KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
217/QĐ-KTNN
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP THANH TRA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ QUY
ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA THANH TRA KIỂM TOÁN
NHÀ NƯỚC
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số
560/NQ-UBTVQH13 ngày 16/01/2013 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập
Thanh tra Kiểm toán Nhà nước và đổi tên Vụ Quan hệ quốc tế thành Vụ Hợp tác quốc
tế trực thuộc Kiểm toán Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số
216/QĐ-KTNN ngày 22/3/2013 của Kiểm toán Nhà nước ban hành Đề án thành lập
Thanh tra Kiểm toán Nhà nước;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Thanh tra Kiểm toán Nhà nước (tương
đương cấp vụ) trực thuộc Kiểm toán Nhà nước thực hiện thanh tra hành chính đối
với các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 2. Chức năng, nhiệm
vụ
1. Chức năng:
Tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước thống nhất
quản lý, thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiến hành thanh tra công
vụ trong hoạt động kiểm toán, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật
và quy định của Kiểm toán Nhà nước đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc
Kiểm toán Nhà nước.
2. Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Tổng
Kiểm toán Nhà nước quyết định phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra
đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt.
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trực thuộc Kiểm
toán Nhà nước trong hoạt động kiểm toán.
- Thanh tra các việc có liên quan đến trách nhiệm
quản lý của đơn vị và người đứng đầu đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Tổng Kiểm
toán Nhà nước.
- Giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện công
tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về
khiếu nại, tố cáo.
- Giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện công
tác phòng, chống tham nhũng; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của
Kiểm toán Nhà nước.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng
văn bản hướng dẫn về thanh tra, về khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng
trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt; hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra,
thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và chống
tham nhũng của Kiểm toán Nhà nước.
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác, tổ chức và thực
hiện nghiệp vụ thanh tra; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ công chức
làm công tác thanh tra.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí thuộc phạm vi giải quyết của Kiểm toán Nhà nước; tổng kết kinh nghiệm
về công tác thanh tra.
- Phối hợp với Vụ Tổng hợp và các đơn vị có liên
quan kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị trong báo cáo kiểm toán của
các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
- Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trong việc thực
hiện công tác hợp tác quốc tế về thanh tra, về giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng.
- Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các đơn vị, cá
nhân thuộc Kiểm toán Nhà nước việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Chánh
Thanh tra; quyết định xử lý của Tổng Kiểm toán Nhà nước và xử lý sau thanh tra.
- Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn khác khi
được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao hoặc uỷ quyền và theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra các vụ việc khác do Tổng Kiểm toán
Nhà nước giao.
3. Quyền hạn:
- Yêu cầu các đơn vị, tổ chức, cá nhân được
thanh tra, kiểm tra và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ,
chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thanh tra, kiểm
tra;
- Yêu cầu các đơn vị, tổ chức, cá nhân được
thanh tra, kiểm tra thực hiện quyết định, kết luận thanh tra;
- Đề nghị Tổng KTNN kiến nghị với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định về chế độ, chính sách được
phát hiện qua hoạt động thanh tra cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị
đình chỉ hoặc huỷ bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra,
kiểm tra;
- Kiến nghị Tổng KTNN xem xét trách nhiệm, xử lý
công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Tổng KTNN có hành
vi vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra hoặc không thực
hiện quyết định, kết luận xử lý thanh tra.
Điều 3. Tổ chức bộ máy và nhân sự:
1. Lãnh đạo Thanh tra Kiểm toán Nhà nước gồm:
Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra giúp việc Chánh Thanh tra
- Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước do Tổng Kiểm
toán Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức sau khi trao đổi với Tổng Thanh
tra Chính phủ.
- Phó Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước do Tổng
Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức.
- Thanh tra Kiểm toán Nhà nước có 04 Phòng trực
thuộc gồm: Phòng Tổng hợp, Phòng Nghiệp vụ 1, Phòng Nghiệp vụ 2, Phòng
Nghiệp vụ 3; Phòng có trưởng phòng, các Phó trưởng phòng giúp việc Trưởng
phòng và các công chức. Số lượng các phòng trong từng thời kỳ được xác định
trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ, đội ngũ công chức và người lao động của Thanh tra
Kiểm toán Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh thanh tra Kiểm toán Nhà nước và đảm bảo hoàn
thành tốt công việc được giao.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chi tiết của từng
phòng do Chánh thanh tra Kiểm toán Nhà nước quy định sau khi có ý kiến phê duyệt
của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ, Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước, các tổ chức và cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Ủy ban Thường vụ Quốc Hội (để BC)
- Ban Công tác Đại biểu Quốc Hội (để BC)
- Lãnh đạo KTNN;
- Các đơn vị trực thuộc KTNN;
- Văn phòng Đảng - Đoàn thể KTNN;
- Lưu: VT, TCCB (08).
|
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Đinh Tiến Dũng
|