Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3100/1998/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Đặng Đức Lợi
Ngày ban hành: 18/11/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3100/1998/QĐ-UB

ngày 18 tháng 11 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;

Căn cứ Quyết định số 429/1998/QĐ-UB ngày 21/02/1998 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Ban hành Kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002; Kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 1998 và thành lập Hội đồng phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Lâm Đồng;

Theo đề nghị tại Tờ trình số 452/TTr-TP ngày 05/11/1998 của Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế hoạt động của Báo cáo viên pháp luật tại tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2: Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các thành viên Hội đồng phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Lâm Đồng và các báo cáo viên pháp luật chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/12/1998./.

 

 

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Q. CHỦ TỊCH




Đặng Đức Lợi

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 3100/1998/QĐ-UB ngày 18 tháng 11 năm 1998 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

I- Những quy định chung:

Điều 1: Báo cáo viên pháp luật gồm báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và cấp huyện, là những người có kiến thức, có khả năng, phương pháp báo cáo và truyền đạt nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, đang công tác hoặc đã nghỉ hưu, trực tiếp làm nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong cán bộ- công chức và các tầng lớp nhân dân.

Điều 2: Báo cáo viên pháp luật do cơ quan có thẩm quyền công nhận và Giám đốc Sở Tư pháp cấp thẻ. Các cơ quan Tư pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan để xây dựng đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các Báo cáo viên pháp luật thực hiện nhiệm vụ.

Điều 3: Báo cáo viên pháp luật hoạt động kiêm nhiệm hoặc chuyên trách, có nhiệm vụ thực hiện liên tục, thường xuyên, rộng khắp việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, với nhiều nội dung và hình thức phong phú, theo kế hoạch của từng cơ quan, tổ chức có báo cáo viên pháp luật và theo hướng dẫn của Hội đồng phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật Tỉnh Lâm Đồng, của cơ quan Tư pháp và các cơ quan khác có thẩm quyền, nhằm nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao dân trí pháp lý, văn hóa pháp luật, thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, đúng đắn, thống nhất.

II/ Tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật:

Điều 4: Báo cáo viên pháp luật phải hội đủ các tiêu chuẩn chung sau đây:

1- Có kiến thức nhất định về pháp luật, hiểu sâu về lĩnh vực được phân công công báo Công báo cáo.

2- Có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành chính sách pháp luật, có uy tín trong công tác, trong sinh hoạt ở cơ quan, cộng đồng dân cư.

3- Tự nguyện, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng, phương pháp truyền đạt và có điều kiện về sức khỏe, thời gian để hoàn thành nhiệm vụ báo cáo, tuyên truyền pháp luật.

4- Đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo cáo viên pháp luật.

III/ Quyền và nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật:

Điều 5: Báo cáo viên pháp luật có những quyền sau đây:

1- Được cung cấp những thông tin, văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu pháp luật liên quan đến nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

2- Được tham dự các hoạt động học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ và tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao kiến thức chuyên môn về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

3- Kiến nghị, đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

4- Được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định hiện hành.

5- Được cấp thẻ Báo cáo viên pháp luật để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Điều 6: Báo cáo viên pháp luật có những nghĩa vụ sau đây:

1- Trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở ngành, cơ quan, tổ chức mình đang công tác hoặc ở địa phương nơi đang cư trú.

2- Xây dựng kế hoạch, nội dung, biện pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức mình hoặc của Hội đồng phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

3- Tham gia công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, tham gia tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu hoặc theo sự phân công của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

4- Soạn thảo đề cương báo cáo tuyên truyền trên cơ sở các tài liệu chính thức có liên quan; ghi chép trung thực, đầy đủ, chính xác những nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã thực hiện vào sổ Nhật ký công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo công tác hàng tháng theo quy định.

5- Không được sử dụng Thẻ Báo cáo viên pháp luật để phục vụ cho các công việc ngoài mục đích tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

6- Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về hoạt động và nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật do mình thực hiện.

IV/ Hình thức và biện pháp hoạt động tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật:

Điều 7: Báo cáo viên pháp luật có thể hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hình thức và biện pháp sau đây:

1- Tuyên truyền miệng ( trực tiếp báo cáo, giảng bài, nói chuyện chuyên đề, tham gia các buổi tọa đàm, đối thoại, hội thảo... về các vấn đề pháp luật; thông qua hoạt động hòa giải, xét xử, giải quyết các tranh chấp pháp lý...)

2- Tham gia tổ chức thực hiện những hoạt động văn hóa văn nghệ có lồng ghép nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

3- Viết tin, bài... mang nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng ( báo, đài...) trung ương và địa phương.

4- Các hình thức, biện pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật hợp pháp khác.

V/ Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đối với hoạt động của báo cáo viên pháp luật:

Điều 8: Thẩm quyền công nhận Báo cáo viên pháp luật:

1- Giám đốc Sở Tư pháp công nhận Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh trên cơ sở thống nhất với các cơ quan, tổ chức hữu quan.

2- Chủ tịch UBND cấp huyện công nhận Báo cáo viên pháp luật cấp huyện trên cơ cơ sở đề nghị của Phòng Tư Pháp theo sự giới thiệu của các cơ quan, tổ chức hữu quan.

3- Giám đốc Sở Tư Pháp cấp thẻ Báo cáo viên pháp luật cho Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và cấp huyện.

Điều 9: Cơ quan Tư pháp có trách nhiệm sau đây:

1- Theo dõi và hướng dẫn hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của các Báo cáo viên pháp luật.

2- Bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật, cung cấp các ấn phẩm, tài pháp luật có liên quan đến nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật pháp luật cho các Báo cáo viên pháp luật.

3- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan kiểm tra, đôn đốc hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của Báo cáo viên pháp luật.

4- Sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của báo cáo viên pháp luật; đề nghị cấp có thẩm quyền hoặc trực tiếp khen thưởng, xử lý vi phạm đối với báo cáo viên pháp luật theo chế độ hiện hành.

Điều 10: Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có Báo cáo viên pháp luật.

1- Xây dựng chương trình và tổ chức tuyên tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ quan, tổ chức mình theo kế hoạch và hướng dẫn của trung ương và cấp có thẩm quyền để giao cho Báo cáo viên pháp luật thuộc cơ quan, tổ chức mình thực hiện.

2- Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động tuyên tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của Báo cáo viên pháp luật thuộc cơ quan, tổ chức mình; tạo điều kiện về thời gian và vật chất để báo cáo viên pháp luật thực hiện nhiệm vụ được phân công.

3- Thông tin cho cơ quan Tư pháp cùng cấp về tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ của báo cáo viên pháp luật.

4- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng và xử lý vi phạm đối với Báo cáo viên pháp luật thuộc cơ quan, tổ chức mình theo chế độ hiện hành.

VI - Khen thưởng và xử lý vi phạm:

Điều 11: Khen thưởng:

Báo cáo viên pháp luật có thành tích trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thì được khen thưởng theo quy định hiện hành.

Điều 12: Xử lý vi phạm:

Báo cáo viên pháp luật không còn đủ tư cách thì tùy theo mức độ sẽ bị đình chỉ hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và bị thu hồi Thẻ Báo cáo viên pháp luật hoặc chịu các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định chung.

VII- Điều khoản cuối cùng:

Điều 13: Hiệu lực của Quy chế:

Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày 01/12/1998 và có thể được sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3100/1998/QĐ-UB ngày 18/11/1998 về Quy chế hoạt động của Báo cáo viên pháp luật tỉnh Lâm Đồng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.799

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.2.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!