ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 36/QĐ-UBND
|
An Giang, ngày 08
tháng 01 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN KIỂM TRA LIÊN
NGÀNH TỈNH KIỂM TRA MẶT HÀNG XĂNG DẦU LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TỈNH AN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết
định số 2621/QĐ-UBND ngày 31/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh, kiểm tra mặt hàng xăng dầu lưu thông trên thị
trường tỉnh An Giang;
Xét đề nghị
của Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang tại Tờ trình số 1077/TTr-CQLTT ngày 18
tháng 11 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh, kiểm tra mặt hàng xăng dầu lưu thông trên thị
trường tỉnh An Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Trưởng đoàn, các Phó Trưởng đoàn, các thành viên của Đoàn kiểm tra
và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT. UBND tỉnh (b/c);
- Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, KTN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Nưng
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN KIỂM TRA LIÊN NGÀNH TỈNH, KIỂM TRA MẶT
HÀNG XĂNG DẦU LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 08/01/2020 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này
quy định tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh, kiểm
tra mặt hàng xăng dầu lưu thông trên thị trường tỉnh An Giang (gọi chung là
Đoàn kiểm tra).
2. Quy chế này
áp dụng đối với Trưởng đoàn, các Phó Trưởng đoàn, các Thành viên của Đoàn kiểm
tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2.
Nguyên tắc hoạt động của Đoàn kiểm tra
1. Hoạt động
kiểm tra phải đúng theo quy định pháp luật, không làm cản trở hoạt động sản xuất,
kinh doanh của đối tượng kiểm tra.
2. Tuân thủ
tính kỷ luật, trách nhiệm trong các hoạt động của Đoàn kiểm tra và của các
Thành viên.
3. Đoàn kiểm
tra chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng đoàn và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra
theo kế hoạch, phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tránh chồng chéo.
4. Khi tiến
hành kiểm tra, Trưởng đoàn và các Thành viên Đoàn kiểm tra phải tuân thủ Luật Xử
lý vi phạm hành chính, các văn bản pháp luật có liên quan và các quy định của
Quy chế này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, xử lý.
5. Kết thúc kiểm
tra nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì Đoàn kiểm tra phải tiến hành họp
đoàn để thống nhất xác định hành vi vi phạm, áp dụng các hình thức xử phạt và
cơ quan xử phạt (có biên bản họp Đoàn).
Điều 3. Những
hành vi nghiêm cấm trong hoạt động của Đoàn kiểm tra
1. Kiểm tra vượt
quá phạm vi, nội dung ghi trong quyết định kiểm tra.
2. Sách nhiễu,
gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng kiểm tra hoặc thực hiện các hành vi khác
nhằm vụ lợi.
3. Cố ý báo
cáo sai sự thật; quyết định xử lý trái pháp luật, bao che cho người có hành vi
vi phạm pháp luật.
4. Tiết lộ
thông tin, tài liệu về nội dung kiểm tra trong quá trình kiểm tra khi chưa có kết
luận chính thức.
5. Các hành vi
khác bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Tổ
chức của Đoàn kiểm tra
Thực hiện theo
quy định tại Điều 1 Quyết định số 2621/QĐ-UBND ngày 31/10/2019 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh.
Điều 5. Nhiệm
vụ Đoàn kiểm tra
Thực hiện theo
đúng quy định quy định tại Điều 2 Quyết định số 2621/QĐ-UBND ngày 31/10/2019 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 6. Trách
nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm tra
Thực hiện theo
quy định tại Điều 3 Quyết định số 2621/QĐ-UBND ngày 31/10/2019 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh.
Điều 7.
Trách nhiệm của các Phó Trưởng Đoàn kiểm tra
1. Giúp Trưởng
đoàn trong việc điều hành hoạt động của Đoàn kiểm tra.
2. Thay mặt
Trưởng đoàn điều hành và giải quyết công việc khi được Trưởng đoàn ủy quyền.
3. Trực tiếp
tham gia và thực hiện việc kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định
pháp luật.
4. Chịu trách
nhiệm trước Trưởng đoàn và trước pháp luật về phần việc được phân công.
Điều 8.
Trách nhiệm của các Thành viên Đoàn kiểm tra
1. Tham gia đầy
đủ các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất có liên quan đến lĩnh vực thuộc ngành,
đơn vị mình quản lý.
2. Thành viên
Đoàn kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn kiểm tra và trước pháp luật
về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Điều 9.
Thay đổi, bổ sung thành viên của Đoàn kiểm tra
Việc thay đổi,
bổ sung Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và các thành viên của Đoàn kiểm tra, do
Trưởng đoàn báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 10.
Quan hệ phối hợp, xử lý các vụ việc vi phạm hành chính trong quá trình kiểm tra
1. Trách nhiệm,
sử dụng biểu mẫu để thiết lập hồ sơ vụ việc
a) Lập biên bản
kiểm tra
Đoàn kiểm tra
sử dụng ấn chỉ của Quản lý thị trường để lập biên bản kiểm tra.
b) Lập biên bản
vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính
- Vụ việc vi
phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường
thì Đội Quản lý thị trường số 1 sử dụng ấn chỉ của Quản lý thị trường để lập
biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định.
- Vụ việc vi
phạm hành chính không thuộc thẩm quyền của lực lượng Quản lý thị trường thì
Đoàn kiểm tra có văn bản chuyển vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền khác để lập
biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định.
2. Xử lý các vụ
việc vi phạm hành chính vượt thẩm quyền
a) Đối với các
vụ việc vi phạm hành chính do Đội Quản lý thị trường số 1 xác lập mà vượt thẩm
quyền xử phạt của Đội trưởng (hoặc thuộc thẩm quyền của nhiều Sở, Ngành). Đội
trưởng có văn bản báo cáo và chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính để Cục trưởng
Cục Quản lý thị trường tỉnh xem xét, quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo
thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn
quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Đối với các
vụ việc vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của các Sở, Ngành xác lập mà
vượt thẩm quyền xử phạt của người này thì xử lý theo quy trình của Sở, Ngành đó
và theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trường hợp
vụ việc vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm hình sự phải chuyển ngay hồ sơ
vụ việc cho cơ quan Điều tra xử lý theo quy định pháp luật.
Điều 11. Chế
độ họp
1. Họp định kỳ
06 tháng và hàng năm. Đoàn kiểm tra tổ chức cuộc họp để đánh giá kết quả đã thực
hiện và đề ra phương hướng công tác cho thời gian tới; báo cáo và đề xuất những
nội dung cần thiết phục vụ công tác để Trưởng Đoàn xem xét, quyết định theo thẩm
quyền hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xin ý kiến.
2. Họp đột xuất:
theo yêu cầu của Trưởng Đoàn kiểm tra khi cần thiết.
Điều 12.
Kinh phí và phương tiện hoạt động
1. Kinh phí hoạt
động của Đoàn kiểm tra thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Đoàn kiểm
tra sử dụng con dấu, ấn chỉ, phương tiện và trụ sở của Quản lý thị trường trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Điều 13.
Khen thưởng, kỷ luật
Các Thành viên
Đoàn kiểm tra có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được đề nghị
khen thưởng theo quy định của pháp luật; Đồng thời, bị xem xét kỷ luật nếu có
sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Điều
khoản thi hành
Trưởng đoàn, các
Phó Trưởng đoàn, các thành viên của Đoàn kiểm tra và Thủ trưởng các cơ quan
liên quan chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại Quy chế này./.