ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2512/QĐ-UBND
|
Bình Thuận, ngày
28 tháng 11 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG
ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH BÌNH THUẬN
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số
25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
1920/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối
nông thôn mới các cấp;
Căn cứ Quyết định số
263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
2510/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc kiện toàn Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2803/SNN-VP ngày 12 tháng
10 năm 2022 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2631/TTr-SNV ngày 10 tháng 11
năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 1170/QĐ-UBND ngày
04 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Thuận.
Điều 3. Thủ trưởng các
cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục
tiêu quốc gia tỉnh Bình Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi
hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
- Văn phòng Điều phối NTM Trung ương;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó CTUBND tỉnh;
- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh;
- Lưu: VT, KT, NCKSTTHC, SNV (Ngan 15).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Văn Đăng
|
QUY ĐỊNH
CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2512/QĐ-UBND ngày 28/11/2022 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Vị trí, chức năng
1. Văn phòng Điều phối Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 -
2025 (sau đây gọi tắt là Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh) thực hiện chức
năng giúp Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025
tỉnh Bình Thuận (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo tỉnh) quản lý và tổ chức thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
2. Văn phòng Điều phối nông
thôn mới tỉnh có trụ sở đặt tại thành phố Phan thiết, tỉnh Bình Thuận; có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và
Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức
kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện Chương trình.
b) Tham mưu xây dựng kế hoạch
vốn, phân bổ vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn.
c) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo,
giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.
d) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế,
chính sách và cơ chế phối hợp hoạt động liên ngành để thực hiện có hiệu quả
Chương trình trên địa bàn tỉnh.
đ) Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo
tỉnh trong việc đôn đốc tiến độ triển khai nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ
đạo và tiến độ thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh để báo cáo Trưởng Ban
Chỉ đạo tỉnh.
e) Chuẩn bị nội dung, chương
trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Ban Chỉ đạo tỉnh và các báo cáo
theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo.
g) Tổ chức công tác thông tin
truyền thông về xây dựng nông thôn mới.
h) Tham mưu thực hiện Bộ tiêu
chí quốc gia về xã, huyện nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới
kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh; tham mưu hồ sơ thẩm định,
thẩm tra xét, công nhận và thu hồi quyết định công nhận nông thôn mới các cấp;
tham mưu các chương trình, đề án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
i) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
công tác xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ các cấp; tổng hợp, đề xuất
việc khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong
trào thi đua “Bình Thuận chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới” giai
đoạn 2021 - 2025.
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác
do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
Điều 3. Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Văn phòng
a) Chánh Văn phòng do Giám đốc
hoặc Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm nhiệm. Chánh Văn
phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh và trước pháp luật về toàn
bộ hoạt động của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh.
b) 02 Phó Chánh Văn phòng, gồm:
01 Phó Chánh Văn phòng do Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn kiêm
nhiệm và 01 Phó Chánh Văn phòng chuyên trách. Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh
Văn phòng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Chánh Văn phòng phân
công; chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về thực hiện
nhiệm vụ được phân công.
c) Chánh Văn phòng và Phó Chánh
Văn phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm.
2. Văn phòng Điều phối nông
thôn mới tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh giao một số biên chế công chức để thực
hiện nhiệm vụ chuyên trách trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, phạm vi và khối
lượng công việc được giao. Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức theo chỉ
tiêu biên chế được giao thực hiện theo quy định hiện hành.
Văn phòng Điều phối nông thôn
mới tỉnh có một số công chức kiêm nhiệm hoặc biệt phái từ Chi cục Phát triển
nông thôn đến làm việc. Trong trường hợp cần thiết, Văn phòng Điều phối nông
thôn mới tỉnh đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định cử một số công
chức của các sở, ngành liên quan đến làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Việc biệt
phái công chức làm việc chuyên trách hoặc cử công chức đến làm việc theo chế độ
kiêm nhiệm tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh thực hiện theo đúng quy
định hiện hành về quản lý, sử dụng công chức.
Điều 4. Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Văn
phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh do ngân sách nhà nước bố trí trong kinh phí
hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Chánh Văn phòng Điều phối
nông thôn mới tỉnh có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung
của Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện,
nếu có vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, Chánh Văn phòng Điều phối nông
thôn mới tỉnh tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh để kiến nghị Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền./.