ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2464/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 12 tháng 07 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH
VỰC QUẢN LÝ GIÁ VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về
kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP
ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn đánh giá
tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 347/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế
hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2017;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài
chính tại Tờ trình số 2621/TTr-STC ngày
29/6/2017 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 738/STP-KSTTHC ngày 07/6/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thông qua phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính
lĩnh vực quản lý giá và quản lý tài sản công thuộc thẩm
quyền giải quyết của Sở Tài chính tính Thanh Hóa (có Phương án kèm theo).
Điều 2. Giao
Sở Tài chính dự thảo báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ
tục hành chính của UBND tỉnh, kèm phương án đơn giản hóa,
sáng kiến cải cách thủ tục hành chính đã được thông qua
tại Quyết định này, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê
duyệt gửi Bộ, Cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Điều 3. Sở
Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan
thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Tư pháp; Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4 Quyết định;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Cục Kiểm soát TTHC - VP Chính phủ (để
b/c);
- Chủ tịch,
các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thị Thìn
|
PHƯƠNG ÁN
ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC QUẢN LÝ GIÁ VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2464/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
I. Thủ tục hành chính: “Quyết định
giá thuộc thẩm quyền cấp tỉnh”
1. Nội dung đơn giản hóa:
1.1. Về trình tự
thực hiện: Chưa quy định rõ ràng, cụ thể các bước thực hiện, chưa phân định rõ trách nhiệm và nội dung công việc của Cơ quan thẩm định (Sở
Tài chính), cơ quan có thẩm quyền quyết định (UBND cấp tỉnh), cần
quy định rõ ràng, cụ thể để cơ quan nhà nước thực hiện và
tổ chức, cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh khi tham gia giải quyết thủ tục dễ dàng theo dõi, thực hiện. Nên quy định theo hướng để Sở Tài chính tiếp nhận hồ sơ, thẩm định sau đó trình UBND tỉnh quyết
định để giảm chi phí, thời gian đi lại của tổ chức, cá
nhân.
1.2. Về cách thức
thực hiện: Tại Luật Giá, Nghị định số 177/2013/NĐ-CP, Thông tư số 56/2014/TT-BTC và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác chưa
quy định về cách thức thực hiện. Cần
quy định rõ ràng, cụ thể để Sở quản lý ngành, lĩnh vực,
đơn vị sản xuất, kinh doanh có quyền lựa chọn cách thức để nộp hồ sơ là trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
1.3. Về thành phần hồ sơ: Việc quy định thành phần hồ sơ “Văn bản thẩm định phương án giá của các
cơ quan có chức năng thẩm định theo quy định” là chưa phù hợp.
Lý do:
Đây là thành phần hồ sơ do Cơ quan nhà nước thực hiện, tổ
chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh không thể tự có hoặc chuẩn bị trước khi trình
cơ quan có thẩm quyền quyết định giá (theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP trách nhiệm thực hiện
là của Sở Tài chính). Ngoài ra, tại trình tự thực hiện đã
kiến nghị Cơ quan thẩm định (Sở Tài chính) nhận hồ sơ, tiến hành thẩm định và
trình Cơ quan có thẩm quyền quyết định (UBND tỉnh), nhằm
thống nhất quy trình nội bộ của cơ quan nhà nước, giảm chi phí đi lại, tạo điều
kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức.
2. Kiến nghị thực thi:
2.1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ theo hướng như sau:
- Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 9
theo hướng sau:
“d) Hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm
quyền quyết định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định
trình, thẩm định phương án giá và quyết định giá. Trường hợp Sở quản lý ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất,
kinh doanh trình UBND tỉnh phương án giá thì gửi hồ sơ về Sở Tài chính để
thẩm định, sau đó Sở Tài chính trình Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, quyết định; trường hợp thẩm định
bảng giá đất, phương án giá đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất
đai.”
- Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 9 theo hướng sau:
“a) Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
thẩm định phương án giá quy định tại khoản 1 Điều này phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản về nội dung phương án giá và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định giá chậm
nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ Hồ sơ phương
án giá theo quy định;”
2.2. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại
Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính
lại như sau:
- Sửa đổi Khoản
1 Điều 9 theo hướng sau:
“1. Cơ quan, đơn
vị, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lập Hồ sơ phương
án giá theo quy định tại khoản 2 Điều này và gửi 01 bộ bản chính hoặc 01 bộ bản
sao có chứng thực của cơ quan có thẩm
quyền trực tiếp hoặc qua bưu điện cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo quy định tại Điều 8,
Điều 9, Điều 10 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP và hướng dẫn
tại Thông tư này.”
- Bãi bỏ Điểm đ
Khoản 2 Điều 9.
3. Lợi
ích phương án đơn giản
hóa:
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 39,97 %.
+ Tổng
chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.772.313 đồng/năm.
+ Tổng
chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản
hóa: 1.064.000 đồng/năm.
+ Tổng
chi phí tiết kiệm: 708.313 đồng/năm.
II. Thủ tục “Điều chuyển tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ
chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh”
1. Nội dung đơn giản hóa:
1.1. Về cách thức
thực hiện: Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Nghị định số 52/2009/NĐ-CP
ngày 03/6/2009 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác không quy định về cách thức thực hiện. Cần quy định rõ ràng, cụ thể để cơ quan, đơn vị có quyền lựa chọn cách
thức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
1.2. Về Hồ sơ:
- Việc quy định thành phần hồ sơ có “Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan theo quy định tại Điều 16 Nghị định này”
là không phù hợp.
Lý do: Theo
quy định tại Điều 16 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ
thì đối với tài sản tại địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định điều chuyển tài
sản nhà nước cho Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, thủ trưởng các sở, ban,
ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trước
khi cơ quan/người có thẩm quyền quyết định điều chuyển tài
sản nhà nước chỉ cần ý kiến thẩm định, đề xuất của cơ quan tài chính cùng cấp không cần thiết
phải có ý kiến tham gia của các cơ quan khác.
- Về số lượng hồ
sơ: Tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Nghị định
số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật
liên quan khác chưa quy định về số lượng bộ hồ sơ. Cần quy định rõ ràng, cụ thể số lượng hồ sơ
là 01 bộ.
2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị
định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ theo hướng như sau:
- Sửa đổi Khoản 1 Điều 17 theo hướng
như sau:
“1. Khi có tài sản cần điều chuyển, cơ quan nhà nước đang quản lý, sử dụng tài sản đó hoặc cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 14
Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan có tài sản) phải lập hồ sơ đề
nghị điều chuyển tài sản gửi 01 bộ hồ sơ
trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định lại
Điều 16 Nghị định này xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản bao gồm:...”
- Bãi bỏ Điểm c
Khoản 1 Điều 17.
3. Lợi
ích phương án đơn giản hóa:
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa:
36,01 %.
+ Tổng
chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 1.295.625 đồng/năm.
+ Tổng
chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 829.125 đồng/năm.
+ Tổng chi phí tiết kiệm: 466.500 đồng/năm./.