ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 287/QĐ-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 22 tháng 01 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2020 CỦA NGÀNH TƯ PHÁP
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số
16/2015/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2015 và Quyết định số 103/2017/QĐ-UBND ngày
22 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ Quyết định số
53/2019/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên
Huế về việc tổ chức lại các phòng chuyên môn thuộc Sở Tư pháp;
Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ trọng
tâm công tác của ngành Tư pháp được thông qua ngày 09 tháng 01 năm 2020 tại Hội
nghị triển khai công tác năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư
pháp tại Tờ trình số 03/TTr-STP ngày 10 tháng 01 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết
định này Chương trình công tác năm 2020 của ngành Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp
tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh: CT, các PCT;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, ĐĐBQH tỉnh, HĐND
- VPUBND tỉnh: các PCVP, CV: KH, TH;
- Lưu: VT, TTr.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Dung
|
CHƯƠNG TRÌNH
CÔNG TÁC NĂM 2020 CỦA NGÀNH TƯ PHÁP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 287/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Thực hiện Nghị quyết số
22/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2020, Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 01/01/2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành phê duyệt Chương trình công tác năm 2020 của ngành Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế, với
các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Tổ chức
thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh
ủy, HĐND tỉnh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Tư pháp, nhất là các
Kết luận liên quan đến kết quả tổng kết, đánh giá thực hiện Nghị quyết số
48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số
49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020; Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2009 của
Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của
luật sư để tổ chức triển khai, kịp thời, đầy đủ, hiệu quả tại địa bàn tỉnh. Thực
hiện quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng,
ban hành văn bản QPPL, gắn với thi hành đúng và nghiêm pháp luật. Nâng cao hơn
nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm
vụ của các cơ quan tư pháp và pháp chế, trong đó tập trung vào những lĩnh vực
trực tiếp gắn liền với người dân, doanh nghiệp như hộ tịch, chứng thực, lý lịch
tư pháp, bồi thường nhà nước, trợ giúp pháp lý, xử lý vi phạm hành chính và
theo dõi thi hành pháp luật; nâng cao chất lượng các dịch vụ công do ngành Tư
pháp địa phương quản lý.
2. Tăng cường
sự phối hợp với các Sở, Ban, ngành và địa phương trong triển khai, thực hiện
chương trình, nhiệm vụ công tác tư pháp; thực hiện tốt vai trò cơ quan tham mưu giúp UBND các cấp chỉ đạo, điều hành theo
pháp luật các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh.
II. CÁC NHIỆM VỤ
CÔNG TÁC NĂM 2020
1. Công tác xây
dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp, pháp chế; xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật
- Tổ chức thực hiện tốt chủ trương,
chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với kết quả tổng kết thực hiện Nghị quyết số
48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, sơ kết thực
hiện Hiến pháp 2013. Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã,
thành phố Huế triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 251/KH-UBND ngày 09/12/2019
của UBND tỉnh về xây dựng văn bản QPPL năm 2020.
- Sở Tư pháp, các Phòng Tư pháp chú
trọng công tác thẩm định văn bản QPPL, bảo đảm tính khả thi của văn bản; kịp thời
tự kiểm tra, kiểm tra các văn bản QPPL theo thẩm quyền; phát hiện và xử lý ngay
những văn bản trái quy định của pháp luật Trên cơ sở kết quả hệ thống hóa văn bản
QPPL kỳ 2014 - 2018, khẩn trương thực hiện hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản thuộc lĩnh vực, địa
bàn quản lý để đảm bảo tính hợp
hiến, hợp pháp, thống nhất, khả thi của hệ thống văn bản QPPL pháp luật, nhất
là các văn bản, quy định về môi trường đầu tư, kinh doanh.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông về
công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư
pháp thông qua: bản tin, tình huống giải đáp pháp luật, cơ sở dữ liệu pháp luật,...
để thu hút sự tham gia, phản ánh, đề xuất của doanh nghiệp nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật nói chung và liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nói
riêng.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án
“Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018
- 2022”. Tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật, tập trung vào lĩnh vực
trọng tâm liên ngành về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường và
các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, lĩnh vực được xác định là
trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Tổ chức phổ biến, quán triệt,
triển khai thi hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp
luật; Nghị định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính sau khi được Chính phủ ban hành.
- Xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành
các Kế hoạch: Xây dựng văn bản QPPL; Kiểm tra văn bản QPPL; Rà soát văn bản
QPPL theo chuyên đề, lĩnh vực; Triển khai công tác pháp chế; Hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp; Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
Thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh năm
2021.
2. Công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật
- Tổ chức triển khai hiệu quả văn bản
thay thế Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của
cán bộ, nhân dân tại địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt của Ban Bí thư. Rà
soát, đánh giá tình hình thực hiện các Chương trình, Đề án về PBGDPL, bảo đảm
thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bám sát mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ của từng
chương trình, đề án.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các kế
hoạch thực hiện Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021 và Đề án “Nâng cao
năng lực đội ngũ hòa giải viên giai đoạn 2018 - 2022”. Đẩy nhanh việc triển
khai Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai
đoạn 2019 - 2021”.
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến,
quán triệt nội dung các luật, pháp lệnh mới được ban hành; chú trọng công tác
PBGDPL trong nhà trường. Tiếp tục cải tiến về nội dung và hình thức của các
chuyên mục Trang thông tin điện tử; bám sát các sự kiện chính trị - pháp lý của
tỉnh, các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành, nhất là kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống
ngành Tư pháp; phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc.
- Xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành
các Kế hoạch: PBGDPL; thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công
ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền
dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân” (Đề án 452); Đề
án “Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật”
(Đề án 1259); Đề án “Đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác PBGDPL; Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức
và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về
phòng, chống tra tấn” (Đề án 65); thực hiện Quy định xây dựng xã, phường, thị
trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Công tác hòa giải ở cơ sở năm 2021 tại địa
bàn tỉnh.
3. Công tác
hành chính tư pháp
- Triển khai thực hiện Nghị định thay
thế Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, các Đề án, Kế
hoạch trong lĩnh vực quốc tịch theo đúng tiến độ, bảo đảm hiệu quả.
- Tổ chức triển khai hiệu quả Thông
tư thay thế Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày
16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản
sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực
hợp đồng, giao dịch sau khi được ban hành. Tăng cường hoạt động tập huấn nghiệp
vụ, kiểm tra, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác chứng thực; đồng
thời tiếp tục tổng hợp những vướng mắc, đề xuất hoàn thiện pháp luật về chứng
thực; chấn chỉnh, khắc phục sai sót trong công tác chứng thực.
- Tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật
nuôi con nuôi theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp; tăng cường tập huấn nghiệp vụ, hướng
dẫn triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày
21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi
con nuôi.
- Tổng kết 10 năm thi hành Luật Lý lịch
tư pháp; tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật. Tiếp tục triển khai giải pháp
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP, tra
cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu LLTP nhằm giải quyết triệt để tình trạng
chậm thời hạn cấp Phiếu.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong
việc giải quyết đơn yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, tạo
thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân.
- Ban hành Kế hoạch triển khai, thực
hiện công tác bồi thường nhà nước năm 2020. Tiếp tục tổ chức thi hành có hiệu
quả Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 và các văn bản quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành. Tăng cường phối hợp với Tòa án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân, các Sở, ngành, UBND các cấp trong thực hiện quản lý nhà nước
về công tác bồi thường, trong đó chú trọng phối hợp giải quyết các vụ việc tồn
đọng, kéo dài.
- Xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành
Đề án số hóa dữ liệu hộ tịch giấy vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc tại
tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020
- 2024. Tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động
quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024 từ
năm 2017 - 2020. Tổ chức triển khai hiệu quả Nghị định của Chính phủ quy định về
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến và Thông tư thay thế
Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Hộ tịch sau khi được ban hành. Đẩy mạnh việc ứng dụng
công nghệ thông tin phục vụ hiệu quả cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch.
4. Công tác bổ
trợ tư pháp
- Tổ chức tổng kết 5 năm thi hành Luật
Công chứng 2014 tại địa bàn tỉnh.
- Tăng cường quản lý nhà nước và nâng
cao chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp như công chứng,
bán đấu giá tài sản, giám định tư pháp, thừa phát lại, quản lý, thanh lý tài sản;
chú trọng xây dựng các Phòng công chứng, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản
thành các đơn vị sự nghiệp tự chủ làm đầu tàu về chuyên môn, nghiệp vụ. Kịp thời
hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh cho các tổ chức bổ trợ tư
pháp, nhất là trong lĩnh vực công chứng, đấu giá, thừa phát lại.
- Triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Giám định tư pháp; Kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tiếp
tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.
- Triển khai Nghị định về tổ chức và
hoạt động của Thừa phát lại (thay thế Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và
Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên
gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ).
- Tiếp tục tổ chức thi hành hiệu quả
Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành; Đề án đổi mới công
tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025. Tăng cường truyền thông, quản lý
nhà nước đối với công tác trợ giúp pháp lý; nâng cao chất lượng dịch vụ trợ
giúp pháp lý và năng lực cho đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý để góp phần bảo
đảm an sinh xã hội; phối hợp chặt chẽ và tốt hơn nữa với các Sở, ngành, địa
phương, các tổ chức có liên quan trong việc nâng cao hiệu quả công tác trợ
giúp pháp lý, nhất là công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
5. Công tác thanh
tra, kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch số
2157/KH-TTra ngày 13/12/2019 về công tác thanh tra, kiểm tra năm 2020 và triển
khai, thực hiện các cuộc thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành đảm bảo kế
hoạch đề ra. Chú trọng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, nhất là công tác
thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
- Tổ chức triển khai hiệu quả Nghị định
thay thế Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn
nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và Nghị
định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ.
- Thực hiện tốt công tác phòng,
chống tham nhũng, tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Sở Tư
pháp.
6. Công tác tổ chức
xây dựng ngành; cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, ISO, ứng dụng
công nghệ thông tin, thi đua khen thưởng
- Xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành
Đề án chuyển Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp từ tự bảo đảm một
phần chi thường xuyên sang đơn vị bảo đảm chi thường xuyên.
- Trình UBND tỉnh ban hành Quyết định
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp sau
khi Thông tư sửa đổi Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP ngày 22/12/2014 của
Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh được phê duyệt. Tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án tinh giản biên chế năm
2016 - 2021, Đề án vị trí việc làm tại cơ quan Sở Tư pháp và các đơn vị sự
nghiệp trực thuộc, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng, phát huy năng lực,
trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức tại Sở và các đơn vị sự nghiệp đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đẩy
mạnh đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo và
các chức danh tư pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận
chính trị, đáp ứng yêu cầu công tác tư pháp.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các kế
hoạch công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, ISO, ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành năm 2020, tiếp tục phấn đấu xếp vị trí cao
trong Bảng xếp hạng cải cách hành chính của tỉnh.
- Tổ chức có hiệu quả, thiết thực các
phong trào thi đua do Bộ Tư pháp, UBND tỉnh phát động, nhất là phong trào thi
đua đặc biệt hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp và Đại hội
thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Trên
cơ sở các nội dung của Chương trình công tác tư pháp năm 2020 được phê duyệt
kèm theo Quyết định này Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành,
đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế có trách
nhiệm chỉ đạo hướng dẫn, phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức thực hiện Chương
trình; định kỳ báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở
Tư pháp) để theo dõi, chỉ đạo.
2. Sở Tư
pháp có trách nhiệm triển khai, thực hiện; định kỳ tổ chức kiểm tra việc thực
hiện Chương trình công tác này, tổng hợp, báo cáo và kiến nghị với Chủ tịch
UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp về các giải pháp công tác tư pháp để đảm bảo
chương trình được thực hiện hiệu quả và đồng bộ theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ
Tư pháp./.