Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3406/QĐ-BGDĐT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Phạm Vũ Luận
Ngày ban hành: 30/08/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3406/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 04/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

Căn cCông văn số 180/CĐN-BTC ngày 23/8/2013 của Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam về việc thống nhất ý kiến về thể thức và nội dung ban hành văn bản;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp công tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế văn bản Thỏa thuận số 394/CĐGDVN-BGD&ĐT ngày 15/8/2005 giữa Công đoàn Giáo dục Việt Nam với Bộ Giáo dục và Đào tạo về quan hệ công tác giữa cơ quan giáo dục các cấp và công đoàn trong ngành giáo dục.

Điều 3. Thủ trưởng cơ quan giáo dục và Ban Chấp hành Công đoàn giáo dục các cấp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Ban Cán sự Đảng Bộ GDĐT;
- Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
- Các đơn vị thuộc Bộ GDĐT;
- Thủ trưởng và Chủ tịch Công đoàn các đ
ơn vị trực thuộc Bộ GDĐT;
- Giám đốc S
GDĐT và Chtịch CĐGD các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG




Phạm Vũ Luận

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
(Ban hành k
èm theo Quyết định số 3406/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về việc phối hợp công tác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam nhằm xây dng mối quan hệ hp tác vì sự phát triển của ngành Giáo dục.

2. Quy chế này áp dụng đối với việc phối hợp công tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Căn cứ Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan, Thủ trưởng các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục và công đoàn giáo dục cùng cấp có trách nhiệm xây dựng quy chế phối hợp công tác để tổ chức thực hiện tại đơn vị.

Điều 2. Nguyên tắc chung

1. Bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, công đoàn, các quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

2. Tôn trọng, hợp tác vì mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động trong ngành Giáo dục.

Chương II

NỘI DUNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC

Điều 3. Phối hợp trong công tác soạn thảo các văn bản có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm lấy ý kiến của Công đoàn Giáo dục Việt Nam khi chủ trì soạn thảo các văn bản có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động. Công đoàn Giáo dục Việt Nam có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Trường hợp ý kiến của Công đoàn Giáo dục Việt Nam và ý kiến của đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản khác nhau hoặc không thống nhất về cùng một vấn đề, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm báo cáo đầy đủ về những nội dung còn có ý kiến khác nhau để Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Điều 4. Phối hợp chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở giáo dục

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục; thống nhất ban hành chương trình, kế hoạch để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ; phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc tổ chức đại hội công chức, viên chức, đại hội công đoàn tại các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục; phối hợp tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ trong ngành Giáo dục để báo cáo cấp có thẩm quyền.

2. Công đoàn Giáo dục Việt Nam chỉ đạo công đoàn cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện vai trò đại diện cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động trong việc xây dựng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

Điều 5. Phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động: tuyển dụng, hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, thực hiện quy chế dân chủ tại các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục. Công đoàn Giáo dục Việt Nam có trách nhiệm cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

2. Khi cần thiết, Công đoàn Giáo dục Việt Nam chủ động đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về việc thực hiện các chính sách, chế độ liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động theo Luật Công đoàn.

3. Công đoàn Giáo dục Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo công đoàn giáo dục các cấp tập hợp các yêu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động; tổ chức xây dựng, thực hiện thông tin hai chiều, tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động; hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động; tham gia với Bộ Giáo dục và Đào tạo về các nội dung có liên quan đến giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập, đời sống và phúc lợi của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao động theo quy định.

Điều 6. Phối hợp giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động

1. Công đoàn Giáo dục Việt Nam có trách nhiệm phản ánh kịp thời các kiến nghị của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động tới Bộ Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm nghiên cứu, trao đổi, trả lời bằng văn bản về các kiến nghị của Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam xem xét, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động.

3. Cơ quan quản lý giáo dục các cấp và cơ sở giáo dục phối hợp với Ban chấp hành công đoàn giáo dục đồng cấp xem xét, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động tại đơn vị.

Điều 7. Phối hợp tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam ban hành văn bản phối hợp về phát động các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn trong ngành; phát động việc nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học và những sáng kiến đã được đúc kết để vận dụng trong công tác quản lý, giảng dạy; phối hợp tổ chức các hội thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm để phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến; biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân, đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua.

2. Công đoàn Giáo dục Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo công đoàn giáo dục các cấp tham gia các phong trào thi đua do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp phát động; tham gia công tác sơ kết, tổng kết thi đua và giám sát việc chấp hành các quy định của Nhà nước và của ngành về công tác thi đua, khen thưởng.

Điều 8. Phối hợp trong công tác tuyên truyền

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tuyên truyền, phổ biến, vận động và tổ chức cho cán bộ quản lý, nhà giáo và người lao động trong ngành thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn và nghĩa vụ của người lao động.

2. Công đoàn Giáo dục Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo công đoàn giáo dục các cấp tuyên truyền, giáo dục, vận động nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động không ngừng rèn luyện, học tập, nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tư tưởng chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; tham gia công tác xã hội, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn, hoạn nạn và ngăn chặn các tệ nạn xã hội; xây dựng và thực hiện quy chế văn hóa trong các cơ quan, đơn vị trường học.

3. Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức “Liên hoan tiếng hát giáo viên toàn quốc”; tổ chức gặp mặt, biểu dương các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động tiêu biểu định kỳ 5 năm/lần.

Chương III

PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP CÔNG TÁC

Điều 9. Phương thức phối hợp

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam làm việc trên cơ sở trao đổi, phối hợp. Định kỳ hàng năm (hoặc khi cần thiết), Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hp liên tịch để kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Quy chế phối hợp và trao đổi các vấn đề có liên quan trong quan hệ phối hợp công tác.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm cử đại diện tham dự các kỳ hp Ban chấp hành; các hội nghị sơ kết, tổng kết và các hội thảo bàn về các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động theo đề nghị của Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

3. Công đoàn Giáo dục Việt Nam có trách nhiệm cử đại diện tham dự các hội nghị sơ kết, tổng kết toàn ngành; các hội thảo lấy ý kiến góp ý về phương án sắp xếp tổ chức, thành lập mới hoặc giải thể các đơn vị thuộc Bộ; tham gia công tác thi đua, khen thưởng, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng theo đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 10. Chế độ thông tin

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông tin cho Công đoàn giáo dục Việt Nam về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động và cung cấp các nội dung có liên quan khác khi Công đoàn Giáo dục Việt Nam có đề nghị bằng văn bản.

2. Định kỳ 6 tháng một lần, Công đoàn Giáo dục Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả hoạt động công đoàn; về tình hình việc làm, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động cùng các kiến nghị về chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động công đoàn

1. Hằng năm, Công đoàn Giáo dục Việt Nam lập dự toán kinh phí chi hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để bố trí kinh phí hỗ trợ tổ chức các hoạt động phối hợp. Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục có trách nhiệm bố trí địa điểm và phương tiện làm việc cần thiết cho công đoàn giáo dục cùng cấp hoạt động, đồng thời hỗ trợ kinh phí hằng năm để công đoàn giáo dục cùng cấp triển khai có hiệu quả các hoạt động phối hợp.

2. Cán bộ công đoàn giáo dục không chuyên trách được tham dự các hội nghị, hội thảo, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập, được hưởng nguyên lương và chế độ công tác phí theo quy định do cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục cùng cấp chi trả.

3. Cán bộ công đoàn giáo dục không chuyên trách tham gia Ban chấp hành công đoàn được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; được thủ trưởng cơ quan giáo dục cùng cấp dành một số thời gian hưởng nguyên lương trong giờ làm việc, sản xuất, kinh doanh của đơn vị để hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

4. Khi quyết định buộc thôi việc, cho thôi việc, chấm dt hợp đồng lao động trước thời hạn, điều động, thuyên chuyển công tác đối với ủy viên ban chấp hành công đoàn giáo dục, thủ trưởng cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục cùng cấp phải thỏa thuận bằng văn bản với ban chấp hành công đoàn giáo dục cùng cấp; đối với chủ tịch công đoàn phải được công đoàn giáo dục cấp trên trực tiếp thỏa thuận bằng văn bản.

5. Cán bộ công đoàn giáo dục chuyên trách do công đoàn trả lương được hưởng các quyền lợi về khen thưởng, phúc lợi tập thể như cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan giáo dục nơi cán bộ, công chức, viên chức đó đang làm việc. Khi thôi làm cán bộ chuyên trách công đoàn (trừ trường hợp bị kluật) được thủ trưởng cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục cùng cấp bố trí việc làm phù hợp với năng lực, ngành nghề đào tạo theo quy định của Luật Công chức, Luật Viên chức và các văn bản có liên quan.

Điều 12. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Quy chế này được phổ biến đến các đơn vị trong toàn ngành. Vụ Tchức cán bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Tổ chức Công đoàn Giáo dục Việt Nam có trách nhiệm theo dõi việc triển khai thực hiện Quy chế, tng hợp kết quả thực hiện báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị cần phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam để xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3406/QĐ-BGDĐT ngày 30/08/2013 về Quy chế phối hợp công tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.067

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.106.205
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!