THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
276/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ
BÁO CHÍ, PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH, THÔNG TIN ĐIỆN TỬ, CƠ SỞ XUẤT BẢN THỜI KỲ
2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24
tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP
ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Quy hoạch;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển
mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất
bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Hội đồng) với
các nội dung như sau:
1. Thành phần Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng: Ông Nguyễn Mạnh
Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính
phủ.
Phó Chủ tịch Hội đồng: Ông Phạm Anh
Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Các ủy viên Hội đồng gồm:
- Đại diện lãnh đạo của các Bộ, Cơ
quan: Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài
chính; Bộ Nội vụ; Bộ Ngoại giao; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch; Ban Tuyên giáo Trung ương; Báo Nhân dân; Đài Truyền hình Việt
Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Hội Nhà báo Việt Nam; Hội
Xuất bản Việt Nam; Học viện Báo chí tuyên truyền.
- Ủy viên phản biện: Là các chuyên
gia trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, thông
tin đối ngoại, thông tin cơ sở và xuất bản, in, phát hành.
(Danh sách thành viên Hội đồng kèm
theo).
2. Tư vấn phản biện độc lập: Ông Trần
Bình Minh, nguyên Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; ông Nguyễn Thế Kỷ,
nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói
Việt Nam; ông Vũ Đình Thường, nguyên Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản - Ban
Tuyên giáo Trung ương.
3. Cơ quan thường trực của Hội đồng:
- Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm
định: Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ
quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch: Thực hiện theo Điều
34 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ.
4. Nhiệm vụ của Hội đồng:
Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tổ chức
thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền
hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
5. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng:
Hội đồng hoạt động theo hình thức
kiêm nhiệm; chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Quy hoạch phát triển mạng
lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản
thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Kinh phí hoạt động của Hội đồng:
Kinh phí hoạt động của Hội đồng thực
hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đầu tư công, pháp
luật về ngân sách nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các
ông (bà) có tên trong Danh sách Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Sỹ Hiệp; Vụ: PL;
- Lưu: VT, KGVX (2b).
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Đức Đam
|
DANH SÁCH
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG
LƯỚI CƠ SỞ BÁO CHÍ, TRUYỀN HÌNH, THÔNG TIN ĐIỆN TỬ, CƠ SỞ XUẤT BẢN THỜI KỲ
2021-2030, TẦM NHÌN 2050
(Kèm
theo Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)
I. CHỦ TỊCH VÀ PHÓ CHỦ TỊCH
1. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông - Chủ tịch Hội đồng.
2. Ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông - Phó Chủ tịch Hội đồng.
II. ỦY VIÊN
1. Ông Tạ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài
chính.
2. Ông Phan Văn Hùng, Phó Tổng Biên tập
Báo Nhân dân.
3. Bà Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc
Thông tấn xã Việt Nam.
4. Ông Trần Minh Hùng, Phó Tổng Giám
đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.
5. Ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch
thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.
6. Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục
Xuất bản, In và Phát hành,Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam.
7. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng
Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an.
8. Ông Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục
Tuyên huấn, Tổng Cục Chính trị, Bộ Quốc phòng.
9. Ông Vũ Quý Cường, Phó Vụ trưởng Vụ
Báo chí-Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương.
10. Ông Trần Ngọc Hùng, Phó Vụ trưởng
Vụ Lao động-Văn xã, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
11. Ông Trịnh Xuân Quảng, Phó Vụ trưởng
Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
12. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng
Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
13. Bà Đào Thị Hồng Minh, Phó Vụ trưởng
Vụ Tổ chức-Biên chế, Bộ Nội vụ.
14. Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Phó Vụ trưởng
Vụ Pháp luật hình sự-Hành chính, Bộ
Tư pháp.
15. Bà Phạm Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ
Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.
16. Ông Hà Văn Minh, Trưởng Ban Tổ chức
cán bộ, Đài Truyền hình Việt Nam.
17. Bà Nguyễn Thị Trường Giang, Phó
Giám đốc Học viện Báo chí tuyên truyền.
III. ỦY VIÊN PHẢN BIỆN
1. Ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Ông Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Ông Thuận Hữu, nguyên Tổng Biên tập
Báo Nhân dân, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
4. Ông Hoàng Hữu Lượng, nguyên Cục
trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông.