ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 309/QĐ-UBND
|
Ninh Bình, ngày
18 tháng 4 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ VĂN HOÁ VÀ THỂ THAO
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch
rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà
nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Kế hoạch số
177/KH-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về thống
kê, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong cơ quan hành chính
nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Văn hoá và Thể thao.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này 02 thủ tục hành chính
nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở
Văn hoá và Thể thao.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể
thao, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch
UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VP7.
ĐN_VP7_QĐ_2023
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Quang Thìn
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ VĂN HOÁ VÀ THỂ THAO
(Kèm
theo Quyết định số 309/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Bình)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TT
|
Tên thủ tục hành chính nội bộ
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
I
|
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
|
1
|
Thủ tục đặt tên, đổi tên đường,
phố và công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình
|
Văn hoá
|
Sở Văn hoá và Thể thao
|
2
|
Thủ tục đặt tên, đổi tên công
trình công cộng khác (không thuộc công trình công cộng có quy mô lớn, có ý
nghĩa quan trọng) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG TTHC
1. Thủ tục
đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa
quan trọng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
1.1. Trình tự thực hiện
Bước 1. UBND các huyện, thành phố
trên địa bàn tỉnh (UBND cấp huyện) tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng các đường,
phố và công trình công cộng dự kiến đặt tên, đổi tên; lập danh mục các tuyến đường,
phố và công trình công cộng cần đặt tên (hoặc đổi tên); căn cứ vào quy mô, tính
chất, cấp độ của đường, phố và công trình công cộng, lựa chọn tên tại Ngân hàng
tên đường phố và công trình công cộng được Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường,
phố và các công trình công cộng tỉnh phê duyệt, đề xuất phương án dự kiến đặt
tên cụ thể cho từng tuyến đường, phố, công trình công cộng; lập hồ sơ chi tiết
cho đề án.
UBND cấp huyện tổ chức xin ý kiến
nhân dân ở nơi có tuyến đường, phố và công trình công cộng dự kiến đặt tên; xin
ý kiến của các tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan chuyên môn về lịch sử, văn hóa,
các nhà khoa học của huyện, thành phố; công bố công khai phương án đặt tên, đổi
tên đường, phố và công trình công cộng trên các phương tiện thông tin đại chúng
để nhân dân tham gia góp ý kiến trước khi UBND cấp huyện trình Hội đồng tư vấn
tỉnh (thông qua Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực của Hội đồng).
Bước 2. UBND cấp huyện hoàn thiện
hồ sơ đề án xin ý kiến thẩm định của Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố
và các công trình công cộng tỉnh Ninh Bình. Hội đồng tư vấn tỉnh tiếp nhận hồ
sơ, tổ chức khảo sát đánh giá hiện trạng các tuyến đường, phố và công trình
công cộng đề nghị đặt tên, đổi tên; tổ chức cuộc họp xin ý kiến thẩm định của
các thành viên trong Hội đồng. Hồ sơ đủ điều kiện khi có ít nhất 2/3 thành viên
Hội đồng tư vấn thông qua (biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu
kín).
Bước 3. Sở Văn hóa và Thể thao
(cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn tỉnh) hoàn thiện hồ sơ, đề án gửi Sở
Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Căn cứ ý kiến thẩm định của
Sở Tư pháp, Sở Văn hóa và Thể thao trình UBND tỉnh.
Bước 4. Ủy ban nhân dân tỉnh họp
xem xét đề án.
Bước 5. UBND tỉnh hoàn thiện hồ
sơ, trình Hội đồng nhân dân tỉnh.
Bước 6. Ban Văn hóa xã hội,
HĐND tỉnh khảo sát, đánh giá hiện trạng các tuyến đường, phố và công trình công
cộng đề nghị đặt tên, đổi tên.
Bước 7. HĐND tỉnh ban hành Nghị
quyết theo thẩm quyền.
1.2. Thành phần hồ sơ
a) Hồ sơ UBND cấp huyện gửi Hội
đồng tư vấn tỉnh gồm:
- Tờ trình của UBND cấp huyện;
- Đề án đặt tên, đổi tên đường,
phố và công trình công cộng:
+ Tóm tắt ý nghĩa của tên dự kiến
để đặt tên, đổi tên các đường, phố và công trình công cộng; mô tả các công
trình về quy mô, cấp độ, kích thước;
+ Bản đồ/ Sơ đồ quy hoạch tổng
thể các đường, phố và công trình công cộng đề nghị đặt tên, đổi tên có xác định
điểm đầu, điểm cuối;
b) Hồ sơ Hội đồng tư vấn tỉnh
trình UBND tỉnh gồm:
- Hồ sơ UBND cấp huyện gửi Hội
đồng tư vấn tỉnh;
- Tờ trình của Hội đồng tư vấn;
- Dự thảo Đề án của UBND tỉnh về
việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
- Dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh
về việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
- Các văn bản khác có liên
quan.
c) Hồ sơ UBND tỉnh trình HĐND tỉnh
gồm:
- Hồ sơ UBND cấp huyện gửi Hội
đồng tư vấn tỉnh, hồ sơ Hội đồng tư vấn tỉnh trình UBND;
- Tờ trình của UBND tỉnh (bao gồm:
Đề án của UBND tỉnh, dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đặt
tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng).
1.3. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: Chưa
quy định.
1.5. Đối tượng thực hiện
TTHC: UBND cấp huyện.
1.6. Cơ quan giải quyết TTHC
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
HĐND tỉnh;
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
+ Cơ quan phối hợp: UBND tỉnh,
Sở Tư pháp.
1.7. Kết quả thực hiện TTHC:
Nghị quyết về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng của HĐND
tỉnh;
1.8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
1.9. Căn cứ pháp lý của TTHC
+ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP
ngày 11/7/2005 của Chính phủ về quy định về việc về ban hành quy chế đặt tên, đổi
tên đường, phố và công trình công;
+ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT
ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá Thông tin về Hướng dẫn thực hiện một số điều của
quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo
Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;
+ Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND
ngày 21 tháng 01 năm 2009 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy chế đặt
tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Thủ tục
đặt tên, đổi tên công trình công cộng khác (không thuộc công trình công cộng có
quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
2.1. Trình tự thực hiện
Bước 1. UBND xã/phường/thị trấn
hoặc đơn vị quản lý công trình công cộng lập đề án đặt tên công trình công cộng
gửi UBND cấp huyện.
Bước 2. UBND cấp huyện khảo sát
thực trạng, xác định quy mô, vị trí, ý nghĩa của công trình công cộng dự kiến đặt
tên; công bố công khai dự kiến tên công trình công cộng để nhân dân tham gia ý
kiến sau đó tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng tư vấn tỉnh (thông qua Sở
Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực của Hội đồng).
Bước 3. Hội đồng tư vấn tỉnh họp
lấy ý kiến của các thành viên trong Hội đồng; thẩm định hồ sơ đề án đặt tên
công trình công cộng trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
Bước 4. UBND tỉnh họp, xem xét
quyết định việc đặt tên hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định.
2.2. Thành phần hồ sơ
a) Hồ sơ của UBND cấp huyện gửi
Hội đồng tư vấn tỉnh:
- Tờ trình của UBND cấp huyện;
- Đề án đặt tên, đổi tên công
trình công cộng (tóm tắt ý nghĩa tên dự kiến đặt, ghi rõ vị trí, quy mô công
trình);
- Sơ đồ vị trí công trình công
cộng đề nghị đặt tên;
- Biên bản họp lấy ý kiến nhân
dân nơi có công trình công cộng dự kiến đặt tên, đổi tên;
b) Hồ sơ Hội đồng tư vấn tỉnh
trình UBND tỉnh gồm
- Hồ sơ UBND cấp huyện gửi Hội
đồng tư vấn tỉnh
- Tờ trình của Hội đồng tư vấn;
- Các văn bản khác có liên
quan.
2.3. Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: Chưa
quy định.
2.5. Đối tượng thực hiện
TTHC: UBND cấp huyện.
2.6. Cơ quan giải quyết TTHC
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao
2.7. Kết quả thực hiện TTHC:
Quyết định của UBND tỉnh
2.8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: Không.
2.9. Căn cứ pháp lý của TTHC
+ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP
ngày 11/7/2005 của Chính phủ về quy định về việc về ban hành quy chế đặt tên, đổi
tên đường, phố và công trình công;
+ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT
ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá Thông tin về Hướng dẫn thực hiện một số điều của
quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo
Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;
+ Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND
ngày 21 tháng 01 năm 2009 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy chế đặt
tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.