QUY ĐỊNH TẠM THỜI
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN TÔN GIÁO THUỘC SỞ NỘI VỤ TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3132/QĐ-UBND ngày 25/9/2008 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
Điều 1. Vị trí và chức năng
Ban Tôn
giáo Quảng Nam (sau đây gọi tắt là Ban Tôn giáo) là tổ chức tương đương Chi cục
trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam (sau đây gọi tắt là Sở Nội vụ), giúp Giám đốc
Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo và công tác
tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật.
2. Ban Tôn
giáo chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Giám đốc Sở
Nội vụ; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên
môn nghiệp vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ).
3. Ban Tôn
giáo có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có tài khoản và con dấu riêng.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Tham mưu
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất về công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo; cụ thể hoá chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo phù hợp với tình hình của tỉnh.
2. Tham
mưu, giúp Giám đốc Sở Nội vụ trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định,
chỉ thị và chương trình, kế hoạch, giải pháp, biện pháp huy động phối hợp liên
ngành trong lĩnh vực tôn giáo.
3. Giúp
Giám đốc Sở Nội vụ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
các chương trình hành động về công tác tôn giáo đã được phê duyệt; thông tin,
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý.
4. Hướng dẫn,
chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về tôn giáo; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm sự bình đẳng giữa các tôn
giáo trước pháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
5. Nghiên cứu,
giúp Giám đốc Sở Nội vụ xây dựng, đề xuất với UBND tỉnh về chính sách và thực
hiện chính sách đối với tổ chức tôn giáo và chức sắc, nhân sĩ tôn giáo theo
phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.
6. Được UBND
tỉnh uỷ quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp thẩm định
các yêu cầu của các tổ chức và cá nhân tôn giáo trên các lĩnh vực như:
- Tổ chức đại
hội, hội nghị của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
- Việc nhập
tu, bổ nhiệm, phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển các chức sắc, chức việc,
nhà tu hành trên phạm vi tỉnh.
7. Giúp
UBND tỉnh xem xét đề nghị sửa chữa, xây dựng các công trình thờ tự, tín ngưỡng,
tôn giáo của tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật.
8. Làm đầu
mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
9. Tham gia
quản lý các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có liên quan đến công tác
tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
10. Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể quần
chúng có liên quan trong việc tuyên truyền và vận động quần chúng nhân dân, tín
đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo chấp hành nghiêm chỉnh đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về tôn giáo tại địa phương.
11. Giúp
UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động quốc tế của các nhà tu
hành, chức sắc, nhân sĩ tôn giáo theo quy định của pháp luật. Thực hiện công
tác hợp tác quốc tế về lĩnh vực công tác được giao theo quy định của pháp luật
và của UBND tỉnh.
12. Thực hiện
công tác khen thưởng và đề xuất với cấp có thẩm quyền khen thưởng theo thẩm quyền
về công tác tôn giáo.
13. Thực hiện
công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo chống tham nhũng,
tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực công tác được UBND tỉnh
giao theo quy định của pháp luật.
14. Hướng dẫn
chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác tôn giáo đối với các cơ
quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
15. Tổ chức
nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông
tin, lưu trữ, cung cấp số liệu thuộc công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ
lĩnh vực công tác tôn giáo.
16. Thực hiện
quy định của UBND tỉnh về danh mục công việc của các tổ chức tôn giáo, chức sắc,
chức việc, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên
thông.
17. Quản lý
tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ
đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.
18. Thực hiện
công tác thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ
được giao theo quy định với Giám đốc Sở Nội vụ, UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ,
Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ).
19. Quản lý
tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý
của UBND tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ.
20. Thực hiện
các nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ
giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế:
1. Lãnh
đạo Ban Tôn giáo:
1.1. Ban
Tôn giáo có Trưởng Ban và không quá 02 Phó Trưởng Ban.
Trưởng Ban
do một Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm nhiệm theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh,
là người đứng đầu Ban, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ và
trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Ban.
Phó Trưởng
Ban là người giúp Trưởng Ban, chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm
trước pháp luật và trước Trưởng Ban về lĩnh vực công tác được phân công. Khi
Trưởng Ban đi vắng, một Phó Trưởng Ban được Trưởng Ban uỷ nhiệm điều hành các
hoạt động của Ban.
1.2. Việc bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật,
từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng Ban, Phó Trưởng
Ban thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của UBND tỉnh.
2. Cơ cấu
tổ chức thuộc Ban, gồm:
2.1. Văn
phòng;
2.2. Phòng
nghiệp vụ.
Việc ban
hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thuộc Ban; bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức
danh tương đương thuộc Ban do Giám đốc Sở Nội vụ quyết định theo đề nghị của
Trưởng Ban Tôn giáo.
3. Biên
chế:
3.1. Biên
chế của Ban Tôn giáo là biên chế hành chính, do Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ hằng
năm trong tổng số biên chế hành chính, sự nghiệp của tỉnh.
3.2. Việc bố
trí cán bộ, công chức của Ban phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu
chuẩn, cơ cấu ngạch công chức nhà nước theo quy định.
Điều 4. Tổ chức thực hiện:
1. Giám đốc
Sở Nội vụ tỉnh căn cứ Quy định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan tổ
chức thực hiện. Trưởng Ban Tôn giáo ban hành Quy chế làm việc của Ban và chịu
trách nhiệm thực hiện Quy định này.
2. Trong
quá trình thực hiện Quy định, nếu có vấn đề phát sinh hoặc cần sửa đổi, bổ
sung, Trưởng Ban Tôn giáo kịp thời đề nghị Giám đốc Sở Nội vụ trình UBND tỉnh
xem xét, quyết định./.