Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 253/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Vũ Đình Liệu
Ngày ban hành: 30/12/1978 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 253/QĐ-UB

TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 1978

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, LỀ LỐI LÀM VIỆC VÀ CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ CHO CÁN BỘ, NHÂN VIÊN CÔNG AN XÃ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chánh các cấp ngày 27-10-1962;
Căn cứ quyết định số 07/QĐ-CA ngày 22-1-1971 của Bộ Công an ban hành bản điều lệ về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và lề lối làm việc của công an xã;
Để xây dựng, củng cố và tăng cường lực lượng công an ở cơ sở, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo đây bản quy định tạm thời về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, lề lối làm việc và chế độ đãi ngộ cho cán bộ, nhân viên công an xã, thị trấn.

Bản quy định này có giá trị thi hành kể từ ngày 1-1-1979.

Những điều quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Điều 2. Giao cho Sở Công an, sau khi bàn bạc, thống nhất với Ban Tổ chức chánh quyền thành phố, hướng dẫn cụ thể và quản lý việc thi hành quy định này.

Điều 3. Các đồng chí ChánhVăn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Công an, Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền, thủ trưởng các ban, ngành, sở thành phố, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH.




Vũ Đình Liệu

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, LỀ LỐI LÀM VIỆC VÀ CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ CHO CÁN BỘ, NHÂN VIÊN CÔNG AN XÃ
(Ban hành kèm theo quyết định số 253/QĐ-UB ngày 30-12-1978 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng Công an cơ sở, làm cho lực lượng Công an xã mau trưởng thành, đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự xã hội ở nông thôn trong giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng là cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, lề lối làm việc và chế độ đãi ngộ cho cán bộ, nhân viên Công an xã, Công an thị trấn như sau:

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG AN XÃ

Điều 1. Công an xã là công cụ chuyên chính của Đảng và chính quyền cấp xã, là cấp Công an ở cơ sở, là tổ chức chiến đấu của ngành công an nằm trong bộ máy chính quyền cấp xã, là lực lượng nòng cốt của nhân dân lao động trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc ở xã.

Công an xã đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, Ủy ban Nhân dân xã và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Công an cấp trên. Công an xã hoạt động theo đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan hệ chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân lao động, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Điều 2. Nhiệm vụ của Công an xã

Trên cơ sở phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động và dưới sự hướng dẫn của Công an huyện, Công an xã tiến hành các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống mọi âm mư, hành động phá hoại, gây rối của các bọn phản cách mạng và bọn tội phạm khác, chống những tàn tích văn hóa phản động, đồi trụy, chống mọi hành động vi phạm chính sách, pháp luật, phòng ngừa các tai nạn và bài trừ các tệ nạn xã hội,… nhằm bảo vệ việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ lực lượng vũ trang, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tính mạng và quyền lợi hợp pháp của nhân dân lao động, góp phần phục vụ 3 cuộc cách mạng ở nông thôn, giữ gìn an ninh chính trị và trật tư an toàn xã hội ở địa phương.

Nhiệm vụ cụ thể của Công an xã như sau:

1. Bảo vệ các tổ chức cơ sở của Đảng, chính quyền nhân dân, các đoàn thể nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân, và các tổ chức cách mạng ở xã.

2. Động viên và tổ chức hướng dẫn nhân dân phát huy quyền làm chủ tập thể, hăng hái tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

3. Nắm vững tình hình an ninh chính trị trong xã, đấu tranh chống các bọn phản cách mạng đang hoạt động phá hoại.

4. Nắm vững tình hình trật tự an toàn xã hội, đấu tranh chống các loại tội phạm hình sự và các hành vị phạm pháp, ngăn ngừa tội phạm và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trong xã.

5. Giáo dục cải tạo những đối tượng cần cải tạo theo quy định của luật pháp và sự hướng dẫn của công an cấp trên.

6. Điều tra, khám phá những vụ phạm pháp xảy ra trong xã theo quy định của Công an cấp trên.

7. Bảo vệ việc thực hiện chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp và phát triển hợp tác xã nông nghiệp.

8. Bảo vệ việc xây dựng vùng kinh tế mới ở nông thôn.

9. Bảo vệ các cơ quan, đơn vị bộ đội, xí nghiệp công, nông, lâm trường, kho tàng, tài sản Nhà nước đóng trong xã. Bảo vệ các đường giao thông, đường sắt, đường bộ, đường sông, các đường dây diện, đường dây điện thoại đi qua xã.

10. Phối hợp với dân quân tự vệ tổ chức tuần tra, kiểm soát những nơi trọng điểm của xã.

11. Thi hành lệnh bắt, lệnh khám người, đồ vật, nhà ở của người phạm pháp do Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân hoặc Công an từ cấp huyện trở lên giao. Bắt giữ, khám người, đồ vật, nhà ở của kẻ phạm pháp quả tang theo đúng pháp luật quy định về những trường hợp phạm pháp quá tang và các thủ tục bắt, khám xét. Tổ chức truy tìm, truy lùng bọn gián điệp, bọn phản cách mạng và các bọn tội phạm khác ẩn nấp trong xã.

12. Thực hiện một số biện pháp quản lý hành chánh về bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong xã do công an cấp trên giao.

Để hoàn thành nhiệm vụ trên đây, Công an xã phải đi đúng quan điểm quần chúng của Đảng, dựa vào nhân dân và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể trong xã.

II. TỔ CHỨC CỦA CÔNG AN XÃ

Điều 3. Tổ chức bộ máy của Công an xã quy định như sau:

a) Mỗi xã có một Ban Công an gồm có:

- Một Trưởng Công an xã

- Hai Phó Công an xã

- Một Thư ký Công an xã

- Các Ủy viên Công an xã trực tiếp phụ trách ấp đồng thời là Phó Ban Nhân dân ấp phụ trách an ninh ấp.

b) Mỗi ấp có một Tổ Công an do Ủy viên Công an xã kiêm Phó Ban Nhân dân ấp trực tiếp làm tổ trưởng, có từ 1 đến 3 Công an viên.

c) Đối với những xả đã tổ chức hợp tác xã thì Ủy viên Công an xã nằm trong Ban quản trị hợp tác xã, các Công an viên phân công mỗi đồng chí phụ trách từ 1đến 3 tập đoàn sản xuất để làm nhiệm vụ bảo vệ hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất ở ấp.

Điều 4. Đối với những ấp có tính chất đô thị hóa được công nhận thì tổ chức đội Cảnh sát khu vực, đội trưởng đội Cảnh sát khu vực đồng thời là Ủy viên Công an xã phụ trách ấp đó. Số lượng Cảnh sát khu vực được tính 150 hộ có 1 Cảnh sát khu vực.

Đối với thị trấn thuộc huyện được Nhà nước công nhận có tổ chức chính quyền thị trấn, thì tổ chức Công an thị trấn như tổ chức Công an phường.

Điều 5. Cán bộ chiến sĩ thuộc đội Cảnh sát khu vực và Công an thị trấn đều do Công an huyện tổ chức và quản lý biên chế, hướng dẫn nghiệp vụ, đồng thời chịu sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương.

Điều 6. Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ nhân viên Công an xã:

a) Trưởng Công an xã phải là Đảng viên hoặc Chi ủy viên, đồng thời là Ủy viên Ủy ban Nhân dân xã, do Ủy ban Nhân dân cử, phải được cấp trên có thẩm quyền công nhận.

Phó Công an xã và các Ủy viên Công an xã phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc đoàn viên hay ít nhất cũng phải là những quần chúng tốt.

b) Công an xã bao gồm các Phó Công an xã, Công an ấp và Công an viên chọn trong đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hoặc những công dân tốt thuộc thành phần cơ bản, lý lịch rõ ràng, bản thân không tham gia vào các tổ chức kềm kẹp, khủng bố của địch trước kia, có đạo đức, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, có ý thức tổ chức kỷ luật, có sức khỏe đảm bảo công tác, quan hệ với quần chúng tốt, được nhân dân tín nhiệm giới thiệu và được chính quyền công nhận.

III. LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA CÔNG AN XÃ

Điều 7. Trưởng Công an xã, các Phó Công an xã và các Ủy viên Công an xã hợp lại thành Ban Công an xã. Ban Công an xã làm việc theo nguyên tắc thủ trưởng phụ trách kết hợp với chế độ làm việc theo dân chủ tập thể, thể hiện nguyên tắc này là:

a) Trưởng Công an xã chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã và Công an cấp trên về toàn bộ các mặt công tác công an trong phạm vi xã theo đúng các quy định của Nhà nước và của ngành.

b) Phó Công an xã giúp Trưởng Công an xã điều hành các công việc công an trong xã và được Trưởng Công an xã phân công phụ trách từng mặt công tác. Phó Công an xã phải báo cáo với Trưởng Công an xã kết quả những công việc mà mình được phân công phụ trách.

c) Đối với những vấn đề lớn thuộc về thi hành chủ trương, chính sách hoặc thi hành chỉ thị của cấp trên, Trưởng Công an xã phải đưa ra bàn bạc tập thể trong Ban Công an xã trước khi quyết định hoặc báo cáo cấp trên. Bàn bạc nếu không đi đến nhất trí thì Trưởng Công an xã phải báo cái rõ những ý kiến khác nhau với cấp ủy Đảng và Công an cấp trên biết. Công an xã phải báo cáo thường xuyên và bất thường cho cấp ủy Đảng xã và Công an cấp trên về mọi mặt, và định kỳ báo cáo những vấn đề cần thiết về trật tự xã hội với Ủy ban Nhân dân xã.

Điều 8. Việc phân công giữa Trưởng, Phó Công an xã quy định như sau:

a) Trưởng Công an xã phụ trách chung và trực tiếp phụ trách công tác bảo vệ nội bộ, công tác phát động phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong xã.

b) Một Phó Công an xã phụ trách công tác đấu tranh chống các tội phạm chính trị, hình sự, tuần tra, kiểm soát giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội trong xã.

c) Một Phó Công an xã phụ trách công tác về hộ tịch, hộ khẩu và các biện pháp quản lý hành chánh khác, tập hợp tình hình làm báo cáo, lưu trữ và bảo quản các tài liệu.

d) Trưởng và các Phó Công an xã phải phân công cụ thể chỉ đạo, kiểm tra Công an ấp và thường trực ở nơi làm việc của Công an xã theo quy định.

Điều 9. Việc hội họp của Công an xã:

a) Trừ trường hợp đột xuất phải họp bất thường, hàng tuần, Trưởng, Phó Công an xã hội ý để nắm tình hình trong xã tuần qua và bàn bạc công tác tuần tới.

b) Hàng tháng, họp toàn Ban Công an xã để thông báo tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội trong xã, kiểm điểm công tác tháng qua và bàn công tác tháng tới.

c) Hàng năm, Công an xã phải họp sơ kết phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong xã.

Điều 10. Việc báo cáo của Công an xã:

a) Hàng tháng, Công an xã phải báo cáo tình hình và kết quả công tác với Đảng ủy và Công an huyện.

- Hàng năm, Công an xã phải kiểm điểm trước Hội đồng Nhân dân xã về trách nhiệm mà Hội đồng Nhân dân phê bình Công an và cho chủ trương công tác năm sau.

- Sáu tháng, Công an xã tổ chức báo cáo kiểm điểm trước dân một lần để nhân dân góp ý kiến phê bình Công an xã.

b) Những việc đột xuất về an ninh chính trị và trật tự xã hội xảy ra trong xã, Công an xã phải báo cáo kịp thời, nhanh chóng, chính xác về Công an huyện và cấp ủy, Ủy ban Nhân dân xã.

Điều 11. Công an xã phải có trụ sở làm việc nhất định ở xã, quy định ngày giờ làm việc sát hợp với tình hình sản xuất của nhân dân và giờ làm việc của Ủy ban Nhân dân xã, công bố cho nhân dân trong xã biết. Giờ làm việc đã công bố thì nhất thiết Công an xã phải có mặt để giải quyết công việc.

Điều 12. Quan hệ công tác giữa Công an xã phải chịu sự lãnh đạo của Ủy ban Nhân dân xã, Ban Nhân dân ấp và các ban, ngành, đoàn thể ở xã, ấp:

- Đối với Ủy ban Nhân dân xã, Công an viên ở ấp phải chịu sự lãnh đạo của Ủy ban Nhân dân xã. Công an viên ở ấp phải chịu sự lãnh đạo của Ban Nhân dân ấp.

- Đối với các ban, ngành, đoàn thể ở xã, ấp, Công an xã, ấp phải tạo điều kiện thuận lợi để các ban, ngành, đoàn thể hoạt động và phải tranh thủ sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể để phục vụ cho công tác công an.

IV. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI CÔNG AN XÃ

Điều 13. Công an xã là một lực lượng bán chính quy của ngành Công an, vừa chuyên trách công tác công an, vừa gắn liền với sản xuất ở nông thôn. Để tạo điều kiện cho Công an xã hoàn thành được nhiệm vụ, Ủy ban Nhân dân thành phố quy định mức tiền trợ cấp hàng tuần cho Công an xã như sau:

- Trưởng Công an xã 50 đ

- Phó Công an xã 45 đ

- Thư ký Công an xã 40 đ

- Ủy viên Công an xã và Công an viên, mỗi người 30 đ

Điều 14. Các chế độ khác bao gồm: bảo vệ sức khỏe, trợ cấp sinh đẻ, ốm đau, về hưu, công tác lâu năm, già yếu nghỉ việc, trợ cấp gia đình khó khăn, chế độ cấp phát lương thực, nhu yếu phẩm, ưu tiên tuyển dụng vào cơ quan cấp trên, tính thời gian công tác liên tục, v.v… thì công an xã được hưởng như đối với cán bộ xã.

Điều 15. Về đào tạo, hàng năm, Công an huyện được triệu tập cán bộ, nhân viên Công an xã để huấn luyện, mỗi năm một người là: 15 ngày cho Công an viên, 30 ngày cho Trưởng, Phó Công an xã. Thời gian cán bộ, nhân viên Công an xã tập trung học tập ở huyện được đài thọ mỗi người mỗi ngày 1 đồng để chi cho tiền ăn, tiền gạo và được cấp bằng hiện vật lương thực do ngân sách Ủy ban Nhân dân huyện đài thọ. Nếu cán bộ Công an xã được cấp trên triệu tập đi học thì huyện phải trích khoản trợ cấp này nộp cho nhà trường cấp trên.

V. QUẢN LÝ, TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ NGÂN SÁCH CỦA CÔNG AN XÃ

Điều 16. Việc quản lý về tổ chức, biên chế và cán bộ của Công an xã do Ủy ban Nhân dân xã và Công an huyện cùng phối hợp quản lý như sau:

a) Công an huyện có trách nhiệm nghiên cứu tổ chức bộ máy, biên chế Công an từng xã, từng ấp, báo cáo Ủy ban Nhân dân xã thông qua và Ủy ban Nhân dân huyện phê duyệt theo quy định trên.

b) Công an huyện lựa chọn cán bộ, nhân viên Công an xã, báo cáo với Ủy ban Nhân dân xã và sau khi được Ủy ban Nhân dân xã thỏa thuận thì Ủy ban Nhân dân huyện ra quyết định bổ nhiệm.

- Ủy ban Nhân dân xã có trách nhiệm quản lý cán bộ, nhân viên Công an xã về các mặt công tác, tư tưởng và sinh hoạt, có trách nhiệm đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật của cán bộ, nhân viên Công an xã. Khi Ủy ban Nhân dân xã muốn điều động cán bộ, nhân viên Công an xã sang làm công tác khác, cho nghỉ việc hoặc sa thải thì phải được Trưởng Công an huyện đồng ý và do Ủy ban Nhân dân huyện ra quyết định. Ngược lại, Trưởng Công an huyện muốn điều động, cho nghỉ việc hoặc sa thải cán bộ, nhân viên Công an xã phải được Ủy ban Nhân dân xã thỏa thuận và Ủy ban Nhân dân huyện ra quyết định.

Điều 17. Việc quản lý ngân sách cho hoạt động của Công an xã và các chế độ đãi ngộ cho cán bộ, nhân viên Công an xã nói chung do ngân sách xã đài thọ. Riêng các khoản sau đây, Ủy ban Nhân dân huyện giao cho Công an xã trực tiếp đảm nhiệm:

- Trả trợ cấp hàng tháng cho cán bộ, nhân viên Công an xã.

- Trợ cấp cho cán bộ, nhân viên Công an trong thời gian được tập trung học tập.

- Hàng năm, Công an huyện làm dự trù các khoản chi phí trên, báo cáo với Ủy ban Nhân dân huyện duyệt cấp và Công an huyện trực tiếp thanh, quyết toán với Ủy ban Nhân dân huyện.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 253/QĐ-UB ngày 30/12/1978 ban hành Quy định tạm thời về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, lề lối làm việc và chế độ đãi ngộ cho cán bộ, nhân viên công an xã do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.540

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.132.236
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!