Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 24/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về an toàn bức xạ trên địa bàn Lào Cai

Số hiệu: 24/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Doãn Văn Hưởng
Ngày ban hành: 04/06/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2015/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 04 tháng 6 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN BỨC XẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03/6/2008;

Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử;

Căn cứ Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17/5/2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

Căn cứ Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp Chứng chỉ Nhân viên bức xạ;

Căn cứ Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14/9/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép”;

Căn cứ Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ;

Căn cứ Thông tư số 27/2010/TT-BKHCN ngày 30/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014 của Liên bộ: Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toan bức xạ trong y tế;

Căn cứ Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25/8/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;

Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó vá ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân;

Căn cứ Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn và hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ;

Căn cứ Quyết định số 32/2007/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về kiểm tra thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 21/TTr-SKHCN ngày 27/4/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý nhà nước về an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, ban hành và thay thế Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 16/4/2012 của UBND tỉnh Ban hành Quy định quản lý nhà nước về an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các cơ quan đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Doãn Văn Hưởng

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN BỨC XẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2015/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh Lào Cai)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định quản lý nhà nước về an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, bao gồm:

1. Các quy định chung trong bảo đảm an toàn bức xạ.

2. Khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

3. Yêu cầu bảo đảm về thiết bị và cơ sở vật chất.

4. Trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường tỉnh Lào Cai.

5. Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân.

6. Trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan nhà nước thực hiện công tác liên quan đến các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2. Các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động liên quan đến bức xạ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Theo quy định tại Điều 3 Luật Năng lượng nguyên tử:

a) Bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất;

b) Nguồn phóng xạ là chất phóng xạ được chế tạo để sử dụng, không bao gồm vật liệu hạt nhân:

c) Chiếu xạ là sự tác động của bức xạ vào con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất khác;

d) An toàn bức xạ là việc thực hiện các biện pháp chống lại tác hại của bức xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả của chiếu xạ đối với con người, môi trường;

đ) Mức miễn trừ khai báo, cấp phép là mức hoạt độ phóng xạ hoặc công suất của thiết bị bức xạ mà từ mức đó trở xuống chất phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ được coi là không nguy hại cho con người, môi trường.

2. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế (Thông tư liên tịch số 13/20I4/TTLT-BKHCN-BYT):

Chiếu xạ y tế là sự tác động của bức xạ ion hóa lên các đối tượng sau:

a) Người bệnh khi thực hiện chẩn đoán hoặc điều trị bệnh;

b) Người được kiểm tra hoặc giám định sức khỏe;

c) Người tình nguyện tham gia nghiên cứu y sinh học;

d) Người tình nguyện giúp đỡ, chăm sóc người bệnh (việc đó không phải là nghề nghiệp của họ) khi người bệnh được chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa.

3. Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc “Hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ” (Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN):

a) Sử dụng thiết bị X- quang chẩn đoán trong y tế là việc sử dụng thiết bị phát tia X trong chẩn đoán y tế, bao gồm thiết bị soi, chụp X-quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình, thiết bị X-quang chụp răng, thiết bị X-quang chụp vú, thiết bị X-quang di động, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT scanner, thiết bị X-quang đo mật độ xương, thiết bị X-quang chụp can thiệp và chụp mạch, thiết bị X-quang thú y;

b) Sử dụng thiết bị bức xạ là việc sử dụng thiết bị bức xạ có gắn nguồn phóng xạ hoặc thiết bị phát tia X, không bao gồm máy gia tốc, thiết bị xạ trị, thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu;

c) Thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động cơ sở bức xạ là việc thay đổi vị trí nguồn bức xạ lắp đặt cố định, thay đổi giới hạn vận hành so với quy định trong giấy phép, thay đổi thông số kỹ thuật của thiết bị bức xạ có ảnh hưởng đến an toàn hoặc thay đổi cấu trúc hệ thống đảm bảo an toàn bức xạ.

Điều 4. Quy định chung về bảo đảm an toàn bức xạ

1. Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm chung trong quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ, sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng phải bảo đảm:

a) Trong chẩn đoán y tế, việc chỉ định khám, chữa bệnh bằng bức xạ ion hóa đem lại lợi ích thực tế cho người bệnh là đáng kể so với tác hại mà họ phải chịu;

b) Không để liều chiếu xạ gây bởi các công việc này đối với nhân viên bức xạ và công chúng vượt quá liều giới hạn bảo đảm liều chiếu xạ đối với người bệnh theo mức chỉ dẫn:

c) Giữ cho liều chiếu xạ đối với người bệnh, nhân viên bức xạ, công chúng và số người bị chiếu xạ ở mức thấp nhất có thể.

d) Chỉ tiến hành các hoạt động khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ khi sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ trên mức miễn trữ khai báo, cấp phép.

Chương II

KHAI BÁO, CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ VÀ CẤP CHỨNG CHỈ NHÂN VIÊN BỨC XẠ

Điều 5. Điều kiện miễn trừ khai báo, cấp giấy phép đối với thiết bị bức xạ

1. Thiết bị bức xạ không chứa nguồn phóng xạ, bảo đảm rằng trong điều kiện làm việc bình thường không gây ra suất liều tương đương môi trường vượt quá lµSv/h ở khoảng cách 0,1 m từ mọi bề mặt có thể tiếp cận của thiết bị.

2. Thiết bị bức xạ không chứa nguồn phóng xạ, phát ra bức xạ có năng lượng cực đại không lớn hơn 5 keV.

Điều 6. Quy định về khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ; hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ

1. Quy định đối với việc khai báo:

a) Tổ chức, cá nhân trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có thiết bị bức xạ không thuộc diện được miễn trừ được quy định tại Điều 5 của bản Quy định này, thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế phải khai báo với cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 8 Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN;

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ trong thời hạn nêu tại Điểm a Khoản này thì được miễn thực hiện thủ tục khai báo;

c) Tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đặt tại Lào Cai sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế di động trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác phải khai báo với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai.

2. Quy định đối với việc cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, thay đổi quy mô hoạt động:

a) Tổ chức, cá nhân có các thiết bị bức xạ trên mức miễn trừ được quy định tại Điều 5 của bản Quy định này, thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép trước khi tiến hành công việc;

b) Tổ chức, cá nhân sau khi hoàn thành việc xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động cơ sở bức xạ phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ trước khi đưa cơ sở vào vận hành;

c) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép tiến hành đồng thời nhiều công việc bức xạ có thể được cấp một giấy phép chung.

3. Tổ chức, cá nhân tiến hành các công việc sử dụng thiết bị bức xạ, thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế phải lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Năng lượng nguyên tử.

Điều 7. Yêu cầu chung hồ sơ đề nghị khai báo, cấp giấy phép, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ; điều kiện cấp giấy phép; cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ

1. Thông tin trong hồ sơ đề nghị khai báo, cấp giấy phép, gia hạn; cấp, cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ phải chính xác. Các loại văn bằng, chứng chỉ hoặc các loại giấy tờ khác có quy định thời hạn phải còn hiệu lực trong thời gian xử lý hồ sơ. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt. Bản sao, bản dịch phải được công chứng hoặc có xác nhận của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ bao gồm sử dụng thiết bị bức xạ và thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế phải đáp ứng đủ các điều kiện:

a) Nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 8, Khoản 2 Điều 9 của bản Quy định này;

b) Nộp phí thẩm định an toàn bức xạ, lệ phí cấp giấy phép theo quy định tại Điều 12 của bản Quy định này;

c) Có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 75 Luật Năng lượng nguyên tử;

d) Nhân viên bức xạ có chứng nhận đã được đào tạo về an toàn bức xạ.

3. Cá nhân được cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ tại các cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ và thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế khi đáp ứng đủ các điều kiện:

a) Nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8, Khoản 3 Điều 9 của bản Quy định này;

b) Nộp lệ phí cấp chứng chỉ theo quy định tại Điều 12 của bản Quy định này;

c) Có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Năng lượng nguyên tử.

Điều 8. Quy định về khai báo, lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ, gia hạn giấy phép, cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ đối với hoạt động sử dụng thiết bị bức xạ

Tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh khi có thiết bị bức xạ, căn cứ nhu cầu thực tế và quy định tại Điều 6 của bản Quy định này lập hồ sơ khai báo, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ, hồ sơ gia hạn giấy phép, hồ sơ cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ.

1. Thực hiện thủ tục khai báo thiết bị bức xạ được quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng thiết bị bức xạ được quy định tại Điều 10 Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN.

3. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ được quy định tại Điều 22 Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN.

4. Hồ sơ đề nghị gia hạn cấp giấy phép sử dụng thiết bị bức xạ được quy định tại Điều 26 Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN.

5. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ được quy định tại Điều 29 Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN.

Điều 9. Quy định về khai báo, lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ, gia hạn giấy phép, cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ đối với hoạt động sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế

Tổ chức, cá nhân địa bàn tỉnh có thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế căn cứ nhu cầu thực tế lập hồ sơ khai báo, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân xiên bức xạ, hồ sơ gia hạn giấy phép, hồ sơ cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ.

1. Thực hiện thủ tục khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế được quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế được quy định tại Điều 11 Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN.

3. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn được quy định tại Điều 22 Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN.

4. Hồ sơ đề nghị gia hạn cấp giấy phép sử dụng thiết bị bức xạ được quy định tại Điều 26 Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN.

5. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn được quy định tại Điều 29 Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN.

Điều 10. Thủ tục khai báo, cấp giấy phép, gia hạn tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ

1. Tổ chức, cá nhân có thiết bị bức xạ đề nghị khai báo; cấp mới, gia hạn giấy phép sử dụng; cấp, cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ thực hiện việc lập hồ sơ theo quy định tại Điều 8 của bản quy định này.

a) Nộp các loại hồ sơ theo quy định cụ thể như sau:

- Hồ sơ khai báo theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN;

- Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 theo Thông tư số 08/2010TT-BKHCN;

- Hồ sơ đề nghị, gia hạn tiến hành công việc bức xạ quy định tại Khoản 3 Điều 26 theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN;

- Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 theo Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN.

b) Thời hạn giải quyết: Quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 24 Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN

2. Tổ chức, cá nhân đề nghị khai báo; cấp, gia hạn giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế; cấp, cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn thực hiện việc lập hồ sơ theo quy định tại Điều 9 của Quy định này.

a) Nộp hồ sơ tại trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ hoặc gửi theo đường bưu điện, số lượng 01 bộ;

b) Thời hạn giải quyết: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế: 05 ngày.

- Cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế: 30 ngày.

- Gia hạn giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế: 30 ngày.

- Cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn: 10 ngày.

- Cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn: 10 ngày.

- Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ được nộp kèm theo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, thời hạn thẩm định hồ sơ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ: 30 ngày.

3. Tổ chức, cá nhân tiếp tục tiến hành sử dụng thiết bị bức xạ, thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế sau thời hạn ghi trong giấy phép phải lập hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép chậm nhất là 60 ngày trước khi giấy phép hết hạn. Sau thời điểm này, tổ chức, cá nhân phải làm thủ tục và nộp phí, lệ phí như đề nghị cấp giấy phép mới.

Điều 11. Thẩm quyền cấp giấy phép, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ; thời hạn của giấy phép tiến hành công việc bức xạ về chứng chỉ nhân viên bức xạ

1. Thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng thiết bị sử dụng thiết bị bức xạ, thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ được quy định tại Điều 23 Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN.

2. Thời hạn của giấy phép tiến hành công việc bức xạ và chứng chỉ nhân viên bức xạ:

a) Giấy phép tiến hành sử dụng thiết bị bức xạ, sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế có thời hạn 03 năm;

b) Chứng chỉ nhân viên bức xạ có thời hạn 05 năm:

c) Thời hạn của giấy phép gia hạn được tính từ ngày hết hạn của giấy phép cũ.

Điều 12. Quy định nộp phí, lệ phí

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp, cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ phải nộp phí và lệ phí theo “Biểu mức thu phí, lệ phí cấp giấy phép, giấy đăng ký và chứng chỉ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử” ban hành kèm theo Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17/5/2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 của bản Quy định này.

Chương III

YÊU CẦU BẢO ĐẢM VỀ THIẾT BỊ VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT

Điều 13. Yêu cầu về bảo đảm an toàn bức xạ khi sử dụng các thiết bị, nguồn phóng xạ

1. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế:

a) Mức bức xạ rò của đầu bóng phát tia X không vượt quá 1mGy/giờ tại khoảng cách 1m từ vỏ đầu bóng phát tia X lấy trung bình trên diện tích không vượt quá 100 cm2 cho mọi chế độ làm việc của thiết bị được nhà sản xuất khuyến cáo.

b) Giá trị lọc cố định của hệ đầu bóng phát X-quang trong đơn vị milimét nhôm tương đương (mm Al) phải ghi rõ trên vỏ hộp chứa bóng.

c) Có hệ kiểm tra kích thước chùm tia bằng nguồn sáng, trừ thiết bị X-quang chụp răng sử dụng phim đặt sau huyệt ổ răng và thiết bị X-quang chụp vú.

d) Các thông số điện áp phát (kV), dòng bóng phát (mA), thời gian phát tia (s) hoặc hằng số phát tia (mAs) phải được hiển thị trên tủ điều khiển khi đặt chế độ làm việc và khi chụp.

đ) Đối với thiết bị chụp X-quang, việc phát tia phải được chấm dứt sau một thời gian đặt trước hoặc sau khi đạt giá trị mAs đặt trước hoặc đạt giá trị liều chiếu xạ đặt trước.

e) Đối với thiết bị X-quang soi chiếu phải có bộ kiểm soát tự động chế độ phát tia AEC hoặc công tắc điều khiển phát tia dạng bấm và giữ, bảo đảm thiết bị chỉ phát tia nếu công tắc được bấm, giữ chặt và sẽ ngừng phát tia khi thả công tắc.

g) Thiết bị X-quang di động phải có cáp nối đủ dài để bảo đảm khoảng cách giữa người vận hành thiết bị và bóng phát tối thiểu 2m. Đối với thiết bị bức xạ khác, khoảng cách này tối thiểu là 3m.

h) Thiết bị X-quang can thiệp phải có các tấm che chắn cao su chì lắp tại bàn người bệnh để che chắn các tia bức xạ ảnh hưởng đến nhân viên và hệ che chắn treo trên trần để sử dụng cho mục đích bảo vệ mắt và tuyến giáp của nhân viên khi theo dõi người bệnh. Các tấm che chắn cao su chì phải bảo đảm có chiều dày che chắn không nhỏ hơn 0,5 milimét chì tương đương.

2. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị xạ trị, nguồn phóng xạ, thuốc phóng xạ thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT.

3. Đối với các thiết bị bức xạ sử dụng nguồn phóng xạ khác thực hiện theo các quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ và các quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng (Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN).

Điều 14. Kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị bức xạ, thiết bị đo bức xạ

1. Cơ sở y tế phải thực hiện việc kiểm định đối với các thiết bị bức xạ được sử dụng tại cơ sở mình như sau:

a) Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu tiên;

b) Định kỳ một năm một lần đối với thiết bị bức xạ, thiết bị chụp cát lớp vi tính CT scanner, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình và định kỳ hai năm một lần đối với các thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế khác kể từ ngày đưa vào sử dụng;

c) Sau khi lắp đặt lại hoặc sửa chữa thiết bị;

d) Thiết bị bức xạ ngoài việc thực hiện kiểm định quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này phải thực hiện kiểm tra chuẩn liều chiếu xạ theo tần suất do nhà sản xuất khuyến cáo.

2. Nếu kết quả kiểm định cho thấy các thông số vận hành liên quan đến an toàn của thiết bị bức xạ lệch khỏi giá trị cho phép, thiết bị phải hiệu chuẩn mới được cho phép tiếp tục sử dụng; việc kiểm tra, kiểm định phải được thực hiện theo quy trình do nhà sản xuất cung cấp hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.

3. Thiết bị đo bức xạ phải được kiểm định ban đầu, sau khi sửa chữa và định kỳ hằng năm.

4. Việc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị bức xạ và thiết bị đo bức xạ phải được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp đăng ký hoạt động dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn.

Điều 15. Phòng đặt thiết bị bức xạ

1. Phòng đặt thiết bị bức xạ không được đặt liền kề khoa sản, khoa nhi.

2. Phòng đặt thiết bị bức xạ phải bảo đảm kích thước theo quy định tại Phụ lục I Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014.

3. Chiều dày bảo vệ của tường, sàn, trần, cửa ra vào phòng đặt thiết bị bức xạ, cửa quan sát của phòng điều khiển phải được tính toán thiết kế theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN và phải bảo đảm mức liều bức xạ tiềm năng của môi trường làm việc trong thực tế (không tính phông bức xạ tự nhiên) như sau:

a) Trong phòng điều khiển hoặc nơi đặt tủ điều khiển của thiết bị xạ trị không vượt quá 20 mSv/năm;

b) Mọi vị trí bên ngoài phòng đặt thiết bị xạ trị nơi công chúng đi lại, nơi người bệnh ngồi chờ không vượt quá 1 mSv/năm;

c) Trong phòng điều khiển hoặc nơi đặt tủ điều khiển của thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế (trừ đối với thiết bị X-quang di động) không vượt quá 10 µSv/giờ;

d) Mọi vị trí bên ngoài phòng đặt thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế nơi công chúng đi lại, người bệnh ngồi chờ và các phòng làm việc lân cận không vượt quá 0,5 µSv/giờ.

Trường hợp phòng đặt thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế nằm trong khu dân cư, liền kề nhà ở hoặc nơi làm việc phải bảo đảm suất liều bức xạ ở tất cả các điểm đo bên ngoài phòng đặt thiết bị bằng phông bức xạ tự nhiên

4. Phòng đặt thiết bị bức xạ phải được lắp đặt các thiết bị cảnh báo như sau:

a) Đặt ở phía trên cửa ra vào khu vực kiểm soát một biển cảnh báo bức xạ theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT;

b) Lắp đèn báo hiệu tại cửa ra vào phòng đặt thiết bị bức xạ và phải bảo đảm đèn báo hiệu phát sáng trong suốt thời gian đang tiến hành công việc;

c) Gắn nội quy an toàn tại cửa ra vào khu vực kiểm soát.

Điều 16. Lắp đặt thiết bị bức xạ

Việc lắp đặt thiết bị bức xạ phải bảo đảm các yêu cầu sau:

1. Mỗi phòng chỉ được lắp đặt một thiết bị bức xạ, trừ đối với thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế cho phép bố trí 02 thiết bị trong một phòng nhưng phải bảo đảm chỉ một thiết bị được vận hành tại một thời điểm.

2. Thiết bị bức xạ được lắp đặt phải bảo đảm khi sử dụng chùm tia chiếu không hướng vào tủ điều khiển, cửa ra vào, cửa sổ hoặc khu vực công chúng qua lại.

3. Tủ điều khiển thiết bị bức xạ phải đặt ngoài, sát phòng đặt thiết bị, phải có phương tiện quan sát người bệnh, có phương tiện thông tin giữa người điều khiển và người bệnh. Trường hợp thiết bị X-quang chẩn đoán làm việc ở điện áp nhỏ hơn 150 kV, tủ điều khiển được phép đặt trong phòng đặt thiết bị nhưng phải có bình phong chì che chắn bảo đảm mức bức xạ tại vị trí nhân viên đứng vận hành thiết bị nhỏ hơn 10 µSv/giờ.

Điều 17. Quy trình làm việc, nội quy an toàn bức xạ và vận hành an toàn thiết bị bức xạ

1. Cơ sở y tế phải xây dựng quy trình làm việc và nội quy an toàn bức xạ với thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Quy trình làm việc cần chỉ rõ các bước tiến hành công việc trong vận hành thiết bị bức xạ, làm việc với nguồn phóng xạ, làm việc trong khu vực có nguy cơ bị chiếu xạ hoặc nhiễm bẩn phóng xạ, chăm sóc người bệnh uống thuốc phóng xạ hoặc cấy nguồn phóng xạ; quy trình thao tác đối với từng thiết bị, phác đồ điều trị đối với từng loại bệnh;

b) Nội quy an toàn bức xạ phải chỉ rõ các yêu cầu bảo vệ an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ y tế, các nhân viên khác trong cơ sở y tế, người bệnh, người chăm sóc hoặc hỗ trợ người bệnh và công chúng.

2. Nhân viên vận hành thiết bị bức xạ phải thực hiện nghiêm các bước tiến hành công việc:

a) Kiểm tra an toàn thiết bị trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc công việc;

b) Đóng cửa ra vào trong suốt quá trình vận hành thiết bị;

c) Tuân thủ quy trình vận hành thiết bị;

d) Chú ý những tín hiệu bất thường của thiết bị bức xạ và thiết bị kiểm tra để kịp thời phát hiện sự cố, ngăn ngừa tai nạn;

đ) Không được tháo bỏ các bộ phận hư hỏng trong hệ thống bảo vệ của thiết bị và nối tắt để vận hành, ví dụ nối tắt hệ thống khóa liên động cửa ra vào phòng xạ trị.

Điều 18. Phương tiện bảo hộ cá nhân, liều kế cá nhân

Cơ sở y tế phải cung cấp đủ trang thiết bị bảo hộ cá nhân và liều kế cá nhân cho nhân viên bức xạ, cụ thể:

1. Tạp dề cao su chì cho nhân viên vận hành thiết bị X-quang chụp răng toàn cảnh, thiết bị X-quang chụp sọ, thiết bị chiếu, chụp X-quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT Scanner.

2. Tạp dề cao su chì, tấm cao su che tuyến giáp cho nhân viên vận hành thiết bị chụp X-quang di động

3. Tạp dề cao su chì, tấm cao su chì che tuyên giáp, kính chì, găng tay cao su chì cho nhân viên vận hành thiết bị X-quang can thiệp, bác sỹ, nhân viên làm việc trong phòng đặt thiết bị X-quang chụp can thiệp và chụp mạch.

4. Quần áo bảo hộ lao động, găng tay, mũ trùm đầu, khẩu trang, giầy bảo hộ hoặc bao chân cho nhân viên bức xạ y tế làm việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở (thuốc phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ, chất thải phóng xạ).

5. Cơ sở y tế phải trang bị liều kế cá nhân và thực hiện việc theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế theo quy định tại Điều 16 Thông tư liên tịch số 13/20l4/TTLT-BKHCN-BYT.

a) Lập, lưu giữ và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ y tế theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN.

b) Trường hợp nhân viên bức xạ đồng thời làm việc cho nhiều cơ sở y tế khác nhau, mỗi cơ sở y tế phải thực hiện việc theo dõi, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho người đó; Nhân viên bức xạ phải bảo đảm tổng cộng liều chiếu xạ nghề nghiệp từ các công việc bức xạ tại tất cả cơ sở mà họ làm việc không vượt quá giới hạn liều nghề nghiệp đối với nhân viên bức xạ quy định tại Phụ lục I Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN.

Điều 19. Tổ chức, cá nhân được phép tiến hành kiểm tra thiết bị X-quang chẩn đoán y tế

Các tổ chức, cá nhân được phép tiến hành kiểm tra thiết bị X-quang chẩn đoán y tế phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 3, Điều 6, Điều 7 Quyết định số 32/2007/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về kiểm tra thiết bị X-quang chẩn đoán trong Y tế.

Điều 20. Quy định đối với tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị bức xạ, thiết bị ghi đo suất liều

1. Cơ sở bức xạ nếu có các thiết bị đo liều, thiết bị cảnh báo bức xạ phải tiến hành kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo định kỳ hàng năm. Danh mục các thiết bị ghi đo bức xạ phải kiểm định, hiệu chuẩn được quy định tại danh mục phương tiện đo pháp định và tiêu chuẩn quốc gia về quy trình kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

2. Danh mục thiết bị bức xạ phải kiểm định, hiệu chuẩn được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 27/2010/TT-BKHCN ngày 30/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường, tiêu chuẩn quốc gia về quy trình kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị bức xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Điều 21. Trách nhiệm của tổ chức thực hiện dịch vụ an toàn bức xạ

1. Cơ quan, tổ chức thực hiện dịch vụ an toàn bức xạ tiến hành đo đạc và kiểm định thiết bị theo đúng quy định của pháp luật.

2. Định kỳ hàng năm, lập và gửi báo cáo (trước ngày 30 tháng 11) về hoạt động đã thực hiện trong năm cho Cục An toàn bức xạ hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Y tế; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan trên.

Chương IV

TRẠM QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG TỈNH LÀO CAI

Điều 22. Quản lý Trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường tỉnh Lào Cai

Trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường tỉnh Lào Cai được phê duyệt trong mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ quốc gia được đặt tại thành phố Lào Cai, kết nối trực tuyến với các Trạm vùng và chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Khoa học và Công nghệ.

Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ; xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thành lập Trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường tỉnh Lào Cai trên cơ sở Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia.

2. Quản lý hoạt động của Trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường tỉnh Lào Cai.

Điều 23. Nhiệm vụ của Trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường tỉnh Lào Cai

1. Thực hiện quan trắc, đánh giá hiện trạng, cảnh báo phóng xạ môi trường, liều chiếu xạ đối với cộng đồng dân cư trong khu vực.

2. Thiết lập hệ cơ sở dữ liệu phóng xạ môi trường; theo dõi, cảnh báo mọi diễn biến bức xạ bất thường trong khu vực; phục vụ điều hành ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.

3. Báo cáo đột xuất, định kỳ về Trạm vùng và Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Điều 24. Chỉ tiêu và tần suất quan trắc

1. Suất liều bức xạ gamma trong không khí - quan trắc liên tục;

2. Liều tích lũy - ba tháng đo một lần;

3. Đồng vị phóng xạ trong son khí - quan trắc liên tục;

4. Tổng hoạt độ phóng xạ beta trong mẫu rơi lắng khô, rơi lắng ướt và nước mưa - mỗi tháng đo một lần;

5. Hàm lượng radon và tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước (nước sinh hoạt, nước mặt, nước ngầm và nước thải) - ba tháng đo một lần;

6. Hàm lượng các đồng vị phóng xạ trong môi trường đất (đất bề mặt, trầm tích) - sáu tháng đo một lần;

7. Hàm lượng các đồng vị phóng xạ trong thực vật, lương thực và thực phẩm - sáu tháng đo một lần;

8. Các thông số khí tượng liên quan - quan trắc liên tục.

Chương V

KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN

Điều 25. Nguyên tắc, yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và hoạt động ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân

1. Công tác chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân phải tuân theo các nguyên tắc sau:

a) Hành động can thiệp phải bảo đảm mang lại nhiều lợi ích hơn là thiệt hại do hành động can thiệp đó gây ra;

b) Hình thức, phạm vi và khoảng thời gian áp dụng các hành động can thiệp phải tối ưu đem lại ích thực tế đạt được là tối đa:

c) Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân được xây dựng phải bảo đảm việc ứng phó sự cố được tiến hành kịp thời được quản lý, kiểm soát, phối hợp đồng bộ và hiệu quả từ cấp cơ sở, cấp tỉnh, quốc gia;

d) Việc phân công trách nhiệm giữa các tổ chức cá nhân tham gia ứng phó phải rõ ràng cũng như việc chỉ đạo trong ứng phó sự cố phải tuân theo nguyên tắc tập trung thống nhất theo quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Hoạt động ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân phải đạt được các yêu cầu sau:

a) Kiểm soát được diễn biến sự cố;

b) Ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả tại hiện trường;

c) Ngăn chặn khả năng xảy ra hiệu ứng sinh học tất định đối với nhân viên ứng phó và công chúng;

d) Cung cấp các biện pháp cứu trợ ban đầu và điều trị nạn nhân;

đ) Giảm thiểu khả năng xảy ra hiệu ứng sinh học ngẫu nhiên ảnh hưởng đến sức khoẻ của công chúng;

e) Ngăn chặn tối đa khả năng xảy ra hậu quả phi phóng xạ đối với cá nhân và công chúng;

g) Giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về tài sản và môi trường;

h) Tạo tiền đề thuận lợi cho công tác khắc phục sự cố lâu dài và cho việc lập kế hoạch chuẩn bị đưa các hoạt động kinh tế xã hội trở lại trạng thái bình thường.

Điều 26. Phân nhóm nguy cơ, mức can thiệp, mức báo động trong hoạt động ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân

1. Nhóm nguy cơ được sử dụng làm căn cứ cho công tác chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân. Nhóm nguy cơ được phân thành năm nhóm I, II, III, IV, V và được quy định tại Phụ lục I của Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 8/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân (Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN).

2. Tổ chức cá nhân tham gia ứng phó sự cố căn cứ vào mức can thiệp để tiến hành các hành động can thiệp tương ứng mức can thiệp được quy định tại phụ lục II của Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN.

3. Mức báo động được áp dụng làm căn cứ cho việc huy động nguồn lực tiến hành hoạt động ứng phó sự cố, mức báo động được quy định tại phụ lục III của Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN.

Điều 27. Lập và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp cơ sở, cấp tỉnh

1. Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở được lập đối với nhóm nguy cơ I, II, III, IV quy định tại Điều 27, Điều 28 Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN.

2. Kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh được lập theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN

3. Trình tự, thủ tục phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở, tỉnh quy định tại Điều 30, Điều 31, Điều 32 Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN.

Điều 28. Quy định xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp tỉnh và cấp cơ sở

1. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

a) Tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp tỉnh trình Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt;

b) Tham mưu thành lập Ban chỉ huy và các thành viên trong Ban chỉ huy trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Xây dựng quy chế phối hợp điều hành ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân giữa UBND tỉnh với các sở, ban, ngành, huyện, thành phố, các cơ quan chức năng có liên quan, các lực lượng ứng phó sự cố và các tổ chức, cá nhân.

d) Xây dựng nguồn nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó với sự cố bức xạ, hạt nhân cấp tỉnh phù hợp với điều kiện cụ thể; tổ chức đào tạo và diễn tập định kỳ;

đ) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ trên địa bàn tỉnh kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp cơ sở.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm:

a) Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp cơ sở;

b) Trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp cơ sở;

c) Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ định kỳ, hàng năm.

Điều 29. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra

1. Khi sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra; căn cứ các mức sự cố được phân thành các nhóm tình huống được quy định tại Khoản 1 Điều 27 của bản Quy định này tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm:

a) Xác định vị trí xảy ra sự cố bức xạ, hạt nhân; xác định sơ bộ nguyên nhân, tính chất và khả năng diễn biến sự cố tương ứng với nhóm tình huống quy định để áp dụng các biện pháp ứng phó;

b) Huy động nhân lực, phương tiện của cơ sở để khắc phục sự cố bức xạ, hạt nhân; hạn chế sự cố lan rộng, hạn chế hậu quả, tổ chức cấp cứu người bị nạn, cô lập nơi nguy hiểm, kiểm soát an ninh;

c) Thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan Công an nơi xảy ra sự cố bức xạ, hạt nhân, hoặc cơ quan An toàn bức xạ và hạt nhân về địa điểm xảy ra sự cố;

d) Đánh giá sơ bộ nguyên nhân xảy ra sự cố và ảnh hưởng đối với con người, môi trường;

đ) Cung cấp thông tin, tài liệu, tạo mọi điều kiện hỗ trợ cần thiết cho việc khắc phục và điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố.

2. Cơ quan quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân có cố bức xạ, hạt nhân xảy ra có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ triển khai các biện pháp khắc phục sự cố bức xạ;

b) Cử ngay cán bộ có thẩm quyền đến nơi xảy ra sự cố để giám sát, đôn đốc ứng phó sự cố;

c) Huy động nhân lực, phương tiện cần thiết để hỗ trợ ứng phó sự cố trong trường hợp sự cố xảy ra vượt quá khá năng ứng phó của cấp cơ sở.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ

Điều 30. Trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ của các cơ quan quản lý nhà nước

1. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm

a) Nghiên cứu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Quy định, chương trình, kế hoạch cụ thể hóa chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước về an toàn bức xạ phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;

b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn bức xạ;

c) Phối hợp với các đơn vị có chức năng đào tạo an toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về an toàn bức xạ cho các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ;

d) Tiếp nhận khai báo, tổ chức thẩm định hồ sơ an toàn bức xạ và cấp, gia hạn giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế; cấp, cấp lại chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn theo phân cấp:

đ) Quản lý các hoạt động quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn, chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động này;

e) Tham mưu xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp tỉnh, hướng dẫn các cơ sở bức xạ trong tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN;

g) Khi sự cố bức xạ xảy ra, phải cử cán bộ xác minh sự cố bức xạ; hướng dẫn tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh và báo cáo UBND tỉnh, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân - Bộ Khoa học và Công nghệ để có phương án chỉ đạo kịp thời. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan như Công an, Y tế, Lao động thương binh xã hội, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh trong việc xử lý tình huống có liên quan đến bức xạ đồng thời cung cấp thông tin về an toàn bức xạ đúng quy định;

h) Tham mưu UBND tỉnh huy động nhân lực, phương tiện ở địa phương tham gia ứng phó sự cố theo điều động của Chủ tịch Ủy ban quốc gia tìm kiếm - cứu nạn thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp tỉnh và kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân cấp quốc gia;

i) Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn bức xạ theo quy định của pháp luật;

k) Triển khai việc thống kê, báo cáo định kỳ các nguồn phóng xạ, các thiết bị bức xạ, chất thải phóng xạ và các hoạt động bức xạ tại địa phương theo quy định; Hàng năm xây dựng kế hoạch công tác quản lý an toàn bức xạ trong năm, tổng hợp công tác thực hiện An toàn bức xạ trên địa bàn toàn tỉnh trong năm báo cáo UBND tỉnh, Cục An toàn bức xạ hạt nhân - Bộ Khoa học và Công nghệ

2. Công an tỉnh có trách nhiệm

a) Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ trong công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng nguồn phóng xạ. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ và thiết bị hạt nhân trên địa bàn;

b) Chủ trì, phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác minh thông tin, tham gia tìm kiếm và thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh - trật tự khi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát; đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra nguyên nhân sự cố cũng như các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân, đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Sở Y tế có trách nhiệm

a) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành có sử dụng các thiết bị X-quang trong chẩn đoán khám bệnh thực hiện công tác an toàn bức xạ theo đúng quy định. Đôn đốc, theo dõi các đơn vị trong ngành thực hiện việc kiểm định Nhà nước về thiết bị bức xạ, thiết bị ghi đo cũng như trang bị và theo dõi liều kế cá nhân cho người làm công tác bức xạ;

b) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành cấp cứu và điều trị những người bị chiếu xạ quá liều, những người bị bệnh phóng xạ theo các quy định của nhà nước. Chỉ đạo các đơn vị Y tế trong ngành có sử dụng thiết bị bức xạ tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ:

c) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành, các cơ sở y tế tư nhân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về an toàn bức xạ khi chẩn đoán và điều trị bệnh bằng bức xạ cũng như việc sử dụng các dược phẩm phóng xạ, lương thực, thực phẩm, nước uống đã qua xử lý chiếu xạ;

d) Khi sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra có trách nhiệm chỉ đạo, huy động nhân lực, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn. Giám định và theo dõi sức khỏe của những người có nguy cơ bị ảnh hưởng của sự cố bức xạ;

đ) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong công tác Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định an toàn bức xạ đối với các cơ sở y tế có sử dụng thiết bị X-quang, nguồn phóng xạ.

4. Cục Hải quan tỉnh có trách nhiệm

a) Chỉ đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện kiểm tra, giám sát Hải quan đối với chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh phải có đầy đủ giấy phép theo quy định của pháp luật:

b) Chỉ đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu phải ưu tiên làm thủ tục thông quan vật liệu phóng xạ đáp ứng đầy đủ giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp và phải được đóng gói trong kiện hàng theo quy định;

c) Kiểm soát nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng theo danh mục sản phẩm tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ được phép nhập khẩu do Bộ Y tế quy định;

d) Trang bị phương tiện kỹ thuật, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống vận chuyển trái phép chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động;

đ) Khi phát hiện chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân vận chuyển trái phép qua biên giới, phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh điều tra làm rõ;

e) Trong trường hợp xảy ra sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân do vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tại cửa khẩu, phải thực hiện các biện pháp ứng phó đã được lập kế hoạch theo quy định đồng thời thông báo ngay cho Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân để phối hợp xử lý;

g) Định kỳ hằng năm gửi báo cáo về tình hình nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tới Bộ Khoa học và Công nghệ (Cục An toàn bức xạ và hạt nhân) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

h) Quản lý, sử dụng thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị soi chiếu an ninh theo đúng quy định.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm

a) Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động tiếp xúc với công việc bức xạ thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật;

b) Khi sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra thanh tra về an toàn lao động phối hợp thanh tra an toàn bức xạ của Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành thanh tra các tổ chức để xảy ra tai nạn lao động có liên quan đến bức xạ.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm

a) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức khảo sát, xác định, thông báo địa điểm có mức chiếu xạ tự nhiên, khoáng sản phóng xạ có khả năng gây hại cho con người và đánh giá khả năng gây hại theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên;

b) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn UDND các huyện, thành phố thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong khu vực có mức chiếu xạ tự nhiên, khoáng sản phóng xạ có khả năng gây hại cho con người;

c) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm đến mức thấp nhất tác hại của khoáng sản phóng xạ, chiếu xạ tự nhiên đối với con người trên địa bàn tỉnh.

7. Báo Lào Cai, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh có trách nhiệm

a) Tuyên truyền các quy định về an toàn bức xạ tới tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh;

b) Cung cấp kịp thời thông tin trung thực cho người dân trong khu vực về sự cố bức xạ có ảnh hưởng đối với khu vực xung quanh nơi xảy ra sự cố;

c) Khi đưa tin về sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân phải bảo đảm tính trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về báo chí.

8. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm

a) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân tiến hành các công việc liên quan đến bức xạ tại địa phương thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;

b) Khi sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra tại thành phố, huyện nào thì UBND các huyện, thành phố đó phải cử cán bộ có thẩm quyền đến ngay cơ sở giúp khắc phục sự cố bức xạ và tạo điều kiện thuận lợi giúp các cơ quan chức năng khắc phục sự cố bức xạ.

Điều 31. Trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ

1. Tổ chức tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm

a) Tổ chức tiến hành công việc bức xạ phải tuân thủ các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạ tại quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan;

b) Thực hiện khai báo và lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, cấp chứng chỉ Nhân viên bức xạ theo đúng quy định của pháp luật và phải thực hiện đầy đủ các điều kiện được ghi trong giấy phép;

c) Nắm vững và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ. Thường xuyên cập nhật và tổ chức thực hiện các văn bản quy định của pháp luật có liên quan đến công tác an toàn bức xạ:

d) Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, các chỉ dẫn về an toàn, an ninh; bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và theo dõi liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ; cung cấp bảo hiểm nghề nghiệp cho nhân viên bức xạ;

đ) Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra an toàn bức xạ; cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

e) Thực hiện đúng và đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn và chỉ tiêu kỹ thuật trong quá trình vận hành thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ. Việc thiết kế, lắp đặt thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có thẩm quyền ban hành;

g) Tổ chức tiến hành công việc bức xạ phải thường xuyên kiểm soát chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra được quy định tại Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN. Kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị định kỳ theo quy định; thực hiện thường xuyên và có hệ thống việc kiểm xạ khu vực làm việc, đo đạc các thông số cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá an toàn tại cơ sở thời gian không được ít hơn 01 lần trong 01 năm;

h) Lập, theo dõi, cập nhật và lưu trữ các hồ sơ liên quan đến công tác an toàn bức xạ theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN. Định kỳ hàng năm trước ngày 30/11 lập báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ gửi về Sở Khoa học và Công nghệ và cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

i) Tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu trữ, vận chuyển nguồn phóng xạ có trách nhiệm đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ;

k) Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động liên quan việc phát sinh, quản lý chất thải, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng thực hiện theo Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25/08/2014 quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

2. Người đứng đầu tổ chức tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm

a) Người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải có kiến thức về an toàn bức xạ, nắm vững các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 26 luật Năng lượng nguyên tử:

b) Người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải bố trí người phụ trách an toàn và ban hành quyết định bằng văn bản bổ nhiệm người phụ trách an toàn bức xạ của cơ sở để thực hiện những nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Năng lượng nguyên tử. Người phụ trách an toàn phải có Chứng chỉ Nhân viên bức xạ do cơ quan có thẩm quyền cấp;

c) Người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm để người phụ trách an toàn, các nhân viên bức xạ được đào tạo an toàn bức xạ và chỉ sử dụng người phụ trách an toàn, nhân viên bức xạ để tiến hành công việc bức xạ khi đã được đào tạo an toàn bức xạ.

3. Nhân viên bức xạ có trách nhiệm

a) Nhân viên bức xạ là người làm việc trực tiếp với bức xạ, phải được đào tạo kiến thức về an toàn bức xạ, nắm vững các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ, tuân thủ các quy định về an toàn bức xạ tại cơ sở và có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 27 của Luật Năng lượng nguyên tử. Định kỳ 03 năm một lần nhân viên bức xạ phải được đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ và chỉ được tiến hành công việc bức xạ sau khi được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ;

b) Nhân viên bức xạ được bảo đảm điều kiện làm việc an toàn và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động; được trang bị liều kế cá nhân và phải được đọc liều theo thời gian quy định và có quyền từ chối làm việc khi điều kiện an toàn bức xạ không được bảo đảm;

c) Nhân viên bức xạ y tế phải được đào tạo và được cơ quan có thẩm quyền cấp bằng hoặc chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc bức xạ đang làm. Nhân viên bức xạ y tế có trách nhiệm:

- Tham gia huấn luyện, đào tạo về an toàn bức xạ theo yêu cầu của người phụ trách an toàn;

- Chỉ tham gia tiến hành công việc bức xạ hoặc làm các công việc có nguy cơ bị chiếu xạ khi đã được đào tạo, huấn luyện nắm vững các yêu cầu, quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ, các biện pháp bảo vệ bức xạ và chỉ được vận hành thiết bị bức xạ, thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân nếu có thẻ an toàn lao động;

- Thực hiện nghiêm các nội quy, quy trình làm việc, chỉ dẫn an toàn bức xạ của đơn vị;

- Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, liều kế cá nhân, thiết bị kiểm tra bức xạ, trang thiết bị thao tác với nguồn phóng xạ theo đúng hướng dẫn;

- Phối hợp, cộng tác với người phụ trách an toàn để thực hiện nghiêm các quy định về khám sức khỏe định kỳ hàng năm, đo đánh giá liều cá nhân theo quy định;

- Báo cáo ngay cho người phụ trách an toàn hoặc người đứng đầu cơ sở y tế các hiện tượng bất thường về an toàn bức xạ, khi phát hiện mất nguồn phóng xạ và tham gia khắc phục sự cố bức xạ khi được yêu cầu;

- Nhân viên bức xạ y tế nữ khi có thai phải thông báo bằng văn bản cho người phụ trách an toàn, người đứng đầu cơ sở để được bố trí công việc khác không liên quan đến bức xạ.

4. Người phụ trách an toàn có trách nhiệm

a) Người phụ trách an toàn là nhân viên bức xạ, có chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo nắm vững các quy định về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ.

b) Người phụ trách an toàn có trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ sở thực hiện quy định pháp luật và các yêu cầu về bảo đảm an toàn bức xạ tại bản Quy định này, bao gồm:

- Triển khai áp dụng các biện pháp kỹ thuật và kiểm soát hành chính nhằm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên và an toàn cho công chúng phù hợp với công việc bức xạ đang tiến hành của cơ sở;

- Thực hiện yêu cầu về khai báo, cấp giấy phép và gia hạn giấy phép theo quy định của pháp luật;

- Chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ sở và cùng người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm pháp luật khi để xảy ra sự cố bức xạ hoặc vi phạm các quy định pháp luật;

- Kiến nghị với người đứng đầu cơ sở y tế để bố trí công việc khác phù hợp, không liên quan đến bức xạ cho nhân viên bức xạ y tế nữ có thai khi nhận được thông báo bằng văn bản;

c) Người phụ trách an toàn được quyền dừng công việc bức xạ đang tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu hoặc nguy cơ gây mất an toàn;

d) Người phụ trách an toàn phải được đào tạo an toàn bức xạ theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn phù hợp với công việc bức xạ đang tiến hành và được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn. Định kỳ 03 năm một lần người phụ trách an toàn phải được đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 32. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ thực hiện tốt những quy định của Nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động liên quan đến an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh Lào Cai vi phạm các nội dung đã được quy định trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân, tùy theo mức độ và tính chất vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật

Điều 33. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện quy định này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh các tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan phản ánh bằng văn bản về Sở Khoa học và Công nghệ để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, được viện dẫn trong Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 24/2015/QĐ-UBND ngày 04/06/2015 Quy định quản lý nhà nước về an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.413

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.147.87
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!