BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
334/QĐ-BKHĐT
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG
NGHIỆP VÀ THỦY SẢN NĂM 2016
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật Thống kê ngày 26
tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1225/QĐ-TTg
ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông
thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng
Tổng cục Thống kê, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông
thôn, nông nghiệp và thủy sản Trung ương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành Phương án Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
và thủy sản năm 2016.
Điều 2.
Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương, Ban Chỉ đạo Tổng
điều tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện
cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 theo đúng Phương
án quy định.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4.
Tổng cục trương Tổng cục Thống kê và Trưởng ban các Ban
Chỉ đạo có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và
Truyền thông, Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
- Các thành viên BCĐTW;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Thống kê tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Vụ TCCB, Bộ KHĐT;
- Lưu: VT, TCTK.
|
BỘ
TRƯỞNG
TRƯỞNG BAN BAN CHỈ ĐẠO
TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN,
NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TRUNG ƯƠNG
Bùi Quang Vinh
|
PHƯƠNG
ÁN
TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP
VÀ THỦY SẢN NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số:334/QĐ-BKHĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
I.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TỔNG ĐIỀU TRA
1. Mục đích
Cuộc Tổng điều
tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 (viết tắt là Tổng điều tra) thu
thập thông tin cơ bản về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản (sau
đây gọi tắt là nông nghiệp) và nông thôn ở nước ta nhằm đáp ứng ba mục đích
chính sau:
- Thứ nhất, biên
soạn các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ việc đánh giá thực trạng, phân tích
xu hướng biến đổi, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển khu vực nông nghiệp,
nông thôn và cải thiện mức sống dân cư nông thôn trên phạm vi cả nước cũng như
của từng địa phương;
- Thứ hai, biên
soạn các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ việc đánh giá kết quả thực hiện một
số nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia về công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; phục vụ so sánh quốc tế về
các chỉ tiêu khu vực nông nghiệp và nông thôn;
- Thứ ba, xây
dựng cơ sở dữ liệu về nông nghiệp và nông thôn phục vụ công tác nghiên cứu
chuyên sâu và làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hàng năm và các
yêu cầu thống kê khác.
2. Yêu cầu
a. Công tác tổ
chức, thu thập thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp, công bố và lưu trữ dữ liệu
cuộc Tổng điều tra phải thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của Phương án
điều tra;
b. Đảm bảo
thông tin điều tra đầy đủ, kịp thời, không trùng lặp, bỏ sót, phù hợp với điều
kiện thực tế và có tính khả thi;
c. Việc quản lý
và sử dụng kinh phí của cuộc Tổng điều tra phải bảo đảm đúng chế độ hiện hành,
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
II.
ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ, PHẠM VI TỔNG ĐIỀU TRA
1. Đối tượng
điều tra
a. Lao động của
hộ dân cư sống ở nông thôn và hộ có tham gia hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp,
diêm nghiệp và thủy sản ở khu vực thành thị;
b. Điều kiện sản
xuất của các đơn vị có tham gia hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp
và thủy sản;
c. Điều kiện sống
của hộ nông thôn, hộ có tham gia hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp
và thủy sản ở khu vực thành thị;
d. Kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội nông thôn.
2. Đơn vị điều
tra
Đơn vị điều tra
của cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 bao gồm:
a. Hộ nông thôn;
b. Hộ có tham
gia hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản ở khu vực thành
thị;
c. Trang trại
nông, lâm nghiệp và thủy sản;
d. Ủy ban nhân
dân xã;
đ. Ban quản lý
khu nhà ở cho công nhân ở khu vực nông thôn;
e. Văn phòng điều
phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
g. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn;
h. Tổ chức cấp
chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp
với VietGAP và tương đương (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và
tương đương) do các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định;
i. Các đơn vị
có hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản do Bộ Quốc phòng quản lý.
Đơn vị điều tra
là các doanh nghiệp và hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản được điều tra lồng
ghép trong“Điều tra doanh nghiệp năm 2016” của Tổng cục Thống kê nên không đề cập
đến tại Phương án điều tra này.
3. Phạm vi
điều tra
Cuộc Tổng điều
tra được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra.
III.
NỘI DUNG TỔNG ĐIỀU TRA, PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Nội dung
Tổng điều tra
a. Nhóm
thông tin về thực trạng nền sản xuất khu vực nông nghiệp
Nhóm thông tin
này bao gồm các nội dung chính sau:
(1) Đơn vị sản xuất
và lao động
- Số lượng đơn
vị sản xuất (hộ, trang trại);
- Số lao động
và cơ cấu lao động phân theo giới tính, tuổi, ngành hoạt động, trình độ chuyên
môn, hình thức làm việc; sử dụng thời gian lao động.
(2) Tư liệu sản
xuất
- Đất đai: Quy
mô sử dụng đất; quy mô diện tích gieo trồng một số loại cây chủ yếu; quy mô diện
tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; quy mô diện tích đất làm muối; tình hình
thuê, mượn... đất sản xuất nông, lâm nghiệp, diêm nghiệp và nuôi trồng thủy sản;
tình hình dồn điền, đổi thửa;
- Máy móc, thiết
bị: Các loại máy móc thiết bị chủ yếu sử dụng trong sản xuất nông, lâm nghiệp
và thủy sản;
- Gia súc, gia
cầm: Quy mô chăn nuôi từng loại gia súc, gia cầm;
- Khoa học,
công nghệ: Tình hình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (mức độ cơ
giới hóa các khâu sản xuất; diện tích đất được thuỷ lợi hoá; áp dụng giống mới,
phương pháp canh tác mới; quy mô sản xuất ứng dụng công nghệ cao; sản phẩm trồng
trọt, chăn nuôi và thủy sản được sản xuất theo quy trình VietGAP và tương
đương).
(3) Hoạt động
trợ giúp cho sản xuất
- Thông tin về
hoạt động hỗ trợ sản xuất: Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; thông tin về giống,
thức ăn chăn nuôi, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật sản xuất,...;
- Thông tin thị
trường đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông, lâm nghiệp và
thủy sản;
(4) Các thông
tin cần thiết khác: Thông tin về liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm; bảo quản sản phẩm; tiêu dùng các sản phẩm nông sản chủ yếu;
phát triển kinh tế trang trại; tác động của sản xuất nông nghiệp tới môi trường
(tình hình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ,…),…
b. Nhóm
thông tin về nông thôn
Nhóm thông tin
này bao gồm các nội dung chính sau:
- Thực trạng và
sự chuyển dịch cơ cấu hộ và lao động nông thôn: Số lượng và cơ cấu hộ phân theo
ngành sản xuất chính và nguồn thu nhập chính của hộ; số lượng và cơ cấu lao động
nông thôn phân theo giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngành nghề
và hình thức hoạt động;
- Thực trạng về
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn: Hệ thống điện, đường giao thông,
thông tin liên lạc, trường học, giáo dục mầm non, cơ sở vật chất văn hoá, y tế,
chợ nông thôn, ngân hàng, tín dụng, mạng lưới khuyến nông, thuỷ lợi,…; kết quả
thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tin về ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng: Diện tích đất bị xâm nhập mặn, diện
tích đất tạm thời bỏ hoang...;
- Vệ sinh môi
trường nông thôn: Tỷ lệ xử lý nước thải, rác thải ở trạm y tế, chợ nông thôn,
làng nghề; các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất chế biến nông sản, ...;
- Thông tin cần
thiết khác: Tổ hợp tác và làng nghề; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của
UBND xã;...
c. Nhóm
thông tin về cư dân nông thôn
Nhóm thông tin
này bao gồm các nội dung chính sau:
- Thông tin phản
ánh điều kiện sống của cư dân nông thôn: Đồ dùng chủ yếu, sử dụng nước sạch,
môi trường sống;
- Thông tin về tích
luỹ và khả năng huy động vốn, tình hình vay vốn, khả năng tiếp cận tín dụng của
cư dân nông thôn;
- Thông tin về
đào tạo nghề; nhu cầu chuyển đổi, đào tạo nghề nghiệp của lao động nông thôn và
kết quả thực hiện các chính sách khác ở nông thôn;
- Thông tin cơ
bản của một số chức vụ lãnh đạo xã,…
2. Phiếu điều
tra
Cuộc Tổng điều
tra sử dụng 09 loại phiếu điều tra sau:
a. Phiếu số
01/TĐTNN-HO - Phiếu thu thập thông tin về tình hình cơ bản của hộ (áp dụng
cho toàn bộ các hộ ở nông thôn và hộ có tham gia hoạt động nông, lâm nghiệp,
diêm nghiệp và thuỷ sản ở thành thị);
b. Phiếu số
02/TĐTNN-TT - Phiếu thu thập thông tin về trang trại (áp dụng cho toàn bộ
các trang trại);
c. Phiếu số
03/TĐTNN-XA - Phiếu thu thập thông tin về tình hình cơ bản và kết cấu hạ tầng của
xã (áp dụng cho toàn bộ các UBND xã);
d. Phiếu số
04/TĐTNN-HM - Phiếu thu thập thông tin về kinh tế hộ nông thôn (áp dụng cho
các hộ điều tra mẫu được chọn ở nông thôn tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương);
đ. Phiếu số
05/TĐTNN-HTT - Phiếu thu thập thông tin về lao động và điều kiện sống của công
nhân tại các khu nhà ở tập trung trên địa bàn nông thôn (áp dụng cho Ban Quản
lý khu nhà ở tập trung cho công nhân, người lao động trên địa bàn nông thôn tại
63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương);
e. Phiếu số
06/TĐTNN-NTM - Phiếu thu thập thông tin về kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc
gia về xây dựng nông thôn mới (áp dụng đối với Văn phòng điều phối Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương);
g. Phiếu số
07/TĐTNN-CĐL - Phiếu thu thập thông tin về cánh đồng lớn (áp dụng đối với sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương);
h. Phiếu số
08/TĐTNN-VietGAP - Phiếu thu thập thông tin về sản phẩm được cấp chứng nhận
VietGAP và tương đương (áp dụng cho các tổ chức chứng nhận VietGAP và tương
đương);
i. Phiếu số
09/TĐTNN-BQP - Phiếu thu thập thông tin kết quả hoạt động sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản (áp dụng cho các đơn vị do Bộ Quốc phòng quản lý).
(Nội dung và giải
thích các phiếu trong tài liệu kèm theo).
IV.
THỜI ĐIỂM, THỜI KỲ THU THẬP SỐ LIỆU VÀ THỜI GIAN ĐIỀU TRA
1. Thời điểm
Thời điểm Tổng
điều tra là ngày 01/7/2016. Những chỉ tiêu thu thập theo thời điểm được lấy
thông tin theo số thực tế tại thời điểm ngày 01/7/2016.
2. Thời kỳ
thu thập số liệu
Những chỉ tiêu
thu thập theo thời kỳ được lấy thông tin theo số phát sinh trong 12 tháng trước
thời điểm điều tra hoặc số chính thức năm 2015 được quy định cụ thể trong từng
loại phiếu điều tra đối với từng chỉ tiêu và đơn vị điều tra.
3. Thời gian
điều tra
Thời gian thu
thập thông tin tối đa 30 ngày, từ ngày 01/7/2016 đến ngày 30/7/2016. Cụ thể đối
với các đơn vị điều tra như sau:
- Đối với đơn vị
điều tra là hộ không thuộc địa bàn mẫu: Thời gian thu thập thông tin tối đa 20
ngày, từ ngày 01/7/2016 đến ngày 20/7/2016;
- Đối với đơn vị
điều tra là hộ thuộc địa bàn mẫu và các đơn vị điều tra còn lại: Thời gian thu
thập thông tin tối đa 30 ngày, từ ngày 01/7/2016 đến ngày 30/7/2016.
V.
CÁC BẢNG PHÂN LOẠI, DANH MỤC SỬ DỤNG TRONG TỔNG ĐIỀU TRA
Các bảng phân
loại, danh mục được sử dụng trong Tổng điều tra gồm:
1. Hệ thống
ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007) ban hành theo Quyết định số
10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 337/QĐ-BKH
ngày 10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội
dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
2. Danh mục Hệ
thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành theo Quyết định số 39/2010/QĐ/TTg ngày
11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 19/2010/TT-BKH ngày 19/8/2010
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
3. Danh mục các
đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày
08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, được cập nhật đến thời điểm Tổng điều tra;
4. Danh mục các
thành phần dân tộc Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1019/QĐ-TCTK ngày
12/11/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
5. Bảng danh mục
giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Quyết định số
38/2009/QĐ-TTg ngày 09/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
VI.
LOẠI ĐIỀU TRA, PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
1. Loại điều
tra
Tổng điều tra
nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2016 được thực hiện theo phương pháp điều
tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu.
a. Điều
tra toàn bộ
Điều tra toàn bộ
đối với tất cả các đơn vị điều tra thuộc mục 2 phần II.
b. Điều
tra chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu
thực hiện đối với hộ ở khu vực nông thôn để thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu
chuyên sâu:
- Điều tra chọn
mẫu được thực hiện với số lượng mẫu khoảng trên 75.000 hộ ở nông thôn (0,5% tổng
số hộ ở nông thôn cả nước). Số lượng hộ mẫu được chọn đại diện đến cấp tỉnh.
- Sử dụng danh
sách địa bàn mẫu khu vực nông thôn từ kết quả Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ
năm 2014 để tiến hành chọn địa bàn mẫu.
Phương pháp chọn
mẫu và suy rộng kết quả điều tra được quy định chi tiết trong Quy trình chọn mẫu
trong điều tra mẫu.
2. Phương
pháp thu thập thông tin
a. Thực
hiện phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin tại các đơn vị điều tra sau:
(1) Tại hộ: Điều
tra viên đến hộ, gặp trực tiếp chủ hộ để phỏng vấn, ghi phiếu. Trường hợp chủ hộ
không có mặt tại hộ thì có thể phỏng vấn thành viên khác của hộ nếu thành viên
đó có thể trả lời đầy đủ, chính xác các thông tin trong phiếu điều tra;
(2) Tại trang
trại: Điều tra viên đến trang trại gặp trực tiếp chủ trang trại để phỏng vấn,
ghi phiếu. Trường hợp chủ trang trại không có mặt tại trang trại thì có thể phỏng
vấn người được giao quản lý trang trại;
(3) Tại UBND
xã: Điều tra viên phỏng vấn trực tiếp đại diện lãnh đạo UBND xã và các công chức
liên quan (Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Tư
pháp - Hộ tịch, Văn hoá - Xã hội, Khuyến nông,…).
b. Thực
hiện thu thập thông tin gián tiếp đối với các đơn vị điều tra sau:
(1) Ban quản lý
khu nhà ở cho công nhân ở khu vực nông thôn;
(2) Văn phòng
điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
(3) Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
(4) Tổ chức cấp
chứng nhận VietGAP và tương đương do các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chỉ định;
(5) Các đơn vị
có hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và th ủy sản do Bộ Quốc phòng quản lý.
Đối với các đơn
vị từ (1) đến (3): Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn
cách ghi thông tin vào phiếu và thống nhất thời gian, địa chỉ nhận kết quả.
Đối với các đơn
vị (4), (5): Tổng cục Thống kê hướng dẫn cách ghi thông tin vào phiếu và thống
nhất thời gian, địa chỉ nhận kết quả.
VII.
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN
1. Phương
pháp nhập tin
- Sử dụng công
nghệ nhận dạng ký tự thông minh đối với Phiếu số 01/TĐTNN-HO.
- Nhập tin bằng
bàn phím đối với các loại phiếu điều tra còn lại, bao gồm: Phiếu số
02/TĐTNN-TT, phiếu số 03/TĐTNN-XA và phiếu số 04/TĐTNN-HM và các phiếu điều tra
khác còn lại.
2. Đơn vị thực
hiện
Ban Chỉ đạo Tổng
điều tra (sau đây viết tắt là Ban chỉ đạo TĐT) Trung ương giao cho Trung tâm
Tin học Thống kê khu vực I trực thuộc Tổng cục Thống kê phối hợp với các Trung
tâm Tin học Thống kê khu vực II và III trực thuộc Tổng cục Thống kê tổ chức, chỉ
đạo và triển khai công tác xử lý số liệu Tổng điều tra theo kế hoạch xử lý
thông tin.
VIII.
KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH TỔNG ĐIỀU TRA
Kế hoạch thực
hiện các nội dung chính của Tổng điều tra theo như sau:
Thời gian
|
Nội dung
|
Cơ quan chủ trì
|
Tháng 01/2016
|
Tổ chức hội
nghị quán triệt Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT TW
|
Tháng 3 -
tháng 5/2016
|
Xác định số
lượng địa bàn mẫu và danh sách địa bàn mẫu chọn từ dàn mẫu chủ 20% của Điều
tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014 để gửi cho các Ban Chỉ đạo TĐT cấp tỉnh.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT TW
|
Rà soát, cập
nhật, xác định địa bàn điều tra và lập bảng kê các đơn vị điều tra.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
|
Tập huấn cho
Ban Chỉ đạo TĐT cấp tỉnh.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT TW
|
Tuyển chọn điều
tra viên và tổ trưởng.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT cấp huyện, cấp xã
|
Tập huấn cho
Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT cấp tỉnh
|
Tháng 6/2016
|
Tập huấn cho
Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã, tổ trưởng và điều tra viên.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT cấp huyện
|
In ấn, vận
chuyển, phân phối biểu mẫu và các tài liệu liên quan về các địa phương.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT TW, cấp tỉnh, cấp huyện
|
Mua vật tư,
văn phòng phẩm để trang bị cho điều tra viên, tổ trưởng.
|
Ban Chỉ đạo TĐT
cấp tỉnh, cấp huyện
|
Cập nhật địa
bàn và đơn vị điều tra (hộ và trang trại) phát sinh sau thời điểm lập bảng
kê.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT cấp huyện và cấp xã
|
Tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng về cuộc Tổng điều tra.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT các cấp
|
Tháng 7/2016
|
Triển khai
thu thập số liệu từ ngày 01/7/2016 và kết thúc khâu thu thập số liệu trước
ngày 31/7/2016.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã
|
Kiểm tra,
giám sát thu thập thông tin tại địa bàn.
|
Ban Chỉ đạo TĐT
các cấp
|
Tháng 8 -
tháng 11/2016
|
Tổng hợp
nhanh các chỉ tiêu chủ yếu.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT các cấp
|
Phúc tra các
đơn vị điều tra đối với phiếu điều tra toàn bộ ở một số tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT TW
|
Nghiệm thu ở cấp
xã.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT cấp huyện
|
Nghiệm thu ở
cấp huyện.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT cấp tỉnh
|
Nghiệm thu ở
cấp tỉnh.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT TW
|
Bàn giao các
phiếu điều tra cho các Trung tâm Tin học Thống kê khu vực để xử lý số liệu.
|
Ban Chỉ đạo TĐT
cấp tỉnh
|
Hoàn chỉnh dự
toán kinh phí TĐT theo thực tế để báo cáo Ban Chỉ đạo TĐT TW (Tổng cục Thống
kê) điều chỉnh dự toán.
|
Ban Chỉ đạo
TĐT cấp tỉnh
|
Tháng 12/2016
|
Công bố kết
quả tổng hợp nhanh.
|
Tổng cục trưởng
Tổng cục Thống kê
|
Tháng 10/2016
- tháng 7/2017
|
Xử lý số liệu
Tổng điều tra tại các Trung tâm Tin học Thống kê khu vực.
|
Tổng cục Thống
kê
|
Tổng hợp,
phân tích kết quả Tổng điều tra.
|
Tổng cục Thống
kê
|
Tháng 8/2017
|
Công bố số liệu
tổng hợp chính thức.
|
Tổng cục trưởng
Tổng cục Thống kê
|
Tháng 12/2017
|
Hoàn thành
các cơ sở dữ liệu, phân tích chuyên sâu kết quả Tổng điều tra.
|
Tổng cục Thống
kê
|
IX.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỔNG ĐIỀU TRA
1. Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp
a. Ở
Trung ương
Ban Chỉ đạo TĐT
Trung ương do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Trưởng ban, Tổng cục trưởng Tổng
cục Thống kê làm Phó Trưởng ban thường trực, Thứ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương
Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và một
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phụ trách lĩnh vực thống kê nông, lâm
nghiệp và thủy sản làm Ủy viên.
Ban Chỉ đạo TĐT
Trung ương có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện cuộc Tổng điều tra theo
đúng kế hoạch, nội dung và Phương án Tổng điều tra.
Tổ Thường trực
Tổng điều tra Trung ương là bộ phận thường trực giúp Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương
tổ chức chỉ đạo Tổng điều tra, có trụ sở đặt tại Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thuỷ sản - Tổng cục Thống kê với các số máy điện thoại liên hệ là: (04)
38463522, (04) 38234903, (04) 37343799, (04) 37343802 hoặc các số 0936939869,
0913530234, 0912281585, 0916428111 và hộp thư điện tử:
nonglamthuysan@gso.gov.vn
b. Ở địa
phương
Ban Chỉ đạo TĐT
và tổ thường trực các cấp ở địa phương được thành lập theo quy định tại Công
văn số 1084/BCĐTW-TTT ngày 28/12/2015 của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương
về việc hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra và tổ thường trực.
Ban Chỉ đạo TĐT
các cấp ở địa phương có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo thực hiện thành công cuộc Tổng
điều tra tại địa phương mình theo đúng hướng dẫn của Ban Chỉ đạo TĐT Trung
ương; đồng thời tham mưu về chủ trương, giải pháp để hỗ trợ các cấp, các ngành
trong Tổng điều tra.
2. Xác định địa bàn và lập bảng kê các đơn vị điều tra
a. Đối với
hộ điều tra toàn bộ
- Xác
định địa bàn điều tra: Địa bàn điều tra về cơ bản được quy ước là một thôn,
xóm, ấp, bản, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn). Tùy theo từng trường hợp
mà địa bàn điều tra có thể được chia tách thành một số địa bàn hoặc được ghép từ
một số tổ dân phố liền kề.
+ Việc thực hiện
ghép một số tổ dân phố thành một địa bàn chỉ được tiến hành ở khu vực
thành thị. Đối với khu vực nông thôn không ghép các thôn thành một địa
bàn, dù số lượng hộ của thôn ít.
+ Việc thực hiện
chia tách thôn thành một số địa bàn điều tra được tiến hành ở cả khu vực thành
thị và nông thôn.
+ Việc ghép những
tổ dân phố liền kề hoặc chia tách thôn để tạo thành (các) địa bàn điều tra phải
đảm bảo ranh giới địa bàn điều tra rõ ràng hoặc tương đối rõ ràng để thuận tiện
cho công tác điều tra.
- Lập bảng
kê hộ điều tra:
+ Đối với khu vực
thành thị: Người được giao nhiệm vụ lập bảng kê phải trực tiếp đi theo tuần tự
đến từng hộ gặp trực tiếp chủ hộ hoặc người đại diện của hộ để hỏi và ghi chép
thông tin vào bảng kê danh sách các hộ theo đúng mẫu biểu quy định. Người lập bảng
kê ghi danh sách các hộ trong địa bàn theo từng điểm dân cư; quy ước thống nhất
theo địa hình từng tổ dân phố và theo các trục đường thuận tiện cho điều tra
viên trong quá trình điều tra.
+ Đối với khu vực
nông thôn: Căn cứ vào các danh sách quản lý hành chính hiện có trên địa bàn
thôn (thống kê, dân số, thú y, công an...), người được giao nhiệm vụ tiến hành
rà soát cập nhật, lập bảng kê hộ điều tra toàn bộ khu vực nông thôn theo từng
điểm dân cư. Trường hợp nếu cần xác minh về thông tin lập bảng kê thì phải đến
hộ, gặp chủ hộ hoặc người đại diện của hộ để hỏi và ghi chép thông tin vào bảng
kê.
+ Đối với Ban
quản lý khu nhà ở cho công nhân khu vực nông thôn được tiến hành lập danh sách
theo địa bàn cấp huyện.
Thời hạn:
Ban Chỉ đạo TĐT cấp tỉnh hoàn thành công tác xác định địa bàn, lập bảng
kê hộ điều tra toàn bộ và tổng hợp, báo cáo số địa bàn, số lượng hộ điều tra
toàn bộ về Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương chậm nhất ngày 05/4/2016. (Quy định
chi tiết về xác định địa bàn điều tra và lập bảng kê hộ điều tra được thể hiện
tại Quy trình lập bảng kê các đơn vị điều tra).
b. Đối với
hộ điều tra mẫu
Bảng kê các hộ
điều tra mẫu (sau đây viết tắt là hộ mẫu) được lập cho từng địa bàn điều tra mẫu
(sau đây viết tắt là địa bàn mẫu). Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương gửi Ban Chỉ đạo
TĐT cấp tỉnh danh sách các địa bàn mẫu được chọn. Ban Chỉ đạo TĐT cấp tỉnh có
trách nhiệm thông báo và chỉ đạo Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện, cấp xã thực hiện rà
soát và cập nhật bảng kê hộ thuộc địa bàn điều tra mẫu để phục vụ cho quá trình
chọn hộ mẫu.
Sau khi hoàn
thành việc rà soát, cập nhật bảng kê hộ ở những địa bàn mẫu, Ban Chỉ đạo TĐT cấp
huyện tổ chức chọn các hộ mẫu theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương và
lập bảng kê các hộ mẫu cho từng địa bàn mẫu.
Thời hạn: Ban
Chỉ đạo TĐT cấp tỉnh hoàn thành việc chọn mẫu, lập bảng kê các hộ mẫu và báo
cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương chậm nhất ngày 10/5/2016. (Chi tiết việc
chọn mẫu được thể hiện tại Quy trình chọn mẫu trong điều tra mẫu).
c. Đối với
các trang trại
Bảng kê các
trang trại được lập cho từng xã/phường/thị trấn. Căn cứ vào tiêu chí xác định
kinh tế trang trại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo TĐT
cấp xã thực hiện rà soát, lập danh sách trang trại trên địa bàn.
Thời hạn: Ban
Chỉ đạo TĐT cấp tỉnh hoàn thành lập bảng kê và báo cáo số lượng trang trại về
Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương chậm nhất ngày 05/4/2016.
3. Tuyển dụng điều tra viên và tổ trưởng
a. Nhiệm vụ
của điều tra viên và tổ trưởng
- Nhiệm vụ của
điều tra viên:
+ Tham dự đầy đủ
và nghiêm túc lớp tập huấn dành cho điều tra viên;
+ Trực tiếp đến
các đơn vị điều tra được phân công để phỏng vấn thu thập thông tin trong phiếu
điều tra theo đúng yêu cầu;
+ Thực hiện đầy
đủ các quy định đối với điều tra viên trong quy trình thu thập thông tin và kiểm
tra của tổ trưởng; phối hợp với tổ trưởng hoàn thành các công việc có liên quan
khác.
- Nhiệm vụ của
tổ trưởng:
+ Phối hợp với
trưởng thôn (ấp, bản), Hội nông dân, Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ,... để tuyên
truyền giải thích mục đích, ý nghĩa, kế hoạch tiến hành cuộc Tổng điều tra;
+ Quản lý, điều
hành đội điều tra tại địa bàn: Phân chia địa bàn điều tra cho từng điều tra
viên, giám sát công việc của điều tra viên, kiểm tra phiếu điều tra. Báo cáo tiến
độ điều tra về Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã theo quy định;
+ Nghiệm thu
phiếu điều tra của các điều tra viên, chịu trách nhiệm về chất lượng phiếu điều
tra và tổng hợp nhanh kết quả điều tra trên địa bàn phụ trách, báo cáo và bàn
giao phiếu điều tra cho Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã theo quy định.
b. Yêu cầu
đối với đối tượng tuyển dụng làm điều tra viên, tổ trưởng
Ban Chỉ đạo TĐT
cấp huyện hoặc Chủ tịch UBND quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (nơi không
thành lập Ban Chỉ đạo TĐT) chịu trách nhiệm trực tiếp tuyển chọn hoặc hướng dẫn
Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã hoặc Chủ tịch UBND phường, thị trấn (nơi không thành lập
Ban Chỉ đạo TĐT) tuyển chọn điều tra viên và tổ trưởng cho từng địa bàn điều
tra.
Người được tuyển
dụng làm điều tra viên, tổ trưởng là những người có sức khỏe, thời gian, trình
độ để tiếp thu và thực hiện tốt các quy định trong quy trình thu thập thông tin
của điều tra viên và kiểm tra của tổ trưởng; có kinh nghiệm và hiểu biết về
lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, nông thôn, nông dân và đời sống kinh tế
- xã hội ở địa bàn; nhiệt tình và có trách nhiệm đối với công việc được phân
công. Tổ trưởng phiếu 01/TĐTNN-HO ưu tiên là thành viên Ban chỉ đạo cấp xã để
thuận lợi cho công tác phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc triển khai thực
hiện theo địa bàn điều tra.
Để phù hợp với
thực tế của các địa phương, trong quá trình tuyển dụng điều tra viên, tổ trưởng
cần chú ý một số điểm sau:
- Đối với lực
lượng thu thập thông tin của Phiếu số 01/TĐTNN -HO: Điều tra viên nên tuyển dụng
theo địa bàn điều tra (thôn, ấp, bản); tổ trưởng tuyển dụng trong phạm vi xã,
phường, thị trấn và ưu tiên đối tượng là học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung
học, giáo viên, cán bộ hưu trí, cán bộ xã (phường, thị trấn), trưởng thôn (ấp,
bản). Ở vùng núi cao, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng
xa có thể tuyển dụng bộ đội biên phòng, công an, giáo viên làm điều tra viên.
Vùng dân tộc thiểu số, nếu điều tra viên không biết tiếng dân tộc thì cần tuyển
dụng người phiên dịch kiêm dẫn đường để giúp điều tra viên với số lượng hợp lý,
phù hợp điều kiện thực tế.
- Đối với lực
lượng thu thập thông tin của các loại phiếu có nội dung phức tạp, chuyên sâu
(Phiếu số 02/TĐTNN-TT, Phiếu số 03/TĐTNN-XA và Phiếu số 04/TĐTNN-HM): chọn điều
tra viên và tổ trưởng là người có trình độ nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm
trong điều tra thống kê và am hiểu thực tế địa bàn.
- Đối với lực
lượng thu thập thông tin gián tiếp tại địa phương (Phiếu số 05/TĐTNN-HTT,
06/TĐTNN-NTM và 07/TĐTNN-CĐL) do công chức Chi Cục Thống kê và Cục Thống kê trực
tiếp thực hiện.
c. Số lượng
điều tra viên, tổ trưởng cần tuyển dụng
- Điều tra
viên: Đối với điều tra hộ (bao gồm hộ điều tra toàn bộ và hộ điều tra mẫu) bình
quân một điều tra viên được phân công thực hiện thu thập thông tin của một địa
bàn điều tra. Đối với trang trại, bình quân một ngày một điều tra viên được
phân công thu thập thông tin của một trang trại.
- Tổ trưởng: Chỉ
tuyển dụng tổ trưởng đối với ba loại phiếu điều tra: phiếu số 01/TĐTNN-HO, phiếu
số 02/TĐTNN-TT và phiếu số 04/TĐTNN-HM; không tuyển dụng tổ trưởng đối với phiếu
điều tra số 03/TĐTNN-XA và các phiếu khác còn lại. Quy định mức bình quân cho từng
vùng như sau:
+ Đối với địa
bàn thuộc vùng núi cao, hải đảo: 01 tổ trưởng phụ trách 3 điều tra viên;
+ Đối với địa
bàn thuộc vùng núi thấp, vùng sâu, vùng xa: 01 tổ trưởng phụ trách 5 điều tra
viên;
+ Đối với vùng
còn lại: 01 tổ trưởng phụ trách 7 điều tra viên;
Ban Chỉ đạo TĐT
cấp tỉnh căn cứ vào hướng dẫn của Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương, điều kiện thực tế
của từng vùng, miền của địa phương (địa hình, giao thông,...), căn cứ vào số địa
bàn, số đơn vị điều tra và định mức điều tra cho một điều tra viên để xác định
số lượng điều tra viên, tổ trưởng cần tuyển dụng cho từng quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, bảo đảm đủ lực lượng để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng
khâu thu thập thông tin, đồng thời sử dụng tiết kiệm kinh phí trong tuyển chọn,
tập huấn điều tra viên, tổ trưởng.
4. Tập huấn Ban Chỉ đạo, giám sát viên, tổ trưởng và điều
tra viên
a. Cấp
Trung ương
Ban Chỉ đạo TĐT
Trung ương tổ chức các lớp tập huấn cho giám sát viên Trung ương, Ban Chỉ đạo
và Tổ Thường trực TĐT cấp tỉnh. Thời gian mỗi lớp 05 ngày, thành phần tham dự gồm
đại diện Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực TĐT cấp tỉnh.
b. Cấp tỉnh
Ban Chỉ đạo TĐT
cấp tỉnh tổ chức tập huấn cho giám sát viên cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo và Tổ Thường
trực TĐT cấp huyện. Thời gian mỗi lớp 05 ngày, thành phần tham dự gồm đại diện
Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực TĐT cấp huyện.
c. Cấp
huyện
Ban Chỉ đạo TĐT
cấp huyện:
- Tổ chức tập
huấn lập bảng kê các đơn vị điều tra. Thời gian mỗi lớp 0,5 ngày, thành phần
tham dự gồm đại diện Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã và người lập bảng kê.
- Tổ chức các lớp
tập huấn cho giám sát viên cấp huyện, Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã, tổ trưởng và điều
tra viên. Thời gian mỗi lớp 03 ngày, trong đó thời gian tập huấn cách ghi phiếu
số 01/TĐTNN-HO là 01 ngày và thời gian tập huấn cách ghi các loại phiếu khác 02
ngày.
Nội dung và
phương pháp tập huấn ở mỗi cấp được quy định cụ thể trong quy trình tập huấn do
Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương soạn thảo.
5.
Hoạt động tuyên truyền
- Hoạt động
tuyên truyền cần tập trung làm rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung chính và
kế hoạch thực hiện Tổng điều tra đến các cấp, các ngành và toàn bộ hộ dân cư.
Hoạt động tuyên truyền triển khai trong tháng 6 và tháng 7 năm 2016, trong đó tập
trung cao điểm từ ngày 25/6 đến 05/7/2016, gần với thời điểm bắt đầu và những
ngày đầu thực hiện thu thập thông tin.
Ban Chỉ đạo TĐT
các cấp huy động tối đa các hình thức tuyên truyền như: các phương tiện thông
tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, loa truyền thanh, báo viết, báo điện
tử, bản tin); cổ động (áp phích, khẩu hiệu, lô gô,...); tổ chức họp phổ biến ở
cộng đồng (họp thôn, ấp, bản, các đoàn thể quần chúng,…). Vận động các tổ chức
Đảng và đoàn thể quần chúng thực hiện tuyên truyền sâu rộng để các đơn vị thuộc
đối tượng điều tra tích cực hưởng ứng cuộc Tổng điều tra.
Trong quá trình
triển khai, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để huy động các nguồn lực
hỗ trợ cho cuộc Tổng điều tra và khuyến khích, động viên các tầng lớp nhân dân
thực hiện tốt nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin cho điều
tra viên.
- Tổng cục Thống
kê chuẩn bị điều kiện vật chất cần thiết (in áp phích, lô gô, đĩa CD, sổ tay
tuyên truyền,... về các nội dung cơ bản cuộc Tổng điều tra...) cung cấp cho Ban
Chỉ đạo TĐT các cấp để tuyên truyền, phổ biến về cuộc Tổng điều tra.
6.
Triển khai thu thập thông tin
a. Thông
tin thu thập qua phỏng vấn trực tiếp
Thu thập thông tin
được bắt đầu vào sáng ngày 01/7/2016. Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã tổ chức buổi lễ ra
quân thu thập thông tin Tổng điều tra tại trụ sở UBND, có băng cờ, khẩu hiệu và
loa truyền thanh cổ động để phổ biến, quán triệt kế hoạch thu thập thông tin ở
địa phương. Sau đó tổ trưởng, điều tra viên đến các địa bàn điều tra để thu thập
thông tin tại các đơn vị điều tra được phân công.
Đối với việc
thu thập thông tin phiếu số 01/TĐTNN-HO, điều tra viên phải có bảng kê danh
sách các hộ được phân công điều tra và cùng tổ trưởng kiểm tra lại các thông
tin của từng hộ trước khi đến hộ để điều tra.
Đối với những hộ
điều tra đầu tiên, điều tra viên đi cùng cán bộ thôn (ấp, bản), tổ trưởng để
cùng phỏng vấn thí điểm chủ hộ, đồng thời xem xét các thông tin chủ hộ cung cấp
có sát với thực tế hay không, từ đó rút kinh nghiệm phương pháp phỏng vấn đối với
các hộ tiếp theo.
Trong quá trình
thu thập thông tin, nếu chủ hộ chưa rõ câu hỏi, điều tra viên cần giải thích
thêm. Điều tra viên chỉ ghi vào phiếu những thông tin trung thực và đã được kiểm
tra, nhất là các thông tin về nguồn thu nhập hay ruộng đất cho thuê mướn, chuyển
nhượng, đấu thầu, giao cho người khác sử dụng. Điều tra viên tuyệt đối không được
tự ý ghi chép vào phiếu những thông tin sai sự thật dưới mọi hình thức.
Đối với các đơn
vị điều tra là trang trại, UBND xã, hộ mẫu, (phiếu số 02/TDDTNN-TT; phiếu số
03/TĐTNN-XA và phiếu số 04/TĐTNN-HM) điều tra viên cần thông báo trước cho các
đơn vị điều tra về thời gian điều tra viên đến, những người điều tra viên cần gặp
và khoảng thời gian cần thiết dành cho việc thu thập thông tin.
b. Thông
tin thu thập gián tiếp
Chi cục Thống
kê, Cục Thống kê phối hợp với Ban quản lý khu nhà ở cho công nhân ở khu vực
nông thôn; Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn khai thác thông tin từ hồ sơ hành chính để thu thập thông tin của các
phiếu số 05/TĐTNN-HTT, 06/TĐTNN-NTM và 07/TĐTNN-CĐL.
Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tiến hành thu thập thông tin từ hồ sơ quản lý của các tổ
chức cấp chứng nhận VietGAP và tương đương về sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,
thủy sản (phiếu số 08/TĐTNN-VietGAP).
Bộ Quốc phòng
thu thập thông tin thứ cấp từ báo cáo của các đơn vị trực thuộc và tiến hành xử
lý, tổng hợp kết quả điều tra phiếu số 09/TĐTNN-BQP.
7.
Tổng hợp nhanh
Kết quả Tổng điều
tra được tổng hợp nhanh một số thông tin chủ yếu về tình hình cơ bản của khu vực
nông nghiệp và nông thôn theo biểu mẫu do Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương quy định.
Thời gian tổng hợp nhanh ở mỗi cấp quy định như sau:
- Cấp xã tổng hợp
xong và gửi kết quả về Ban chỉ đạo TĐT cấp huyện chậm nhất ngày 05/8/2016;
- Cấp huyện kiểm
tra kết quả tổng hợp nhanh của cấp xã và nhập tin vào phần mềm tổng hợp nhanh
trực tuyến, xác nhận kết quả qua phần mềm chậm nhất ngày 20/8/2016;
- Cấp tỉnh kiểm
tra kết quả tổng hợp nhanh của cấp huyện theo phần mềm nhập tin tổng hợp nhanh
trực tuyến, xác nhận kết quả qua phần mềm chậm nhất ngày 15/9/2016 để Ban Chỉ đạo
TĐT Trung ương tổng hợp chung toàn quốc và công bố số liệu theo kế hoạch điều
tra.
Để bảo đảm chất
lượng của số liệu tổng hợp nhanh, Ban Chỉ đạo TĐT cấp tỉnh và cấp huyện có kế
hoạch hỗ trợ các Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã kiểm tra thông tin thu thập trước khi
tiến hành tổng hợp nhanh.
8.
Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra
a. Trách
nhiệm của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp
Nhằm bảo đảm chất
lượng của cuộc Tổng điều tra, Ban Chỉ đạo TĐT các cấp có trách nhiệm xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện việc giám sát, kiểm tra kết hợp thanh tra thường
xuyên hoặc đột xuất trong suốt thời gian từ khâu lập bảng kê, tập huấn, thu thập
thông tin và tổng hợp nhanh số liệu điều tra.
Lực lượng giám
sát, kiểm tra, thanh tra ở Trung ương bao gồm thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ Thường
trực TĐT Trung ương, công chức Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản, Vụ
Pháp chế và Thanh tra Thống kê và các đơn vị liên quan khác của Tổng cục Thống
kê. Lực lượng giám sát, kiểm tra, thanh tra ở địa phương là các thành viên Ban
Chỉ đạo, Tổ Thường trực cấp tỉnh, huyện, xã; công chức Cục Thống kê và các Chi
cục Thống kê.
Nội dung giám
sát, kiểm tra, thanh tra gồm: Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc lập bảng kê
các đơn vị điều tra; tổ chức các lớp tập huấn; số lượng và chất lượng phiếu,
cách hỏi và ghi phiếu của điều tra viên, tính logic giữa các cột, dòng, các chỉ
tiêu, quan hệ giữa các biểu, kiểm tra số học, đơn vị tính, đánh mã; các thủ tục
hành chính; kiểm tra thực địa tại địa bàn;...
Hình thức giám
sát, kiểm tra, thanh tra: Kiểm tra chéo, cấp trên giám sát, kiểm tra, thanh tra
cấp dưới; kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch, thanh tra độc lập và kiểm tra đột
xuất; kiểm tra trọng điểm, tổng kiểm tra trước khi nghiệm thu. Ban Chỉ đạo TĐT
cấp trên kiểm tra điển hình việc tổ chức và thực hiện điều tra đối với Ban Chỉ
đạo TĐT cấp dưới để phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong
quá trình điều tra.
b. Trách
nhiệm của Tổ trưởng điều tra
Nhằm bảo đảm chất
lượng của thông tin thu thập tại địa bàn trước khi nghiệm thu và bàn giao, tổ
trưởng phải kiểm tra tất cả các phiếu điều tra của tổ do mình phụ trách về nội
dung, tính logic, kiểm tra số học, các quy định hành chính bắt buộc (chữ ký, dấu).
Trong thời gian thu thập thông tin tại địa bàn, tổ trưởng phải trực tiếp đi
cùng điều tra viên đến một số đơn vị điều tra để kiểm tra việc thu thập thông
tin; tiến hành phỏng vấn lại một số hộ để thẩm định điều tra viên có đến hộ để
phỏng vấn không; kịp thời thông báo cho điều tra viên những sai sót để khắc phục
và thống nhất thực hiện; đồng thời chủ động kiểm tra các phiếu điều tra do điều
tra viên thực hiện, không để tồn đọng phiếu nhiều ngày.
9.
Phúc tra
Ban Chỉ đạo TĐT
Trung ương giao Tổng cục Thống kê tổ chức thực hiện phúc tra theo đúng Quy
trình phúc tra nhằm phát hiện những sai sót trong quá trình thu thập thông tin,
đánh giá chất lượng phiếu điều tra.
Công tác phúc
tra được thực hiện ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với Phiếu
số 01/TĐTNN-HO với số lượng hộ, số lượng địa bàn do Tổng cục Thống kê lựa chọn.
Phương pháp phúc tra là phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người đại diện cho hộ
có tên trong phiếu điều tra được chọn phúc tra, kết hợp với quan sát thực tế để
ghi vào phiếu phúc tra. (Chi tiết về công tác phúc tra được thể hiện tại Quy
trình phúc tra).
10. Nghiệm thu phiếu
a. Tổ chức
nghiệm thu phiếu ở các cấp
(1) Nghiệm thu
giữa tổ trưởng và điều tra viên: Tổ trưởng tiến hành nghiệm thu phiếu do các điều
tra viên thực hiện thu thập. Việc nghiệm thu được thực hiện theo từng đợt (từ
2-3 ngày) để có thời gian cho điều tra viên kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung
thông tin còn thiếu hoặc điều chỉnh thông tin chưa chính xác. Việc tổ chức nghiệm
thu giữa tổ trưởng và điều tra viên thực hiện theo Quy trình Thu thập thông tin
của điều tra viên và kiểm tra của tổ trưởng trong Tổng điều tra.
(2) Nghiệm thu
giữa Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã hoặc Chủ tịch UBND phường, thị trấn (nơi không
thành lập Ban Chỉ đạo TĐT) và tổ trưởng: Việc nghiệm thu được thực hiện trong
vòng 05 ngày ngay sau khi kết thúc giai đoạn thu thập thông tin tại địa bàn. Kết
thúc nghiệm thu phiếu điều tra chậm nhất ngày 5/8/2016.
(3) Nghiệm thu
giữa Ban Chỉ đạo TĐT cấp trên và Ban Chỉ đạo TĐT cấp dưới: Ban Chỉ đạo TĐT cấp
trên trực tiếp nghiệm thu phiếu điều tra của Ban Chỉ đạo TĐT cấp dưới. Thời
gian nghiệm thu của một đơn vị ở mỗi cấp từ 1 - 2 ngày tùy theo số lượng đơn vị
điều tra và chất lượng phiếu điều tra ở địa phương. Tiến độ tổ chức nghiệm thu
quy định như sau:
- Ban Chỉ đạo
TĐT cấp huyện nghiệm thu phiếu điều tra của Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã: Từ ngày
6/8/2016 đến ngày 20/8/2016;
- Ban Chỉ đạo
TĐT cấp tỉnh nghiệm thu phiếu điều tra của Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện: Từ ngày
21/8/2016 đến ngày 14/9/2016;
- Ban Chỉ đạo
TĐT cấp Trung ương nghiệm thu phiếu điều tra của Ban Chỉ đạo TĐT cấp tỉnh: Từ
ngày 15/9/2016 đến ngày 30/11/2016.
b. Nội
dung nghiệm thu bao gồm: Số lượng phiếu đã điều tra theo từng loại phiếu;
chất lượng số liệu, chất lượng phiếu và các tài liệu có liên quan. Thành phần
tham gia nghiệm thu ký vào biên bản nghiệm thu và chịu trách nhiệm về kết quả
đã nghiệm thu. (Chi tiết được thể hiện tại Quy trình nghiệm thu).
11. Công bố kết quả
Thông tin về kết
quả Tổng điều tra do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê công bố theo quy định của
pháp luật.
Cục trưởng Cục
Thống kê cấp tỉnh chỉ công bố kết quả Tổng điều tra ở địa phương mình theo đúng
kết quả do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã công bố.
Số liệu sơ bộ
công bố vào tháng 12 năm 2016; Kết quả chính thức công bố vào quý III năm 2017.
12. Một số nội dung liên quan khác
a. Tổng kết,
khen thưởng, kỷ luật
(1) Tổng kết
Việc tổng kết,
rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện Tổng điều tra được tiến hành ở ba cấp: Trung
ương, cấp tỉnh và cấp huyện.
- Ở Trung ương:
Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết Tổng điều tra.
Thành phần tham dự gồm: Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực TĐT Trung ương; đại diện Ban
Chỉ đạo, Tổ Thường trực TĐT cấp tỉnh; đại diện các tập thể và cá nhân được nhận
bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và bằng khen của Bộ trưởng.
- Ở cấp tỉnh:
Ban Chỉ đạo TĐT cấp tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Tổng điều tra trên địa bàn tỉnh.
Thành phần tham dự gồm: Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực TĐT cấp tỉnh; đại diện
Ban Chỉ đạo, Tổ Thường trực TĐT cấp huyện; đại diện các tập thể và cá nhân được
nhận bằng khen của Bộ trưởng và giấy khen của Cục trưởng Cục Thống kê cấp tỉnh.
- Ở cấp huyện:
Ban Chỉ đạo TĐT cấp huyện tổ chức hội nghị tổng kết Tổng điều tra trên địa bàn
huyện. Thành phần tham dự gồm: Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực TĐT cấp huyện; đại
diện Ban Chỉ đạo, Tổ Thường trực TĐT cấp xã.
(2) Khen thưởng
Những tập thể,
cá nhân có thành tích tốt trong cuộc Tổng điều tra sẽ được xét tặng các hình thức
khen thưởng: Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Giấy khen của Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
Ban Chỉ đạo TĐT
Trung ương giao Tổng cục Thống kê hướng dẫn Ban Chỉ đạo TĐT cấp tỉnh các hình
thức khen thưởng trong cuộc Tổng điều tra; đồng thời là cơ quan đầu mối thực hiện
xem xét, rà soát hồ sơ khen thưởng trình Hội đồng thi đua - khen thưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định đối với các hình thức khen thưởng nêu trên.
Đối với hình thức
khen thưởng là Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và cá nhân trong cuộc Tổng điều
tra tại địa phương, Ban Chỉ đạo TĐT cấp tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định và bố trí kinh phí khen thưởng theo
quy định của pháp luật.
(3) Kỷ luật
Những tập thể,
cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thống kê trong cuộc Tổng điều tra sẽ bị kỷ
luật theo quy định. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật.
b. In ấn,
vận chuyển, phân phát tài liệu
Các tài liệu có
số lượng sử dụng nhiều trong cuộc Tổng điều tra (Phương án, các loại phiếu, các
quy trình, sổ tay hướng dẫn ) do Tổng cục Thống kê tổ chức in ấn, phân bổ và vận
chuyển đến trụ sở Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo yêu cầu
tiến độ công việc. Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách
nhiệm tổ chức vận chuyển và phân phát đến các thành viên Ban Chỉ đạo các cấp tỉnh,
huyện, xã, giám sát viên, tổ trưởng và điều tra viên.
Đối với những
loại tài liệu có số lượng sử dụng ít (bảng kê đơn vị điều tra, hướng dẫn lập bảng
kê, hướng dẫn chọn mẫu, biểu tổng hợp nhanh các phiếu điều tra trang trại, UBND
xã và hộ mẫu,…), căn cứ điều kiện thực tế, Tổng cục Thống kê gửi mẫu tài liệu
cho Cục Thống kê để tổ chức nhân bản.
c. Mua và
phân phối vật tư, văn phòng phẩm
(1) Vật tư, văn
phòng phẩm chủ yếu sử dụng trong cuộc Tổng điều tra bao gồm: Thẻ thành viên Ban
Chỉ đạo, thẻ tổ trưởng, thẻ điều tra viên, sổ tay ghi chép, bút bi, băng xóa,
túi clearbag, cặp 3 dây bảo quản phiếu, túi nilon bảo quản phiếu điều tra hộ
toàn bộ, hộp cát tông đựng phiếu… phục vụ tập huấn và điều tra.
(2) Đối tượng sử
dụng vật tư, văn phòng phẩm là thành viên Ban Chỉ đạo các cấp, giảng viên các lớp
tập huấn, giám sát viên, tổ trưởng và điều tra viên. Vật tư, văn phòng phẩm được
giao cho người sử dụng phù hợp với nhiệm vụ được phân công thực hiện.
(3) Cục Thống
kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm in ấn, mua sắm và
phân phối những vật tư, văn phòng phẩm theo đúng hướng dẫn của Tổng cục Thống
kê về quy cách, số lượng, chủng loại.
(4) Những loại
vật tư, văn phòng phẩm còn lại như: eticket, lô gô, áp phích,… do Tổng cục Thống
kê in ấn, mua sắm, phân bổ và vận chuyển đến trụ sở Cục Thống kê tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương theo tiến độ.
d. Bảo quản
tài liệu
(1) Toàn bộ
thông tin ghi chép trên phiếu điều tra kể từ khi thu thập tại địa bàn được bảo
mật và lưu trữ theo qu y định của pháp luật hiện hành. Để phục vụ cho việc áp dụng
công nghệ nhận dạng ký tự thông minh và nhập tin cũng như lưu trữ sau này, các
phiếu điều tra phải được bảo quản tốt, không bị hư hỏng, rách, quăn, ẩm ướt.
(2) Trách nhiệm
về bảo mật thông tin và bảo quản phiếu điều tra:
- Điều tra viên
chịu trách nhiệm bảo mật thông tin và bảo quản phiếu điều tra do mình thực hiện;
- Tổ trưởng chịu
trách nhiệm bảo mật thông tin và bảo quản phiếu điều tra do điều tra viên thuộc
phạm vi quản lý giao nộp;
- Ban Chỉ đạo
TĐT cấp xã hoặc Chủ tịch UBND phường, thị trấn (nơi không thành lập Ban Chỉ đạo
TĐT) chịu trách nhiệm bảo mật thông tin và bảo quản phiếu điều tra do các tổ
trưởng thuộc phạm vi quản lý giao nộp;
- Ban Chỉ đạo
TĐT cấp huyện hoặc Chủ tịch UBND quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (nơi
không thành lập Ban Chỉ đạo TĐT) chịu trách nhiệm bảo mật thông tin và bảo quản
phiếu điều tra do Ban Chỉ đạo TĐT cấp xã hoặc Chủ tịch UBND phường, thị trấn
(nơi không thành lập Ban Chỉ đạo TĐT) giao nộp;
- Ban Chỉ đạo cấp
tỉnh chịu trách nhiệm bảo mật thông tin và bảo quản phiếu điều tra do Ban Chỉ đạo
TĐT cấp huyện hoặc Chủ tịch UBND quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (nơi
không thành lập Ban Chỉ đạo TĐT) giao nộp;
- Các Trung tâm
Tin học Thống kê trực thuộc Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm bảo mật thông
tin và bảo quản phiếu điều tra do Ban Chỉ đạo TĐT cấp tỉnh giao nộp.
(3) Việc giao
nhận phiếu điều tra được thực hiện thông qua biên bản bàn giao tài liệu và phải
đảm bảo đầy đủ các thủ tục hành chính quy định (chữ ký có đóng dấu của người có
trách nhiệm của bên giao, bên nhận, ngày tháng và địa điểm giao, số lượng và loại
phiếu giao nhận,…).
(4) Các Trung
tâm Tin học Thống kê trực thuộc Tổng cục Thống kê có trách nhiệm bảo quản toàn
bộ phiếu điều tra lâu dài và chỉ được huỷ khi có văn bản đồng ý của cấp có thẩm
quyền.
X. KINH PHÍ TỔNG
ĐIỀU TRA
Kinh phí Tổng điều tra do ngân sách
Nhà nước bảo đảm cho mọi hoạt động quy định trong Phương án này. Việc quản lý và
sử dụng kinh phí thực hiện theo Thông tư số 53/2012/TT-BTC ngày 9/4/2012 của Bộ
Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí các cuộc Tổng điều
tra thống kê do Thủ tướng Chính phủ Quyết định và các văn bản hướng dẫn của Tổng
cục Thống kê.
Ban Chỉ đạo TĐT Trung ương giao Tổng
cục Thống kê hướng dẫn Ban Chỉ đạo TĐT các cấp việc quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí cụ thể cho các hoạt động của cuộc Tổng điều tra, theo nguyên tắc
tập trung, công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực
tế và đặc thù của từng đơn vị; thực hiện chi trả đúng định mức, đúng đối tượng,
đảm bảo chất lượng, khối lượng công việc được giao và chấp hành đúng các quy định
về chế độ tài chính./.