ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2457/QĐ-UBND
|
Sơn
La, ngày 17 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH TIẾP NHẬN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số
09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy
chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính
Nhà nước ở địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 305/TTr-SNN ngày 14 tháng 9
năm 2016 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 793/TTr-SNV ngày 13
tháng 10 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành Quy định quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2.
Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tổ chức thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở,
ban ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP, phòng TH, KT;
- Như Điều 3;
- Trung tâm
Công báo;
- Lưu: VT, NC, D80b.
|
CHỦ TỊCH
Cầm Ngọc Minh
|
QUY ĐỊNH
QUY TRÌNH TIẾP NHẬN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành theo Quyết định số 2457/QĐ-UBND
ngày 17 tháng 10 năm
2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quyết định này quy định quy trình
tiếp nhận hồ sơ, thủ tục, thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục
hành chính theo quy định này là thời gian làm việc liên tục theo quy định của
Nhà nước (không kể ngày nghỉ theo quy định) và được xác định kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ của công dân và tổ chức.
Điều 2. Các
lĩnh vực thực hiện theo cơ chế một cửa
1. Lĩnh vực Trồng trọt và bảo vệ
thực vật
2. Lĩnh vực Đầu tư và xây dựng
công trình
3. Lĩnh vực Thủy lợi
4. Lĩnh vực Lâm nghiệp
5. Lĩnh vực Chăn nuôi và thú y
6. Lĩnh vực Quản lý chất lượng
nông lâm sản và thủy sản.
Chương II
LĨNH VỰC TRỒNG
TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 3. Thủ
tục cấp Giấy công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
1. Căn cứ pháp lý
- Pháp lệnh Giống cây trồng số
15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 05 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT
ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản
lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm;
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày
14 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống
cây lâm nghiệp.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Thành phần hồ sơ
+ Đơn đề nghị công nhận cây đầu
dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Phụ lục 01 hoặc Annex 01 ban hành kèm theo
Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012);
+ Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ
vườn cây; báo cáo về nguồn giống; kết quả nghiên cứu, hội thi (Báo cáo về
nguồn giống phải có các nội dung: Nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo
trồng; các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu
các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng
nóng (số liệu của 03 năm liên tục gần nhất).
3. Thời hạn
giải quyết: 45 ngày làm việc.
4. Lệ phí
- Cấp Giấy chứng nhận cây đầu
dòng: 100.000đ/01 giấy.
- Thẩm định, công nhận cây đầu
dòng: 2.000.000đ/01 cây.
Điều 4. Thủ tục
cấp Giấy công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
1. Căn cứ pháp lý
- Pháp lệnh Giống cây trồng số
15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 05 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT
ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản
lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm;
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày
14 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống
cây lâm nghiệp.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị công nhận vườn cây đầu
dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Phụ lục 01 hoặc Annex 01 ban hành kèm theo
Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012);
- Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ
vườn cây; báo cáo về vườn cây đầu dòng (Báo cáo về vườn cây đầu dòng phải có
các nội dung: Nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; nhận xét về
sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện
ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng).
3. Thời hạn
giải quyết: 30 ngày làm việc.
4. Lệ phí
+ Lệ phí: Cấp giấy chứng nhận vườn
cây đầu dòng: 100.000đ/01 giấy.
+ Phí: Thẩm định, công nhận vườn
cây đầu dòng: 500.000đ/01 vườn.
Điều 5. Thủ tục cấp lại Giấy
công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
1. Căn cứ pháp lý
- Pháp lệnh Giống cây trồng số
15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 05 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT
ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản
lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm;
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày
14 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống
cây lâm nghiệp.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy công nhận
cây đầu dòng/ vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;
- Bản sao Giấy công nhận gần nhất;
- Sơ đồ nguồn giống: Báo cáo tóm tắt
các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, số lượng khai thác vật liệu
nhân giống trong thời gian lần công nhận gần nhất.
3. Thời hạn
giải quyết: 15 ngày làm việc.
4. Lệ phí, Phí
- Lệ phí: Cấp Giấy chứng nhận cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng: 100.000đ/01 giấy.
- Phí:
+ Thẩm định, công nhận lại cây đầu
dòng: 1.400.000đ/01 cây;
+ Thẩm định, công nhận lại vườn
cây đầu dòng: 350.000đ/01 giống.
Điều 6. Thủ tục
tiếp nhận công bố hợp quy giống cây trồng
1. Căn cứ pháp lý
- Thông tư số
50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc
trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông tư số
50/2010/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn sửa đổi, bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 ban hành kèm theo
Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông tư số
55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thủ tục chỉ định
tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa
học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức
đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT
ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định về chứng nhận
hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 02 bộ
2.2. Thành phần
hồ sơ
* Trường hợp công bố hợp quy dựa
trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận:
- Bản chính Bản
công bố hợp quy (theo mẫu
quy định tại Phụ lục V, Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT);
- Bản sao Giấy tờ chứng minh về việc sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân
(Giấy Đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập...);
- Đối với giống nhập khẩu: Bản sao
từ Giấy chứng nhận hợp quy gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng
cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
- Đối với giống sản xuất trong nước:
Bản sao từ Giấy chứng nhận hợp quy gốc của một giống theo từng cấp giống do tổ
chức chứng nhận được chỉ định cấp;
- Bản chính Tiêu chuẩn, quy chuẩn
sử dụng làm căn cứ để công bố.
* Trường hợp công bố hợp quy dựa
trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng:
- Bản chính Bản
công bố hợp quy (theo mẫu
quy định tại Phụ lục V, Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT);
- Bản chính Giấy tờ chứng minh về việc sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân
(Giấy Đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập....);
- Bản sao Biên bản kiểm định đồng
ruộng của một lô ruộng giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống;
- Bản sao phiếu kết quả thử nghiệm
mẫu từ bản gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống
trong vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành phiếu kết quả thử nghiệm của phòng thử
nghiệm được chỉ định đến thời điểm nộp
hồ sơ công bố hợp quy;
- Quy trình sản xuất và kế hoạch
kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng (theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư số 55/2015/TT-BNNPTNT
ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
- Bản chính Trường hợp tổ chức, cá
nhân công bố hợp quy chưa được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố gồm:
Quy trình sản xuất giống và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân công
bố hợp quy đã được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố hợp quy có bản
sao từ Giấy chứng nhận phù hợp ISO 9001;
- Bản chính Báo cáo đánh giá hợp
quy của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 6
tháng tính từ ngày phát hành (Phụ
lục IV, Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT).
3. Thời hạn
giải quyết: 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí:
Không.
Điều 7. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán
thuốc bảo vệ thực vật
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ và
kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;
- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày
01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về
bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường;
chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm
- Thông tư số
21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
- Thông tư số
223/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2012
của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong
lĩnh vực bảo vệ thực vật.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Thành phần
hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định
tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT);
- Bản sao chứng
thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp;
- Bản thuyết minh
điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban
hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
3. Thời hạn giải quyết: 21 ngày làm việc.
4. Phí, lệ phí
Theo quy định tại
Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2012 (Mục II, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
- Cửa hàng:
500.000đ
- Đại lý:
1.000.000đ
Điều 8. Thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực
vật
1. Căn cứ
pháp lý
- Luật Bảo vệ
và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;
- Căn cứ Nghị
định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
- Thông tư số
21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
- Thông tư số
223/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu
nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị
xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật;
- Bản sao chụp
Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
- Sản phẩm quảng
cáo (nội dung, hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng
nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự);
- Danh sách
báo cáo viên ghi đầy đủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học
của báo cáo viên (đối với trường hợp hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện,
triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao).
3. Thời hạn
giải quyết: 10 ngày làm việc.
4. Phí, lệ
phí
Theo quy định
tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2012 (Mục II, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực
bảo vệ thực vật).
Điều 9. Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực
vật
1. Căn cứ pháp
lý
- Luật Bảo vệ
và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;
- Căn cứ Nghị
định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
- Căn cứ Nghị
định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục
hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ;
- Thông tư số
21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
- Thông tư số
223/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu
nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị
cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục
XXIX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT);
- Bản sao chụp
Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc
bảo vệ thực vật của người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải hàng, khi nộp
mang theo bản chính để đối chiếu (đối với vận chuyển bằng đường bộ);
- Một trong bản
sao chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hợp đồng vận chuyển thuốc bảo vệ
thực vật; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật; Bản
kê khai vận chuyển hàng hóa của Công ty (có xác nhận và dấu của Công ty);
- Lịch trình vận
chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng (có xác nhận và dấu của
công ty).
3. Thời hạn
giải quyết: 03 ngày làm việc.
4. Phí, lệ
phí
Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2012 (Mục
II, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
Điều 10. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn
bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Căn cứ
pháp lý
- Luật Bảo vệ
và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;
- Nghị
định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện
đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật
rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm;
- Thông tư số
21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
- Thông tư số
223/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu
nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy
định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT);
- Bản sao chứng
thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết
minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI
ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
3.Thời hạn giải quyết
- 21 ngày làm
việc đối với trường hợp phải thành lập đoàn đánh giá;
- 10 ngày làm
việc đối với trường hợp cơ sở được xếp Loại A.
4. Phí, lệ
phí
Theo quy định
tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2012 (Mục II, Biểu mức
thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật).
- Đại lý:
1.000.000 đồng/lần thẩm định.
- Cửa hàng:
500.000 đồng/lần thẩm định.
Điều 11. Thủ
tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các lô vật thể vận chuyển từ
vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật
1. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
- Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật
số 41/2013/QH13;
- Thông tư số 35/2015/TT-BNNPTNT
ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch thực
vật nội địa;
- Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày
24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng
phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Thành phần hồ sơ
- Giấy đăng
ký kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa (theo Mẫu quy định tại Phụ lục II
ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BNNPTNT).
3. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc.
4. Phí, lệ phí
Theo quy định tại Thông tư số
223/2012/TT-BTC quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ
phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật (Mục VI, Biểu mức thu phí, lệ phí trong
lĩnh vực bảo vệ thực vật).
Chương III
LĨNH
VỰC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 12. Thủ tục thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
- Luật Đầu tư
Công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6
năm 2014;
- Các văn bản Luật liên quan khác;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Đầu tư Công;
- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày
30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng
6 năm 2015.
- Các văn bản pháp luật chuyên
ngành, liên quan khác;
- Các Quyết định
của UBND tỉnh Sơn La về phân cấp thực hiện công tác thẩm định
dự án, thiết kế cơ sở; thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
và thẩm định thiết kế BVTC, dự toán một số công trình trên địa bàn tỉnh.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: (01) bộ hồ sơ
2.2. Thành phần hồ sơ
- Tờ trình
thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ;
- Báo cáo kinh tế
- kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm các nội dung quy định tại Điều 55 Luật Xây dựng
năm 2014, gồm:
+ Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu
có) và dự toán xây dựng;
+ Các nội dung
khác của báo báo kinh tế - kỹ thuật: Thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục
tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, qui mô, công suất, cấp
công trình, giải pháp thi công, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng
xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng,
hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
- Các tài liệu cần
thiết kèm theo:
+ Văn bản quyết định
hoặc chấp thuận về chủ trương đầu tư;
+ Nhiệm vụ thiết
kế BVTC được chủ đầu tư phê duyệt;
+ Văn bản về các
nội dung liên quan đến phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ môi trường của cơ quan có
thẩm quyền (nếu có);
+ Tài liệu khảo
sát xây dựng để lập dự án; hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng công
trình đối với dự án sửa chữa, cải tạo;
+ Biên bản nghiệm
thu kết quả khảo sát, thiết xây dựng theo quy định;
+ Chứng nhận năng
lực hoạt động xây dựng của tổ chức lập dự án, thiết kế BVTC. Chứng chỉ hành nghề
và thông tin năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm và chủ trì thiết kế;
+ Các tài liệu cần
thiết khác có liên quan (nếu có).
3. Thời hạn giải quyết:20 ngày làm việc.
4. Phí, lệ phí
Thu phí thẩm định báo cáo kinh tế
- kỹ thuật; Mức phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài Chính (Mức phí tính
theo tổng mức đầu tư của công trình)
Điều 13. Thủ tục thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
- Luật Đầu tư
Công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6
năm 2014;
- Các văn bản Luật liên quan khác;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Đầu tư Công;
- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày
30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng
6 năm 2015
- Các văn bản pháp luật chuyên
ngành, liên quan khác;
- Các Quyết định của UBND tỉnh Sơn La về phân cấp thực hiện
công tác thẩm định dự án, thiết kế cơ sở; thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật
xây dựng công trình và thẩm định thiết kế BVTC, dự toán một số công trình trên
địa bàn tỉnh.
2.Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
2.2. Thành phần hồ sơ
- Tờ trình
thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình theo Mẫu
quy định;
- Hồ sơ thiết kế
(bao gồm các bản vẽ, thuyết minh, chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp II trở
lên), dự toán xây dựng (đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn
nhà nước ngoài ngân sách);
- Các tài liệu cần
thiết có liên quan kèm theo như:
+ Quyết định phê
duyệt dự án kèm theo hồ sơ thiết kế cơ sở; kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, tổng
mức đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài
ngân sách;
+ Nhiệm vụ thiết
kế xây dựng công trình, thiết kế công nghệ (nếu có);
+ Báo cáo của
chủ đầu tư về thực hiện công tác thiết kế, dự toán xây dựng của nhà thầu
theo Mẫu quy định;
+ Báo cáo khảo
sát xây dựng công trình (phù hợp với giai đoạn thiết kế);
+ Biên bản nghiệm
thu kết quả khảo sát, thiết xây dựng theo Mẫu quy định;
+ Văn bản về các
nội dung liên quan đến phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ môi trường của cơ quan có
thẩm quyền (nếu có);
+ Chứng nhận năng
lực hoạt động xây dựng của tổ chức lập thiết kế. Chứng chỉ hành nghề và thông
tin năng lực của chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế, lập dự toán xây dựng
công trình.
3. Thời hạn giải quyết
- Không quá 30 ngày đối với công
trình cấp II và cấp III.
- Không quá 20 ngày đối với các
công trình cấp IV.
4. Phí, lệ phí
Thu phí thẩm định định thiết kế và
dự toán; mức phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 14. Thủ tục Thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở
1. Căn cứ pháp lý
+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
+ Luật Đầu tư
Công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6
năm 2014;
+ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
+ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Đầu tư Công;
+ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày
30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng
6 năm 2015;
Các Quyết định
của UBND tỉnh Sơn La về phân cấp thực hiện công tác thẩm định
dự án, thiết kế cơ sở; thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
và thẩm định thiết kế BVTC, dự toán một số công trình trên địa bàn tỉnh.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: (01) bộ hồ sơ
2.2. Thành phần hồ sơ
- Tờ trình thẩm định
dự án hoặc thiết kế cơ sở theo mẫu qui định
- Báo cáo nghiên
cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm các nội dung theo quy định tại Điều 54 Luật Xây
dựng năm 2014 (phần thuyết minh và thiết kế cơ sở);
- Các quy định của
pháp luật liên quan, các tài liệu cần thiết kèm theo:
+ Văn bản quyết định
hoặc chấp thuận về chủ trương đầu tư;
+ Nhiệm vụ thiết
kế cơ sở được chủ đầu tư phê duyệt;
+ Quy hoạch xây dựng
chi tiết được phê duyệt hoặc Giấy phép quy hoạch trong trường
hợp chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết được phê duyệt; phương án tuyến công
trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến;
+ Phương án thiết
kế kiến trúc và quyết định được lựa chọn trong trường hợp có tổ chức thi tuyển,
tuyển chọn thiết kế kiến trúc;
+ Văn bản về các
nội dung liên quan đến phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ môi trường của cơ quan có
thẩm quyền (nếu có);
+ Tài liệu khảo
sát xây dựng để lập dự án; hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng công
trình đối với dự án sửa chữa, cải tạo;
+ Biên bản nghiệm
thu kết quả khảo sát, thiết xây dựng theo quy định;
+ Các thỏa thuận
về đấu nối, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật;
+ Chứng nhận năng
lực hoạt động xây dựng của tổ chức lập dự án, thiết kế cơ sở. Chứng chỉ hành
nghề và thông tin năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm và chủ trì thiết kế;
+ Các tài liệu cần
thiết khác có liên quan (nếu có).
3. Thời hạn giải quyết
- Dự án thuộc nhóm B: Không quá 30
ngày
- Dự án thuộc nhóm C: Không quá 20
ngày
4. Phí, lệ phí
Có thu phí thẩm định dự án, thiết
kế cơ sở; mức phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài
Chính.
Điều 15. Thủ tục Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
1. Căn cứ pháp
lý
+ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày
12 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
+ Các Thông tư hướng dẫn của các Bộ,
Ngành TW;
+ Quyết định số
2317/QĐ-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2014
của UBND tỉnh Sơn la về việc ban hành quy định phân công, phân cấp trách nhiệm
quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: (01) bộ hồ sơ
2.2. Thành phần hồ sơ
+ Báo cáo hoàn thành thi công xây
dựng công trình hoặc hạng mục công trình theo mẫu quy định;
+ Danh mục hồ sơ hoàn thành hạng mục
công trình hoặc công trình theo mẫu quy định.
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.
4. Phí, lệ phí
Chi phí Kiểm tra công tác nghiệm
thu đưa công trình vào sử dụng được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công
trình theo quy định hiện hành.
Chương IV
LĨNH VỰC THỦY LỢI
Điều 16. Thủ
tục cấp Giấy phép cho hoạt động trồng cây lâu năm thuộc loại rễ ăn sâu trên 1m
trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Căn cứ pháp lý
- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số
32/2001/ PLUBTVQH ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số
143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL;
- Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của
Chính phủ về Quản lý an toàn đập;
- Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định việc cấp phép cho các hoạt động
trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
- Quyết định số 62/2007/QĐ-BNN
ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về sửa đổi, bổ sung một
số điều của quy định về việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ
công trình thủy lợi, ban hành kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01
tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông tư số
21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa
đổi bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo
Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;
- Quyết định số 2774/QĐ-BNN-TCTL ngày 11 tháng 11 năm 2011 về việc công bố
các thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01
bộ chính và 01 bộ sao chụp).
2.2. Thành phần hồ sơ
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động
trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu;
+ Sơ họa vị trí khu vực tiến hành
các hoạt động đề nghị cấp phép;
+ Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của
hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;
+ Văn bản thỏa thuận với tổ chức,
cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
+ Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất
lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp.
3. Thời hạn giải quyết
Thời hạn cấp giấy phép: 10 ngày
làm việc.
4. Phí, lệ phí: Không
Điều 17. Thủ tục gia hạn, điều chỉnh nội dung Giấy phép cho
các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Căn cứ pháp lý
- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số
32/2001/ PLUBTVQH ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP
ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL;
- Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của
Chính phủ về Quản lý an toàn đập;
- Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
Quy định việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
- Quyết định số 62/2007/QĐ-BNN
ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nông
nghiệp & PTNT về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc cấp phép
cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, ban hành kèm theo
Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
- Thông tư số
21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa
đổi bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo
Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;
- Quyết định số 2774/QĐ-BNN-TCTL ngày 11 tháng 11 năm 2011 về việc công bố
các thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).
2.2. Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh
nội dung Giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công
trình thủy lợi theo mẫu (Phụ lục 2 ban
hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011);
- Bản sao giấy phép đã được cấp;
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bổ sung
hoặc Dự án đầu tư bổ sung, phương án bảo đảm an toàn cho công trình đã được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung
giấy phép);
- Văn bản thỏa thuận với tổ chức,
cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
3. Thời hạn giải quyết
Theo Quyết định
số 55/2004/QĐ-BNN
ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Đối với hoạt động quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Điều 1: Thời
hạn cấp Giấy phép là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ theo quy định.
+ Đối với hoạt động quy định tại Khoản 4, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Điều 1: Thời
hạn cấp Giấy phép là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ theo quy định.
+ Đối với hoạt động quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 10, Điều
1: Thời hạn cấp Giấy phép là 15 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4. Phí, lệ phí: Không.
Điều 18. Thủ tục gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải
vào hệ thống công trình thủy lợi
1. Căn cứ pháp lý
- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số
32/2001/ PLUBTVQH ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP
ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL;
- Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của
Chính phủ về Quản lý an toàn đập;
- Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
Quy định việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
- Quyết định số 62/2007/QĐ-BNN
ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nông
nghiệp & PTNT về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc cấp phép
cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, ban hành kèm theo
Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
- Thông tư số
21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa
đổi bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo
Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;
- Quyết định số 2774/QĐ-BNN-TCTL ngày 11 tháng 11 năm 2011 về việc công bố
các thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ 02 bộ (01 bộ
chính và 01 bộ sao chụp).
2.2. Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị gia hạn sử dụng, điều
chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi theo mẫu
(Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT
ngày 06 tháng 4 năm 2011);
- Bản sao Giấy
phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi đã được cấp;
- Hồ sơ thiết kế bổ sung, quy
trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt (đối với trường hợp điều chỉnh nội dung Giấy
phép);
- Báo cáo phân tích chất lượng nước
thải của phòng thí nghiệm hoặc trung tâm kiểm định chất lượng nước đạt tiêu chuẩn
từ cấp Bộ trở lên (đối với trường hợp đề nghị gia hạn sử dụng Giấy phép). Báo cáo phân tích chất lượng nước thải dự kiến điều chỉnh xả
vào hệ thống công trình thủy lợi (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội
dung Giấy phép).
3. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.
4. Phí, lệ phí: Không.
Điều 19. Thủ tục cấp Giấy phép xả nước thải vào hệ thống
công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc
Trung ương
1. Căn cứ pháp lý
- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số
32/2001/ PLUBTVQH ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP
ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL;
- Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của
Chính phủ về Quản lý an toàn đập;
- Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
Quy định việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
- Quyết định số 62/2007/QĐ-BNN
ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định
về việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi,
ban hành kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thông tư số
21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa
đổi bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo
Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;
- Quyết định số 2774/QĐ-BNN-TCTL ngày 11 tháng 11 năm 2011 về việc công bố
các thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ
02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao
chụp).
2.2. Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước
thải vào hệ thống công trình thủy lợi theo mẫu (Phụ lục 3 ban hành kèm theo
Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011);
- Bản sao công chứng giấy phép
kinh doanh của doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh của hộ kinh doanh cá thể;
- Bản đồ tỉ lệ 1/5.000 khu vực xử
lý nước thải, vị trí xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi;
- Hồ sơ thiết kế, quy trình vận
hành hệ thống xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Báo cáo đánh giá tác động môi
trường (đối với các trường hợp phải đánh giá tác động môi trường theo quy định
của pháp luật); báo cáo phân tích chất lượng nước thải dự kiến xả vào hệ thống
công trình thủy lợi; trường hợp đang xả nước thải vào hệ thống công trình thủy
lợi phải có báo cáo phân tích chất lượng nước thải của phòng thí nghiệm hoặc
trung tâm kiểm định chất lượng nước đạt tiêu chuẩn từ cấp Bộ trở lên;
- Bản sao công chứng về giấy tờ
quyền sử dụng đất khu vực đặt hệ thống xử lý nước thải.
3. Thời hạn giải quyết
- Thời hạn cấp giấy phép: 30 ngày làm việc.
4. Phí, lệ phí: Không.
Chương V
LĨNH VỰC LÂM
NGHIỆP
Điều 20. Thủ
tục phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác tận dụng gỗ khi chuyển rừng sang trồng
cao su của tổ chức (đối với rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách hoặc vốn
viện trợ không hoàn lại)
1. Căn cứ pháp lý
- Điều 7 Thông tư số
58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp;
- Điều 9 Thông tư số
25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết
số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị cấp phép khai
thác tận dụng của Tổ chức;
- Bản báo cáo khai thác;
- Bản đồ khu khai thác;
- Văn bản giao nhiệm vụ của UBND
tỉnh.
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Không.
Điều 21. Phê
duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
1. Căn cứ pháp lý
Điều 4 Thông tư số
21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc Quy định về khai thác chính và tận thu, tận dụng lâm sản.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Thành phần hồ sơ
- Giấy đề nghị cấp phép khai thác;
- Hồ sơ thiết kế khai thác; phương án quản lý rừng bền vững;
- Chứng chỉ quản lý rừng bền vững, văn bản cho phép của Thủ tướng Chính
phủ và các hồ sơ khác có liên quan.
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Không.
Điều 22. Phê
duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong
rừng phòng hộ của chủ rừng là tổ chức
1. Căn cứ pháp lý
- Khoản 2 Điều 6 Thông tư số
21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản;
- Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban
hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Thành phần hồ sơ
- Giấy
đề nghị cấp phép khai thác lâm sản;
- Hồ sơ
thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu;
- Biên bản thẩm
định khai thác;
- Bản đồ khu vực khai thác.
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Không.
Điều 23. Phê
duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác và tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ thuộc
loài nguy cấp, quý, hiếm và loài ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật
trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ
1. Căn cứ pháp lý
- Điều 10 Thông tư số
21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản;
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác
định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ;
- Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban
hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Thành phần hồ sơ
- Giấy đề nghị cấp phép khai thác;
- Bảng kê lâm sản
khai thác, tận thu, tận dụng (Kèm theo phiếu đo đếm khối lượng, chủng loại lâm
sản).
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Không.
Điều 24. Phê
duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác và tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ không
thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật
trong rừng phòng hộ của chủ rừng là tổ chức
1. Căn cứ pháp lý
- Khoản 2, Điều 11 Thông tư số
21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản;
- Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban
hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Thành phần hồ sơ
- Giấy đề
nghị cấp phép khai thác;
- Bảng kê lâm sản
khai thác, tận thu, tận dụng (Kèm theo phiếu đo đếm khối lượng, chủng loại
lâm sản).
- Số lượng bộ hồ
sơ: 01 bộ
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Không.
Điều 25. Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác và tận dụng,
tận thu lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài ưu tiên bảo
vệ theo quy định của pháp luật trong rừng đặc dụng
1. Căn cứ pháp lý
- Điều 10 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT
ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy
định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản;
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức quản
lý hệ thống rừng đặc dụng.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Thành phần hồ sơ
- Giấy đề nghị cấp phép khai thác;
- Bảng kê lâm sản
khai thác, tận thu, tận dụng (Kèm theo phiếu đo đếm khối lượng, chủng loại
lâm sản).
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Không.
Điều 26. Thẩm
định, phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức
1. Căn cứ pháp lý
Điều 10, Thông tư số
38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về phương án quản lý rừng bền vững.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Thành phần hồ sơ
* Hồ sơ để thẩm định
- Văn
bản đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án của chủ rừng là tổ chức (Ban hành
kèm theo Phụ lục VI của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm
2014);
- Bản thuyết minh phương án
quản lý rừng bền vững (Ban hành kèm theo theo Phụ lục II (đối với rừng tự
nhiên), Phụ lục III (đối với rừng trồng) của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT
ngày 03 tháng 11 năm 2014);
- Hệ thống bản đồ;
- Bản tài liệu, số liệu điều tra
thu thập.
* Hồ sơ khi phê duyệt
- Bản thuyết minh phương án quản
lý rừng bền vững và hệ thống bản đồ đã được chỉnh sửa theo ý kiến của hội đồng
thẩm định;
- Văn bản tiếp thu, giải trình ý
kiến thẩm định.
3. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn
20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thẩm định phương án và gửi văn bản thẩm định cho tổ chức.
Tổ chức chỉnh sửa theo ý kiến của
hội đồng thẩm định và gửi lại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời
hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án và trả kết quả cho chủ
rừng.
4. Lệ phí: Không.
Điều 27. Công
nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Gồm công nhận: Cây trội; lâm phần tuyển
chọn; rừng giống chuyển hóa; rừng giống; vườn cây đầu dòng)
1. Căn cứ pháp lý
- Điều 13, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29
tháng 12 năm 2005 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây
trồng lâm nghiệp;
- Khoản 4, Điều 6, Thông tư số
25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định
về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng;
- Khoản III,
Điều 1 Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19 tháng 2 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ
phí trong lĩnh vực giống cây trồng.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Thành phần hồ sơ
- Đơn xin công
nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Mẫu đơn theo Phụ lục số 05, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12
năm 2005 của Bộ NN&PTNT);
- Báo cáo kỹ
thuật về nguồn giống (Mẫu báo cáo kỹ thuật theo
Phụ lục 12 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng
4 năm 2011 của Bộ NN&PTNT)
3. Thời hạn
giải quyết
- Trong thời hạn
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn phải thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn biết để bổ
sung theo quy định.
- Trong thời hạn
10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn phải hoàn thành công tác thẩm định.
- Trong thời hạn
5 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cấp chứng chỉ công nhận vườn giống cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn.
4. Lệ phí
Cây trội:
300.000đ/cây; Vườn cây đầu dòng 500.000đ/vườn; Lâm phần tuyển chọn 500.000 đồng/nguồn
giống; Rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng 1.500.000đ/nguồn giống.
Điều 28. Phê
duyệt hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng đối với khu rừng đặc dụng do tỉnh quản lý
1. Căn cứ
pháp lý
- Điểm a, Khoản
9.4, Mục II, Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn một số điều
về Quy chế quản lý rừng;
- Khoản 2, Điều
7, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.2. Thành phần hồ sơ
- Tờ trình thẩm định hồ sơ (Phụ
lục số 19 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT);
- Chủ trương cho phép chặt nuôi dưỡng
của UBND cấp tỉnh;
- Thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng
(Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư số
25/2011/TT-BNNPTNT).
3. Thời hạn
giải quyết: 10 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Không.
Chương VI
LĨNH
VỰC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y
Điều 29. Thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức
ăn chăn nuôi
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị định số
181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Quảng cáo;
- Thông tư số
29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày
10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết
một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02
năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ:
- Đơn đề
nghị xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi (Phụ lục số 27 ban hành kèm theo Thông
tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày
04 tháng 9 năm 2015);
- Bản sao chụp
văn bản công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (riêng đối
với hồ sơ gửi các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương phải là bản sao chứng thực; trường hợp nộp trực tiếp là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản
chính để đối chiếu);
- Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất công bố, bao gồm: Tên sản phẩm, tên và địa
chỉ của nhà sản xuất, tên các nguyên
liệu, chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng
dẫn sử dụng;
- Bản thuyết
minh nội dung quảng cáo (nội dung quảng cáo, phương tiện quảng cáo, địa điểm
quảng cáo, thời gian quảng cáo).
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Không.
Điều 30. Thủ
tục cấp Chứng chỉ hành nghề thú y thuộc thẩm quyền cấp tỉnh
1. Căn cứ pháp lý
- Điều 109 Luật Thú y số 79/2015/QH13;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày
15 tháng 5 năm 2016;
- Thông tư số
04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012
của Bộ Tài chính về quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí
trong công tác thú y.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 1 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ:
- Đơn đề
nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y;
- Chứng
chỉ tập huấn nghiệp vụ hành nghề Thú y
(bản sao, xác nhận công chứng);
- Văn bằng chuyên môn từ trung cấp chăn nuôi thú y trở lên (bản sao, xác nhận công chứng);
- Giấy khám
sức khỏe (có xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện
trở lên);
- Chứng minh thư nhân dân còn giá trị sử dụng (pho to, xác nhận công chứng);
- Ảnh 4 x 6 (2 cái) quy tại Phụ lục II mẫu chứng chỉ hành nghề thú y của Nghị định
số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí
- Lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y ban đầu: 100.000đ.
Điều 31. Thủ
tục cấp lại (gia hạn) Chứng chỉ hành nghề thú y
1. Căn cứ pháp lý
- Khoản 5 Điều 109 Luật Thú y số 79/2015/QH13;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính về quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng
phí, lệ phí trong công tác thú y;
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký gia hạn (theo mẫu);
- Chứng chỉ hành nghề thú y đã được
cấp;
- Giấy khám sức khỏe (có xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên).
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
4. Lệ phí
- Lệ phí cấp lại chứng chỉ hành
nghề kinh doanh thuốc thú y: 100.000 đ.
Điều 32. Thủ
tục cấp Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cửa hàng, đại lý
1. Căn cứ pháp lý
- Điều 92; Điều 97 Luật Thú y số 79/2015/QH13;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính về quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng
phí, lệ phí trong công tác thú y.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký đăng ký kiểm tra điều
kiện kinh doanh thuốc thú y;
- Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở
vật chất, kỹ thuật;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Chứng chỉ hành nghề thú y (pho
to, xác nhận công chứng).
3. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
4. Lệ phí
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y: 70.000 đ.
- Phí kiểm tra cơ sở để cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cửa hàng là 225.000đ, đối
với cơ sở đại lý 450.000đ.
Điều 33. Thủ
tục cấp lại Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y trong trường hợp bị
mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng
ký
1. Căn cứ pháp lý
- Khoản 3 Điều 97 Luật Thú y số 79/2015/QH13;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính về quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng
phí, lệ phí trong công tác thú y.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký cấp lại;
- Tài liệu chứng minh nội dung
thay đổi trong trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân
đăng ký;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện
buôn bán đã được cấp trong trường hợp sai sót, hư hỏng, trừ trường hợp bị mất.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y: 70.000 đ
Điều 34. Thủ tục Kiểm dịch động vật vận chuyển ra
ngoài tỉnh
1. Căn cứ
pháp lý
- Luật Thú y số
79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
- Thông tư số 25/2016/TT-BNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm
động vật trên cạn;
- Thông tư số
11/2009/TT-BNN ngày 04 tháng 3 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT;
- Thông tư số
04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính
quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
Thông tư số 113/2015/TT-BTC ngày 07 tháng 8 năm 2015 của
Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày
05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản
lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ
- Giấy đăng ký kiểm dịch động vật vận chuyển theo mẫu quy định;
- Bản sao Giấy chứng nhận
vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của động vật (nếu có);
- Bản sao Gấy chứng nhận
tiêm phòng, phiếu kết quả xét nghiệm bệnh động vật (nếu có).
3. Thời hạn
giải quyết: 01 ngày làm việc.
4. Phí, lệ
phí
- Lệ phí kiểm dịch: không có
- Phí các đối tượng thực hiện kiểm
dịch:
+ Trâu, bò, ngựa, lừa: 5.500đ/con
+ Lợn trên 15 kg: 1.000 đ/con
+ Lợn sữa: 500 đ/con
+ Dê: 3.000 đ/con
Điều 35. Thủ
tục Kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Thú y số
79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
- Thông tư số 25/2016/TT-BNN ngày
30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật,
sản phẩm động vật trên cạn;
- Thông tư số
04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính
quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 113/2015/TT-BTC ngày 07 tháng 8 năm 2015 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của
Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong
công tác thú y.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ
- Giấy đăng ký kiểm dịch sản phẩm
động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh theo mẫu
quy định;
- Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y sản phẩm động vật (nếu có);
- Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
3. Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc.
4. Lệ phí
- Lệ phí kiểm
dịch: không có
- Phí các đối tượng
thực hiện kiểm dịch:
+ Da các loại: 4.500đ/tấn.
+ Phủ tạng: 90.000đ/lô hàng.
+ Sản phẩm đông lạnh vận chuyển dưới 12 tấn: 90.000đ, >12 tấn:
630.000đ.
Điều 36. Thủ
tục Kiểm dịch thủy sản giống vận chuyển trong nước
1. Căn cứ
pháp lý
- Luật thú y số
79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
- Thông tư số
04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính
quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y;
- Thông tư số 113/2015/TT-BTC ngày 07 tháng 8 năm 2015 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của
Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong
công tác thú y;
- Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động
vật, sản phẩm động vật, thủy sản.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ
- Giấy đăng ký kiểm dịch (theo Mẫu 01
TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT).
3. Thời hạn giải quyết: 03
ngày làm việc.
4. Lệ phí ( nếu có)
- Phí kiểm tra lâm sàng thủy sản với
lô hàng < 500 con là 50.000đ; từ 501-10.000 con là 100.000đ; > 10.000 con
là 200.000đ
Điều 37. Thủ
tục Đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do địa phương quản lý
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Thú y số
79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
- Thông tư số
14/2016/TT-BNNPTNT Ngày 02 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Quy định
vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
- Thông tư số
04/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu,
nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ
* Đối
với cơ sở chăn nuôi
- Đơn đăng ký (Phụ lục VIa);
- Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
trên cạn (Phụ lục IIa) hoặc Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động
vật thủy sản (Phụ lục VII);
- Báo cáo kết
quả giám sát tại cơ sở (theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 21 của Thông tư số 14/2016/TT-BNN);
- Bản sao kết
quả kiểm tra, phân loại cơ sở còn hiệu lực (nếu có) theo quy định tại Thông
tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp
và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện
an toàn thực phẩm (sau đây gọi chung là Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT);
- Bản sao Giấy chứng nhận VietGAHP (đối với cơ sở chăn nuôi
động vật trên cạn) hoặc VietGAP (đối với sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản
thương phẩm) còn hiệu lực (nếu có).
* Đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã
- Văn bản đề nghị (Phụ lục VIb);
- Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
trên cạn đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã (Phụ lục IIb);
- Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định tại
Điều 8 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT.
3. Thời hạn giải quyết:20 ngày làm việc.
4. Phí, lệ
phí (nếu có)
- Thẩm định cơ sở chăn nuôi tư
nhân (do xã, huyện quản lý) là cơ sở an toàn dịch bệnh (hạn 6 tháng - 2 năm):
300.000đ/lần.
- Thẩm định cơ sở, trại chăn nuôi
(do tỉnh quản lý), cơ sở an toàn dịch bệnh là xã là cơ sở an toàn dịch bệnh (hạn
6 tháng đến 2 năm): 1.040.000đ.
Điều 38. Thủ
tục cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y
1. Căn cứ
pháp lý
- Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm
2015;
- Thông tư số 09/2016/TT-BNN ngày
01 tháng 6 năm 2016 Quy định về kiểm
soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày
05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính
về quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú
y.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ
- Đơn đề nghị
cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban
hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BNN);
- Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở (theo Mẫu số
02 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BNN).
3. Thời hạn
giải quyết: 15 ngày làm việc.
4. Phí, lệ
phí
- Lệ phí Cấp
chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y: 700.000 đ;
- Phí Kiểm tra
điều kiện cơ sở để cấp chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y ban đầu: 990.000
đ.
Điều 39. Thủ
tục cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Thú y số 79/2015 ngày 19
tháng 6 năm 2015;
- Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT
ngày 01 tháng 6 năm 2016 Quy định về
kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày
05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính
về quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú
y.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
điều kiện vệ sinh thú y (theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông
tư số 09/2016/TT-BNN);
- Bản
chính Mô tả tóm tắt về cơ sở (theo Mẫu số 02 của Phụ lục II ban hành kèm
theo Thông tư số 09/2016/TT-BNN).
3. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.
4. Phí,
lệ phí
- Lệ phí cấp chứng nhận đủ điều kiện
vệ sinh thú y: 700.000 đ.
- Phí kiểm tra điều kiện cơ sở để
cấp chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đang hoạt động: 936.000 đ.
Chương VII
LĨNH
VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
Điều 40: Thủ
tục cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
1. Căn cứ
pháp lý
Thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ
trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng
dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ
* Đối với tổ chức
- Đơn đề
nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực
phẩm (theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông
tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT);
- Bản danh sách
các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo Mẫu số 01b quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm
theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận
hoạt động của chi nhánh,
văn phòng đại
diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);
- Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định
của pháp luật về phí và
lệ phí.
* Đối với cá nhân
- Đơn đề
nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực
phẩm (theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông
tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT).
- Bản sao giấy chứng minh
thư nhân dân;
- Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định
của pháp luật về phí và
lệ phí.
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
4. Phí,
lệ phí: Chưa quy định.
Điều 41. Thủ
tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản
1. Căn cứ
pháp lý
- Thông
tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư
nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản
đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Thông
tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 06 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế
độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh
thủy sản;
- Thông
tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP (theo mẫu
tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc Giấy
chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ
đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất
máy chính từ 90CV trở lên): Bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
- Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an
toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VII ban hành kèm theo
Thông tư số
45/2014/TT-BNNPTNT (ngoại
trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất
máy chính từ 90CV trở lên);
- Danh
sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy
xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất,
kinh doanh);
- Danh
sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y
tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất,
kinh doanh).
3. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.
4. Phí, lệ phí
a) Phí:
- Phí thẩm
xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm
sản và thủy sản đủ điều kiện ATTP: 500.000đ/lần/cơ sở (Biểu
số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính);
- Phí thẩm
định cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm sản và thủy sản (Biểu
số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính):
+ Cơ sở sản
xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản
xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản
xuất thực phẩm doanh thu ≥ 100 triệu đồng/tháng: 3.000.000 đ/lần/cơ sở.
- Phí kiểm
tra định kỳ cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm sản và thủy sản (Biểu
số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính):
+ Cơ sở sản
xuất nhỏ lẻ: 500.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản
xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 1.000.000đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở sản
xuất thực phẩm doanh thu ≥ 100 triệu đồng/tháng trở lên: 1.500.000 đ/lần/cơ sở.
b) Lệ
phí:
- Lệ phí
cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản
xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm sản: 150.000 đồng/lần cấp (biểu số 1 ban
hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính).
- Lệ phí
cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản
xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản: 40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục số 1
ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 06 năm 2012 của Bộ
Tài chính).
Điều 42. Thủ
tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản (trường hợp trước 06 tháng tính đến ngày
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn)
1. Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT
ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB
ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phân công, phân cấp trong hoạt động
kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP (theo mẫu
tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc Giấy
chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ
đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất
máy chính từ 90CV trở lên): Bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
- Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an
toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VII ban hành kèm theo
Thông tư số
45/2014/TT-BNNPTNT (ngoại
trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất
máy chính từ 90CV trở lên);
- Danh
sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy
xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất,
kinh doanh);
- Danh
sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y
tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất,
kinh doanh).
3. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.
4. Phí, lệ phí
a) Phí:
Theo quy định tại Thông tư số
149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013
của Bộ Tài chính (theo quy định tại Biểu
số 2).
b) Lệ phí:
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản
xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm sản: 150.000 đồng/lần cấp (theo quy định Biểu số 1 - Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính).
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với cơ
sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản:
40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục số 1- Thông
tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính).
Điều 43. Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm
lần đầu
1. Căn cứ pháp lý
- Luật An
toàn thực phẩm được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm
2010;
- Thông
tư số 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 quy định về đăng ký và xác nhận nội dung
quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ
- Giấy đề nghị
xác nhận nội dung quảng cáo thực
phẩm (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo
Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT
ngày
31 tháng 10 năm 2011);
- Bản sao có chứng
thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả
kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo ATTP của cơ quan có thẩm
quyền còn hiệu lực (áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước);
- Bản sao có chứng
thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ sở
sản xuất kinh doanh;
- Bản sao có chứng thực thông báo
tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với sản phẩm phải công bố hợp quy), công
bố hợp chuẩn (nếu có);
- Tài liệu khoa học chứng minh
tính chất, công dụng của sản phẩm như nội dung đăng ký quảng cáo;
- Đối với thực phẩm biến đổi gen,
chiếu xạ nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) và các tài
liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Bản dự thảo nội dung dự kiến quảng
cáo (video clip, hình ảnh, phóng sự, bài viết);
- Giấy ủy quyền của cơ sở (áp dụng
đối với trường hợp đăng ký xác nhận quảng cáo bởi người kinh doanh dịch vụ quảng
cáo).
3. Thời hạn giải quyết:20
ngày làm việc.
- Đối với
trường hợp Giấy xác nhận nội dung đăng ký quảng cáo đã được cấp nhưng bị mất,
thất lạc hoặc bị hư hỏng, cơ sở có đề nghị cấp lại thì trong thời gian 5 ngày
làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của cơ sở, cơ quan thường trực cấp
lại Giấy xác nhận cho cơ sở (Khoản 5 Điều 8 Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT)
4. Phí, lệ phí
- Phí, lệ
phí thẩm định hồ sơ đăng ký và xác nhận nội dung đăng ký quảng cáo được thực hiện
theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
Điều 44. Thủ
tục xác nhận lại nội dung quảng cáo thực phẩm
1. Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm 2010;
- Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT
ngày 31 tháng 10 năm 2011.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ
- Giấy đề nghị
xác nhận nội dung quảng cáo thực
phẩm (theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo
Thông tư số 75/2011/TT-BNNPTNT
ngày
31 tháng 10 năm 2011);
- Bản thuyết minh liên quan đến sửa đổi nội
dung quảng cáo thực phẩm;
- Bản sao có chứng
thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả
kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn
hiệu lực (áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước);
- Bản dự thảo nội dung dự
kiến quảng cáo (video, clip, hình ảnh, phóng
sự, bài viết).
3. Thời hạn giải quyết:20 ngày làm việc.
- Trường hợp Giấy xác nhận nội dung
bị mất, thất lạc hoặc bị hư hỏng: Trong thời gian 5 ngày làm việc cấp Giấy xác
nhận nội dung quảng cáo, nếu đạt hoặc thông báo kết quả không đạt.
4. Phí,
lệ phí
Theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính (theo quy định tại Biểu 1, Biểu 2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/TT-BTC).
Điều 45. Thủ
tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản (trường hợp giấy chứng nhận vẫn còn thời
hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung
thông tin trên Giấy chứng nhận)
1. Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT
ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB
ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phân công, phân cấp trong hoạt động
kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thành phần hồ sơ
2.1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Thành
phần hồ sơ
Đơn đề
nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông
tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày
03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
4. Phí, lệ phí
a) Phí:
Theo quy định tại Thông tư số
149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013
của Bộ Tài chính (theo quy định tại Biểu
số 2).
b) Lệ phí:
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản
xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm sản: 150.000 đồng/lần cấp (theo quy định Biểu số 1 Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính).
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với cơ
sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản:
40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục số 1 Thông
tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính).
Chương VIII
QUY TRÌNH THỰC
HIỆN
Điều 46. Quy
trình thực hiện cơ chế một cửa
1. Tiếp nhận hồ sơ
1.1. Cá nhân, tổ chức có giao dịch
về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT nộp
hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở
Nông nghiệp và PTNT (trừ các thủ tục của lĩnh vực: Bảo
vệ thực vật, Chăn nuôi và thú y, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản nộp
trực tiếp tại Phòng Tổ chức hành chính (Bộ phận một cửa) các Chi cục: Chi cục
Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và thú y, Chi cục Quản lý chất
lượng nông lâm sản và thủy sản).
1.2. Công chức tiếp nhận hồ sơ tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của
hồ sơ theo quy định của pháp luật:
- Trường hợp hồ sơ, thủ tục hành
chính do cá nhân, tổ chức đề nghị giải quyết không thuộc thẩm quyền giải quyết
của Sở Nông nghiệp và PTNT thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho cá nhân,
tổ chức biết để đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ,
chưa đảm bảo theo quy định thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cụ thể một lần
để tổ chức, cá nhân tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.
1.3. Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập
thông tin vào sổ theo dõi, đồng thời nhập dữ liệu vào phần
mềm theo dõi hồ sơ theo mẫu quy định tại Quyết định số
09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy
chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương (sau đây gọi tắt là Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg).
2. Chuyển hồ sơ
2.1. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, kiểm
tra tính hợp pháp, đầy đủ của hồ sơ theo quy định của từng lĩnh vực, từng loại
thủ tục hành chính, công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả lập phiếu giao
nhận hồ sơ, đồng thời chuyển dữ liệu trên phần mềm một cửa điện tử đến phòng
chuyên môn theo mẫu quy định tại Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg, đồng thời báo
cáo lãnh đạo Văn phòng Sở được phân công phụ trách xác nhận hồ sơ; Sau đó chuyển
hồ sơ và phiếu kiểm soát giải quyết hồ sơ (theo mẫu) cho phòng chuyên môn có
liên quan giải quyết.
2.2. Quá trình giải quyết hồ sơ được
chuyển theo hồ sơ trực tiếp và lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
3. Giải quyết hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ phòng
chuyên môn có trách nhiệm giải quyết như sau:
3.1. Trường hợp quy định không phải
thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công chức thẩm định báo cáo lãnh đạo phòng trình lãnh
đạo Sở phê duyệt (theo phân cấp quản lý) và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả kết quả cho tổ chức và công dân.
3.2. Trường hợp nếu phải thẩm tra,
xác minh hồ sơ theo quy định thì công chức phòng chuyên môn báo cáo lãnh đạo
phòng chuyên môn, đề xuất phương án thẩm tra, xác minh và tổ chức thực hiện.
Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác
minh đủ điều kiện giải quyết: Công chức phòng chuyên môn thẩm định, báo cáo
lãnh đạo phòng xem xét phê duyệt trước khi trình lãnh đạo Sở phê duyệt và chuyển
kết quả giải quyết hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác
minh chưa đủ (hoặc không đủ) điều kiện giải quyết: Công chức phòng chuyên môn
thẩm định, báo cáo lãnh đạo phòng xem xét và trình lãnh đạo Sở ban hành văn bản
trả lời cho tổ chức, công dân biết và nêu rõ lý do không giải quyết hoặc cần tiếp
tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
* Thông báo được nhập vào mục trả
kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ, thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải
quyết hồ sơ theo quy định.
3.3. Các hồ sơ vượt quá thời gian
giải quyết theo quy định của pháp luật: Phòng chuyên môn trực tiếp giải quyết hồ
sơ phải thông báo bằng văn bản cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và văn bản
xin lỗi cá nhân, tổ chức, trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời hạn trả kết quả.
4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ
Công chức tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả tiếp nhận hồ sơ giải quyết xong của phòng chuyên môn vào Sổ theo
dõi hồ sơ và thực hiện như sau:
4.1. Các hồ sơ đã giải quyết xong:
Trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức và thu phí, lệ phí (nếu có);
trường hợp cá nhân, tổ chức đã đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì
việc trả kết quả, thu phí, lệ phí (nếu có) và cước phí được thực hiện qua dịch
vụ bưu chính.
4.2. Đối với hồ sơ không đủ điều
kiện xem xét giải quyết (hoặc hồ sơ không giải quyết) thì công chức có trách
nhiệm phối hợp với công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, liên hệ với
cá nhân, tổ chức để trả lại hồ sơ kèm theo thông báo của Sở, do lãnh đạo Sở ký.
4.3. Đối với hồ sơ vượt quá thời
gian giải quyết theo quy định của pháp luật: Thông báo thời hạn trả kết quả lần
sau và chuyển văn bản xin lỗi của cơ quan, tổ chức về việc quá hạn giải quyết
cho cá nhân, tổ chức.
4.4. Đối với hồ sơ giải quyết xong
trước thời hạn trả kết quả, công chức có trách nhiệm liên hệ để cá nhân, tổ chức
đến nhận kết quả (hoặc chuyển trả qua dịch vụ bưu chính).
4.5. Trường hợp cá nhân, tổ chức
chưa đến nhận hồ sơ theo giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thì kết quả giải
quyết hồ sơ được lưu giữ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Chương IX
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 47. Giám đốc Sở Nông nghiệp
và PTNT có trách nhiệm tổ chức, thực hiện nghiêm túc những nội dung quy định tại
Quyết định này.
Điều 48. Định kỳ trước ngày 05
của tháng cuối quý, 6 tháng và hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo kết quả
thực hiện cơ chế một cửa tại Sở Nông nghiệp và PTNT với UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ).
Hàng năm đề nghị khen thưởng, kỷ
luật đối với tập thể, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, các ngành, các cấp và công dân phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT để
tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.