BỘ
VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3562/QĐ-BVHTTDL
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 09
năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ
TRONG LĨNH VỰC LỄ HỘI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP
ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị
định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm
soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Văn
hóa cơ sở và Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công
bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính
bị bãi bỏ trong lĩnh vực lễ hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn
hóa cấp tỉnh có số thứ tự 33 tại Mục A5 phần II ban hành kèm theo Quyết định số
4597/QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa năm
2016 thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hết hiệu
lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Thủ trưởng các Tổng cục, Cục, Vụ và
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Các Sở VHTTDL, Sở VH&TT;
- Lưu: VT, VHCS (01), NTT.80.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Thiện
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ
BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC LỄ HỘI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ VĂN HÓA,
THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 3562/QĐ-BVHTTDL ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
PHẦN
1. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới
ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
TT
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Lĩnh
vực
|
Cơ
quan thực hiện
|
A
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
|
1
|
Thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội
|
Văn hóa
|
Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch
|
2
|
Thủ tục thông báo tổ chức lễ hội
|
Văn hóa
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
B
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
|
1
|
Thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội
|
Văn hóa
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
2
|
Thủ tục thông báo tổ chức lễ hội
|
Văn hóa
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
C
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
|
1
|
Thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội
|
Văn hóa
|
Ủy ban nhân dân cấp huyện
|
2
|
Thủ tục thông báo tổ chức lễ hội
|
Văn hóa
|
Ủy ban nhân dân cấp huyện
|
D
|
THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
|
1
|
Thủ tục thông báo tổ chức lễ
hội
|
Văn hóa
|
Ủy ban nhân dân cấp xã
|
2. Danh mục thủ
tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch
TT
|
Số
hồ sơ TTHC
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Tên
VBQPPL quy định việc bãi bỏ TTHC
|
Lĩnh
vực
|
Cơ
quan thực hiện
|
B
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
|
1
|
B-BVH-278905-TT
|
Cấp phép tổ chức lễ hội
|
Nghị
định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý
và tổ chức lễ hội
|
Văn
hóa
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch/ Sở Văn hóa và Thể thao
|
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
1. Thủ tục đăng
ký tổ chức lễ hội
* Trình tự thực hiện:
- Đơn vị tổ chức lễ hội sau phải gửi
hồ sơ đăng ký đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trực
tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến
tổ chức lễ hội ít nhất 30 ngày:
+ Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề
do cơ quan trung ương tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức
lần đầu.
+ Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề
có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp khu vực) được
tổ chức lần đầu.
+ Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài
được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày
nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch có trách nhiệm thẩm định nội dung sau:
+ Sự đầy đủ, hợp
pháp của hồ sơ;
+ Các chương trình, hoạt động trong
khuôn khổ lễ hội;
+ Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
- Trường hợp hoạt động lễ hội có nội
dung liên quan đến các bộ, ngành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có văn
bản xin ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ
chức hoạt động lễ hội.
- Trường hợp không đồng ý phải có văn
bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp
thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo
quy định tại Điều 10 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản
lý và tổ chức lễ hội, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải có
văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ
sơ và thực hiện lại trình tự đăng ký theo quy định tại Điều này.
* Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp,
qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (qua Cục Văn hóa cơ sở).
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ
hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự
kiến thành phần số lượng khách mời;
(2) Phương án bảo đảm an ninh trật
tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường;
(3) Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ
hội;
(4) Các tài liệu hoặc văn bản chứng
minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống);
(5) Văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại
Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ
và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch có trách nhiệm thẩm định.
* Đối tượng thực hiện TTHC: Đơn vị tổ
chức lễ hội.
* Cơ quan giải quyết TTHC: Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
* Kết quả thực hiện TTHC:
- Văn bản chấp thuận.
- Văn bản trả lời
nêu rõ lý do nếu không đồng ý
* Phí, lệ phí: Không quy định.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy
định
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Không quy định
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định
về quản lý và tổ chức lễ hội. Có hiệu lực từ ngày 15/10/2018.
2. Thủ tục thông báo tổ chức lễ hội
* Trình tự thực hiện:
- Đơn vị tổ chức lễ hội văn hóa, lễ
hội ngành nghề cấp quốc gia hoặc khu vực, lễ hội có nguồn
gốc từ nước ngoài được tổ chức hàng năm gửi văn bản thông báo đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực
tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lỗ hội ít nhất 20 ngày;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được văn bản thông báo, nếu không có ý
kiến trả lời thì đơn vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã thông báo. Trường hợp không đồng ý với nội dung
thông báo, cơ quan tiếp nhận phải trả lời văn bản và nêu rõ lý do;
- Sau khi nhận được văn bản không
đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đơn vị tổ chức lễ hội phải tiến
hành chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện nội dung của hoạt động
lễ hội.
* Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp,
qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (qua Cục Văn hóa cơ sở).
- Thành phần hồ sơ:
(1) Tên lễ hội, sự cần thiết về việc
tổ chức lễ hội;
(2) Thời gian, địa điểm, quy mô và
các hoạt động của lễ hội;
(3) Dự kiến thành phần, số lượng
khách mời;
(4) Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ
hội;
(5) Phương án bảo
đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được văn bản thông báo, nếu không có ý kiến
trả lời thì đơn vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã thông báo.
* Đối tượng thực hiện TTHC: Đơn vị tổ
chức lễ hội.
* Cơ quan giải quyết TTHC: Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
* Kết quả thực hiện TTHC:
- Nếu không có ý kiến trả lời thì đơn vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã thông
báo.
- Nếu không đồng ý với nội dung thông
báo, cơ quan tiếp nhận trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Phí, lệ phí: Không quy định.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy
định.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Không quy định.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính
phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Có hiệu lực từ
ngày 15/10/2018.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1. Thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội
* Trình tự thực hiện:
- Đơn vị tổ chức lễ hội sau phải gửi
hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp
trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 30
ngày:
+ Lễ hội truyền thống, lễ hội văn
hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời
gian gián đoạn từ 02 năm trở lên;
+ Lễ hội truyền thống, lễ hội văn
hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện thuộc một tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp
tỉnh) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở
lên.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày
nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
có trách nhiệm thẩm định nội dung sau:
+ Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ;
+ Các chương trình, hoạt động trong
khuôn khổ lễ hội;
+ Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
- Trường hợp hoạt động lễ hội có nội dung liên quan đến các bộ, ngành, trung ương hoặc các đơn
vị ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản
xin ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ chức
hoạt động lễ hội.
- Trường hợp không đồng ý phải có văn
bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp
thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định số
110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, cơ quan
tiếp nhận đăng ký phải có văn bản thông báo những nội dung
cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ sơ và thực hiện lại trình tự đăng
ký theo quy định tại Điều này.
* Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp,
qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ
hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự
kiến thành phần số lượng khách mời;
(2) Phương án bảo đảm an ninh trật
tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường;
(3) Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ
hội;
(4) Các tài liệu hoặc văn bản chứng
minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày
nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định.
* Đối tượng thực hiện TTHC: Đơn vị tổ
chức lễ hội.
* Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
* Kết quả thực hiện TTHC:
- Văn bản chấp thuận.
- Văn bản trả lời nêu rõ lý do nếu
không đồng ý
* Phí, lệ phí: Không quy định.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Không quy định
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính
phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Có hiệu lực từ
ngày 15/10/2018.
2. Thủ tục thông báo tổ chức lễ hội
* Trình tự thực hiện:
- Đơn vị tổ chức lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức hàng năm phải gửi văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến)
trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 20 ngày;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận được văn bản thông báo, nếu không có ý kiến trả
lời thì đơn vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội
dung đã thông báo. Trường hợp không đồng ý với nội dung
thông báo, cơ quan tiếp nhận phải trả lời văn bản và nêu rõ lý do;
- Sau khi nhận được văn bản không
đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị tổ chức lễ hội
phải tiến hành chỉnh sửa, bổ sung
hoàn thiện nội dung của hoạt động lễ hội.
* Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp,
qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Thành phần hồ sơ:
(1) Tên lễ hội, sự cần thiết về việc
tổ chức lễ hội;
(2) Thời gian, địa điểm, quy mô và
các hoạt động của lễ hội;
(3) Dự kiến thành phần, số lượng
khách mời;
(4) Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ
hội;
(5) Phương án bảo đảm an ninh trật
tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh nhận được văn bản thông báo, nếu không có ý kiến trả lời thì đơn vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã
thông báo.
* Đối tượng thực hiện TTHC: Đơn vị tổ
chức lễ hội.
* Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
* Kết quả thực hiện TTHC:
- Nếu không có ý kiến trả lời thì đơn
vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã thông báo.
- Nếu không đồng ý với nội dung thông
báo, cơ quan tiếp nhận trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do.
* Phí, lệ phí: Không quy định.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy
định
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Không quy định
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
Nghị định số
110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ
hội. Có hiệu lực từ ngày 15/10/2018.
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
1. Thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội
* Trình tự thực hiện:
- Đơn vị tổ chức lễ hội sau phải gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (trực
tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít
nhất 30 ngày:
+ Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi
phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
+ Lễ hội truyền thống, lễ hội văn
hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc một tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương tham gia tổ chức (sau đây là lễ
hội cấp huyện) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02
năm trở lên.
+ Lễ hội truyền thống cấp huyện, cấp
xã được tổ chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức tổ
chức, nội dung, địa điểm so với truyền thống.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày
nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm
định nội dung sau:
+ Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ;
+ Các chương trình, hoạt động trong
khuôn khổ lễ hội;
+ Phương án bảo đảm an ninh trật tự,
an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
- Trường hợp hoạt động lễ hội có nội
dung liên quan đến các bộ, ngành, trung ương hoặc các đơn
vị ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản xin ý kiến, tổng hợp,
hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ chức hoạt động lễ hội.
- Trường hợp không đồng ý phải có văn
bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp
thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo
quy định tại Điều 10 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản
lý và tổ chức lễ hội, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải có
văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ
sơ và thực hiện lại trình tự đăng ký theo quy định tại Điều này.
* Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ
hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt
động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời;
(2) Phương án bảo
đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường;
(3) Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ
hội;
(4) Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống);
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày
nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách
nhiệm thẩm định.
* Đối tượng thực hiện TTHC: Đơn vị tổ
chức lễ hội.
* Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
* Kết quả của việc thực hiện TTHC:
- Văn bản chấp thuận.
- Văn bản trả lời nêu rõ lý do nếu
không đồng ý.
* Phí, lệ phí: Không quy định.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy
định.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Không quy định.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính
phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Có hiệu lực từ ngày 15/10/2018
2. Thủ tục thông báo tổ chức lễ hội
* Trình tự thực hiện:
- Đơn vị tổ chức lễ hội truyền thống,
lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức hàng năm phải gửi văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp huyện
(trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày
dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 20 ngày;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận được văn bản thông báo, nếu không có ý kiến trả
lời thì đơn vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã thông báo. Trường hợp không đồng ý với nội dung thông báo, cơ quan tiếp nhận phải trả lời văn bản và
nêu rõ lý do;
- Sau khi nhận được văn bản không
đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị tổ chức lễ hội phải tiến hành chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện nội dung của hoạt động
lễ hội.
* Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp,
qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thành phần hồ sơ:
(1) Tên lễ
hội, sự cần thiết về
việc tổ chức lễ hội;
(2) Thời gian, địa điểm, quy mô và
các hoạt động của lễ hội;
(3) Dự kiến thành phần, số lượng khách mời;
(4) Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ
hội;
(5) Phương án bảo đảm an ninh trật
tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Ủy
ban nhân dân cấp huyện nhận được văn bản thông báo, nếu không có ý kiến trả lời
thì đơn vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã thông báo.
* Đối tượng thực hiện TTHC: Đơn vị tổ
chức lễ hội.
* Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
* Kết quả thực hiện TTHC:
- Nếu không có ý kiến trả lời thì đơn
vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã thông báo.
- Nếu không đồng ý với nội dung thông
báo, cơ quan tiếp nhận trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Phí, lệ phí: Không quy định.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không quy định
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính
phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Có hiệu lực từ
ngày 15/10/2018.
D. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
1. Thủ tục thông báo tổ chức lễ hội
* Trình tự thực hiện:
- Đơn vị tổ chức lễ hội truyền thống,
lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp xã được tổ chức hàng
năm phải gửi văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã
(trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 20 ngày.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được thông báo, nếu không có ý kiến trả lời
thì đơn vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung thông báo. Trường
hợp không đồng ý với nội dung thông báo, cơ quan tiếp nhận phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp,
qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Thành phần hồ sơ:
(1) Tên lễ hội, sự cần thiết về việc
tổ chức lễ hội;
(2) Thời gian, địa điểm, quy mô và
các hoạt động của lễ hội;
(3) Dự kiến thành phần, số lượng
khách mời;
(4) Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ
hội;
(5) Phương án bảo đảm an ninh trật
tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Ủy
ban nhân dân cấp xã nhận được thông báo, nếu không có ý kiến trả lời thì đơn vị
gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung thông báo.
* Đối tượng thực hiện TTHC: Đơn vị tổ
chức lễ hội
* Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban
nhân dân cấp xã.
* Kết quả thực hiện TTHC:
- Nếu không có ý kiến trả lời thì đơn
vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã thông báo.
- Nếu không đồng ý với nội dung thông
báo, cơ quan tiếp nhận trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
* Phí, lệ phí: Không quy định.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy
định
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Không quy định.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và
tổ chức lễ hội. Có hiệu lực từ ngày 15/10/2018.