ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2603/QĐ-UBND
|
Bình Phước, ngày 03 tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC XÃ, THỊ
TRẤN VÙNG TÂY NGUYÊN THUỘC 02 HUYỆN BÙ GIA MẬP VÀ HUYỆN BÙ ĐĂNG GIAI ĐOẠN 2015
- 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND-UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày
13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP
ngày 05/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg
ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tiếp tục củng cố, kiện
toàn chính quyền cơ sở vùng Tây nguyên giai đoạn 2014 - 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 1746/KH-BNV ngày 26/5/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn triển
khai thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 06/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây nguyên
giai đoạn 2014 - 2020 về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường,
thị trấn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ
tại Tờ trình số 1307/TTr-SNV ngày 19/11/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết
định này Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các xã, thị trấn vùng
Tây Nguyên thuộc 02 huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng giai đoạn 2015 - 2020.
Điều 2. Giao Sở Nội vụ chủ trì
phối hợp các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện Bù Gia Mập và UBND huyện Bù Đăng
triển khai Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng này,
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch
UBND huyện Bù Gia Mập và Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng, Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- CT, các PCT;
- Sở Nội vụ (02 bản);
- Sở Tài chính, Sở KH&ĐT;
- UBND các huyện: BGM, BĐ;
- LĐVP;
- Phòng: NC-NgV;
- Lưu: VT (T-QD212-24/11).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Trăm
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC XÃ, THỊ TRẤN VÙNG TÂY NGUYÊN
THUỘC 02 HUYỆN BÙ GIA MẬP VÀ HUYỆN BÙ ĐĂNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2603/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh)
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày
06/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn
chính quyền cơ sở vùng Tây nguyên giai đoạn 2014 - 2020; Kế hoạch số
1746/KH-BNV ngày 26/5/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn triển
khai thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 06/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên
giai đoạn 2014 - 2020 về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường,
thị trấn;
Để nâng cao chất lượng hoạt động của
chính quyền cơ sở vùng giáp Tây nguyên giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn hai
huyện Bù Gia Mập và Bù Đăng,
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước xây dựng
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các xã, thị trấn vùng Tây Nguyên
thuộc 02 huyện Bù Gia Mập và huyện Bù Đăng giai đoạn 2015
- 2020 như sau:
I. Đặc điểm tình
hình
Bình Phước là một tỉnh thuộc miền
Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia dài 260,4
km và có 02 tuyến đường Quốc lộ 13, 14 đi qua nối liền với các tỉnh. Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của
vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và Campuchia. Cụ thể, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng
và tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia; phía Nam giáp tỉnh
Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và Campuchia.
Tỉnh có diện tích 687.246,53 ha, gồm
7 nhóm đất chính với 13 loại đất, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,3%
tổng diện tích đất toàn tỉnh. Dân số 924.461 người (theo số liệu thống kê năm
2013), Trong đó, có gần 20% dân số là đồng bào dân tộc thiểu
số với 41 thành phần dân tộc anh em cùng chung sống, về đơn vị hành chính tỉnh
có 03 thị xã, 07 huyện với 111 đơn vị hành chính cấp xã (92 xã, 14 phường, 05
thị trấn), tỉnh được công nhận là tỉnh miền núi với 04 huyện (Lộc Ninh, Bù Đốp,
Bù Gia Mập và Bù Đăng) là huyện miền núi, 64 xã miền núi, 15 xã biên giới.
Các huyện Bù Gia Mập và Bù Đăng là
huyện miền núi, biên giới của tỉnh tiếp giáp vùng Tây Nguyên, có 323.730,94 ha
diện tích tự nhiên, 301.324 nhân khẩu, dân số là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm
tỷ lệ trên 30% tổng dân số toàn vùng; có 34 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó
có 02 xã biên giới với tổng diện tích các xã biên giới là 59.223,02 ha, dân số
22.696 nhân khẩu). Đa số các xã, thị trấn trên địa bàn 2 huyện có diện tích rộng
(như xã Bù Gia Mập huyện Bù Gia Mập có diện tích 34.898,02 ha, xã Đắk Ơ huyện
Bù Gia Mập có diện tích 24.394 ha, xã Đăng Hà huyện Bù Đăng
có diện tích 16.709 ha); về dân số bình quân trên địa bàn mỗi xã có từ 8.000 đến
10.000 người. Đặc điểm địa hình ở 2 huyện là miền đồi, núi thấp, dân cư sống rải
rác, không tập trung, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phức tạp, cơ sở hạ tầng
chưa được đầu tư đồng bộ, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân còn nhiều
khó khăn. Lực lượng cán bộ cơ sở chủ yếu là người địa phương có tinh thần nhiệt
tình trong công tác, gắn bó với nhân dân, song do trình độ quản lý một số cán bộ
chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới nên trong lãnh đạo, điều hành
gặp nhiều khó khăn. Để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng ...
chính quyền cơ sở có vai trò quan trọng, là những người trực tiếp điều hành các
hoạt động tại địa phương.
II. Thực trạng
trình độ đội ngũ cán bộ, công chức
I. Tổng số cán bộ, công chức cấp
xã ở 02 huyện: 769 người.
Trong đó:
- Cán bộ chuyên trách 372 người, công
chức 397 người;
- Giới tính: nam 546 người chiếm tỷ lệ
71%, nữ 223 người chiếm tỷ lệ 29%;
- Số cán bộ, công chức người dân tộc
thiểu số: 88 người chiếm tỷ lệ 11,44%).
a) Về trình độ
văn hóa
- Tiểu học: 10 người chiếm tỷ lệ
01,30%;
- Trung học cơ sở: 72 người chiếm tỷ
lệ 09,36%;
- Trung học phổ thông: 687 người chiếm
tỷ lệ 89,34%.
b) Về trình độ chuyên môn
- Chưa qua đào tạo: 122 người chiếm tỷ
lệ 15,86% (trong đó cán bộ chuyên trách 104/372 người chiếm tỷ lệ 27,95%; công
chức cấp xã và 18/397 người chiếm tỷ lệ 04,53%).
- Trình độ Sơ cấp: 29 người chiếm tỷ
lệ 3,77% (trong đó cán bộ chuyên trách 20/372 người chiếm tỷ lệ 5,37%; công chức
cấp xã 09/397 người, chiếm tỷ lệ 2,26%).
- Trình độ Trung cấp: 427 người chiếm
tỷ lệ chiếm tỷ lệ 55,52% (trong đó cán bộ chuyên trách
158/372 người chiếm tỷ lệ 42,47%; công chức cấp xã 269/397 người chiếm tỷ lệ
67,75%).
- Trình độ Đại học: 191 người chiếm tỷ
lệ 24,83% (trong đó cán bộ chuyên trách 38/372 người chiếm
tỷ lệ 10,21%, công chức 34/397 người chiếm tỷ lệ 8,56%).
c) Trình độ lý luận chính trị:
- Chưa qua đào tạo: 335 người chiếm tỷ
lệ 43,56% (trong đó cán bộ chuyên trách 66/372 người chiếm
tỷ lệ 8,58%; công chức cấp xã 269 người chiếm tỷ lệ 34,98%).
- Trình độ Sơ cấp: 122 người chiếm tỷ
lệ 22,6% (trong đó cán bộ chuyên trách có 75 người chiếm tỷ lệ 17,74%; công chức
cấp xã 47/397 người chiếm tỷ lệ 11,83%).
- Trình độ Trung cấp: 289 người chiếm
tỷ lệ 37,58% (trong đó cán bộ chuyên trách 210/372 người
chiếm tỷ lệ 56,45%, công chức cấp xã 79/397 người chiếm tỷ lệ
19,89%).
- Trình độ Cao cấp: 23 người (trong
đó cán bộ chuyên trách 21/372 người chiếm tỷ lệ 5,64%,
công chức cấp xã 02/397 người chiếm tỷ lệ 0,50%).
d) Trình độ quản lý hành chính nhà nước:
- Chưa qua đào tạo: 709 người chiếm tỷ
lệ 92,19%.
- Trình độ sơ cấp: 25 người chiếm tỷ
lệ 3,25% (trong đó cán bộ chuyên trách 19/372 người chiếm
tỷ lệ 02,47%; công chức cấp xã 06 người, chiếm tỷ lệ 0,78%).
- Trình độ trung cấp: 35 người chiếm
tỷ lệ 04,65% (trong đó cán bộ chuyên trách 29 người chiếm tỷ lệ 5,10 %; công chức
6/397 người chiếm tỷ lệ 01,51%).
đ) Trình độ tin học:
Có 316 cán bộ, công chức có trình độ
tin học chiếm tỷ lệ 41,09%, trong đó: chứng chỉ A là 222 người chiếm tỷ lệ
28,86%; chứng chỉ B là 89 người chiếm tỷ lệ 11,57%; chứng chỉ C là 05 người chiếm
tỷ lệ 0,65%.
2. Tổng số các chức danh những người
hoạt động không chuyên trách ở xã, thị trấn ở thôn, ấp, khu phố thuộc 34 xã, thị
trấn: 4.018 người.
Trong đó:
a) Tổng số các chức danh những người
hoạt động không chuyên trách ở xã, thị trấn (gồm 19 chức
danh) là 730 người, cụ thể:
- Văn hóa: Tiểu học 17 người chiếm tỷ
lệ 2,32 %; Trung học cơ sở 19 người chiếm tỷ lệ 26,02%,
Trung học phổ thông 523 người chiếm tỷ lệ 71,64%.
- Chuyên môn nghiệp vụ: Sơ cấp 36 người
chiếm tỷ lệ 4,39%, Trung cấp 232 người chiếm tỷ lệ 31,78%, Đại học 28 người chiếm
tỷ lệ 3,83%, chưa qua đào tạo 430 người chiếm tỷ lệ 58,90%.
- Lý luận chính trị: Sơ cấp 69 người
chiếm tỷ lệ 9,45%, trung cấp 61 người, chiếm tỷ lệ 8,35%, chưa qua đào tạo 596
người chiếm tỷ lệ 81,64%.
b) Tổng số các chức danh những người
hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, khu phố (gồm các chức danh Bí thư Chi
bộ, Trưởng, Phó thôn, ấp, khu phố; Công An viên thôn, ấp,
khu phố và Thôn Đội trưởng thôn, ấp, khu phố) là 1.343 người;
các chức danh cán bộ Mặt trận và các đoàn thể ở thôn, ấp, khu phố là 1.945 người. Đội ngũ cán bộ không
chuyên trách ở thôn, ấp, khu phố là
những người có tinh thần nhiệt tình, có uy tín ở địa phương, song đa số chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý
nhà nước, lý luận chính trị) nên trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ ở địa
phương, nhất là trực tiếp tiếp xúc với dân gặp nhiều khó
khăn.
Hiện nay, nước ta đang xây dựng một nền
hành chính hiện đại với yêu cầu chuyên môn hóa ngày càng
cao, trong khi đó rất nhiều cán bộ, công chức đảm nhiệm công việc chưa được đào
tạo chuyên môn, thậm chí có cán bộ, công chức mới chỉ học hết bậc tiểu học. Vì
vậy, cần thống nhất về nhận thức tư tưởng, xác định công
tác tiếp tục xây dựng, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng của hệ thống
chính trị ở cơ sở nhất là ở hai huyện giáp Tây nguyên là trách nhiệm của các cấp,
các ngành là một trong những nội dung quan trọng, có tính quyết định đảm bảo đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính, trị khu vực biên giới,
khu vực các huyện phía Bắc của tỉnh.
III. Mục tiêu và nội dung đào tạo,
bồi dưỡng
1. Mục
tiêu
a) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức các xã, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách của 02
huyện là Bù Gia Mập và huyện Bù Đăng thuộc vùng Tây Nguyên để nâng cao năng lực quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ cho giai đoạn
2015-2020.
b) Ngoài nội dung đào tạo thường xuyên theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về
đào tạo, bồi dưỡng công chức và Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015, Kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức các
xã vùng Tây Nguyên theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng
Chính phủ đến năm 2020 phải đạt những mục tiêu sau:
- Về học vấn: phấn đấu 100% cán bộ,
công chức cấp xã tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Về chuyên môn, nghiệp vụ: 100% cán
bộ chuyên trách, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp
vụ, trong đó 85% cán bộ chuyên trách và 100% công chức cấp xã có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên phù hợp với chức
danh đảm nhiệm;
- Về lý luận chính trị: 100% cán bộ
chuyên trách cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ
Sơ cấp trở lên, trong đó 85% cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ Trung cấp
trở lên. Trên 60% công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng
đạt trình độ Sơ cấp trở lên;
- Về kiến thức quản lý hành chính Nhà
nước, quản lý kinh tế, quốc phòng, an ninh: 100% cán bộ chủ chốt được đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước; 80% cán bộ, công chức được đào
tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quốc phòng, an
ninh phù hợp với chức danh hiện đảm nhiệm;
- Về tin học văn phòng: 100% công chức
cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tin học văn phòng.
2. Nội dung, chương trình đào tạo,
bồi dưỡng
- Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ phải đảm đúng chuyên ngành, phù hợp vị trí việc làm đang công tác;
- Về lý luận chính trị: Đào tạo trung
cấp đối với cán bộ và sơ cấp đối với công chức chuyên môn;
- Về tiếng dân tộc: Chủ yếu cho cán bộ,
công chức người kinh chưa biết tiếng dân tộc, đang công
tác tại vùng có đông đồng bào dân tộc;
- Về trình
độ học vấn THPT: Ưu tiên đối với cán bộ, công chức trẻ người dân
tộc thiểu số ở những xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, xã biên giới;
- Bồi dưỡng kiến thức hành chính, quốc
phòng, an ninh: Áp dụng đối với những người hoạt động
không chuyên trách.
3. Số lượng đào tạo, bồi dưỡng
a) Đào tạo
- Trình độ học vấn
34 xã, thị trấn x 02 người/xã = 68 lượt
người
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
34 xã, thị trấn
x 04 người/xã =136 lượt người
- Trình độ lý luận chính trị,
34 xã, thị trấn x 05 người/xã =170 lượt
người
- Tiếng dân tộc
thiểu số:
34 xã, thị trấn x 03 người/xã = 102
lượt người
b) Bồi dưỡng (dự kiến mỗi định xuất bồi
dưỡng là 3.000.000 đồng)
Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước;
quốc phòng, an ninh và tin học văn phòng
34 xã, thị trấn x 13 người/xã = 442
lượt người
IV. Kinh phí thực
hiện
Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các xã, thị trấn vùng Tây Nguyên của huyện Bù
Gia Mập và huyện Bù Đăng giai đoạn 2015-2020 là: 21.699.720.000 đồng. Trong đó:
Ngân sách Trung ương thực hiện hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương khoảng
70% nhu cầu đối với nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cơ sở; còn lại ngân sách địa phương từ nguồn chi sự nghiệp đào tạo của
tỉnh theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
1. Kinh phí đào tạo: 20.349.720.000 đồng
a) Đào tạo trình độ học vấn:
3.473.520.000đ
- Học phí: 1.080.000đ/người/năm x 03
năm x 68 người = 220.320.000đ
- Tài liệu: 500.000đ/người/năm x 03
năm x 68 người = 102.000.000đ
- Hỗ trợ tiền
ăn: 50.000đ/ngày x 22 ngày/tháng x 09 tháng/năm x 03 năm x 68 người =
2.019.600.000đ
- Hỗ trợ tiền ngủ: 500.000đ/người/tháng
x 09 tháng/năm x 03 năm x 68 người = 918.000.000đ
- Hỗ trợ đi lại: 02 lần/tháng x 50.000đ/người/tháng x 09 tháng/năm x 03 năm x 68 người =
183.600.000đ
- Thuê hội trường, văn phòng phẩm: 10.000.000đ x 03 năm = 30.000.000đ
b) Đào tạo đại học chuyên môn nghiệp
vụ: 9.124.800.000đ
- Học phí: 6.000.000đ/người/năm x 04 năm x 136 người = 3.264.000.000đ
- Tài liệu: 500.000đ/người/năm x 04
năm x 136 người = 272.000.000đ
- Hỗ trợ tiền ăn: 50.000đ/ngày x 22
ngày/tháng x 06 tháng/năm x 04 năm x 136 người = 3.590.400.000đ
- Hỗ trợ tiền ngủ: 500.000đ/người/tháng
x 06 tháng/năm x 04 năm x 136 người = 1.632.000.000đ
- Hỗ trợ đi lại:
02 lần/tháng x 50.000đ/người/tháng x 06 tháng/năm x 04 năm x 136 người = 326.400.000đ
- Thuê hội trường, văn phòng phẩm:
10.000.000d x 04 năm = 40.000.000đ
c) Đào tạo trung cấp lý luận chính trị:
6.038.000.000đ
- Học phí: 7.000.000đ/người/năm x 02
năm x 170 người = 2.380.000.000đ
- Tài liệu: 500.000đ/người/năm x 02
năm x 170 người = 170.000.000d
- Hỗ trợ tiền ăn: 50.000đ/ngày x 22
ngày/tháng x 06 tháng/năm x 02 năm x 170 người = 2.244.000.000đ
- Hỗ trợ tiền ngủ: 500.000đ/người/tháng
x 06 tháng/năm x 02 năm x 170 người = 1.020.000.000đ
- Hỗ trợ đi lại: 02 lần/tháng x 50.000đ/người/tháng
x 06 tháng/năm x 02 năm x 170 người = 204.000.000d
- Thuê hội trường, văn phòng phẩm:
10.000.000đ x 02 năm = 20.000.000đ
d) Đào tạo tiếng dân tộc:
1.713.400.000đ
- Học phí: 6.000.000đ/người x 06
tháng/khóa x 102 người = 612.000. 000đ
- Tài liệu: 500.000đ/người/khóa x 102
người = 51.000.000đ
- Hỗ trợ tiền ăn: 50.000đ/ngày x 22
ngày/tháng x 06 tháng x 102 người = 673.200.000d
- Hỗ trợ tiền ngủ: 500.000đ/người/tháng
x 06 tháng x 102 người = 306.000.000d
- Hỗ trợ đi lại:
02 lần/tháng x 50.000đ/người/tháng x 06 tháng x 102 người = 61.200.000đ
- Thuê hội trường, văn phòng phẩm: =
10.000.000d
2. Kinh phí bồi dưỡng: 1.350.000.000đồng
15 ngày/lớp x 45 người/lớp x
3.000.000đ/người/lớp x 10 lớp = 1.350.000.000đ
(Đây là định mức tạm tính, căn cứ vào các quy định chế độ chi tiêu
do cơ quan có thẩm quyền ban hành sẽ thẩm định cụ
thể),
V. Thời gian thực
hiện
- Năm 2015 tổ chức 01 lớp đào tạo
trình độ học vấn cho 68 cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn,
01 lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức 02 lớp bồi dưỡng kiến thức kỹ
năng quản lý nhà nước;
- Năm 2016 tổ chức 01 lớp đào tạo lý
luận chính trị cho 90 cán bộ, công chức và tổ chức 02 lớp
bồi dưỡng kiến thức kỹ năng quản lý nhà nước;
- Năm 2017 tổ chức 01 lớp đào tạo
lý luận chính trị cho 80 cán bộ, công chức và tổ chức 02 lớp bồi
dưỡng tin học văn phòng;
- Năm 2018 tổ chức 01 lớp đào tạo tiếng
dân tộc cho 50 cán bộ, công chức và tổ chức 02 lớp bồi dưỡng kiến quốc phòng,
an ninh;
- Năm 2019 tổ chức 01 lớp đào tạo tiếng
dân tộc cho 52 cán bộ, công chức và tổ chức 02 lớp bồi dưỡng tin học văn phòng.
VI. Trách nhiệm tổ
chức thực hiện
1. Sở Nội vụ
- Căn cứ Kế hoạch giai đoạn 2015-2020
phê duyệt, hàng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai mở các lớp đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và các bồi dưỡng quản lý nhà nước, quốc
phòng, an ninh và tin học văn phòng;
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân
dân huyện Bù Gia Mập, huyện Bù Đăng và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh đào
tạo số cán bộ, công chức chưa chuẩn hóa trình độ học vấn trung học cơ sở, trung
học phổ thông;
- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết,
tổng kết giai đoạn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội vụ theo quy định;
2. Sở Tài chính
- Cân đối nguồn ngân sách tỉnh, tham
mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí để thực hiện các nội dung,
nhiệm vụ hàng năm theo Kế hoạch này;
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị sử dụng
kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
các xã, thị trấn vùng Tây Nguyên;
3. Sở Kế
hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, bố
trí nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo quy định.
4. Trường Chính trị tỉnh và các cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng
Phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức các lớp
đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức theo Kế hoạch chi tiết hàng năm được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
5. Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập
và huyện Bù Đăng
- Căn cứ Kế hoạch này, phối hợp với
các sở, ngành có liên quan xây dựng Kế hoạch chi tiết về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức cấp xã hàng năm gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để
tổng hợp;
- Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả các lớp đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quốc phòng, an
ninh và tin học văn phòng./.