sự cố xảy ra.
Điều 10. Phối hợp
trong diễn tập ứng phó sự cố Hóa chất
Trên cơ sở Kế hoạch hoặc Biện pháp
phòng ngừa ứng phó sự cố Hóa chất được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận
các Sở quản lý Hóa chất chuyên ngành có trách nhiệm đôn đốc các cơ sở hoạt động
Hóa chất đăng ký kế hoạch diễn tập ứng phó sự cố Hóa chất hàng năm và phối hợp
với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham gia diễn tập.
Điều 11. Phối hợp
trong thông tin ứng phó sự cố Hóa chất
1. Đầu mối tiếp nhận thông tin về sự
cố Hóa chất
Ban quản lý các khu kinh tế, UBND các
huyện, thị xã, thành phố; các Sở quản lý Hóa chất chuyên ngành; Cảnh sát PCCC Tỉnh
là các cơ quan đầu mối có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về sự cố Hóa chất
trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.
2. Xử lý thông tin về sự cố Hóa chất
Khi nhận được thông tin, báo cáo về sự
cố Hóa chất, đầu mối tiếp nhận thông tin phải thực hiện ngay các công việc sau
đây:
a) Đánh giá tính
xác thực của thông tin sự cố;
b) Sơ bộ đánh
giá tính chất, phạm vi, mức độ của sự cố;
c) Tùy theo tính
chất và mức độ sự cố, thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan để phối hợp ứng
phó theo Kế hoạch (hoặc Biện pháp) phòng ngừa ứng phó sự cố Hóa chất được duyệt;
d) Kịp thời
thông báo cho cơ quan, đơn vị và người dân trong vùng bị ảnh hưởng hoặc có khả
năng bị ảnh hưởng về sự cố Hóa chất để chủ động ứng phó.
e) Báo cáo tình
hình sự cố Hóa chất tới UBND tỉnh và Sở quản lý Hóa chất chuyên ngành.
Điều 12. Phối hợp
ứng phó sự cố Hóa chất
Công tác phối hợp ứng phó sự cố Hóa
chất được thực hiện theo Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố Hóa chất cấp Tỉnh
do UBND Tỉnh ban hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Tổ chức
triển khai thực hiện Quy chế
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và người đứng đầu cơ quan, tổ chức
căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật, trách nhiệm được phân công, nghiêm túc
triển khai thực hiện Quy chế. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng
mắc, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức,
cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân
dân Tỉnh xem xét, quyết định.