ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
---------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
25/2011/QĐ-UBND
|
Tiền
Giang, ngày 15 tháng 9 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, BAN HÀNH, RÀ
SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG, BAN HÀNH KÈM THEO
QUYẾT ĐỊNH SỐ 10/2010/QĐ-UBND NGÀY 19 THÁNG 8 NĂM 2010 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 03 tháng 6 năm 2008; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9
năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6
năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Tiền
Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định
về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành, rà soát văn bản quy phạm
pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo
Quyết định số 10/2010/QĐ- UBND ngày 19 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Tiền Giang:
1. Bổ sung khoản 6 vào Điều 2 của
Quy định, như sau:
“6. Đối với văn bản quy phạm pháp luật quy định
về thủ tục hành chính thì ngoài việc tuân theo các nguyên tắc quy định tại các
khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này, còn phải tuân theo nguyên tắc quy định về thủ tục
hành chính tại Điều 7
Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của
Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 của Quy
định, như sau:
“Điều 8. Lấy ý kiến góp ý dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Đối tượng lấy ý kiến:
a) Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo văn bản,
cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan,
tổ chức, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.
b) Đối với dự thảo văn bản có quy định về thủ tục hành
chính, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản phải gửi lấy ý kiến Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh.
2. Hình thức lấy ý kiến: Tổ chức họp, hội nghị lấy ý
kiến, gửi văn bản lấy ý kiến hoặc gửi phiếu lấy ý kiến. Việc lấy ý kiến Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đối với dự thảo văn bản quy định về thủ tục hành
chính theo hình thức gửi văn bản lấy ý kiến.
a) Lấy ý kiến thông qua tổ chức họp, hội nghị:
Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản phải gửi dự thảo văn
bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời lấy ý kiến ít nhất 05 ngày làm việc
trước khi họp. Cơ quan, tổ chức được mời có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền
dự họp, nếu không dự họp thì phải có văn bản đóng góp ý kiến gửi cho cơ quan chủ
trì và phải chịu trách nhiệm về vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước
của ngành hoặc đơn vị mình.
b) Lấy ý kiến thông qua việc gửi dự thảo văn bản: Tài
liệu gửi để lấy ý kiến bao gồm:
- Công văn đề nghị đóng góp ý kiến. Đối với dự thảo
văn bản có quy định về thủ tục hành chính, công văn đề nghị đóng góp ý kiến phải
nêu rõ vấn đề cần xin ý kiến, xác định rõ các tiêu chí đã đạt được của thủ tục
hành chính nêu tại khoản 2, 3 Điều 10 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.
- Dự thảo văn bản.
- Đối với dự thảo văn bản quy định về thủ tục hành
chính còn phải có bản đánh giá tác động của quy định về thủ tục hành chính theo
quy định tại Điều 10 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
dự thảo văn bản, các cơ quan, tổ chức, đối tượng được lấy ý kiến có trách nhiệm
góp ý hoặc trả lời bằng văn bản cho cơ quan tổ chức lấy ý kiến.
Nếu trong văn bản yêu cầu đóng góp ý kiến có ghi thời
hạn đề nghị góp ý, nhưng đã quá thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời
hạn góp ý theo công văn đề nghị, cơ quan chủ trì lấy ý kiến không nhận được văn
bản góp ý thì vẫn tổng hợp và hoàn chỉnh hồ sơ gửi thẩm định theo quy định; cơ
quan được lấy ý kiến không có văn bản góp ý kiến dự thảo văn bản thì phải chịu
trách nhiệm về vấn đề có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành hoặc
đơn vị mình được quy định trong văn bản.
Đối với dự thảo văn bản quy định về thủ tục hành
chính, trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi
lấy ý kiến, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cơ
quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động của quy định về thủ tục
hành chính thông qua việc tham vấn, hội nghị, hội thảo hoặc biểu mẫu lấy ý kiến
để tổng hợp ý kiến tham gia gửi cơ quan chủ trì soạn thảo; tổng hợp ý kiến và gửi
văn bản tham gia ý kiến cho cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản.
c) Lấy ý kiến bằng hình thức gửi phiếu lấy ý kiến:
Trường hợp lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực
tiếp của văn bản thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần
lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ
chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản.
3. Tổng hợp các ý kiến đóng góp:
Cơ quan chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp dự thảo
văn bản có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp dự thảo văn bản. Văn bản tổng hợp
ý kiến đóng góp phải tổng hợp toàn diện, đầy đủ các ý kiến đóng góp: nội dung
đóng góp được tiếp thu và chỉnh sửa dự thảo văn bản; nội dung đóng góp không tiếp
thu (nếu có) và giữ nguyên dự thảo văn bản, đồng thời nêu rõ lý do vì sao không
tiếp thu.
Đối với văn bản có quy định về thủ tục hành chính thì
việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp đối với quy định về thủ tục hành
chính phải được thể hiện thành một phần riêng trong văn bản tổng hợp ý kiến
đóng góp và phải được gửi đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
Việc tổng hợp ý kiến đóng góp theo các nhóm đối tượng
lấy ý kiến, như sau:
- Cơ quan nhà nước;
- Tổ chức đoàn thể (nếu có);
- Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản;
- Các đối tượng khác (nếu có).
4. Chỉnh lý dự thảo văn bản:
Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm chỉnh
lý dự thảo văn bản theo ý kiến đóng góp và gửi đến cơ quan thẩm định.
3. Bổ sung khoản 5 vào Điều 9 của
Quy định, như sau:
“5. Việc thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật quy định về thủ tục hành chính còn phải theo những quy định sau đây:
a) Hồ sơ gửi thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật quy định về thủ tục hành chính ngoài thành phần theo quy định tại khoản 2
Điều này, còn phải có thêm bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính theo Điều
10 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến
góp ý của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, trong đó có ý kiến góp ý của
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về thủ tục hành chính.
b) Nội dung thẩm định quy định về thủ tục hành chính tập
trung xem xét các vấn đề được quy định tại Điều 7, Điều 8 của Nghị định số
63/2010/NĐ-CP.
Trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp mời Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh tham gia để thẩm định nội dung thủ tục hành chính quy định trong
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
c) Trong Báo cáo thẩm định bổ sung kết quả thẩm định về
thủ tục hành chính.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau
10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ
Tho và thị xã Gò Công căn cứ quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khang
|