BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2431/QĐ-BKHCN
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 08 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN
NGHỊ QUYẾT SỐ 64/NQ-CP NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG
TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN
THỨ XII CỦA ĐẢNG
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP
ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày
22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Chương trình hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện Nghị quyết
số 64/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Lưu: VT, KHTH, PC, VPĐĐT, VP.
|
BỘ TRƯỞNG
Chu Ngọc Anh
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 64/NQ-CP NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI
BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2431/QĐ-BKHCN
ngày 30 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
ban hành kèm theo Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ (Nghị quyết
số 64), Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Chương trình hành động thực hiện các
Nghị quyết nêu trên với các nội dung sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa chủ
trương, đường lối của Đảng trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII và Nghị quyết số 64 thành các nhiệm vụ của Bộ và của
ngành khoa học và công nghệ. Thể hiện tinh thần quyết tâm đổi mới, sáng tạo,
quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát yêu cầu thực tiễn để
hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng đề ra về phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2021.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ
CHỦ YẾU
1. Tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập
trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, đáp ứng
yêu cầu của nhiệm vụ được giao; thực hiện các quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng, lãng phí
1.1. Chú trọng giáo dục phẩm chất đạo
đức và trách nhiệm công vụ, làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu
tổ chức, cơ quan, đơn vị.
1.2. Tăng cường công tác đào tạo, xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tinh thần
trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao.
1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức quản lý khoa học và công nghệ ở các cấp. Chuẩn hóa cán bộ đáp ứng
tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ quan chuyên môn quản lý khoa
học và công nghệ ở Trung ương và địa phương. Thành lập Học viện quản lý khoa học
và công nghệ nhằm đào tạo nguồn nhân lực quản lý trình độ cao về khoa học và
công nghệ.
1.4. Thực hiện nghiêm các quy định về
đánh giá và phân loại cán bộ, công chức theo quy định tại Nghị định số
56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ; gắn việc đánh giá cán bộ với việc
chấp hành ý thức tổ chức kỷ luật, việc thực hiện chức trách được giao.
1.5. Triển khai thực hiện đồng bộ và
có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các giải pháp phòng, chống tham nhũng,
lãng phí. Thực hiện kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ tài sản, thu nhập của
cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý.
2. Thực hiện đồng
bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và
công nghệ
2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý
nhà nước về khoa học và công nghệ từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh
gọn, tập trung vào việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính
sách và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
2.2. Kiện toàn tổ chức, bộ máy, chức
năng, nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ; đồng thời, kiện toàn tổ chức, bộ
máy, chức năng nhiệm vụ các đơn vị thuộc Bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản
lý nhà nước về khoa học và công nghệ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp thuộc Bộ.
2.3. Tiếp tục triển khai thực hiện
Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử để công
khai, minh bạch nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ
quan nhà nước qua môi trường mạng. Công bố công khai quy trình, thủ tục, điều
kiện kinh doanh, kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp.
2.4. Tiếp tục triển khai thực hiện
Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế
hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số
387/QĐ-BKHCN ngày 12/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế
hoạch cải cách hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2016 - 2020.
2.5. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; nghiên cứu,
hoàn thiện các cơ chế, chính sách mang tính đột phá nhằm khuyến khích nghiên cứu
khoa học và cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học và công nghệ mới vào sản xuất để
tăng năng suất lao động và tăng giá trị gia tăng của sản phẩm:
a) Hoàn thiện cơ chế đặt hàng thực hiện
các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
b) Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ
chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng; tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các
nhà khoa học tiếp cận nguồn lực ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ
khoa học và công nghệ theo tiêu chí minh bạch, hiệu quả.
c) Hướng dẫn thực hiện cơ chế mua kết
quả nghiên cứu và phát triển đã được quy định tại Nghị định số 95/2014/NĐ-CP
ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt
động khoa học và công nghệ.
d) Nghiên cứu, hướng dẫn cơ chế phân
bổ vốn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với đặc thù hoạt động
khoa học và công nghệ, đảm bảo để cơ quan quản lý khoa học và công nghệ có quyền
chủ động đặt hàng thực hiện nhiệm vụ trong hạn mức kinh phí đã được phân bổ và
các đơn vị được cấp kinh phí kịp thời để triển khai nhiệm vụ ngay sau khi được
phê duyệt.
đ) Thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu
ngành khoa học và công nghệ; tái cơ cấu các chương trình khoa học và công nghệ,
đảm bảo tập trung nguồn lực ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ trọng tâm, trọng điểm.
2.6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước thông qua tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra
chuyên ngành việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đảm bảo nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn lực ngân sách chi cho khoa học và công nghệ.
3. Nghiên cứu,
hoàn thiện các cơ chế, chính sách mang tính đột phá nhằm khuyến khích nghiên cứu
khoa học và cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học và công nghệ mới vào sản xuất để
tăng năng suất lao động và tăng giá trị gia tăng của sản phẩm
3.1. Xây dựng các chính sách phát triển
thị trường công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường công nghệ trong
và ngoài nước, đặc biệt là các thị trường công nghệ ở những quốc gia có tiềm lực
công nghệ mạnh.
3.2. Xây dựng các chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ.
3.3. Phối hợp với các bộ, ngành liên
quan xây dựng chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
3.4. Đề xuất cơ chế khuyến khích các
viện, trường, doanh nghiệp phối hợp trong nghiên cứu khoa học và công nghệ có sử
dụng ngân sách nhà nước.
3.5. Đề xuất các cơ chế cụ thể để giảm
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu một số sản phẩm, hàng hóa phục vụ hoạt động
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và giảm thuế thu nhập cá nhân đối với
lao động trong một số lĩnh vực công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ
cao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản.
4. Xây dựng hệ thống
đổi mới sáng tạo quốc gia; phát huy năng lực sáng tạo của mọi cá nhân, doanh
nghiệp, tổ chức; phát triển thị trường khoa học và công nghệ
4.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; thúc đẩy các mối liên kết trong
hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; tăng cường đổi mới sáng tạo trong khu vực
doanh nghiệp thông qua các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành cho doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dựa trên công nghệ, tổ chức trung gian của thị
trường khoa học và công nghệ, các viện nghiên cứu, trường đại học.
4.2. Thực hiện hiệu quả Đề án Hỗ trợ
hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025; Chương trình hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công
nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Chương trình quốc
gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt
Nam đến năm 2020”; Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020:
a) Xây dựng Cổng thông tin khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo quốc gia cung cấp thông tin về công nghệ, sáng chế, tiêu chuẩn,
đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ; chính sách, pháp luật; nguồn nhân lực;
nguồn đầu tư và giao dịch đầu tư; đối tác, khách hàng; sản phẩm, dịch vụ, mô
hình kinh doanh mới; tổ chức, cá nhân hỗ trợ; tin tức, sự kiện trong nước, quốc
tế và các hoạt động khác hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
b) Xây dựng Khu tập trung dịch vụ hỗ
trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các Bộ, địa phương có tiềm năng phát triển
hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
c) Xây dựng, phát triển mạng lưới các
tổ chức thúc đẩy kinh doanh dựa trên việc lựa chọn, xây dựng năng lực cho một số
cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiềm năng và đầu
tư vốn ban đầu cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
d) Xây dựng mạng lưới nhà đầu tư cá
nhân và mạng lưới quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
đ) Phát triển hoạt động đào tạo, nâng
cao năng lực và dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
e) Phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật
phục vụ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
g) Tăng cường truyền thông về hoạt động
khởi nghiệp, hỗ trợ kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu
tư mạo hiểm của Việt Nam với khu vực và thế giới, giới thiệu đối tác đầu tư.
h) Tăng cường hoạt động của Vietnam
Silicon Valley (VSV) Comer theo mô hình thung lũng Silicon Việt Nam nhằm tạo một
hệ sinh thái chú trọng đổi mới sáng tạo và thương mại hóa công nghệ, tập trung
trao đổi thông tin và môi trường làm việc cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, các
nhà đầu tư và các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, tạo điều kiện để các nhà đầu
tư tìm kiếm các startup tiềm năng và tư vấn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực
đầu tư của mình.
i) Nghiên cứu, hoàn thiện môi trường
pháp lý thúc đẩy hoạt động các Quỹ đầu tư mạo hiểm, thúc đẩy hoạt động đầu tư vốn
cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
4.3. Tổ chức các ngày hội khởi nghiệp,
sự kiện kết nối cung - cầu công nghệ, chợ công nghệ thiết bị, các hoạt động
trình diễn, giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của
các cơ sở nghiên cứu, đào tạo. Đưa nhận thức về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
thấm sâu vào văn hóa doanh nghiệp.
4.4. Khảo sát, đánh giá hiện trạng,
năng lực công nghệ và nhu cầu đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, xây dựng bản
đồ công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ để định hướng nghiên cứu ứng dụng và
phát triển công nghệ trong các ngành lĩnh vực, địa phương và doanh nghiệp. Hỗ
trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh
của sản phẩm, hàng hóa và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua các
chương trình khoa học và công nghệ, các quỹ khoa học và công nghệ.
4.5. Tăng nguồn cung cho thị trường
khoa học và công nghệ, thúc đẩy kết nối, gia tăng hoạt động mua bán, giao dịch
công nghệ trên thị trường:
a) Đẩy mạnh việc đưa các kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào ứng dụng sản xuất, kinh doanh.
b) Thúc đẩy kết nối, gia tăng hoạt động
mua bán, giao dịch công nghệ trên thị trường.
c) Xây dựng và phát triển mạng lưới
các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, trong đó chú trọng dịch vụ chuyển
giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng; tiếp tục hỗ trợ
nâng cao năng lực cho các Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ của địa
phương.
d) Đào tạo khởi nghiệp, quản trị
doanh nghiệp khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cho các tổ chức
trung gian của thị trường khoa học và công nghệ.
e) Cung cấp hạ tầng thông tin tiên tiến,
kết nối quốc tế tốc độ cao thông qua mạng Nghiên cứu và đào tạo Việt Nam
VinaREN, hỗ trợ kết nối và khai thác các kết quả nghiên cứu, hỗ trợ đào tạo, tư
vấn và các chương trình huấn luyện khởi nghiệp, các sự kiện khởi nghiệp.
5. Thực hiện quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học
và công nghệ công lập
5.1. Thực hiện hiệu quả quy hoạch mạng
lưới các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo Quyết định số 171/QĐ-TTg
ngày 27/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Quy hoạch mạng lưới tổ
chức khoa học và công nghệ công lập đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
5.2. Hướng dẫn triển khai thực hiện
Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ
của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; khuyến khích các tổ chức khoa học
và công nghệ công lập chủ động, cạnh tranh thực hiện các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ thông qua tuyển chọn, đặt hàng, trong đó tiêu chí tự ứng dụng để sản
xuất, hợp tác với doanh nghiệp để ứng dụng kết quả vào sản xuất là tiêu chí ưu
tiên cao trong tuyển chọn; hướng dẫn hỗ trợ ngân sách chi thường xuyên thông
qua đặt hàng nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, đảm bảo khả thi, rõ ràng,
thuận lợi trong triển khai thực hiện, phù hợp với đặc thù hoạt động khoa học và
công nghệ.
5.3. Trình Thủ tướng Chính phủ ban
hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ Khoa học
và Công nghệ. Xây dựng lộ trình tính đủ giá dịch vụ công.
5.4. Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện
hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ làm căn cứ tính giá dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước.
5.5. Xây dựng tiêu chí, phương pháp
đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ công lập; tổ chức hướng dẫn, thực hiện
và kiểm tra hoạt động tự đánh giá và đánh giá các tổ chức khoa học và công nghệ
công lập. Gắn việc phân bổ nguồn lực ngân sách nhà nước với kết quả đánh giá tổ
chức khoa học và công nghệ công lập.
6. Khuyến khích
nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao; kiểm soát chặt nhập công nghệ lạc hậu,
công nghệ và máy móc thiết bị đã qua sử dụng
6.1. Nghiên cứu, hoàn thiện trình Quốc
hội khóa VIX xem xét, thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Chuyển giao công nghệ năm 2006; xây dựng Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao
công nghệ. Bổ sung các quy định khuyến khích nhập khẩu công nghệ nguồn, công
nghệ cao, kiểm soát công nghệ lạc hậu, công nghệ và máy móc thiết bị đã qua sử
dụng vào Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành.
6.2. Tiếp nhận vướng mắc của các bộ,
ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình triển khai để kịp
thời hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật. Tổng hợp danh sách máy móc, thiết
bị đã qua sử dụng mà các nước công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô
nhiễm môi trường, tổ chức dịch ra tiếng Việt để đăng tải trên Cổng thông tin điện
tử của Bộ Khoa học và Công nghệ để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp biết và
khai thác thông tin.
6.3. Thực hiện tốt chức năng thẩm định
công nghệ các dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và thẩm định cấp Giấy
chứng nhận hợp đồng chuyển giao công nghệ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện
đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
7. Tăng cường tiềm
lực khoa học và công nghệ quốc gia
7.1. Tăng cường nguồn nhân lực khoa học
và công nghệ thông qua chính sách trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công
nghệ quy định tại Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ; thực
hiện hiệu quả “Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong
nước và ngoài nước bằng ngân sách nhà nước” theo Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày
25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
thông qua thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; thu hút chuyên gia giỏi ở
nước ngoài tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong nước; thực hành
dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu, tư vấn,
phản biện của nhà khoa học.
7.2. Tăng cường số lượng và chất lượng
các tổ chức khoa học và công nghệ, trong đó khuyến khích phát triển tổ chức
khoa học và công nghệ ngoài công lập; các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư xây dựng
các cơ sở nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh; đầu
tư, hỗ trợ phát triển hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, các
tổ chức khoa học và công nghệ trọng điểm theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt; tăng cường cơ sở vật chất các tổ chức khoa học và công nghệ công
lập, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghiên cứu khoa học và công nghệ trong bối
cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.
7.3. Khuyến khích, huy động nguồn vốn
xã hội, đặc biệt là từ các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công
nghệ thông qua hệ thống quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các Bộ, ngành,
địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp. Tăng cường thực hiện các nhiệm vụ liên kết
có đối ứng kinh phí và sự tham gia hiệu quả của tập đoàn, doanh nghiệp. Nhà nước
đóng vai trò khuyến khích, hỗ trợ, cầu nối giữa các viện trường và doanh nghiệp,
với sự tham gia góp vốn của ngân sách nhà nước và nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
7.4. Phát triển nguồn tin khoa học và
công nghệ phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ. Xây
dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ làm căn cứ để phát triển hệ thống nguồn
tin khoa học và công nghệ, bao gồm nguồn tin trong nước và nguồn tin quốc tế với
đầy đủ các cơ sở dữ liệu tiệm cận trình độ khoa học và công nghệ của khu vực và
thế giới. Dành tỉ lệ hợp lý ngân sách hoạt động khoa học và công nghệ cho thông
tin khoa học và công nghệ. Thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng mạng VinaREN kết
nối phục vụ hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các trung tâm thông tin và thống kê
khoa học và công nghệ ở Trung ương và địa phương.
7.5. Xây dựng một số mô hình tổ chức
khoa học và công nghệ hiện đại, tiên tiến, phát triển các trung tâm đổi mới
sáng tạo và vườn ươm công nghệ.
a) Ban hành tiêu chí, lựa chọn một số
tổ chức khoa học và công nghệ đạt trình độ khu vực và thế giới để tập trung đầu
tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu, đảm bảo đến năm 2020,
một số lĩnh vực nghiên cứu có cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt trình độ tiên
tiến trong khu vực.
b) Thí điểm thành lập một số tổ chức
khoa học và công nghệ theo mô hình tiên tiến của thế giới, trước tiên là Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST). Ban hành và áp dụng cơ chế,
chính sách đặc thù đối với V- KIST.
c) Lựa chọn và tập trung đầu tư tại mỗi
vùng kinh tế trọng điểm ít nhất một tổ chức khoa học và công nghệ mạnh gắn với
tiềm năng, lợi thế của vùng, để đào tạo nhân lực, giải quyết những vấn đề khoa
học và công nghệ của vùng.
d) Khuyến khích thành lập các viện
nghiên cứu phát triển có vốn đầu tư nước ngoài và thành lập chi nhánh của các
viện nghiên cứu có uy tín của nước ngoài ở Việt Nam.
đ) Xây dựng và triển khai thực hiện
các văn bản hướng dẫn liên quan đến việc hình thành và phát triển doanh nghiệp
khoa học và công nghệ, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp khoa
học và công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học.
8. Hoàn thiện thể
chế định giá tài sản trí tuệ, tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xử lý
nghiêm các vi phạm; tăng cường hoạt động quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng sản phẩm và hàng hóa
8.1. Hoàn thiện thể chế định giá tài
sản trí tuệ, tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xử lý nghiêm các vi phạm:
a) Tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi
các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ để cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, thông
thoáng cho nhà đầu tư.
b) Tăng cường hỗ trợ, xác lập, quản
lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân; triển khai các giải
pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của hệ thống bảo hộ và thực thi quyền sở hữu
trí tuệ, góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, thu hút nguồn đầu tư vào
các hoạt động sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
c) Thực hiện hỗ trợ phát triển tài sản
trí tuệ của doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2020; hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp,
địa phương đăng ký xác lập quyền và bảo vệ tài sản trí tuệ cho hàng xuất khẩu,
đặc biệt ở các thị trường tiềm năng của Việt Nam; tiếp tục nâng cao nhận thức của
toàn xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ; tăng cường công tác
đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ trong hệ thống sở hữu trí tuệ.
d) Thực hiện hiện đại hóa hệ thống
thông tin tích hợp phục vụ công tác thẩm định đơn sở hữu trí tuệ và các chương
trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin khác để tăng cường năng lực ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, thực hiện cung cấp dịch vụ
công trực tuyến.
đ) Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ
sung Luật Sở hữu trí tuệ để đáp ứng các cam kết của Việt Nam khi tham gia Hiệp
định thương mại tự do và Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương.
e) Tăng cường hợp tác với Tổ chức Sở
hữu trí tuệ thế giới (WIPO), cung cấp các thông tin về chỉ tiêu sáng chế để phục
vụ việc tính toán các chỉ tiêu xếp hạng của môi trường kinh doanh và năng lực cạnh
tranh quốc gia.
8.2. Tăng cường hoạt động quản lý về
tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
a) Rà soát hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật, cơ chế quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng
hóa:
- Rà soát Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn
kỹ thuật; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Đo lường và các văn bản hướng
dẫn thi hành đảm bảo phù hợp các cam kết TBT trong Hiệp định TPP.
- Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa.
- Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung
Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung
Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Rà soát, tháo gỡ những vướng mắc, bất
cập trong quy định về chứng nhận hợp quy, kiểm tra hàng nhập khẩu.
9. Đẩy mạnh
nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ trong phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh
9.1. Tập trung xác định các nhiệm vụ
khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia, các nhiệm vụ khoa học và công
nghệ thuộc các chương trình quốc gia để đầu tư trọng tâm, trọng điểm.
9.2. Đầu tư đúng mức và có trọng điểm
cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn và khoa học tự
nhiên phục vụ hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước, phát triển
kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Ưu tiên đặc biệt cho các nhiệm
vụ phục vụ tiềm lực quốc phòng.
9.3. Phối hợp với các Bộ, ngành có
liên quan ưu tiên nguồn lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp năng
lượng, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ vật liệu mới, công nghệ
cơ khí - tự động hóa, công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp phần mềm,
công nghệ môi trường, công nghệ sinh học, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông
thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến sau thu hoạch; đẩy mạnh các ngành dịch vụ,
đặc biệt là các ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và
giá trị gia tăng cao; ứng dụng công nghệ trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ trong các ngành,
lĩnh vực: Y - dược, giao thông, xây dựng, năng lượng, khoa học và công nghệ biển,
khoa học và công nghệ quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, khoa học và
công nghệ vũ trụ.
9.4. Phát triển khoa học và công nghệ
ở các vùng, địa phương: Tập trung triển khai nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao
công nghệ trong các vùng kinh tế trọng điểm; tiếp tục triển khai Chương trình
khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, Tây
Bắc, Tây Nam Bộ và Chương trình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ
phục vụ phát triển nông thôn, miền núi và vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016
- 2020.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Trên cơ sở những nội dung, nhiệm vụ
chủ yếu trong Chương trình hành động này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được
phân công, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ
chức thực hiện và cụ thể hóa thành các mục tiêu, nhiệm vụ trong kế hoạch công
tác hàng năm của đơn vị; tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện
các nội dung liên quan của Chương trình hành động.
2. Các đơn vị được giao nhiệm vụ thực
hiện các đề án, nhiệm vụ quy định tại Phụ lục kèm theo Chương trình này khẩn
trương lập kế hoạch, lồng ghép với các kế hoạch hoạt động liên quan khác và tổ
chức triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ.
3. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15
tháng 6) và năm (trước ngày 15 tháng 11 hàng năm) đánh giá tình hình triển khai
và kết quả thực hiện Chương trình hành động, xây dựng báo cáo gửi Văn phòng Bộ
để tổng hợp, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Văn phòng Bộ chủ trì theo dõi, đôn
đốc triển khai thực hiện Chương trình hành động. Trong quá trình tổ chức thực
hiện chủ động báo cáo, kiến nghị với Bộ trưởng về các biện pháp cần thiết nhằm
đảm bảo Chương trình hành động được thực hiện hiệu quả./.