UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH
PHÚ THỌ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 30/1999/QĐ-UB
|
Việt trì, ngày 05 tháng
01 năm 1999
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY
ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ
THỌ
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND
ngày 21-6-1994;
- Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26-2-1998;
- Căn cứ Quyết định số 148/QĐ-TU ngày 2-6-1998 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về
việc phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo
quyết định này bản ”Quy định phân cấp quản lý tổ chức cán bộ, công chức".
Điều 2: Quyết định này thay thế
cho Quyết định số 402/QĐ-UB ngày 6-5-1992 của UBND tỉnh Vĩnh Phú và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng
UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Thủ trưởng các Sở và cơ quan
ngang Sở, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ quyết định thi
hành.
|
T/M UỶ BAN NHÂN TỈNH
PHÚ THỌ
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Lâm
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC
VÀ CÁN BỘ,
( Ban hành kèm theo quyết định số: 30/1999/QĐ-UB ngày 05-01-1999 của UBND
tỉnh Phú Thọ)
Chương I
NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1: Bảo đảm sự lãnh đạo,
quản lý tập trung thống nhất của Đảng về tổ chức, cán bộ công chức các cơ quan
quản lý Nhà nước, các tổ chức sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở
phân công, phân cấp của Tỉnh uỷ.
Điều 2: Thực hiện quyền hạn của
UBND các cấp về công tác tổ chức và cán bộ công chức theo Luật tổ chức HĐND và
UBND.
Điều 3: Quản lý tổ chức, lao
động quỹ tiền lương, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công chức
thuộc các sở, ban, ngành ( gọi chung là sở) và UBND huyện, thành, thị, ( gọi
chung là huyện). Đảm bảo mối quan hệ hợp lý và chặt chẽ giữa quản lý theo ngành
và cấp.
Chương II
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM
CỦA CHỦ TỊCH VÀ UBND TỈNH
Điều 4: Căn cứ vào Nghị quyết
của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh ký các Quyết định:
- Thành lập, sáp nhập,
hợp nhất, chia tách, đổi tên và giải thể các sở, các tổ chức sự nghiệp trực
thuộc UBND tỉnh, các doanh nghiệp Nhà nước hạng 1, hạng 2.
- Công nhận, hoặc cho
phép thành lập các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
- Quyết định bổ nhiệm, đề
bạt, điều động, miễn nhiệm, nghỉ hưu, kỷ luật và xếp lương đối với cán bộ lãnh
đạo các Sở, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp,
cán bộ quản lý các doanh nghiệp Nhà nước hạng 1, hạng 2.
Điều 5: Chủ tịch UBND tỉnh quyết
định việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia tách và giải thể các tổ chức sau
đây:
a) Các phòng ban chuyên
môn thuộc các Sở, UBND huyện.
b) Các đơn vị sự nghiệp
trực thuộc Sở UBND huyện ( trừ các đơn vị ở điều 14).
c) Các doanh nghiệp Nhà
nước hạng 3, hạng 4.
d) Quyết định công nhận
hoặc thành lập các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp không thuộc diện Tỉnh uỷ
trực tiếp quản lý.
Điều 6: Chủ tịch UBND tỉnh quyết
định bổ nhiệm, đề bạt, điều động, miễm nhiệm, nghỉ hưu, kỷ luật đối với:
a) Cấp trưởng các đơn vị
quản lý Nhà nước gồm: Các Chi cục trực thuộc Sở, các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Sở bao gồm: Trung tâm khuyến nông, Trung tâm giống cây lương thực, Trung
tâm Y tế dự phòng; Trường cao đẳng sư phạm, Trường bồi dưỡng cán bộ quản lý
giáo dục, các trường Trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề; Ban bảo vệ sức
khẻo, Ban quản lý khu di tích Đền Hùng, các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa;
Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước từ hạng 3 trở lên, Giám đốc các doanh nghiệp
công ích do UBND tỉnh quyết định thành lập, (riêng bệnh viện đa khoa tỉnh quản
lý cả Phó Giám đốc)
b) Bổ nhiệm Chánh Thanh
tra Sở
c) Phê chuẩn kết quả bầu
cử các thành viên của UBND cấp huyện theo quy định của Luật tổ chức HĐND và
UBND.
Điều 7: Về biên chế, quỹ tiền
lương khu vực HCSN.
a) Căn cứ vào chỉ tiêu
biên chế, quỹ tiền lương của Chính phủ giao hàng năm, chủ tịch UBND tỉnh giao
chỉ tiêu cho các Sở, UBND huyện và các đơn vị dự toán cấp 1 theo hướng dẫn của
Bộ Tài chính và Quyết định về cơ chế điều hành kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh.
b) Chủ tịch UBND tỉnh
quản lý công tác cán bộ theo Pháp lệnh cán bộ công chức; quản lý việc tuyển
dụng, tiếp nhận lao động bổ sung vào biên chế HCSN, thực hiện các quy định về
thi tuyển công chức của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ.
Điều 8: Chủ tịch UBND tỉnh quyết
định xếp lương và nâng lương cho cán bộ công chức là chuyên viên chính và tương
đương.
Điều 9: Chủ tịch UBND tỉnh quản
lý về quy hoạch đào tạo cán bộ kế cận và dự bị; đào tạo, đạo tạo lại cán bộ
quản lý hành chính, quản lý kinh tế, chuyên môn nghiệp vụ ( thuộc quyền quản lý
của UBND tỉnh) và công tác tuyển sinh:
a) Quyết định chỉ tiêu
đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nội dung, chương trình, thời gian, đối tượng tuyển
sinh đối với hệ thống trường lớp thuộc UBND tỉnh quản lý.
b) Quyết định cho cán bộ
công chức thuộc quyền quản lý và học sinh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đi nghiên
cứu, học tập và công tác ở nước ngoài.
Chương III
PHÂN CẤP CHO THỦ TRƯỞNG
CÁC SỞ, UBND HUYỆN
Điều 10: Thủ trưởng các Sở, UBND
cấp huyện giúp UBND tỉnh quản lý cán bộ thuộc quyền quản lý cán bộ của UBND
tỉnh đang công tác ở các cơ quan thuộc Sở và UBND cấp huyện; đồng thời quản lý
toàn diện cán bộ, công chức còn lại, thuộc quyền quản lý của Sở và UBND cấp
huyện.
Điều 11: Thủ trưởng các Sở, Chủ
tịch UBND huyện được quyền:
a) Quyết định đề bạt, bổ
nhiệm, miễm, nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ chế độ BHXH, cho
thôi việc cán bộ công chức thuộc quyền quản lý của Sở, UBND cấp huyện. Trường
hợp kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương, hạ ngạch lương của cán bộ, công chức
thuộc quyền quản lý của mình, Thủ trưởng Sở, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện gửi
quyết định kỷ luật kèm theo công văn đề nghị để Ban tổ chức chính quyền tỉnh
làm thủ tục hạ bậc, hạ ngạch lương.
b) Đối với chức danh
Trưởng phòng ban chuyên môn, Giám đốc Trung tâm thuộc UBND cấp huyện, trước khi
ra quyết định đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm phải được thoả thuận bằng văn bản
của Thủ trưởng Sở quản lý ngành. Đối với chức Vụ trưởng, Phó phòng ban chuyên
môn thuộc Sở và cấp phó nói ở điểm a, điều 6, Giám đốc, Phó giám đốc doanh
nghiệp Nhà nước hạng 4 do Giám đốc Sở quyết định.
Các quyết định được gửi
Ban Tổ chức chính quyền để thực hiện việc theo dõi và quản lý đăng ký quỹ tiền
lương.
Điều 12: Việc tuyển dụng tiếp
nhận lao động vào biên chế cơ quan hành chính sự nghiệp thực hiện theo nguyên
tắc sau:
a) Phải trong phạm vi chỉ
tiêu biên chế do Chủ tịch UBND tỉnh giao cho đơn vị hàng năm và có đủ các tiêu
chuẩn theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức.
b) Khi tuyển dụng mới,
tiếp nhận cán bộ, công chức hành chính sự nghiệp từ nơi khác chuyên đến (không
thuộc biên chế quỹ tiền lương của tỉnh quản lý), từ doanh nghiệp chuyển sang cơ
quan hành chính sự nghiệp hoặc cho cán bộ chuyển công tác đến nơi khác và sang
doanh nghiệp:
- Nếu là đối tượng UBND
tỉnh quản lý, Giám đốc các Sở, Chủ tịch UBND cấp huyện phải đề nghị Chủ tịch
UBND tỉnh ra văn bản (sau khi được Ban tổ chức chính quyền xem xét trình).
- Nếu thuộc đối tượng
thuộc Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp quản lý thì trước khi ra
văn bản, phải có văn bản thoả thuận của Ban tổ chức chính quyền. Sau khi tiếp
nhận hoặc cho chuyển công tác phải lập phiếu cán bộ hoặc quyết định cho chuyển
công tác đến Ban tổ chức chính quyền để quản lý theo nhiệm vụ được giao nói tại
chương IV của bản quy định này.
c) Đối với cán bộ công
chức thuộc khu vực HCSN của tỉnh quản lý (trừ đối tượng Ban thường vụ Tỉnh uỷ
và UBND tỉnh quản lý) điều động từ ngành này sang nganỳh khác, từ tỉnh xuống
huyện, từ khối Đảng đoàn thể sang cơ quan quản lý Nhà nước và ngược lại do thủ
trưởng cơ quan nơi đi và nơi đến thoả thuận, Thủ trưởng co quan được phân cấp
quản lý cán bộ nơi cho đi ra quyết định thuyên chuyển. Quyết định gửi Ban tổ
chức chính quyền để thực hiện việc theo dõi, quản lý biên chế và đăng ký quỹ
tiền lương.
d) Đối với giáo viên các
trường trực thuộc Sở Giáo dục và đào tạo: Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo được
điều động nơi thừa sang nơi thiếu. Giáo viên các trường thuộc huyện quản lý xin
chuyển từ huyện này sang huyện khác phải được sự nhất trí bằng văn bản của UBND
huyện nơi cho đi và nơi nhận đến trước khi quyết định.
Điều 13: Việc thành lập tổ chức
mới:
a) Nếu là đơn vị HCSN,
các Sở, UBND huyện lập tờ trình (qua Ban Tổ chức chính quyền), Ban Tổ chức
chính quyền thẩm định và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
b) Nếu là doanh nghiệp
Nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ. Cơ quan chủ quản lập tờ trình
(qua Sở Kế hoạch và đầu tư), Sở Kế hoạch và đầu tư thẩm định trình UBND tỉnh
xem xét quyết định đối với doanh nghiệp hạng 3 và hạng 4; đề nghị UBND tỉnh
trình Thường vụ Tỉnh uỷ xem xét ra Nghị quyết đối với doanh nghiệp hạng 1 và 2.
Điều 14: Giám đốc Sở Giáo dục và
đào tạo được quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các trường mầm non,
trường phổ thông trung học cơ sở (cấp 2) sau khi có sự thoả thuận bằng văn bản
của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền.
- Chủ tịch UBND huyện
được quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể trường, lớp tiểu học theo
Quyết định số 3257/QĐ-ĐT ngày 8-11-1994 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
Trước khi quyết định phải có văn bản đồng thoả thuận của Giám đốc Sở Giáo dục
và đào tạo và Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
- Giám đốc Sở Giáo dục và
đào tạo quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng trường tiểu học sau khi thoả thuạan với
Chủ tịch UBND huyện. Chủ tịch UBND huyện quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Hiệu
phó trường mầm non, trường phổ thông trung học cơ sở và Hiệu phó trường tiểu
học, sau khi có thoả thuận của Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo.
Điều 15: Hồ sơ cán bộ công chức
thuộc ngành, cấp nào thì ngành cấp đó trực tiếp quản lý.
Chương IV
BAN TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN
Điều 16: Ban Tổ chức chính quyền
tỉnh có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Quyết định số 729/QĐ-UB
ngày 4-6-1997 cảu UBND tỉnh. Riêng về lĩnh vực quản lý tổ chức và cán bộ, công
chức, Ban Tổ chức chính quyền có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh quản lý những nội dung
sau đây:
a) Nghiên cứu, thẩm định
chuẩn bị các tờ trình, thủ tục về tổ chức bộ máy để UBND tỉnh xem xét quyết
định, hoặc trịnh Ban thường vụ Tỉnh uỷ, trình Chính phủ theo phân cấp quản lý.
b) Giúp UBND tỉnh quản lý
đội ngũ cán bộ công chức thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh để Chủ tịch UBND
tỉnh đánh giá, nhận xét phục vụ cho việc điều động, bố trí, đề bạt, xem xét khi
xét khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách Nhà nước quy định,
đồng thời quản lý một số nội dung theo quy định và theo dõi toàn diện đội ngũ
cán bộ công chức thuộc quyền quản lý của Giám đốc các Sở, Chủ tịch UBND cấp
huyện.
c) Quản lý về tổ chức và
hoạt động của các Hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
d) Quản lý hồ sơ gốc cán
bộ công chức thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh, quản lý phiếu công chức của cán
bộ công chức HCSN, cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Điều 17: Lập kế hoạch biên chế,
quỹ tiền lương khu vực HCSN, thống nhất với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính
vật giá, trình Chủ tịch UBND tỉnh để trình Chính phủ phê duyệt. Sau khi Chính
phủ giao chỉ tiêu dự kiến phân bổ biên chế, quỹ tiền lương khu vực HCSN trình
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Điều 18: Được Chủ tịch UBND tỉnh
uỷ quyền xem xét và quyết định xếp lương, hạ bậc lương từ ngạch chuyên viên và
tương đương trở xuống cho cán bộ công chức hành chính sự nghiệp thuộc các Sở và
UBND các huyện, cán bộ Y tế xã, cán bộ quản lý doanh nghiệp, mức sinh hoạt phí
theo hệ số mức lương của 4 chức danh cán bộ chuyên môn của UBND xã.
Điều 19: Thực hiện thanh tra,
kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc thực hiện bản quy định này. Khi thanh
tra kiểm tra phát hiện thấy cơ quan nào làm trái quy định phân cấp thì được
quyền yêu cầu cơ quan ra quyết định đình chỉ, bãi bỏ, hoặc báo cáo UBND tỉnh
xem xét quyết định.
Điều 20: Phối hợp, trao đổi với
Ban Tổ chức Tỉnh uỷ về công tác tổ chức cán bộ , với các Sở, UBND các huyện trong
quá trình thực hiện các quy định của bản quy định này, đảm bảo được nguyên tắc
Đảng lãnh đạo và nguyên tắc tập trung dân chủ.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22: Thủ trưởng các Sở, cơ
quan ngang Sở, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện nghiêm túc
bản quy định này. Trong qúa trình thực hiện nếu có gì vướng mắc phát sinh báo
cáo UBND tỉnh (qua Ban Tổ chức chính quyền tỉnh) để xem xét, điều chỉnh bổ sung
cho phù hợp.