BỘ QUỐC PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
220/QĐ-BQP
|
Hà Nội, ngày 23
tháng 01 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4
năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm
soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến
kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Nghị định số 31 /2013/NĐ-CP
ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi
tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh
người có công với cách mạng;
Căn cứ Thông tư số 202/2013/TT-BQP
ngày 07 tháng 11 năm 2013 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác
nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc
trách nhiệm của Bộ Quốc phòng;
Xét đề
nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành
chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 4. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chánh Văn phòng, Bộ
Quốc phòng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Cục KSTTHC/BTP:
- Tổng cục Chính trị;
- Chánh Văn phòng BQP:
- Cục Chính sách/TCCT;
- Vụ Pháp chế:
- Cổng thông tin điện tử BQP;
- Lưu: VT, PC:
Thông 08b.
|
BỘ TRƯỞNG
Đại tướng Phùng Quang Thanh
|
CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM
VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 220/QĐ-BQP ngày 23
tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
Số
TT
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Lĩnh
vực
|
Cơ
quan thực hiện
|
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
|
1
|
Thủ tục xác nhận đối với người hoạt
động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (đối với người hoạt động cách
mạng đang còn sống).
|
Chính sách
|
Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị
|
2
|
Thủ tục xác nhận đối với người hoạt
động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (đã hy sinh, từ trần).
|
Chính sách
|
Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị
|
3
|
Thủ tục xác nhận đối với người hoạt
động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm
1945 (đối với người hoạt động cách mạng đang còn sống).
|
Chính sách
|
Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị
|
4
|
Thủ tục xác nhận đối với người hoạt
động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (đã hy sinh, từ trần).
|
Chính sách
|
Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị
|
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH DO CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG THỰC HIỆN
|
1
|
Thủ tục xác nhận liệt sĩ đối với
quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu hy sinh
|
Chính sách
|
Cơ quan, đơn vị trong Quân đội
|
2
|
Thủ tục xác nhận hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh
hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến
|
Chính sách
|
Cơ quan, đơn vị trong Quân đội
|
3
|
Thủ tục xác nhận hưởng chế độ trợ cấp
một lần đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong
kháng chiến (đã từ trần trước khi nhận được quyết định phong tặng danh hiệu
Anh hùng)
|
Chính sách
|
Cơ quan, đơn vị trong Quân đội
|
4
|
Thủ xác nhận đối với quân nhân,
công nhân viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu bị thương
|
Chính sách
|
Cơ quan, đơn vị trong Quân đội
|
5
|
Thủ tục xác nhận đối với người đang
công tác bị thương từ ngày 31/12/1994 trở về trước, chưa được giám định
|
Chính sách
|
Cơ quan, đơn vị trong Quân đội
|
6
|
Thủ tục xác nhận đối với thương
binh đang công tác đề nghị giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát
|
Chính sách
|
Cơ quan, đơn vị trong Quân đội
|
7
|
Thủ tục xác nhận đối với thương
binh đang công tác đề nghị giám định bổ sung vết thương còn sót
|
Chính sách
|
Cơ quan, đơn vị trong Quân đội
|
8
|
Thủ tục cấp lại hồ sơ và giải quyết
truy lĩnh trợ cấp thương tật đối với thương binh ngừng
hưởng do khách quan hoặc thất lạc hồ sơ (đối với người đang công tác trong
Quân đội)
|
Chính sách
|
Cơ quan, đơn vị trong Quân đội
|
9
|
Thủ tục xác nhận đối với quân nhân
tại ngũ bị bệnh
|
Chính sách
|
Cơ quan, đơn vị trong Quân đội
|
10
|
Thủ tục xác nhận người hoạt động
kháng chiến nhiễm chất độc hóa học đang công tác trong Quân đội
|
Chính sách
|
Cơ quan, đơn vị trong Quân đội
|
11
|
Thủ tục xác nhận đối với người hoạt
động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày
|
Chính sách
|
Cơ quan, đơn vị trong Quân đội
|
12
|
Thủ tục xác nhận hưởng chế độ trợ cấp
một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân
tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
|
Chính sách
|
Cơ quan, đơn vị trong Quân đội
|
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
|
1
|
Thủ tục xác nhận liệt sĩ đối với những
trường hợp mất tin, mất tích quy định tại Điểm 1 Khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh
sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng,
chiêu hồi, đào ngũ
|
Chính sách
|
Ủy ban nhân dân xã, phường
|
2
|
Thủ tục xác nhận liệt sĩ đối với những
trường hợp hy sinh từ 31/12/1994 trở về trước.
|
Chính sách
|
Ủy ban nhân dân
xã, phường
|
3
|
Thủ tục xác nhận đối với người bị
thương đã chuyển ra ngoài quân đội chưa được giám định thương tật
|
Chính sách
|
Ủy ban nhân dân xã, phường
|
4
|
Thủ tục cấp lại hồ sơ và giải quyết
truy lĩnh trợ cấp thương tật đối với thương binh ngừng
hưởng do khách quan hoặc thất lạc hồ sơ (đối với người đã chuyển ra ngoài
Quân đội)
|
Chính sách
|
Ủy ban nhân dân xã, phường
|
5
|
Thủ tục xác nhận đối với quân nhân
đa xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần quy định
tại Điểm h Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP
|
Chính sách
|
Ủy ban nhân dân xã, phường
|
PHẦN II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG
ƯƠNG
1. Thủ tục xác
nhận đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (đối với
người hoạt động cách mạng còn sống)
Trình tự thực hiện:
1. Cá nhân kê khai quá trình hoạt động
cách mạng (Mẫu LT1); xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi cư trú; lập hồ sơ gửi đến Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị;
2. Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị:
a) Thẩm định hồ sơ, đề nghị Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị ký quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày
01 tháng 01 năm 1945 (Mẫu LT3);
b) Chuyển quyết định công nhận kèm
theo hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú để quản
lý và thực hiện chế độ, đồng thời chuyển quyết định công nhận kèm theo hồ sơ
cho đối tượng.
Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.
Thành phần hồ sơ:
1. Bản khai quá trình hoạt động cách
mạng (Mẫu LT1);
2. Bản sao có chứng thực (hai mặt) một
trong các giấy tờ sau:
a) Quyết định nghỉ hưu;
b) Phiếu cá nhân của cán bộ Quân đội
nghỉ hưu;
c) Quyết định phục viên, xuất ngũ.
3. Bản sao có chứng thực một trong
các giấy tờ theo quy định tại Điều 6 Nghị định số
31/2013/NĐ-CP , cụ thể:
a) Lý lịch của cán bộ, Đảng viên khai
từ năm 1962 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý;
b) Lý lịch khai trong Cuộc vận động bảo
vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW ngày 01 tháng 3 năm 1965 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng (khóa III);
c) Lý lịch Đảng viên khai năm 1975,
1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974
của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được
kết nạp vào Đảng sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B,
C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Số lượng hồ sơ: 03 bộ
Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng
trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (Mẫu LT3).
Lệ phí (nếu có): Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân dùng cho người hoạt động cách mạng trước ngày 01
tháng 01 năm 1945 (Mẫu LT1).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính (nếu có):
Người có đủ điều kiện theo quy định tại
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP được xem xét xác nhận là người hoạt động
cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, cụ thể:
1. Tham gia hoạt động cách mạng trước
ngày 01 tháng 01 năm 1945;
2. Được kết nạp vào Đảng Cộng sản
Đông Dương hoặc được kết nạp lại trước ngày 19 tháng Tám năm 1945, được cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 24
tháng 12 năm 1977 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) về chính sách, chế độ
đối với cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm và Thông tri số 07-TT/TC ngày 21
tháng 3 năm 1979 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn vận dụng tiêu chuẩn và
xác nhận những đối tượng hưởng chính sách, chế độ đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 19 tháng Tám năm 1945.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09
tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều
của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn
về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu
đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu LT1
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
KHAI CÁ NHÂN
Dùng
cho người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
Họ và tên: ......................................................................
Bí danh: ………………………..
Sinh ngày ... tháng ... năm ………………………………………….Nam/Nữ: ........................
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Tham gia cách mạng hoặc nhập ngũ ngày
……. tháng....năm ……….
Ngày vào Đảng: ..........................................................................................................
Ngày chính thức: .........................................................................................................
Nguyên là: ..................................................................................................................
Cơ quan, đơn vị: .........................................................................................................
Đã nghỉ hưu ngày ... tháng ... năm
...
Có thời gian tham gia hoạt động cách
mạng từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm .../.
..., ngày..,tháng...năm...
Xác nhận của UBND…………………………….
Ông (bà)……………………………. hiện cư
trú tại ……………………………………………………
TM.UBND…
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
..., ngày...tháng...năm...
Người khai
(Ký tên)
Họ và tên
|
2. Thủ tục xác
nhận đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (đã hy sinh,
từ trần)
Trình tự thực hiện:
1. Đại diện thân nhân hoặc người thờ
cúng lập bản khai quá trình hoạt động cách mạng (Mẫu LT2) kèm theo biên bản ủy
quyền (Mẫu UQ); xin xác nhận của Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; lập hồ sơ gửi về Cục Cán bộ/Tổng
cục Chính trị;
2. Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị:
a) Thẩm định hồ sơ, đề nghị Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị ký quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày
01 tháng 01 năm 1945;
b) Chuyển quyết định công nhận kèm
theo hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thân nhân đối tượng cư
trú để quản lý và thực hiện chế độ, đồng thời chuyển quyết định công nhận kèm
theo hồ sơ cho đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng.
Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện.
Thành phần hồ sơ:
1. Bản khai của đại diện người thân
hoặc người thờ cúng (Mẫu LT2);
2. Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ);
3. Bản sao có chứng thực (hai mặt) một
trong các giấy tờ sau:
a) Quyết định nghỉ hưu;
b) Phiếu cá nhân của cán bộ Quân đội
nghỉ hưu;
c) Quyết định phục viên, xuất ngũ;
d) Giấy báo tử, chứng tử.
4. Bản sao (hai mặt) có chứng thực một
trong các giấy tờ sau:
a) Đối với người hoạt động cách mạng
đã hy sinh, từ trần từ ngày 30 tháng 6 năm 1999 trở về trước
phải có một trong các giấy tờ: Lý lịch của cán bộ, Đảng viên khai từ năm 1962 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý; Lý lịch khai
trong Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW ngày 01 tháng 3 năm
1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III); Lý lịch Đảng
viên khai năm 1975, 1976 theo Thông trị số 297/TT-TW ngày
20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III); lý lịch đảng
viên khai năm 1975, 1976 theo Thông trị số 297/TT-TW ngày 20/4/1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối
với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 và người hoạt
động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến
ngày 30/4/1975;
b) Hồ sơ của người đã được khen thưởng
Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập;
c) Hồ sơ liệt sĩ;
d) Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên
được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản;
đ) Hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại
cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, Bảo tàng lịch sử của trung ương và địa
phương từ cấp huyện trở lên.
Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (Mẫu LT3).
Lệ phí (nếu có): Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
1. Bản khai cá nhân dùng cho thân
nhân hoặc người thờ cúng người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm
1945 (Mẫu LT2).
2. Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
Người có đủ điều kiện theo quy định tại
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP được xem xét xác nhận là người hoạt động
cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, cụ thể:
1. Tham gia hoạt động cách mạng trước
ngày 01 tháng 01 năm 1945;
2. Được kết nạp vào Đảng Cộng sản
Đông Dương hoặc được kết nạp lại trước ngày 19 tháng Tám năm 1945, được cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định tại Chỉ thị số 27-CT/TW
ngày 24 tháng 12 năm 1977 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) về chính
sách, chế độ đối với cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm và Thông tri số
07-TT/TC ngày 21 tháng 3 năm 1979 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn vận dụng
tiêu chuẩn và xác nhận những đối tượng hưởng chính sách, chế độ đối với người
hoạt động cách mạng trước ngày 19 tháng Tám năm 1945.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09
tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều
của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục
xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với
cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu
LT2
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
KHAI CÁ NHÂN
Dùng
cho thân nhân hoặc người thờ cúng người hoạt động
cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đã hy sinh, từ trần
1. Phần khai về người hoạt động
cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
Họ và tên: .....................................................................................
Bí danh: ……………
Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………………………………………..Nam/Nữ: ..........
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Tham gia cách mạng hoặc nhập ngũ
ngày.. ..tháng....năm ………
Ngày vào Đảng: ..........................................................................................................
Ngày chính thức: .........................................................................................................
Nguyên là: ..................................................................................................................
Cơ quan, đơn vị: .........................................................................................................
Đã nghỉ hưu ngày ... tháng ... năm...
Có thời gian tham gia hoạt động cách
mạng từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...
Đã chết ngày ... tháng ... năm ...
2. Phần khai đối với thân nhân hoặc
người thờ cúng
Họ và tên: ...................................................................................................................
Sinh ngày ... tháng ... năm .....................................................................
Nam/Nữ:……..
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Mối quan hệ với người có công: ................................................................................
/.
..., ngày..,tháng...năm...
Xác nhận của UBND…………………………….
Ông (bà)……………………………. hiện cư
trú tại ……………………………………………………
TM.UBND…
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
..., ngày...tháng...năm...
Người khai
(Ký tên)
Họ và tên
|
Mẫu
UQ
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN
BẢN ỦY QUYỀN
Hôm nay, ngày
... tháng ... năm …., tại ……………………………………………………………
Chúng tôi gồm
có:
1. Bên ủy quyền: Gồm các ông (bà) có tên sau đây:
TT
|
Họ và tên
|
Nơi cư trú
|
CMND/Hộ
chiếu
|
Mối
quan hệ với người có công:
|
Số
|
Ngày
Cấp
|
Nơi
Cấp
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
2. Bên được ủy quyền:
Họ và tên: ...................................................................................................................
Sinh ngày ... tháng ... năm ………..Nam/Nữ: ………
Trú quán:
CMND/Hộ chiếu số: …………………..Ngày cấp: ………………….Nơi cấp:…………………
3. Nội dung ủy quyền (1):
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Xác
nhận của UBND xã
(phường)...
(Ký tên, đóng dấu)
Họ và tên
|
Bên
ủy quyền
(Ký tên)
Họ và tên
|
Bên được ủy quyền
(Ký tên)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Ghi rõ nội dung ủy quyền, ví dụ: ủy
quyền thờ cúng liệt sĩ, ủy quyền nhận trợ cấp một lần đối với thân nhân của người
hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945...
Trường hợp ủy quyền nhận trợ cấp hàng
tháng thì phải ghi rõ thời hạn ủy quyền từ ngày...tháng...năm đến
ngày...tháng.. .năm....
3. Thủ tục xác nhận
đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945 đối với người hoạt động cách mạng đang còn sống
Trình tự thực hiện:
1. Cá nhân kê khai quá trình hoạt động
cách mạng; xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư
trú; lập hồ sơ gửi về Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị;
2. Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị:
a) Thẩm định hồ sơ, đề nghị Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị ký quyết định công nhận người hoạt động
cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa
tháng Tám năm 1945 (Mẫu TKN3);
b) Chuyển quyết định công nhận kèm
theo hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú để quản
lý và thực hiện chế độ, đồng thời chuyển quyết định công nhận kèm theo hồ sơ
cho đối tượng.
Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.
Thành phần hồ sơ:
1. Bản khai cá nhân (Mẫu TKN1).
2. Bản sao có chứng thực (2 mặt) một
trong các giấy tờ:
a) Quyết định nghỉ hưu;
b) Phiếu cá nhân của cán bộ Quân đội
nghỉ hưu;
c) Quyết định phục viên, xuất ngũ.
3. Bản sao có chứng thực mọt trong
các giấy tờ sau:
a) Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai
từ năm 1969 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý;
b) Lý lịch đảng viên khai năm 1975,
1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng
sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954
đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Số lượng hồ sơ: 03 bộ
Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận người
hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945 (Mẫu TKN3).
Lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Bản khai cá nhân dùng cho người hoạt
động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm
1945 (Mẫu TKN1).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
1. Người hoạt động cách mạng thoát ly
là người đã tham gia trong các tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc cấp hành chính tương đương trở lên trong khoảng
thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương
và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp do
yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe).
2. Người hoạt động cách mạng không
thoát ly là người chỉ hoạt động ở cơ sở trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng
01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó tiếp tục tham gia
một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp do yêu cầu giảm chính, phục viên
hoặc không đủ sức khỏe), bao gồm:
a) Người đứng đầu tổ chức quần chúng
cách mạng cấp xã hoặc tương đương: Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm Việt Minh, Bí
thư nông dân cứu quốc, Bí thư thanh niên cứu quốc, Bí thư
phụ nữ cứu quốc;
b) Đội trưởng hoặc tổ trưởng, nhóm trưởng của đội, tổ, nhóm tự vệ chiến đấu, tuyên truyền giải
phóng, thanh niên cứu quốc, nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thiếu nhi cứu quốc
(ở địa phương nơi chưa hình thành tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã);
c) Người được kết nạp vào tổ chức Việt
Minh, sau đó được giao nhiệm vụ ở lại địa phương hoạt động phát triển cơ sở
cách mạng;
d) Người tham gia hoạt động cách mạng
tháng Tám năm 1945 và sau ngày khởi nghĩa đến ngày 31 tháng 8 năm 1945 đứng đầu
một tổ chức cách mạng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09
tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều
của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục
xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc
trách nhiệm của Bộ, Quốc phòng.
Mẫu
TKN1
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
KHAI CÁ NHÂN
Dùng
cho người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa
tháng Tám năm 1945
Họ và tên: ................................................................................
Bí danh: ………………..
Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………………………………………Nam/Nữ: ............
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Tham gia cách mạng hoặc nhập ngũ
ngày....tháng ….. năm........
Ngày vào Đảng:...........................................................................................................
Ngày chính thức: .........................................................................................................
Nguyên là: …………………………………… Cơ quan, đơn vị: ..........................................
Đã nghỉ hưu ngày …… tháng …… năm …..
Từ ngày ... tháng ... năm ... đến
ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giữ chức vụ: ……………………………………………………………………………………………………..
Có quá trình tham gia hoạt động cách
mạng như sau:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
.................................................................................................................................
/.
..., ngày..,tháng...năm...
Xác nhận của UBND…………………………….
Ông (bà)……………………………. hiện cư
trú tại ……………………………………………………
TM.UBND…
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
..., ngày...tháng...năm...
Người khai
(Ký tên)
Họ và tên
|
4. Thủ tục xác
nhận đối với người hoạt động cách mạng từ ngay 01 tháng 01 năm 1945 đến này khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945 (đã hy sinh, từ trần)
Trình tự thực hiện:
1. Đại diện thân nhân hoặc người thờ
cúng:
a) Kê khai quá trình hoạt động cách mạng
(Mẫu TKN2) kèm theo Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ); xin xác nhận của Ủy ban nhân
dân xã nơi cư trú;
b) Lập hồ sơ gửi về Cục Cán bộ/Tổng cục
chính trị.
2. Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị:
a) Thẩm định hồ sơ, đề nghị Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị ký quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01
tháng 01 năm 1945 đến này khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
b) Chuyển quyết định công nhận kèm
theo hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú để quản
lý và thực hiện chế độ, đồng thời chuyển quyết định công nhận kèm theo hồ sơ
cho đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng.
Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện.
Thành phần hồ sơ:
1. Bản khai cá nhân dùng cho thân
nhân hoặc người thờ cúng người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945
đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã hy sinh, từ trần (Mẫu TKN2);
2. Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ);
3. Bản sao có chứng thực một trong
các giấy tờ sau:
a) Đối với người hoạt động cách mạng
đã hy sinh, từ trần từ trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 có một trong các giấy tờ
sau:
- Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai
từ năm 1969 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý;
- Lý lịch đảng viên khai năm 1975,
1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng
sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975;
- Hồ sơ của người đã được khen thưởng
Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập;
- Hồ sơ liệt sĩ;
- Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên,
được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản;
- Hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ
quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, Bảo tàng lịch sử của trung ương và địa phương
từ cấp huyện trở lên.
b) Đối với người hoạt động cách mạng
đã hy sinh, từ trần từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về
sau có một trong các giấy tờ sau:
- Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai
từ năm 1969 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý;
- Lý lịch đảng viên khai năm 1975,
1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng
sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng
từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến này khởi nghĩa (Mẫu TKN3).
Lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
1. Bản khai cá nhân dùng cho thân
nhân hoặc người thờ cúng người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945
đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã hy sinh, từ trần (Mẫu TKN2);
2. Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Người hoạt động cách mạng thoát ly
là người đã tham gia trong các tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện
hoặc cấp hành chính tương đương trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng
01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó tiếp tục tham gia
một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp do yêu cầu giảm chính, phục viên
hoặc không đủ sức khỏe).
2. Người hoạt động cách mạng không
thoát ly là người chỉ hoạt động ở cơ sở trong khoảng thời
gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và
sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp do yêu
cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe), bao gồm:
a) Người đứng đầu tổ chức quần chúng
cách mạng cấp xã hoặc tương đương: Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm Việt Minh, Bí
thư nông dân cứu quốc, Bí thư thanh niên cứu quốc, Bí thư phụ nữ cứu quốc;
b) Đội trưởng hoặc tổ trưởng, nhóm trưởng của đội,
tổ, nhóm tự vệ chiến đấu, tuyên truyền giải phóng, thanh
niên cứu quốc, nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thiếu nhi cứu quốc (ở địa
phương nơi chưa hình thành tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã);
c) Người được kết nạp vào tổ chức Việt
Minh, sau đó được giao nhiệm vụ ở lại địa phương hoạt động phát triển cơ sở
cách mạng;
d) Người tham gia hoạt động cách mạng
tháng Tám năm 1945 và sáu ngày khởi nghĩa đến ngày 31 tháng 8 năm 1945 đứng đầu
một tổ chức cách mạng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09
tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều
của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục
xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc
trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu
TKN2
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
KHAI CÁ NHÂN
Dùng
cho thân nhân hoặc người thờ cúng người hoạt
động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm
1945 đã hy sinh, từ trần
1. Phần khai về người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945
Họ và tên: ...........................................................................
Bí danh:……………………..
Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………………………………………..Nam/Nữ: ..........
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Tham gia cách mạng hoặc nhập ngũ
ngày.. ..tháng....năm …………
Ngày vào Đảng:...........................................................................................................
Ngày chính thức: .........................................................................................................
Nguyên là: .........................................................
Cơ quan, đơn vị: ………………………..
Đã nghỉ hưu ngày ….. tháng …….. năm ……..
Có thời gian tham gia hoạt động cách
mạng từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm…..
Đã chết ngày ... tháng ... năm …….
2. Phần khai đối với đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng
Họ và tên: ...................................................................................................................
Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………………………………………Nam/Nữ:.............
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Mối quan hệ với người có công: ..................................................................................
..., ngày..,tháng...năm...
Xác nhận của cơ quan đơn vị hoặc
UBND…
………………………………………………………
Ông (bà)……………………………. hiện cư
trú tại ……………………………………………………
TM.UBND…
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
..., ngày...tháng...năm...
Người khai
(Ký tên)
Họ và tên
|
Mẫu
UQ
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN
BẢN ỦY QUYỀN
Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ...,
tại...
Chúng tôi gồm có:
1. Bên ủy quyền: Gồm các ông (bà) có tên sau đây:
TT
|
Họ và tên
|
Nơi
cư trú
|
CMND/Hộ
chiếu
|
Mối
quan hệ với người có công
|
Số
|
Ngày
cấp
|
Nơi
cấp
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
2. Bên được ủy quyền:
Họ và tên: …………………………………………………………………………………………….
Sinh ngày... tháng ... năm …………..
Nam/Nữ: ………
Trú quán:
CMND/Hộ chiếu số:……………………Ngày cấp:………………………Nơi cấp:……………..
3. Nội dung ủy quyền (1):
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Xác
nhận của UBND xã
(phường)...
(Ký tên, đóng dấu)
Họ và tên
|
Bên
ủy quyền
(Ký tên)
Họ và tên
|
Bên được ủy quyền
(Ký tên)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Ghi rõ nội dung ủy quyền, ví dụ: ủy
quyền thờ cúng liệt sĩ, ủy quyền nhận trợ cấp một lần đối
với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945...
Trường hợp ủy quyền nhận trợ cấp hàng
tháng thì phải ghi rõ thời hạn ủy quyền từ
ngày...tháng...năm đến ngày...tháng...năm....
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
DO CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG QUÂN ĐỘI THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG THỰC HIỆN
1. Thủ tục xác nhận
liệt sĩ đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm công tác
cơ yếu hy sinh
Trình tự thực hiện
1. Cấp trung đoàn và tương đương lập
biên bản kiểm kê di vật và tiền riêng; biên bản bàn giao di vật và tiền riêng;
sơ đồ mộ chí, giấy báo tử, báo cáo cấp trên trực tiếp.
2. Cấp sư đoàn và tương đương trở
lên, tiếp nhận hồ sơ, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, báo cáo cấp
trên trực tiếp, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
a) Thẩm định hồ sơ, báo cáo Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có văn bản đề nghị kèm theo
hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Thủ tướng Chính phủ cấp
Bằng “Tổ quốc ghi công”;
b) Chuyển Bằng “Tổ
quốc ghi công” kèm theo hồ sơ liệt sĩ đến Cục Chính trị quân khu để chuyển về Bộ
Chỉ huy quân sự cấp tỉnh;
4. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh bàn
giao hồ sơ liệt sĩ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện chế độ.
Cách thức thực hiện: Đơn vị cấp trung đoàn lập hồ sơ gửi trực tiếp lên cấp sư đoàn và tương
đương để hoàn thiện hồ sơ và chuyển về
Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.
Thành phần hồ sơ:
1. Giấy báo tử (Mẫu LS1), Thư chia buồn (Mẫu LS1a), Biên bản kiểm kê di vật
và tiền riêng (Mẫu LS1b), Biên bản bàn giao di vật và tiền
riêng (Mẫu LS1c), Sơ đồ mộ chí (Mẫu LS1d).
2. Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy báo tử
theo quy định sau:
a) Trường hợp hy sinh quy định tại Điểm
a, b Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP , Thủ trưởng cấp tiểu đoàn và
tương đương báo cáo; Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên cấp giấy
xác nhận.
b) Trường hợp hy sinh quy định tại Điểm
c Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có quyết định đi làm nghĩa vụ
quốc tế do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp; Giấy xác nhận trường hợp
hy sinh do Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên cấp (Mẫu XN1).
c) Trường hợp hy sinh quy định tại Điểm
d Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có một
trong các giấy tờ sau:
- Kết luận của
cơ quan điều tra;
- Trường hợp không xác định được đối
tượng phạm tội phải có quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều
tra vụ án;
- Trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn
hoặc không xác định được nơi đối tượng cư trú phải có quyết định truy nã bị
can;
- Trường hợp vụ án kéo dài phải có
quyết định gia hạn điều tra;
- Trường hợp người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi
chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết phải có một trong các giấy tờ sau: Quyết
định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định
đình chỉ điều tra vụ án.
d) Trường hợp hy sinh quy định tại Điểm
đ Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có biên bản xảy ra sự việc do
cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý người hy sinh lập (Mẫu XN2).
đ) Trường hợp hy sinh quy định tại Điểm
e Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có biên bản xảy ra sự việc do
cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý
người hy sinh lập (Mẫu XN2) hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra sự việc lập.
e) Trường hợp hy sinh quy định tại Điểm
g Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có giấy xác nhận trường hợp
hy sinh và giấy xác nhận làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ trưởng cấp trung
đoàn và tương đương trở lên cấp (Mẫu XN1).
g) Trường hợp hy sinh quy định tại Điểm
h Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có:
- Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm
vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ;
- Biên bản xảy ra sự việc do Thủ trưởng
đội (đoàn) tìm kiếm, quy tập lập.
h) Trường hợp chết quy định tại Điểm
i Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP:
- Thương binh có tỷ lệ suy giảm khả
năng lao động từ 81% trở lên phải có giấy xác nhận chết do vết thương tái phát
của cơ sở y tế kèm theo hồ sơ thương binh;
- Thương binh có tỷ lệ suy giảm khả
năng lao động từ 61% - 80% phải có bệnh án điều trị (bản sao) và biên bản kiểm
thảo tử vong do vết thương tái phát của giám đốc bệnh viện cấp huyện hoặc bệnh
viện quân đội kèm theo hồ sơ thương binh.
i) Trường hợp mất tin, mất tích quy định
tại Điểm k Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải
có phiếu xác minh (Mẫu LS2) của cơ quan có thẩm quyền (Cục Cán bộ, Cục Bảo vệ
an ninh Quân đội/Tổng cục Chính trị; Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu; Viện Kiểm
sát quân sự các cấp; Tòa án quân sự các cấp; Cục Hồ sơ nghiệp vụ/Bộ Công an).
Trường hợp mất
tin, mất tích từ ngày 01 tháng 01 năm 1990 trở về sau quy
định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, và g Khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh ưu đãi
người có công thì ngoài phiếu xác minh và các giấy tờ tương ứng với từng trường
hợp quy định tại điểm b, phải có thêm quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết
theo quy định của Bộ luật Dân sự.
k) Trường hợp hy sinh quy định tại Điểm
1 Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có:
- Biên bản xảy ra sự việc của cấp
trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập lập (Mẫu
XN2) kèm theo bản sao kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo liên quan của cấp có thẩm quyền;
- Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm
vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh của cấp có thẩm
quyền.
m) Trường hợp hy sinh từ ngày
31/12/1994 trở về trước đã được ghi là liệt sĩ trong Giấy báo tử trận; Huân
chương, Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương, Huy chương; Bảng vàng danh
dự; Bảng gia đình vẻ vang; danh sách liệt sĩ lưu trữ tại các trung đoàn và
tương đương trở lên; lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm
quyền thẩm định và đã xuất bản; báo cáo hàng năm từ trước
năm 1995 của cấp ủy đảng được lưu giữ tại cơ quan có thẩm quyền của Đảng.
3. Bản khai tình hình thân nhân liệt
sĩ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân cư trú (Mẫu LS4).
Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
Thời hạn giải quyết: Khoảng 47 ngày làm việc, kể từ ngày lập hồ sơ, cụ thể:
1. Cấp trung đoàn và tương đương: 07
ngày làm việc.
2. Cấp sư đoàn và tương đương, Cục
Chính trị quân khu, mỗi cấp: 10 ngày làm việc.
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
20 ngày làm việc.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Không quy định.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Thủ tướng Chính phủ.
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được
ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
cấp trung đoàn và tương đương.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Các đơn
vị từ cấp trung đoàn trở lên, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.
Lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi thân nhân cư trú (Mẫu LS4)
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
Người hy sinh thuộc một trong các trường
hợp sau đây được xem xét xác nhận là liệt sĩ:
1. Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền,
Toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
2. Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi
địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu
chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;
3. Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết
trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị
và chết trong khi đang điều trị.
Trường hợp bị chết trong khi học tập,
tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp
đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện
xem xét xác nhận là liệt sĩ;
4. Trực tiếp tham gia đấu tranh chống
lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc
các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;
5. Dũng cảm thực hiện công việc cấp
bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh;
6. Dũng cảm cứu người, cứu tài sản của
Nhà nước và nhân dân;
7. Do ốm đau, tai nạn trong khi đang
làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
8. Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ
tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;
9. Thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát (không áp
dụng đối với thương binh loại B) trong các trường hợp sau:
a) Suy giảm khả năng lao động từ 81%
trở lên chết do vết thương tái phát có xác nhận của cơ sở y tế.
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61%
đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện
hoặc tương đương trở lên;
10. Mất tin, mất
tích quy định tại Điểm 1 Khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh sau khi cơ quan có thẩm
quyền kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ;
11. Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện
chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn
đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện,
diễn tập chiến đấu của không quân, hải
quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố,
bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09
tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn
thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục
xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu
LS4
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
KHAI TÌNH HÌNH THÂN NHÂN LIỆT SĨ
Họ và tên: ………………………………………
Sinh ngày ... tháng ... năm ..............................................................
Nam/Nữ: …………..
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Mối quan hệ với liệt sĩ: ................................................................................................
Họ và tên liệt sĩ: ................................................
hy sinh ngày ... tháng ... năm ………….
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Bằng Tổ quốc ghi công số ………… theo Quyết định số ……….. ngày ... tháng... năm ...
của Thủ tướng Chính phủ.
Liệt sĩ có những
thân nhân sau:
TT
|
Họ
và tên
|
Năm
sinh
|
Mối quan hệ với liệt sĩ
|
Nghề
nghiệp
|
Chỗ
ở; hiện nay (Nếu chết ghi rõ thời gian)
|
Hoàn
cảnh hiện tại (1)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
..., ngày...tháng...năm...
Xác nhận của xã, phường……………….
TM.UBND...
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, đóng dấu)
Họ và tên
|
…, ngày...tháng...năm...
Người khai
(Ký tên)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Ghi rõ hoàn cảnh hiện tại: cô đơn
không nơi nương tựa, mồ côi cha mẹ, đi học, khuyết tật..
2. Thủ tục xác
nhận hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với
Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến
Trình tự thực hiện:
1. Cá nhân lập bản khai kèm theo bản
sao quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng hoặc Bằng anh hùng gửi cơ quan,
đơn vị quản lý trực tiếp xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị.
2. Các cấp từ trung đoàn hoặc tương
đương trở lên kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ và gửi hồ sơ lên Cục Chính
sách/Tổng cục Chính trị.
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị
thẩm định hồ sơ, đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ký quyết định trợ cấp chế
độ ưu đãi hàng tháng đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động
trong thời kỳ kháng chiến (Mẫu AH3).
Cách thức thực hiện: Cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp đến cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp.
Thành phần hồ sơ:
1. Bản khai cá nhân dùng cho Anh hùng
Lực lượng vũ trang nhân dân hoặc Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến (Mẫu
AH1).
2. Bản sao có chứng thực một trong
các giấy tờ sau:
a) Quyết định phong tặng danh hiệu
Anh hùng;
b) Bằng Anh hùng.
Số lượng hồ sơ: 02 bộ
Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
1. Cấp trung đoàn và tương đương trở
lên, mỗi cấp: 10 ngày làm việc.
2. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
10 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ
quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, Cục Chính sách/Tổng cục
Chính trị.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định trợ cấp ưu đãi hàng
tháng đối với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời
kỳ kháng chiến (Mẫu AH3).
Lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân dùng cho Anh hùng Lực lượng vũ trang
nhân dân hoặc Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến (Mẫu AH1).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Người đang công tác trong Quân đội
được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động
trong kháng chiến.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn
thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục
xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc
trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu
AH1
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
KHAI CÁ NHÂN
Dùng
cho Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
hoặc Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến
Họ và tên: ...................................................................................................................
Sinh ngày ... tháng ... năm ...................................................
Nam/Nữ: ……………………
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Cơ quan, đơn vị công tác: ...........................................................................................
Đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng
.....................................................................
Theo Quyết định số …………….ngày ... tháng ... năm ... của Chủ tịch Nước./.
..., ngày..,tháng...năm...
Xác nhận của cơ quan, đơn vị……………….
Đồng chí………………………. hiện công
tác tại………………………… chưa hưởng trợ cấp ưu đãi đối với Anh hùng ………………………
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Cấp bậc, họ và tên
|
..., ngày...tháng...năm...
Người khai
(Ký tên)
Họ và tên
|
3. Thủ tục xác
nhận hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân,
Anh hùng lao động trong kháng chiến (đã từ trần trước khi nhận được quyết định
phong tặng danh hiệu Anh hùng)
Trình tự thực hiện:
1. Thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai (Mẫu AH2) kèm theo bản sao quyết định
phong tặng danh hiệu Anh hùng hoặc bản sao Bằng Anh hùng xin xác nhận của Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi cư trú và gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận,
lập hồ sơ và đề nghị;
2. Các cấp từ trung đoàn hoặc tương
đương trở lên kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ và gửi về Cục Chính sách/Tổng
cục Chính trị
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị
thẩm định, lập danh sách, đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ký quyết định trợ
cấp một lần đối với thân nhân hoặc người thờ cúng Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh
hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến (Mẫu AH4) do Bộ Quốc phòng quản lý;
nhưng từ trần trước khi nhận được quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng.
Cách thức thực hiện: Thân nhân hoặc người thờ cúng gửi hồ sơ đến cơ quan, đơn vị quản lý trực
tiếp đối tượng.
Thành phần hồ sơ:
1. Bản khai của thân nhân hoặc người
thờ cúng Anh hùng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (Mẫu AH2).
2. Bản sao có chứng thực một trong
các giấy tờ sau:
a) Quyết định phong tặng danh hiệu
Anh hùng;
b) Bằng Anh hùng.
Số lượng hồ sơ: 02 bộ
Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
1. Cấp trung đoàn và tương đương trở
lên, mỗi cấp: 10 ngày làm việc.
2. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
10 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Tổng cục Chính trị.
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ
quan, đơn vị trong Quân đội, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.
Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định trợ cấp một lần đối với thân
nhân hoặc người thờ cúng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến (Mẫu AH4).
Lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai dùng cho thân nhân hoặc người thờ cúng Anh hùng Lực lượng vũ
trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến (mẫu AH2).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Người
đang công tác trong Quân đội được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ
trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến (đã từ trần trước khi nhận được quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng).
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục
xác nhận; tổ chức thực/ hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc
trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu
AH2
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
KHAI CÁ NHÂN
Dùng
cho thân nhân hoặc người thờ cúng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh
hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến
1. Phần khai về người có công:
Họ và tên: ...................................................................................................................
Sinh ngày ... tháng ... năm …………………Nam/Nữ: …………..
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Tham gia công tác hoặc nhập ngũ ngày
...tháng ……..năm ………
Cơ quan, đơn vị công tác khi hy sinh,
từ trần ...............................................................
Đã chết ngày ... tháng ... năm ...
Được truy tặng danh hiệu Anh hùng .............................................................................
Theo Quyết định số ……… ngày ….. tháng ….. năm .... của
Chủ tịch Nước.
2. Phần khai cá nhân:
Họ và tên: ……………………………………..
Sinh ngày ... tháng ... năm ……………….Nam/Nữ:……………
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Mối quan hệ với người có công:
…………………………………………………………………
Xác nhận của UBND xã (phường)………………….
Ông (bà)…………………………………………. thường
trú tại…………………………………… ……………………………………………………
TM.UBND…
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
..., ngày...tháng...năm...
Người khai
(Ký tên)
Họ và tên
|
4. Thủ xác nhận
đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu bị
thương
Trình tự thực hiện:
1. Đối tượng làm đơn đề nghị kèm theo
một trong các giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị
thương theo quy định, gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận, lập hồ sơ
và đề nghị;
2. Các cấp từ trung đoàn và tương
đương trở lên kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ gửi về Cục Chính sách/Tổng cục Chính
trị;
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
a) Thẩm định hồ
sơ;
b) Chuyển đến Cục Chính trị quân khu
(đối tượng thuộc thẩm quyền giám định của quân khu) hoặc giới thiệu đến Hội đồng
Giám định y khoa (đối tượng cấp tá và công nhân viên chức quốc phòng có mức
lương tương đương; đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền) để giám định, xác
định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật;
4. Hội đồng Giám định y khoa:
a) Giám định, xác định tỷ lệ suy giảm
khả năng lao động do thương tật;
b) Ra biên bản giám định y khoa kết
luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật;
c) Chuyển hồ sơ và biên bản giám định
y khoa cho cơ quan đề nghị giám định.
5. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối
tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối
tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền) ra quyết định cấp giấy chứng nhận thương
binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp hằng tháng
(Mẫu TB3) hoặc quyết định trợ cấp thương tật một lần (Mẫu TB4); cấp giấy chứng
nhận thương binh.
Cách thức thực hiện: Cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp đến cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp.
Thành phần hồ sơ:
1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị
thương và giải quyết chế độ (Mẫu TB5).
2. Giấy chứng nhận bị thương (Mẫu
TB1).
3. Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận
bị thương, gồm:
a) Giấy ra viện sau khi điều trị vết
thương và một trong các giấy tờ sau: .
- Trường hợp bị thương quy định tại
Điểm a, b Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, Thủ
trưởng cấp tiểu đoàn và tương đương báo cáo, Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương
đương trở lên cấp giấy xác nhận.
- Trường hợp bị thương quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có
quyết định đi làm nghĩa vụ quốc tế do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
cấp; giấy xác nhận trường hợp bị thương do Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương
đương trở lên cấp (Mẫu XN1).
- Trường hợp bị thương quy định tại
Điểm đ Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có một trong các giấy tờ
sau:
Kết luận của cơ quan điều tra;
Trường hợp không xác định được đối tượng
phạm tội phải có quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra
vụ án;
Trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn
hoặc không xác định được nơi đối tượng cư trú phải có quyết định truy nã bị
can;
Trường hợp vụ án kéo dài phải có quyết
định gia hạn điều tra;
Trường hợp người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi
chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết phải có một trong các giấy tờ sau: Quyết
định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định
đình chỉ điều tra vụ án.
- Trường hợp bị thương quy định tại
Điểm e Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có biên bản xảy ra sự việc
do cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý lập (Mẫu XN2) hoặc Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập.
- Trường hợp bị thương quy định tại
Điểm g Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có biên bản xảy ra sự việc
của cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập
lập (Mẫu XN2) kèm theo bản sao kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo có liên quan của cấp
có thẩm quyền; quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc
diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh.
- Trường hợp bị thương quy định tại
Điểm h Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có giấy xác nhận trường
hợp bị thương và giấy xác nhận làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương
đương trở lên cấp (Mẫu XN1).
- Trường hợp bị thương quy định tại
Điểm i Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có quyết định hoặc văn bản
giao làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; biên bản xảy ra sự việc do
Thủ trưởng đội (đoàn) tìm kiếm, quy tập lập.
b) Trường hợp bị thương quy định tại
Điểm c Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP thì việc cấp giấy chứng nhận
bị thương căn cứ một trong các giấy tờ được xác lập từ
ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có ghi nhận bị tù đày và vết thương thực
thề, như: Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân hoặc hồ sơ hưởng
chế độ bảo hiểm xã hội.
c) Trường hợp bị
thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước thì việc cấp giấy chứng nhận
bi thương phải căn cứ vào một trong các giấy tờ có ghi vết thương thực thể, cụ
thể gồm:
- Giấy tờ được cấp khi bị thương: Phiếu
chuyển thương, chuyển viện; giấy ra viện; phiếu sức khỏe; sổ sức khỏe; giấy chứng
nhận bị thương; bệnh án điều trị (bản sao);
- Bản sao có chứng thực: Lý lịch cán
bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994
trở về trước;
- Trường hợp lý lịch cán bộ, lý lịch
đảng viên, lý lịch quân nhân, phiếu sức khỏe, sổ sức khỏe
lập trước ngày 31 tháng 12 năm 1994 nhưng không ghi vết
thương thực thể (chỉ ghi bị thương) thì kèm theo biên bản
kiểm tra vết thương thực thể của cấp sư đoàn và tương đương trở lên (Mẫu XN3 hoặc
XN4).
Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc, kể từ ngày
tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian giám định) cụ thể:
1. Cấp trung đoàn và tương đương trở
lên, mỗi cấp: 10 ngày làm việc.
2. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
10 ngày làm việc.
3. Hội đồng Giám định y khoa: 10 ngày
làm việc (không tính thời gian giám định y khoa).
4. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối
tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối
tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền): 10 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục
Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị
thuộc thẩm quyền).
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ
quan, đơn vị; Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị; Hội đồng Giám định y khoa.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp giấy chứng nhận
thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp hằng tháng (Mẫu TB3) hoặc quyết định trợ cấp
thương tật một lần (Mẫu TB4); cấp giấy chứng nhận thương
binh.
Lệ phí (nếu có): Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị thương và giải
quyết chế độ (Mẫu TB5).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
Người bị thương thuộc một trong các
trường hợp sau được xem xét xác nhận là thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh:
1. Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền,
Toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia.
2. Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong
khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo
thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và
các trường hợp đảm bảo chiến đấu.
3. Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động
kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục,
kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể.
4. Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương
trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Trường hợp bị thương trong khi học tập,
tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp
đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện
xem xét xác nhận là thương binh.
5. Trực tiếp tham gia đấu tranh chống
lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
6. Dũng cảm thực hiện công việc cấp
bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của
Nhà nước và nhân dân.
7. Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện
chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn
đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải
quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải
thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai.
8. Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh
ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của
pháp luật.
9. Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ
tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền
giao.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục
xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc
trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu
TB5
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Cấp
Giấy chứng nhận bị thương và giải quyết chế độ
Kính gửi:
……………………(1)………………………….
Họ và tên: ...................................................................................................................
Sinh ngày ... tháng ... năm ………………………………..Nam/Nữ:.....................................
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Nhập ngũ, tham gia công tác ngày...
tháng... năm ...
Cơ quan, đơn vị khi bị thương: ....................................................................................
Bị thương ngày ... tháng ... năm ………..
Nơi bị thương: ............................................................................................................
Các vết thương thực thể:..............................................................................................
...................................................................................................................................
Sau khi bị thương được điều trị tại:
..............................................................................
Ra viện ngày ….. tháng ….. năm ...
Kèm theo các giấy tờ : ................................................
(2)…………………………………..
Tôi đề nghị được cấp giấy chứng nhận bị thương và lập hồ sơ giải quyết chế độ./.
…, ngày...tháng...năm...
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
…………………
đồng chí……………………………hiện
công tác tại ………………………………………………….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Cấp bậc, họ và tên
|
..., ngày...tháng...năm...
Người viết đơn
(Ký tên)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền theo cấp
trung đoàn và tương đương trở lên.
(2) Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng
nhận bị thương.
5. Thủ tục xác nhận
đối với người đang công tác bị thương từ ngày 31/12/1994 trở về trước, chưa được
giám định
Trình tự thực hiện:
1. Đối tượng làm đơn đề nghị (Mẫu
TB5) kèm theo một trong các giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương
theo quy định, gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xác
nhận, lập hồ sơ và đề nghị.
2. Các cấp từ trung đoàn và tương
đương trở lên kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ gửi đến Cục Chính
sách/Tổng cục Chính trị.
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
a) Thẩm định hồ sơ;
b) Chuyển trả Cục Chính trị quân khu
(đối tượng thuộc thẩm quyền giám định của quân khu) hoặc giới thiệu đến Hội đồng
Giám định y khoa (đối tượng cấp tá và công nhân viên chức quốc phòng có mức lương tương đương; đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền) để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động
do thương tật;
4. Hội đồng Giám định y khoa:
a) Giám định, xác định tỷ lệ suy giảm
khả năng lao động do thương tật;
b) Ra biên bản giám định y khoa chuyển
trả cơ quan đề nghị giám định.
5. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối
tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối
tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền) ra quyết định cấp giấy chứng nhận thương
binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp hằng tháng (Mẫu TB3) hoặc quyết định trợ cấp thương tật một lần (Mẫu
TB4); cấp giấy chứng nhận thương binh.
Cách thức thực hiện: Cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp đến cơ quan, đơn vị quản lý.
Thành phần hồ sơ:
1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị
thương giải quyết chế độ (Mẫu TB5);
2. Giấy chứng nhận bị thương (Mẫu
TB1).
3. Bản sao có công chứng giấy tờ làm
căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương sau đây:
a) Giấy ra viện sau khi điều trị vết
thương và một trong các giấy tờ sau:
- Trường hợp bị thương quy định tại
Điểm a, b Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP , Thủ trưởng cấp tiểu đoàn
và tương đương báo cáo, Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên cấp giấy
xác nhận.
- Trường hợp bị thương quy định tại
Điểm d Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có quyết định đi làm nghĩa
vụ quốc tế do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp;
giấy xác nhận trường hợp bị thương do Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương
trở lên cấp (Mẫu XN1).
- Trường hợp bị thương quy định tại
Điểm đ Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có một trong các giấy tờ
sau:
Kết luận của cơ quan điều tra;
Trường hợp không xác định được đối tượng
phạm tội phải có quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra
vụ án;
Trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn
hoặc không xác định được nơi đối tượng cư trú phải có quyết định truy nã bị
can;
Trường hợp vụ án kéo dài phải có quyết
định gia hạn điều tra;
Trường hợp người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết phải có một trong các giấy tờ
sau: Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố
vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án.
- Trường hợp bị thương quy định tại
Điểm e Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có biên bản xảy ra sự việc
do cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý lập (Mẫu XN2) hoặc Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập.
- Trường hợp bị thương quy định tại
Điểm g Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có biên bản xảy ra sự việc
của cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp tổ chức
huấn luyện, diễn tập lập (Mẫu XN2) kèm theo bản sao kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo
có liên quan của cấp có thẩm quyền;
quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ
quốc phòng, an ninh.
- Trường hợp bị thương quy định tại
Điểm h Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có giấy xác nhận trường
hợp bị thương và giấy xác nhận làm
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn do Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên cấp (Mẫu XN1).
- Trường hợp bị thương quy định tại
Điểm i Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có quyết định hoặc văn bản
giao làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; biên
bản xảy ra sự việc do Thủ trưởng đội (đoàn) tìm kiếm, quy tập lập.
b) Trường hợp bị thương quy định tại
Điểm c Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP thì việc
cấp giấy chứng nhận bị thương căn cứ một trong các giấy tờ
được xác lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có ghi nhận bị tù đày và
vết thương thực thể, như: Lý lịch cán bộ, lý lịch; đảng viên, lý lịch quân nhân
hoặc hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
c) Trường hợp bị thương từ ngày 31
tháng 12 năm 1994 trở về trước thì việc cấp giấy chứng nhận
bị thương phải căn cứ vào một trong các giấy tờ có ghi vết
thương thực thể sau:
- Giấy tờ được cấp khi bị thương: Phiếu
chuyển thương, chuyển viện; giấy ra viện; phiếu sức khỏe; sổ sức khỏe; giấy chứng nhận bị thương; bệnh án điều
trị (bản sao);
- Bản sao có chứng thực: Lý lịch cán
bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994
trở về trước;
- Trường hợp lý lịch cán bộ, lý lịch
đảng viên, lý lịch quân nhân, phiếu sức khỏe, sổ sức khỏe lập trước ngày 31 tháng 12 năm 1994 nhưng không ghi vết thương
thực thể (chỉ ghi bị thương) thì kèm theo biên bản kiểm tra vết thương thực thể
của cấp sư đoàn và tương đương trở lên (Mẫu XN3 hoặc XN4).
4. Một trong số giấy tờ có ghi vết
thương thực thể, như sau:
a) Giấy tờ được cấp khi bị thương:
Phiếu chuyển thương, chuyển viện; giấy ra viện; phiếu
sức khỏe; sổ sức khỏe; giấy chứng nhận bị thương; bệnh án điều trị
(bản sao);
b) Bản sao có chứng thực: Lý lịch cán
bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994
trở về trước; .
c) Trường hợp lý lịch cán bộ, lý lịch
đảng viên, lý lịch quân nhân, phiếu sức khỏe, sổ sức khỏe
lập trước ngày 31 tháng 12 năm 1994 nhưng không ghi vết thương thực thể (chỉ
ghi bị thương) thì kèm theo biên bản kiểm tra vết thương thực thể của cấp sư
đoàn và tương đương trở lên (Mẫu XN3 hoặc XN4).
Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc, kể từ
ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không
tính thời gian giám định), cụ thể:
1. Cấp trung đoàn và tương đương trở
lên, mỗi cấp trong thời hạn 10 ngày làm việc.
2. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị
trong thời hạn 10 ngày làm việc.
3. Hội đồng Giám định y khoa trong thời
hạn 10 ngày làm việc.
4. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối
tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng
cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền), trong thời hạn 10
ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục
Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền).
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp đối tượng.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cấp
từ trung đoàn và tương đương trở lên; Hội đồng Giám định y khoa, Cục Chính
sách/Tổng cục Chính trị.
Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh
hoặc người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ
cấp hằng tháng (Mẫu TB3) hoặc quyết định trợ cấp thương tật một lần (Mẫu TB4);
cấp giấy chứng nhận thương binh.
Lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị thương và giải quyết chế độ (Mẫu
TB5).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Người bị thương thuộc một trong các
trường hợp sau được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh (sau đây gọi chung là thương binh):
a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo
thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo
chiến đấu;
c) Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động
kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để
lại thương tích thực thể;
d) Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương
trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Trường hợp bị thương trong khi học tập,
tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp
đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động
thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh;
đ) Trực tiếp tham gia đấu tranh chống
lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy
định trong Bộ luật Hình sự;
e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách,
nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người,
cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện
chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn
đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải
quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố,
bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai;
h) Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh
ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của
pháp luật;
i) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ
tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.
2. Đối tượng đang công tác bị thương
từ ngày 31/12/1994 trở về trước chưa
được giám định.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục
xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu
TB5
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Cấp
Giấy chứng nhận bị thương và giải quyết chế độ
Kính gửi:
…………………(1)……………………….
Họ và tên: ...................................................................................................................
Sinh ngày ... tháng ... năm ..................................................
Nam/Nữ:………………….....
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Nhập ngũ, tham gia công tác ngày ...
tháng ... năm ...
Cơ quan, đơn vị khi bị thương: ....................................................................................
Bị thương ngày ... tháng ... năm ………
Nơi bị thương: ............................................................................................................
Các vết thương thực thể: .............................................................................................
...................................................................................................................................
Sau khi bị thương được điều trị tại: ..............................................................................
Ra viện ngày ….. tháng …… năm ...
Kèm theo các giấy tờ : ...........................................................
(2)………………………….
Tôi đề nghị được cấp giấy chứng nhận
bị thương và lập hồ sơ giải quyết chế độ./.
…, ngày...tháng...năm...
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
…………………
đồng chí…………………………… hiện
công tác tại ………………………………………….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Cấp bậc, họ và tên
|
..., ngày...tháng...năm...
Người viết đơn
(Ký tên)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền theo cấp
trung đoàn và tương đương trở lên.
(2) Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng
nhận bị thương.
6. Thủ tục xác nhận
đối với thương binh đang công tác đề nghị giám định lại thương tật do vết
thương cũ tái phát
Trình tự thực hiện:
1. Đối tượng làm đơn đề nghị cấp giấy
chứng nhận bị thương và giải quyết chế độ (Mẫu TB5) kèm theo giấy tờ chứng minh
đã điều trị vết thương tái phát quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định số
31/2013/NĐ-CP gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận, lập hồ sơ và đề
nghị.
2. Các cấp từ trung đoàn và tương
đương trở lên kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ gửi về Cục Chính sách/Tổng cục Chính
trị.
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
a) Kiểm tra và báo cáo Chủ nhiệm Tổng
cục Chính trị đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định;
b) Giới thiệu đến Hội đồng Giám định
y khoa (sau khi có kết quả thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
có thẩm quyền để giám định, xác định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do
thương tật;
4. Hội đồng Giám định y khoa:
a) Giám định, xác định lại tỷ lệ suy
giảm khả năng lao động do thương tật;
b) Gửi biên bản giám định đến cơ quan
đề nghị giám định.
5. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối
tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối
tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền) ra quyết định điều chỉnh chế độ trợ cấp
(Mẫu TB3).
Cách thức thực hiện: Cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp đến cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp.
Thành phần hồ sơ:
1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị
thương và giải quyết chế độ (Mẫu TB5).
2. Bản sao có chứng thực: Giấy chứng
nhận bị thương, Biên bản của các lần giám định trước.
3. Giấy tờ chứng minh đã điều trị một
trong các vết thương tái phát quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định số
31/2013/NĐ-CP của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội; trường hợp
phẫu thuật phải có phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh
viện quân đội.
Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời
gian thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh
và xã hội, giám định y khoa), cụ thể:
1. Cấp trung đoàn và tương đương trở
lên, mỗi cấp: 10 ngày làm việc.
2. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
10 ngày làm việc.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Không quy định.
4. Hội đồng Giám định y khoa: 10 ngày làm việc (không tính thời gian giám định y khoa).
5. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối
tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối
tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền): 10 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu
quản lý); Cục trưởng Cục Chính Sách/Tổng cục Chính trị (đối
tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền).
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp đối tượng.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cấp
từ trung đoàn và tương đương trở lên; Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Hội đồng Giám định y khoa.
Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định điều chỉnh chế độ trợ cấp (Mẫu
TB3).
Lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị thương và giải quyết chế độ (mẫu
TB5).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
1. Người bị thương thuộc một trong
các trường hợp sau được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh:
a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải
thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các
trường hợp đảm bảo chiến đấu;
c) Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động
kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để
lại thương tích thực thể;
đ) Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương
trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Trường hợp bị thương trong khi học tập,
tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp
đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện
xem xét xác nhận là thương binh;
đ) Trực tiếp tham gia đấu tranh chống
lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy
định trong Bộ luật Hình sự;
e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách,
nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà
nước và nhân dân;
g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện
chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn
đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải
quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải
thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai;
h) Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh
ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của
pháp luật;
i) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ
tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.
2. Thương binh đã giám định có vết
thương sau đây tái phát thì được giám định lại:
a) Vết thương sọ
não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối
loạn tâm thần hoặc liệt;
b) Vết thương thấu
phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc
thùy phổi;
c) Vết thương ở
tim dẫn đến phải phẫu thuật;
d) Vết thương ổ
bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật;
đ) Vết thương ở
gan; mật, lách; tụy hoặc thận gây biến chứng phải phẫu thuật;
e) Vết thương ở
cột sống biến chứng gây liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ;
g) Các vết thương ở tay hoặc ở chân
tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi;
h) Vết thương ở
mắt tái phát dẫn đến mù mắt; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công
với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu
TB5
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Cấp
Giấy chứng nhận bị thương và giải quyết chế độ
Kính gửi:
……………………..(1)……………………….
Họ và tên: ……………………………..
Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………………………………..Nam/Nữ:……………...
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Nhập ngũ, tham gia công tác ngày...
tháng... năm ...
Cơ quan, đơn vị khi bị thương: ....................................................................................
Bị thương ngày ... tháng ... năm ……..
Nơi bị thương: ............................................................................................................
Các vết thương thực thể: .............................................................................................
...................................................................................................................................
Sau khi bị thương được điều trị tại: ..............................................................................
Ra viện ngày ….. tháng ….. năm ...
Kèm theo các giấy tờ : ............................................
(2)………………………………………
Tôi đề nghị được cấp giấy chứng nhận
bị thương và lập hồ sơ giải quyết chế độ./.
…, ngày...tháng...năm...
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
…………………
đồng chí…………………………… hiện
công tác tại ………………………………………….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Cấp bậc, họ và tên
|
..., ngày...tháng...năm...
Người viết đơn
(Ký tên)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền theo cấp
trung đoàn và tương đương trở lên.
(2) Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng
nhận bị thương.
7. Thủ tục xác nhận
đối với thương binh đang công tác đề nghị giám định bổ sung vết thương còn sót
Trình tự thực hiện:
1. Đối tượng làm đơn đề nghị giám định
bổ sung vết thương còn sót kèm theo giấy tờ theo quy định, gửi cơ quan, đơn vị
trực tiếp quản lý xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị.
2. Các cấp từ trung đoàn và tương
đương trở lên kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ gửi đến Cục Chính sách/Tổng cục Chính
trị.
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
a) Thẩm định hồ sơ;
b) Giới thiệu đến Hội đồng Giám định
y khoa có thẩm quyền để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do
thương tật;
4. Hội đồng Giám định y khoa:
a) Giám định, xác định tỷ lệ suy giảm
khả năng lao động do thương tật;
b) Gửi biên bản giám định đến cơ quan
đề nghị giám định.
5. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối
tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối
tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền) ra quyết định điều chỉnh chế độ trợ cấp
(Mẫu TB3).
Cách thức thực hiện: Cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp đến cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp.
Thành phần hồ sơ:
1. Đơn đề nghị giám định lại thương tật.
2. Bản sao có chứng thực: Giấy chứng
nhận bị thương, Biên bản của các làn giám định trước.
3. Giấy tờ chứng minh đã điều trị một
trong các vết thương tái phát quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định số
31/2013/NĐ-CP của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội; trường hợp
phẫu thuật phải có phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh
viện quân đội.
4. Kết quả chụp, chiếu và chẩn đoán của
bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội đối với trường hợp còn sót
mảnh kim khí trong cơ thể; phiếu phẫu thuật của bệnh viện
cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội đối với trường hợp đã phẫu thuật lấy
dị vật.
Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc, kẻ từ ngày tiếp nhận
đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian giám định), cụ thể:
1. Cấp trung đoàn và tương đương trở
lên, mỗi cấp: 10 ngày làm việc.
2. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
10 ngày làm việc.
3. Hội đồng Giám định y khoa: 10 ngày
làm việc (không tính thời gian giám định).
4. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối
tượng thuộc quân khu quản lý) Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối
tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền): 10 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu
quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính, trị (đối tượng của các đơn
vị thuộc thẩm quyền).
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cấp
từ trung đoàn và tương đương trở lên; Hội đồng Giám định y khoa, Cục Chính
sách/Tổng cục Chính trị.
Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định điều chỉnh
chế độ trợ cấp (Mẫu TB3).
Lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị thương giải quyết chế độ (Mẫu TB5).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
1. Người bị thương thuộc một trong
các trường hợp sau được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh:
a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong
khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo
thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo
chiến đấu;
c) Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động
kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để
lại thương tích thực thể;
d) Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương
trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Trường hợp bị thương trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu
nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao
động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh;
đ) Trực tiếp tham gia đấu tranh chống
lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc
các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;
e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp
bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của
Nhà nước và nhân dân;
g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện
chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn
đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải
quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải
thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, . ứng cứu thảm họa thiên tai;
h) Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh
ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của
pháp luật;
i) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ
tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền
giao.
2. Thương binh đã giám định có vết
thương sau đây tái phát thì được giám định lại:
a) Vết thương sọ
não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối
loạn tâm thần hoặc liệt;
b) Vết thương thấu
phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc
thùy phổi;
c) Vết thương ở
tim dẫn đến phải phẫu thuật;
d) Vết thương ô bụng: Dạ dày hoặc ruột
gây biến chứng ở dạ dày hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật;
đ) Vết thương ở
gan; mật, lách; tụy hoặc thận gây biến chứng phải phẫu thuật;
e) Vết thương ở
cột sống biến chứng gây liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ;
g) Các vết thương ở tay hoặc ở chân
tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi;
h) Vết thương ở
mắt tái phát dẫn đến mù mắt; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục
xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc
trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu
TBS
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Cấp
Giấy chứng nhận bị thương và giải quyết chế độ
Kính gửi:
…………………..(1)……………….
Họ và tên: …………………………….
Sinh ngày ... tháng ... năm …………………………………..Nam/Nữ:……………………....
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Nhập ngũ, tham gia công tác ngày ...
tháng ... năm ...
Cơ quan, đơn vị khi bị thương: ....................................................................................
Bị thương ngày ... tháng ... năm ……
Nơi bị thương: ............................................................................................................
Các vết thương thực thể: .............................................................................................
...................................................................................................................................
Sau khi bị thương được điều trị tại: ..............................................................................
Ra viện ngày …… tháng
…… năm ...
Kèm theo các giấy tờ : .................................................
(2)………………………………….
Tôi đề nghị được cấp giấy chứng nhận
bị thương và lập hồ sơ giải quyết chế độ./.
…, ngày...tháng...năm...
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
…………………
đồng chí…………………………… hiện
công tác tại ………………………………………….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Cấp bậc, họ và tên
|
..., ngày...tháng...năm...
Người viết đơn
(Ký tên)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm
quyền theo cấp trung đoàn và tương đương trở lên.
(2) Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng
nhận bị thương.
8. Thủ tục cấp lại
hồ sơ và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật đối với thương binh ngừng hưởng
do khách quan hoặc thất lạc hồ sơ (đối với người đang công tác trong Quân đội)
Trình tự thực hiện:
1. Đối tượng làm đơn đề nghị cấp lại
hồ sơ thương binh và giải quyết truy
lĩnh trợ cấp thương tật (Mẫu TL), kèm theo giấy tờ làm căn
cứ xét duyệt theo quy định, gửi đơn vị đang quản lý cấp
trung đoàn và tương đương xác nhận, lập - hồ sơ và đề nghị cấp có thẩm quyền;
2. Cấp trung đoàn và tương đương trở
lên kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ báo cáo lên cấp trên trực tiếp, gửi Cục
Chính sách/Tổng cục Chính trị;
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị
thẩm định hồ sơ, đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trình Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật; cấp lại hồ sơ thương binh;
chuyên trả cơ quan, đơn vị đề nghị.
Cách thức thực hiện: Cá nhân gửi hồ sơ đến đơn vị đang quản lý cấp trung đoàn và tương
đương.
Thành phần hồ sơ:
1. Đơn đề nghị cấp lại hồ sơ thương
binh và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật (Mẫu TL).
2. Bản chính một hoặc các giấy tờ
sau:
a) Sổ trợ cấp thương tật (ban hành
theo quy định tại Thông tư số 254/TT-LB ngày 10/11/1967 của Liên bộ Nội vụ - Quốc
phòng - Công an).
b) Sổ Thương binh - (ban hành theo
Thông tư số 53/TBXH ngày 24/12/1981 của Bộ Thương binh và Xã hội).
c) Biên bản giám định thương tật của
Hội đồng Giám định y khoa; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp
thương tật (sao y bản chính nếu là quyết định tập thể);
đ) Trường hợp không có các giấy tờ
nêu trên, nhưng đã được xếp hạng thương tật và có Bản trích lục hồ sơ thương tật
được lập từ danh sách hoặc hồ sơ thương binh đang quản lý tại các đơn vị trực
thuộc Bộ Quốc phòng; Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị hoặc Cục Người có công/Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
Số lượng hồ sơ: 04 bộ.
Thời hạn giải quyết: 70 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
1. Cấp trung đoàn và tương đương trở
lên, mỗi cấp: 10 ngày làm việc.
2. Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục
Chính trị, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị: 30 ngày làm việc.
3. Cục trưởng Cục Chính trị hoặc Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (nơi không có Cục Chính trị):
10 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Bộ Quốc phòng.
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ
quan, đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: cấp lại hồ sơ thương binh
và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật đối với thương binh ngừng hưởng do
khách quan hoặc thất lạc hồ sơ.
Lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại hồ sơ thương binh và giải quyết truy lĩnh trợ cấp
thương tật (Mẫu TL).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
Thương binh bị ngừng hưởng do khách quan hoặc thất lạc hồ sơ.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng.
2. Thông tư số
202/2013/TT-BQP ngày 07 tháng 11 nằm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu
đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bọ Quốc phòng.
Mẫu
TL
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày... tháng... năm...
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Cấp
lại hồ sơ thương binh và giải quyết truy lĩnh trợ
cấp thương tật
Kính gửi:
|
Ủy ban nhân dân………………………
Phòng LĐ-TB và XH ..........................
Ban CHQS………………………………
|
Tên tôi là: ......................................................
Bí danh ……………………Nam, Nữ………
Sinh ngày……..tháng…….năm……………….
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Cơ quan, đơn vị đang công tác ...................................................................................
Nhập ngũ:.......Xuất ngũ:...Tái
ngũ:.......Phục viên (hưu trí, chuyển ngành).......................
Bị thương lần 1:
ngày...tháng...năm....; lần 2, lần 3 (nếu có)....
Cấp bậc, chức vụ khi bị thương: ..................................................................................
Nơi bị thương (ghi rõ xã, huyện, tỉnh)............................................................................
Đơn vị khi bị thương: ..................................................................................................
Tình trạng thương tật ...................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Đã được giám định thương tật
ngày....tháng....năm...tại Hội đồng Giám định y khoa…………………………………………………………..
Tỷ lệ thương tật ………% (bằng chữ ............................................................
phần trăm).
Quyết định cấp Giấy chứng nhận thương binh số...ngày....tháng…….năm....của…………………………….
Giấy chứng nhận
thương binh số …………….ngày…..tháng….năm……..
Hiện nay đang được hưởng chế độ (bệnh
binh, mất sức lao động, hưu trí)
Thời gian, lý do thất lạc hồ sơ dẫn đến
chưa được hưởng trợ cấp thương tật (tường trình chi tiết, cụ thể)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Những giấy tờ hiện nay làm căn cứ đề
nghị hiện còn lưu giữ được …………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan nội dung kê khai
trên là đúng, nếu sai tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật;
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem
xét, lập hồ sơ thương binh và giải quyết chế độ thương tật cho tôi./.
XÁC
NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(HOẶC UBND XÃ)
Đơn đề nghị của…………………….kê khai nội dung đúng với thực tế và hồ sơ, lý lịch do cơ quan (địa
phương) đang quản lý; hiện nay ông (bà) (không hưởng hoặc đang hưởng chế
độ bệnh binh, mất sức lao động, hưu trí) ………………………. tại địa phương.
Ngày....tháng....năm……..
(Ký tên, đóng dấu)
Họ và tên
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký tên)
Họ và tên
|
XÁC
NHẬN CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI………….(nơi trú quán)
Xác nhận
hiện nay đang hưởng (hoặc không hưởng) chế độ bệnh binh, mất sức lao động, chưa được hưởng trợ cấp thương tật
(Chức vụ, ký, đóng dấu)
Họ và tên
9. Thủ tục xác nhận
đối với quân nhân tại ngũ bị bệnh
Trình tự thực hiện:
1. Đối tượng làm đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh binh (Mẫu BB5), kèm
theo một hoặc các giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bệnh
tật theo quy định, gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận, lập hồ sơ và
đề nghị.
2. Cấp trung đoàn và tương đương trở
lên kiểm tra, Xem xét, hoàn thiện hồ
sơ theo thẩm quyền, báo cáo lên cấp trên trực tiếp, gửi Cục
Chính sách/Tổng cục Chính trị.
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
a) Thẩm định hồ sơ;
b) Chuyển trả cho đơn vị đề nghị (đối tượng thuộc thẩm quyền giám định của quân khu) hoặc giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa (đối tượng cấp tá
và đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền) để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật.
4. Hội đồng Giám định y khoa:
a) Giám định, xác định tỷ lệ suy giảm
khả năng lao động do bệnh tật.
c) Gửi biên bản
giám định cho cơ quan, đơn vị giới thiệu đến giám định.
5. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối
tượng thuộc quân khu quản lý);
Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục
Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền) ra quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp (Mẫu BB3); cấp giấy chứng nhận bệnh
binh chuyển cơ quan, đơn vị để thực
hiện chế độ.
Cách thức thực hiện: Cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận, lập hồ
sơ và đề nghị.
Thành phần hồ sơ:
1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bệnh
tật và giải quyết chế độ bệnh binh (Mẫu BB5).
2. Giấy chứng nhận bệnh tật (Mẫu
BB1).
3. Giấy tờ làm
căn cứ cấp giấy chứng nhận bệnh tật, gồm: Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh và
một trong các giấy tờ sau:
a) Trường hợp quy định tại Điểm a, b
Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP: Phiếu chuyển thương, chuyển viện;
bản sao có chứng thực lý lịch cán bộ hoặc lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên
có ghi đầy đủ quá trình công tác;
b) Trường hợp quy định tại Điểm c Khoản
1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP: Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Mẫu XN1);
c) Trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản
1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP: Bản sao có chứng thực: Lý lịch cán bộ
hoặc lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên có ghi đầy đủ quá trình công tác;
đ) Trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản
1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP: Quyết định đi
làm nghĩa vụ quốc tế;
đ) Trường hợp quy định tại Điểm e Khoản
1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP: Biên bản xảy ra sự việc do cấp trung
đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý lập (Mẫu XN2);
e) Trường hợp quy định tại Điểm g Khoản
1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP: Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt
sĩ.
Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
1. Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp:
Không quy định.
2. Cấp trung đoàn và tương đương trở
lên, mỗi cấp: 10 ngày làm việc.
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
10 ngày làm việc.
4. Hội đồng Giám định y khoa: 10 ngày
làm việc (Không tính thời gian giám định).
5. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối
tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối
tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền): 10 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục
Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền).
2. Cơ quan hoặc
người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ
quan, đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên; Hội đồng Giám định
y khoa, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp (Mẫu BB3).
Lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp.giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh
binh (Mẫu BB5).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Người bị mắc bệnh thuộc một trong
các trường hợp sau được xem xét xác nhận là bệnh binh:
1. Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
2. Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong
khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc,
cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;
3. Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của
pháp luật từ 15 tháng trở lên;
4. Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật
chưa đủ 15 tháng nhưng có đủ 10 năm trở lên công tác trong quân đội nhân dân,
công an nhân dân;
5. Làm nghĩa vụ quốc tế mà mắc bệnh
trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Trường hợp mắc bệnh trong khi học tập,
tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp
đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện
xem xét xác nhận là bệnh binh;
6. Thực hiện công việc cấp bách, nguy
hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh;
7. Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;
8. Đã có đủ 15 năm công tác trong
quân đội nhân dân, công an nhân dân nhưng không đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng
chế độ hưu trí.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số
202/2013/TT-BQP ngày 07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu
đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu
BB5
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Cấp
giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh binh
Kính gửi:
……………………(1).............................
Họ và tên: ………………………………..
Sinh ngày ... tháng ... năm …………………………………………..Nam/Nữ:………………..
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Nhập ngũ, tham gia công tác ngày ...
tháng... năm...
Cơ quan, đơn vị khi bị bệnh: ........................................................................................
Bị bệnh ngày ... tháng ... năm …………………
Nơi bị bệnh: ................................................................................................................
Các bệnh chính (ghi theo bệnh án
hoặc giấy ra viện): ......................................................
...................................................................................................................................
Sau khi bị bệnh được điều trị tại: .................................................................................
Ra viện ngày ... tháng ... năm ...
Kèm theo các giấy tờ : ........................................................
(2)…………………………....
Tôi đề nghị được cấp giấy chứng nhận
bệnh tật và lập hồ sơ giải quyết chế độ./.
…, ngày...tháng...năm...
Xác nhận của cơ
quan, đơn vị (hoặc
UBND cấp xã)……………………. đồng chí……………......... hiện công tác (cư trú) tại …………………………….
kê khai nội dung trong đơn đề nghị là đúng.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(HOẶC UBND CẤP XÃ)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
..., ngày...tháng...năm...
Người làm đơn
(Ký tên)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản
lý;
(2) Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng
nhận bệnh tật.
10. Thủ tục xác
nhận người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học đang công tác trong
Quân đội
Trình tự thực hiện:
1. Đối tượng lập bản khai cá nhân (Mẫu
HH1) kèm theo các giấy tờ theo quy định; gửi cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp
xác nhận, tiếp lập hồ sơ và đề nghị.
2. Các cấp từ trung đoàn và tương
đương trở lên kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ gửi đến Cục Chính sách/Tổng cục Chính
trị.
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
a) Thẩm định hồ sơ;
b) Giới thiệu đến Hội đồng Giám định
y khoa Bộ Quốc phòng hoặc Hội đồng Giám định y khoa Bệnh viện 175/Bộ Quốc
phòng.
4. Hội đồng Giám định y khoa:
a) Giám định y khoa cho đối tượng mắc
bệnh do nhiễm chất độc hóa học và xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động;
b) Ra biên bản giám định y khoa kết
luận bị mắc bệnh do nhiễm chất độc hóa học và xác định tỷ lệ suy giảm khả năng
lao động;
c) Lập hồ sơ chuyển đến Cục Quân y Bộ
Quốc phòng.
5. Cục Quân y Bộ Quốc phòng:
a) Cấp giấy chứng nhận bệnh tật do
nhiễm chất độc hóa học;
b) Chuyển hồ sơ đến Cục Chính sách/Tổng
cục Chính trị;
6. Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục
Chính trị:
Ký quyết định cấp giấy chứng nhận người
hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng
cho đối tượng.
Cách thức thực hiện: Cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp.
Thành phần hồ sơ:
1. Bản khai cá nhân đề nghị giải quyết
chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (Mẫu HH1).
2. Bản sao có chứng thực một trong những
giấy tờ chứng minh có thời gian tham gia kháng chiến tại vùng quân đội Mỹ sử dụng
chất độc hoá học: Giấy XYZ; giấy chuyển thương, chuyển viện;
giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại
vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học từ ngày 30
tháng 4 năm 1975 trở về trước.
3. Bản sao có chứng thực một trong
các giấy tờ: Lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; Huân chương
hoặc Huy chương chiến sĩ giải phóng.
4. Bản sao có chứng thực bệnh án điều
trị tại cơ sở y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định, trừ các trường hợp sau
đây:
a) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học dân đến vô sinh theo quyết định
của cơ quan y tế có thẩm quyền của Bộ Y tế quy định.
Người hoạt động kháng chiến không có
vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng
không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về
không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi)
được đơn vị cấp trung đoàn trở lên xác nhận.
b) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
chất độc hóa học không mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm
suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, nhưng sinh con
dị dạng, dị tật được Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền
kết luận.
Số lượng hồ sơ: 04 bộ
Thời hạn giải quyết: 80 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
1. Từ cấp trung đoàn và tương đương
trở lên đơn vị cấp Bộ mỗi cấp: 10 ngày làm việc.
2. Hội đồng Giám định y khoa: 10 ngày
làm việc (không tính thời gian giám định).
3. Cục Quân y Bộ Quốc phòng: 15 ngày
làm việc.
4. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
25 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ
quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, Hội đồng Giám định y
khoa, Cục Quân y Bộ Quốc phòng, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.
Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng (Mẫu HH4).
Lệ phí (nếu có): Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến
bị nhiễm chất độc hóa học (Mẫu HH1).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến
30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở
chiến trường B, C, K (kể cả 10 xã: Vĩnh
Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm,
Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).
2. Do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến
một trong các trường hợp bệnh tật sau:
a) Mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do
Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở
lên;
b) Vô sinh;
c) Sinh con dị dạng, dị tật theo danh
mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục
xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với
cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu
HH1
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
KHAI CÁ NHÂN
Đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Phần khai về người có công:
Họ và tên: ...................................................................................................................
Sinh ngày ... tháng ... năm ………………………..Nam/Nữ:..............................................
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán:.....................................................................................................................
Có quá trình tham gia hoạt động kháng
chiến như sau:
TT
|
Thời
gian
|
Cơ
quan/Đơn vị
|
Địa
bàn hoạt động
|
1
|
Từ tháng ... năm...
đến tháng … năm ...
|
|
|
2
|
…
|
-
|
|
Tình trạng bệnh tật, sức khỏe hiện
nay:
...................................................................................................................................
2. Phần khai về con đẻ (trường hợp
người hoạt động kháng chiến sinh con dị dạng, dị tật).
TT
|
Họ
tên
|
Năm
sinh
|
Giới
tính
|
Tình
trạng dị dạng, dị tật bẩm sinh
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
..., ngày..,tháng...năm...
Xác nhận của cơ
quan, đơn vị…………………….
Đồng chí…………. hiện cư trú tại………, có…… con đẻ dị dạng, dị
tật cụ thể:……
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Cấp bậc, họ và tên
|
..., ngày...tháng...năm...
Người khai
(Ký tên)
Họ và tên
|
11. Thủ tục xác nhận
đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động, kháng chiến bị địch bắt tù, đày
Trình tự thực hiện:
1. Cá nhân lập bản
khai (Mẫu TĐ1) kèm theo các giấy tờ
theo quy định, gửi cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị;
2. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ xác
minh, kết luận hoặc đề nghị Cục Bảo vệ, an ninh Quân đội/Tổng cục Chính trị kết
luận về thời gian bị bắt tù, đày;
3. Cục Bảo vệ an ninh Quân đội/Tổng cục
Chính trị xác minh, kết luận về thời gian bị địch bắt tù, đày của đối tượng.
4. Cấp trung đoàn và tương đương trở
lên, kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ gửi về Cục Chính
sách/Tổng cục Chính trị;
5. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị
thẩm định, lập danh sách, đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ra quyết định trợ
cấp hàng tháng đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch
bắt tù, đày (Mẫu TĐ4);
Cách thức thực hiện: Cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan, đơn vị trực tiếp
quản lý.
Thành phần hồ sơ:
1. Bản khai cá nhân dùng cho người hoạt
động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đã hưởng trợ cấp một
lần (Mẫu TĐ1).
2. Bản sao có chứng thực một trong
các giấy tờ:
a) Lý lịch cán bộ;
b) Lý lịch đảng viên;
c) Lý lịch quân nhân;
d) Các giấy tờ khác có xác nhận nơi bị
địch bắt cầm tù, thời gian, địa điểm bị tù.
Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
Thời hạn giải quyết: Từ 55 đến 65 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
1. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý:
Không quy định.
2. Cục Bảo vệ an ninh Quân đội/Tổng cục
Chính trị: 15 ngày làm việc, trường hợp phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá
30 ngày làm việc.
3. Cấp trung đoàn và tương đương trở
lên mối cấp: 10 ngày làm việc.
4. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
10 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ
quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội,
Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.
Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định trợ cấp hàng tháng đối với người
hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày (Mẫu TĐ4).
Lệ phí (nếu có): Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân dùng cho người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng
chiến bị địch bắt tù, đày đã hưởng trợ cấp một lần (Mẫu TĐ1).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt
động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đã được hưởng trợ cấp một lần hiện còn sống.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục
xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc
trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu TĐ1
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
KHAI CÁ NHÂN
Dùng
cho người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đã hưởng
trợ cấp một lần
1. Phần khai về bản thân:
Họ và tên: ...................................................................................................................
Sinh ngày ... tháng ... năm …………..Nam/Nữ: ..............................................................
Tham gia công tác hoặc nhập ngũ ngày…..tháng....năm………
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán:.....................................................................................................................
2. Trợ cấp đã hưởng
Đã hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng
chiến bị địch bắt tù, đày theo Quyết định số ……../………….
ngày.... tháng ... năm ... của ……………, mức trợ
cấp:……………………………..
..., ngày..,tháng...năm...
Xác nhận của cơ
quan, đơn vị………………….
Đồng chí……………………….
hiện công tác tại ………………………………………………
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Cấp bậc, họ và tên
|
..., ngày...tháng...năm...
Người khai
(Ký tên)
Họ và tên
|
12. Thủ tục xác
nhận hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
Trình tự thực hiện:
1. Cá nhân lập bản
khai kèm (Mẫu KC1) theo bản sao một trong các giấy tờ theo
quy định, gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị.
2. Cấp trung đoàn và tương đương trở lên, kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ gửi Cục Chính sách/Tổng cục
Chính trị.
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị
kiểm tra, lập danh sách đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính
trị ra quyết định trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế (Mẫu KC2).
Cách thức thực hiện: Cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan, đơn vị quản lý trực
tiếp.
Thành phần hồ sơ:
1. Bản khai cá nhân dùng cho người hoạt
động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế (Mẫu
KC1).
2. Bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ:
a) Huân chương Kháng chiến;
b) Huy chương Kháng chiến;
c) Huân chương Chiến thắng;
d) Huy chương Chiến thắng;
đ) Giấy chứng nhận đã được khen thưởng
tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến thực tế do Cục
Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị cấp.
Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
1. Cấp trung đoàn và tương đương trở
lên, mỗi cấp: 10 ngày làm việc.
2. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
10 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, đối tượng.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ
quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, Cục Chính sách/Tổng cục
Chính trị.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định trợ cấp trợ cấp
một lân đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc
và làm nghĩa vụ quốc tế (Mẫu KC2).
Lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân dùng cho người hoạt động kháng
chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ
quốc tế (Mẫu KC1).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của
Phập lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự,
thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc
trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu
KC1
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN
KHAI CÁ NHÂN
Dùng
cho người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
Họ và tên: ...................................................................................................................
Sinh ngày ... tháng ... năm …………Nam/Nữ:.................................................................
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Tham gia hoạt động
kháng chiến từ ngày.....tháng…....năm……..đến ngày…..tháng......năm……...
Số năm thực tế tham gia kháng chiến: ……………..tháng…………....năm.
Đã được khen thưởng
(1): ...........................................................................................
Theo Quyết định số ………………. ngày ... tháng ... năm... của ......................................
..., ngày..,tháng...năm...
Xác nhận của cơ quan, đơn vị…………………….
đồng chí…………………………….
đang công tác tại ……………………………………………
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Chức vụ, chữ ký, dấu)
Cấp bậc, họ và tên
|
..., ngày...tháng...năm...
Người khai
(Ký tên)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Ghi rõ hình thức khen thưởng:
Huân chương…………….hạng………..,
Huy chương……………...hạng………..;
III. THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH CẤP XÃ
1. Thủ tục xác
nhận liệt sĩ đối với những trường hợp mất tin, mất tích quy định tại Điểm K Khoản
1 Điều 17 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận
chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ
Trình tự thực hiện:
1. Đại diện thân nhân hoặc người thờ
cúng làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS3) kèm theo các giấy tờ liên quan
(nếu có) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị Ban Chỉ huy
quân sự cấp huyện.
2. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện kiểm
tra, xem xét hồ sơ lưu trữ có liên quan, báo cáo cấp trên trực tiếp.
3. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh:
a) Kiểm tra danh sách, hồ sơ lưu trữ
tại các cơ quan nghiệp vụ thuộc quyền (Chính sách, Cán bộ, Bảo vệ an ninh Quân
đội, Quân lực, Điều tra hình sự) nội dung thông tin có liên quan về đối tượng;
b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội kiểm tra, xác minh về thông tin báo tử (nếu có);
c) Có công văn đề nghị đơn vị quản lý
quân nhân khi mất tin, mất tích (từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên) hoặc
tùy từng trường hợp cụ thể, đề nghị cơ quan có thẩm quyền (Cục Cán bộ, Cục Bảo
vệ an ninh Quân đội/Tổng cục Chính trị; Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu; Viện kiểm
sát quân sự các cấp; Tòa án quân sự các cấp; Cục Hồ sơ nghiệp vụ/Bộ Công an) để
xác minh thông tin về đối tượng;
d) Trường hợp kết luận phản bội, đầu
hàng, chiêu hồi, đào ngũ, tiêu cực, vi phạm pháp luật thì Bộ Chỉ huy quân sự cấp
tỉnh có văn bản thông báo đến cơ quan quân sự các cấp, chính quyền địa phương, thân
nhân gia đình đối tượng và nêu rõ lý do trả lại; lập sổ theo dõi, lưu trữ lâu
dài;
đ) Trường hợp kết luận chưa có
chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ, tiêu cực, vi phạm
pháp luật thì cấp giấy báo tử và hoàn thiện hồ sơ theo quy định, báo cáo cấp
trên trực tiếp;
4. Cục Chính trị quân khu xem xét,
hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.
5. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
a) Thẩm định hồ sơ, báo cáo Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có công văn đề nghị kèm theo
hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Thủ
tướng Chính phủ cấp Bằng "Tổ quốc ghi công";
b) Chuyển Bằng "Tổ quốc ghi
công" kèm theo hồ sơ liệt sĩ đến Cục Chính trị quân khu;
6. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh bàn giao
hồ sơ liệt sĩ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực
hiện chế độ.
Cách thức thực hiện: Đại diện thân nhân hoặc người
thờ cúng gửi trực tiếp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Thành phần hồ sơ:
1. Đơn đề nghị của thân nhân đối tượng,
có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (Mẫu LS3).
2. Phiếu xác minh đối với trường hợp
mất tin, mất tích (Mẫu LS2) của cơ quan có thẩm quyền (Cục Cán bộ, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội/Tổng cục Chính trị; Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu; Viện
kiểm sát quân sự các cấp; Tòa án quân sự các cấp; Cục Hồ sơ nghiệp vụ/Bộ Công
an).
3. Quyết định của Tòa án tuyên là đã
chết theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp mất tin, mất tích từ
ngày 01 tháng 01 năm 1990 trở về sau quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và
g Khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngoài.
4. Bản khai tình hình thân nhân liệt
sĩ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân cư trú (Mẫu LS4).
Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
1. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ
Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị quân khu, mỗi cấp:
10 ngày làm việc.
2. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
10 ngày làm việc.
3. Tổng cục Chính trị: Không quy định.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Thủ tướng Chính phủ.
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy
ban nhân dân cấp xã.
4. Cơ quan phối hợp (nêu có): Cơ quan
Chỉ huy quân sự các cấp, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.
Lệ phí (nếu có): Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị của thân nhân đối tượng, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi cư trú (Mẫu LS3).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người mất tin, mất tích quy định tại
Điểm 1 Khoản i Điều 11 của Pháp lệnh sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận
chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ theo quy định tại Điểm
k Khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP .
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục
xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với
cách mạng thuộc trách nhiệm của: Bộ Quốc phòng.
Mẫu
LS3
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Xác
nhận liệt sĩ đối với trường hợp (hy sinh hoặc mất
tin, mất tích)
Kính gửi:
……………..(1)………….
1. Phần khai về người hy sinh (hoặc mất tin mất tích):
Họ và tên: ..................................................
Bí danh ………………………………………….
Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………………Nam/Nữ: .........................................
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Tham gia công tác hoặc nhập ngũ
ngày....tháng ………….năm ......................................
Nơi cư trú trước, khi hy sinh (hoặc
mất tin, mất tích): ....................................................
Cơ quan, đơn vị
quản lý khi hy sinh (hoặc mất tin, mất tích): .........................................
Thời điểm hy sinh (hoặc mất tin, mất
tích) ngày...tháng…..năm.......................................
Nơi hy sinh (hoặc mất tin, mất
tích) ..............................................................................
2. Phần khai đối với đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng:
Họ và tên: ...................................................................................................................
Sinh ngày ... tháng ... năm ………………………….Nam/Nữ: ...........................................
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Mối quan hệ với người hy sinh (hoặc
mất tin, mất tích): .................................................
Nguồn tin cuối cùng nhận được về người
mất tin, mất tích (nếu có) và giấy tờ kèm theo gồm:……………………………………………………………………………………………………
Đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với ông
(bà) ……………………………./.
…, ngày...tháng…năm...
Xác nhận của UBND ……………………………
Ông (bà)…………………………….. hiện cư trú tại ………………………………………………….
TM.UBND...
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
..., ngày ...tháng...năm...
Người làm đơn
(Ký tên)
Họ và tên
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy báo tử.
2. Thủ tục xác
nhận liệt sĩ đối với những trường hợp hy sinh từ 31/12/1994 trở về trước
Trình tự thực hiện:
1. Đại diện thân nhân hoặc người thờ
cúng làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ kèm theo các giấy tờ
theo quy định, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị Ban Chỉ
huy quân sự cấp huyện.
2. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ
Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị quân khu kiểm tra, xem xét, hoàn thiện
hồ sơ theo thẩm quyền, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính:
a) Thẩm định hồ sơ, báo cáo Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có công văn đề nghị kèm theo
hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Thủ tướng Chính phủ cấp
Bằng "Tổ quốc ghi công".
b) Chuyển Bằng "Tổ quốc ghi công" kèm theo hồ sơ liệt sĩ đến Cục Chính trị quân khu để
chuyển về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
4. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh bàn
giao hồ sơ liệt sĩ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện chế độ.
Cách thức thực hiện: Thân nhân đối tượng gửi trực tiếp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thành phần hồ sơ:
1. Đơn đề nghị của thân nhân đối tượng,
có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (Mẫu LS3).
2. Giấy báo tử (Mẫu LS1).
3. Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy báo tử
theo quy định tại Khoản 11 Điều 7 Thông tư số 202/2013/TT-BQP , gồm: Trường hợp
hy sinh từ ngày 31/12/1994 trở về trước đã được ghi là liệt
sĩ trong Giấy báo tử trận; Huân chương, huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân
chương, Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; danh sách liệt sĩ
lưu trữ tại các trung đoàn và tương đương trở lên; lịch sử Đảng bộ cấp xã trở
lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; báo cáo hàng
năm từ trước năm 1995 của cấp ủy đảng được lưu giữ tại cơ quan có thẩm quyền của
Đảng.
4. Bản khai tình hình thân nhân liệt
sĩ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân cư trú.
Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ
Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị quân khu, mỗi cấp: 10 ngày làm việc.
2. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
10 ngày làm việc.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Không quy định.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Thủ tướng Chính phủ;
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy
ban nhân dân cấp xã.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan
Chỉ huy quân sự các cấp, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.
Lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị của thân nhân đối tượng (Mẫu LS3).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người hy sinh từ ngày 31/12/1994 trở về trước chưa được xác nhận là liệt sĩ.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09
tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều
của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục
xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc
trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu
LS3
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Xác
nhận liệt sĩ đối với trường hợp (hy sinh hoặc mất tin, mất tích)……….
Kính gửi:
...................... (1) ……………......
1. Phần khai về người hy sinh (hoặc mất tin mất tích):
Họ và tên: ........................................................................
Bí danh………………………..
Sinh ngày ... tháng ... năm ……………………………..Nam/Nữ: …………..
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Tham gia công tác hoặc nhập ngũ
ngày........tháng ……….. năm ...................................
Nơi cư trú trước khi hy sinh (hoặc
mất tin, mất tích):......................................................
Cơ quan, đơn vị quản lý khi hy sinh (hoặc
mất tin, mất tích):
.........................................
Thời điểm hy sinh (hoặc mất tin, mất
tích) ngày...tháng ….năm ......................................
Nơi hy sinh (hoặc mất tin, mất
tích) ..............................................................................
2. Phần khai đối với đại diện thân
nhân hoặc người thờ cúng:
Họ và tên: …………………………….........................
Sinh ngày ... tháng ... năm ………………Nam/Nữ:………….
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Mối quan hệ với người hy sinh (hoặc
mất tin, mất tích):
.................................................
Nguồn tin cuối cùng nhận được về người
mất tin, mất tích (nếu có) và giấy tờ kèm theo gồm:…………………………………………………………………………………………..
Đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với ông (bà) …………………………………../.
…, ngày...tháng…năm...
Xác nhận của UBND ……………………………
Ông (bà)…………………………….. hiện cư trú tại ………………………………………………….
TM.UBND...
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
..., ngày ...tháng...năm...
Người làm đơn
(Ký tên)
Họ và tên
|
Ghi chú: (1) Tên cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy báo tử.
3. Thủ tục xác
nhận đối với người bị thương đã chuyển ra ngoài quân đội chưa được giám định
thương tật
Trình tự thực hiện:
1. Đối tượng làm đơn đề nghị giám định
thường tật và giải quyết chế độ thương tật (Mẫu TB6) kèm theo một trong các giấy
tờ làm; căn cứ để cấp giấy chứng nhận bị thương theo quy định gửi Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, lập hồ sơ và đề
nghị Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
2. Bán Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ
Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục, Chính trị quân khu kiểm tra, xem xét, hoàn thiện
hồ sơ gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
a) Thẩm định hồ sơ;
b) Chuyển trả hồ sơ cho Cục Chính trị
quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giám định của quân khu) hoặc giới thiệu đến
Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền (đối tượng cấp tá và công nhân viên chức
quốc phòng có mức lương tương đương; đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền)
để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật.
4. Hội đồng Giám định y khoa:
a) Giám định, xác định tỷ lệ suy giảm
khả năng lao động do thương tật;.
b) Gửi biên bản giám định đến cơ quan
giới thiệu giám định.
5. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối
tượng thuộc quyền quản lý của quân khu); Cục trưởng Cục
Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc quyền) ra quyết định
cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hằng tháng (Mẫu TB3) hoặc
quyết định trợ cấp thương tật một lần (Mẫu TB4); cấp giấy chứng nhận thương
binh, chuyển Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh;
6. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh cấp giấy
chứng nhận thương binh cho đối tượng; bàn giao hồ sơ về Sở Lao động-Thương binh
và Xã hội để quản lý và/ thực hiện chế độ; cấp tiền trợ cấp thương tật một lần
(nếu có).
Cách thức thực hiện: Cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Thành phần hồ sơ:
1. Đơn đề nghị giám định thương tật
và giải quyết chế độ thương tật (Mẫu TB6).
2. Giấy chứng nhận bị thương (Mẫu
TB1).
3. Bản sao có chứng
thực quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, hưu trí, thôi việc. Trường hợp
không còn quyết định thì phải có giấy xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện
về thời gian công tác trong Quân đội.
Số lượng hồ sơ: 04 bộ.
Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời
gian ở cấp xã và thời gian giám định y khoa), cụ thể:
1. Cấp xã: Không quy định.
2. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ
Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị quân khu, mỗi cấp: 10 ngày làm việc.
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
10 ngày làm việc.
4. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu; Cục
trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị: 10 ngày làm việc.
5. Hội đồng giám định y khoa; 10 ngày làm việc (không tính thời gian giám định).
6. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh: 10
ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tư
lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục
Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền).
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Các các
cơ quan, đơn vị từ trung đoàn và tương đương trở lên; Cục chính sách/Tổng cục
Chính trị, Hội đồng Giám định y khoa.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và phụ cấp, trợ cấp hàng
tháng (Mẫu TB3) hoặc quyết định trợ cấp thương tật một lần
(Mẫu TB4); cấp giấy chứng nhận thương binh.
Lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị giám định thương tật và giải quyết chế độ thương tật (Mẫu
TB6).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đối tượng bị thương đã chuyển ra
ngoài Quân đội chưa được giám định thương tật trong các trường hợp sau:
1. Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động
kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục,
kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể. Việc cấp giấy chứng nhận bị
thương căn cứ một trong các giấy tờ được xác lập từ ngày
31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có ghi nhận bị tù đày và vết thương thực thể,
như: Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân hoặc hồ sơ hưởng chế
độ bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp bị thương từ ngày 31
tháng 12 năm 1994 trở về trước thì việc cấp giấy chứng nhận
bị thương phải căn cứ vào một trong các giấy tờ có ghi vết
thương thực thể sau:
a) Giấy tờ được cấp khi bị thương:
Phiếu chuyển thương, chuyển viện; giấy ra viện; phiếu sức khỏe; sổ sức khỏe; giấy
chứng nhận bị thương; bệnh án điều trị (bản sao);
b) Bản sao có chứng
thực: Lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân được lập từ ngày 31
tháng 12 năm 1994 trở về trước;
c) Trường hợp lý lịch cán bộ, lý lịch
đảng viên, lý lịch quân nhân, phiếu sức
khỏe, sổ sức khỏe lập trước ngày 31 tháng 12 năm 1994
nhưng không ghi vết thương thực thể (chỉ ghi bị thương) thì kèm theo biên bản
kiểm tra vết thương thực thể của cấp sư đoàn và tương đương trở lên (Mẫu XN3 hoặc
XN4).
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp
lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục
xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc
trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu
TB6
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
…, ngày... tháng...
năm...
|
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Về việc giám định thương tật và giải quyết chế độ thương tật
Kính gửi:………………………………………..
Tên tôi là:............................................
Bí danh ……………………..Nam, Nữ …………….
Sinh ngày......tháng ……..năm …………….
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Nhập ngũ: ………………Xuất
ngũ: ………………Tái ngũ: ................................................
Bị thương lần 1:
ngày...tháng...năm...; lần 2, lần 3 (nếu có)....
Cấp bậc, chức vụ khi bị thương: ..................................................................................
Nơi bị thương (ghi rõ huyện, tỉnh) .................................................................................
Đơn vị khi bị thương: ..................................................................................................
Các vết thương
thực thể ..............................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Đã điều trị tại …………………………………….
Ra viện ngày ……. tháng ……. năm ………
Hiện nay còn giữ được các giấy tờ
sau:........................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Lý do chưa được
giám định và giải quyết chế độ thương tật.........................................
...................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan nội dung kê khai
trên là đúng, nếu sai tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật;
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem
xét, lập hồ sơ đề nghị giám định và giải quyết chế độ
thương tật cho tôi./.
XÁC
NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(HOẶC UBND XÃ)
Đơn đề nghị của ……………………..kê khai nội dung đúng với thực tế và hồ sơ, lý lịch cơ quan (địa
phương) đang quản lý; xác nhận chữ ký của……………là đúng.
Ngày.... tháng.... năm
(Ký tên, đóng dấu)
Họ và tên
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký tên)
Họ và tên
|
4. Thủ tục cấp
lại hồ sơ và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật đối với thương binh ngừng hưởng
do khách quan hoặc thất lạc hồ sơ
Trình tự thực hiện:
1. Đối tượng làm đơn đề nghị cấp lại
hồ sơ thương binh và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật (Mẫu TL) kèm theo
giấy tờ làm căn cứ xét duyệt theo quy định, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận,
lập hồ sơ và đề nghị cấp có thẩm quyền.
2. Cấp trung đoàn và tương đương trở
lên kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ báo cáo lên cấp trên trực tiếp, gửi Cục
Chính sách/Tổng cục Chính trị.
3. Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục
Chính trị thẩm định hồ sơ, đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trình Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật; cấp lại hồ sơ thương
binh, chuyển trả cơ quan, đơn vị đề nghị.
4. Cục trưởng Cục Chính trị hoặc Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (nơi không có Cục
Chính trị) giới thiệu về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
nơi thương binh cư trú để quản lý và thực hiện chế độ.
5. Trường hợp đối tượng là thương
binh đồng thời là bệnh binh; thương binh đồng thời là người hưởng chế độ mất sức
lao động có đủ điều kiện hưởng hai chế độ trợ cấp thì căn
cứ vào công văn và hồ sơ đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản
lý và chi trả chế độ của đối tượng, Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị
trích lục hồ sơ thương tật gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đề
nghị để làm căn cứ ‘ra quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp,
phụ cấp thương tật.
Cách thức thực hiện: Cá nhân gửi trực tiếp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Thành phần hồ sơ:
1. Đơn đề nghị cấp lại hồ sơ thương
binh và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật (Mẫu TL).
2. Bản chính một hoặc các giấy tờ
sau:
a) Sổ trợ cấp thương tật (ban hành
theo quy định tại Thông tư số 254/TT-LB ngày 10/11/1967 của Liên bộ Nội vụ - Quốc
phòng - Công an);
b) Sổ Thương binh (ban hành theo
Thông tư số 53/TBXH ngày 24/12/1981 của Bộ Thương binh và Xã hội);
c) Biên bản giám định thương tật của
Hội đồng Giám định y khoa; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp
thương tật (sao y bản chính nếu là quyết định tập thể);
d) Trường hợp không có các giấy tờ
nêu trên, nhưng đã được xếp hạng thương tật và có Bản trích lục hồ sơ thương tật
được lập từ danh sách hoặc hồ sơ thương binh đang quản lý tại các đơn vị trực
thuộc Bộ Quốc phòng; Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị hoặc Cục Người có công/Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
Số lượng hồ sơ: 04 bộ.
Thời hạn giải quyết: 70 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời
gian ở cấp xã) cụ thể:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú
(không quy định).
2. Cấp trung đoàn và tương đương
trở lên, mỗi cấp: 10 ngày làm việc.
3. Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng Bộ Quốc
phòng: 30 ngày làm việc.
4. Cục trưởng Cục Chính trị hoặc Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (nơi không có Cục Chính trị): 10 ngày
làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Bộ Quốc phòng.
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy
ban nhân dân cấp xã.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ
quan, đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên; Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.
Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Cấp lại hồ sơ thương
binh và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật đối với thương binh ngừng hưởng
do khách quan hoặc thất lạc hồ sơ.
Lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại hồ sơ thương binh và giải quyết truy lĩnh trợ cấp
thương tật (Mẫu TL).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính:
Thương binh bị ngừng hưởng do khách
quan hoặc thất lạc hồ sơ đã chuyển ra ngoài Quân đội.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013
của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh
ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục
xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với
cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu
TL
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…….., ngày... tháng... năm...
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Cấp
lại hồ sơ thương binh và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật
Kính gửi:
|
Ủy ban nhân dân………………………
Phòng LĐ-TB và XH…………………………
Ban CHQS…..……………………………….
|
Tên tôi là: ..................................
Bí danh ………………………Nam, Nữ ……………………
Sinh ngày …….. tháng
……… năm …………….
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Cơ quan, đơn vị đang công tác ...................................................................................
Nhập ngũ:.....Xuất ngũ:...Tái ngũ: ………..Phục viên (hưu trí, chuyển ngành)...
Bị thương lần 1:
ngày...tháng...năm....; lần 2, lần 3 (nếu có)....
Cấp bậc, chức vụ khi bị thương: ..................................................................................
Nơi bị thương (ghi rõ xã, huyện, tỉnh)............................................................................
Đơn vị khi bị thương: ..................................................................................................
Tình trạng thương tật ...................................................................................................
Đã được giám định thương tật ngày…...tháng......năm…..tại Hội đồng
Giám định y khoa……………………………………………………….
Tỷ lệ thương tật ………..% (bằng chữ ………………………………………phần trăm).
Quyết định cấp Giấy chứng nhận thương
binh số……...ngày........tháng…….năm.......của…………………………………
Giấy chứng nhận thương binh số………ngày…….tháng……năm………
Hiện nay đang được hưởng chế độ (bệnh
binh, mất sức lao động, hưu trí)…….
Thời gian, lý do thất lạc hồ sơ dẫn đến
chưa được hưởng trợ cấp thương tật (tường trình chi tiết,
cụ thể)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Những giấy tờ hiện nay làm căn cứ đề
nghị hiện còn lưu giữ được ...............................
...................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan nội dung kê khai
trên là đúng, nếu sai tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật;
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem
xét, lập hồ sơ thương binh và giải quyết chế độ thương tật cho tôi./.
XÁC
NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(HOẶC UBND XÃ)
Đơn đề nghị của ……………………..kê khai nội dung đúng với thực tế và hồ sơ, lý lịch cơ quan . (địa
phương) đang quản lý; hiện nay ông (bà) (không hưởng hoặc đang hưởng
chế độ bệnh binh, mất sức lao động, hưu trí) ………………………………..tại địa phương,
Ngày.... tháng.... năm
(Ký tên, đóng dấu)
Họ và tên
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký tên)
Họ và tên
|
XÁC
NHẬN CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI……….. (nơi trú quán)
Xác nhận
hiện nay đang hưởng (hoặc không hưởng) chế độ bệnh binh, mất sức lao động, chưa được hưởng trợ cấp thương tật
(Chức vụ, ký, đóng dấu)
Họ và tên
5. Thủ tục xác
nhận đối với quân nhân đã xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần quy định
tại Điểm h Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP
Trình tự thực hiện:
1. Đối tượng làm đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh binh (Mẫu
BB5) hoặc thân nhân đối tượng làm đơn để cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh binh đối với quân nhân đã
xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần (Mẫu BB6)
kèm giấy tờ theo quy định, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú xác
nhận, lập hồ sơ và đề nghị Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
2. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ
Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị quân khu kiểm tra, xem xét, hoàn thiện
hồ sơ theo thẩm quyền, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị.
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị
thẩm định và giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa bệnh
tâm thần Bộ Quốc phòng hoặc Hội đồng Giám định y khoa Bệnh viện 175/Bộ Quốc
phòng.
4. Hội đồng Giám định y khoa bệnh tâm thần tiến hành giám định, gửi biên bản giám định bệnh tật về
cơ quan, đơn vị giới thiệu đến giám định.
5. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối
tượng cư trú thuộc địa bàn quân khu); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính
trị (đối tượng cư trú thuộc địa bàn thành phố Hà Nội) ra
quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp (Mẫu BB3); cấp giấy
chứng nhận bệnh binh; chuyển quyết định kèm theo hồ sơ về Bộ Chỉ huy quân sự cấp
tỉnh.
6. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh:
a) Giao giấy chứng nhận bệnh binh cho
đối tượng;
b) Bàn giao hồ
sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để quản lý và thực hiện chế độ.
Cách thức thực hiện: Cá nhân gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Thành phần hồ sơ:
1. Đơn đề nghị cấp
giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh binh (Mẫu BB5), có xác nhận
của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh
binh đối với quân nhân đã xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn
đến tâm thần (Mẫu BB6), có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Giấy xác nhận bệnh tật (Mẫu BB1);
3. Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng
nhận bênh tật, gồm một trong các giấy tờ sau:
a) Một trong các
giấy tờ sau:
- Trường hợp quy định tại Điểm a, b
Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP: Phiếu chuyển thương, chuyển viện;
bản sao có chứng thực lý lịch cán bộ hoặc
lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên có ghi đầy đủ quá trình công tác;
- Trường hợp quy định tại Điểm c Khoản
1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP: Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Mẫu XN1);
- Trường hợp quy định tại Điểm d Khoản
1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP: Bản sao có chứng
thực: Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên có ghi đầy đủ
quá trình công tác;
- Trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản
1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP: Quyết định đi
làm nghĩa vụ quốc tế;
- Trường hợp quy định tại Điểm e Khoản
1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP: Biên bản xảy ra sự việc do cấp trung
đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý lập (Mẫu XN2);
- Trường hợp quy định tại Điểm g Khoản
1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP: Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ
tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
Trường hợp sau khi xuất ngũ mà bệnh
cũ tái phát dẫn đến tâm thần làm mất năng lực hành vi thì căn cứ xác nhận của Bộ
Chỉ huy quân sự cấp tỉnh nơi đối tượng cư trú.
b) Các giấy tờ được cấp trong thời
gian tại ngũ có ghi mắc bệnh kèm bệnh án điều trị tâm thần
do bệnh cũ tái phát của bệnh viện cấp tỉnh hoặc bệnh viện quân đội.
Trường hợp sau khi xuất ngũ mà bệnh
cũ tái phát dẫn đến tâm thần làm mất năng lực hành vi thì căn cứ vào bệnh án điều
trị của bệnh viện cấp tỉnh hoặc bệnh viện quân đội.
4. Bản sao có chứng thực quyết định
phục viên, xuất ngũ hoặc bản chính giấy xác nhận về thời
gian công tác trong Quân đội của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
5. Biên bản đề nghị xác nhận bệnh
binh của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú (Mẫu BB4)
Số lượng hồ sơ: 04 bộ.
Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời
gian ở cấp xã và thời gian giám định y khoa), cụ thể:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã: Không quy
định.
2. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trở
lên, mỗi cấp: 10 ngày làm việc.
3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị:
10 ngày làm việc.
4. Hội đồng Giám định y khoa: 10 ngày
làm việc (Không tính thời gian giám định y khoa).
5. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối
tượng cư trú địa bàn quân khu); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối
tượng thuộc địa bàn thành phố Hà Nội): 10 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá
nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng cư trú thuộc địa bàn quân khu); Cục
trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng cư trú thuộc địa bàn thành
phố Hà Nội).
2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy
ban nhân dân cấp xã.
4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Ban Chỉ
huy quân sự cấp huyện trở lên, Cục Chính sách, Hội đồng Giám định y khoa.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp giấy chứng
nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp.
Lệ phí (nếu có): Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bệnh
tật và giải quyết chế độ bệnh binh (Mẫu BB5) hoặc đơn để cấp
giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh binh đối với quân nhân đã xuất
ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần (Mẫu BB6)
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Quân nhân mắc bệnh do một trong các trường hợp sau đã xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát
dẫn đến tâm thần được xem xét, xác nhận là bệnh binh:
1. Chiến đấu bảo
vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
2. Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong
khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc,
cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;
3. Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 15 tháng
trở lên.
4. Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật chưa đủ 15
tháng nhưng có đủ 10 năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân
dân.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày
07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi
người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
Mẫu
BB5
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Cấp
giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh binh
Kính gửi:
………………………(1)……………………..
Họ và tên: ……………………………………..
Sinh ngày ... tháng ... năm …………………….Nam/Nữ:...................................................
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Nhập ngũ, tham gia công tác ngày ...
tháng... năm ...
Cơ quan, đơn vị
khi bị bệnh: ........................................................................................
Bị bệnh ngày ... tháng ... năm …………
Nơi bị bệnh: ................................................................................................................
Các bệnh chính (ghi theo bệnh án hoặc giấy ra viện):.......................................................
...................................................................................................................................
Sau khi bị bệnh được điều trị tại: .................................................................................
Ra viện ngày ... tháng ... năm ...
Kèm theo các giấy tờ : ..................................................
(2)…………………………………
Tôi đề nghị được cấp giấy chứng nhận
bệnh tật và lập hồ sơ giải quyết chế độ./.
…, ngày...tháng…năm...
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
(hoặc UBND cấp xã)………………đồng chí……………………..hiện công tác tại……………………. kê khai nội dung trong đơn đề nghị là đúng.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(HOẶC UBND CẤP XÃ)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
..., ngày ...tháng...năm...
Người làm đơn
(Ký tên)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản
lý;
(2) Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng
nhận bệnh tật.
Mẫu
BB6
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Cấp
giấy chứng nhận bệnh tật và giải quyết chế độ bệnh binh đối với quân nhân đã xuất
ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần
(Dùng
cho đại diện thân nhân của người bị bệnh tâm thần)
Kính gửi:
………………………………………
1. Phần khai về người bị bệnh tâm
thần
Họ và tên: ...................................................................................................................
Sinh ngày ... tháng ... năm ………………………..Nam/Nữ: .............................................
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Nhập ngũ, tham gia công tác ngày ...
tháng... năm ...
Cơ quan, đơn vị khi bị bệnh: ........................................................................................
Bị bệnh ngày ... tháng ... năm …………..
Nơi bị bệnh: ................................................................................................................
Các bệnh chính (ghi theo bệnh án
hoặc giấy ra viện): ......................................................
...................................................................................................................................
Kèm theo các giấy tờ: ………………………………………(2).............................................
1. Phần khai đối với đại diện thân nhân người bị bệnh tâm thần
Họ và tên: …………………………………
Sinh ngày ... tháng ... năm …………………………Nam/Nữ: ............................................
Nguyên quán: ..............................................................................................................
Trú quán: ....................................................................................................................
Mối quan hệ với người bị bệnh tâm thần:
.....................................................................
Tôi đề nghị cấp giấy chứng nhận bệnh tật
và giải quyết chế độ bệnh binh cho ông (bà)………………………../.
…, ngày...tháng…năm...
Xác nhận của UBND …………ông (bà) là quân nhân xuất ngũ bị mắc bệnh tâm thần và ông
(bà)………………là đại diện thân nhân của người bệnh hiện cư trú tại ………………nội
dung đơn đề nghị là đúng.
TM.UBND...
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
..., ngày ...tháng...năm...
Người làm đơn
(Ký tên)
Họ và tên
|