ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3460/QĐ-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 30 tháng 12 năm 2016
|
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Khắc Đính
|
CỘNG TÁC VIÊN KIỂM TRA
VĂN BẢN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3460/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động cộng
tác viên kiểm tra văn bản (sau đây gọi tắt là Cộng tác viên) tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với Cộng tác viên, cơ
quan quản lý, sử dụng Cộng tác viên; các cơ quan, đơn vị có liên quan đến hoạt
động của Cộng tác viên.
Điều 3. Mục đích tổ chức,
quản lý và sử dụng Cộng tác viên
Cộng
tác viên giúp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)
nhằm phát hiện những văn bản có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo,
hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
văn bản để kịp thời kiến nghị các biện pháp xử lý như: đình chỉ việc thi hành,
bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung trái pháp luật của văn bản hoặc ban hành
văn bản mới thay thế để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của
văn bản với hệ thống pháp luật. Đồng thời kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền
xác định trách nhiệm của cơ quan, người có liên quan trong việc tham mưu, ban
hành văn bản có nội dung trái pháp luật.
Điều 4. Cơ quan sử dụng cộng
tác viên
1. Sở Tư pháp là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện kiểm tra văn bản theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số
Điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và được sử
dụng cộng tác viên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức, quản lý và sử dụng Cộng tác viên.
3. Giám đốc Sở Tư pháp quyết định số lượng cộng
tác viên tùy thuộc vào phạm vi, tính chất, số lượng văn bản cần kiểm tra.
Điều 5. Cộng tác viên
1. Cộng tác viên kiểm tra văn bản là người có
kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và kiểm tra văn bản phù hợp với lĩnh vực
văn bản được kiểm tra, do Giám đốc Sở Tư pháp ký hợp đồng cộng tác, hoạt động
theo cơ chế khoán việc hoặc hợp đồng có thời hạn.
2. Cộng tác viên chịu sự quản lý, hướng dẫn nghiệp
vụ và thực hiện theo yêu cầu của Sở Tư pháp;
Điều 6. Mối quan hệ giữa cộng
tác viên và cơ quan sử dụng cộng tác viên
1. Cộng tác viên và cơ quan sử dụng cộng tác
viên thiết lập mối quan hệ trên cơ sở hợp đồng cộng tác, thỏa thuận, bình đẳng
và tự nguyện;
2. Cơ quan sử dụng cộng tác viên có trách nhiệm
hướng dẫn nghiệp vụ cho cộng tác viên, tạo điều kiện cho cộng tác viên thực hiện
công việc được giao, có quyền chấp nhận hay không chấp nhận ý kiến, đề xuất của
cộng tác viên về kết quả kiểm tra văn bản.
Chương II
XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CỘNG
TÁC VIÊN
Điều 7. Tiêu chuẩn cộng tác
viên
Để trở
thành Cộng tác viên kiểm tra văn bản, cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có bằng Đại học trở lên (ưu tiên những người
có kiến thức pháp luật chuyên sâu phù hợp với lĩnh vực văn bản được kiểm tra).
2. Có thời gian làm công tác xây dựng, kiểm tra,
rà soát, hệ thống hóa văn bản từ 02 năm trở lên;
3. Có nguyện vọng trở thành cộng tác viên;
4. Được cơ quan nơi công tác giới thiệu.
Điều 8. Thủ tục ký Hợp đồng
cộng tác viên
1. Hồ sơ đề nghị ký hợp đồng cộng tác viên:
Người có nguyện vọng trở thành cộng tác viên nộp
01 bộ hồ sơ cho Sở Tư pháp gồm:
a) Đơn đăng ký làm cộng tác viên;
b) Bản sao văn bằng;
c) Xác nhận của cơ quan nơi công tác về thời
gian làm công tác xây dựng, kiểm tra văn bản từ 02 năm trở lên (cơ quan nơi
đang công tác hoặc cơ quan trước khi chuyển công tác).
2. Ký hợp đồng cộng tác viên:
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ nhu cầu
công tác kiểm tra văn bản, Giám đốc Sở Tư pháp ký hợp đồng cộng tác với người đủ
tiêu chuẩn theo Quy chế này;
Trong trường hợp không đồng ý ký hợp đồng cộng
tác, Giám đốc Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho người đó và ghi rõ lý
do từ chối.
Điều 9. Những
trường hợp không được ký hợp đồng Cộng tác viên
Giám đốc Sở Tư pháp không ký hợp đồng Cộng tác viên với cán bộ, công chức
chuyên trách thực hiện công tác kiểm tra văn bản của Sở Tư pháp.
Điều 10. Phạm vi hoạt động của Cộng tác viên
1. Cộng tác viên được tham gia thực hiện các nội dung công việc sau:
a) Tham gia công tác tự kiểm tra văn bản
do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và kiểm
tra văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân cấp huyện gửi đến Sở Tư pháp theo
quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
b) Tham gia Đoàn kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra liên ngành theo yêu cầu của
cơ quan sử dụng Cộng tác viên.
c) Tham gia công tác kiểm tra văn bản theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực.
2. Cộng tác viên không được tham gia vào hoạt động tự kiểm tra và kiểm
tra văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước dưới bất kỳ hình thức nào.
Cơ quan sử dụng cộng tác viên chấm dứt Hợp đồng cộng tác viên trong các
trường hợp sau:
1. Theo yêu cầu của Cộng tác viên;
2. Cộng tác viên không trung thực trong thực hiện công việc được giao;
3. Cộng tác viên không đảm bảo thực hiện công việc
đúng yêu cầu về thời gian và chất lượng theo hợp đồng hoặc theo yêu cầu;
4. Sử dụng danh nghĩa cộng tác viên để thực hiện
các hoạt động khác ngoài công tác kiểm tra văn bản được giao;
5. Cộng tác viên vi phạm nghĩa vụ quy định tại
Điều 13 của Quy chế này.
Chương III
QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA
CỘNG TÁC VIÊN
Điều 12. Quyền lợi của Cộng
tác viên
1. Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ về công tác kiểm tra văn bản.
2. Được cung cấp tài liệu, văn bản và các điều
kiện cần thiết khác để phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản theo quy định.
3. Được hưởng chế độ chi cho hoạt động của cộng
tác viên theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp;
Điều 13. Nghĩa vụ của Cộng
tác viên
1. Tham gia thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản đúng thời hạn và yêu cầu quy định
trong hợp đồng đã ký với cơ quan sử dụng Cộng tác viên.
2. Đảm bảo tính chính xác và khách quan trong công tác kiểm tra văn bản.
3. Tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm tra văn bản và Quy chế
này.
4. Giữ bí mật công tác, bí mật nhà nước.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giám
đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp đủ kinh phí
cho công tác kiểm tra văn bản hàng năm theo đúng quy định của pháp luật, trong
đó có kinh phí đảm bảo hoạt động của cộng tác viên.
3. Thủ trưởng các cơ quan đơn vị chủ quản của cộng
tác viên có trách nhiệm giới thiệu cộng tác viên có tiêu chuẩn theo quy định của
Quy chế này; hỗ trợ, tạo điều kiện cho cộng tác viên thực hiện nhiệm vụ kiểm
tra văn bản theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát
sinh phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định./.