BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 372/QĐ-BNN-TY
|
Hà Nội, ngày 19
tháng 01 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THAY THẾ, BỊ
BÃI BỎ LĨNH VỰC THÚ Y THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số
105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng
8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên
quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Thú y.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính
(TTHC) mới ban hành, thay thế, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực thú y thuộc
phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có Phụ lục kèm theo). Các TTHC công bố theo Quyết định này được ban hành
tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
15/02/2023.
1. Bãi bỏ các nội dung công bố
liên quan đến TTHC về cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
(trên cạn và thuỷ sản) được quy định tại Quyết định số 2474/QĐ-BNN-TY ngày 27
tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thú y thuộc phạm vi
chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm:
a) Các nội dung tại Phần I
(Danh mục thủ tục hành chính): Số thứ tự 21, 22, 27, 28, 29 Mục A (Thủ tục hành
chính cấp trung ương) và số thứ tự 8, 11, 12, 13 Mục B (Thủ tục hành chính cấp
tỉnh).
b) Các nội dung tại Phần II (Nội
dung cụ thể của từng thủ tục hành chính): Số thứ tự 21, 22, 27, 28, 29 Mục A
(Thủ tục hành chính cấp trung ương) và số thứ tự 8, 11, 12, 13 Mục B (Thủ tục
hành chính cấp tỉnh).
2. Bãi bỏ các nội dung công bố
có số thứ tự 29, 53, 55 và 61 Phần A (Thủ tục hành chính cấp trung ương) và số
thứ tự 90, 92, 93 Phần B (Thủ tục hành chính cấp tỉnh) Phụ lục ban hành kèm
theo Quyết định số 3279/QĐ- BNN-VP ngày 22 tháng 7 năm 2021 về việc công bố thủ
tục hành chính được sửa đổi, bổ sung mức phí, lệ phí lĩnh vực Bảo vệ thực vật,
Chăn nuôi, Trồng trọt, Thú y, Nông nghiệp, Thủy sản, Quản lý Chất lượng Nông
lâm sản và Thủy sản, Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng
Cục Thú y, Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Trung tâm Tin học và Thống kê (Cổng Thông tin điện tử Bộ NN&PTNT);
- Văn phòng Bộ (Phòng KSTTHC);
- Báo Nông nghiệp Việt Nam;
- Lưu: VT, TY.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phùng Đức Tiến
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THAY THẾ, BỊ BÃI BỎ LĩNH
VỰC THÚ Y THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BNN-TY
ngày tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành
chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
B. Thủ tục hành chính cấp
tỉnh
|
1
|
Cấp Giấy chứng nhận vùng an
toàn dịch bệnh động vật
|
Thú y
|
Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh
|
2
|
Cấp lại Giấy chứng nhận vùng
an toàn dịch bệnh động vật
|
Thú y
|
Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh
|
2. Danh mục thủ tục hành
chính thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
STT
|
Số hồ sơ TTHC
|
Tên TTHC được thay thế
|
Tên TTHC thay thế
|
Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
A. Thủ tục hành chính cấp
trung ương
|
1
|
1.003991
|
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn
dịch bệnh động vật trên cạn
|
1. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở
an toàn dịch bệnh động vật
|
Thông tư số 24/2022/TT-
BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
|
Thú y
|
Cục Thú y
|
2
|
1.003678
|
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an
toàn dịch bệnh động vật thuỷ sản
|
3
|
1.002452
|
Cấp Giấy chứng nhận vùng an
toàn dịch bệnh động vật trên cạn
|
2. Cấp Giấy chứng nhận vùng
an toàn dịch bệnh động vật
|
Thông tư số 24/2022/TT-
BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
|
Thú y
|
Cục Thú y
|
4
|
1.002416
|
Cấp Giấy chứng nhận vùng an
toàn dịch bệnh động vật thuỷ sản
|
5
|
1.003074
|
Cấp lại Giấy chứng nhận vùng,
cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
động vật
|
3. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ
sở an toàn dịch bệnh động vật 4. Cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh
động vật
|
Thông tư số 24/2022/TT-
BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
|
Thú y
|
Cục Thú y
|
6
|
1.005329
|
Cấp lại Giấy chứng nhận vùng,
cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thuỷ sản đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
động vật thuỷ sản
|
7
|
1.003502
|
Cấp lại Giấy chứng nhận vùng,
cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với vùng, cơ sở
có Giấy chứng nhận hết hiệu lực do xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại
vùng, cơ sở đã được chứng nhận an toàn hoặc do không thực hiện giám sát, lấy
mẫu đúng, đủ số lượng trong quá trình duy trì điều kiện vùng, cơ sở sau khi
được chứng nhận
|
B. Thủ tục hành chính cấp
tỉnh
|
1
|
1.003781
|
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an
toàn dịch bệnh động vật trên cạn
|
1. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở
an toàn dịch bệnh động vật
|
Thông tư số 24/2022/TT-
BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
|
Thú y
|
Cơ quan quản lý chuyên ngành
Thú y cấp tỉnh
|
2
|
1.005327
|
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an
toàn dịch bệnh động vật thuỷ sản (đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản
xuất thuỷ sản giống)
|
3
|
1.003810
|
Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở
an toàn dịch bệnh động vật trên cạn
|
Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở
an toàn dịch bệnh động vật
|
Thông tư số 24/2022/TT-
BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
|
Thú y
|
Cơ quan quản lý chuyên ngành
Thú y cấp tỉnh
|
4
|
1.003612
|
Cấp lại Giấy chứng cơ sở an
toàn dịch bệnh động vật thủy sản
|
5
|
1.002239
|
Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở
an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở có Giấy chứng
nhận hết hiệu lực do xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng
nhận an toàn hoặc do không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng
trong quá trình duy trì điều kiện cơ sở sau khi được chứng nhận
|
3. Danh mục thủ tục hành
chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
STT
|
Số hồ sơ TTHC
|
Tên thủ tục hành chính
|
Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
Ghi chú
|
A. Thủ tục hành chính cấp
trung ương
|
|
1
|
1.002537
|
Cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở
an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn hoặc thuỷ sản) đối với cơ sở phải đánh
giá lại
|
Thông tư số 14/2016/TT-
BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
|
Thú y
|
Cục Thú y
|
Thủ tục này trước đây được
công bố tại Quyết định số 2474/QĐ-BNN- TY ngày 27/6/2019 và Quyết định số
3279/QĐ-BNN- VP ngày 22/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
2
|
1.002481
|
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an
toàn dịch bệnh (trên cạn hoặc thủy sản) đối với cơ sở có nhu cầu chuyển đổi
Giấy chứng nhận do Chi cục Thú y cấp sang Giấy chứng nhận do Cục Thú y cấp
|
Thông tư số 14/2016/TT-
BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy
định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
|
Thú y
|
Cục Thú y
|
Thủ tục này trước đây được
công bố tại Quyết định số 2474/QĐ-BNN- TY ngày 27/6/2019 và Quyết định số
3279/QĐ-BNN- VP ngày 22/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
3
|
BNN- 288303
|
Cấp đổi Giấy chứng nhận vùng,
cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn hoặc thủy sản)
|
Thông tư số 14/2016/TT-
BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
|
Thú y
|
Cục Thú y
|
Thủ tục này trước đây được
công bố tại Quyết định số 2474/QĐ-BNN- TY ngày 27/6/2019 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
4
|
1.003769
|
Cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ
sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với vùng, cơ sở có nhu cầu bổ sung
nội dung chứng nhận
|
Thông tư số 14/2016/TT-
BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
|
Thú y
|
Cục Thú y
|
Thủ tục này trước đây được
công bố tại Quyết định số 2474/QĐ-BNN- TY ngày 27/6/2019 và Quyết định số
3279/QĐ-BNN- VP ngày 22/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
5
|
1.001816
|
Cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ
sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản đối với vùng, cơ sở có nhu cầu bổ sung
nội dung chứng nhận
|
Thông tư số 14/2016/TT-
BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
|
Thú y
|
Cục Thú y
|
Thủ tục này trước đây được công
bố tại Quyết định số 2474/QĐ-BNN- TY ngày 27/6/2019 và Quyết định số
3279/QĐ-BNN- VP ngày 22/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
B. Thủ tục hành chính cấp
tỉnh
|
|
1
|
1.003619
|
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an
toàn dịch bệnh động vật (trên cạn hoặc thuỷ sản) đối với cơ sở phải đánh giá
lại
|
Thông tư số 14/2016/TT-
BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
|
Thú y
|
Cơ quan quản lý chuyên ngành
Thú y cấp tỉnh
|
Thủ tục này trước đây được
công bố tại Quyết định số 2474/QĐ-BNN- TY ngày 27/6/2019 và Quyết định số
3279/QĐ-BNN- VP ngày 22/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
2
|
BNN- 288125
|
Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở
an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn hoặc thủy sản)
|
Thông tư số 14/2016/TT-
BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
|
Thú y
|
Cơ quan quản lý chuyên ngành
Thú y cấp tỉnh
|
Thủ tục này trước đây được
công bố tại Quyết định số 2474/QĐ-BNN- TY ngày 27/6/2019 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
3
|
1.003589
|
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an
toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng
nhận
|
Thông tư số 14/2016/TT-
BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
|
Thú y
|
Cơ quan quản lý chuyên ngành
Thú y cấp tỉnh
|
Thủ tục này trước đây được
công bố tại Quyết định số 2474/QĐ-BNN- TY ngày 27/6/2019 và Quyết định số
3279/QĐ-BNN- VP ngày 22/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
4
|
1.003577
|
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an
toàn dịch bệnh động vật thuỷ sản đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng
nhận
|
Thông tư số 14/2016/TT-
BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
|
Thú y
|
Cơ quan quản lý chuyên ngành
Thú y cấp tỉnh
|
Thủ tục này trước đây được
công bố tại Quyết định số 2474/QĐ-BNN- TY ngày 27/6/2019 và Quyết định số
3279/QĐ-BNN- VP ngày 22/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĩNH THÚ Y THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG
QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
A. Thủ tục
hành chính cấp Trung ương
1. Cấp Giấy
chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ cơ sở đăng ký công
nhận an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu
dùng trong nước nộp hồ sơ đến Cục Thú y.
- Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ
sơ.
+ Trong thời hạn 05 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ, Cục Thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp
lệ, Cục Thú y thông báo cho chủ cơ sở về kế hoạch đánh giá thực tế tại cơ sở
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ,
Cục Thú y thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
- Bước 3: Tổ chức đánh giá cơ sở
đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cục Thú y thành lập Đoàn đánh giá và thực
hiện đánh giá tại cơ sở theo quy định tại Điều 16 Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT .
+ Nội dung đánh giá:
++ Đánh giá mức độ đáp ứng các
quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT. Đối
với các nội dung có liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu,
cơ sở được miễn đánh giá các nội dung đó;
++ Kiểm tra việc quản lý thông
tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 12 Thông tư
số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
++ Kiểm tra kiến thức và thực
hành của người phụ trách thú y tại cơ sở về các dấu hiệu để nhận biết dịch bệnh,
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý tình huống khi xuất hiện dịch bệnh
động vật tại cơ sở;
++ Lấy mẫu để xét nghiệm nếu
phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc cơ sở không đảm bảo điều kiện
an toàn sinh học.
- Bước 4: Tại thời điểm kết
thúc việc kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, Đoàn đánh giá
+ Lập biên bản theo mẫu tại Phụ
lục VII (đối với kiểm tra, đánh giá cơ sở đăng ký an toàn dịch bệnh động vật
trên cạn) hoặc Phụ lục X (đối với kiểm tra, đánh giá cơ sở đăng ký an toàn dịch
bệnh động vật thủy sản) ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
+ Thông báo kết quả đánh giá
cho chủ cơ sở, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Cơ
quan thú y;
+ Thống nhất với cơ sở về thời
gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp chưa đạt yêu cầu.
- Bước 5: Trường hợp xảy ra
thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải
công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y, thực hiện theo quy định tại
khoản 6 Điều 16 Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT.
- Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận
cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
Trong thời hạn 05 ngày kể từ
ngày kết thúc việc đánh giá tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh
theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT:
+ Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận
cho cơ sở đạt yêu cầu và bổ sung tên cơ sở vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch
bệnh động vật;
+ Cục Thú y có văn bản trả lời
nêu rõ lý do với trường hợp cơ sở có kết quả đánh giá không đạt yêu cầu.
b) Cách thức thực hiện: hồ sơ gửi
trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký theo mẫu tại
Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
- Bản mô tả thông tin về cơ sở
đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục III ban hành
kèm theo Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT.
Đối với trường hợp cơ sở phải
thực hiện khắc phục nếu kiểm tra thực tế tại cơ sở không đạt yêu cầu theo quy định
tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT , thành phần hồ sơ bao gồm:
báo cáo khắc phục sai lỗi.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp
lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 20 ngày;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ,
hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 20 ngày không kể thời
gian cơ sở hoàn thiện hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp
lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 25 ngày không kể thời gian cơ sở thực
hiện khắc phục;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ,
hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 25 ngày không kể thời gian cơ sở
hoàn thiện hồ sơ và thực hiện khắc phục.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Cục Thú y.
g) Kết quả giải quyết thủ tục
hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại mục 1
Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT hoặc theo yêu cầu
của nước nhập khẩu, có hiệu lực 05 năm kể từ ngày cấp.
h) Phí, lệ phí:
- Phí thẩm định đối với cơ sở
an toàn dịch bệnh động vật: 1.000.000 đồng/lần (căn cứ khoản 3 Mục II Biểu phí,
lệ phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí
trong công tác thú y).
- Chi phí xét nghiệm mẫu (nếu
có): Theo Phụ lục 2 Biểu khung giá dịch vụ chẩn đoán thú y Thông tư số
283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016.
i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành
chính:
- Đơn Đăng ký công nhận cơ sở
an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT .
- Bản mô tả thông tin về cơ sở
đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục I ban hành
kèm theo Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
- Vị trí địa lý đáp ứng các quy
định của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản; tách biệt với cơ sở khác
có chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cùng loài động vật cảm nhiễm; tách biệt với
các nguồn có khả năng làm lây nhiễm bệnh đăng ký công nhận an toàn;
- Khu vực xử lý xác động vật,
chất thải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và
thú y; khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải ngăn cách với các khu vực
khác của cơ sở; các khu vực có nguy cơ nhiễm chéo phải có biển cảnh báo và bố
trí tách biệt với nhau, bao gồm: Kho để vật tư nông nghiệp; khu nuôi cách ly động
vật; khu vực mổ khám; khu xử lý xác động vật; khu vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng
cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
- Hệ thống xử lý nước cấp, nước
thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh theo
quy định hiện hành;
- Có biện pháp ngăn chặn động vật
hoang dã, các loài động vật khác và vật chủ trung gian truyền bệnh xâm nhập vào
khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
- Có hệ thống khử trùng, tiêu độc
cho người, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị và vật tư cần thiết khác tại lối
ra, vào cơ sở, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
- Có trang thiết bị, dụng cụ,
phương tiện vận chuyển chuyên dụng, phù hợp với đối tượng chăn nuôi và nuôi trồng
thủy sản, dễ vệ sinh, khử trùng để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh;
- Có kế hoạch và tổ chức thực
hiện các biện pháp an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT .
- Có kế hoạch và tổ chức thực
hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT .
- Không xảy ra dịch bệnh động vật:
Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT .
- Hoạt động thú y tại cơ sở bảo
đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật
- Thực hiện theo quy định tương
ứng tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25, 27, 28, 29, 32, 33 và Điều 35 Luật Thú y,
quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và các quy định tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
- Có kế hoạch và tổ chức thực
hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT .
l) Căn cứ pháp lý:
- Luật số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015 của Quốc hội;
- Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;
- Thông tư số 101/2020/TT-BTC
ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 283/2016/TT-BTC
ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định khung giá dịch vụ tiêm
phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm
thuốc dùng cho động vật.
PHỤ
LỤC I
MẪU
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..................,
ngày tháng
năm ……..
ĐƠN
ĐĂNG KÝ
CÔNG
NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
□
TRÊN CẠN
□ THỦY SẢN
Kính
gửi: (Cơ quan thú y)
1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………
Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………..
Điện thoại: ……………. Fax:
………..………Email:……………………
Cơ sở thuộc trường hợp:
□ Mới xây dựng, lần đầu có hoạt
động
□ Cơ sở đã hoạt động…..năm, từ
năm: …………….
2. Tên chủ cơ sở: ......................................................................................
Địa chỉ thường trú:
....................................................................................
Điện thoại: ……………. Fax:
………..………Email:……………………
3. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận:
□Cấp □ Cấp lại, lý
do xin cấp lại: ……………………………
4. Đối tượng nuôi (ghi
tên loài và tên khoa học của loài đối với động vật thủy sản):……………………………………………………………………………
5. Loại hình hoạt động:
□ Sản xuất giống □ Nuôi thương
phẩm □ Làm cảnh
□ Khác (ghi rõ): ………….
6. Thị trường tiêu thụ:
□Nội địa □ Xuất khẩu □ Hỗn hợp
7. Cơ sở đăng ký công nhận
an toàn đối với bệnh: ...............................
8. Hồ sơ đăng ký gồm (Liệt
kê thành phần hồ sơ theo quy định):……
Tôi xin cam đoan các thông tin
trên đây là hoàn toàn chính xác.
Đề nghị ..… cấp/cấp lại Giấy chứng
nhận an toàn dịch bệnh./.
|
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))
|
PHỤ
LỤC III
BẢN
MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ
ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A.
BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN
CẠN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về cơ sở
Tên cơ sở:
…………………………………………………………………
Người đại diện ………………………… Chức
vụ: ………………………
Địa chỉ:
……………………………………………………………………
Địa chỉ cơ sở:
…………………..……………………
Điện thoại: ……………………… Email:
………………………………
Vị trí địa lý: Kinh độ
……………………… Vĩ độ: ……………
Phân loại cơ sở:
□ Sản xuất giống □ Thương phẩm
□ Làm cảnh
□ Khác ……………………………………………
- Tổng diện tích đất tự nhiên.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Vùng tiếp giáp xung quanh. .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Cơ sở vật chất (Gửi
kèm sơ đồ bố trí mặt bằng của cơ sở)
- Hàng rào (tường) ngăn cách: □
Có □ Không
- Khu hành chính gồm: Phòng thường
trực: □ Có □ Không
Phòng giao dịch: □ Có □ Không
- Khu chăn nuôi: (sơ đồ bố
trí mặt bằng khu chăn nuôi)
- Khu nhà kho: Có kho thức ăn
riêng biệt, với diện tích ...........................
Có kho chứa dụng cụ, phương tiện
chăn nuôi, với diện tích….
- Khu xử lý chất thải: Bể hoặc
nơi tập trung chất thải: □ Có □ Không
(Nếu có, mô tả hệ thống xử
lý chất thải). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Khu cách ly: Động vật mới nhập:
□ Có □ Không
Động vật bệnh: □ Có □ Không
- Khu vực xử lý động vật: □ Có
□ Không
- Bảo hộ lao động cá nhân (quần,
áo, ủng, mũ,…) dùng trong khu chăn nuôi: □ Có □ Không
- Phòng thay quần áo: □ Có □
Không
- Phòng tắm sát trùng trước khi
vào khu chăn nuôi: □ Có □ Không
- Hố sát trùng ở cổng trước khu
chăn nuôi: □ Có □ Không
3. Quy mô, cơ cấu đàn, sản
phẩm, sản lượng
Ghi rõ quy mô, cơ cấu, sản
phẩm, sản lượng hàng năm……………………
4. Nguồn nhân lực
Ghi rõ số lượng, trình độ
chuyên môn của người quản lý kỹ thuật/phụ trách thú y của cơ sở; các khóa đào tạo,
tập huấn đã tham gia và được cấp chứng nhận,….
5. Hệ thống quản lý chăn
nuôi
Mô tả việc thực hiện các quy
định của pháp luật về chăn nuôi.
6. Tình hình dịch bệnh tại
cơ sở
- Tình hình dịch bệnh động vật
tại cơ sở trong 12 tháng qua.
- Công tác tiêm phòng hàng năm,
đại trà, bổ sung, số lượng, tỷ lệ tiêm mỗi loại bệnh.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
AN TOÀN SINH HỌC
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp chủ động phòng
bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.
2. Xác định các mối nguy (liệt
kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại cơ sở), phân tích
nguy cơ.
3. Các biện pháp kiểm soát,
ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan
bên trong cơ sở (mô tả các quy trình an toàn sinh học tại cơ sở tương ứng với
các mối nguy tại điểm 2 nêu trên).
4. Kết quả thực hiện quy trình
an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả
việc thực hiện các quy trình).
5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch
trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Cơ sở cung cấp kế
hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại
thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ
HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Mô tả nội dung của kế hoạch
giám sát dịch bệnh (bao gồm thời gian bắt đầu giám sát, thiết kế giám sát,…).
2. Kết quả giám sát bị động (bao
gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật
mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,…).
3. Kết quả giám sát chủ động (bao
gồm thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả
xét nghiệm,…).
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm,
biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương
tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp đã áp dụng và
kết quả xử lý động vật mắc bệnh.
2. Các biện pháp phòng bệnh đã
áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại cơ sở.
3. Biện pháp và kết quả xử lý đối
khu vực chăn nuôi (vệ sinh, tiêu độc, khử trùng,…).
4. Biện pháp và kết quả kiểm
soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải
trong chăn nuôi.
5. Kết quả điều tra truy xuất
nguồn bệnh xuất hiện tại cơ sở.
6. Kết quả thực hiện báo cáo dịch
bệnh.
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm,
biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương
tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
B.
BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY
SẢN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về cơ sở
Tên cơ sở:
…………………………………………………………………
Người đại diện ………………………… Chức
vụ: ……………………...
Địa chỉ:
………………………………………………………………….
Địa chỉ cơ sở nuôi:
…………………..……………………
Điện thoại: ……………………… Email:
……………………………….
Vị trí địa lý: Kinh độ
……………………… Vĩ độ: …………………..
Phân loại cơ sở :
□ Sản xuất giống □ Thương phẩm
□ Làm cảnh
□ Khác ……………………………………………
- Đã đăng ký và được cấp mã cơ
sở nuôi: □ Có □ Không
- Cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương
dưỡng giống thủy sản:....................
- Hình thức nuôi: □ Nuôi kín □
Nuôi hở
- Phương thức nuôi:
……………………………………………………..
- Các khu vực xung
quanh………………………………………………...
- Hệ thống tường rào bao quanh
cơ sở: □ Có □ Không; ngăn cách với cơ sở xung quanh bằng
.................................................................................
- Nguồn nước: □ Ngọt
□ Mặn
- Vị trí giao
thông:……………………………………………………...…
- Hệ thống điện:
………………….………………………………………
2. Điều kiện cơ sở (tùy
thuộc cơ sở sản xuất giống hay nuôi thương phẩm để mô tả theo thực tế)
a) Diện tích cơ sở (ghi chi tiết
từng hạng mục): ………………………
b) Điều kiện cơ sở hạ tầng……………………………………………...
- Sơ đồ bố trí mặt bằng (bản vẽ
kèm theo)
- Cơ sở có sự tách biệt cố định
ngăn cách hoàn toàn với khu vực bên ngoài cơ sở: Không Có, bằng (ghi rõ: tường/rào
chắn, hệ thống bờ, sông ngòi ….): ……………………………………………………….
- Khu vực xung quanh cơ sở:
□ Khu dân cư □ Khu nuôi loài thủy
sản cảm nhiễm
□ Khu vực nuôi loài thủy sản
khác
- Cơ sở chủ động hoàn toàn nguồn
nước cung cấp cho hoạt động sản xuất/nuôi trồng thủy sản? □ Không □ Có
- Hệ thống cấp thoát nước: □ Có
□ Không
+ Hệ thống cấp nước, thoát nước
tách biệt □ Có □ Không
+ Khu vực xử lý nước □ Có □
Không
- Hệ thống xử lý nước trước khi
nuôi: □ Có □ Không
Mô tả công nghệ xử lý nước
đang áp dụng (ví dụ: Lọc, siêu âm, điện hóa, hóa chất, vi sinh,...)
- Hệ thống xử lý nước thải sau
khi nuôi: □ Có □ Không
- Hệ thống chỉ dẫn cho người và
phương tiện: □ Có □ Không
- Hệ thống thu gom, xử lý rác,
chất thải: □ Có □ Không
- Khu vực kho thức ăn, vật tư
hóa chất: □ Có □ Không
- Hệ thống khử trùng tiêu độc:
□ Có □ Không
- Khu vực văn phòng tách biệt
khu vực sản xuất: □ Có □ Không
- Hệ thống ngăn chặn/xua đuổi động
vật hoang dã: □ Có □ Không
c) Danh mục trang thiết bị phục
vụ sản xuất (liệt kê danh sách tên, số lượng và chức năng).
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
AN TOÀN SINH HỌC
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp chủ động phòng
bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.
2. Xác định các mối nguy (liệt
kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại cơ sở), phân tích
nguy cơ.
3. Các biện pháp kiểm soát,
ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan
bên trong cơ sở (mô tả các quy trình an toàn sinh học tại cơ sở tương ứng với
các mối nguy tại điểm 2 nêu trên).
4. Kết quả thực hiện quy trình
an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả
việc thực hiện các quy trình).
5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch
trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Kế hoạch an toàn
sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai được cung cấp tại
thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ
HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
1. Tình hình sản xuất, nuôi
trồng thủy sản
a) Tình hình nuôi trồng thủy sản
trong thời gian giám sát
- Tổng diện tích nuôi …………… tổng
diện tích của cơ sở …………..
- Tổng số lượng trại/nhà/khu
nuôi: …………………………………….
- Tổng số lượng ao/bể
………………....................................................
- Tổng số lượng thủy sản:
+ Thủy sản bố mẹ:
………………………….…………….. (con)
+ Thủy sản thương phẩm:
………………………………… (con)
+ Thủy sản giống:
……………………..…………………... (con)
+ Trứng:
…………………………………………………………..
+ Loại khác (ghi rõ):
.....................................................................
b) Tổng số lượng thủy sản nhập
cơ sở:
- Thủy sản bố mẹ: Số con
……………….. số lần nhập ……....................
- Thủy sản giống: Số con
……………….. số lần nhập ………….............
- Thủy sản thương phẩm: Số con
………...số lần nhập ……....................
- Trứng thủy sản: Số lượng
……….…….. số lần nhập …..……...............
- Loài khác (ghi rõ): Số lượng
……….… ..số lần nhập …..……...............
c) Tổng số lượng/khối lượng thủy
sản sản xuất:
- Tổng số lượng thủy sản giống
sản xuất: ………….… (con hoặc kg).
- Tổng số lượng/khối lượng thủy
sản xuất bán: ……….. (con hoặc kg).
- Tổng số lượng/khối lượng thủy
sản tiêu hủy: ……… (con hoặc kg).
2. Thông tin chung về kết quả
giám sát chủ động
Thời gian giám sát từ: Từ ngày
tháng năm ... đến ngày tháng năm …
Bệnh được giám sát:
……………………………………………………
Tỷ lệ lưu hành theo thiết kế chứng
minh an toàn dịch bệnh: …… (%)
Tần suất lấy mẫu:
………………………………………………………
Tổng số lần lấy mẫu:
…………………………………………………..
Tổng số mẫu đơn đã lấy:
………………………………………………
Trong đó: Mẫu thủy sản:
…………..…………………. (mẫu)
Mẫu môi trường: ………………. ………… (mẫu)
Mẫu thức ăn tươi sống:
……………………..(mẫu)
Vật chủ trung gian tự nhiên:
………………..(mẫu)
Mẫu khác (nêu chi tiết tên loại
mẫu và số lượng), …
Số lượng ao/bể được lấy mẫu
trong mỗi lần như sau:
Lần lấy mẫu
|
Ngày tháng năm lấy mẫu
|
Số lượng ao/bể nuôi tại thời điểm lấy mẫu
|
Số lượng ao/bể được chọn giám sát
|
Số lượng mẫu lấy xét nghiệm
|
Thủy sản
|
Môi trường
|
….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
Mẫu xét nghiệm là: □ Mẫu đơn, đối
với các loại mẫu: …………..
□ Mẫu gộp, áp dụng đối với các
loại mẫu: ………
3. Kết quả giám sát
Có xảy ra dịch bệnh không? □
Không □ Có, cụ thể như sau:
- Tổng số ao/bể xảy ra bệnh
…………… trong đó số ao/ bể xảy ra bệnh:
………..…. (ao/bể), tỷ lệ ….. (%) đối
với bệnh: …………………
- Kết quả xét nghiệm: □ Không □
Có
- Tổng lượng thủy sản chết/thiệt
hại: ………………………………
Kết quả giám sát chủ động dịch
bệnh (ghi rõ đối với từng bệnh):
- Tổng số mẫu dương tính: ……..
trên tổng số mẫu xét nghiệm ……………….(mẫu), tỷ lệ dương tính là ………%.
- Mẫu phát hiện dương tính với
bệnh được lấy vào thời gian (ngày, tháng, năm)
- Loại mẫu dương tính: ………., tuổi
thủy sản bị nhiễm tác nhân gây bệnh (nếu có) …… tại ao/bể số …….. trại số ……
- Biện pháp xử lý: □ Điều trị □
Thu hoạch □ Tiêu hủy
Bảng
tổng hợp kết quả giám sát chủ động dịch bệnh
Số lần lấy mẫu
|
Ngày tháng năm
|
Tên bệnh
|
Loại mẫu dương tính
|
Đối tượng nuôi
|
Tuổi thủy sản
|
Mã ao/trại dương tính
|
Số mẫu dương tính
|
Biện pháp xử lý
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Kết quả giám sát của
từng lần lấy mẫu, Bản thống kê số ao hoặc số lượng thủy sản được nuôi trước khi
lấy mẫu xét nghiệm, Biên bản lấy mẫu, giao nhận mẫu, phiếu trả lời kết quả xét
nghiệm - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp đã áp dụng và
kết quả xử lý động vật mắc bệnh.
2. Các biện pháp phòng bệnh đã
áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại cơ sở.
3. Biện pháp và kết quả xử lý đối
khu vực nuôi trồng thủy sản (vệ sinh, tiêu độc, khử trùng,…).
4. Biện pháp và kết quả kiểm
soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải
trong chăn nuôi.
5. Kết quả điều tra truy xuất
nguồn bệnh xuất hiện tại cơ sở.
6. Kết quả thực hiện báo cáo dịch
bệnh.
Ghi chú: Biên bản và báo cáo
kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có động vật dương tính với tác nhân
gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
PHỤ
LỤC XII
MẪU
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Mẫu giấy chứng nhận do Cục
Thú y cấp
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
__________________________
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
CỤC THÚ Y VIỆT NAM
DEPARTMENT OF ANIMAL HEALTH OF VIETNAM
__________________________
GIẤY
CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CERTIFICATE OF DISEASE FREE STATUS FOR ESTABLISHMENT/ZONE
CHỨNG
NHẬN
THIS
IS TO CERTIFY THAT
Cơ sở/vùng:
The establishment/zone:
Địa chỉ:
Address:
Được chứng nhận an toàn dịch bệnh
đối với bệnh:
In recognition of the free
status in regard to the following disease(s):
Số
(No.):
/QĐ-TY-ATDB
Giấy chứng nhận này có giá trị
đến...........................
This certificate is valid to..............
|
….....,
ngày…... tháng ....... năm ...
CỤC TRƯỞNG
Director General
|
2. Cấp lại
Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ cơ sở đăng ký cấp
lại Giấy nhận an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và
tiêu dùng trong nước nộp hồ sơ đến Cục thú y. Riêng đối với cơ sở đăng ký cấp lại
Giấy chứng nhận do Giấy chứng nhận hết hiệu lực thì nộp hồ sơ trong khoảng thời
gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.
Các cơ sở thuộc diện cấp lại gồm:
+ Cơ sở có Giấy chứng nhận hết
hiệu lực theo quy định (sau 05 năm kể từ ngày cấp);
+ Cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn
còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về
cơ sở trên Giấy chứng nhận;
+ Cơ sở không thực hiện các biện
pháp duy trì điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định hoặc không thực hiện
khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y hoặc cung cấp hồ sơ,
dữ liệu không chính xác trong trường hợp áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến
tại cơ sở (theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 18 Thông tư
24/2022/TT-BNNPTNT) đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện
các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh;
+ Cơ sở xảy ra bệnh hoặc phát
hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn (theo quy định tại điểm c khoản
2 Điều 18 Thông tư 24/2022/TT- BNNPTNT); đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực
hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT .
- Bước 2: Cục thú y thẩm định
và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở
Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo
cáo khắc phục sai lỗi hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh,
Cục thú y thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở. Trường hợp không cấp
lại, Cục thú y trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp
hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đối với cơ sở có Giấy chứng
nhận hết hiệu lực hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng,
thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận:
Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT .
- Đối với cơ sở đã thực hiện
các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an
toàn dịch bệnh:
+ Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
+ Báo cáo khắc phục sai lỗi.
- Đối với cơ sở đã xử lý dịch bệnh
và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định:
+ Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
+ Báo cáo xử lý dịch bệnh và kết
quả giám sát dịch bệnh.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày
làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Cục Thú y.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại mục 1
Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT .
h) Phí, lệ phí:
Phí thẩm định đối với cơ sở an
toàn dịch bệnh động vật: 1.000.000 đồng/lần (căn cứ khoản 3 Mục II Biểu
phí, lệ phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ
phí trong công tác thú y).
i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành
chính:
Đơn Đăng ký công nhận cơ sở an
toàn dịch bệnh động vật theo mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT .
k) Yêu cầu, điều kiện: không
quy định.
l) Căn cứ pháp lý:
- Luật số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015 của Quốc hội;
- Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
PHỤ
LỤC I
MẪU
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..................,
ngày tháng
năm ……..
ĐƠN
ĐĂNG KÝ
CÔNG
NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
□
TRÊN CẠN
□ THỦY SẢN
Kính
gửi: (Cơ quan thú y)
1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………
Địa chỉ:
………………………………..…………………….…………..
Điện thoại: ……………. Fax:
………..………Email:……………………
Cơ sở thuộc trường hợp:
□ Mới xây dựng, lần đầu có hoạt
động
□ Cơ sở đã hoạt động…..năm, từ
năm: …………….
2. Tên chủ cơ sở: ......................................................................................
Địa chỉ thường trú:
....................................................................................
Điện thoại: ……………. Fax:
………..………Email:……………………
3. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận:
□Cấp □ Cấp lại, lý do
xin cấp lại: ……………………………
4. Đối tượng nuôi (ghi
tên loài và tên khoa học của loài đối với động vật thủy sản):……………………………………………………………………………
5. Loại hình hoạt động:
□ Sản xuất giống □ Nuôi thương
phẩm □ Làm cảnh
□ Khác (ghi rõ): ………….
6. Thị trường tiêu thụ:
□Nội địa □ Xuất khẩu □ Hỗn hợp
7. Cơ sở đăng ký công nhận
an toàn đối với bệnh: ...............................
8. Hồ sơ đăng ký gồm (Liệt
kê thành phần hồ sơ theo quy định):……
Tôi xin cam đoan các thông tin
trên đây là hoàn toàn chính xác.
Đề nghị ..… cấp/cấp lại Giấy chứng
nhận an toàn dịch bệnh./.
|
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))
|
PHỤ
LỤC XII
MẪU
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Mẫu giấy chứng nhận do Cục
Thú y cấp
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
_____________________________
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
CỤC THÚ Y VIỆT NAM
DEPARTMENT OF ANIMAL HEALTH OF VIETNAM
______________________________
GIẤY
CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CERTIFICATE OF DISEASE FREE STATUS FOR ESTABLISHMENT/ZONE
CHỨNG
NHẬN
THIS IS TO CERTIFY THAT
Cơ sở/vùng:
The establishment/zone:
Địa chỉ:
Address:
Được chứng nhận an toàn dịch bệnh
đối với bệnh:
In recognition of the free
status in regard to the following disease(s):
Số (No.):
/QĐ-TY-ATDB
Giấy chứng nhận này có giá trị
đến...........................
This certificate is valid to..............
|
….....,
ngày…... tháng ....... năm ...
CỤC TRƯỞNG
Director General
|
3. Cấp Giấy
chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp
xã (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp xã, phường,
thị trấn phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước), Ủy ban nhân
dân cấp cấp huyện (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương), Ủy
ban nhân dân cấp cấp tỉnh (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động
vật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) sau đây gọi chung là Ủy ban nhân
dân, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, tổ chức lập hồ sơ đăng ký công nhận vùng an
toàn dịch bệnh và nộp đến Cục thú y.
- Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ
sơ.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ, Cục Thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp
lệ, Cục Thú y thông báo cho Ủy ban nhân dân về kế hoạch đánh giá thực tế tại
vùng;
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ,
Cục Thú y thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân để hoàn thiện.
- Bước 3: Tổ chức đánh giá vùng
đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cục Thú y tổ chức Đoàn đánh giá và thực
hiện đánh giá tại vùng theo quy định tại Điều 29 Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT .
+ Nội dung đánh giá:
++ Lựa chọn ngẫu nhiên một số
cơ sở trong vùng để đánh giá các nội dung theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3
Điều 16 Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT và điều kiện an toàn sinh học các khu vực
chung trong vùng;
++ Đánh giá mức độ đáp ứng các
quy định tại các Điều 22, 23 và Điều 25 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
++ Kiểm tra việc quản lý thông
tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 24 Thông tư
số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
++ Lấy mẫu để xét nghiệm nếu
phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc không đảm bảo điều kiện an
toàn sinh học.
- Bước 4: Tại thời điểm kết
thúc việc kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, Đoàn đánh giá
+ Lập biên bản theo mẫu tại Phụ
lục VIII (đối với vùng đăng ký an toàn dịch bệnh động vật trên cạn) hoặc Phụ lục
IX (đối với vùng đăng ký an toàn bệnh Dại động vật) hoặc Phụ lục XI (đối với
vùng đăng ký an toàn dịch bệnh động vật thủy sản) ban hành kèm theo Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT ;
+ Thông báo kết quả đánh giá
cho Ủy ban nhân dân, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo
Cơ quan thú y;
+ Thống nhất với Ủy ban nhân
dân về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp không đạt yêu cầu.
- Bước 5: Trường hợp xảy ra
thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải
công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y, thực hiện theo quy định tại
các điểm a, b và c khoản 6 Điều 16 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT .
- Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận
vùng an toàn dịch bệnh động vật
Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày kết thúc việc đánh giá tại vùng hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh
theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT:
+ Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận
cho vùng đạt yêu cầu và bổ sung tên vùng vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch
bệnh động vật;
+ Cục Thú y có văn bản trả lời
nêu rõ lý do với trường hợp vùng có kết quả đánh giá không đạt yêu cầu.
b) Cách thức thực hiện: hồ sơ gửi
trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
b) Cách thức thực hiện: hồ sơ gửi
trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị theo mẫu
tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
- Bản mô tả thông tin về vùng
đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành
kèm theo Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT.
Đối với trường hợp cơ sở phải
thực hiện khắc phục nếu kiểm tra thực tế tại cơ sở không đạt yêu cầu theo quy định
tại điểm c khoản 5 Điều 29 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT , thành phần hồ
sơ bao gồm: báo cáo khắc phục sai lỗi.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 30 ngày;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ,
hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 30 ngày không kể thời
gian vùng hoàn thiện hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp
lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 35 ngày không kể thời gian vùng thực
hiện khắc phục;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ,
hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 35 ngày không kể thời gian vùng
hoàn thiện hồ sơ và thực hiện khắc phục.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Cục Thú y.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại mục 1
Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT hoặc theo yêu cầu
của nước nhập khẩu.
h) Phí, lệ phí:
- Phí thẩm định đối với vùng an
toàn dịch bệnh động vật: 3.500.000 đồng/lần (căn cứ khoản 1 Mục II Biểu phí, lệ
phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong
công tác thú y.
- Chi phí xét nghiệm mẫu (nếu
có): Theo Phụ lục 2 Biểu khung giá dịch vụ chẩn đoán thú y Thông tư số
283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016.
i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành
chính:
- Văn bản đề nghị theo mẫu tại
Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
- Bản mô tả thông tin về vùng
đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành
kèm theo Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
- Vùng chăn nuôi hoặc nuôi trồng
thủy sản do Cơ quan thú y xác định và đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký công
nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật quyết định và chỉ đạo tổ chức xây dựng;
- Hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh,
chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong vùng phải
bảo đảm có đủ nguồn lực để kiểm soát được dịch bệnh theo quy định của pháp luật
về thú y;
- Có biện pháp kiểm soát đối với
động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
trước khi vào vùng an toàn dịch bệnh động vật nhằm giảm thiểu nguy cơ tác nhân
gây bệnh xâm nhiễm, lây lan trong vùng;
- Có kế hoạch và tổ chức thực
hiện các biện pháp an toàn sinh học và ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều
5 và Điều 8 Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT;
- Các cơ sở giết mổ động vật,
chợ kinh doanh, cơ sở thu gom động vật mẫn cảm với bệnh đăng ký công nhận an
toàn dịch bệnh trong vùng phải được Cơ quan thú y giám sát và tuân thủ quy định
của pháp luật về thú y.
- Có kế hoạch và tổ chức thực
hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT .
- Không xảy ra dịch bệnh động vật
theo quy định tại Điều 23 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT .
- Hoạt động thú y tại vùng được
thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT .
l) Căn cứ pháp lý:
- Luật số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015 của Quốc hội;
- Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;
- Thông tư số 101/2020/TT-BTC
ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày
14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng,
tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc
dùng cho động vật.
PHỤ
LỤC II
MẪU
VĂN BẢN ĐĂNG KÝ
CÔNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN
DÂN…….
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: .........................
V/v đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
|
………., ngày …
tháng … năm .....
|
Kính
gửi: (Cơ quan thú y).
Thực hiện quy định tại Thông tư
số /2022/TT-BNNPTNT ngày
tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/huyện/tỉnh
……….. đề nghị …. cấp/cấp lại Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
1. Đăng ký công nhận an toàn
dịch bệnh
(Ghi rõ tên bệnh và tên loài
động vật nuôi đăng ký công nhận an toàn).
2. Thị trường tiêu thụ
(Ghi rõ thị trường tiêu thụ:
Nội địa, xuất khẩu, hỗn hợp).
3. Hồ sơ đăng ký
(Liệt kê thành phần hồ sơ
theo quy định).
Nơi nhận:
- Như trên;
- …..;
- Lưu: ........
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH….
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC IV
BẢN
MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG
ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A.
BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG ĐĂNG KÝ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN
....
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:.........................
|
…………., ngày ..…….
tháng……năm.. .....
|
I. THÔNG TIN CHUNG
Tên vùng (tên xã/huyện/tỉnh):
……………………………………………
Người đại diện ………………………… Chức
vụ: ………………………
Địa chỉ:
…………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………… Email:
………………………………
Mô tả về các điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của vùng; tình hình chăn nuôi và dịch bệnh động vật
trong vùng, hệ thống thú y.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
AN TOÀN SINH HỌC
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp chủ động phòng
bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.
2. Xác định các mối nguy (liệt
kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại vùng), phân tích nguy
cơ.
3. Các biện pháp kiểm soát,
ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan
bên trong vùng.
4. Kết quả thực hiện quy trình
an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả
việc thực hiện các quy trình).
5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch
trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Vùng cung cấp kế hoạch
an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời
điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ
HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Mô tả nội dung của kế hoạch
giám sát dịch bệnh (bao gồm thời gian bắt đầu giám sát, thiết kế giám sát,…).
2. Kết quả giám sát bị động (bao
gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật
mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,…).
3. Kết quả giám sát chủ động (bao
gồm thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả
xét nghiệm,…).
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm,
biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương
tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp đã áp dụng và
kết quả xử lý động vật mắc bệnh.
2. Các biện pháp phòng bệnh đã
áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại vùng.
3. Biện pháp và kết quả kiểm
soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải
trong chăn nuôi.
4. Kết quả điều tra truy xuất
nguồn bệnh xuất hiện tại vùng.
5. Kết quả thực hiện báo cáo dịch
bệnh.
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm,
biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương
tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
B.
BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG ĐĂNG KÝ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
ỦY BAN NHÂN
DÂN....
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:.........................
|
…………., ngày ..…….
tháng……năm.......
|
I. THÔNG TIN CHUNG
Tên vùng:
…………………………………………………………………
Người đại diện ……………………… Chức vụ:
………………………...
Địa chỉ:
………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………… Email:
………………………………….
Tổng số cơ sở nuôi trong vùng:
…………………………………………
Tổng diện tích vùng nuôi:
……………………………………………..
Các loài nuôi/sản xuất trong
vùng: …………………………………….
Vùng nuôi tiếp giáp với các
xã/huyện/tỉnh: ……………………………
1. Đặc điểm tình hình
Mô tả về các điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội của vùng; tình hình nuôi trồng thủy sản, quan trắc môi trường
nuôi trồng thủy sản và dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng, hệ thống thú y.
2. Kế hoạch xây dựng và quản
lý vùng an toàn dịch bệnh
a) Mục đích, yêu cầu
b) Nội dung kế hoạch
c) Giải pháp thực hiện kế hoạch
- Về tổ chức, chỉ đạo, thanh
tra, kiểm tra
- Về nguồn lực
- Các biện pháp phòng bệnh
- Giám sát dịch bệnh
- Các giải pháp kỹ thuật khác
(các biện pháp xử lý khi có dịch bệnh xảy ra, vệ sinh, khử trùng tiêu độc, kiểm
dịch vận chuyển giống động vật, quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y, quản
lý người hành nghề thú y, …)
- Giải pháp về thông tin, tuyên
truyền cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động thú y trên địa bàn; tập huấn cho
người nuôi trồng thủy sản, nhân viên thú y xã, công chức, viên chức, người lao
động trong hệ thống thú y địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ trương,
chính sách, các quy định của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản
lý chuyên ngành thú y.
d) Nguồn kinh phí và cơ chế tài
chính
đ) Tổ chức thực hiện: Phân công
trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai kế hoạch;
tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
3. Điều kiện thực tế vùng
nuôi trồng thủy sản
a) Mô tả diện tích vùng nuôi (ghi
chi tiết từng hạng mục); điều kiện cơ sở hạ tầng của vùng kèm theo bản đồ địa
lý vùng nuôi, bản vẽ vị trí các cơ sở nuôi trong vùng (đối với loài động vật cảm
nhiễm với bệnh đăng ký công nhận an toàn); mô tả hệ thống cấp nước, thoát nước,
xử lý nước trong vùng; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong quá
trình nuôi tại vùng; mô tả hệ thống cung ứng vật tư đầu vào cho vùng (con giống,
thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm cải tạo, xử lý môi trường,...);
khu vực mua bán động vật thủy sản, ...
b) Mô tả, đánh giá sơ bộ về hệ
thống các cơ sở nuôi trong vùng, bao gồm: Điều kiện cơ sở vật chất, mô hình
nuôi, công nghệ nuôi; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong quá
trình nuôi của cơ sở; hệ thống khử trùng tiêu độc tại các cơ sở; biện pháp ngăn
cản/xua đuổi động vật hoang dã tại cơ sở; hệ thống cung ứng vật tư đầu vào cho
cơ sở (con giống, thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm cải tạo, xử lý
môi trường,...).
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
AN TOÀN SINH HỌC
1. Thông tin chung về kế hoạch
an toàn sinh học
a) Kế hoạch an toàn sinh học của
vùng
(Ghi rõ mục tiêu; số lượng
các quy trình an toàn sinh học)
b) Xác định các mối nguy tác
nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào vùng
(Liệt kê các mối nguy theo
điều kiện tự nhiên và xã hội tại vùng)
c) Danh sách các quy trình an
toàn sinh học tại vùng
(Danh sách này phải phù hợp
với các mối nguy tại điểm b nêu trên)
d) Số lượng cơ sở nuôi trồng thủy
sản trong vùng có xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch an toàn sinh học
(Ghi rõ số lượng, tỷ lệ cơ sở
có thực hiện kế hoạch an toàn sinh học)
đ) Tổ chức thực hiện kế hoạch
an toàn sinh học
(Phân công nhiệm vụ, cách thức
tổ chức thực hiện các quy trình chung của vùng; ghi chép, quản lý thông tin
chung tại vùng)
2. Kết quả thực hiện
Nội dung chính bao gồm kết quả
triển khai các nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này; cụ thể:
1. Các biện pháp chủ động phòng
bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành (như sử dụng vắc xin, …).
2. Kết quả thực hiện các quy
trình an toàn sinh học kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể
xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong vùng (đánh giá kết quả theo từng
quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).
3. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch
trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Vùng cung cấp kế hoạch
an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời
điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ
HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
1. Tình hình sản xuất, nuôi
trồng thủy sản
a) Tình hình sản xuất, nuôi trồng
thủy sản trong thời gian giám sát
- Tổng diện tích nuôi …………… tổng
diện tích của vùng …………..
- Tổng số lượng cơ sở:
………………….…. (cơ sở). Trong đó số lượng:
□ Sản xuất giống: ………….(cơ sở)
□ Thương phẩm: …… ….(cơ sở)
□ Ương dưỡng giống: …………. (cơ sở)
□ Khác …………(cơ sở)
- Tổng số lượng cơ sở nuôi trồng
thủy sản: ……………… (cơ sở)
- Tổng số lượng ao/bể :……………….
- Tổng số lượng thủy sản:
+ Thủy sản bố mẹ:
………………………….……….. (con)
+ Thủy sản thương phẩm:
…………………………… (con)
+ Thủy sản giống:
……………………..…………….. (con)
+ Trứng: ……………………………………….
(…………)
b) Tổng số lượng thủy sản nhập
vào vùng nuôi
- Thủy sản bố mẹ: Số con
……………….. số lần nhập …….........
- Thủy sản giống: Số con
……………….. số lần nhập …………...
- Trứng thủy sản: Số lượng
……….…….. số lần nhập …..…….....
c) Tổng số lượng/khối lượng thủy
sản sản xuất
- Tổng số lượng thủy sản giống
sản xuất: ………….… (con hoặc kg)
- Tổng số lượng/khối lượng thủy
sản xuất bán: ……….. (con hoặc kg)
- Tổng số lượng/khối lượng thủy
sản bị tiêu hủy: ……….… (con hoặc kg)
2. Thông tin chung về giám
sát chủ động
Ghi rõ thời gian giám sát (ngày,
tháng, năm)
Bệnh được giám sát (ghi rõ
tên từng bệnh)
Mô tả về thiết kế giám sát dịch
bệnh đối với cấp cơ sở, cấp ao của mỗi cơ sở được lựa chọn giám sát; tần suất lấy
mẫu giám sát; tổng số cơ sở được giám sát; tổng số lần lấy mẫu; tổng số mẫu đơn
đã lấy (ghi rõ tên và số lượng từng loại mẫu, bao gồm: động vật thủy sản; mẫu
môi trường; mẫu thức ăn tươi sống; vật chủ trung gian tự nhiên; mẫu khác);
mẫu xét nghiệm (ghi rõ tên và số lượng mẫu đơn, mẫu gộp), …
- Số lượng ao/bể được lấy mẫu
như sau:
Số lần lấy mẫu
|
Ngày tháng năm lấy mẫu
|
Số lượng cơ sở nuôi tại thời điểm lấy mẫu
|
Số lượng cơ sở được giám sát
|
Tổng số lượng ao của các cơ sở được giám sát
|
Số lượng ao/bể được chọn giám sát
|
Số lượng mẫu lấy xét nghiệm
|
Thủy sản
|
Môi trường
|
(Ghi rõ từng loại mẫu khác)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
3. Kết quả giám sát dịch bệnh
a) Kết quả giám sát bị động (bao
gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật
mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,…).
- Ghi rõ nội dung theo dõi sức
khỏe thủy sản tại các cơ sở trong vùng (số lượng thủy sản chết; tiêu thụ thức
ăn; sử dụng thuốc hóa chất; các chỉ tiêu môi trường nuôi; số lượng và tỷ lệ cơ
sở thiệt hại do bệnh; số lượng và tỷ lệ ao/bể thiệt hại do bệnh; thời gian xảy
ra bệnh (ngày, tháng năm theo từng bệnh)); loài thủy sản bị mắc bệnh, tuổi
mắc bệnh; tổng lượng thủy sản chết/thiệt hại,…
- Ghi rõ tổng số lần lấy mẫu, số
lượng mẫu lấy khi thủy sản chết; số mẫu dương tính với bệnh đăng ký xây dựng an
toàn dịch bệnh,...
b) Giám sát chủ động (bao gồm
thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả xét
nghiệm,…).
- Ghi rõ kết quả giám sát đối với
từng bệnh (tổng số cơ sở giám sát, tổng số cơ sở dương tính, tỷ lệ cơ sở
dương tính; tổng số mẫu xét nghiệm, tổng số mẫu dương tính, tỷ lệ mẫu dương
tính; thời gian lấy mẫu đối với mẫu cho kết quả dương tính; tác nhân gây bệnh
được phát hiện tại cơ sở (ghi tên, địa chỉ của cơ sở)); ghi rõ loại mẫu
dương tính, tuổi thủy sản bị nhiễm tác nhân gây bệnh, …
- Mô tả biện pháp xử lý tại cơ
sở.
Bảng
tổng hợp dữ liệu cơ sở dương tính với tác nhân gây bệnh
Số lần lấy mẫu
|
Ngày, tháng, năm
|
Tên bệnh
|
Loại mẫu dương tính
|
Số cơ sở dương tính(*)
|
Đối tượng nuôi
|
Tuổi thủy sản
|
Số mẫu dương tính
|
Biện pháp xử lý
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Đối với từng cơ sở dương
tính, liệt kê và ghi rõ tên cơ sở, địa chỉ, đối tượng nuôi, loại mẫu dương
tính, tuổi thủy sản.
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm,
biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương
tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
1. Diễn biến dịch bệnh tại
vùng
Mô tả cụ thể trong thời gian
triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, vùng đã xảy ra dịch bệnh gì và đã tổ
chức ứng phó dịch bệnh như thế nào, cụ thể:
- Vùng xảy ra bệnh tại ……… cơ sở,
với tổng số lần xảy ra bệnh trong thời gian giám sát: ….…(lần).
- Tổng số lần xảy ra bệnh không
thuộc danh sách các bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh: …………(lần).
- Tổng số ao/bể xảy ra bệnh: …………………………………….
- Tổng số/khối lượng thủy sản xử
lý do dịch bệnh xảy ra: ……………
- Diễn biến bệnh tại vùng cụ thể
như sau:
Tên bệnh
|
Thời gian phát hiện bệnh (ngày, tháng, năm)
|
Tên thủy sản bị bệnh
|
Lứa tuổi
|
Số cơ sở xảy ra bệnh
|
Số ao/bể bị bệnh
|
Số lượng thủy sản phải xử lý (kg)
|
Thời gian xử lý xong bệnh (ngày, tháng, năm)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Kết quả ứng phó dịch bệnh
a) Đối với cơ sở bị bệnh
Mô tả các biện pháp và kết quả
xử lý đối với ao/ bể bị bệnh (xử lý thủy sản mắc bệnh; thức ăn tươi sống nhiễm
tác nhân gây bệnh (nếu có); đối với nước ao/bể nuôi bị bệnh; đối với
công cụ dùng cho ao/bể nuôi bị bệnh; đối với bảo hộ lao động, công cụ dụng cụ vận
chuyển, xử lý ao/bể bị bệnh; công tác vệ sinh khử trùng khu vực bị bệnh và cơ sở
bị bệnh; xử lý đối với hệ thống nước cấp, nước thoát, khu vực nước thải).
b) Đối với cơ sở không bị bệnh (nêu
rõ từng biện pháp áp dụng đối với các cơ sở này nhằm nâng cao khả năng bảo vệ,
ngăn chặn sự xâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài vào cơ sở, các giải pháp mang tính
bao quát vùng như: Kiểm soát vận chuyển thủy sản, thức ăn tươi sống, … ra, vào
vùng; quản lý động vật hoang dã tại các cơ sở; khử trùng tiêu độc; quản lý người
ra vào tại các cơ sở).
3. Kết quả điều tra, truy xuất,
xác định nguồn bệnh xuất hiện tại vùng (mô tả việc điều tra, xác minh ổ
dịch)
4. Các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh áp dụng đối với vùng
5. Công tác báo cáo, phối hợp
với Cơ quan thú y
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm,
biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương
tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
PHỤ
LỤC XII
MẪU
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Mẫu giấy chứng nhận do Cục
Thú y cấp
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
________________________
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
CỤC THÚ Y VIỆT NAM
DEPARTMENT OF ANIMAL HEALTH OF VIETNAM
________________________
GIẤY
CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CERTIFICATE OF DISEASE FREE STATUS FOR ESTABLISHMENT/ZONE
CHỨNG
NHẬN
THIS IS TO CERTIFY THAT
Cơ sở/vùng:
The establishment/zone:
Địa chỉ:
Address:
Được chứng nhận an toàn dịch bệnh
đối với bệnh:
In recognition of the free
status in regard to the following disease(s):
Số (No.):
/QĐ-TY-ATDB
Giấy chứng nhận này có giá trị
đến...........................
This certificate is valid to..............
|
….....,
ngày…... tháng ....... năm ...
CỤC TRƯỞNG
Director General
|
4. Cấp lại
Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Ủy ban nhân dân nơi đăng
ký vùng an toàn dịch bệnh động vật đăng ký cấp lại Giấy nhận an toàn dịch bệnh
động vật cấp xã phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước,
vùng cấp huyện và cấp tỉnh nộp hồ sơ đến Cục thú y. Riêng đối với vùng đăng ký
cấp lại Giấy chứng nhận do Giấy chứng nhận hết hiệu lực thì nộp hồ sơ trong khoảng
thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.
Các vùng thuộc diện cấp lại gồm:
+ Vùng có Giấy chứng nhận hết
hiệu lực theo quy định (sau 05 năm kể từ ngày cấp);
+ Vùng có Giấy chứng nhận vẫn
còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin
trên Giấy chứng nhận;
+ Vùng không thực hiện các biện
pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh theo quy định hoặc không thực hiện khắc
phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y hoặc cung cấp hồ sơ, dữ liệu
không chính xác trong trường hợp áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến (theo
quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 31 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT) đã
thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều
kiện an toàn dịch bệnh;
+ Vùng xảy ra bệnh hoặc phát hiện
tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn (theo quy định tại điểm c khoản 2
Điều 31 Thông tư 24/2022/TT- BNNPTNT); đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực
hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT .
- Bước 2: Cục thú y thẩm định
và cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng
Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo
cáo khắc phục sai lỗi hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh,
Cục thú y thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng. Trường hợp không cấp lại,
Cục thú y trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp
hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đối với vùng có Giấy chứng nhận
hết hiệu lực hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất
lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận: Văn bản
đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT .
- Đối với vùng đã thực hiện các
biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an
toàn dịch bệnh:
+ Văn bản đề nghị theo mẫu tại
Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
+ Báo cáo khắc phục sai lỗi.
- Đối với vùng đã xử lý dịch bệnh
và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định:
+ Văn bản đề nghị theo mẫu tại
Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
+ Báo cáo xử lý dịch bệnh và kết
quả giám sát dịch bệnh.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày
làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Cục Thú y.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại mục 1
Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT .
h) Phí, lệ phí:
Phí thẩm định đối với vùng an
toàn dịch bệnh động vật: 3.500.000 đồng/lần (căn cứ khoản 1 Mục II Biểu phí, lệ
phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong
công tác thú y.
i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành
chính:
Văn bản đăng đăng ký công nhận
vùng an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư
số 24/2022/TT-BNNPTNT .
k) Yêu cầu, điều kiện: không
quy định.
l) Căn cứ pháp lý:
- Luật số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015 của Quốc hội;
- Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
PHỤ
LỤC II
MẪU
VĂN BẢN ĐĂNG KÝ
CÔNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN
DÂN…….
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: .........................
V/v đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
|
………., ngày …
tháng … năm .....
|
Kính
gửi: (Cơ quan thú y).
Thực hiện quy định tại Thông tư
số /2022/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động
vật, Ủy ban nhân dân xã/huyện/tỉnh ……….. đề nghị …. cấp/cấp lại Giấy chứng nhận
an toàn dịch bệnh.
1. Đăng ký công nhận an toàn
dịch bệnh
(Ghi rõ tên bệnh
và tên loài động vật nuôi đăng ký công nhận an toàn).
2. Thị trường tiêu thụ
(Ghi rõ thị trường tiêu thụ:
Nội địa, xuất khẩu, hỗn hợp).
3. Hồ sơ đăng ký
(Liệt kê thành phần hồ sơ
theo quy định).
Nơi nhận:
- Như trên;
- …..;
- Lưu: ........
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH….
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC XII
MẪU
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Mẫu giấy chứng nhận do Cục
Thú y cấp
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
______________________
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
CỤC THÚ Y VIỆT NAM
DEPARTMENT OF ANIMAL HEALTH OF VIETNAM
________________________
GIẤY
CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CERTIFICATE OF DISEASE FREE STATUS FOR ESTABLISHMENT/ZONE
CHỨNG
NHẬN
THIS IS TO CERTIFY THAT
Cơ sở/vùng:
The establishment/zone:
Địa chỉ:
Address:
Được chứng nhận an toàn dịch bệnh
đối với bệnh:
In recognition of the free
status in regard to the following disease(s):
Số
(No.): /QĐ-TY-ATDB
Giấy chứng nhận này có giá trị
đến...........................
This certificate is valid to..............
|
….....,
ngày…... tháng ....... năm ...
CỤC TRƯỞNG
Director General
|
B. Thủ tục
hành chính cấp tỉnh
1. Cấp Giấy
chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ cơ sở đăng ký công
nhận an toàn dịch bệnh động vật nộp hồ sơ đến Cơ quan quản lý chuyên ngành thú
y cấp tỉnh.
- Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ
sơ.
+ Trong thời hạn 05 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tiếp nhận và
thẩm định hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp
lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thông báo cho chủ cơ sở về kế
hoạch đánh giá thực tế tại cơ sở
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ,
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở
để hoàn thiện.
- Bước 3: Tổ chức đánh giá cơ sở
đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp
tỉnh thành lập Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại cơ sở theo quy định tại
Điều 16 Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT.
+ Nội dung đánh giá:
++ Đánh giá mức độ đáp ứng các
quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT. Đối
với các nội dung có liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu,
cơ sở được miễn đánh giá các nội dung đó;
++ Kiểm tra việc quản lý thông
tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 12 Thông tư
số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
++ Kiểm tra kiến thức và thực
hành của người phụ trách thú y tại cơ sở về các dấu hiệu để nhận biết dịch bệnh,
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý tình huống khi xuất hiện dịch bệnh
động vật tại cơ sở;
++ Lấy mẫu để xét nghiệm nếu
phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc cơ sở không đảm bảo điều kiện
an toàn sinh học.
- Bước 4: Tại thời điểm kết
thúc việc kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, Đoàn đánh giá
+ Lập biên bản theo mẫu tại Phụ
lục VII (đối với kiểm tra, đánh giá cơ sở đăng ký an toàn dịch bệnh động vật
trên cạn) hoặc Phụ lục X (đối với kiểm tra, đánh giá cơ sở đăng ký an toàn dịch
bệnh động vật thủy sản) ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
+ Thông báo kết quả đánh giá
cho chủ cơ sở, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Cơ
quan thú y;
+ Thống nhất với cơ sở về thời
gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp chưa đạt yêu cầu.
- Bước 5: Trường hợp xảy ra
thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải
công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y, thực hiện theo quy định tại
khoản 6 Điều 16 Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT.
- Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận
cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
Trong thời hạn 05 ngày kể từ
ngày kết thúc việc đánh giá tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh
theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT:
+ Cơ quan quản lý chuyên ngành
thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu và bổ sung tên cơ sở
vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;
+ Cơ quan quản lý chuyên ngành
thú y cấp tỉnh có văn bản trả lời nêu rõ lý do với trường hợp cơ sở có kết quả
đánh giá không đạt yêu cầu.
b) Cách thức thực hiện: hồ sơ gửi
trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký theo mẫu tại
Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
- Bản mô tả thông tin về cơ sở
đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục III ban hành
kèm theo Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT.
Đối với trường hợp cơ sở phải
thực hiện khắc phục nếu kiểm tra thực tế tại cơ sở không đạt yêu cầu theo quy định
tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT , thành phần hồ sơ bao gồm:
báo cáo khắc phục sai lỗi.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp
lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 20 ngày;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ,
hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 20 ngày không kể thời
gian cơ sở hoàn thiện hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp
lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 25 ngày không kể thời gian cơ sở thực
hiện khắc phục;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ,
hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 25 ngày không kể thời gian cơ sở
hoàn thiện hồ sơ và thực hiện khắc phục.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại mục 2
Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT .
h) Phí, lệ phí:
- Phí thẩm định đối với cơ sở
an toàn dịch bệnh động vật: 300.000 đồng/lần (căn cứ khoản 2 Mục II Biểu phí, lệ
phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong
công tác thú y).
- Chi phí xét nghiệm mẫu (nếu
có): Theo Phụ lục 2 Biểu khung giá dịch vụ chẩn đoán thú y Thông tư số
283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016.
i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành
chính:
- Đơn Đăng ký công nhận cơ sở
an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT .
- Bản mô tả thông tin về cơ sở
đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục I ban hành
kèm theo Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
- Vị trí địa lý đáp ứng các quy
định của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản; tách biệt với cơ sở khác
có chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cùng loài động vật cảm nhiễm; tách biệt với
các nguồn có khả năng làm lây nhiễm bệnh đăng ký công nhận an toàn;
- Khu vực xử lý xác động vật,
chất thải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và
thú y; khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải ngăn cách với các khu vực
khác của cơ sở; các khu vực có nguy cơ nhiễm chéo phải có biển cảnh báo và bố
trí tách biệt với nhau, bao gồm: Kho để vật tư nông nghiệp; khu nuôi cách ly động
vật; khu vực mổ khám; khu xử lý xác động vật; khu vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng
cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
- Hệ thống xử lý nước cấp, nước
thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh theo
quy định hiện hành;
- Có biện pháp ngăn chặn động vật
hoang dã, các loài động vật khác và vật chủ trung gian truyền bệnh xâm nhập vào
khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
- Có hệ thống khử trùng, tiêu độc
cho người, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị và vật tư cần thiết khác tại lối
ra, vào cơ sở, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
- Có trang thiết bị, dụng cụ,
phương tiện vận chuyển chuyên dụng, phù hợp với đối tượng chăn nuôi và nuôi trồng
thủy sản, dễ vệ sinh, khử trùng để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh;
- Có kế hoạch và tổ chức thực
hiện các biện pháp an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT .
- Có kế hoạch và tổ chức thực
hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT .
- Không xảy ra dịch bệnh động vật:
Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT .
- Hoạt động thú y tại cơ sở bảo
đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật
- Thực hiện theo quy định tương
ứng tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25, 27, 28, 29, 32, 33 và Điều 35 Luật Thú y,
quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các quy định tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
- Có kế hoạch và tổ chức thực
hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT .
l) Căn cứ pháp lý:
- Luật số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015 của Quốc hội;
- Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;
- Thông tư số 101/2020/TT-BTC
ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 283/2016/TT-BTC
ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định khung giá dịch vụ tiêm
phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm
thuốc dùng cho động vật.
PHỤ
LỤC I
MẪU
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
..................,
ngày tháng năm ……..
ĐƠN
ĐĂNG KÝ
CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN
TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
□
TRÊN CẠN
□ THỦY SẢN
Kính
gửi: (Cơ quan thú y)
1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………
Địa chỉ:
………………………………..…………………….…………..
Điện thoại: ……………. Fax:
………..………Email:……………………
Cơ sở thuộc trường hợp:
□ Mới xây dựng, lần đầu
có hoạt động
□ Cơ sở đã hoạt động…..năm,
từ năm: …………….
2. Tên chủ cơ sở: ......................................................................................
Địa chỉ thường trú:
....................................................................................
Điện thoại: ……………. Fax:
………..………Email:……………………
3. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận:
□ Cấp □ Cấp
lại, lý do xin cấp lại: ……………………………
4. Đối tượng nuôi (ghi
tên loài và tên khoa học của loài đối với động vật thủy sản):……………………………………………………………………………
5. Loại hình hoạt động:
□ Sản xuất giống □ Nuôi
thương phẩm □ Làm cảnh
□ Khác (ghi rõ): ………….
6. Thị trường tiêu thụ: □
Nội địa □ Xuất khẩu □ Hỗn hợp
7. Cơ sở đăng ký công nhận
an toàn đối với bệnh: ...............................
8. Hồ sơ đăng ký gồm (Liệt
kê thành phần hồ sơ theo quy định):……
Tôi xin cam đoan các thông tin
trên đây là hoàn toàn chính xác.
Đề nghị ..… cấp/cấp lại Giấy chứng
nhận an toàn dịch bệnh./.
|
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))
|
PHỤ
LỤC III
BẢN
MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ
ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A.
BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN
CẠN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về cơ sở
Tên cơ sở:
…………………………………………………………………
Người đại diện ………………………… Chức
vụ: ………………………
Địa chỉ:
……………………………………………………………………
Địa chỉ cơ sở:
…………………..……………………
Điện thoại: ……………………… Email:
………………………………
Vị trí địa lý: Kinh độ
……………………… Vĩ độ: ……………
Phân loại cơ sở:
□ Sản xuất giống □ Thương
phẩm □ Làm cảnh
□ Khác ……………………………………………
- Tổng diện tích đất tự nhiên.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Vùng tiếp giáp xung quanh. .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Cơ sở vật chất (Gửi
kèm sơ đồ bố trí mặt bằng của cơ sở)
- Hàng rào (tường) ngăn cách: □
Có □ Không
- Khu hành chính gồm: Phòng thường
trực: □ Có □ Không
Phòng giao dịch: □ Có □
Không
- Khu chăn nuôi: (sơ đồ bố
trí mặt bằng khu chăn nuôi)
- Khu nhà kho: Có kho thức ăn
riêng biệt, với diện tích ...........................
Có kho chứa dụng cụ, phương tiện
chăn nuôi, với diện tích….
- Khu xử lý chất thải: Bể hoặc
nơi tập trung chất thải: □ Có □ Không
(Nếu có, mô tả hệ thống xử
lý chất thải). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Khu cách ly: Động vật mới nhập:
□ Có □ Không
Động vật bệnh: Có Không
- Khu vực xử lý động vật: □ Có
□ Không
- Bảo hộ lao động cá nhân (quần,
áo, ủng, mũ,…) dùng trong khu chăn nuôi: □ Có □ Không
- Phòng thay quần áo: □ Có
□ Không
- Phòng tắm sát trùng trước khi
vào khu chăn nuôi: □ Có □ Không
- Hố sát trùng ở cổng trước khu
chăn nuôi: □ Có □ Không
3. Quy mô, cơ cấu đàn, sản
phẩm, sản lượng
Ghi rõ quy mô, cơ cấu, sản
phẩm, sản lượng hàng năm……………………
4. Nguồn nhân lực
Ghi rõ số lượng, trình độ
chuyên môn của người quản lý kỹ thuật/phụ trách thú y của cơ sở; các khóa đào tạo,
tập huấn đã tham gia và được cấp chứng nhận,….
5. Hệ thống quản lý chăn
nuôi
Mô tả việc thực hiện các quy
định của pháp luật về chăn nuôi.
6. Tình hình dịch bệnh tại
cơ sở
- Tình hình dịch bệnh động vật
tại cơ sở trong 12 tháng qua.
- Công tác tiêm phòng hàng năm,
đại trà, bổ sung, số lượng, tỷ lệ tiêm mỗi loại bệnh.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
AN TOÀN SINH HỌC
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp chủ động phòng
bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.
2. Xác định các mối nguy (liệt
kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại cơ sở), phân tích
nguy cơ.
3. Các biện pháp kiểm soát,
ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan
bên trong cơ sở (mô tả các quy trình an toàn sinh học tại cơ sở tương ứng với
các mối nguy tại điểm 2 nêu trên).
4. Kết quả thực hiện quy trình
an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả
việc thực hiện các quy trình).
5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch
trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Cơ sở cung cấp kế
hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời
điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ
HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Mô tả nội dung của kế hoạch
giám sát dịch bệnh (bao gồm thời gian bắt đầu giám sát, thiết kế giám sát,…).
2. Kết quả giám sát bị động (bao
gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật
mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,…).
3. Kết quả giám sát chủ động (bao
gồm thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả
xét nghiệm,…).
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm,
biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương
tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp đã áp dụng và
kết quả xử lý động vật mắc bệnh.
2. Các biện pháp phòng bệnh đã
áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại cơ sở.
3. Biện pháp và kết quả xử lý đối
khu vực chăn nuôi (vệ sinh, tiêu độc, khử trùng,…).
4. Biện pháp và kết quả kiểm
soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải
trong chăn nuôi.
5. Kết quả điều tra truy xuất
nguồn bệnh xuất hiện tại cơ sở.
6. Kết quả thực hiện báo cáo dịch
bệnh.
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm,
biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương
tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
B.
BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY
SẢN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về cơ sở
Tên cơ sở:
…………………………………………………………………
Người đại diện ………………………… Chức
vụ: ……………………...
Địa chỉ:
………………………………………………………………….
Địa chỉ cơ sở nuôi:
…………………..……………………
Điện thoại: ……………………… Email:
……………………………….
Vị trí địa lý: Kinh độ
……………………… Vĩ độ: …………………..
Phân loại cơ sở :
□ Sản xuất giống □ Thương
phẩm □ Làm cảnh
□ Khác ……………………………………………
- Đã đăng ký và được cấp mã cơ
sở nuôi: □ Có □ Không
- Cơ sở đủ điều kiện sản xuất,
ương dưỡng giống thủy sản:....................
- Hình thức nuôi: □ Nuôi
kín □ Nuôi hở
- Phương thức nuôi:
……………………………………………………..
- Các khu vực xung
quanh………………………………………………...
- Hệ thống tường rào bao quanh
cơ sở: □ Có □ Không; ngăn cách với cơ sở xung quanh bằng
.................................................................................
- Nguồn nước: □ Ngọt □
Mặn
- Vị trí giao
thông:……………………………………………………...…
- Hệ thống điện:
………………….………………………………………
2. Điều kiện cơ sở (tùy
thuộc cơ sở sản xuất giống hay nuôi thương phẩm để mô tả theo thực tế)
a) Diện tích cơ sở (ghi chi tiết
từng hạng mục): ………………………
b) Điều kiện cơ sở hạ tầng……………………………………………...
- Sơ đồ bố trí mặt bằng (bản vẽ
kèm theo)
- Cơ sở có sự tách biệt cố định
ngăn cách hoàn toàn với khu vực bên ngoài cơ sở: Không Có, bằng (ghi rõ: tường/rào
chắn, hệ thống bờ, sông ngòi ….): ……………………………………………………….
- Khu vực xung quanh cơ sở:
□ Khu dân cư □ Khu
nuôi loài thủy sản cảm nhiễm
□ Khu vực nuôi loài thủy
sản khác
- Cơ sở chủ động hoàn toàn nguồn
nước cung cấp cho hoạt động sản xuất/nuôi trồng thủy sản? □ Không □ Có
- Hệ thống cấp thoát nước: □
Có □ Không
+ Hệ thống cấp nước, thoát nước
tách biệt □ Có □ Không
+ Khu vực xử lý nước □ Có
□ Không
- Hệ thống xử lý nước trước khi
nuôi: □ Có □ Không
Mô tả công nghệ xử lý nước
đang áp dụng (ví dụ: Lọc, siêu âm, điện hóa, hóa chất, vi sinh,...)
- Hệ thống xử lý nước thải sau
khi nuôi: □ Có □ Không
- Hệ thống chỉ dẫn cho người và
phương tiện: □ Có □ Không
- Hệ thống thu gom, xử lý rác,
chất thải: □ Có □ Không
- Khu vực kho thức ăn, vật tư
hóa chất: □ Có □ Không
- Hệ thống khử trùng tiêu độc:
□ Có □ Không
- Khu vực văn phòng tách biệt
khu vực sản xuất: □ Có □ Không
- Hệ thống ngăn chặn/xua đuổi động
vật hoang dã: □ Có □ Không
c) Danh mục trang thiết bị phục
vụ sản xuất (liệt kê danh sách tên, số lượng và chức năng).
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
AN TOÀN SINH HỌC
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp chủ động phòng
bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.
2. Xác định các mối nguy (liệt
kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại cơ sở), phân tích
nguy cơ.
3. Các biện pháp kiểm soát,
ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan
bên trong cơ sở (mô tả các quy trình an toàn sinh học tại cơ sở tương ứng với
các mối nguy tại điểm 2 nêu trên).
4. Kết quả thực hiện quy trình
an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả
việc thực hiện các quy trình).
5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch
trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Kế hoạch an toàn
sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai được cung cấp tại
thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ
HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
1. Tình hình sản xuất, nuôi
trồng thủy sản
a) Tình hình nuôi trồng thủy sản
trong thời gian giám sát
- Tổng diện tích nuôi …………… tổng
diện tích của cơ sở …………..
- Tổng số lượng trại/nhà/khu
nuôi: …………………………………….
- Tổng số lượng ao/bể ………………....................................................
- Tổng số lượng thủy sản:
+ Thủy sản bố mẹ:
………………………….…………….. (con)
+ Thủy sản thương phẩm:
………………………………… (con)
+ Thủy sản giống:
……………………..…………………... (con)
+ Trứng:
…………………………………………………………..
+ Loại khác (ghi rõ):
.....................................................................
b) Tổng số lượng thủy sản nhập
cơ sở:
- Thủy sản bố mẹ: Số con
……………….. số lần nhập ……....................
- Thủy sản giống: Số con
……………….. số lần nhập ………….............
- Thủy sản thương phẩm: Số con
………...số lần nhập ……....................
- Trứng thủy sản: Số lượng
……….…….. số lần nhập …..……...............
- Loài khác (ghi rõ): Số lượng
……….… ..số lần nhập …..……...............
c) Tổng số lượng/khối lượng thủy
sản sản xuất:
- Tổng số lượng thủy sản giống
sản xuất: ………….… (con hoặc kg).
- Tổng số lượng/khối lượng thủy
sản xuất bán: ……….. (con hoặc kg).
- Tổng số lượng/khối lượng thủy
sản tiêu hủy: ……… (con hoặc kg).
2. Thông tin chung về kết quả
giám sát chủ động
Thời gian giám sát từ: Từ ngày
tháng năm ... đến ngày tháng năm …
Bệnh được giám sát:
……………………………………………………
Tỷ lệ lưu hành theo thiết kế chứng
minh an toàn dịch bệnh: …… (%)
Tần suất lấy mẫu:
………………………………………………………
Tổng số lần lấy mẫu:
…………………………………………………..
Tổng số mẫu đơn đã lấy:
………………………………………………
Trong đó: Mẫu thủy sản:
…………..…………………. (mẫu)
Mẫu môi trường: ………………. ………… (mẫu)
Mẫu thức ăn tươi sống:
……………………..(mẫu)
Vật chủ trung gian tự nhiên:
………………..(mẫu)
Mẫu khác (nêu chi tiết tên loại
mẫu và số lượng), …
Số lượng ao/bể được lấy mẫu
trong mỗi lần như sau:
Lần lấy mẫu
|
Ngày tháng năm lấy mẫu
|
Số lượng ao/bể nuôi tại thời điểm lấy mẫu
|
Số lượng ao/bể được chọn giám sát
|
Số lượng mẫu lấy xét nghiệm
|
Thủy sản
|
Môi trường
|
….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
Mẫu xét nghiệm là: □ Mẫu
đơn, đối với các loại mẫu: …………..
□ Mẫu gộp, áp dụng đối với
các loại mẫu: ………
3. Kết quả giám sát
Có xảy ra dịch bệnh không? □
Không □ Có, cụ thể như sau:
- Tổng số ao/bể xảy ra bệnh ……………
trong đó số ao/ bể xảy ra bệnh: ………..…. (ao/bể), tỷ lệ ….. (%) đối với bệnh:
…………………
- Kết quả xét nghiệm: □
Không □ Có
- Tổng lượng thủy sản chết/thiệt
hại: ………………………………
Kết quả giám sát chủ động dịch
bệnh (ghi rõ đối với từng bệnh):
- Tổng số mẫu dương tính: ……..
trên tổng số mẫu xét nghiệm ……………….(mẫu), tỷ lệ dương tính là ………%.
- Mẫu phát hiện dương tính với
bệnh được lấy vào thời gian (ngày, tháng, năm)
- Loại mẫu dương tính: ………., tuổi
thủy sản bị nhiễm tác nhân gây bệnh (nếu có) …… tại ao/bể số …….. trại số ……
- Biện pháp xử lý: □ Điều
trị □ Thu hoạch □ Tiêu hủy
Bảng tổng hợp kết quả giám
sát chủ động dịch bệnh
Số lần lấy mẫu
|
Ngày tháng năm
|
Tên bệnh
|
Loại mẫu dương tính
|
Đối tượng nuôi
|
Tuổi thủy sản
|
Mã ao/trại dương tính
|
Số mẫu dương tính
|
Biện pháp xử lý
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Kết quả giám sát của
từng lần lấy mẫu, Bản thống kê số ao hoặc số lượng thủy sản được nuôi trước khi
lấy mẫu xét nghiệm, Biên bản lấy mẫu, giao nhận mẫu, phiếu trả lời kết quả xét
nghiệm - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp đã áp dụng và
kết quả xử lý động vật mắc bệnh.
2. Các biện pháp phòng bệnh đã
áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại cơ sở.
3. Biện pháp và kết quả xử lý đối
khu vực nuôi trồng thủy sản (vệ sinh, tiêu độc, khử trùng,…).
4. Biện pháp và kết quả kiểm
soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải
trong chăn nuôi.
5. Kết quả điều tra truy xuất
nguồn bệnh xuất hiện tại cơ sở.
6. Kết quả thực hiện báo cáo dịch
bệnh.
Ghi chú: Biên bản và báo cáo
kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có động vật dương tính với tác nhân
gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
PHỤ
LỤC XII
MẪU
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
2. Mẫu giấy chứng nhận do Cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp
Logo của Chi cục
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
SỞ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI CỤC …………
GIẤY
CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CHỨNG
NHẬN
Cơ sở/ vùng: Địa chỉ:
Được chứng nhận an toàn dịch bệnh
đối với bệnh:
Số:
/QĐ-TY-ATDB
Giấy chứng nhận này có giá trị đến
............................
|
……...., ngày…..
tháng …... năm …...
CHI CỤC TRƯỞNG
|
2. Cấp lại
Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ cơ sở đăng ký cấp
lại Giấy nhận an toàn dịch bệnh động vật nộp hồ sơ đến Cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y cấp tỉnh. Riêng đối với cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận do Giấy
chứng nhận hết hiệu lực thì nộp hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi
hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.
Các cơ sở thuộc diện cấp lại gồm:
+ Cơ sở có Giấy chứng nhận hết
hiệu lực theo quy định (sau 05 năm kể từ ngày cấp);
+ Cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn
còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về
cơ sở trên Giấy chứng nhận;
+ Cơ sở không thực hiện các biện
pháp duy trì điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định hoặc không thực hiện
khắc phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y hoặc cung cấp hồ sơ,
dữ liệu không chính xác trong trường hợp áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến
tại cơ sở (theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 18 Thông tư
24/2022/TT-BNNPTNT) đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện
các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh;
+ Cơ sở xảy ra bệnh hoặc phát
hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn (theo quy định tại điểm c khoản
2 Điều 18 Thông tư 24/2022/TT- BNNPTNT); đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực
hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT .
- Bước 2: Cơ quan quản lý
chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở
Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo
cáo khắc phục sai lỗi hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh,
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận
cho cơ sở. Trường hợp không cấp lại, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp
hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đối với cơ sở có Giấy chứng
nhận hết hiệu lực hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng,
thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận:
Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT .
- Đối với cơ sở đã thực hiện
các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an
toàn dịch bệnh
+ Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
+ Báo cáo khắc phục sai lỗi.
- Đối với cơ sở đã xử lý dịch bệnh
và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định
+ Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
+ Báo cáo xử lý dịch bệnh và kết
quả giám sát dịch bệnh.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày
làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo theo mẫu tại
mục 2 Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT .
h) Phí, lệ phí:
Phí thẩm định đối với cơ sở an
toàn dịch bệnh động vật: 300.000 đồng/lần (căn cứ khoản 2 Mục II Biểu phí, lệ
phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong
công tác thú y).
i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành
chính:
Đơn Đăng ký công nhận cơ sở an
toàn dịch bệnh động vật theo mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT .
k) Yêu cầu, điều kiện: không
quy định.
l) Căn cứ pháp lý:
- Luật số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015 của Quốc hội;
- Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
PHỤ
LỤC I
MẪU
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
..................,
ngày tháng năm ……..
ĐƠN
ĐĂNG KÝ
CÔNG NHẬN CƠ SỞ AN
TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
□
TRÊN CẠN
□ THỦY SẢN
Kính
gửi: (Cơ quan thú y)
1. Tên cơ sở : ………………………………..……………….…………
Địa chỉ:
………………………………..…………………….…………..
Điện thoại: ……………. Fax:
………..………Email:……………………
Cơ sở thuộc trường hợp:
□ Mới xây dựng, lần đầu
có hoạt động
□ Cơ sở đã hoạt động…..năm,
từ năm: …………….
2. Tên chủ cơ sở: ......................................................................................
Địa chỉ thường trú:
....................................................................................
Điện thoại: ……………. Fax:
………..………Email:……………………
3. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận:
□ Cấp □ Cấp
lại, lý do xin cấp lại: ……………………………
4. Đối tượng nuôi (ghi
tên loài và tên khoa học của loài đối với động vật thủy sản):……………………………………………………………………………
5. Loại hình hoạt động:
□ Sản xuất giống □ Nuôi
thương phẩm □ Làm cảnh
□ Khác (ghi rõ): ………….
6. Thị trường tiêu thụ: □
Nội địa □ Xuất khẩu □ Hỗn hợp
7. Cơ sở đăng ký công nhận
an toàn đối với bệnh: ...............................
8. Hồ sơ đăng ký gồm (Liệt
kê thành phần hồ sơ theo quy định):……
Tôi xin cam đoan các thông tin
trên đây là hoàn toàn chính xác.
Đề nghị ..… cấp/cấp lại Giấy chứng
nhận an toàn dịch bệnh./.
|
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))
|
PHỤ
LỤC XII
MẪU
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
2. Mẫu giấy chứng nhận do Cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp
Logo của Chi cục
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
SỞ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI
CỤC …………
GIẤY
CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CHỨNG
NHẬN
Cơ sở/ vùng: Địa chỉ:
Được chứng nhận an toàn dịch bệnh
đối với bệnh:
Số:
/QĐ-TY-ATDB
Giấy chứng nhận này có giá trị đến
............................
|
……...., ngày…..
tháng …... năm …...
CHI CỤC TRƯỞNG
|
3. Cấp Giấy
chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp
xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân) chỉ đạo cơ quan chuyên môn, tổ chức lập hồ
sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh và nộp đến Cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y cấp tỉnh.
- Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ
sơ.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tiếp nhận và
thẩm định hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp
lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thông báo cho Ủy ban nhân dân về
kế hoạch đánh giá thực tế tại vùng;
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ,
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Ủy ban
nhân dân để hoàn thiện .
- Bước 3: Tổ chức đánh giá vùng
đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp
tỉnh tổ chức Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại vùng theo quy định tại Điều
29 Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT.
+ Nội dung đánh giá:
++ Lựa chọn ngẫu nhiên một số
cơ sở trong vùng để đánh giá các nội dung theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3
Điều 16 Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT và điều kiện an toàn sinh học các khu vực
chung trong vùng;
++ Đánh giá mức độ đáp ứng các
quy định tại các Điều 22, 23 và Điều 25 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
++ Kiểm tra việc quản lý thông
tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 24 Thông tư
số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
++ Lấy mẫu để xét nghiệm nếu
phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc không đảm bảo điều kiện an
toàn sinh học.
- Bước 4: Tại thời điểm kết
thúc việc kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, Đoàn đánh giá
+ Lập biên bản theo mẫu tại Phụ
lục VIII (đối với vùng đăng ký an toàn dịch bệnh động vật trên cạn) hoặc Phụ lục
IX (đối với vùng đăng ký an toàn bệnh Dại động vật) hoặc Phụ lục XI (đối với
vùng đăng ký an toàn dịch bệnh động vật thủy sản) ban hành kèm theo Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT ;
+ Thông báo kết quả đánh giá
cho Ủy ban nhân dân, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo
Cơ quan thú y;
+ Thống nhất với Ủy ban nhân
dân về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp không đạt yêu cầu.
- Bước 5: Trường hợp xảy ra
thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải
công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y, thực hiện theo quy định tại
các điểm a, b và c khoản 6 Điều 16 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT .
- Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận
vùng an toàn dịch bệnh động vật
Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày kết thúc việc đánh giá tại vùng hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh
theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT:
+ Cơ quan quản lý chuyên ngành
thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho vùng đạt yêu cầu và bổ sung tên vùng vào
danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;
+ Cơ quan quản lý chuyên ngành
thú y cấp tỉnh có văn bản trả lời nêu rõ lý do với trường hợp vùng có kết quả
đánh giá không đạt yêu cầu.
b) Cách thức thực hiện: hồ sơ gửi
trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị theo mẫu
tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
- Bản mô tả thông tin về vùng
đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành
kèm theo Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT.
Đối với trường hợp cơ sở phải
thực hiện khắc phục nếu kiểm tra thực tế tại cơ sở không đạt yêu cầu theo quy định
tại điểm c khoản 5 Điều 29 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT , thành phần hồ
sơ bao gồm: báo cáo khắc phục sai lỗi.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 30 ngày;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ,
hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 30 ngày không kể thời
gian vùng hoàn thiện hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp
lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 35 ngày không kể thời gian vùng thực
hiện khắc phục;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ,
hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 35 ngày không kể thời gian vùng
hoàn thiện hồ sơ và thực hiện khắc phục.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại mục 2
Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT .
h) Phí, lệ phí:
- Phí thẩm định đối với vùng an
toàn dịch bệnh động vật: 3.500.000 đồng/lần (căn cứ khoản 1 Mục II Biểu phí, lệ
phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong
công tác thú y).
- Chi phí xét nghiệm mẫu (nếu
có): Theo Phụ lục 2 Biểu khung giá dịch vụ chẩn đoán thú y Thông tư số
283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016.
i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành
chính:
- Văn bản đề nghị theo mẫu
tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
- Bản mô tả thông tin về vùng
đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành
kèm theo Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
- Vùng chăn nuôi hoặc nuôi trồng
thủy sản do Cơ quan thú y xác định và đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký công
nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật quyết định và chỉ đạo tổ chức xây dựng;
- Hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh,
chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong vùng phải
bảo đảm có đủ nguồn lực để kiểm soát được dịch bệnh theo quy định của pháp luật
về thú y;
- Có biện pháp kiểm soát đối với
động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
trước khi vào vùng an toàn dịch bệnh động vật nhằm giảm thiểu nguy cơ tác nhân
gây bệnh xâm nhiễm, lây lan trong vùng;
- Có kế hoạch và tổ chức thực
hiện các biện pháp an toàn sinh học và ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều
5 và Điều 8 Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT;
- Các cơ sở giết mổ động vật,
chợ kinh doanh, cơ sở thu gom động vật mẫn cảm với bệnh đăng ký công nhận an
toàn dịch bệnh trong vùng phải được Cơ quan thú y giám sát và tuân thủ quy định
của pháp luật về thú y.
- Có kế hoạch và tổ chức thực
hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT .
- Không xảy ra dịch bệnh động vật:
Thực hiện theo quy định tại Điều 23 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT .
- Hoạt động thú y tại vùng được
thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT .
l) Căn cứ pháp lý:
- Luật số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015 của Quốc hội;
- Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;
- Thông tư số 101/2020/TT-BTC
ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 283/2016/TT-BTC
ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định khung giá dịch vụ tiêm
phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm
thuốc dùng cho động vật.
PHỤ
LỤC II
MẪU
VĂN BẢN ĐĂNG KÝ
CÔNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN
DÂN…….
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
.........................
V/v đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
|
………., ngày …
tháng … năm .....
|
Kính
gửi: (Cơ quan thú y).
Thực hiện quy định tại Thông tư
số /2022/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an
toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/huyện/tỉnh ……….. đề nghị …. cấp/cấp
lại Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
1. Đăng ký công nhận an toàn
dịch bệnh
(Ghi rõ tên bệnh và tên loài
động vật nuôi đăng ký công nhận an toàn).
2. Thị trường tiêu thụ
(Ghi rõ thị trường tiêu thụ:
Nội địa, xuất khẩu, hỗn hợp).
3. Hồ sơ đăng ký
(Liệt kê thành phần hồ sơ
theo quy định).
Nơi nhận:
- Như trên;
- …..;
- Lưu: ........
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH….
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC IV
BẢN
MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG
ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A.
BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG ĐĂNG KÝ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN
....
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:.........................
|
…………., ngày ..…….
tháng……năm.......
|
I. THÔNG TIN CHUNG
Tên vùng (tên xã/huyện/tỉnh):
……………………………………………
Người đại diện ………………………… Chức
vụ: ………………………
Địa chỉ:
…………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………… Email:
………………………………
Mô tả về các điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của vùng; tình hình chăn nuôi và dịch bệnh động vật
trong vùng, hệ thống thú y.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
AN TOÀN SINH HỌC
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp chủ động phòng
bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.
2. Xác định các mối nguy (liệt
kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại vùng), phân tích nguy
cơ.
3. Các biện pháp kiểm soát,
ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan
bên trong vùng.
4. Kết quả thực hiện quy trình
an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả
việc thực hiện các quy trình).
5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch
trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Vùng cung cấp kế hoạch
an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời
điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ
HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Mô tả nội dung của kế hoạch
giám sát dịch bệnh (bao gồm thời gian bắt đầu giám sát, thiết kế giám sát,…).
2. Kết quả giám sát bị động (bao
gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật
mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,…).
3. Kết quả giám sát chủ động (bao
gồm thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả
xét nghiệm,…).
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm,
biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương
tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp đã áp dụng và
kết quả xử lý động vật mắc bệnh.
2. Các biện pháp phòng bệnh đã
áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại vùng.
3. Biện pháp và kết quả kiểm
soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải
trong chăn nuôi.
4. Kết quả điều tra truy xuất
nguồn bệnh xuất hiện tại vùng.
5. Kết quả thực hiện báo cáo dịch
bệnh.
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm,
biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương
tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
B.
BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG ĐĂNG KÝ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
ỦY BAN NHÂN
DÂN....
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:.........................
|
…………., ngày ..…….
tháng……năm.......
|
I. THÔNG TIN CHUNG
Tên vùng:
…………………………………………………………………
Người đại diện ……………………… Chức vụ:
………………………...
Địa chỉ:
………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………… Email:
………………………………….
Tổng số cơ sở nuôi trong vùng:
…………………………………………
Tổng diện tích vùng nuôi:
……………………………………………..
Các loài nuôi/sản xuất trong
vùng: …………………………………….
Vùng nuôi tiếp giáp với các
xã/huyện/tỉnh: ……………………………
1. Đặc điểm tình hình
Mô tả về các điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của vùng; tình hình nuôi trồng thủy sản, quan trắc môi
trường nuôi trồng thủy sản và dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng, hệ thống
thú y.
2. Kế hoạch xây dựng và quản
lý vùng an toàn dịch bệnh
a) Mục đích, yêu cầu
b) Nội dung kế hoạch
c) Giải pháp thực hiện kế hoạch
- Về tổ chức, chỉ đạo, thanh
tra, kiểm tra
- Về nguồn lực
- Các biện pháp phòng bệnh
- Giám sát dịch bệnh
- Các giải pháp kỹ thuật khác
(các biện pháp xử lý khi có dịch bệnh xảy ra, vệ sinh, khử trùng tiêu độc, kiểm
dịch vận chuyển giống động vật, quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y, quản
lý người hành nghề thú y, …)
- Giải pháp về thông tin, tuyên
truyền cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động thú y trên địa bàn; tập huấn cho
người nuôi trồng thủy sản, nhân viên thú y xã, công chức, viên chức, người lao
động trong hệ thống thú y địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ trương,
chính sách, các quy định của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản
lý chuyên ngành thú y.
d) Nguồn kinh phí và cơ chế tài
chính
đ) Tổ chức thực hiện: Phân công
trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai kế hoạch;
tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
3. Điều kiện thực tế vùng
nuôi trồng thủy sản
a) Mô tả diện tích vùng nuôi (ghi
chi tiết từng hạng mục); điều kiện cơ sở hạ tầng của vùng kèm theo bản đồ địa
lý vùng nuôi, bản vẽ vị trí các cơ sở nuôi trong vùng (đối với loài động vật cảm
nhiễm với bệnh đăng ký công nhận an toàn); mô tả hệ thống cấp nước, thoát nước,
xử lý nước trong vùng; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong quá
trình nuôi tại vùng; mô tả hệ thống cung ứng vật tư đầu vào cho vùng (con giống,
thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm cải tạo, xử lý môi trường,...);
khu vực mua bán động vật thủy sản, ...
b) Mô tả, đánh giá sơ bộ về hệ
thống các cơ sở nuôi trong vùng, bao gồm: Điều kiện cơ sở vật chất, mô hình
nuôi, công nghệ nuôi; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong quá
trình nuôi của cơ sở; hệ thống khử trùng tiêu độc tại các cơ sở; biện pháp ngăn
cản/xua đuổi động vật hoang dã tại cơ sở; hệ thống cung ứng vật tư đầu vào cho
cơ sở (con giống, thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm cải tạo, xử lý
môi trường,...).
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
AN TOÀN SINH HỌC
1. Thông tin chung về kế hoạch
an toàn sinh học
a) Kế hoạch an toàn sinh học của
vùng
(Ghi rõ mục tiêu; số lượng
các quy trình an toàn sinh học)
b) Xác định các mối nguy tác
nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào vùng
(Liệt kê các mối nguy theo
điều kiện tự nhiên và xã hội tại vùng)
c) Danh sách các quy trình an
toàn sinh học tại vùng
(Danh sách này phải phù hợp
với các mối nguy tại điểm b nêu trên)
d) Số lượng cơ sở nuôi trồng thủy
sản trong vùng có xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch an toàn sinh học
(Ghi rõ số lượng, tỷ lệ cơ sở
có thực hiện kế hoạch an toàn sinh học)
đ) Tổ chức thực hiện kế hoạch
an toàn sinh học
(Phân công nhiệm vụ, cách thức
tổ chức thực hiện các quy trình chung của vùng; ghi chép, quản lý thông tin
chung tại vùng)
2. Kết quả thực hiện
Nội dung chính bao gồm kết quả
triển khai các nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này; cụ thể:
1. Các biện pháp chủ động phòng
bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành (như sử dụng vắc xin, …).
2. Kết quả thực hiện các quy
trình an toàn sinh học kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể
xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong vùng (đánh giá kết quả theo từng
quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).
3. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch
trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Vùng cung cấp kế hoạch
an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời
điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ
HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
1. Tình hình sản xuất, nuôi
trồng thủy sản
a) Tình hình sản xuất, nuôi trồng
thủy sản trong thời gian giám sát
- Tổng diện tích nuôi …………… tổng
diện tích của vùng …………..
- Tổng số lượng cơ sở:
………………….…. (cơ sở). Trong đó số lượng:
□ Sản xuất giống: ………….(cơ sở)
□ Thương phẩm: …… ….(cơ sở)
□ Ương dưỡng giống: …………. (cơ sở)
□ Khác …………(cơ sở)
- Tổng số lượng cơ sở nuôi trồng
thủy sản: ……………… (cơ sở)
- Tổng số lượng ao/bể :……………….
- Tổng số lượng thủy sản:
+ Thủy sản bố mẹ:
………………………….……….. (con)
+ Thủy sản thương phẩm:
…………………………… (con)
+ Thủy sản giống:
……………………..…………….. (con)
+ Trứng: ……………………………………….
(…………)
b) Tổng số lượng thủy sản nhập
vào vùng nuôi
- Thủy sản bố mẹ: Số con
……………….. số lần nhập …….........
- Thủy sản giống: Số con
……………….. số lần nhập …………...
- Trứng thủy sản: Số lượng
……….…….. số lần nhập …..…….....
c) Tổng số lượng/khối lượng thủy
sản sản xuất
- Tổng số lượng thủy sản giống
sản xuất: ………….… (con hoặc kg)
- Tổng số lượng/khối lượng thủy
sản xuất bán: ……….. (con hoặc kg)
- Tổng số lượng/khối lượng thủy
sản bị tiêu hủy: ……….… (con hoặc kg)
2. Thông tin chung về giám
sát chủ động
Ghi rõ thời gian giám sát (ngày,
tháng, năm)
Bệnh được giám sát (ghi rõ
tên từng bệnh)
Mô tả về thiết kế giám sát dịch
bệnh đối với cấp cơ sở, cấp ao của mỗi cơ sở được lựa chọn giám sát; tần suất lấy
mẫu giám sát; tổng số cơ sở được giám sát; tổng số lần lấy mẫu; tổng số mẫu đơn
đã lấy (ghi rõ tên và số lượng từng loại mẫu, bao gồm: động vật thủy sản; mẫu
môi trường; mẫu thức ăn tươi sống; vật chủ trung gian tự nhiên; mẫu khác);
mẫu xét nghiệm (ghi rõ tên và số lượng mẫu đơn, mẫu gộp), …
- Số lượng ao/bể được lấy mẫu
như sau:
Số lần lấy mẫu
|
Ngày tháng năm lấy mẫu
|
Số lượng cơ sở nuôi tại thời điểm lấy mẫu
|
Số lượng cơ sở được giám sát
|
Tổng số lượng ao của các cơ sở được giám sát
|
Số lượng ao/bể được chọn giám sát
|
Số lượng mẫu lấy xét nghiệm
|
Thủy sản
|
Môi trường
|
(Ghi rõ từng loại mẫu khác)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
3. Kết quả giám sát dịch bệnh
a) Kết quả giám sát bị động (bao
gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật
mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,…).
- Ghi rõ nội dung theo dõi sức
khỏe thủy sản tại các cơ sở trong vùng (số lượng thủy sản chết; tiêu thụ thức
ăn; sử dụng thuốc hóa chất; các chỉ tiêu môi trường nuôi; số lượng và tỷ lệ cơ
sở thiệt hại do bệnh; số lượng và tỷ lệ ao/bể thiệt hại do bệnh; thời gian xảy
ra bệnh (ngày, tháng năm theo từng bệnh)); loài thủy sản bị mắc bệnh, tuổi
mắc bệnh; tổng lượng thủy sản chết/thiệt hại,…
- Ghi rõ tổng số lần lấy mẫu, số
lượng mẫu lấy khi thủy sản chết; số mẫu dương tính với bệnh đăng ký xây dựng an
toàn dịch bệnh,...
b) Giám sát chủ động (bao gồm
thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả xét
nghiệm,…).
- Ghi rõ kết quả giám sát đối với
từng bệnh (tổng số cơ sở giám sát, tổng số cơ sở dương tính, tỷ lệ cơ sở
dương tính; tổng số mẫu xét nghiệm, tổng số mẫu dương tính, tỷ lệ mẫu dương
tính; thời gian lấy mẫu đối với mẫu cho kết quả dương tính; tác nhân gây bệnh
được phát hiện tại cơ sở (ghi tên, địa chỉ của cơ sở)); ghi rõ loại mẫu
dương tính, tuổi thủy sản bị nhiễm tác nhân gây bệnh, …
- Mô tả biện pháp xử lý tại cơ
sở.
Bảng
tổng hợp dữ liệu cơ sở dương tính với tác nhân gây bệnh
Số lần lấy mẫu
|
Ngày, tháng, năm
|
Tên bệnh
|
Loại mẫu dương tính
|
Số cơ sở dương tính (*)
|
Đối tượng nuôi
|
Tuổi thủy sản
|
Số mẫu dương tính
|
Biện pháp xử lý
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Đối với từng cơ sở dương tính,
liệt kê và ghi rõ tên cơ sở, địa chỉ, đối tượng nuôi, loại mẫu dương tính, tuổi
thủy sản.
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm,
biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương
tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
1. Diễn biến dịch bệnh tại
vùng
Mô tả cụ thể trong thời gian
triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, vùng đã xảy ra dịch bệnh gì và đã tổ
chức ứng phó dịch bệnh như thế nào, cụ thể:
- Vùng xảy ra bệnh tại ……… cơ sở,
với tổng số lần xảy ra bệnh trong thời gian giám sát: ….…(lần).
- Tổng số lần xảy ra bệnh không
thuộc danh sách các bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh: …………(lần).
- Tổng số ao/bể xảy ra bệnh:
…………………………………….
- Tổng số/khối lượng thủy sản xử
lý do dịch bệnh xảy ra: ……………
- Diễn biến bệnh tại vùng cụ thể
như sau:
Tên bệnh
|
Thời gian phát hiện bệnh (ngày, tháng, năm)
|
Tên thủy sản bị bệnh
|
Lứa tuổi
|
Số cơ sở xảy ra bệnh
|
Số ao/bể bị bệnh
|
Số lượng thủy sản phải xử lý (kg)
|
Thời gian xử lý xong bệnh (ngày, tháng, năm)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Kết quả ứng phó dịch bệnh
a) Đối với cơ sở bị bệnh
Mô tả các biện pháp và kết quả
xử lý đối với ao/ bể bị bệnh (xử lý thủy sản mắc bệnh; thức ăn tươi sống nhiễm
tác nhân gây bệnh (nếu có); đối với nước ao/bể nuôi bị bệnh; đối với công cụ
dùng cho ao/bể nuôi bị bệnh; đối với bảo hộ lao động, công cụ dụng cụ vận chuyển,
xử lý ao/bể bị bệnh; công tác vệ sinh khử trùng khu vực bị bệnh và cơ sở bị bệnh;
xử lý đối với hệ thống nước cấp, nước thoát, khu vực nước thải).
b) Đối với cơ sở không bị bệnh (nêu
rõ từng biện pháp áp dụng đối với các cơ sở này nhằm nâng cao khả năng bảo vệ,
ngăn chặn sự xâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài vào cơ sở, các giải pháp mang tính
bao quát vùng như: Kiểm soát vận chuyển thủy sản, thức ăn tươi sống, … ra, vào
vùng; quản lý động vật hoang dã tại các cơ sở; khử trùng tiêu độc; quản lý người
ra vào tại các cơ sở).
3. Kết quả điều tra, truy xuất,
xác định nguồn bệnh xuất hiện tại
vùng (mô tả việc điều
tra, xác minh ổ dịch)
4. Các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh áp dụng đối với vùng
5. Công tác báo cáo, phối hợp
với Cơ quan thú y
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm,
biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương
tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
PHỤ
LỤC XII
MẪU
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
2. Mẫu giấy chứng nhận do Cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp
Logo của Chi cục
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
SỞ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI
CỤC …………
GIẤY
CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CHỨNG
NHẬN
Cơ sở/ vùng: Địa chỉ:
Được chứng nhận an toàn dịch bệnh
đối với bệnh:
Số:
/QĐ-TY-ATDB
Giấy chứng nhận này có giá trị đến
............................
|
……...., ngày…..
tháng …... năm …...
CHI CỤC TRƯỞNG
|
4. Cấp lại
Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi đăng ký vùng an toàn dịch bệnh động vật (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân)
đăng ký cấp lại Giấy nhận an toàn dịch bệnh động vật nộp hồ sơ đến Cơ quan quản
lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh. Riêng đối với vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng
nhận do Giấy chứng nhận hết hiệu lực thì nộp hồ sơ trong khoảng thời gian 03
tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.
Các vùng thuộc diện cấp lại gồm:
+ Vùng có Giấy chứng nhận hết
hiệu lực theo quy định (sau 05 năm kể từ ngày cấp);
+ Vùng có Giấy chứng nhận vẫn
còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin
trên Giấy chứng nhận;
+ Vùng không thực hiện các biện
pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh theo quy định hoặc không thực hiện khắc
phục sai lỗi theo kết quả kiểm tra của Cơ quan thú y hoặc cung cấp hồ sơ, dữ liệu
không chính xác trong trường hợp áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến (theo
quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 31 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT) đã
thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều
kiện an toàn dịch bệnh;
+ Vùng xảy ra bệnh hoặc phát hiện
tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn (theo quy định tại điểm c khoản 2
Điều 31 Thông tư 24/2022/TT- BNNPTNT); đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực
hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT .
- Bước 2: Cơ quan quản lý
chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng
Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo
cáo khắc phục sai lỗi hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh,
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận
cho vùng. Trường hợp không cấp lại, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp
hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đối với vùng có Giấy chứng nhận
hết hiệu lực hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất
lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận: Văn bản
đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT .
- Đối với vùng đã thực hiện các
biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an
toàn dịch bệnh:
+ Văn bản đề nghị theo mẫu tại
Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
+ Báo cáo khắc phục sai lỗi.
- Đối với vùng đã xử lý dịch bệnh
và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định:
+ Văn bản đề nghị theo mẫu tại
Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ;
+ Báo cáo xử lý dịch bệnh và kết
quả giám sát dịch bệnh.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày
làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại mục 2
Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT .
h) Phí, lệ phí:
Phí thẩm định đối với vùng an
toàn dịch bệnh động vật: 3.500.000 đồng/lần (căn cứ khoản 1 Mục II Biểu phí, lệ
phí trong công tác thú y Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong
công tác thú y).
i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành
chính:
Văn bản đăng đăng ký công nhận
vùng an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư
số 24/2022/TT-BNNPTNT .
k) Yêu cầu, điều kiện: không
quy định.
l) Căn cứ pháp lý:
- Luật số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015 của Quốc hội;
- Thông tư số
24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
PHỤ
LỤC II
MẪU
VĂN BẢN ĐĂNG KÝ
CÔNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN
DÂN…….
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: .........................
V/v đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
|
………., ngày …
tháng … năm .....
|
Kính
gửi: (Cơ quan thú y).
Thực hiện quy định tại Thông tư
số /2022/TT-BNNPTNT ngày tháng
năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về
cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/huyện/tỉnh ……….. đề
nghị …. cấp/cấp lại Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
1. Đăng ký công nhận an toàn
dịch bệnh
(Ghi rõ tên bệnh và tên loài
động vật nuôi đăng ký công nhận an toàn).
2. Thị trường tiêu thụ
(Ghi rõ thị trường tiêu thụ:
Nội địa, xuất khẩu, hỗn hợp).
3. Hồ sơ đăng ký
(Liệt kê thành phần hồ sơ
theo quy định).
Nơi nhận:
- Như trên;
- …..;
- Lưu: ........
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH….
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC XII
MẪU
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
2. Mẫu giấy chứng nhận do Cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp
Logo của Chi cục
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
SỞ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI
CỤC …………
GIẤY
CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CHỨNG
NHẬN
Cơ sở/ vùng: Địa chỉ:
Được chứng nhận an toàn dịch bệnh
đối với bệnh:
Số:
/QĐ-TY-ATDB
Giấy chứng nhận này có giá trị đến
............................
|
……...., ngày…..
tháng …... năm …...
CHI CỤC TRƯỞNG
|