THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 277/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 04
tháng 4 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRỌNG TÂM ƯU
TIÊN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án đơn giản hóa 18 thủ tục hành chính nội bộ
trong lĩnh vực công sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính kèm theo Quyết định
này.
Điều 2. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên
quan xây dựng dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành
chính nội bộ đã được phê duyệt, trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
Điều 3. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và tổng
hợp vướng mắc của Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan, kịp thời
báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ trong quá trình thực thi phương án đơn giản
hóa thủ tục hành chính nội bộ được phê duyệt tại Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KSTT (2b).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Lưu Quang
|
PHƯƠNG ÁN
ĐƠN
GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC LĨNH VỰC
CÔNG SẢN
(Kèm theo Quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
1. Thủ tục: Quyết định điều chuyển
tài sản công
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về thành phần hồ sơ, quy định chi tiết nội dung
văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Theo đó,
văn bản đề nghị cần có nội dung thuyết minh cụ thể sự phù hợp của đề nghị tiếp
nhận tài sản với quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, mục
đích sử dụng tài sản khi tiếp nhận.
Lý do: Bảo đảm tính rõ ràng, cụ thể, tạo thuận lợi
cho đối tượng thực hiện, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Điều 21 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP
ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2024.
2. Thủ tục: Quyết định thu hồi
tài sản công trong trường hợp cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản
công tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước
a) Nội dung đơn giản hóa
- Phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản
công theo hướng bỏ thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công của Bộ trưởng Bộ
Tài chính; giao bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định
hoặc quy định thẩm quyền quyết định thu hồi.
- Cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính
của cấp có thẩm quyền 30 ngày, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính
so với hiện tại là 30 ngày (bãi bỏ bước các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh gửi văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính thu hồi và thời gian Bộ
trưởng Bộ Tài chính xem xét, ra quyết định thu hồi tài sản công).
Lý do: Thực hiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
trong giải quyết thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, tạo thuận lợi
cho bộ, cơ quan, địa phương trong thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời vẫn bảo
đảm mục tiêu quản lý nhà nước.
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Điều 17 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP
ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2024.
3. Thủ tục: Quyết định bán tài sản
công
a) Nội dung đơn giản hóa
- Phân cấp thẩm quyền quyết định bán trụ sở làm việc,
cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý
theo hướng bỏ thẩm quyền quyết định bán của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ
Tài chính. Theo đó, người có thẩm quyền quyết định là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan trung ương.
- Cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính
của cấp có thẩm quyền 30 ngày đối với trường hợp bán tài sản là trụ sở cơ quan
làm việc của cơ quan nhà nước, cơ sở hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc quản lý của bộ, cơ quan trung ương, rút ngắn thời gian thực hiện
thủ tục hành chính so với hiện tại là 30 ngày (bãi bỏ bước cơ quan cấp trên phải
gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Thủ tướng Chính phủ để ban hành Quyết định).
Lý do: Thực hiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
trong giải quyết thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, tạo thuận lợi
cho bộ, cơ quan, địa phương trong thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời vẫn bảo
đảm mục tiêu quản lý nhà nước.
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi khoản 2 Điều 22 Nghị định
số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản
công.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2024.
4. Thủ tục: Thanh toán chi phí
liên quan đến bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất
a) Nội dung đơn giản hóa
- Cắt giảm bước chủ tài khoản tạm giữ thẩm định các
chi phí liên quan đến việc thanh toán chi phí bán tài sản trên đất, chuyển nhượng
quyền sử dụng đất.
- Cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính
của cấp có thẩm quyền 15 ngày, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính
so với hiện tại là 15 ngày.
Lý do: Bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng cường phân cấp,
phân quyền và tự chịu trách nhiệm của cơ quan được giao trách nhiệm tổ chức bán
tài sản, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi
- Ban hành Nghị định của Chính phủ quy định sắp xếp
lại, xử lý tài sản công thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản
công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15
tháng 7 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2024.
5. Thủ tục: Khai thác quỹ đất để tạo
vốn phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bãi bỏ thủ tục hành chính để thực hiện theo quy định
của pháp luật về đất đai.
Lý do: Tại Điều 118 Luật Quản lý, sử
dụng tài sản công quy định việc khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát
triển tài sản kết cấu hạ tầng và giao Chính phủ quy định chi tiết điều này. Tuy
nhiên, Luật Đất đai năm 2013 chưa quy định cụ
thể về việc thu hồi đất để thực hiện dự án trong vùng phụ cận các công trình hạ
tầng giao thông nên chưa có cơ sở để thực hiện. Tại khoản 26 Điều
79 Luật Đất đai (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua đã quy định: “Dự án
vùng phụ cận các điểm kết nối giao thông và các tuyến giao thông có tiềm năng
phát triển” thuộc trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi
ích quốc gia, công cộng; theo đó nội dung này sẽ được thực hiện theo văn bản
quy định chi tiết Luật Đất đai (sửa đổi).
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Nghị định số 33/2019/NĐ-CP
ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng và
khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2024.
6. Thủ tục: Khai thác quỹ đất, mặt
nước để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bãi bỏ thủ tục hành chính để thực hiện theo quy định
của pháp luật về đất đai.
Lý do: Tại Điều 118 Luật Quản lý, sử
dụng tài sản công quy định việc khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát
triển tài sản kết cấu hạ tầng và giao Chính phủ quy định chi tiết điều này. Tuy
nhiên, Luật Đất đai năm 2013 chưa quy định
cụ thể về việc thu hồi đất để thực hiện dự án trong vùng phụ cận các công trình
hạ tầng giao thông nên chưa có cơ sở để thực hiện. Tại khoản 26
Điều 79 Luật Đất đai (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua đã quy định: “Dự
án vùng phụ cận các điểm kết nối giao thông và các tuyến giao thông có tiềm
năng phát triển” thuộc trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì
lợi ích quốc gia, công cộng; theo đó nội dung này sẽ được thực hiện theo văn bản
quy định chi tiết Luật Đất đai (sửa đổi).
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Nghị định số 45/2018/NĐ-CP
ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng và
khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2024.
7. Thủ tục: Khai thác quỹ đất để tạo
vốn phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bãi bỏ thủ tục hành chính để thực hiện theo quy định
của pháp luật về đất đai.
Lý do: Tại Điều 118 Luật Quản lý, sử
dụng tài sản công quy định việc khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát
triển tài sản kết cấu hạ tầng và giao Chính phủ quy định chi tiết điều này. Tuy
nhiên, Luật Đất đai năm 2013 chưa quy định
cụ thể về việc thu hồi đất để thực hiện dự án trong vùng phụ cận các công trình
hạ tầng giao thông nên chưa có cơ sở để thực hiện. Tại khoản 26
Điều 79 Luật Đất đai (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua đã quy định: “Dự
án vùng phụ cận các điểm kết nối giao thông và các tuyến giao thông có tiềm
năng phát triển” thuộc trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì
lợi ích quốc gia, công cộng; theo đó nội dung này sẽ được thực hiện theo văn bản
quy định chi tiết Luật Đất đai (sửa đổi).
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Nghị định số 46/2018/NĐ-CP
ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng và khai thác
tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt quốc gia.
- Lộ trình thực hiện: Quý I năm 2025.
8. Thủ tục: Khai thác quỹ đất, mặt
nước để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bãi bỏ thủ tục hành chính.
Lý do: Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định
số 129/2017/NĐ-CP không phát sinh phương thức
khai thác quỹ đất, mặt nước để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi, thủ
tục hành chính không còn cần thiết.
b) Kiến nghị thực thi
- Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của
Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng
thủy lợi.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2024.
9. Thủ tục: Trình tự thực hiện sắp
xếp lại, xử lý nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc trung
ương quản lý trên địa bàn các tỉnh, thành phố (trừ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng)
a) Nội dung đơn giản hóa
- Phân cấp thẩm quyền cơ quan chủ trì kiểm tra hiện
trạng nhà, đất của cơ quan trung ương tại các địa phương từ bộ, cơ quan trung
ương về cho cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan, tổ chức, đơn vị/cơ quan, đơn
vị cấp tỉnh (đối với các bộ, cơ quan trung ương, tổng cục hoặc tương đương được
tổ chức ngành dọc)/đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có nhà, đất phải sắp xếp.
- Quy định chung thống nhất 01 thủ tục hành chính sắp
xếp lại, xử lý nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cấp I thuộc
trung ương quản lý trên địa bàn 63 địa phương trên toàn quốc (không phân biệt
05 thành phố lớn và các địa phương còn lại), thay thế cho 02 thủ tục hành chính
trước đây về trình tự thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của cơ quan, tổ chức,
đơn vị, doanh nghiệp cấp I thuộc trung ương quản lý trên địa bàn các địa phương
khác.
Lý do: Thực hiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
trong phê duyệt phương án sắp xếp và quyết định xử lý cho các bộ, ngành, địa
phương, tạo thuận lợi cho bộ, cơ quan, địa phương trong thực hiện thủ tục hành
chính, đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ.
b) Kiến nghị thực thi
- Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của
Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2024.
10. Thủ tục: Trình tự thực hiện sắp
xếp lại, xử lý nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cấp I thuộc
trung ương quản lý trên địa bàn các thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng
a) Nội dung đơn giản hóa
- Phân cấp thẩm quyền đơn vị chủ trì kiểm tra hiện
trạng từ Bộ Tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan, tổ chức, đơn vị
hoặc đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp chủ trì kiểm tra hiện trạng nhà, đất
của cơ quan trung ương tại các thành phố.
- Quy định chung thống nhất 01 thủ tục hành chính sắp
xếp lại, xử lý nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cấp I thuộc
trung ương quản lý trên địa bàn 63 địa phương trên toàn quốc (không phân biệt
05 thành phố lớn và các địa phương còn lại), thay thế cho 02 thủ tục hành chính
trước đây về trình tự thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của cơ quan, tổ chức,
đơn vị, doanh nghiệp cấp I thuộc trung ương quản lý trên địa bàn các địa phương
khác.
Lý do: Thực hiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
trong phê duyệt phương án sắp xếp và quyết định xử lý cho các bộ, ngành, địa
phương, tạo thuận lợi cho bộ, cơ quan, địa phương trong thực hiện thủ tục hành
chính, đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ.
b) Kiến nghị thực thi
- Ban hành Nghị định của Chính phủ quy định sắp xếp
lại, xử lý tài sản công thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản
công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15
tháng 7 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2024.
11. Thủ tục: Trình tự thực hiện sắp
xếp lại, xử lý nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý
a) Nội dung đơn giản hóa
- Phân cấp thẩm quyền đơn vị chủ trì kiểm tra hiện
trạng nhà đất từ Sở Tài chính cho các sở, ban ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân
cấp huyện chủ trì kiểm tra hiện trạng nhà đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc
địa phương quản lý.
Lý do: Thực hiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
trong giải quyết thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, tạo thuận lợi
cho bộ, cơ quan, địa phương trong thực hiện thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến
độ sắp xếp nhà đất, đồng thời vẫn bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước.
b) Kiến nghị thực thi
- Ban hành Nghị định của Chính phủ quy định sắp xếp
lại, xử lý tài sản công thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản
công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15
tháng 7 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2024.
12. Thủ tục: Quyết định mua sắm
tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp
không phải lập thành dự án đầu tư
a) Nội dung đơn giản hóa
- Phân cấp thẩm quyền từ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền
quyết định về người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường
xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết
định mua sắm tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp,
xe ô tô).
Lý do: Thực hiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
trong giải quyết thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, tạo thuận lợi
cho đơn vị sự nghiệp công lập trong thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời vẫn
bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước.
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Điều 37 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP
ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2024.
13. Thủ tục: Quyết định thuê tài
sản phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
a) Nội dung đơn giản hóa
- Phân cấp thẩm quyền từ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền
quyết định về người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường
xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết
định thuê tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị.
Lý do: Thực hiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
trong giải quyết thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, tạo thuận lợi
cho bộ, cơ quan, địa phương trong thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời vẫn bảo
đảm mục tiêu quản lý nhà nước.
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Điều 4 và khoản 1 Điều 38
Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công.
- Lộ trình: Năm 2024.
14. Thủ tục: Quyết định thanh lý
tài sản công
a) Nội dung đơn giản hóa
- Phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý từ Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân
cấp thẩm quyền quyết định về người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao
quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản công không phải là tài sản cố định.
- Cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính
30 ngày đối với trường hợp thanh lý tài sản công không phải là tài sản cố định
(bỏ bước trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh).
Lý do: Tài sản công không phải là tài sản cố định
có giá trị nhỏ, vì vậy việc phân cấp thẩm quyền để rút ngắn thời gian thực hiện
thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Điều 28, Điều 29 Nghị định
số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản
công.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2024.
15. Thủ tục: Quyết định tiêu hủy
tài sản công
a) Nội dung đơn giản hóa
- Phân cấp thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản
công từ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết
định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định về người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản công không phải
là tài sản cố định.
- Cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính
30 ngày đối với trường hợp tiêu hủy tài sản công không phải là tài sản cố định
(bỏ bước trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh).
Lý do: Tài sản công không phải là tài sản cố định
có giá trị nhỏ, vì vậy việc phân cấp thẩm quyền để rút ngắn thời gian giải quyết
thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Điều 32 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP
ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2024.
16. Thủ tục: Quyết định xử lý tài
sản công trường hợp bị mất, bị hủy hoại
a) Nội dung đơn giản hóa
- Phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công
trường hợp bị mất, bị hủy hoại từ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định về người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công đối với
tài sản công không phải là tài sản cố định.
- Cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính
30 ngày đối với trường hợp xử lý tài sản công trường hợp bị mất, bị hủy hoại
không phải là tài sản cố định (bỏ bước trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh).
Lý do: Tài sản công không phải là tài sản cố định
có giá trị nhỏ, vì vậy việc phân cấp thẩm quyền để rút ngắn thời gian giải quyết
thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Điều 34 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP
ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2024.
17. Thủ tục: Phê duyệt đề án sử dụng
tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê
a) Nội dung đơn giản hóa
- Cắt giảm bước xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ (đối
với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý), Thường trực Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương quản lý) khi lập đề
án sử dụng tài sản công là cơ sở hoạt động sự nghiệp có nguyên giá theo sổ kế
toán từ 500 tỷ đồng trở lên.
- Bổ sung hướng dẫn chi tiết cách xây dựng Mẫu Đề
án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh/cho
thuê/liên doanh, liên kết tại mục II về nội dung chủ yếu của đề án như phương
án sử dụng tài sản công, cách kê khai, lập phương án sử dụng tài sản công.
Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực
hiện, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Điều 43, Điều 44 Nghị định
số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản
công.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2024.
18. Thủ tục: Phê duyệt đề án sử dụng
tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết
a) Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung quy định về thành phần hồ sơ là văn bản
có ý kiến của Sở Tài chính và của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý
tài sản công theo quy định của khoản 2 Điều 18 Luật Quản lý, sử
dụng tài sản công.
- Bổ sung hướng dẫn chi tiết cách xây dựng Mẫu Đề
án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh/cho
thuê/liên doanh, liên kết tại mục II về nội dung chủ yếu của đề án như phương
án sử dụng tài sản công, cách kê khai, lập phương án sử dụng tài sản công.
Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực
hiện, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
b) Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Điều 44 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP
ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
- Lộ trình thực hiện: Năm 2024.