ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 36/2018/QĐ-UBND
|
Hải
Dương, ngày 17 tháng 12 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày
13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
ngày 18 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 157/2007/NĐ-CP
ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về quy định chế độ trách nhiệm đối với
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ,
công vụ;
Căn cứ Nghị định số 162/2017/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo;
Căn cứ Nghị định số 34/2011/NĐ-CP
ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công
chức;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về
trách nhiệm người đứng đầu trong công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động
tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01 tháng 01 năm 2019 và bãi bỏ Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10
năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về quản lý nhà nước đối với
tôn giáo và hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
các sở; Thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Ban Tôn giáo Chính phủ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- BCĐ CTTG tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Trung tâm CNTT, VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC.Th(150b).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Dương Thái
|
QUY ĐỊNH
VỀ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 36/2018/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2018
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy định này quy định về trách nhiệm,
đánh giá mức độ trách nhiệm và khen thưởng, kỷ luật đối với người đứng đầu cơ
quan của nhà nước, địa phương trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước
đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh (gọi chung là người đứng đầu cấp sở);
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố (gọi chung là người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp huyện);
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (gọi chung là người đứng đầu Ủy ban nhân dân
cấp xã);
4. Cấp phó của người đứng đầu các cơ
quan của nhà nước, địa phương quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của điều
này phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu trong lĩnh vực được phân công lãnh
đạo, quản lý điều hành bằng văn bản ủy quyền, thông báo phân công hoặc quyết định
phân công phụ trách lĩnh vực được giao.
5. Người được giao quyền đứng đầu hoặc
phụ trách cơ quan của nhà nước, địa phương quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản
3 điều này.
Điều 3. Các hoạt
động tôn giáo
1. Truyền đạo, giảng đạo của tổ chức,
cá nhân các tôn giáo được Nhà nước công nhận ngoài địa bàn phụ trách, ngoài cơ
sở tôn giáo.
2. Thực hành giáo lý, giáo luật, lễ
nghi tôn giáo của chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo.
3. Mở lớp bồi dưỡng những người
chuyên hoạt động tôn giáo và những người không chuyên hoạt động tôn giáo; tổ chức
quyên góp; hoạt động giáo dục y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo; in và
phát hành xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo.
4. Tổ chức các cuộc Lễ, Hội nghị, Đại
hội của tổ chức tôn giáo.
5. Phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm,
bầu cử, suy cử, thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành trong các tổ chức
tôn giáo.
6. Thông báo danh mục hoạt động tôn
giáo.
7. Hoạt động tôn giáo có yếu tố nước
ngoài.
8. Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập
trung, đăng ký hoạt động tôn giáo.
9. Công nhận tổ chức tôn giáo; thành
lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.
10. Quản lý, sử dụng tài sản cơ sở thờ
tự, đất đai tôn giáo.
11. Hoạt động xây dựng, sửa chữa, cải
tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tôn giáo.
12. Các hoạt động dẫn đến sự biến động
về đất đai tôn giáo như: Mua, bán, trao đổi, nhận hiến tặng, lấn chiếm, cho mượn,
cho thuê đất đai.
13. Việc đi lại, đăng ký tạm vắng, tạm
trú của người tu hành.
14. Hoạt động của các "hiện tượng
tôn giáo mới" xuất hiện trên địa bàn.
Điều 4. Nguyên tắc
xác định trách nhiệm
1. Khi xem xét trách nhiệm của người
đứng đầu để khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật phải được tiến hành công khai, khách
quan, đúng pháp luật trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của người đứng đầu.
2. Khi xử lý kỷ luật đối với người đứng
đầu phải căn cứ vào tính chất, mức độ ảnh hưởng và hậu quả do hành vi vi phạm
pháp luật gây ra, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định của
pháp luật.
3. Người đứng đầu, cấp phó người đứng
đầu có cùng hành vi vi phạm pháp luật có tính chất và mức độ như nhau thì người
đứng đầu bị xử lý tăng nặng hơn một mức so với cấp phó người đứng đầu.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1: TRÁCH NHIỆM
CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN
CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO THỰC HIỆN KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ CHỈ ĐẠO,
XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠM VỀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
Điều 5. Trách nhiệm
của người đứng đầu
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản khác có
liên quan đến tôn giáo tới cán bộ, công chức, viên chức, quần chúng nhân dân,
chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn quản lý để tự giác thực
hiện đúng quy định của Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan,
đơn vị.
2. Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn,
cơ quan chức năng và cán bộ công chức thường xuyên tổ chức hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát, nắm tình hình các hoạt động tôn giáo trên địa bàn quản lý, thực hiện
quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
3. Nếu để xảy ra các sai phạm trong
quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thì người đứng đầu cơ quan nhà nước, địa
phương phải chịu trách nhiệm cá nhân và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Trách nhiệm
của người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan của nhà nước, địa
phương
Trách nhiệm của người được giao quyền
đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan của nhà nước, địa phương quy định tại khoản 5
Điều 2 cũng phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu cơ quan nhà nước, địa
phương.
Điều 7. Phát hiện
sai phạm và xử lý sai phạm
1. Khi phát hiện các sai phạm của tổ
chức tôn giáo, cá nhân, chức sắc, nhà tu hành, chức việc, tín đồ các tôn giáo
thuộc địa bàn quản lý, người đứng đầu phải chủ động ngăn chặn, xử lý kịp thời
theo thẩm quyền nhằm đảm bảo ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự xã
hội ở địa phương, hạn chế thấp nhất hậu quả do các sai phạm gây ra. Trường hợp
vượt quá thẩm quyền, phải báo cáo kịp thời và chuyển hồ sơ lên cơ quan cấp trên
trực tiếp để xin ý kiến giải quyết.
2. Trên cơ sở các sai phạm gây ra,
người đứng đầu cơ quan, đơn vị tiến hành xem xét để xử lý trách nhiệm đối với
cán bộ, công chức không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong việc thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo (nếu cần thiết).
Mục 2: ĐÁNH GIÁ MỨC
ĐỘ TRÁCH NHIỆM VÀ KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 8. Đánh giá
mức độ trách nhiệm
Căn cứ kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm
vụ công tác hoặc mức độ vi phạm, hậu quả, ảnh hưởng của các hành vi vi phạm
trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với các hoạt động tôn giáo để xem xét
trách nhiệm của người đứng đầu, đồng thời là một trong các tiêu chí để đánh
giá, xếp loại thi đua, khen thưởng đối với cán bộ, công chức hàng năm theo các
mức độ sau đây:
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Tình
hình tôn giáo và hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn ổn định, chấp hành tốt
các quy định của pháp luật về hoạt động tôn giáo.
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Tình hình
tôn giáo và hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn cơ bản ổn định, các hoạt động
tôn giáo diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, không có các sai phạm xảy
ra, không có đơn thư phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tôn giáo liên
quan đến tôn giáo.
3. Hoàn thành nhiệm vụ: Có xảy ra các
sai phạm nhưng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời bảo đảm ổn định tình
hình; có đơn thư phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tôn giáo liên quan đến
tôn giáo nhưng được giải quyết dứt điểm, kịp thời.
4. Không hoàn thành nhiệm vụ: Để xảy
ra các sai phạm không có biện pháp xử lý kịp thời, xử lý thiếu kiên quyết dẫn đến
tái diễn sai phạm, gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự ở địa phương
hoặc có đơn thư phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tôn giáo liên quan đến
tôn giáo nhưng không được giải quyết dứt điểm, còn để kéo dài.
Điều 9. Khen thưởng,
kỷ luật
Việc khen thưởng, xử lý kỷ luật người
đứng đầu cơ quan của nhà nước, địa phương trong công tác quản lý nhà nước đối với
các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo quy định của pháp
luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách
nhiệm của các sở, ban, ngành, cơ quan có liên quan
1. Trách nhiệm Sở Nội vụ
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
chỉ đạo việc triển khai tổ chức thực hiện Quy định này đến Ủy ban nhân dân các
cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh;
b) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc tham mưu, quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo theo
quy định của pháp luật; phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành tuyên
truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
về tôn giáo đến các tầng lớp nhân dân;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp,
các ngành, đơn vị và cá nhân liên quan thực hiện nghiêm Quy định này; định kỳ
06 tháng, một năm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình, kết quả thực
hiện;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan hướng dẫn về trình tự, thủ tục khen thưởng, xử lý kỷ luật
người đứng đầu theo quy định.
2. Trách nhiệm Sở Tài nguyên và Môi
trường
a) Chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo
công tác tôn giáo tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tham mưu, quản lý đất
đai có liên quan đến tôn giáo trên địa bàn tỉnh;
b) Hướng dẫn thực hiện các thủ tục về
đất đai, xử lý vi phạm về đất đai đối với các cơ sở tôn giáo theo quy định pháp
luật.
3. Trách nhiệm Sở Xây dựng
Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân
dân tỉnh trong việc tham mưu, quản lý xây dựng, cải tạo công trình tôn giáo
theo phân cấp và giải quyết kịp thời các thủ tục về xây dựng các công trình tôn
giáo theo quy định pháp luật về xây dựng.
4. Trách nhiệm Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch
Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân
dân tỉnh trong việc tham mưu, quản lý di tích là cơ sở tôn giáo được Nhà nước xếp
hạng theo quy định của Luật Di sản.
5. Trách nhiệm các sở, ngành, chức
năng có liên quan
a) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của
từng cơ quan, đơn vị, có trách nhiệm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối
với các hoạt động tôn giáo và phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân
dân tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy định này.
b) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc,
Ban Dân vận các cấp và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội phối hợp chỉ đạo
tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng, tín đồ, chức sắc tôn
giáo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
về tôn giáo và giám sát thực hiện Quy định này.
Điều 11. Trách
nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp
huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong chỉ đạo, quản
lý, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; phòng ngừa,
ngăn chặn, không để xảy ra các hoạt động tôn giáo thực hiện không đúng quy định
của Nhà nước trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố đang quản lý.
2. Chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền,
phổ biến sâu rộng Luật, văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đến các cấp,
các ngành có liên quan, cán bộ, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân, đồng
thời chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân cấp
xã tăng cường thanh tra kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các
hành vi vi phạm trong hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
Điều 12. Trách
nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp
xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong chỉ đạo, quản
lý, tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; hướng dẫn,
phòng ngừa, ngăn chặn, không để xảy ra các hoạt động tôn giáo thực hiện không
đúng quy định của pháp luật trên địa bàn xã, phường, thị trấn đang quản lý.
2. Chủ động tuyên truyền, phổ biến
sâu rộng Luật, văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đến mọi tầng lớp nhân
dân; đồng thời chỉ đạo các bộ phận chức năng, các thôn, khu dân cư thường xuyên
kiểm tra, kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động tôn
giáo trên địa bàn cấp xã và báo cáo kịp thời với cấp trên.
Điều 13. Chế độ
thông tin, báo cáo
Người đứng đầu có trách nhiệm định kỳ
06 tháng, một năm báo cáo tình hình thực hiện Quy định này lên cấp trên trực tiếp;
khi có hành vi vi phạm xảy ra phải báo cáo kịp thời lên cấp trên về tình hình,
mức độ sai phạm, các biện pháp đã áp dụng và đề xuất phương hướng giải quyết.
Điều 14. Sửa đổi,
bổ sung
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu
có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ
(qua Ban Tôn giáo) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp./.