UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
33/2019/QĐ-UBND
|
Hưng Yên, ngày
03 tháng 10 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ
LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN NHIỆM KỲ 2016 - 2021 BAN HÀNH KÈM
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 13/2016/QĐ-UBND NGÀY 15 THÁNG 7 NĂM 2016 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Quyết định số
53/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế
làm việc mẫu của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Quyết định số
45/2018/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ
họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính
nhà nước;
Theo đề nghị của Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 314/TTr-VPUBND ngày 17 tháng 9 năm
2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên nhiệm
kỳ 2016 - 2021 ban hành kèm theo Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7
năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh, cụ thể như sau:
1. Sửa đổi Điều 20 như
sau:
“Điều 20. Họp giải quyết công việc của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Mỗi quý một lần, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh họp giải quyết công việc với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn cấp
tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình thực hiện chủ trương, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của tỉnh, sự chấp hành chỉ đạo,
điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và thực hiện Quy
chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Khi cần thiết, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh họp giải quyết công việc với các cơ quan chuyên môn thuộc lĩnh vực
mình phụ trách để kiểm tra, nắm tình hình, đôn đốc thực hiện chương trình công
tác và chỉ đạo những vấn đề phát sinh đột xuất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
triệu tập Thủ trưởng một số cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân một số
huyện họp bàn giải quyết các vấn đề liên quan đến các cơ quan, địa phương đó.”
2. Bổ sung Điều 20a như
sau:
“Điều 20a. Việc tổ chức cuộc họp giải
quyết công việc để giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành vượt quá thẩm
quyền hoặc để giải quyết những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan,
đơn vị chuyên môn
1. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh có thể đề nghị tổ chức cuộc họp giải quyết công việc của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh điều phối giải
quyết những vấn đề quan trọng liên ngành vượt quá thẩm quyền của cơ quan chuyên
môn.
2. Trong trường hợp hồ sơ đề án, dự
án, dự thảo văn bản hoặc giải quyết công việc cụ thể trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, đơn vị chuyên môn, Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức họp với các cơ quan, đơn vị liên quan để phối
hợp xử lý, thống nhất phương án trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Sau không
quá 02 ngày làm việc, cơ quan chủ trì trình phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh nghiên cứu, tiếp thu và hoàn chỉnh hồ sơ; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định hoặc cho ý kiến
chỉ đạo giải quyết công việc đó.”
3. Sửa đổi Điều 21 như
sau:
“Điều 21. Họp của cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mời Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự họp
1. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tổ chức cuộc
họp trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi có nhu cầu mời Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự họp hoặc làm việc phải có văn bản đăng ký
trước với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để phối hợp chuẩn bị nội dung, bố trí
lịch làm việc và phân công chuyên viên theo dõi, phục vụ. Đối với những vấn đề
cấp bách, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp báo cáo và chủ động bố
trí thời gian để
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh làm việc với cơ quan, đơn vị, xử lý kịp thời vấn đề phát sinh.”
4. Bổ sung Điều 21a như
sau:
“Điều 21a. Trách nhiệm của Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức cuộc họp của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh
1. Tổng hợp và lồng ghép việc tổ chức
các cuộc họp hàng năm, hàng tháng, hàng tuần của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong kế hoạch thực hiện chương trình
công tác, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
2. Tham mưu cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh trong bố trí, sắp xếp các cuộc họp một cách hợp lý.
3. Thẩm tra về sự cần thiết và nội
dung cuộc họp giải quyết công việc do Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức để điều phối giải
quyết những vấn đề quan trọng liên ngành vượt quá thẩm quyền của cơ quan chuyên
môn.
4. Mời họp đến các cơ quan và cá nhân
đúng thành phần theo chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Đôn đốc, hướng dẫn cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh được phân công chuẩn bị đầy đủ, đúng yêu cầu quy
định các tài liệu, văn bản thuộc nội dung của cuộc họp và gửi trước ngày họp
theo quy định.
6. Chỉ đạo chuẩn bị địa điểm, cơ sở vật
chất và các điều kiện phục vụ họp, bảo đảm an ninh, an toàn cho cuộc họp (nếu
cuộc họp được tổ chức tại trụ sở của Ủy ban nhân dân tỉnh); phối hợp với các cơ
quan liên quan để thực hiện các nhiệm vụ này nếu cuộc họp tổ chức tại cơ quan,
đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Thẩm tra các đề án, dự án hoặc vấn
đề, công việc thuộc nội dung cuộc họp; tóm tắt các vấn đề thuộc nội dung cuộc họp,
xác định những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và đề xuất hướng xử lý.
8. Tham dự
hoặc cử cấp dưới tham dự cuộc họp.
9. Tổ chức ghi biên bản, ghi âm nội
dung cuộc họp theo chỉ đạo của người chủ trì cuộc họp.
10. Thông báo bằng văn bản ý kiến kết
luận chỉ đạo của người chủ trì cuộc họp (nếu có).
11. Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thực
hiện ý kiến kết luận, chỉ đạo tại cuộc họp.
12. Là đầu mối cung cấp, đăng tải
thông tin trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh và cung cấp thông tin về họp cho cơ
quan thông tấn, báo chí theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
13. Đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng, giảm số lượng các cuộc họp trong năm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.”
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ
quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Điều 3. Điều khoản thi hành
Quyết định
này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2019./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phóng
|