ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 30/2015/QĐ-UBND
|
Đắk Nông, ngày 30 tháng 10 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC
NỔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND &
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của HĐDN và UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Quản lý, sử dụng
vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 30/6/2011;
Căn cứ Quyết định số
51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật
liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
một số điều của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
ngày 12/7/2013;
Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP
ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 54/2012/NĐ-CP
ngày 22/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 76/2014/NĐ-CP
ngày 29/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ
hỗ trợ;
Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BCT
ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương về việc quy định chi tiết thi hành một số điều
của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công
nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BCT
ngày 21/9/2012 của Bộ Công Thương, sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số
23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một
số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu
nổ công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 20/2013/TT-BCT
ngày 05/8/2013 của Bộ Công Thương về việc quy định kế hoạch và biện pháp phòng
ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 61/2014/TT-BCT
ngày 29/12/2014 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện và quy định cụ thể một số
điều của Nghị định số 76/2014/NĐ-CP ngày 29/7/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Quản
lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BCA
ngày 21/01/2014 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp giấy
phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại
Tờ trình số 1169/TTr-SCT ngày 28 tháng 8 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý
vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày
kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 30/7/2010
của UBND tỉnh Đắk Nông.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc
các Sở: Công Thương; Lao động - Thương binh và Xã hội; Tài nguyên và Môi trường;
Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Gia Nghĩa và Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương;
- Cục KTVB - Bộ Tư pháp;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;
- Sở TT&TT (đăng trên Website của tỉnh);
- Báo Đắk Nông;
- Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Đắk Nông;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, CN-XD (H).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Bốn
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK
NÔNG
(Kèm theo Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND
ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đắk Nông)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về hoạt động
vật liệu nổ công nghiệp (sau đây viết tắt là VLNCN), kinh doanh tiền chất thuốc
nổ; an toàn trong hoạt động VLNCN, kinh doanh tiền chất thuốc nổ; quyền và
nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động VLNCN, kinh doanh tiền chất
thuốc nổ và quản lý nhà nước về hoạt động VLNCN, kinh doanh tiền chất thuốc nổ
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
2. Quy chế này không áp dụng đối với
các hoạt động VLNCN phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh và trong các trường hợp
khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức
(cơ quan, đơn vị), cá nhân tham gia hoạt động VLNCN, kinh doanh tiền chất thuốc
nổ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 3. Nguyên
tắc quản lý hoạt động VLNCN
1. Quản lý hoạt động VLNCN trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Nghị định số
39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ủy
quyền cho Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông: Cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy
phép sử dụng VLNCN cho các tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh; phê
duyệt phương án nổ mìn trong các khu vực dân cư, cơ sở khám chữa bệnh, khu vực
có các di tích lịch sử, văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, các công trình an ninh,
quốc phòng hoặc các công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ
khác theo quy định pháp luật.
Điều 4. Các hành
vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản
lý hoạt động VLNCN được quy định tại Điều 5 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày
23/4/2009 của Chính phủ.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản
lý và kinh doanh tiền chất thuốc nổ được quy định tại Điều 7 Nghị định số
76/2014/NĐ-CP ngày 29/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật
liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Điều 5. Yêu cầu về
chế độ báo cáo trong hoạt động VLNCN, kinh doanh tiền chất thuốc nổ
1. Tổ chức kinh doanh VLNCN phải lập
báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng, năm gửi Sở Công Thương; Phòng Cảnh sát Quản lý
hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ - Công an tỉnh về tình hình kinh doanh VLNCN trên địa bàn tỉnh theo mẫu
tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế này. Kỳ báo cáo sáu tháng được tính từ
ngày 15 tháng 12 của năm trước đến ngày 15 tháng 6 của năm báo cáo, kỳ báo cáo
năm được tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước đến ngày 15 tháng 12 của năm
báo cáo. Báo cáo sáu tháng gửi trước ngày 25 tháng 6, báo cáo năm gửi trước
ngày 25 tháng 12 hàng năm. Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền.
2. Tổ chức sử dụng VLNCN
a) Báo cáo định kỳ: Phải lập báo cáo
định kỳ 06 (sáu) tháng, năm gửi Sở Công Thương, Phòng Cảnh sát Quản lý hành
chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh về tình hình sử dụng VLNCN trên địa bàn
tỉnh cho từng giấy phép sử dụng VLNCN hoặc chứng nhận đăng ký sử dụng VLNCN
theo mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày
11/8/2009 của Bộ Công Thương quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định
số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về VLNCN. Kỳ báo cáo sáu tháng được
tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước đến ngày 15 tháng 6 của năm báo cáo, kỳ
báo cáo năm được tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước đến ngày 15 tháng 12 của
năm báo cáo. Báo cáo sáu tháng gửi trước ngày 20 tháng 6, báo cáo năm gửi trước
ngày 20 tháng 12 hàng năm.
b) Báo cáo đột xuất:
- Báo cáo ngay cho cơ quan công an
nơi tiến hành hoạt động VLNCN khi xảy ra xâm nhập trái phép khu vực chứa VLNCN
hoặc có mất cắp, thất thoát không rõ lý do hoặc nghi ngờ có mất cắp VLNCN;
- Trong vòng 24 giờ báo cáo UBND cấp
huyện và Sở Công Thương về việc dừng hoặc kết thúc hoạt động VLNCN hoặc các tai
nạn, sự cố xảy ra trong hoạt động VLNCN.
3. Tổ chức kinh doanh tiền chất thuốc
nổ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại
Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 61/2014/TT-BCT ngày 29/12/2014 của Bộ Công Thương hướng
dẫn thực hiện và quy định cụ thể một số điều của Nghị định số 76/2014/NĐ-CP
ngày 29/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ
hỗ trợ hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
4. Sở Công Thương có trách nhiệm lập
báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng, năm gửi Bộ Công Thương và UBND tỉnh về tình
hình quản lý, kinh doanh và sử dụng VLNCN theo mẫu Phụ lục 03 ban hành kèm theo
Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương. Báo cáo sáu tháng
gửi trước ngày 30 tháng 6, báo cáo năm gửi trước ngày 31 tháng 12 hàng năm. Báo
cáo đột xuất về tình hình hoạt động VLNCN, kinh doanh tiền chất thuốc nổ khi có
yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Chương II
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
KINH DOANH TIỀN CHẤT THUỐC NỔ
Điều 6. Điều kiện
kinh doanh tiền chất thuốc nổ
Tổ chức kinh doanh tiền chất thuốc nổ
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ
thuật, an toàn hóa chất và nhân lực được quy định tại Điều 11 Nghị định số
76/2014/NĐ-CP ngày 29/7/2014 của Chính phủ; Điều 3, Điều 4, Điều 5 Thông tư số
61/2014/TT-BCT ngày 29/12/2014 của Bộ Công Thương.
Điều 7. Quản lý
giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ
Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc trước
khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông, tổ chức được cấp Giấy phép phải nộp bản sao giấy phép kinh doanh tiền
chất thuốc nổ cho Sở Công Thương và Công an tỉnh Đắk Nông.
Điều 8. Trách nhiệm
của tổ chức kinh doanh tiền chất thuốc nổ
Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của tổ
chức kinh doanh tiền chất thuốc nổ được quy định tại Điều 5 Nghị định số
76/2014/NĐ-CP ngày 29/7/2014 của Chính phủ.
Điều 9. Danh mục
tiền chất thuốc nổ được phép kinh doanh
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số
76/2014/NĐ-CP ngày 29/7/2014 của Chính phủ.
Chương III
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Mục 1: KINH DOANH
VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 10. Điều kiện
kinh doanh VLNCN
Tổ chức kinh doanh VLNCN phải đáp ứng
các điều kiện được quy định tại Điều 19 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày
23/4/2009 của Chính phủ và Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày
22/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 11. Quản lý
hoạt động kinh doanh VLNCN
1. Tổ chức kinh doanh VLNCN thực hiện
việc lưu trữ, mua bán VLNCN theo đúng các quy định tại Điều 20 Nghị định số
39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ.
2. Tổ chức kinh doanh VLNCN phải lưu
trữ hồ sơ, tài liệu theo đúng quy định tại Điều 8 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP
ngày 23/4/2009 của Chính phủ.
Mục 2: KHO, BẢO QUẢN,
TIÊU HỦY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 12. Kho
VLNCN
1. Điều kiện xây dựng kho VLNCN:
Các tổ chức xây dựng kho VLNCN phải
thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 23 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP
ngày 23/4/2009 của Chính phủ và Điều 6 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn
trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp (sau
đây viết tắt là QCVN 02: 2008/BCT).
2. Đơn vị khai thác khoáng sản có sử
dụng VLNCN với thời gian tồn tại của mỏ từ 05 (năm) năm trở lên phải xây dựng
kho chứa VLNCN (loại kho cố định).
3. Trước khi đưa vào sử dụng, kho chứa
VLNCN phải được Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh kiểm tra các điều kiện theo quy định
của QCVN 02: 2008/BCT.
Điều 13. Quản lý
hoạt động bảo quản VLNCN
Tổ chức hoạt động VLNCN thực hiện việc
bảo quản VLNCN tại kho và tại khu vực nổ mìn theo quy định tại Điều 23 Nghị định
số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ và Điều 5, Điều 6, Điều 7 QCVN
02: 2008/BCT.
Điều 14. Tiêu hủy
VLNCN
Xác định VLNCN đem đi tiêu hủy; tổ chức
thực hiện tiêu hủy VLNCN; vị trí tiêu hủy VLNCN; trình tự và phương pháp tiêu hủy
VLNCN thực hiện theo quy định tại Điều 16 QCVN 02: 2008/BCT.
Mục 3: VẬN CHUYỂN
VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 15. Điều kiện,
quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động vận chuyển VLNCN
1. Điều kiện hoạt động vận chuyển
VLNCN:
Tổ chức hoạt động vận chuyển VLNCN phải
đáp ứng các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định số
39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ.
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt
động vận chuyển VLNCN:
Tổ chức hoạt động vận chuyển VLNCN có
các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định số
39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ.
Điều 16. Hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép vận chuyển VLNCN
Thực hiện theo quy định tại Khoản 3
Điều 26 Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Điều 17. Thẩm
tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển VLNCN
Cơ quan tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép vận chuyển VLNCN theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số
04/2014/TT-BCA ngày 21/01/2014 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về
cấp giấy phép vận chuyển VLNCN và hàng nguy hiểm.
Điều 18. Thời hạn
giấy phép vận chuyển VLNCN
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị
định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ.
Điều 19. Quản lý
về hoạt động vận chuyển VLNCN
1. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi
Giấy phép vận chuyển VLNCN thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư
số 04/2014/TT-BCA ngày 21/01/2014 của Bộ Công an.
2. Hiệu lực của giấy phép vận chuyển
VLNCN được quy định tại Điều 7 Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010 của Bộ
Công an quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng
nguy hiểm.
3. Người đến nhận giấy phép vận chuyển
VLNCN phải có giấy giới thiệu do lãnh đạo tổ chức ký và giấy chứng minh nhân
dân.
4. Trên đường vận chuyển, nếu người
thi hành công vụ theo quy định của pháp luật cần kiểm tra phương tiện vận chuyển
VLNCN thì người điều khiển phương tiện có nhiệm vụ dừng phương tiện (nhưng phải
tuân theo những quy định an toàn về vận chuyển VLNCN), xuất trình giấy tờ và
cung cấp những thông tin cần thiết cho người thi hành công vụ.
5. Nếu tổ chức cần vận chuyển VLNCN
mà không đủ điều kiện để vận chuyển thì hợp đồng thuê tổ chức khác có đủ điều
kiện để vận chuyển VLNCN theo đúng quy định của pháp luật.
Mục 4: SỬ DỤNG VẬT
LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 20. Điều kiện,
quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng VLNCN
1. Điều kiện sử dụng VLNCN:
Tổ chức hoạt động sử dụng VLNCN phải
đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 21 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày
23/4/2009 của Chính phủ.
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng
VLNCN:
Tổ chức sử dụng VLNCN có các quyền và
nghĩa vụ được quy định tại Điều 22 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của
Chính phủ.
Điều 21. Hồ sơ cấp
phép sử dụng VLNCN
1. Tổ chức có nhu cầu sử dụng VLNCN lần
đầu tại một địa điểm, gửi văn bản đề nghị kiểm tra thực địa đến Sở Công Thương.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công
an tỉnh, UBND cấp xã kiểm tra thực địa địa điểm nổ mìn và lập thành biên bản
theo mẫu Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy chế này để làm căn cứ cấp các giấy chứng
nhận có liên quan trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng VLNCN.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng
VLNCN (01 bộ) được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày
11/8/2009 của Bộ Công Thương.
3. Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh, cấp
lại giấy phép sử dụng VLNCN (01 bộ) được quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư
số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công Thương.
Điều 22. Đăng ký
sử dụng VLNCN
1. Tổ chức có giấy phép sử dụng VLNCN
do Bộ Công Thương hoặc Bộ Quốc phòng cấp, khi có nhu cầu sử dụng VLNCN lần đầu
tại một địa điểm, gửi văn bản đề nghị kiểm tra thực địa đến Sở Công Thương. Sở
Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an
tỉnh, UBND cấp xã kiểm tra thực địa địa điểm nổ mìn và lập thành biên bản theo
mẫu Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy chế này để Sở Công Thương làm căn cứ thẩm
tra, chứng nhận đăng ký sử dụng VLNCN.
2. Hồ sơ đăng ký sử dụng VLNCN (01 bộ)
được quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày
23/4/2009 của Chính phủ.
Điều 23. Thời
gian thụ lý hồ sơ, thu phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép sử dụng, chứng nhận
đăng ký sử dụng VLNCN
1. Thời gian thụ lý hồ sơ cấp, cấp lại,
điều chỉnh giấy phép sử dụng VLNCN thực hiện theo quy định tại Khoản 13 Điều 1
Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công Thương.
2. Thời gian thụ lý hồ sơ đăng ký sử
dụng VLNCN thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP
ngày 23/4/2009 của Chính phủ.
3. Tổ chức được cấp giấy phép sử dụng
VLNCN phải nộp phí thẩm định hồ sơ cấp giấy phép sử dụng VLNCN theo quy định tại
Nghị quyết số 40/2014/NQ-HĐND ngày 18/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk
Nông; tổ chức đăng ký sử dụng VLNCN phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài
chính.
Điều 24. Thời hạn
và hiệu lực giấy phép sử dụng VLNCN, chứng nhận đăng ký sử dụng VLNCN
1. Thời hạn giấy phép sử dụng VLNCN:
a) Đối với tổ chức sử dụng VLNCN để
thi công công trình theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 35 Nghị định số
39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ.
b) Đối với tổ chức sử dụng VLNCN để
khai thác khoáng sản theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định số
54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ.
2. Thời hạn chứng nhận đăng ký sử dụng
VLNCN:
a) Đối với tổ chức sử dụng VLNCN để
thi công công trình phụ thuộc vào thời hạn thi công công trình và thời hạn giấy
phép sử dụng VLNCN, nhưng không quá 02 (hai) năm.
b) Đối với tổ chức sử dụng VLNCN để
khai thác khoáng sản phụ thuộc vào thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản
và thời hạn giấy phép sử dụng VLNCN, nhưng không quá 05 (năm) năm.
Điều 25. Quy định
dịch vụ nổ mìn
1. Điều kiện để được làm dịch vụ nổ
mìn:
Tổ chức làm dịch vụ nổ mìn phải thoả
mãn các điều kiện được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 21; Khoản
1, Khoản 2 Điều 26 của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ.
2. Các trường hợp được thuê dịch vụ nổ
mìn và trách nhiệm của tổ chức thuê dịch vụ nổ mìn được quy định tại Khoản 3 Điều
9 Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương.
3. Trường hợp cần thiết nhằm bảo đảm
an ninh, an toàn trật tự xã hội, Sở Công Thương chỉ định, bắt buộc việc thực hiện
dịch vụ nổ mìn ở các khu vực, địa điểm có đặc thù về an ninh, trật tự xã hội
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 26. Quy định
hiệu lệnh nổ mìn
1. Tổ chức sử dụng VLNCN phải thông
báo bằng văn bản cho UBND cấp xã về các quy định cảnh báo nổ mìn, hiệu lệnh và
thời gian tiến hành nổ mìn của đơn vị. Trong một khu vực có nhiều đơn vị cùng
hoạt động nổ mìn thì các quy định, hiệu lệnh phải được quy ước giống nhau.
2. Những quy định về biển báo nổ mìn,
hiệu lệnh nổ mìn và thời gian nổ mìn của tổ chức phải được thông báo rộng rãi
cho toàn thể cán bộ, công nhân trong đơn vị, các đơn vị lân cận và dân cư sống
xung quanh khu vực nổ mìn với bán kính gấp hai lần bán kính an toàn khi nổ mìn
theo tính toán biết.
3. Tín hiệu báo hiệu nổ mìn phải thực
hiện bằng còi hụ hoặc gõ kẻng; âm thanh của còi báo hiệu hoặc kẻng báo hiệu phải
đảm bảo mọi người trong vùng bán kính nguy hiểm nghe rõ.
4. Tổ chức nổ mìn không được tự ý
thay đổi về thời gian nổ mìn, quy định, quy ước về hiệu lệnh nổ mìn.
Điều 27. Quy định
thời gian nổ mìn và không được nổ mìn
1. Thời gian nổ mìn:
a) Thời gian được phép tiến hành nổ
mìn tại các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông vào các ngày trong tuần
(trừ những ngày nghỉ theo quy định tại Khoản 2 Điều này); thời gian được phép
tiến hành khởi nổ trong ngày, buổi trưa từ 11 giờ 00 phút đến 13 giờ 00 phút,
buổi chiều từ 16 giờ 30 phút đến 18 giờ 00 phút.
b) Thời gian được phép tiến hành nổ
mìn tại các vị trí thi công công trình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông vào các ngày
trong tuần (trừ những ngày nghỉ theo quy định tại Khoản 2 Điều này); thời gian
được phép tiến hành khởi nổ trong ngày, buổi trưa từ 11 giờ 00 phút đến 13 giờ
00 phút, buổi chiều từ 16 giờ 30 phút đến 18 giờ 00 phút; Đối với các hạng mục
đặc thù thì thời gian nổ mìn khác trong ngày phải được Chủ đầu tư phê duyệt và
được sự cho phép của Sở Công Thương.
2. Thời gian không được nổ mìn:
a) Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán: Từ
ngày 23/12 (âm lịch) đến hết ngày 05/01 (âm lịch). Riêng đối với các đơn vị thi
công công trình do yêu cầu đẩy nhanh tiến độ phải nổ mìn trong những ngày này
thì đơn vị phải có văn bản gửi đến Sở Công Thương xem xét, tham mưu đề xuất
UBND tỉnh quyết định.
b) Trước ngày nghỉ lễ theo quy định tại
Bộ Luật lao động (trừ Tết Nguyên đán) 02 ngày và sau ngày nghỉ lễ 01 ngày.
c) Những trường hợp khác, Sở Công
Thương hoặc Công an tỉnh có thông báo bằng văn bản.
Điều 28. Quản lý
về hoạt động sử dụng VLNCN
1. Tổ chức sử dụng VLNCN phải lập Hộ
chiếu nổ mìn trước khi thực hiện một đợt nổ, nội dung hộ chiếu lập theo mẫu Phụ
lục 06 hoặc Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày
11/8/2009 của Bộ Công Thương.
2. Tổ chức sử dụng VLNCN phải có đầy
đủ hệ thống sổ sách ghi chép (sổ thống kê nhập và xuất VLNCN, sổ thống kê cấp
phát VLNCN, phiếu lệnh, phiếu trả VLNCN sau khi nổ...); phải thực hiện thống kê
đầy đủ khối lượng VLNCN xuất, nhập, tồn kho và tiêu hủy VLNCN. Sổ sách, chứng từ
nêu trên phải được bảo quản, lưu trữ trong thời hạn 10 (mười) năm.
3. Khi thay đổi người chỉ huy nổ mìn,
tổ chức phải gửi quyết định bổ nhiệm chỉ huy nổ mìn kèm theo bản sao bằng cấp,
chứng chỉ chuyên môn phù hợp, giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn về
VLNCN và lý lịch trích ngang lập theo mẫu Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quy chế
này của chỉ huy nổ mìn cho Sở Công Thương, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về
trật tự xã hội - Công an tỉnh trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ ngày ký quyết
định bổ nhiệm.
4. Sau thời gian 10 (mười) ngày kể từ
ngày giấy phép sử dụng VLNCN hoặc Chứng nhận đăng ký sử dụng VLNCN hết hạn, tổ
chức sử dụng VLNCN phải báo cáo tình hình và kết quả sử dụng VLNCN cho Sở Công
Thương, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh theo
mẫu tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009
của Bộ Công Thương.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 29. Trách
nhiệm của Sở Công Thương
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan trong việc xây dựng quy hoạch kho bảo quản VLNCN, định mức chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật trong sử dụng VLNCN trình UBND tỉnh phê duyệt theo đúng
quy định của pháp luật.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động
VLNCN, kinh doanh tiền chất thuốc nổ cho các đơn vị hoạt động VLNCN, kinh doanh
tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh.
3. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh,
UBND cấp huyện kiểm tra vị trí và tham mưu UBND tỉnh quyết định chủ trương xây
dựng kho VLNCN (đối với vị trí chưa có trong quy hoạch kho VLNCN); kiểm tra và
nghiệm thu kho bảo quản VLNCN trước khi đưa vào sử dụng.
4. Chịu trách nhiệm phối hợp với các
cơ quan có liên quan quản lý hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ đối với
các tổ chức trên địa bàn tỉnh.
5. Chủ trì, phối hợp với đơn vị có chức
năng tổ chức huấn luyện, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an
toàn về VLNCN, an toàn hóa chất cho những người làm việc liên quan đến VLNCN,
tiền chất thuốc nổ.
6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm
theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, xử lý vi phạm trong
quản lý hoạt động VLNCN, kinh doanh tiền chất thuốc nổ.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan, chính quyền địa phương kiểm tra thực địa vị trí đề nghị cho phép sử
dụng VLNCN.
8. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, cấp,
điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép sử dụng VLNCN theo thẩm quyền.
9. Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ, cấp, điều
chỉnh, cấp lại, thu hồi chứng nhận đăng ký sử dụng VLNCN đối với các tổ chức có
giấy phép sử dụng VLNCN do Bộ Công Thương hoặc Bộ Quốc phòng cấp theo quy định.
10. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và phê
duyệt phương án nổ mìn giám sát, phương án nổ mìn trong khu vực dân cư, cơ sở
khám chữa bệnh, khu vực có các di tích lịch sử, văn hóa, bảo tồn thiên nhiên,
các công trình quốc phòng, an ninh hoặc các công trình quan trọng khác của quốc
gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
11. Kiểm tra về kiến thức học tập bổ
sung của chỉ huy nổ mìn quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Thông tư số
23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương trước khi cấp giấy phép sử dụng
VLNCN.
12. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện
giám sát các ảnh hưởng nổ mìn; kế hoạch hoặc biện pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố
hóa chất trong hoạt động VLNCN của các tổ chức.
13. Thu phí thẩm định cấp giấy phép sử
dụng VLNCN, lệ phí đăng ký sử dụng VLNCN và quản lý theo đúng quy định của pháp
luật.
14. Tiếp nhận báo cáo của các tổ chức
kinh doanh tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh. Theo dõi tình hình sử dụng
VLNCN và quản lý giấy phép sử dụng VLNCN theo mẫu tại Phụ lục 04 ban hành kèm
theo Quy chế này.
Điều 30. Trách
nhiệm của Công an tỉnh
1. Phối hợp với Sở Công Thương trong
việc xây dựng quy hoạch kho bảo quản VLNCN trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Công Thương tuyên
truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động VLNCN kinh doanh
tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Công
Thương trong công tác kiểm tra: việc đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự,
việc đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy của tổ chức hoạt động VLNCN trên
địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của ngành.
4. Tham gia thanh tra, kiểm tra định
kỳ hoặc đột xuất các tổ chức kinh doanh tiền chất thuốc nổ, hoạt động VLNCN
trên địa bàn tỉnh do Sở Công Thương chủ trì theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với Sở Công Thương kiểm
tra thực địa vị trí đề nghị cho phép sử dụng VLNCN; ký văn bản cam kết về việc
đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy với đơn vị hoạt
động VLNCN; tiếp nhận hồ sơ, thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh trật tự; giấy phép vận chuyển VLNCN (M) theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện việc thẩm duyệt thiết kế
phòng cháy và chữa cháy kho VLNCN; phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra và nghiệm
thu kho VLNCN trước khi đưa vào sử dụng.
7. Tổ chức huấn luyện, kiểm tra và cấp
giấy chứng nhận về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho người lao động trước
khi thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến VLNCN.
Điều 31. Trách
nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Phối hợp với Sở Công Thương tuyên
truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về VLNCN đến các tổ chức hoạt động
VLNCN trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Công Thương kiểm
tra thực địa vị trí đề nghị cho phép sử dụng VLNCN.
3. Phối hợp với Sở Công Thương thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của
các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
4. Xử lý vi phạm về an toàn lao động,
vệ sinh lao động của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo thẩm
quyền.
Điều 32. Trách
nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Tham gia thanh tra, kiểm tra các
hoạt động VLNCN để khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.
2. Tham gia kiểm tra, giám sát những ảnh
hưởng do nổ mìn của các tổ chức sử dụng VLNCN để nổ mìn khai thác khoáng sản
trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.
Điều 33. Trách
nhiệm của Sở Xây dựng
Tham gia kiểm tra, giám sát những ảnh
hưởng do nổ mìn của các tổ chức sử dụng VLNCN để nổ mìn khai thác khoáng sản
làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.
Điều 34. Trách
nhiệm của UBND các huyện, thị xã
1. Phối hợp với Sở Công Thương tuyên
truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh doanh tiền chất
thuốc nổ và hoạt động VLNCN trên địa bàn.
2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ở địa
phương và UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức
kinh doanh tiền chất thuốc nổ, hoạt động VLNCN trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
3. Tham gia thanh tra, kiểm tra định
kỳ hoặc đột xuất các tổ chức kinh doanh tiền chất thuốc nổ, hoạt động VLNCN
trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia xử lý sự cố và các vấn đề
khác xảy ra có liên quan đến kinh doanh tiền chất thuốc nổ, hoạt động VLNCN
trên địa bàn.
5. Khen thưởng, xử lý vi phạm theo thẩm
quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng, xử lý các vi phạm theo
quy định của pháp luật.
Điều 35. Trách
nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước
đối với các tổ chức hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ, hoạt động VLNCN
trên địa bàn theo thẩm quyền.
2. Phối hợp với Sở Công Thương kiểm
tra thực địa vị trí đề nghị cho phép sử dụng VLNCN trên địa bàn khi có yêu cầu.
3. Tham gia thanh tra, kiểm tra định
kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn do Sở Công Thương hoặc
Công an tỉnh chủ trì khi có yêu cầu.
4. Tham gia xử lý sự cố và các vấn đề
khác xảy ra có liên quan đến kinh doanh tiền chất thuốc nổ, hoạt động VLNCN
trên địa bàn.
5. Tiếp nhận thông báo về các tín hiệu
cảnh báo nổ mìn, hiệu lệnh và thời gian tiến hành nổ mìn của tổ chức sử dụng
VLNCN trên địa bàn và có trách nhiệm thông báo rộng rãi cho nhân dân địa phương
quanh khu vực nổ mìn biết.
6. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc
đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 36. Điều
khoản chuyển tiếp
1. Giấp phép sử dụng VLNCN, chứng nhận
đăng ký sử dụng VLNCN được cấp trước ngày Quy chế này có hiệu lực được tiếp tục
thực hiện theo thời hạn quy định tại giấp phép sử dụng VLNCN, chứng nhận đăng
ký sử dụng VLNCN đó.
2. Tổ chức có kho VLNCN, phương tiện
vận chuyển VLNCN phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố theo quy định
tại Điều 12 Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05/8/2013 của Bộ Công Thương.
3. Tổ chức sử dụng VLNCN có kho chứa
VLNCN (kho tạm) chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại QCVN
02:2008/BCT và các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình trước
ngày Quy chế này có hiệu lực phải sửa chữa, nâng cấp kho đáp ứng đầy đủ các điều
kiện an toàn được quy định tại QCVN 02:2008/BCT và các quy định của pháp luật về
đầu tư xây dựng công trình. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/6/2016.
4. Đơn vị đang sử dụng VLNCN để khai
thác khoáng sản với thời gian tồn tại của mỏ từ 05 (năm) năm trở lên nhưng chưa
có kho chứa VLNCN phải lập thủ tục đầu tư xây dựng kho chứa VLNCN (loại kho cố
định) theo quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/6/2016.
Điều 37. Điều
khoản thi hành
1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với
các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan tổ
chức phổ biến, triển khai thực hiện Quy chế này và những quy định của pháp luật
liên quan đến kinh doanh tiền chất thuốc nổ, hoạt động VLNCN.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc, các Sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã; UBND các xã, phường,
thị trấn; các tổ chức kinh doanh tiền chất thuốc nổ, hoạt động VLNCN phản ánh bằng
văn bản về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh./.