ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2603/QĐ-UBND
|
Nam Định, ngày 26
tháng 11 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH NAM ĐỊNH
LĨNH VỰC SỞ Y TẾ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát,
đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai
đoạn 2022-2025;
Căn cứ Quyết định số
1955/QĐ-UBND ngày 25/10/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản
hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước tỉnh Nam Định
giai đoạn 2022-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Y tế tại Tờ trình số 165/TTr-SYT ngày 22/11/2024 về việc công bố thủ tục
hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Sở Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công
bố kèm theo Quyết định này 13 thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Y tế trong hệ
thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Nam Định
(có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Nam Định;
Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VPCP (Cục KSTTHC);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CPVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh; Trang TTĐT VPUBND tỉnh;
- Lưu: VP1, VP7, VP11.
|
CHỦ TỊCH
Phạm Đình Nghị
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH NAM ĐỊNH LĨNH VỰC Y
TẾ
(Kèm theo Quyết định số: 2603/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 11 năm 2024 của
Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
A
|
DANH MỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
|
1
|
Thủ tục kiểm tra, công nhận
loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện
|
Khám bệnh, chữa bệnh
|
Sở Y tế
|
2
|
Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch
cấp tỉnh
|
Y tế dự phòng
|
3
|
Đề nghị cấp có thẩm quyền
công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
|
4
|
Thủ tục công bố dịch bệnh
truyền nhiễm thuộc nhóm B, C
|
5
|
Đề nghị cấp có thẩm quyền
công bố hết dịch truyền nhiễm nhóm A trên địa bàn tỉnh.
|
6
|
Công bố hết dịch truyền nhiễm
thuộc nhóm B, C trên địa bàn tỉnh
|
7
|
Duyệt dự trù nhu cầu sử dụng
thuốc Methadone cho các cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản lý từ nguồn
thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế.
|
8
|
Điều phối thuốc Methadone cho
các cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm
quyền quản lý của Sở Y tế.
|
9
|
Thủ tục cấp và chi trả tiền bồi
thường cho người được tiêm chủng khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm
chủng chống dịch
|
10
|
Thủ tục phê duyệt tiêu chuẩn,
định mức sử dụng trang thiết bị y tế chuyên dùng
|
Trang thiết bị và công trình y tế
|
B
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
|
11
|
Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch
cấp huyện
|
Y tế dự phòng
|
UBND cấp huyện
|
C
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
|
12
|
Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch
cấp huyện
|
Y tế dự phòng
|
UBND cấp xã
|
13
|
Thủ tục áp dụng biện pháp
cách ly y tế tại nhà
|
Y tế dự phòng
|
Trạm y tế xã, phường, thị trấn
|
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ
A. THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1. Kiểm
tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện
Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Bệnh viện Da liễu đối
chiếu với các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện, nếu thấy đã đạt
thì đề nghị Sở Y tế xem xét, gửi văn bản đề nghị tiến hành kiểm tra, công nhận
loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện về Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Bước 2: Thành lập hội đồng kiểm
tra: UBND tỉnh xem xét, quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra. Hội đồng có
trách nhiệm kiểm tra các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện.
- Thành phần hội đồng kiểm tra
gồm 07 hoặc 09 thành viên, gồm:
+ Chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo Sở
Y tế.
+ Phó chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo
bệnh viện da liễu tỉnh.
+ Ủy viên thư ký: Trưởng khoa
Da liễu hoặc Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Da liễu.
+ Ủy viên giám sát: Mời đại diện
của Bệnh viện Da liễu Trung ương.
+ Ủy viên: Đại diện Phòng Nghiệp
vụ y; Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Sở Y tế và Đại diện Trung tâm Y tế huyện,
thành phố.
- Chủ tịch Hội đồng kiểm tra loại
trừ bệnh phong chịu trách nhiệm điều hành hội đồng kiểm tra tại huyện, thành phố.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra: Thời
gian kiểm tra tối đa 02 ngày.
Bước 4: Đánh giá, xếp loại.
Bước 5: Công nhận huyện đạt được
04 tiêu chí loại trừ bệnh phong: Sau khi kiểm tra, Chủ tịch hội đồng có văn bản
báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh, kèm theo Biên bản kiểm tra của hội đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
căn cứ kết quả kiểm tra của Hội đồng, xem xét quyết định công nhận.
Cách thức thực hiện: Không quy
định.
Thành phần hồ sơ: Văn bản đề
nghị tiến hành kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Không quy
định
Đối tượng thực hiện: Đơn vị được
giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong (bệnh viện Da liễu).
Cơ quan giải quyết: Sở Y tế.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh.
Kết quả thực hiện: Quyết định của
Chủ tịch UBND tỉnh về việc công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện.
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
Yêu cầu, điều kiện: Không.
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 17/2013/TT-BYT ngày
06/06/2013 quy định tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh
phong ở quy mô cấp tỉnh và huyện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Thành
lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh
Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Trong vòng 12 giờ, kể
từ khi có công bố dịch của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm đề xuất Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh.
- Bước 2. Trong thời hạn 12 giờ,
kể từ khi nhận được đề xuất của Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
có trách nhiệm xem xét, quyết định việc thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh
theo thẩm quyền và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.
- Bước 3. Cơ quan, đơn vị
chuyên môn cấp tỉnh được giao nhiệm vụ là Trưởng các Tiểu ban chống dịch cấp tỉnh
đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh thành lập các Tiểu ban chống dịch
theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010
của Thủ tướng Chính phủ.
- Bước 4. Trưởng Ban Chỉ đạo chống
dịch cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định việc thành lập các Tiểu ban chống
dịch cấp tỉnh theo thẩm quyền.
Cách thức thực hiện: Trực tuyến
trên Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành.
Thành phần hồ sơ: Dự thảo Quyết
định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh, các Tiểu ban chống dịch cấp tỉnh
và bảng phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: 24 giờ.
Đối tượng thực hiện: Sở Y tế;
Cơ quan, đơn vị chuyên môn cấp tỉnh được giao nhiệm vụ là Trưởng các Tiểu ban
chống dịch cấp tỉnh.
Cơ quan giải quyết: Sở Y tế, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Kết quả thực hiện: Quyết định
thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh và các Tiểu ban chống dịch cấp tỉnh.
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không. Yêu cầu, điều kiện:
- Các thành viên Ban Chỉ đạo chống
dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Các Tiểu ban chống dịch cấp tỉnh
gồm các tiểu ban: Giám sát, Điều trị, Tuyên truyền và Hậu cần. Trưởng Ban Chỉ đạo
chống dịch quyết định cụ thể thành phần, nhiệm vụ và hoạt động của các Tiểu ban
chống dịch.
- Nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ
của Ban Chỉ đạo chống dịch và chức năng, nhiệm vụ và thành phần của các Tiểu
ban chống dịch theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Quyết định số
56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm.
- Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg
ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ
chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp.
3. Đề nghị
cấp có thẩm quyền công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A
Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Ngay sau khi nhận được
thông tin về người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, cơ quan được Bộ Y tế
chỉ định thực hiện việc điều tra xác minh (sau đây gọi tắt là cơ quan xác minh
dịch).
- Bước 2. Trong thời hạn 12 giờ,
kể từ khi xác định có người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, cơ quan xác
minh dịch có trách nhiệm thông báo cho Sở Y tế, đồng thời báo cáo Bộ Y tế.
- Bước 3. Trong thời hạn 12 giờ,
kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan xác minh dịch, Sở Y tế có trách nhiệm
báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Bước 4. Trong thời hạn 12 giờ,
kể từ khi nhận được báo cáo của Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách
nhiệm đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch.
- Bước 5. Bộ trưởng Bộ Y tế:
+ Công bố dịch trong thời hạn
24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Thông báo trường hợp mắc bệnh
truyền nhiễm thuộc nhóm A trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo của
cơ quan xác minh dịch đối với trường hợp người nhập cảnh Việt Nam được xác định
mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
+ Đề nghị Thủ tướng Chính phủ
công bố dịch đối với trường hợp dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.
Cách thức thực hiện: Không quy
định.
Thành phần hồ sơ: Không quy định.
Số lượng hồ sơ: Không quy định.
Thời hạn giải quyết: 60 giờ.
Đối tượng thực hiện: Sở Y tế.
Cơ quan giải quyết: Chủ tịch
UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ Y tế.
Kết quả thực hiện: Công bố dịch.
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không.
Yêu cầu, điều kiện: Đối với bệnh
truyền nhiễm thuộc nhóm A có ít nhất một người bệnh được chẩn đoán xác định.
Căn cứ pháp lý:
- Quyết định 02/2016/QĐ-TTg
ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền
nhiễm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg
ngày 19/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh
trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm
làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số
02/2016/QĐ-TTg.
4. Công bố
dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, C
Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Ngay sau khi nhận được
thông tin người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh truyền nhiễm, Sở Y tế tại nơi người
mắc bệnh truyền nhiễm cư trú trong thời gian ủ bệnh quy định tại Phụ lục ban
hành kèm theo Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg có trách nhiệm tổ chức điều tra xác
minh dịch.
- Bước 2. Trong thời hạn 24 giờ,
kể từ khi xác định có dịch, Sở Y tế có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh.
- Bước 3. Trong thời hạn 24 giờ,
kể từ khi nhận được báo cáo của Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách
nhiệm xem xét, quyết định việc công bố dịch nhóm B và nhóm C theo thẩm quyền.
Trường hợp có từ hai tỉnh trở
lên đã công bố cùng một dịch bệnh truyền nhiễm thuộc danh mục các bệnh truyền
nhiễm nhóm B quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này trong khoảng
thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm công
bố dịch theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 38 Luật phòng, chống bệnh truyền
nhiễm.
Cách thức thực hiện: Không quy
định.
Thành phần hồ sơ: Không quy định.
Số lượng hồ sơ: Không quy định.
Thời hạn giải quyết: 48 giờ.
Đối tượng thực hiện: Sở Y tế.
Cơ quan giải quyết: Bộ trưởng Bộ
Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Kết quả thực hiện: Công bố dịch.
Phí, lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
Yêu cầu, điều kiện: Đối với bệnh
truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C:
- Một xã, phường, thị trấn (sau
đây gọi tắt là xã) được coi là có dịch khi có số người mắc bệnh vượt quá số mắc
trung bình của tháng cùng kỳ 03 năm gần nhất.
- Một huyện, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi tắt là huyện) được coi là có dịch khi có từ 2 xã có dịch trở lên.
- Một tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) được coi là có dịch khi có từ 2 huyện có dịch
trở lên.
Căn cứ pháp lý:
- Quyết định 02/2016/QĐ-TTg
ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền
nhiễm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg
ngày 19/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh
trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm
làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số
02/2016/QĐ-TTg.
5. Đề nghị
cấp có thẩm quyền công bố hết dịch truyền nhiễm nhóm A trên địa bàn tỉnh
Trình tự thực hiện:
- Sau khoảng thời gian không
phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm
theo Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg và đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo
quy định, Sở Y tế báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ trưởng Bộ Y
tế xem xét quyết định công bố hết dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định:
- Công bố hết dịch bệnh truyền
nhiễm thuộc nhóm A khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Xem xét đề nghị Thủ tướng
Chính phủ công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với trường hợp dịch
mà Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch.
Cách thức thực hiện: Trực tuyến
trên Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc.
Thành phần hồ sơ: Không quy định.
Số lượng hồ sơ: Không quy định.
Thời hạn giải quyết: Không quy
định.
Đối tượng thực hiện: Sở Y tế.
Cơ quan giải quyết: Bộ Y tế.
Kết quả thực hiện: Quyết định
công bố hết dịch.
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu
có): Không.
Yêu cầu, điều kiện: Điều kiện
công bố hết dịch như sau:
- Đã thực hiện các biện pháp chống
dịch quy định tại Mục 3 Chương IV của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (quy
định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm);
- Không phát hiện thêm trường hợp
mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định cho từng bệnh quy định tại Phụ lục
ban hành kèm theo Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg.
Căn cứ pháp lý:
- Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg
ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố
hết dịch bệnh truyền nhiễm.
- Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg
ngày 19/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh
trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm
làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số
02/2016/QĐ-TTg.
6. Công bố
hết dịch truyền nhiễm thuộc nhóm B, C trên địa bàn tỉnh
Trình tự thực hiện:
- Sau khoảng thời gian không phát
hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo
Quyết định Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg và đã thực hiện các biện pháp chống dịch
theo quy định, Sở Y tế báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định
công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C.
- Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định
công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi các tỉnh đã công bố hết dịch.
Cách thức thực hiện: Trực tuyến
trên Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc.
Thành phần hồ sơ: Không quy định.
Số lượng hồ sơ: Không quy định.
Thời hạn giải quyết: Không quy
định.
Đối tượng thực hiện: Sở Y tế
Cơ quan giải quyết: Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh.
Kết quả thực hiện: Quyết định
công bố hết dịch.
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
Yêu cầu, điều kiện:
- Đã thực hiện các biện pháp chống
dịch quy định tại Mục 3 Chương IV của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (quy
định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm).
- Không phát hiện thêm trường hợp
mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định cho từng bệnh quy định tại Phụ lục
ban hành kèm theo Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg.
Căn cứ pháp lý:
- Quyết định 02/2016/QĐ-TTg
ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền
nhiễm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg
ngày 19/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh
trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm
làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số
02/2016/QĐ-TTg.
7. Duyệt dự
trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone cho các cơ sở điều trị thay thế trên địa
bàn quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ sở cấp phát thuốc thực
hiện báo cáo tình hình sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc
methadone hàng quý hoặc khi có nhu cầu đột xuất theo Mẫu số 12 quy định tại Phụ
lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BYT và gửi cơ sở điều trị thay thế.
Bước 2: Cơ sở điều trị thay thế
thực hiện báo cáo tình hình sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc
methadone hàng quý hoặc khi có nhu cầu đột xuất theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ
lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BYT và gửi về Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật tỉnh.
Bước 3: Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tỉnh tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng
thuốc methadone từ các cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản lý theo Mẫu số
13 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BYT gửi về Sở
Y tế để phê duyệt.
Bước 4: Trên cơ sở báo cáo của
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Sở Y tế duyệt dự trù thuốc methadone cho các
cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản lý.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp,
thông qua dịch vụ Bưu chính công ích.
Thành phần hồ sơ: Biểu mẫu Báo
cáo tình hình sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone từ các
cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản lý.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Không quy
định.
Đối tượng thực hiện: Cơ sở cấp
phát thuốc Methadone, Cơ sở điều trị thay thế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Cơ quan giải quyết: Sở Y tế.
Kết quả thực hiện: Duyệt dự trù
thuốc Methadone cho các cơ sở điều trị thay thế.
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 11: Báo cáo tình hình
sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone.
- Mẫu số 12: Báo cáo tình hình
sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone dành cho cơ sở cấp phát
thuốc.
- Mẫu số 13: Báo cáo tình hình
sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadon.
Yêu cầu, điều kiện: Không.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Dược 2016 ngày
16/4/2016.
- Nghị định số 54/2017/ND-CP
ngày 05/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Dược.
- Nghị định số 90/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
- Thông tư số 26/2023/TT-BYT
ngày 29/12/2023 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn quản lý thuốc
Methadone.
Mẫu số 11. Báo cáo tình hình
sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone
CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
THAY THẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BÁO
CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, TỒN KHO VÀ DỰ TRÙ NHU
CẦU SỬ DỤNG THUỐC METHADONE
(từ
ngày ... tháng ..... đến ngày .... tháng ................)
Tên cơ sở
|
Tên thuốc , nồng độ, hàng lượng
|
Đơn vị tính
|
Số lượng tồn kho kỳ trước chuyển sang
|
Số lượng nhập trong kỳ
|
Tổng số
|
Số lượng xuất trong kỳ
|
Số lượng hao hụt
|
Số lượng dư thừa
|
Tồn kho cuối kỳ
|
Tổng số người bệnh đang tham gia điều trị
|
Số lượng người bệnh dự kiến tăng thêm trong kỳ tới
|
Số lượng dự trù cho kỳ tới
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
(13)
|
………
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
….
....
|
|
Người lập báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Thủ trưởng đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Mẫu số 12. Báo cáo tình hình
sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone
CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
THAY THẾ
CƠ SỞ CẤP PHÁT THUỐC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BÁO
CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, TỒN KHO VÀ DỰ TRÙ NHU CẦU SỬ DỤNG THUỐC METHADONE
(từ
ngày ... tháng ..... đến ngày .... tháng ................)
Tên thuốc, nồng độ, hàng lượng
|
Đơn vị tính
|
Số lượng tồn kho báo cáo kỳ trước chuyển sang
|
Số lượng nhập trong kỳ
|
Số lượng xuất trong kỳ
|
Số lượng hao hụt
|
Số lượng dư thừa
|
Tồn kho cuối kỳ
|
Tổng số người bệnh đang tham gia điều trị
|
Số lượng người bệnh dự kiến tăng thêm trong kỳ tới
|
Số lượng dự trù
|
Ghi chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
……
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
….
|
|
Người lập báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
.........., ngày ..... tháng ..... năm 20.......
Lãnh đạo Cơ sở cấp phát thuốc
(ký và ghi rõ họ tên)
|
DUYỆT
DỰ TRÙ CỦA CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ THAY THẾ
Số lượng duyệt:.......................................
............, ngày ... tháng ..... năm 20.....
Lãnh đạo Cơ sở điều trị thay thế
(ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu số 13. Báo cáo tình hình
sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone
TÊN ĐƠN VỊ1
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BÁO
CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, TỒN KHO VÀ DỰ TRÙ NHU CẦU SỬ DỤNG THUỐC METHADONE
(từ
ngày ... tháng ….. đến ngày .... tháng …..)
Tên đơn vị
|
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng,
|
Đơn vị tính
|
Số lượng tồn kho kỳ trước chuyển sang
|
Số lượng nhập trong kỳ
|
Tổng số
|
Số lượng xuất trong kỳ
|
Số lượng hao hụt
|
Số lượng dư thừa
|
Tồn kho cuối kỳ
|
Tổng số người bệnh đang tham gia điều trị
|
Số lượng người bệnh dự kiến tăng thêm trong kỳ tới
|
Số lượng dự trù cho kỳ tới
|
Số lượng duyệt dự trù
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
(13)
|
(14)
|
…..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
- ……….
- ……….
Người lập báo cáo
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Lãnh đạo Cơ quan đầu mối về
HIV/AIDS tuyến tỉnh
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Lãnh đạo Sở Y tế
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
_______________
1 Cơ quan đầu mối
phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh
8. Điều phối
thuốc Methadone cho các cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản lý từ nguồn
thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ sở cấp phát thuốc thực
hiện báo cáo tình hình sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc
methadone khi có nhu cầu đột xuất theo Mẫu số 12 quy định tại Phụ lục ban hành
kèm theo Thông tư số 26/2023/TT- BYT và gửi cơ sở điều trị thay thế để điều phối.
Bước 2: Cơ sở điều trị thay thế
thực hiện Báo cáo tình hình sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc
methadone khi có nhu cầu đột xuất theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục ban hành
kèm theo Thông tư số 26/2023/TT- BYT và gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Bước 3: Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tỉnh tổng hợp Báo cáo tình hình sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu đề xuất
thuốc methadone từ các cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản lý theo Mẫu số
13 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26/2023/TT-BYT kèm theo
văn bản đề nghị điều phối gửi về Sở Y tế để phê duyệt.
Bước 4: Trên cơ sở báo cáo và
văn bản đề nghị của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Sở Y tế ban hành văn bản
điều phối thuốc methadone cho các cơ sở điều trị thay thế trên địa bàn quản lý.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp.
Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị điều phối.
- Báo cáo tình hình sử dụng, tồn
kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone từ các cơ sở điều trị thay thế
trên địa bàn quản lý.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Không quy
định.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cơ sở cấp phát thuốc Methadone, Cơ sở điều trị thay thế, Trung tâm
kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Cơ quan giải quyết: Sở Y tế.
Kết quả thực hiện: Văn bản điều
phối thuốc Methadone cho các cơ sở điều trị thay thế.
Phí, lệ phí (nếu có): Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu
có):
- Mẫu số 11: Báo cáo tình hình sử
dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone.
- Mẫu số 12: Báo cáo tình hình
sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone dành cho cơ sở cấp
phát thuốc.
- Mẫu số 13: Báo cáo tình hình
sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone.
Yêu cầu, điều kiện: Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Dược ngày 06/4/2016.
- Nghị định số 54/2017/ND-CP
ngày 05/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Dược.
- Nghị định số 90/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
- Thông tư số 26/2023/TT-BYT
ngày 29/12/2023 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn quản lý thuốc
Methadone.
Mẫu số 11. Báo cáo tình hình
sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone
CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
THAY THẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BÁO
CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, TỒN KHO VÀ DỰ TRÙ NHU
CẦU SỬ DỤNG THUỐC METHADONE
(từ
ngày ... tháng ..... đến ngày .... tháng ................)
Tên cơ sở
|
Tên thuốc , nồng độ, hàng lượng
|
Đơn vị tính
|
Số lượng tồn kho kỳ trước chuyển sang
|
Số lượng nhập trong kỳ
|
Tổng số
|
Số lượng xuất trong kỳ
|
Số lượng hao hụt
|
Số lượng dư thừa
|
Tồn kho cuối kỳ
|
Tổng số người bệnh đang tham gia điều trị
|
Số lượng người bệnh dự kiến tăng thêm trong kỳ tới
|
Số lượng dự trù cho kỳ tới
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
(13)
|
………
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
….
....
|
|
Người lập báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Thủ trưởng đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Mẫu số 12. Báo cáo tình hình
sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone
CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
THAY THẾ
CƠ SỞ CẤP PHÁT THUỐC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BÁO
CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, TỒN KHO VÀ DỰ TRÙ NHU CẦU SỬ DỤNG THUỐC METHADONE
(từ
ngày ... tháng ..... đến ngày .... tháng ................)
Tên thuốc, nồng độ, hàng lượng
|
Đơn vị tính
|
Số lượng tồn kho báo cáo kỳ trước chuyển sang
|
Số lượng nhập trong kỳ
|
Số lượng xuất trong kỳ
|
Số lượng hao hụt
|
Số lượng dư thừa
|
Tồn kho cuối kỳ
|
Tổng số người bệnh đang tham gia điều trị
|
Số lượng người bệnh dự kiến tăng thêm trong kỳ tới
|
Số lượng dự trù
|
Ghi chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
……
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
….
|
|
Người lập báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
.........., ngày ..... tháng ..... năm 20.......
Lãnh đạo Cơ sở cấp phát thuốc
(ký và ghi rõ họ tên)
|
DUYỆT
DỰ TRÙ CỦA CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ THAY THẾ
Số lượng duyệt:.......................................
............, ngày ... tháng ..... năm 20.....
Lãnh đạo Cơ sở điều trị thay thế
(ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu số 13. Báo cáo tình hình
sử dụng, tồn kho và dự trù nhu cầu sử dụng thuốc methadone
TÊN ĐƠN VỊ2
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BÁO
CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG, TỒN KHO VÀ DỰ TRÙ NHU CẦU SỬ DỤNG THUỐC METHADONE
(từ
ngày ... tháng ….. đến ngày .... tháng …..)
Tên đơn vị
|
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng,
|
Đơn vị tính
|
Số lượng tồn kho kỳ trước chuyển sang
|
Số lượng nhập trong kỳ
|
Tổng số
|
Số lượng xuất trong kỳ
|
Số lượng hao hụt
|
Số lượng dư thừa
|
Tồn kho cuối kỳ
|
Tổng số người bệnh đang tham gia điều trị
|
Số lượng người bệnh dự kiến tăng thêm trong kỳ tới
|
Số lượng dự trù cho kỳ tới
|
Số lượng duyệt dự trù
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
(13)
|
(14)
|
…..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
- ……….
- ……….
Người lập báo cáo
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Lãnh đạo Cơ quan đầu mối về
HIV/AIDS tuyến tỉnh
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Lãnh đạo Sở Y tế
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
_______________
2 Cơ quan đầu mối
phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh
9. Cấp và
chi trả tiền bồi thường khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng,
tiêm chủng chống dịch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của
người được tiêm chủng
Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh
(thời điểm tiếp nhận được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của Sở Y tế), Sở
Y tế ra quyết định giải quyết bồi thường đối với các trường hợp được Nhà nước bồi
thường theo quy định tại Nghị định này. Quyết định giải quyết bồi thường phải
được gửi cho người bị thiệt hại, người có lỗi hoặc cơ quan tổ chức có lỗi gây
thiệt hại (nếu có). Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể
từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt
hại không đồng ý và khởi kiện ra tòa án.
- Bước 2. Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật,
Sở Y tế phải có văn bản gửi Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đề nghị cấp
kinh phí để thực hiện bồi thường kèm theo quyết định giải quyết bồi thường có
hiệu lực pháp luật.
- Bước 3. Trong thời hạn 10
ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp kinh phí để thực hiện bồi thường,
Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phải cấp kinh phí cho Sở Y tế để chi
trả cho người bị thiệt hại.
- Bước 4. Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí do Chương trình tiêm chủng mở rộng
quốc gia cấp, Sở Y tế phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt
hại. Việc chi trả phải thực hiện 01 lần bằng tiền mặt cho người bị thiệt hại hoặc
chuyển khoản theo yêu cầu của người bị thiệt hại. Trường hợp người bị thiệt hại
có yêu cầu trả bằng chuyển khoản thì thực hiện theo yêu cầu và thông báo bằng
văn bản cho người bị thiệt hại. Nếu chi trả bồi thường bằng tiền mặt thì phải
thông báo trước ít nhất 02 ngày cho người bị thiệt hại, việc nhận tiền bồi thường
được lập thành 02 bản, mỗi bên tham gia giao nhận giữ 01 bản.
Cách thức thực hiện: Không quy
định.
Thành phần hồ sơ:
- Kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên
môn tỉnh;
- Bộ hồ sơ xác định trường hợp
được bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP của
Chính phủ.
Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
Thời hạn giải quyết: 40 ngày.
Đối tượng thực hiện: Hội đồng
tư vấn chuyên môn tỉnh (Đơn vị thường trực là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)
Cơ quan giải quyết: Sở Y tế;
Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Kết quả thực hiện: Quyết định
giải quyết bồi thường.
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
Yêu cầu, điều kiện: Không.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày
01/07/2016 quy định về hoạt động tiêm chủng.
10. Phê
duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị Y tế chuyên dùng
Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đơn vị sự nghiệp nộp
hồ sơ đề nghị phê duyệt định mức.
- Bước 2: Trong thời gian 30
ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền
quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2019/TT-BYT có trách nhiệm phê duyệt tiêu chuẩn,
định mức sử dụng, trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ
lý do.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp.
Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị phê duyệt
tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị Y tế chuyên dùng của người đứng đầu
đơn vị sự nghiệp Y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông
tư này.
- Danh mục trang thiết bị Y tế
chuyên dùng hiện có kèm theo số lượng cụ thể của từng chủng loại.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động
và Quy hoạch phát triển của đơn vị (nếu có).
- Bảng kê khai nhân lực và cơ sở
vật chất của đơn vị. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đính kèm thêm văn
bản phê duyệt phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
- Bản thuyết minh về nhu cầu sử
dụng của từng chủng loại trang thiết bị Y tế bổ sung thêm trong 03 năm tiếp
theo.
- Các tài liệu quy định tại điểm
b, d và đ Khoản này phải được Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu.
Số lượng: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời
gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Đối tượng thực hiện: Các đơn vị
sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế.
Cơ quan giải quyết: Người có thẩm
quyền quy định tại Điều 5 Thông tư số 08/2019/TT-BYT của Bộ Y tế (Giám đốc Sở Y
tế theo Quyết định số 37/2021/QĐ-UBND ngày 19/8/2021 của UBND tỉnh về việc Phân
cấp thẩm quyền ban hành, phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị
y tế chuyên dùng đối với các đơn vị sự nghiệp y tế thuộc thẩm quyền quản lý của
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định).
Kết quả thực hiện: Quyết định
phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị Y tế chuyên dùng.
Phí, lệ phí (nếu có): Không quy
định.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu
Văn bản đề nghị phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị Y tế
chuyên dùng quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 08/2019/TT-BYT.
Yêu cầu, điều kiện: Không quy định.
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư số 08/2019/TT-BYT
ngày 31/5/2019 của Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết
bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực Y tế ; Quyết định số 2316/QĐ-BYT ngày 04/6/2020 của
Bộ Y tế về việc phân cấp thẩm quyền quyết định phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử
dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản
lý của Bộ Y tế.
MẪU
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
CHUYÊN DÙNG
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 08/2019/TT-BYT ngày 31 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
TÊN CƠ QUAN CHỦ
QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /.....
đề nghị phê duyệt định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực
Y tế.
|
………., ngày ...
tháng ... năm ..…...
|
Kính
gửi:………………… ………………
- Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng
tài sản công năm 2017;
- Căn cứ Thông tư số
08/2019/TT-BYT ngày 31 tháng 5 năm 2019 của Bộ Y tế hướng dẫn về tiêu chuẩn, định
mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực Y tế.
……………………đã căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động và nhu cầu sử dụng
để đề xuất định mức sử dụng trang thiết bị Y tế chuyên dùng của đơn vị như sau:
A. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng
trang thiết bị Y tế chuyên dùng đề nghị xem xét phê duyệt
TT
|
Chủng loại
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Ghi chú
|
A
|
Thiết bị Y tế chuyên dùng đặc
thù
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
B
|
Thiết bị Y tế chuyên dùng
khác
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
B. Hồ sơ kèm theo báo cáo
1. Điều lệ tổ chức và hoạt động
và Quy hoạch phát triển của đơn vị (nếu có)
2. Bảng kê khai nhân lực và cơ
sở vật chất của đơn vị.
3. Văn bản phê duyệt phạm vi hoạt
động chuyên môn của cơ sở (Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).
4. Danh mục trang thiết bị Y tế
chuyên dùng hiện có kèm theo số lượng cụ thể của từng chủng loại.
5. Thuyết minh về nhu cầu sử dụng
của từng chủng loại trang thiết bị Y tế trong 03 năm tiếp theo.
6. Các tài liệu khác
B. THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
1. Thành
lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện
Trình tự thực hiện
- Bước 1. Trong vòng 12 giờ, kể
từ khi có công bố dịch của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Giám đốc Trung tâm Y tế cấp huyện nơi có dịch xảy
ra có trách nhiệm đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban Chỉ
đạo chống dịch cấp huyện.
- Bước 2. Trong thời hạn 12 giờ,
kể từ khi nhận được đề xuất của Giám đốc Trung tâm Y tế cấp huyện, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra dịch có trách nhiệm xem xét, quyết định việc
thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện theo thẩm quyền và phân công nhiệm vụ
cho các thành viên Ban Chỉ đạo.
- Bước 3. Tùy theo quy mô và
tính chất của dịch bệnh, cơ quan, đơn vị chuyên môn cấp huyện được giao nhiệm vụ
là Trưởng các Tiểu ban chống dịch cấp huyện đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch
cấp huyện thành lập hoặc không thành lập các Tiểu ban chống dịch theo quy định
tại Khoản 2, Điều 2, Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Bước 4. Trưởng Ban Chỉ đạo chống
dịch cấp huyện có trách nhiệm xem xét, quyết định việc thành lập hoặc không
thành lập các Tiểu ban chống dịch cấp huyện theo thẩm quyền tùy theo quy mô và
tính chất của dịch bệnh.
Cách thức thực hiện: Trực tuyến
trên Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành.
Thành phần hồ sơ:
- Dự thảo Quyết định thành lập
Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện, các Tiểu ban chống dịch cấp huyện (nếu có) và
bảng phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: 24 giờ.
Đối tượng thực hiện: Trung tâm
Y tế cấp huyện; Cơ quan, đơn vị chuyên môn cấp tỉnh được giao nhiệm vụ là Trưởng
các Tiểu ban chống dịch cấp huyện (nếu có).
Cơ quan giải quyết: Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
Kết quả thực hiện: Quyết định
thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện và các Tiểu ban chống dịch cấp huyện
(nếu có).
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
Yêu cầu, điều kiện:
- Các thành viên Ban Chỉ đạo chống
dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Các Tiểu ban chống dịch cấp
huyện (nếu có) gồm các tiểu ban: Giám sát, Điều trị, Tuyên truyền và Hậu cần.
Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định cụ thể thành phần, nhiệm vụ và hoạt động
của các Tiểu ban chống dịch.
- Nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ
của Ban Chỉ đạo chống dịch và Chức năng, nhiệm vụ và thành phần của các Tiểu
ban chống dịch theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Quyết định số
56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Phòng, chống bệnh
truyền nhiễm ngày 21/11/2007.
- Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg
ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ
chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp.
C. THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
1. Thành
lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã
Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Trong vòng 12 giờ, kể
từ khi có công bố dịch của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trưởng Trạm Y tế xã nơi có dịch xảy ra có trách
nhiệm đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch
cấp xã.
- Bước 2. Trong thời hạn 12 giờ,
kể từ khi nhận được đề xuất của Trưởng Trạm Y tế xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi xảy ra dịch có trách nhiệm xem xét, quyết định việc thành lập Ban Chỉ đạo
chống dịch cấp xã theo thẩm quyền và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban
Chỉ đạo.
- Bước 3. Tùy theo quy mô và
tính chất của dịch bệnh, cơ quan, đơn vị chuyên môn cấp xã được giao nhiệm vụ
là Trưởng các Tiểu ban chống dịch cấp xã đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp
xã thành lập hoặc không thành lập các Tiểu ban chống dịch theo quy định tại Khoản
2, Điều 2, Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Bước 4. Trưởng Ban Chỉ đạo chống
dịch cấp xã có trách nhiệm xem xét, quyết định việc thành lập hoặc không thành
lập các Tiểu ban chống dịch cấp xã theo thẩm quyền tùy theo quy mô và tính chất
của dịch bệnh.
Cách thức thực hiện: Trực tuyến
trên Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành.
Thành phần hồ sơ:
- Dự thảo Quyết định thành lập
Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã, các Tiểu ban chống dịch cấp xã (nếu có) và bảng
phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: 24 giờ.
Đối tượng thực hiện: Trưởng Trạm
Y tế xã; Cơ quan, đơn vị chuyên môn cấp tỉnh được giao nhiệm vụ là Trưởng các
Tiểu ban chống dịch cấp xã (nếu có).
Cơ quan giải quyết: Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã.
Kết quả thực hiện: Quyết định
thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã và các Tiểu ban chống dịch cấp xã (nếu
có).
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không
quy định.
Yêu cầu, điều kiện:
- Các thành viên Ban Chỉ đạo chống
dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Các Tiểu ban chống dịch cấp
xã (nếu có) gồm các tiểu ban: Giám sát, Điều trị, Tuyên truyền và Hậu cần. Trưởng
Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định cụ thể thành phần, nhiệm vụ và hoạt động của
các Tiểu ban chống dịch.
- Nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ
của Ban Chỉ đạo chống dịch và Chức năng, nhiệm vụ và thành phần của các Tiểu ban
chống dịch theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Quyết định số
56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm ngày 21/11/2007.
- Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg
ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ
chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp.
2. Áp dụng
biện pháp cách ly y tế tại nhà
Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Trong thời gian 03 giờ,
kể từ khi phát hiện người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định
này, Trạm trưởng Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) lập
danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà và báo cáo
Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã để xem xét, phê duyệt.
- Bước 2. Trong thời gian 01 giờ,
kể từ khi nhận được đề nghị của Trạm trưởng Trạm Y tế xã, Trưởng Ban Chỉ đạo chống
dịch cấp xã phải quyết định việc phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt danh sách các
trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế. Trường hợp từ chối phê duyệt phải
nêu rõ lý do.
- Bước 3. Trong thời gian 03 giờ,
kể từ khi danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế được phê
duyệt, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm:
+ Thông báo việc áp dụng biện
pháp cách ly cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế và thân nhân của họ, đồng
thời thông báo cho Công an xã và tổ trưởng tổ dân phố, trưởng cụm dân cư, trưởng
thôn, già làng, trưởng bản, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng phum, trưởng sóc để
phối hợp giám sát việc thực hiện biện pháp cách ly y tế.
+ Tổ chức thực hiện các biện
pháp giám sát, theo dõi sức khỏe của người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế.
+ Báo cáo và đề xuất với Ban Chỉ
đạo chống dịch cấp xã về các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa nguy cơ lây
nhiễm từ người bị cách ly y tế ra cộng đồng.
Trường hợp người đang bị áp dụng
biện pháp cách ly y tế có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm, Trạm
trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã
để xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh.
- Bước 4. Sau khi tiếp nhận đối
tượng, người đứng đầu khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận
đối tượng có trách nhiệm:
+ Tổ chức thực hiện việc cách
ly và chăm sóc, điều trị cho người bệnh.
+ Thông báo với Trạm trưởng Trạm
Y tế xã về tình trạng bệnh của người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế.
- Bước 5. Sau khi nhận được
thông báo của người đứng đầu khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp
nhận đối tượng, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm:
+ Thông báo hủy bỏ việc áp dụng
biện pháp cách ly y tế trong trường hợp nhận được thông báo xác định người đó
không mắc bệnh truyền nhiễm.
+ Lập danh sách những người tiếp
xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly Y tế và thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịch trong trường hợp nhận được thông báo xác định người đó mắc bệnh
truyền nhiễm.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp.
Thành phần hồ sơ:
- Danh sách các trường hợp phải
áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: 07 giờ.
Đối tượng thực hiện: Trạm Y tế
cấp xã.
Cơ quan giải quyết: Ban Chỉ đạo
chống dịch cấp xã.
Kết quả thực hiện: Phê duyệt
danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế.
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
Yêu cầu, điều kiện: Không.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 101/2010/NĐ-CP
ngày 30/9/2010 của Chính phủ về hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về
áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian
có dịch.