TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2490/QĐ-TTCB
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỐI
NGOẠI CỦA NGÀNH TÒA ÁN NHÂN DÂN
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Điều 25 Luật
Tổ chức Tòa án nhân dân;
Xét đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý hoạt động đối ngoại của
ngành Tòa án nhân dân.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng, Vụ
trưởng các Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ, Thủ trưởng các
đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, Chánh
án Tòa án nhân dân các tỉnh, huyện và tương đương, Chánh án Tòa án quân sự các
quân khu, khu vực và tương đương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chủ tịch nước (để b/c Chủ tịch nước);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c Thủ tướng);
- Ủy ban đối ngoại của Quốc hội;
- Ban Đối ngoại Trung ương Đảng;
- Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Các Đ/c Phó Chánh án TANDTC;
- Cổng thông tin điện tử TANDTC;
- Lưu: VP, Vụ HTQT.
|
CHÁNH
ÁN
Trương Hòa Bình
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NGÀNH TÒA ÁN
NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2490/QĐ-TCCB ngày
14 tháng 11 năm 2011 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này điều
chỉnh việc quản lý và thực hiện các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của
ngành Tòa án nhân dân.
2. Hoạt động đối ngoại
và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân bao gồm:
a) Tham gia ký kết,
thực hiện các điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật; ký kết hoặc tham
gia ký kết, thực hiện các thỏa thuận hợp tác hoặc dự án hỗ trợ kỹ thuật (gọi
chung là “thỏa thuận hợp tác quốc tế”) với các đối tác quốc tế và nước ngoài
liên quan đến hoạt động của ngành Tòa án nhân dân; tổ chức và quản lý thực hiện
pháp luật trong nước trong lĩnh vực tương trợ tư pháp và các lĩnh vực khác liên
quan đến chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của ngành Tòa án nhân dân;
b) Tham gia các diễn
đàn, tổ chức quốc tế về luật pháp nhằm trao đổi và học hỏi kinh nghiệm;
c) Tham gia vận động
và điều phối các nguồn tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật quốc tế và nước ngoài trong
lĩnh vực luật pháp;
d) Tổ chức hội nghị,
hội thảo, tọa đàm, thảo luận, tập huấn trong lĩnh vực luật pháp (“hội nghị quốc
tế”) có yếu tố nước ngoài, được tổ chức theo hình thức gặp gỡ trực tiếp trên
lãnh thổ Việt Nam, hoăc theo hình thức trực tuyến với ít nhất một đầu cầu thuộc
lãnh thổ Việt Nam;
đ) Đón tiếp các đoàn
khách nước ngoài đến thăm và làm việc với ngành Tòa án nhân dân (“Đoàn vào”); tổ
chức cho tập thể hoặc cá nhân cán bộ ngành Tòa án nhân dân đi nghiên cứu, công
tác, trao đổi kinh nghiệm và học tập ở nước ngoài (“Đoàn ra”);
e) Các hoạt động lễ
tân và đối ngoại của ngành Tòa án nhân dân;
g) Quản lý hoạt động
công nhận và thi hành bản án của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước
ngoài trong ngành Tòa án nhân dân;
h) Phối hợp với Hội đồng
thi đua khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao đề xuất ý kiến thi đua khen thưởng
có yếu tố nước ngoài;
i) Tham gia quản lý
Nhà nước về thông tin đối ngoại thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành Tòa án nhân
dân;
k) Các hoạt động đối
ngoại và hợp tác quốc tế khác theo sự phân công của các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền, theo quy định của pháp luật và Quy chế này, liên quan đến và phục vụ cho
hoạt động của ngành Tòa án nhân dân.
Điều 2. Các nguyên tắc hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế
Hoạt động đối ngoại
và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân tuân thủ các nguyên tắc:
1. Phù hợp với đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
2. Bảo vệ độc lập, chủ
quyền, an ninh và lợi ích quốc gia; giữ gìn bí mật Nhà nước và bí mật công tác
theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật Nhà nước;
3. Bảo đảm sự lãnh đạo,
chỉ đạo, quản lý thống nhất của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Ban Cán sự
Đảng đối với hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân
trong phạm vi toàn quốc; tăng cường phân cấp và đề cao trách nhiệm của Vụ trưởng
Vụ Hợp tác quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh
án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu trong quản lý và thực
hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân;
4. Nghiêm cấm việc lợi
dụng các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế để mưu cầu lợi ích cá nhân dưới
bất kỳ hình thức nào.
Điều
3. Phối hợp trong hoạt động hợp tác quốc tế
Các đơn vị trực thuộc
Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp khi thực
hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình có liên quan đến các hoạt động hợp tác quốc
tế hoặc các cơ quan, tổ chức và công dân nước ngoài, có trách nhiệm phối hợp với
Vụ Hợp tác quốc tế để xử lý các vấn đề về đối ngoại và các vấn đề khác phát
sinh; khi có kết quả giải quyết phải thông báo cho Vụ Hợp tác quốc tế biết để
theo dõi.
Điều
4. Thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Căn cứ vào chủ trương
của Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao trong lĩnh vực đối ngoại và hợp tác
quốc tế, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
1. Quyết định chủ
trương, phương hướng, nhiệm vụ hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành
Tòa án nhân dân;
2. Ký kết hoặc ủy quyền
ký kết các điều ước quốc tế, các thỏa thuận hợp tác quốc tế liên quan đến hoạt
động của ngành Tòa án nhân dân;
3. Phê duyệt kế hoạch
thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận hợp tác quốc tế theo thẩm quyền;
4. Quyết định việc
thành lập các Ban Quản lý chương trình, dự án theo yêu cầu của thỏa thuận hợp
tác quốc tế;
5. Mời và phê duyệt
các chương trình đón tiếp các đoàn cấp cao của Tòa án hoặc các đoàn ngoại giao
cấp cao khác đến thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam và quyết
định các vấn đề khác trong hoạt động đối ngoại liên quan đến hoạt động của
ngành Tòa án nhân dân;
6. Ủy quyền cho Phó
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện trong từng lĩnh vực, trường hợp cụ
thể;
7. Tham gia hoạt động
đối ngoại Nhà nước khác khi có quyết định của Chủ tịch nước, lãnh đạo cấp có thẩm
quyền.
Điều
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân
tỉnh và Tòa án quân sự trong hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế
1. Vụ Hợp tác quốc tế
có trách nhiệm giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quản lý thống nhất
các hoạt động đối ngoại của ngành Tòa án nhân dân và có nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định tại Quyết định số 133/QĐ-TCCB ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Văn phòng Tòa án
nhân dân tối cao phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng và thực hiện kế hoạch
đối ngoại dài hạn và hằng năm của ngành Tòa án nhân dân; mua vé máy bay cho các
đoàn công tác nước ngoài có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước; chuẩn bị và
quyết toán kinh phí cho các hoạt động cụ thể; chuẩn bị địa điểm và trang thiết
bị phòng họp; cử cán bộ của Văn phòng phục vụ các hoạt động đối ngoại và hợp
tác quốc tế; quyết toán chi tiêu đoàn ra, đoàn vào; tổ chức chiêu đãi, phục vụ
tiếp khách quốc tế; bố trí phương tiện đi lại phục vụ hoạt động đối ngoại; chuẩn
bị quà lưu niệm cho các đoàn công tác nước ngoài và khách đến thăm Tòa án nhân
dân tối cao; chuẩn bị lẵng hoa và thiếp chúc mừng nhân danh lãnh đạo hoặc cơ
quan Tòa án nhân dân tối cao gửi các tổ chức quốc tế và các cơ quan ngoại giao
nước ngoài nhân dịp ngày lễ, ngày Tết theo đề nghị của Vụ Hợp tác quốc tế; và
thực hiện các hoạt động lễ tân đối ngoại khác theo yêu cầu của lãnh đạo Tòa án
nhân dân tối cao.
3. Vụ Tổ chức - Cán bộ
Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế đề xuất nhân sự cho các
đoàn ra trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định; cử cán bộ ngành Tòa
án nhân dân tham dự các khóa đào tạo, hội thảo, hội nghị quốc tế ở nước ngoài;
phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ; thực hiện
các thủ tục về tổ chức và hành chính cần thiết khác về nhân sự sau khi có quyết
định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; quản lý hộ chiếu ngoại giao và hộ
chiếu công vụ của lãnh đạo và cán bộ Tòa án nhân dân tối cao.
4. Vụ Kế hoạch - Tài
chính Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và Văn phòng dự
toán kinh phí cho các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Tòa án nhân
dân tối cao, trừ các hoạt động thực hiện bằng kinh phí từ nguồn tài trợ nước
ngoài.
5. Viện Khoa học xét
xử Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trong việc tiến hành
nghiên cứu các điều ước quốc tế, pháp luật quốc tế và nước ngoài; soạn thảo và
đóng góp ý kiến cho các điều ước quốc tế, văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân.
6. Trường Cán bộ Tòa
án nhân dân tối cao phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế tiến hành các hoạt động đối
ngoại và thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực đào tạo, tập huấn cho
Thẩm phán và cán bộ Tòa án.
7. Vụ Thống kê - Tổng
hợp, Báo Công lý và Tạp chí Tòa án nhân dân phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế
đăng tải thông tin hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Tòa án nhân dân, cử cán
bộ tham gia các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế khi có yêu cầu, tổ chức
các sự kiện quảng bá thông tin đối ngoại của ngành Tòa án nhân dân.
8. Vụ Thống kê - Tổng
hợp, Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các
đơn vị liên quan chuẩn bị tài liệu cần thiết, soạn thảo các bài phát biểu giúp
Chánh án, các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại các phiên đàm phán, hội
nghị, hội thảo, tiếp tân, chiêu đãi…
9. Các Tòa chuyên
trách, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Cơ quan thường trực Tòa án nhân
dân tối cao tại phía Nam tham gia phối hợp thực hiện các hoạt động hợp tác quốc
tế theo sự phân công, ủy nhiệm của Chánh án.
10. Thủ trưởng các
đơn vị khác thuộc Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế tham
gia và thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo thỏa thuận hợp tác quốc tế
đã ký kết, theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
11. Thủ trưởng đơn vị
thực hiện dự án thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa
án quân sự cấp quân khu có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Vụ Hợp
tác quốc tế và Thủ trưởng các đơn vị khác thuộc Tòa án nhân dân tối cao tham
mưu giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định các vấn đề liên quan đến dự
án hợp tác quốc tế thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
b) Tổ chức triển khai
thực hiện các chương trình và dự án hợp tác quốc tế theo đúng nội dung chương
trình, kế hoạch đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt và chịu
trách nhiệm về tiến độ, kết quả thực hiện dự án;
c) Báo cáo định kỳ
hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về
tình hình thực hiện dự án, đánh giá về những kết quả, tồn tại và đề xuất giải
pháp thực hiện tiếp theo. Báo cáo này được gửi cho Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, các Bộ, ngành hữu quan nếu thấy
cần thiết, và cho Vụ Hợp tác quốc tế.
d) Xây dựng kế hoạch
đối ngoại và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực mình phụ trách.
Chương 2.
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT
ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
Điều
6. Căn cứ xây dựng Chương trình hoạt động đối ngoại
Tòa án nhân dân tối
cao căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và pháp luật
của nhà nước về hợp tác với nước ngoài về pháp luật và phương hướng, nhiệm vụ
công tác của ngành Tòa án nhân dân xây dựng Chương trình hoạt động đối ngoại
hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao.
Điều
7. Trình tự xây dựng Chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm
a) Sau khi nhận được
hướng dẫn của Vụ Kế hoạch - Tài chính về xây dựng dự toán hàng năm về đối ngoại,
các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao được giao thực hiện hoạt động đối ngoại, các
Tòa án nhân dân tỉnh có trách nhiệm đề xuất các hoạt động đối ngoại của năm tiếp
theo (kể cả các hoạt động đối ngoại nằm trong khuôn khổ các chương trình, dự án
do các ngành, Bộ khác làm cơ quan chủ quản), gửi Vụ Hợp tác quốc tế để tổng hợp;
b) Căn cứ vào Luật
Ngân sách Nhà nước và các nội dung chi theo quy định pháp luật hiện hành, Vụ Hợp
tác quốc tế lập dự toán kinh phí thực hiện các hoạt động đối ngoại của ngành
Tòa án nhân dân trong năm tiếp theo, gửi Văn phòng để gửi cho Vụ Kế hoạch - Tài
chính để tổng hợp vào dự toán kinh phí ngành Tòa án nhân dân năm kế tiếp gửi Bộ
Tài chính;
c) Trên cơ sở ngân
sách nhà nước bố trí cho hoạt động đối ngoại năm kế tiếp, chậm nhất là ngày 30
tháng 11 của năm, Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì xây dựng và hoàn thành dự thảo
Chương trình đối ngoại của năm tiếp theo, đồng thời lập dự toán kinh phí thực
hiện hoạt động đối ngoại đặc biệt khác báo cáo Chánh án xem xét, phê duyệt và
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.
Điều
8. Nội dung Chương trình hoạt động đối ngoại
Chương trình hoạt động
đối ngoại của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm những nội dung sau đây:
- Điều ước quốc tế dự
kiến đàm phán, ký kết trong năm;
- Các thỏa thuận hợp
tác quốc tế dự kiến đàm phán, ký kết trong năm;
- Kế hoạch đoàn ra,
đoàn vào trong năm;
- Các hội thảo, hội
nghị quốc tế về pháp luật dự định tổ chức trong năm;
- Kế hoạch hợp tác với
Tòa án nhân dân tối cao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Tòa án tối cao
Vương quốc Campuchia;
- Các vấn đề khác.
Điều
9. Tổ chức thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại
a) Trên cơ sở Chương
trình hoạt động đối ngoại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị của Tòa
án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh được giao chủ trì thực hiện hoạt động
đối ngoại xây dựng kế hoạch thực hiện, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy quyền, đồng thời gửi cho Vụ Hợp tác quốc tế
tổng hợp để theo dõi chung.
b) Vụ Hợp tác quốc tế
giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chương
trình hoạt động đối ngoại.
Điều
10. Nội dung Báo cáo hoạt động đối ngoại
Báo cáo hoạt động đối
ngoại bao gồm tổng kết tình hình thực hiện các hoạt động đối ngoại trong năm kế
hoạch, các kết quả đàm phán ký kết, báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất… có nội
dung đánh giá kết quả đạt được, những bài học kinh nghiệm thu được và những giải
pháp cho các tồn tại và các kiến nghị cần thiết đến các cấp có thẩm quyền.
Chương 3.
ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT
VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ, THỎA THUẬN QUỐC TẾ VÀ DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT
Điều
11. Trách nhiệm tham gia ký kết, gia nhập điều ước quốc tế
1. Khi nhận được đề
nghị đóng góp ý kiến về đề xuất ký kết, gia nhập điều ước quốc tế từ các cơ
quan nhà nước khác, Vụ Hợp tác quốc tế nghiên cứu sơ bộ và đề xuất lên Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao quyết định các đơn vị, công chức của Tòa án nhân dân tối
cao tham gia nghiên cứu, đề xuất ý kiến đóng góp. Công văn gửi ý kiến đóng góp
của Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Vụ Hợp tác quốc tế để theo dõi, tổng hợp.
2. Trong trường hợp
cơ quan chủ trì mời đại diện Tòa án nhân dân tối cao tham gia vào quá trình đàm
phán, ký kết điều ước quốc tế, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế sau khi trao đổi ý
kiến với Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, đề xuất việc cử đơn vị hoặc cán bộ của
Tòa án nhân dân tối cao tham gia đàm phán ký kết, gia nhập điều ước quốc tế để
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
3. Đại diện Tòa án
nhân dân tối cao tham gia vào quá trình đàm phán ký kết, gia nhập điều ước quốc
tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này có nhiệm vụ báo cáo thường
xuyên nội dung và kết quả của quá trình đàm phán ký kết và gia nhập. Các báo
cáo này được gửi về Vụ Hợp tác quốc tế để theo dõi, tổng hợp và báo cáo Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định.
Điều
12. Thực hiện điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động của ngành Tòa án nhân
dân
Đối với những điều ước
quốc tế Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập mà ngành Tòa án nhân dân tham gia vào
quá trình thực hiện, Vụ Hợp tác quốc tế:
1. Phối hợp với các
đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự
cấp quân khu có liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án triển khai thực hiện
các cam kết quốc gia trong điều ước quốc tế đó, trình Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao quyết định.
2. Phối hợp với các
đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp
quân khu, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội liên quan triển khai thực hiện
phương án đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt;
3. Theo dõi, kiểm
tra, đôn đốc quá trình thực hiện điều ước quốc tế trong phạm vi hoạt động của
ngành Tòa án nhân dân; báo cáo kết quả thực hiện điều ước quốc tế với Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao;
4. Trong trường hợp
điều ước quốc tế chấm dứt hiệu lực đối với Việt Nam vì bất kỳ lý do gì, Vụ Hợp
tác quốc tế tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện, các vấn đề vướng mắc, bài học
kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện điều ước quốc tế đó với lãnh đạo Tòa
án nhân dân tối cao.
Điều
13. Xác định nội dung và soạn thảo dự thảo thỏa thuận hợp tác quốc tế
1. Việc đề xuất, đàm
phán, ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế phải tuân thủ quy định của
Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Căn cứ vào đề nghị
hợp tác từ đối tác nước ngoài và nhu cầu hợp tác của ngành Tòa án nhân dân, Vụ
Hợp tác quốc tế trình đề xuất ký kết thỏa thuận hợp tác quốc tế lên Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao. Nếu được phê chuẩn, Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với
các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân
sự cấp quân khu và đối tác nước ngoài xây dựng đề cương dự thảo thỏa thuận hợp
tác quốc tế, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định trước
khi tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài.
Trong trường hợp dự
thảo thỏa thuận hợp tác quốc tế do phía đối tác nước ngoài soạn thảo, Vụ Hợp
tác quốc tế phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành nhận xét, đánh giá dự
thảo, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề xuất chấp nhận, sửa đổi hoặc từ
chối dự thảo đó. Sau khi có ý kiến của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Vụ Hợp
tác quốc tế tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để hoàn thiện thỏa thuận
hợp tác quốc tế.
3. Trong trường hợp
pháp luật quy định hoặc xét thấy cần có ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan đối với
nội dung dự thảo, đơn vị thực hiện dự án phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế lấy ý
kiến của các Bộ, ngành đó và tổng hợp ý kiến báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao xem xét quyết định.
Nếu vấn đề thuộc thẩm
quyền quyết định của Chủ tịch nước thì Vụ Hợp tác quốc tế làm tờ trình của Tòa
án nhân dân tối cao, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước
quyết định.
Điều
14. Đàm phán thỏa thuận hợp tác quốc tế
1. Sau khi xác định
được đối tác nước ngoài, căn cứ vào phạm vi nội dung các vấn đề trong dự thảo
thỏa thuận hợp tác quốc tế, Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với đơn vị liên quan dự
kiến thành phần tham gia đàm phán với đối tác nước ngoài trình Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao quyết định. Trong trường hợp pháp luật quy định hoặc xét thấy
cần có đại diện các Bộ, ngành tham gia đàm phán, Vụ Hợp tác quốc tế có trách
nhiệm trao đổi, thống nhất trước về nội dung thỏa thuận hợp tác quốc tế với đại
diện các Bộ, ngành tham gia đàm phán, mời đại diện Bộ, ngành liên quan tham gia
đàm phán.
Nếu vấn đề đàm phán
thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch nước, Vụ Hợp tác quốc tế làm tờ trình
của Tòa án nhân dân tối cao báo cáo Chánh án trình Chủ tịch nước xem xét trước
khi tiến hành đàm phán.
2. Trong quá trình
đàm phán, nếu phát sinh vấn đề phức tạp hoặc thay đổi nội dung văn bản thỏa thuận
hợp tác quốc tế đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt, Trưởng đoàn
đàm phán có trách nhiệm báo cáo và xin ý kiến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
nếu vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước thì báo cáo Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao trình Chủ tịch nước quyết định.
3. Kết quả đàm phán
được ghi thành văn bản để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Tùy thuộc
vào sự thỏa thuận của các bên, Trưởng đoàn đàm phán có thể tiến hành ký tắt vào
dự thảo văn bản thỏa thuận hợp tác quốc tế để ghi nhận kết quả đàm phán, hoặc
ký biên bản riêng về kết quả đàm phán.
Trong trường hợp nội
dung của dự thảo có liên quan đến các Bộ, ngành, Trưởng đoàn đàm phán gửi kết
quả đàm phán cho các Bộ, ngành đó trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc
đàm phán.
Điều
15. Ký kết thỏa thuận hợp tác quốc tế
1. Trên cơ sở kết quả
đàm phán, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc ký các thỏa thuận hợp
tác.
Trong trường hợp
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ủy quyền cho Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao hoặc Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế ký kết, Vụ Hợp tác quốc tế chuẩn bị văn bản
ủy quyền trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định chậm nhất 10 ngày
trước khi ký thỏa thuận hợp tác.
2. Căn cứ vào thỏa
thuận với đối tác nước ngoài về việc tổ chức lễ ký kết, Vụ Hợp tác quốc tế chủ
trì, phối hợp với các đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao tổ chức lễ ký kết theo
đúng thủ tục ngoại giao, trang trọng, lịch sự và tiết kiệm.
3. Sau khi ký thỏa
thuận hợp tác quốc tế, văn kiện phải được sao gửi cho Văn phòng Chủ tịch nước,
Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại
giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan khác (nếu cần), Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao để báo cáo, các đơn vị có liên quan thuộc Tòa án
nhân dân tối cao để thực hiện, và lưu tại Vụ Hợp tác quốc tế để theo dõi thực
hiện.
Điều
16. Thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật mà Tòa án nhân dân tối cao là đơn vị thực
hiện
Việc quản lý, giám
sát, thực hiện và chấm dứt các dự án hỗ trợ kỹ thuật được tiến hành tuân thủ
các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về quản lý và sử dụng vốn viện trợ
phát triển chính thức (ODA) và các quy định liên quan, văn kiện hợp tác khung
giữa Chính phủ nước ngoài hoặc nhà tài trợ, văn kiện dự án và các quy định của
nhà tài trợ.
Điều
17. Trách nhiệm quản lý dự án hỗ trợ kỹ thuật của Tòa án nhân dân tối cao
1. Vụ Hợp tác quốc tế
giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý thống nhất tất cả các dự án hợp
tác quốc tế của Tòa án nhân dân tối cao; đôn đốc thực hiện dự án đúng chương
trình, kế hoạch đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt; theo dõi, tổng
hợp chung tình hình thực hiện các dự án; báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao theo định kỳ hàng năm về tình hình thực hiện các dự án hợp tác quốc tế đó.
2. Kết thúc mỗi giai đoạn
của dự án hoặc kết thúc toàn bộ dự án, đơn vị thực hiện dự án phải có văn bản
báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổng hợp kết quả thực hiện dự án; đánh
giá kết quả đạt được và nêu rõ bài học kinh nghiệm; đề xuất hướng hợp tác tiếp
theo hoặc các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ngành Tòa
án nhân dân và hoạt động hợp tác quốc tế. Báo cáo đồng thời được lưu giữ tại Vụ
Hợp tác quốc tế.
Trong trường hợp cần
gửi văn bản báo cáo Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện dự
án, đơn vị thực hiện dự án có trách nhiệm chuẩn bị dự thảo báo cáo của Tòa án
nhân dân tối cao để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước, Thủ
tướng Chính phủ.
3. Đối với dự án hợp
tác với nước ngoài về pháp luật hoặc hợp tác quốc tế liên ngành trong đó Tòa án
nhân dân tối cao là một trong các cơ quan thực hiện, Vụ Hợp tác quốc tế có
trách nhiệm phối hợp với đơn vị chủ trì theo dõi tiến độ và quá trình thực hiện
nội dung của dự án; định kỳ quý, sáu tháng, hằng năm có văn bản báo cáo Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao tình hình thực hiện dự án hợp tác quốc tế đó.
4. Vụ Hợp tác quốc tế
có trách nhiệm soạn thảo các báo cáo tháng, quý, năm, báo cáo kết thúc và báo
cáo thay đổi về thực hiện dự án ODA gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
theo quy định của pháp luật.
Chương 4.
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ,
HỘI THẢO QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
Điều
18. Hội nghị quốc tế
1. Hội nghị quốc tế
nói trong Quy chế này được hiểu là hội nghị được tổ chức bằng kinh phí do cá
nhân, tổ chức nước ngoài tài trợ, hoặc có sự tham gia của chuyên gia nước
ngoài. Việc tổ chức hội nghị quốc tế phải tuân theo Quyết định số
76/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và
quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và các quy định tại Quy chế
này.
2. Nếu thẩm quyền quyết
định tổ chức Hội nghị quốc tế thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Chủ tịch nước,
Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành các thủ
tục cần thiết theo quy định hiện hành chuẩn bị dự thảo báo cáo, trình Ban Cán sự
Đảng Tòa án nhân dân tối cao xem xét, phê chuẩn và trình cơ quan có thẩm quyền
quyết định.
Sau khi cơ quan có thẩm
quyền phê chuẩn đề xuất tổ chức Hội nghị, việc tiến hành tổ chức Hội nghị được
thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Đối với các Hội
nghị quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định tổ chức của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao:
a) Trách nhiệm của
đơn vị chủ trì:
- Chuẩn bị nội dung
các tài liệu, báo cáo, tham luận, các tư liệu, số liệu tại hội nghị, hội thảo
cũng như nội dung các ấn phẩm phát hành trong quá trình tổ chức hội nghị, hội
thảo quốc tế;
- Thực hiện các quy định
về bảo vệ bí mật, bảo vệ nội bộ, các quy định về thông tin tuyên truyền về hội
nghị, hội thảo;
- Thực hiện các quy định
về chế độ chi tiêu, thanh quyết toán tài chính;
- Chậm nhất 15 ngày
sau khi kết thúc hội nghị, hội thảo phải có báo cáo bằng văn bản đánh giá kết
quả hội nghị, hội thảo gửi các cấp theo quy định hiện hành;
- Tổ chức in ấn, phát
hành và khai thác kết quả của hội nghị, hội thảo dưới hình thức kỷ yếu, tài liệu
tham khảo hoặc các hình thức thích hợp khác; chuyển các tài liệu liên quan cho
Thư viện của Tòa án nhân dân tối cao để lưu giữ và sử dụng lâu dài trong thời hạn
30 ngày kể từ ngày kết thúc hội nghị, hội thảo.
b) Trách nhiệm của Vụ
Hợp tác quốc tế:
- Làm thủ tục xin thị
thực nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam sau khi được Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao phê duyệt;
- Phối hợp với đơn vị
chủ trì giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chánh án quyết định các vấn đề
vướng mắc phát sinh trong thời gian hội nghị, hội thảo;
- Phối hợp với Văn
phòng Tòa án nhân dân tối cao, đơn vị chủ trì tổ chức chiêu đãi (trong trường hợp
cần thiết) và chuẩn bị quà lưu niệm cho chuyên gia nước ngoài theo quy định.
Trong trường hợp Vụ Hợp
tác quốc tế đồng thời là đơn vị chủ trì hội nghị, hội thảo thì có trách nhiệm
được quy định tại điểm a, khoản 3 của Điều này.
c) Trách nhiệm của
các đơn vị khác thuộc Tòa án nhân dân tối cao:
- Phối hợp, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tổ chức hội nghị, hội thảo thành công theo sự phân công
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, theo đề nghị của đơn vị chủ trì hoặc Vụ Hợp
tác quốc tế.
- Tạo điều kiện về thời
gian và bố trí công việc hợp lý cho cán bộ, công chức của đơn vị tham dự hội
nghị, hội thảo một cách đầy đủ theo giấy mời.
Chương 5.
TỔ CHỨC ĐOÀN RA,
ĐÓN ĐOÀN VÀO
Điều
19. Thủ tục thành lập đoàn ra
1. Đoàn ra do Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao làm Trưởng đoàn:
a) Chậm nhất 45 ngày
trước ngày đi dự kiến, Vụ Hợp tác quốc tế phải tiến hành thủ tục xin phép Chủ tịch
nước và Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng;
b) Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao trực tiếp quyết định việc cử các thành viên trong đoàn và giao
nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung làm việc cho đoàn ở nước
ngoài trên cơ sở ý kiến đề xuất của Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ Tổ chức - Cán bộ;
c) Căn cứ vào quyết định
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Vụ Tổ chức - Cán bộ ra quyết định cử đoàn
đi chậm nhất 30 ngày trước ngày đi dự kiến; nếu có cán bộ, công chức của các cơ
quan nhà nước khác tham gia đoàn, Vụ Tổ chức - Cán bộ làm thủ tục mời cán bộ,
công chức đó với cơ quan nhà nước liên quan; trong trường hợp cần mời phiên dịch,
Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm liên hệ thu xếp phiên dịch cho Đoàn;
d) Chậm nhất 10 ngày
làm việc trước ngày đi dự kiến, đơn vị và cá nhân được giao chuẩn bị nội dung
cho đoàn phải hoàn thành việc chuẩn bị và gửi báo cáo bằng văn bản cho Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời sao gửi Vụ Hợp tác quốc tế;
đ) Vụ Hợp tác quốc tế
có trách nhiệm tiến hành đầy đủ và đúng hạn các thủ tục xuất, nhập cảnh cho
đoàn ra theo chương trình làm việc dự kiến của đoàn; thông báo với Bộ Ngoại
giao, Bộ Công an, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan chức năng khác theo quy
định.
e) Văn phòng Tòa án
nhân dân tối cao có trách nhiệm mua vé máy bay hoặc bố trí phương tiện đi lại
quốc tế; thuê phòng khách tại cửa khẩu quốc tế tổ chức đón, tiễn; tạm ứng và
quyết toán chi phí cho đoàn; chuẩn bị quà tặng cho đoàn; bố trí phương tiện đi
lại trong nước cho các thành viên của đoàn; cử cán bộ hỗ trợ thực hiện các hoạt
động của đoàn khi cần thiết;
g) Vụ Thống kê - Tổng
hợp, Báo Công lý và Tạp chí Tòa án nhân dân có trách nhiệm thông tin tuyên truyền
về chuyến công tác.
h) Việc tổ chức cho
đoàn ra do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Trưởng đoàn phải tuân thủ các
quy định tại Quyết định số 205/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện
một số chính sách, chế độ đối với cán bộ cao cấp.
2. Đoàn ra do Phó
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Trưởng đoàn:
a) Đối với đoàn ra do
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Trưởng đoàn, Vụ Tổ chức - Cán bộ và Vụ
Hợp tác quốc tế đề xuất các thành viên trong đoàn, trình Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao quyết định.
b) Việc ban hành quyết
định, chuẩn bị nội dung làm việc, chuẩn bị tài chính và tiến hành các thủ tục cần
thiết khác cho đoàn được thực hiện theo quy định tại các điểm từ b đến g khoản
1 Điều này.
3. Đoàn ra do Lãnh đạo
Vụ hoặc chuyên viên làm Trưởng đoàn:
Đối với đoàn ra do
Lãnh đạo Vụ hoặc chuyên viên làm Trưởng đoàn, thì căn cứ vào mục đích, yêu cầu,
nhiệm vụ cụ thể của từng đoàn, Vụ Tổ chức - Cán bộ phối hợp với Vụ Hợp tác quốc
tế và các đơn vị có liên quan dự kiến thành phần đoàn ra (có thể gồm đại diện
các cơ quan ngoài Tòa án nhân dân tối cao) trình Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao quyết định.
Đối với đoàn ra gồm
01 người (kể cả do phía đối tác nước ngoài mời trực tiếp), trực tiếp cá nhân đó
phải trình lên Thủ trưởng đơn vị chủ quản. Sau khi có đề nghị của Thủ trưởng
đơn vị chủ quản, phải có ý kiến của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ và Vụ Hợp tác
quốc tế, trước khi trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Vụ Hợp
tác quốc tế là đầu mối, hỗ trợ cho đoàn hoàn thành thủ tục xuất, nhập cảnh và
các thủ tục cần thiết khác do chuyến đi.
4. Sau khi có ý kiến
đồng ý của Chủ tịch nước đối với đoàn ra do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
làm Trưởng đoàn, quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đối với đoàn
ra do Phó Chánh án, lãnh đạo cấp Vụ hoặc chuyên viên làm Trưởng đoàn hoặc quyết
định của cơ quan hữu quan cử người tham gia đoàn của Tòa án nhân dân tối cao (nếu
có), Vụ Hợp tác quốc tế thông báo cho phía đối tác nước ngoài về thành phần của
đoàn đồng thời liên hệ với Cơ quan đại diện Ngoại giao của Việt Nam ở nước
ngoài, Cơ quan đại diện Ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam để phối hợp.
Điều
20. Đi công tác nước ngoài có kết hợp việc riêng và đi nước ngoài về việc riêng
Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao cho phép cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân đi công tác nước
ngoài có kết hợp việc riêng, đi nước ngoài về việc riêng.
Cán bộ ngành Tòa án
nhân dân có nhu cầu đi nước ngoài về việc riêng hoặc kết hợp việc riêng trong
chuyến công tác làm đơn xin phép bằng văn bản, có ý kiến đồng ý của lãnh đạo
đơn vị hoặc Tòa án mà cán bộ đó công tác, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, đồng gửi Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao. Vụ Tổ chức - Cán bộ
có trách nhiệm thẩm tra và báo cáo Chánh án xem xét quyết định.
Điều
21. Tổ chức thực hiện đoàn ra
1. Chậm nhất là 5
ngày làm việc trước ngày đi dự định, đơn vị hoặc cá nhân được phân công chuẩn bị
nội dung cho đoàn ra phải báo cáo Trưởng đoàn bằng văn bản về tình hình chuẩn bị
nội dung và các vấn đề cần thiết khác của đoàn công tác; báo cáo được sao gửi
cho Vụ Hợp tác quốc tế.
2. Trưởng đoàn chịu
trách nhiệm trước Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về các hoạt động của đoàn từ
khi ra nước ngoài đến khi về Việt Nam, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp
luật của Việt Nam và nước đến thăm, quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý
đoàn ra, các quy định tại Quy chế này và ý kiến chỉ đạo của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao.
3. Đối với đoàn do
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Trưởng đoàn, chậm nhất 10 ngày sau khi đoàn
về nước, thành viên trong đoàn được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao nhiệm
vụ có trách nhiệm hoàn thành báo cáo để trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
ký gửi Chủ tịch nước và Thường trực Ban Bí thư về kết quả chuyến đi.
Đối với đoàn không do
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Trưởng đoàn, Trưởng đoàn có trách nhiệm
báo cáo bằng văn bản về kết quả chuyến công tác gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, đồng thời sao gửi Vụ Hợp tác quốc tế trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày
đoàn về nước.
3. Trong thời hạn 15
ngày làm việc kể từ khi đoàn về đến Việt Nam, toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan
đến chuyến đi phải được chuyển cho Vụ Hợp tác quốc tế để tổng hợp, xử lý và
theo dõi chung; trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được tài liệu, Vụ Hợp
tác quốc tế chuyển cho Thư viện của Tòa án nhân dân tối cao các tài liệu chuyên
môn do đoàn mang từ nước ngoài về để nghiên cứu, khai thác và sử dụng chung.
Điều
22. Họp Đoàn
1. Đoàn do Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao làm Trưởng Đoàn: trước khi Đoàn lên đường, Vụ Hợp tác
quốc tế chủ trì, phối hợp với Văn phòng, tổ chức họp Đoàn theo yêu cầu của Trưởng
Đoàn.
Các thông tin cần giới
thiệu trong buổi họp Đoàn bao gồm: tình hình hợp tác với đối tác trong thời
gian qua; các kết quả hợp tác chủ yếu; thông tin về hậu cần cho Đoàn ra và các
thông tin cần lưu ý khác.
2. Đoàn do Phó Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao làm Trưởng Đoàn: Tùy tình hình thực tế và theo yêu cầu
của Trưởng Đoàn, Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Văn phòng tổ chức cuộc
họp Đoàn. Các thông tin cần giới thiệu trong buổi họp như quy định tại khoản 1
Điều này.
3. Đoàn do cán bộ cấp
Vụ trở xuống làm Trưởng Đoàn: theo yêu cầu của Trưởng Đoàn, Vụ Hợp tác quốc tế
phối hợp với Văn phòng tổ chức họp Đoàn.
Điều
23. Nghi thức tiễn, đón Đoàn
Đối với Đoàn ra do
Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Trưởng Đoàn, đại diện
lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế và Văn phòng ra sân bay đón và tiễn Đoàn.
Văn phòng có trách
nhiệm thuê phòng khách tại sân bay, mua hoa, cử cán bộ phối hợp với cán bộ do Vụ
Hợp tác quốc tế cử hỗ trợ đoàn làm các thủ tục gửi và nhận hành lý, xuất nhập cảnh
và các công việc khác. Vụ Thống kê - Tổng hợp, Báo Công lý và Tạp chí Tòa án
nhân dân có trách nhiệm thông tin tuyên truyền về chuyến công tác.
Điều
24. Thủ tục đón đoàn Chánh án Tòa án tối cao các nước thăm Việt Nam
1. Chậm nhất 30 ngày
trước ngày đoàn vào dự định, Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm:
a) Soạn thảo và trình
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giấy mời đoàn nước ngoài đến thăm và làm việc
tại Việt Nam;
b) Xin Chủ tịch nước
cho phép tiếp đoàn;
c) Phối hợp với các
đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan ngoài Tòa án nhân dân tối
cao, nếu cần thiết, chuẩn bị nội dung và dự kiến chương trình làm việc của đoàn
trong thời gian ở Việt Nam;
d) Lập dự kiến thành
phần đoàn của phía Việt Nam tham gia đón tiếp và làm việc với đoàn Chánh án Tòa
án tối cao nước ngoài;
e) Chuẩn bị nội dung
làm việc.
2. Chậm nhất 15 ngày
làm việc trước ngày đoàn vào dự định, Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với Văn phòng
và các đơn vị liên quan thống nhất về chương trình đón tiếp và làm việc với
đoàn, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Các đơn vị của Tòa án
nhân dân tối cao chủ động và phối hợp cùng thực hiện các nhiệm vụ được phân
công theo chương trình mà Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt.
3. Vụ Hợp tác quốc tế
bố trí phiên dịch, cử đại diện tham gia vào các hoạt động của đoàn từ khi vào
Việt Nam đến khi đoàn về nước; tổ chức, hướng dẫn đoàn đi thăm và làm việc với
các cơ quan trung ương, địa phương theo chương trình; tổ chức và hướng dẫn đoàn
đi thăm quan thắng cảnh, nếu đoàn có yêu cầu và thực hiện các hoạt động lễ tân
đối ngoại khác, đảm bảo chuyến thăm của đoàn đạt kết quả tốt.
4. Chậm nhất 10 ngày
làm việc sau khi đoàn Tòa án nhân dân tối cao nước ngoài rời Việt Nam, Vụ Hợp
tác quốc tế phối hợp với các đơn vị hữu quan hoàn thành báo cáo về các hoạt động
của đoàn tại Việt Nam, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký gửi Chủ tịch
nước và các cơ quan trung ương theo quy định.
5. Vụ Hợp tác quốc tế
lập hồ sơ đoàn vào, thực hiện việc lưu giữ hồ sơ theo quy định và chuyển cho
Thư viện của Tòa án nhân dân tối cao các tài liệu (nếu có), để nghiên cứu, khai
thác và sử dụng chung trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn
quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Việc đón tiếp
Chánh án Tòa án tối cao các nước sẽ được tiến hành theo nghi lễ đón tiếp Phó Thủ
tướng Chính phủ; trường hợp đặc biệt cần đón tiếp ở mức cao hơn phải báo cáo
xin ý kiến Chủ tịch nước và Thường trực Ban Bí thư.
Điều
25. Nghi thức đón, tiễn Đoàn vào
1. Đoàn do Chánh án
nước đối tác làm Trưởng Đoàn
a. Đón tại sân bay:
Thành phần đón Đoàn tại sân bay gồm
có Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế,
Văn phòng và cán bộ tháp tùng.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao tặng hoa Trưởng Đoàn và phu nhân hoặc phu quân (nếu cùng đi), giới thiệu
các cán bộ Tòa án nhân dân tối cao ra đón Đoàn, chào hỏi xã giao và mời Đoàn về
khách sạn.
b. Hội đàm
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được Chánh án ủy quyền hội đàm với Chánh
án nước đối tác. Thành phần tham gia hội đàm phía Tòa án nhân dân tối cao tương
ứng với thành viên chính thức của Đoàn khách. Nếu có yêu cầu thì hai Chánh án gặp
riêng trước khi hội đàm.
c. Chiêu đãi
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chủ
trì tiệc chiêu đãi Đoàn. Tại tiệc chiêu đãi, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đọc
diễn văn hoặc lời chúc rượu. Chánh án nước khách đọc lời đáp từ.
Thành phần tham dự chiêu đãi phía
Tòa án nhân dân tối cao bao gồm các cán bộ tham gia hội đàm, đón tiễn và những
người khác được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao mời tham dự; phía khách bao gồm
các thành viên chính thức của Đoàn, đại diện Đại sứ quán nước khách.
Tại cuộc chiêu đãi, có thể tổ chức
biểu diễn nghệ thuật chào mừng Đoàn.
d. Chào xã giao, thăm làm việc tại
các địa phương, thăm quan
Đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế
và Văn phòng tháp tùng Đoàn trong các hoạt động chính thức, thăm làm việc tại địa
phương, thăm quan theo chương trình làm việc của Đoàn.
Chánh án tỉnh nơi Đoàn đến thăm tổ
chức đón, tiễn Đoàn tại sân bay địa phương nếu Đoàn đi bằng đường hàng không,
hoặc tại địa giới tỉnh nếu Đoàn đi bằng đường bộ, bến cảng nếu Đoàn đi bằng đường
thủy; tổ chức trang trí cờ, panô, khẩu hiệu ở những nơi Đoàn đến thăm chính thức;
tổ chức chiêu đãi hoặc mời cơm thân mật. Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh nơi Đoàn
đến thăm báo cáo với lãnh đạo tỉnh để sắp xếp chương trình tiếp Đoàn.
đ. Trang trí
Trong thời gian Đoàn đến thăm và
làm việc chính thức tại Tòa án nhân dân tối cao, trụ sở Tòa án nhân dân tối cao
cắm quốc kỳ Việt Nam, được trang trí panô, khẩu hiệu chào mừng Đoàn bằng tiếng
Việt và ngôn ngữ chính thức của nước khách hoặc tiếng Anh, trải thảm đỏ từ nơi
đỗ xe của Trưởng Đoàn đến Phòng khánh tiết hoặc Phòng hội đàm.
Phòng hội đàm được trang trí panô
chào mừng Đoàn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ chính thức của nước khách hoặc tiếng
Anh, quốc kỳ Việt Nam và nước khách.
e. Xe dẫn đường
Đoàn được bố trí xe dẫn đường trong
các hoạt động chính thức.
Đoàn xe được sắp xếp theo đội hình
xe cảnh sát dẫn đường, xe chở Chánh án, xe của Đại sứ nước đối tác (nếu Đại sứ
tham dự hoạt động Đoàn), xe chở các thành viên Đoàn, xe chở cán bộ Tòa án nhân
dân tối cao tháp tùng Đoàn.
g. Tặng phẩm
Có tặng phẩm cho Trưởng Đoàn, phu
nhân hoặc phu quân (nếu cùng đi) và các thành viên chính thức. Tặng phẩm là sản
phẩm do Việt Nam sản xuất, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc; giá trị tặng phẩm
theo định mức quy định, trường hợp đặc biệt do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
quyết định.
h. Tiễn Đoàn
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao tiễn Đoàn tại sân bay. Thành phần dự lễ như thành phần khi đón Đoàn. Phó
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thăm hỏi xã giao, tặng hoa Trưởng Đoàn và phu
nhân hoặc phu quân (nếu cùng đi), phát biểu chia tay Đoàn trước khi Đoàn khởi
hành. Thủ tục nghi lễ tiễn Đoàn thực hiện như quy định tại điểm 6 Điều 24 của
Quy chế này.
2. Đoàn do Phó Chánh án nước đối
tác hoặc do cán bộ cấp tương đương làm Trưởng Đoàn
a) Đón tại sân bay:
Thành phần đón Đoàn tại sân bay gồm
đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Văn phòng và cán bộ tháp tùng.
Nghi lễ đón tại sân bay được thực
hiện tương tự như quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này.
b) Hội đàm
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao được Chánh án ủy quyền hội đàm với Phó Chánh án nước đối tác. Thành phần
tham gia hội đàm phía Tòa án nhân dân tối cao tương ứng với thành viên chính thức
của Đoàn khách.
c) Chiêu đãi
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao chủ trì tiệc chiêu đãi Đoàn. Tại tiệc chiêu đãi, Phó Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao đọc diễn văn hoặc lời chúc rượu, Phó Chánh án nước khách đọc lời
đáp từ.
Thành phần tham dự chiêu đãi phía
Tòa án nhân dân tối cao bao gồm các cán bộ tham gia hội đàm, đón tiễn và những
người khác được Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao mời tham dự; phía khách
bao gồm các thành viên chính thức của Đoàn, đại diện Đại sứ quán nước khách.
d) Các hoạt động chào xã giao, thăm
làm việc tại các địa phương, thăm quan, trang trí, bố trí xe dẫn đường, chuẩn bị
tặng phẩm, tiễn đoàn được thực hiện tương tự nghi thức được quy định tại khoản
d, đ, g, h khoản 1 Điều này.
3. Nghi thức đón tiếp Đoàn do cán bộ
cấp Vụ trở xuống làm Trưởng Đoàn
a) Đón Đoàn: Thành phần đón đoàn tại
sân bay hoặc cửa khẩu quốc tế gồm đại diện lãnh đạo đơn vị thuộc Tòa án nhân
dân tối cao được giao chủ trì đón tiếp, lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc
Tòa án quân sự cấp quân khu (đơn vị chủ trì đón tiếp), đại diện Văn phòng Tòa
án nhân dân tối cao hoặc Văn phòng đơn vị chủ trì đón tiếp.
b) Phiên làm việc: Thành phần tham
gia phiên làm việc gồm lãnh đạo đơn vị chủ trì đón tiếp và các thành viên khác
được phân công tương ứng với các thành viên Đoàn.
c) Chiêu đãi: Nếu có tổ chức chiêu
đãi hoặc mời cơm thân mật, thì lãnh đạo đơn vị chủ trì đón tiếp chủ trì chiêu
đãi. Các thành viên tham dự chiêu đãi phía Việt Nam gồm các cán bộ tham gia
phiên làm việc, đón Đoàn, khách mời do lãnh đạo đơn vị chủ trì đón tiếp quyết định.
Nghi lễ tại buổi chiêu đãi được thực hiện tương tự như quy định tại điểm c, khoản
1 Điều này.
d) Các hoạt động thăm quan, trang
trí, chuẩn bị tặng phẩm, tiễn đoàn được thực hiện tương tự như quy định tại các
điểm đ, g, h khoản 1 Điều này.
Điều 26. Thủ tục
đón và làm việc với đoàn chuyên gia nước ngoài
1. Vụ Hợp tác quốc tế, căn cứ
chương trình, kế hoạch đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc đón
đoàn chuyên gia vào Việt Nam, làm thủ tục nhập, xuất cảnh cho đoàn để triển
khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế.
2. Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân
được giao nhiệm vụ chủ trì đón tiếp đoàn phải chuẩn bị các nội dung làm việc với
đoàn và chủ trì đón tiếp đoàn; phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế, Văn phòng và
các đơn vị hữu quan chương trình chi tiết về việc tiếp đón và làm việc với
đoàn.
Trong trường hợp không thống nhất về
nội dung chương trình, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cùng Thủ trưởng đơn vị hoặc
cá nhân được giao nhiệm vụ chủ trì tiếp đón đoàn báo cáo Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao quyết định.
3. Nếu đoàn không có phiên dịch, Vụ
Hợp tác quốc tế có trách nhiệm bố trí phiên dịch, tổ chức, cử cán bộ hướng dẫn
đoàn đi thăm và làm việc với các cơ quan trung ương và địa phương theo chương
trình đã thống nhất.
4. Chậm nhất 5 ngày làm việc sau
khi đoàn chuyên gia rời Việt Nam, người phụ trách đón tiếp Đoàn báo cáo Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao và Phó Chánh án phụ trách đối ngoại, các Phó Chánh
án có liên quan nội dung làm việc của Đoàn, kết quả đón và làm việc với đoàn;
văn bản báo cáo được sao gửi Vụ Hợp tác quốc tế để tổng hợp và theo dõi.
Việc quản lý, lưu trữ khai thác và
sử dụng hồ sơ, tài liệu của đoàn, kể cả việc chuyển cho Thư viện của Tòa án
nhân dân tối cao, được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 24 của Quy chế
này.
Chương 6.
CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC
TẾ KHÁC
Điều 27. Quan
hệ hợp tác với Tòa án tối cao các nước
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trực
tiếp hoặc ủy quyền cho Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế trao đổi công hàm với Tòa
án tối cao các nước, các Đại sứ quán nước ngoài, các cơ quan và tổ chức quốc tế
nhằm tăng cường quan hệ hợp tác, liên hệ công việc hoặc chào mừng nhân dịp kỷ
niệm các ngày lễ truyền thống.
Điều 28. Quan
hệ với Đại sứ quán các nước, tổ chức quốc tế tại Việt Nam
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
ủy quyền cho Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng và duy trì quan hệ ngoại
giao với Đại sứ quán các nước, với cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt
Nam về những nội dung liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế của Tòa án nhân
dân tối cao.
2. Các đơn vị khác thuộc Tòa án
nhân dân tối cao có nhu cầu trao đổi với các cơ quan nói tại khoản 1 Điều này,
có trách nhiệm phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế thực hiện. Trong trường hợp
không thống nhất ý kiến, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Thủ trưởng đơn vị liên
quan báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
Điều 29. Thủ tục
tiếp khách nước ngoài tại cơ quan Tòa án nhân dân tối cao
1. Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế có
trách nhiệm tiếp nhận và xử lý yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong và
ngoài nước về việc tiếp khách nước ngoài tại cơ quan Tòa án nhân dân tối cao.
Trong trường hợp khách nước ngoài xin gặp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Vụ Hợp tác quốc tế báo cáo Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định; trong trường
hợp khác, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế quyết định tiếp hoặc từ chối tiếp khách
nước ngoài tại Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiếp khách nước ngoài theo yêu cầu của
khách hoặc theo đề xuất của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; trong trường hợp được
Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu, đơn vị hoặc cá nhân liên quan có
trách nhiệm chuẩn bị nội dung để làm việc với khách nước ngoài. Nếu khách không
có phiên dịch, Vụ Hợp tác quốc tế bố trí phiên dịch, cử cán bộ cùng dự, ghi
biên bản phiên làm việc để tổng hợp và theo dõi chung.
3. Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế tiếp
khách nước ngoài liên hệ về các vấn đề hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư
pháp hoặc dự án trợ giúp kỹ thuật. Nếu nội dung có liên quan đến chức năng của
đơn vị khác thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Vụ Hợp tác quốc tế mời đại diện của
đơn vị hoặc dự án hợp tác quốc tế liên quan cùng dự.
Nếu khách không có phiên dịch, Vụ Hợp
tác quốc tế bố trí phiên dịch, cử cán bộ phụ trách tham dự ghi biên bản để tổng
hợp, theo dõi chung.
4. Trên cơ sở đề nghị của Vụ Hợp
tác quốc tế, Thủ trưởng đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao cùng tham gia tiếp
khách nước ngoài về những vấn đề thuộc chức năng của đơn vị đó. Trong trường hợp
này, Thủ trưởng đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao chủ trì việc tiếp khách nước
ngoài, chịu trách nhiệm về nội dung, bố trí cán bộ ghi biên bản, gửi văn bản
báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và sao gửi Vụ Hợp tác quốc tế để lưu,
theo dõi chung. Nếu khách không có phiên dịch, Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm
bố trí phiên dịch.
5. Trong trường hợp tiếp khách nước
ngoài theo quy định tại các khoản 3, 4 của Điều này, nếu có sự ủy quyền của Vụ
trưởng Vụ Hợp tác quốc tế hoặc Thủ trưởng đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao,
thì cán bộ, công chức có quyền tiếp khách nước ngoài nhưng phải xin ý kiến chỉ
đạo trước khi tiếp và sau khi tiếp phải báo cáo Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế hoặc
Thủ trưởng đơn vị liên quan bằng văn bản.
6. Việc tiếp khách nước ngoài được
thực hiện tại Phòng khách do Văn phòng bố trí, hoặc tại Phòng khách của Vụ Hợp
tác quốc tế. Không tiếp khách tại phòng làm việc của cán bộ, công chức. Các hoạt
động tiếp khách nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ
bí mật nhà nước, bảo vệ an ninh nội bộ.
Điều 30. Phối
hợp xử lý các vấn đề phát sinh
Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối
cao, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu trong quá
trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có liên quan đến cá
nhân hoặc tổ chức, đối tác nước ngoài, có trách nhiệm phối hợp với Vụ Hợp tác
quốc tế xử lý các vấn đề về đối ngoại và các vấn đề khác phát sinh; sau khi giải
quyết xong, thông báo cho Vụ Hợp tác quốc tế để theo dõi chung.
Điều 31. Trao
đổi tài liệu pháp lý
1. Trên cơ sở các thỏa thuận hợp
tác quốc tế mà Tòa án nhân dân tối cao đã ký kết với các nước, các tổ chức quốc
tế, hàng quý Vụ Hợp tác quốc tế đặt mua các loại sách báo và các văn bản pháp
luật trong nước để phục vụ công tác trao đổi tài liệu pháp lý đối ngoại.
Văn phòng chuẩn bị và cấp kinh phí
mua tài liệu và cước phí gửi tài liệu theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc
tế.
2. Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân
tối cao, sau khi tiếp nhận các tài liệu pháp lý do cơ quan, tổ chức nước ngoài
gửi đến, có trách nhiệm báo cáo tóm tắt về nội dung của các tài liệu đó với
Chánh án và các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, sao gửi Vụ Hợp tác quốc tế
và chuyển tài liệu cho Thư viện của Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn 30
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tài liệu đó.
Điều 32. Hoạt
động lễ tân đối ngoại hàng năm
1. Vụ Hợp tác quốc tế lên lịch hàng
năm về các ngày quốc khánh, ngày kỷ niệm có ý nghĩa lịch sử lớn của các nước,
các tổ chức quốc tế có quan hệ hợp tác với Tòa án nhân dân tối cao, báo cáo
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và đơn vị
thực hiện dự án gửi thư, thiếp, công hàm, hoa hoặc quà chúc mừng.
2. Văn phòng thực hiện việc cấp
kinh phí, đóng gói và gửi đến địa chỉ nơi nhận theo đề nghị của Vụ Hợp tác quốc
tế.
Điều 33. Chế độ
in và sử dụng danh thiếp trong quan hệ đối ngoại
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Lãnh đạo cấp Vụ, công chức thực hiện
hoạt động hợp tác quốc tế được in danh thiếp bằng kinh phí của Tòa án nhân dân
tối cao để sử dụng trong công tác đối ngoại.
2. Vụ Hợp tác quốc tế đề xuất mẫu
danh thiếp chung, tổng hợp nhu cầu và quyết định việc in danh thiếp sử dụng
trong quan hệ đối ngoại quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp
tác quốc tế, Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao cấp kinh phí cho việc in danh
thiếp quy định tại Điều này.
Điều 34. Trang
phục trong công tác đối ngoại
Cán bộ, công chức, viên chức Tòa án
nhân dân tối cao khi tham gia hoạt động đối ngoại phải tuân theo quy định sau:
1. Tùy theo tính chất từng đoàn, từng
buổi làm việc và tùy theo thời tiết cụ thể từng vùng, từng ngày để mặc trang phục
cho phù hợp.
2. Đối với các buổi lễ, cuộc đón tiếp,
hội đàm, chiêu đãi có tính chất chính thức của Tòa án nhân dân tối cao và Nhà
nước, Vụ Hợp tác quốc tế hướng dẫn cụ thể trang phục từng buổi trong giấy mời
hoặc thông báo về việc tiếp đối tác.
Chương 7.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 35. Chế độ
báo cáo
1. Định kỳ hằng năm, Vụ Hợp tác quốc
tế có trách nhiệm dự thảo báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động hợp tác quốc
tế của Tòa án nhân dân tối cao trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký gửi Chủ
tịch nước, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời gửi
Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an
và các Phó Chánh án, Tòa án nhân dân tối cao và các đơn vị liên quan, nếu cần
thiết, để theo dõi, phối hợp.
2. Trước ngày 10 tháng 12 hàng năm,
Thủ trưởng đơn vị thực hiện dự án, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân
tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu tham
gia hoạt động hợp tác quốc tế, hợp tác với ngành Tòa án Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào và Vương quốc Campuchia có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình thực hiện
hoạt động hợp tác quốc tế đến Vụ Hợp tác quốc tế để tổng hợp theo quy định tại
khoản 1 Điều này.
3. Thực hiện chế độ báo cáo theo định
kỳ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Thủ trưởng đơn vị thực hiện dự án có trách
nhiệm chuẩn bị công văn, báo cáo để trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký gửi
Chủ tịch nước, các Bộ, ngành hữu quan; sau khi được Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao ký, bản sao công văn, báo cáo đó phải được gửi cho Vụ Hợp tác quốc tế theo
dõi.
4. Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế,
đơn vị thực hiện dự án hoặc Thủ trưởng đơn vị liên quan có trách nhiệm báo cáo
đột xuất về tình hình thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế theo yêu cầu của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 36. Khen
thưởng và xử lý vi phạm
1. Đơn vị, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định tại Quy chế này thì được khen
thưởng theo chế độ chung.
2. Mọi hành vi vi phạm các quy định
của Quy chế này đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 37. Điều
khoản thi hành
1. Quy chế này có hiệu lực kể từ
ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế,
nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung các đơn vị trong toàn ngành Tòa án nhân dân phản
ánh về Tòa án nhân dân tối cao; Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm tập hợp ý kiến,
báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định./.