ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 313/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày 17 tháng 4 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 79-KH/TU NGÀY 09/10/2019 CỦA BAN
THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 56 KL/TW NGÀY 23/8/2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA XI VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;
Căn cứ Kế hoạch số 79-KH/TU ngày 09/10/2019 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ
Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 226/TTr-TNMT ngày 08/4/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này
Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 79-KH/TU ngày 09/10/2019 của Ban
Thường vụ Tỉnh, ủy thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính
trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký.
Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc
UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên
quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (B/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (B/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ LĐVP, TH, TN, XD, GT, TKCT;
+ Lưu: VT, MT.Bình.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lại Thanh Sơn
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 79-KH/TU NGÀY 09/10/2019 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN KẾT
LUẬN SỐ 56-KL/TW NGÀY 23/8/2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA XI VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG QUẢN
LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 313/QĐ-UBND ngày 17/4/2020 của UBND tỉnh)
Thực hiện Kế hoạch số 79-KH/TU ngày
09/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày
23/8/2019 cửa Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa
XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường, UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động với nội dung chủ yếu
sau:
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa
phương quán triệt nghiêm túc, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc
nâng cao hiệu quả quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài
nguyên thiên nhiên; chủ động phòng chống, giảm nhẹ tác hại của thiên tai, thích
ứng với biến đổi khí hậu; phòng ngừa, kiểm soát, khắc phục ô nhiễm và nâng cao
chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh. Thông nhất cả về nhận thức và hành động
trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 79-KH/TU ngày 09/10/2019 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy.
2. Tiếp tục thực hiện các mục tiêu đề
ra trong Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 01/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết
định số 963/QĐ-UBND ngày 13/12/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bắc Giang đến năm 2030 và định hướng
đến năm 2050.
II- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Về ứng phó với biến đổi khí hậu
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động
ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, định hướng đến năm
2050 được UBND tỉnh phê duyệt, trong đó tập trung vào các nội dung chính sau:
- Triển khai Kế hoạch số 1486/UBND-KH
ngày 07/5/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về tuyên truyền tập huấn chính sách, pháp
luật về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu giai đoạn 2019-2025.
- Rà soát, bổ sung, thống nhất chức
năng, nhiệm vụ cho các cơ quan trên địa bàn tỉnh trong quản lý các vấn đề liên
quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ
các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh áp dụng các giải pháp thích ứng với biến
đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.
- Tăng cường hoạt động quan trắc, dự
báo, cảnh báo thiên tai, thời tiết cực đoan trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công
tác thẩm định công nghệ các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Xây
dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm và dự báo mức độ phát thải khí nhà kính.
- Đa dạng hóa nguồn lực, cân đối, bố
trí kinh phí đảm bảo công tác phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và triển
khai thực hiện các nhiệm vụ; dự án ưu tiên của Kế hoạch hành động ứng phó với
biến đổi khí hậu tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
2. Về quản lý tài nguyên thiên
nhiên
a) Đối với tài nguyên đất
- Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế,
chính sách về quản lý, sử dụng đất đai trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tăng
cường thanh tra, kiểm tra, giám sát về quản lý, sử dụng đất đai. Kiểm soát
nghiêm ngặt việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các mục đích
khác.
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông
tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cho từng giai đoạn để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng phù hợp với các vùng đất bị khô hạn hoặc ngập úng.
b) Đối với tài nguyên rừng, tài
nguyên khoáng sản
- Thực hiện tốt Nghị quyết số
249-NQ/TU ngày 01/11/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ
đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục
tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng, gắn với bảo tồn thiên nhiên với
nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Nâng cao tỷ lệ che phủ
rừng; tiếp tục thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng, đẩy mạng trồng rừng đầu
nguồn, rừng phòng hộ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; tăng cường biện pháp
ngăn ngừa, ứng phó hiệu quả với cháy rừng; ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi
phá rừng.
- Triển khai xây dựng Quy chế phối hợp
trong công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; lập
phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh
theo quy định hiện hành.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra việc chấp hành quy định pháp luật hiện hành đối với các tổ chức, cá nhân hoạt
động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Kịp thời phát hiện ngăn chặn, xử
lý nghiêm các hành vi vi phạm trong khai thác khoáng sản. Tiếp tục rà soát đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường đối với các tổ chức,
cá nhân hoạt động khai thác trên địa bàn tỉnh.
c) Đối với tài nguyên nước
- Tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn nước,
đặc biệt là các nguồn nước cấp cho các cơ sở, dự án cung cấp nước sạch.
- Khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế,
vùng phải đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra các hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước nhằm bảo vệ, khai thác, sử dụng
tài nguyên nước hợp lý không gây cạn kiệt, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về
khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước. Có chính sách khuyến khích, áp dụng
trên diện rộng các giải pháp sử dụng tiết kiệm nước.
- Thực hiện có hiệu quả việc quản lý
tổng hợp tài nguyên nước tại các lưu vực sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam.
Điều hòa và phân phối nguồn nước trên lưu vực sông, bảo đảm phân bổ, khai thác,
sử dụng tài nguyên nước hợp lý giữa các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ điều
tra, đánh giá, giám sát chất lượng nước cấp phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
trên địa bàn tỉnh.
3. Về bảo vệ môi trường
Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số
139-NQ/TU ngày 01/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác bảo vệ
môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, Chỉ thị số 17-CT/TU ngày
27/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc huy động toàn dân tập trung thu
gom, xử lý triệt để rác thải ra môi trường, Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày
31/10/2016 của UBND tỉnh, Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 16/3/2020 của UBND tỉnh,
trong đó tập trung vào các nội dung chính sau:
- Thực hiện thu hút các dự án đầu tư
có công nghệ sản xuất hiện đại thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng,
sử dụng hiệu quả tài nguyên; đối với dự án sử dụng hóa chất, các loại hình dự
án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cần thực hiện đánh giá xem xét kỹ càng
trong quá trình chấp thuận đầu tư. Khuyến khích sử dụng các giải pháp tiết kiệm
năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo hạn chế phát thải khí
nhà kính.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định,
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi
trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; tăng cường đôn đốc,
giám sát chủ đầu tư sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
- Tập trung thu gom, xử lý triệt để
rác thải ra môi trường trên địa bàn tỉnh theo tiến độ đề ra tại Kế hoạch số
58/KH-UBND ngày 16/3/2020 của UBND tỉnh.
- Cải thiện chất lượng môi trường
không khí, chú trọng giảm thiểu ô nhiễm bụi ở thành phố, các đô thị, các làng
nghề và khu vực khai thác khoáng sản; tập trung phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ
các dự án, cơ sở sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường. Đầu tư hệ thống giám
sát môi trường tự động liên tục chất lượng không khí khu vực thành phố Bắc
Giang và khu vực tập trung các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên. Mở
rộng kết nối và công khai kết quả quan trắc môi trường tự động.
- Quan tâm thu hút đầu tư dự án nghĩa
trang nhân dân cấp tỉnh, xây dựng nhà tang lễ, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý
nước thải các cụm công nghiệp, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải cho
các đô thị, ưu tiên đô thị từ loại IV trở lên. Đầu tư hệ thống giám sát môi trường
tự động đối với nguồn nước mặt sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, đấu tranh, phòng chống tội phạm và xử lý nghiêm các vi phạm về bảo vệ môi
trường, trong đó tập trung vào các khu, cụm công nghiệp, cơ sở, doanh nghiệp,
ngành nghề có nguồn thải lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Tăng cường kiểm
tra, giám sát hoạt động thu gom, chuyển giao, vận chuyển, xử lý chất thải công
nghiệp, chất thải nguy hại,
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tham
mưu UBND tỉnh các cơ chế, chính sách cụ thể về chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và thống nhất việc
tổ chức thực hiện Chương trình hành động; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện Kế hoạch số 79-KH/TU ngày 09/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh và
Chương trình hành động này, định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện tham mưu UBND tỉnh
báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các bộ, ngành trung ương theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính: Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổng hợp kế hoạch đầu tư, bố trí
kinh phí cho các nhiệm vụ, dự án và đề xuất trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh
xem xét quyết định.
3. Các sở, ban, ngành: Căn cứ chức
năng, nhiệm vụ được giao chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển
khai thực hiện các nội dung của Chương trình hành động này.
4. UBND các huyện, thành phố: Tổ chức
xây dựng cụ thể các nội dung chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Chương trình hành động này; phối hợp
với các sở, ban, ngành triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cụ thể.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố
triển khai thực hiện Chương trình hành động này.
6. Chế độ thông tin báo cáo: Định kỳ
hàng năm (trước ngày 15/12) các sở, cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo kết quả
thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trước
ngày 31/12.
7. Trong quá trình thực hiện, nếu có
khó khăn vướng mắc hoặc cần chỉnh sửa, bổ sung nội dung cụ thể của Chương trình
hành động, các sở, cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở
Tài nguyên và Môi trường) để xem xét quyết định./.