ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
34/2019/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày
25 tháng 12 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG
TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
Căn cứ Nghị định số: 130/2013/NĐ-CP ngày
16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Quyết định số: 104/2000/QĐ-TTg ngày
25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số: 131/2009/QĐ-TTg ngày
02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu
tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;
Căn cứ Thông tư số: 54/2013/TT-BTC ngày
04/5/2013 của Bộ Tài chính Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công
trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;
Căn cứ Thông tư số: 149/2015/TT-BTC ngày
23/9/2015 của Bộ Tài chính Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác phần mềm
quản lý tài sản là công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;
Căn cứ Thông tư số: 76/2017/TT-BTC ngày
26/7/2017 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số:
54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính Quy định việc quản lý, sử dụng
và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;
Căn cứ Thông tư liên tịch số: 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày
15/5/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ
nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và các khu vực nông thôn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số: 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày
31/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về việc Hướng dẫn thực hiện Quyết định số: 131/2009/QĐ-TTg ngày
02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu
tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;
Theo đề nghị của Sở Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn tại Tờ trình số: 139/TTr-SNN ngày 20/9/2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy định về quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh
hoạt nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực từ ngày 06 tháng 01 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại
biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ
trưởng các Ban, Ngành cấp tỉnh; Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành
viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn, Giám đốc Trung tâm Nước sạch
và Vệ sinh môi trường nông thôn Bắc Kạn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lý Thái Hải
|
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH
HOẠT NÔNG THÔN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định
số: 34/2019/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12
năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về quản
lý, khai thác các công trình cấp nước nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn, bao gồm:
a) Công trình cấp nước sinh hoạt
nông thôn tập trung được đầu tư toàn bộ hoặc một phần từ ngân sách nhà nước, có
nguồn gốc ngân sách nhà nước, công trình được xác lập sở hữu nhà nước;
b) Công trình đồng thời cung cấp
nước sạch cho dân cư đô thị và dân cư nông thôn được đầu tư từ các nguồn vốn
Chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình hỗ trợ khác;
c) Công trình cấp nước sinh hoạt
nông thôn nhỏ lẻ được đầu tư từ ngân sách nhà nước, có nguồn gốc ngân sách nhà
nước và công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn được đầu tư từ nguồn ngoài ngân
sách nhà nước, không có nguồn gốc ngân sách nhà nước không thuộc phạm vi điều
chỉnh của Quy định này.
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác quản lý, sử dụng và khai thác
các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập
trung trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Công trình cấp
nước sinh hoạt nông thôn: Là công trình kết cấu hạ tầng kỹ
thuật được xây dựng để cung cấp nước sinh hoạt cho
nhân dân vùng nông thôn. Công trình có thể nhiều hạng mục độc lập trên địa
bàn xã hoặc địa bàn huyện.
2. Công trình cấp
nước sinh hoạt nông thôn tập trung: Là
hệ thống gồm các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống
cung cấp nước sinh hoạt đến nhiều hộ gia đình hoặc cụm dân cư sử
dụng nước ở nông thôn và các công trình phụ trợ có liên quan; bao gồm các loại
hình: Cấp nước tự chảy, cấp nước sử dụng bơm động lực, cấp nước bằng công nghệ
hồ treo.
Hệ thống cấp nước
sinh hoạt tập trung tự chảy khai thác từ nguồn nước mặt là hệ thống công trình,
bao gồm: Cụm đầu mối bằng đập dâng nước, nhà vận hành, bể
lắng lọc thô, hệ thống lọc tinh, máy xử lý nước, bể chứa, hệ thống đường ống
chuyển và phân phối nước, bể cắt áp, bể van điều tiết, van xả khí, van xả cặn,
trụ vòi, đồng hồ, vòi nước và các hạng mục công trình có liên quan khác;
Hệ thống cấp nước
sinh hoạt tập trung trạm bơm nước mặt là hệ thống công trình, bao gồm: Trạm bơm; nhà vận hành, bể lắng lọc thô, hệ thống lọc tinh, máy xử lý nước,
bể chứa, hệ thống đường ống chuyển và phân phối nước, bể cắt áp, bể van điều tiết,
van xả khí, van xả cặn, trụ vòi, đồng hồ, vòi nước và các hạng mục công trình
có liên quan khác;
Hệ thống cấp nước
sinh hoạt tập trung trạm bơm nước ngầm là hệ thống công trình, bao gồm: Giếng khoan, trạm bơm, nhà vận hành, bể lắng lọc
thô, hệ thống lọc tinh, máy xử lý nước, bể chứa, hệ thống đường ống chuyển và
phân phối nước, bể cắt áp, bể van điều tiết, van xả khí, van xả cặn, trụ vòi, đồng
hồ, vòi nước và các hạng mục công trình có liên quan khác.
3. Công trình cấp
nước sạch nông thôn nhỏ lẻ là công trình cấp nước cho một hoặc một vài hộ gia
đình sử dụng nước ở nông thôn; bao gồm các loại hình: Công
trình thu và chứa nước hộ gia đình, giếng thu nước ngầm tầng nông (giếng đào,
giếng mạch lộ), giếng khoan đường kính nhỏ.
4. Đơn vị quản
lý: Là cơ quan, tổ chức, đơn vị, được cấp có thẩm quyền
giao thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng và khai thác các công
trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung hoặc tổ chức, cá nhân tự đầu tư, chuyển nhượng và quản lý khai thác công trình
theo quy định của pháp luật.
5. Hộ dùng nước: Là cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng nước từ công trình cấp
nước sinh hoạt nông thôn, gồm:
a) Hộ dùng nước
không kinh doanh: Là hộ dùng nước chỉ dùng cho ăn, uống, vệ
sinh của con người;
b) Hộ dùng nước
kinh doanh: Là hộ dùng nước ngoài việc dùng cho ăn, uống,
vệ sinh của con người còn sử dụng nước sinh hoạt để sản xuất, chăn nuôi hoặc phục
vụ cho các hoạt động dịch vụ khác tạo ra doanh thu.
6. Giá tiêu thụ nước
sinh hoạt (giá bán) là giá nước sinh hoạt mà người tiêu
dùng phải trả cho đơn vị quản lý công trình; do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước
sinh hoạt nông thôn tập trung
1. Quản lý nhà nước
về công trình được thực hiện thống nhất, công khai, minh bạch, có phân cấp rõ
thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Đơn vị quản lý
công trình có trách nhiệm đảm bảo duy trì hoạt động bền vững, có hiệu quả công
trình được giao; thực hiện báo cáo, hạch toán đầy đủ về hiện vật, giá trị công
trình theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng và khai thác công trình phải
được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Chương II
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TẬP TRUNG
Điều 4. Giao công trình cho đơn vị quản lý
Trên cơ sở điều kiện cụ thể về
quy mô công trình, công nghệ cấp nước, xử lý nước và điều kiện của các đơn vị, Ủy
ban nhân dân tỉnh giao công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho đơn vị quản
lý theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Doanh nghiệp do nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý khai
thác công trình thủy lợi Bắc Kạn, Công ty cổ phần hợp danh được giao quản lý
các công trình cấp nước sau: Công trình liên xã; công
trình có công nghệ phức tạp hoặc cấp nước bằng động lực; công trình phải xử lý
nước bằng biện pháp lắng, lọc có sử dụng hóa chất.
2. Đơn vị
sự nghiệp công lập: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn Bắc Kạn, Ban Quản lý nước sạch, đơn vị sự nghiệp công lập khác
được giao quản lý các công trình cấp nước sau: Công trình
có công nghệ phức tạp hoặc cấp nước bằng động lực; công trình phải xử lý nước bằng
biện pháp lắng, lọc có sử dụng hóa chất.
3. Ủy ban
nhân dân xã: Ủy ban nhân dân xã có đủ năng lực để quản lý các công trình cấp nước tập trung cấp nước có quy mô nhỏ
có công nghệ không phức tạp hoặc cấp nước tự chảy; công trình phải xử lý nước bằng
biện pháp lắng, lọc.
Điều 5. Hình thức giao công trình cho đơn vị sử dụng, khai thác công
trình
1. Doanh nghiệp do nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ, thực hiện bàn giao, tiếp nhận công trình; hạch toán giá
trị công trình bàn giao theo phương thức ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật.
2. Việc giao công trình cho đơn vị sự nghiệp
công lập quản lý thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch quy định
tại Nghị định số: 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và
cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
3. Việc giao công trình cho Ủy ban nhân dân xã
quản lý thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch quy định tại Nghị
định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản
phẩm, dịch vụ công ích và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Điều 6. Phương thức vận hành, khai thác công trình
Đơn vị quản lý công trình thực
hiện vận hành, khai thác công trình theo quy định tại Điều 17
Thông tư số: 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính Quy định
việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung
(sau đây viết tắt là Thông tư số: 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của
Bộ Tài chính) và quy định khác của pháp luật.
Đối với công trình được giao
cho Ủy ban nhân dân xã quản lý ngoài nội dung quy định tại Quy định này, Ủy ban
nhân dân xã vận dụng thực hiện theo “Sổ tay hướng dẫn Quản lý công trình cấp
nước nông thôn cấp xã” được đăng tải trên http://www.tongcucthuyloi.gov.vn/bieu-mau-bao-cao.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị quản lý công trình
Thực hiện theo Điều
16 Thông tư số: 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính và quy định khác của pháp luật.
Điều 8. Hồ
sơ công trình, hồ sơ hình thành và giao công trình cho đơn vị quản lý, báo cáo
kê khai, hạch toán, khấu hao, bảo trì, chuyển nhượng, thanh lý công trình
Thực hiện theo
quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 25, Điều
26 và Điều 29 Thông tư số: 54/2013/TT-BTC ngày
04/5/2013 của Bộ Tài chính; quy
định tại Khoản 9, Khoản 10 và Khoản 11 Điều 1 Thông tư số: 76/2017/TT-BTC ngày
26/7/2017 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số: 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính Quy định việc quản lý, sử dụng
và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung (sau
đây viết tắt là Thông tư số: 76/2017/TT-BTC ngày 26/7/2017 của Bộ Tài chính).
Điều 9. Giá tiêu thụ nước sinh hoạt
Thực hiện theo
quy định tại Thông tư liên tịch số: 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT
ngày 15/5/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm
quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và các
khu vực nông thôn và Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 10. Hỗ
trợ kinh phí cho đơn vị quản lý
Đơn vị quản lý, sử
dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung đầu tư
xây dựng bằng ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước, nguồn vốn từ chương trình mục tiêu được cấp
bù kinh phí giá tiêu thụ nước theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 21 Thông tư
54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính đã được sửa đổi tại Thông tư số:
76/2017/TT-BTC ngày 26/7/2017 của Bộ Tài chính và quy định tại Điều
8 Thông tư liên tịch số: 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT
ngày 31/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn thực hiện Quyết định số:
131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số
chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước
sạch nông thôn.
Điều 11. Thu, sử dụng, quản lý nguồn thu tiền nước
1. Đơn vị quản lý
khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung có trách nhiệm quản
lý vận hành công trình và thu tiền nước từ các tổ chức, hộ gia đình dùng nước
theo quy định.
2. Về quản
lý, sử dụng tiền nước thu được từ công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập
trung, đơn vị quản lý khai thác thực hiện theo quy định hiện hành (đối với đơn
vị quản lý là doanh nghiệp thì thực hiện theo Luật Doanh nghiệp; đối với đơn vị
quản lý là đơn vị sự nghiệp công lập hoặc Ủy ban nhân dân xã thực hiện theo Luật
Ngân sách và các văn bản hướng dẫn hiện hành).
Điều 12. Tổ chức bảo vệ công trình
1. Đơn vị quản
lý, khai thác công trình trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật và đặc điểm của từng hệ thống công trình, lập phương án bảo vệ, vận hành công
trình, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện; trường hợp
công trình liên huyện thì trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để
tổ chức thực hiện.
2. Chính quyền địa
phương nơi có công trình: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có
công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung có trách nhiệm phối hợp với
đơn vị quản lý khai thác thực hiện công tác bảo vệ công trình. Tuyên
truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ công trình, bảo vệ nguồn nước; xử lý
các vi phạm đến công trình theo thẩm quyền.
3. Phạm vi bảo vệ
công trình
a) Đối với hệ thống
cấp nước tự chảy, trạm bơm nước mặt
Phạm vi bảo vệ cụm
công trình đầu mối thực hiện theo quy định tại Mục 11 của
Tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 “Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế”;
Phạm vi bảo vệ trạm xử lý nước, bể lọc, bể chứa, trạm bơm, đài nước được tính từ mép ngoài móng hàng rào bảo
vệ trở vào hoặc vùng đất liền kề có thể gây mất an toàn cho công trình;
Phạm vi bảo vệ hệ
thống đường ống chính quy định dọc theo tuyến được cắm mốc
bê tông để báo hiệu nơi có tuyến đường ống đi qua.
b) Phạm vi bảo vệ
đối với hệ thống cấp nước bằng giếng khoan máy
Phạm vi bảo vệ giếng
khoan, trạm bơm, đài nước, bể lọc, bể chứa, trạm xử lý nước
được tính từ mép ngoài móng hàng rào bảo vệ trở vào hoặc vùng đất liền kề
có thể gây mất an toàn cho công trình;
Phạm vi bảo vệ hệ
thống đường ống chính quy định dọc theo tuyến được cắm mốc
bê tông để báo hiệu nơi có tuyến đường ống đi qua.
Chương III
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TẬP TRUNG
Điều 13. Trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành
1. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì phối hợp
với các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, kỹ thuật, xây dựng, bảo vệ, quản lý
khai thác, sử dụng, phát triển các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập
trung trên địa bàn tỉnh;
b) Định kỳ, đột
xuất kiểm tra tình hình hoạt động của các đơn vị quản lý, khai thác công trình
cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung trên toàn tỉnh; tổ
chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật quản lý vận hành, khai thác công
trình cho tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác;
c) Thực hiện công tác quản lý
nhà nước đối với các công trình nước sinh hoạt nông thôn tập trung theo quy định
tại Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013; Thông tư số: 149/2015/TT-BTC ngày
23/9/2015; Thông tư số: 76/2017/TT-BTC ngày 26/7/2017 của Bộ Tài chính và quy định
hiện hành khác có liên quan;
d) Hằng năm tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình và kết quả
quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn.
2. Sở Tài chính
a) Chủ
trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xác định giá trị và hiện trạng hoạt động
thực tế của công trình, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xác lập sở hữu nhà nước;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan thẩm định phương án giá nước và mức giá nước trên cơ sở phương
án giá do sở quản lý ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất kinh doanh trình phương
án giá;
c) Thực hiện hiện
một số nhiệm vụ khác quy định tại: Thông tư
số: 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013; Thông tư số: 149/2015/TT-BTC ngày 23/9/2015;
Thông tư số: 76/2017/TT-BTC ngày 26/7/2017 của Bộ Tài chính và quy định hiện
hành khác có liên quan.
3. Sở Kế hoạch và
Đầu tư: Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng mới; nâng cấp, sửa chữa
các công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với Sở, Ngành, địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước
về tài nguyên nước theo đúng quy định.
5. Các Sở, Ban, Ngành khác liên quan theo
chức năng nhiệm vụ phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Tài chính trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của
pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Thực hiện chức
năng quản lý nhà nước trên địa bàn, có trách nhiệm bố trí
cán bộ chuyên môn thuộc phòng chức năng để theo dõi
công tác đầu tư xây dựng, quản lý khai thác và cấp nước sinh hoạt nông thôn tại
địa phương.
2. Định kỳ, đột
xuất kiểm tra tình hình hoạt động, khai thác công trình của các đơn vị quản lý,
khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn để công trình phát huy hiệu quả cao nhất; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Vận động,
tuyên truyền nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ công trình và sử dụng tiết kiệm
nguồn nước.
2. Trực tiếp quản
lý, vận hành các công trình theo Khoản 3 Điều 4 Quy định
này.
3. Phối hợp với đơn vị quản lý thực hiện việc quản lý, vận hành, bảo vệ công trình;
bảo vệ nguồn nước.
4. Xử lý các trường
hợp vi phạm về quản lý, bảo vệ, khai thác công trình theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ công trình cấp
nước sinh hoạt nông thôn tập trung
1. Ký kết hợp đồng sử dụng nước với đơn vị quản lý và nộp tiền sử dụng
nước đầy đủ theo quy định.
2. Tham gia bảo vệ
công trình, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước. Tự sửa chữa, thay thế
thiết bị được giao quản lý (van, vòi nước…) từ sau đồng hồ đo nước đối với công
trình có đồng hồ đo nước, từ sau van điều tiết vòi nước đối với công trình chưa
có đồng hồ đo nước.
3. Khi phát hiện
công trình bị xâm hại, xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố thì người phát
hiện có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục nếu có thể thực hiện được và báo ngay
cho đơn vị quản lý khai thác công trình và chính quyền sở tại để kịp thời xử lý.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 17.
Trách nhiệm thi hành
1. Các cơ quan
nhà nước, các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công quản lý, sử
dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn phải thực hiện theo Quy định này và các
quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện,
nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân
dân tỉnh để xem xét, giải quyết./.