ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2883/QĐ-UBND
|
Bình Dương, ngày 04 tháng 10 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY TRÌNH THỰC HIỆN NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ
CẤP PHÉP XÂY DỰNG THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH DƯƠNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm
2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày
18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày
05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày
23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày
30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày
30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết về thẩm định, phê duyệt
dự án đầu tư xây dựng và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 13
tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện
pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây
dựng và các thủ tục liên quan;
Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 25
tháng 08 năm 2018 về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc về cơ chế, chính sách
liên quan đến đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng
tại Tờ trình số 3814/SXD-QLXD,
ngày 30 tháng 9 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy trình thực hiện nhóm thủ tục hành chính trong
công tác thẩm định và cấp phép xây dựng theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Để
thực hiện hiệu quả quy trình và tạo sự chủ động cho địa phương, đơn vị hỗ trợ
các chủ đầu tư trong đầu tư xây dựng, ủy quyền thẩm quyền thẩm định thiết kế
xây dựng đồng bộ với thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, cụ thể:
- Đối với dự án, công trình sử dụng
nguồn vốn khác theo quy định phải được thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan
chuyên môn về xây dựng và cấp phép xây dựng, ủy quyền thẩm quyền thẩm định thiết
kế xây dựng của các sở quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành cho các phòng có chức năng tham mưu thẩm định
và cấp phép xây dựng cấp huyện trong trường hợp thẩm quyền cấp phép xây
dựng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thủ trưởng các phòng có chức năng tham
mưu thẩm định và cấp phép
xây
dựng cấp huyện có trách nhiệm xây dựng quy trình thực hiện và chuẩn bị các điều kiện cần
thiết để tổ chức thực hiện bảo đảm
hiệu quả, kịp thời.
- Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây
dựng cấp huyện không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định thì yêu cầu chủ
đầu tư trình thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp tỉnh theo quy
định hiện hành nhưng vẫn sử dụng phương thức liên thông theo quy định tại khoản
3, Điều 2 của Quy trình để lấy ý kiến các cơ quan liên quan khi cần thiết.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và
các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi
nhận:
-
Văn
phòng Chính phủ (Cục KS TTHC);
- Bộ Xây dựng:
- TT.TU. TT.HĐND;
- CT, các PCT.UBND
tỉnh;
- LĐVP, KSTT, KTN (Khm), TH, Website;
- Lưu. VT, H.
|
CHỦ TỊCH
Trần Thanh Liêm
|
QUY TRÌNH
THỰC
HIỆN NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ CẤP PHÉP XÂY DỰNG THEO
CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 2883/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này quy định
về cách thức giải quyết công việc, việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền
thẩm định, cấp giấy phép xây dựng (GPXD) và các cơ quan quản lý nhà nước có
liên quan công tác cấp GPXD để thực hiện cơ chế đồng thời và liên thông trong công tác thẩm định và cấp phép xây dựng trên
địa bàn tỉnh Bình Dương.
Chủ đầu tư có thể lựa chọn áp dụng quy trình này hoặc quy
trình thông thường khi thực hiện thủ tục cấp GPXD công trình. Trường hợp chủ
đầu tư lựa chọn áp dụng quy trình thông thường, thực hiện từng bước các thủ tục (thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật/ thiết kế bản vẽ thi
công, cấp GPXD), cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD vẫn có thể sử dụng phương thức liên
thông theo quy định tại Khoản 3, Điều 2 Quy trình này để lấy ý kiến các cơ quan
liên quan khi cần thiết.
2. Đối tượng áp dụng: Quy trình này áp dụng cho loại
công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp theo quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công
trình xây dựng sử dụng vốn khác có yêu cầu thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật / thiết kế bản
vẽ thi công và cấp GPXD (ngoại trừ công trình tôn giáo, công trình di tích
lịch sử - văn hóa, công
trình tượng đài, tranh hoành tráng).
Điều 2. Nguyên
tắc chung và định nghĩa khái niệm
1. Bảo đảm các nguyên tắc thực hiện cơ chế một
cửa liên thông theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23
tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.
2. Cơ chế đồng thời trong công tác thẩm định và cấp GPXD là
phương thức giải quyết cùng lúc các thủ tục: thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật / thiết kế bản
vẽ thi công, cấp GPXD hoặc thẩm định thiết kế kỹ thuật / thiết kế bản vẽ thi
công, cấp GPXD (gọi tắt là nhóm thủ tục) do cá nhân, tổ chức đề nghị giải quyết.
3. Cơ chế liên thông trong công tác cấp
GPXD là phương thức thực hiện gửi và nhận văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số để gửi và nhận ý kiến
chuyên môn trên phần mềm một cửa liên thông điện tử khi thực hiện nhóm thủ tục theo cơ chế một
cửa liên thông trong công tác cấp GPXD.
4. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
cơ quan có thẩm quyền cấp
GPXD là đầu mối tập trung
hướng dẫn thủ tục hành
chính liên quan đến công tác cấp GPXD; tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức để chuyển đến các đơn vị
chuyên môn giải quyết và nhận, trả kết quả cho cá nhân, tổ chức.
5. Toàn bộ thủ tục và quy trình cấp GPXD
phải thực hiện công khai trên Trang thông tin điện tử Sở Xây dựng, hệ thống Một
cửa điện tử tỉnh để các cá nhân, tổ chức đề nghị cấp GPXD thuận tiện trong giao dịch, theo
dõi và giám sát.
Chương II
QUY
TRÌNH THỰC HIỆN NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ CẤP PHÉP
XÂY DỰNG THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Điều 3. Nộp hồ
sơ đề nghị cấp GPXD
Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp GPXD
theo cơ chế đồng thời và liên thông tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của cơ
quan có thẩm quyền cấp GPXD. Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Thành phần hồ sơ trình thẩm định thiết
kế cơ sở theo quy định hiện hành đối với trường hợp thiết kế từ 02 bước trở lên.
2. Thành phần hồ sơ trình thẩm định
thiết kế kỹ thuật / thiết
kế bản vẽ thi công theo
quy định hiện hành.
3. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp GPXD
theo quy định hiện hành.
Chủ đầu tư nộp kèm tệp tin chứa bản chụp
thành phần hồ sơ nêu trên để thực hiện liên thông điện tử trong trường hợp cần
thiết.
Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ
đề nghị cấp GPXD
Khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận Tiếp nhận
và trả kết quả cấp Biên nhận cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ, ghi rõ thời gian giải quyết hồ sơ là 57
ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ (Bao gồm thời gian lấy ý kiến của các cơ
quan, đơn vị liên quan).
Điều 5. Xử lý hồ sơ
thẩm định thiết kế cơ sở
1. Sau khi nhận được hồ sơ, bộ phận
chuyên môn có trách nhiệm đối chiếu nội dung thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định tại
Khoản 2, Điều 58
Luật Xây dựng năm 2014 để xem xét giải
quyết.
2. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ
phận chuyên môn thẩm định thiết kế
cơ sở có trách nhiệm tổng hợp các nội dung cần hỏi ý kiến các cơ quan
liên quan (từ bộ phận chuyên môn cấp GPXD, thẩm định thiết kế kỹ thuật / thiết kế bản vẽ thi
công),
gửi văn bản điện tử có chữ ký số và tệp tin chứa bản chụp hồ sơ đến các cơ quan
có liên quan để thực hiện các thủ tục, lấy ý kiến về nội dung liên quan theo
quy định tại Khoản 2, Điều 2 Quy trình này. Thời hạn có ý kiến trả lời bằng văn
bản điện tử có chữ ký số của cơ
quan, đơn vị có liên quan đến thiết kế cơ sở không quá 12 (mười hai) ngày làm
việc. Nếu quá thời hạn,
các cơ quan, tổ chức liên quan
không có ý kiến trả lời bằng văn bản điện
tử có chữ ký số thì được xem như đã
chấp thuận về thủ tục, nội dung
xin ý kiến và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình.
3. Trường hợp hồ sơ không thuộc đối
tượng phải thực hiện thẩm định thiết kế cơ sở, bộ phận chuyên môn cấp GPXD làm đầu mối
tổng hợp nội dung từ
bộ phận chuyên môn thực hiện thẩm định thiết kế kỹ thuật / thiết kế bản vẽ thi công, hỏi ý
kiến các cơ quan liên quan theo quy định nêu trên.
4. Sau khi nhận được ý kiến trả lời bằng
văn bản điện tử có chữ ký số của các cơ quan liên
quan, trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD ban hành kết quả thẩm định thiết kế cơ sở.
Trường hợp thiết kế cơ sở của dự án đủ điều kiện để trình phê duyệt và triển khai các bước tiếp
theo thì chuyển kết quả cho bộ phận
chuyên môn thẩm định thiết kế kỹ thuật / thiết kế bản vẽ thi công, cấp GPXD để
phối hợp giải quyết tiếp thủ tục thẩm định thiết kế kỹ thuật / thiết kế bản vẽ thi công, cấp
GPXD.
Trường hợp thiết kế cơ sở của dự án chưa
đủ điều kiện để trình phê duyệt và triển khai các bước tiếp theo thì chuyển kết quả
cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả hồ sơ cho chủ đầu tư hoàn chỉnh theo hướng dẫn.
Điều 6. Xử lý hồ sơ
thẩm định thiết kế kỹ thuật / thiết kế bản vẽ thi công
1. Sau khi nhận được hồ sơ, bộ phận
chuyên môn có trách nhiệm đối chiếu nội dung thẩm định thiết kế theo quy định
tại Điều 83 Luật Xây dựng năm 2014 để xem xét giải quyết.
2. Trong thời gian 05 (năm) ngày
làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận chuyên môn thẩm định thiết kế kỹ thuật / thiết kế bản vẽ thi công có
trách nhiệm chuyển nội dung cần
lấy ý kiến các cơ quan liên quan đến bộ phận chuyên môn thẩm định thiết kế cơ sở để tổng hợp gửi văn bản điện
tử có chữ ký số và hồ sơ đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến về nội dung liên quan đến
thiết kế kỹ thuật / thiết
kế bản vẽ thi công; có văn bản thông báo cho chủ đầu tư các nội dung cần thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn ký
Hợp đồng với đơn
vị tư vấn thẩm tra trong
trường hợp có yêu cầu
chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp đơn vị tư vấn thẩm tra. Thời gian thực hiện thẩm tra theo quy định
hiện hành.
3. Sau khi nhận được hồ sơ và ý kiến trả
lời bằng văn bản điện tử có chữ ký số của các cơ quan liên quan, bộ phận chuyên môn thẩm
định thiết kế kỹ thuật
/ thiết kế bản vẽ thi công tiếp tục thụ lý hồ sơ. Sau khi nhận được kết quả thẩm định thiết kế cơ sở,
kết quả thẩm tra của đơn
vị tư vấn (trường hợp có yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực
tiếp đơn vị tư vấn thẩm tra), trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm
việc, trường hợp thiết kế kỹ thuật / thiết kế bản vẽ thi công của dự án đủ điều kiện để trình phê duyệt và
triển khai các bước tiếp theo, cơ quan thẩm quyền ban hành kết quả thẩm định thiết kế
thiết kế kỹ thuật / thiết kế bản vẽ thi công, đồng thời chuyển cho bộ phận chuyên môn phụ
trách cấp GPXD để phối hợp giải quyết thủ tục cấp GPXD.
Trường hợp thiết kế chưa đủ điều kiện để
phê duyệt và triển khai các bước tiếp theo thì chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả để trả hồ sơ cho chủ đầu tư hoàn chỉnh theo hướng dẫn.
Điều 7. Xử lý hồ sơ cấp
GPXD
1. Sau khi nhận được hồ sơ, bộ phận chuyên môn có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện cấp GPXD theo quy định
tại Điều 91, Điều 92 và Điều 94 Luật Xây dựng
năm 2014 để xem xét giải quyết.
2. Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận chuyên môn cấp GPXD có trách nhiệm chuyển nội dung cần lấy ý
kiến các cơ quan liên quan đến bộ phận chuyên môn thẩm định thiết kế cơ sở để tổng hợp
gửi văn bản điện tử có chữ ký số và hồ sơ
đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến về nội dung liên quan đến công tác cấp GPXD.
3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày
nhận hồ sơ, bộ phận chuyên môn cấp GPXD có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa, xác
định nội dung hồ sơ chưa hoàn chỉnh để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu
tư bổ sung hoàn
chỉnh hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản
thông báo trong thời hạn 20 ngày làm việc.
4. Sau khi nhận được ý kiến trả lời bằng
văn bản điện tử có chữ ký số của các
cơ quan liên quan, bộ phận chuyên môn cấp GPXD tiếp tục thụ lý hồ sơ. Sau khi
nhận được kết quả thẩm định thiết kế cơ sở,
hồ sơ bổ sung của chủ đầu tư, trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp GPXD, trong thời hạn 15 ngày làm
việc kể từ ngày ban hành kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, cơ quan thẩm quyền ban hành GPXD (đồng thời với kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật / thiết kế bản vẽ thi
công triển khai sau thiết kế cơ sở).
Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp
GPXD thì chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả hồ sơ cho
chủ đầu tư hoàn chỉnh theo hướng dẫn.
Chương III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm
thực hiện
1. Các cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD có
trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế
thiết kế kỹ thuật / thiết
kế bản vẽ thi công, cấp
GPXD theo đúng thẩm quyền và đúng quy định tại Quy trình này và các quy định
hiện hành; niêm yết công khai quy trình, thủ tục tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ
và trả kết quả và trên Trang thông tin điện tử cơ quan; theo dõi, tổng hợp kết quả thực
hiện.
2. Các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan
liên quan nội dung quy định tại Quy trình này có trách nhiệm trả lời văn bản
điện tử có chữ ký số lấy ý kiến của cơ quan
thực hiện thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật / thiết kế bản
vẽ thi công, cấp GPXD theo đúng thời gian quy định. Thời gian quy định để thực
hiện Quy trình này được tính theo thời gian gửi và nhận văn bản điện tử có sử
dụng chữ ký số được ghi
nhận trong hệ thống.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Trung tâm Hành chính
công tham mưu, phối hợp cơ quan, đơn
vị liên quan thực hiện công khai thủ tục hành chính trên Trang thông tin hành
chính công, ở Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của các sở, ban, ngành tại Trung tâm hành
chính công tỉnh theo các quyết định công bố của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Phối hợp với cơ quan,
đơn vị liên quan xây dựng
quy trình điện tử đối với thủ tục hành chính cấp tỉnh và phối hợp với Sở Thông
tin và Truyền thông để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện
thủ tục hành chính trên Hệ thống phần mềm Một cửa điện tử.
Điều 9. Tổ chức thực
hiện
Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các cơ
quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy
trình này; tổng kết, đánh giá, gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh.
Trong quá trình thực hiện Quy trình này,
nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan,
đơn vị hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để hướng
dẫn giải quyết. Trường hợp vượt thẩm quyền, Sở Xây dựng tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, chỉ đạo thực hiện./.