ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 212/QĐ-UBND
|
Bình Dương, ngày 02 tháng 02 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 100/NQ-CP NGÀY
18/11/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
NHIỆM KỲ 2016-2021
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 100/NQ-CP
ngày 18/11/2016 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính
phủ nhiệm kỳ 2016-2021;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu
tư tại Tờ trình số 02/TTr-SKHĐT ngày 06/01/2017 về việc
ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày
18/11/2016 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
nhiệm kỳ 2016-2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày
18/11/2016 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
nhiệm kỳ 2016-2021.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Giám đốc và Thủ trưởng các Sở Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- VPCP, Bộ KHĐT;
- TTTU, TT.HĐND;
- CT - PCT;
- Như điều 2(60);
- LĐVP, CV các phòng, TH;
- Lưu VT./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Thanh Liêm
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 100/NQ-CP NGÀY 18/11/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ 2016-2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 212/QĐ-UBND
ngày 02/02/2017)
Căn cứ Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày
18/11/2016 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
nhiệm kỳ 2016-2021 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 100/NQ-CP), Ủy ban nhân dân tỉnh
xây dựng Chương trình hành động thực hiện như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
- Triển khai thực hiện Nghị quyết
100/NQ-CP đến các ngành, các cấp, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm thực
hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra phù hợp với tình hình thực tế
của địa phương.
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ của Ủy ban
nhân dân tỉnh được giao tại Nghị quyết số 100/NQ-CP nhằm
thống nhất từ nhận thức và đến hành động trong các ngành các
cấp; phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị Quyết đã đề ra.
II. Mục tiêu:
- Thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề
ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ X,
các chương trình của Tỉnh ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Kế hoạch của Ủy
ban nhân dân tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 và năm 2021.
Tập trung nâng cao chất lượng tăng
trưởng, tăng quy mô nền kinh tế đảm bảo phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý. Giải quyết tốt
các vấn đề xã hội; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của người dân. Đảm bảo an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Xây dựng Bình Dương trở thành đô thị
văn minh, giàu đẹp, “Thành phố thông minh” nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của công dân, giảm chi phí xã hội và sử dụng tài nguyên hợp lý, đồng thời cải thiện sự giao tiếp và tương
tác giữa người dân và chính quyền.
III. Những nhiệm vụ
chủ yếu:
1. Thực hiện
cải cách hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đủ năng lực, phẩm chất
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ:
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Nâng cao chất lượng,
hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa,
một cửa liên thông; nâng cao mức độ hài lòng của người
dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà
nước. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông trong hoạt động của cơ quan nhà nước,
phát triển dịch vụ công trực tuyến và có giải pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng.
- Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn,
trong sạch, vững mạnh, lấy nhân dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo
môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh; phát huy dân chủ; tăng
cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động.
- Đề cao trách
nhiệm cá nhân trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành ngành, lĩnh vực được
phân công phụ trách; tăng cường trách nhiệm trong phối hợp công tác; thường
xuyên nắm bắt thông tin, chủ động, kịp thời đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính
sách, phối hợp xử lý những vấn đề đột xuất, phát sinh và những vấn đề bức xúc.
- Tăng cường công tác đào tạo, xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực công tác, tinh thần
trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ
trương, chính sách, các giải pháp, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người
đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong phòng chống tham nhũng, lãng phí.
2. Tập trung
thực hiện các giải pháp nhằm đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng,
tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh:
- Phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã
hội. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, xây dựng
và đầu tư công, quản lý nợ công, thuế, phí và lệ phí, kế toán, kiểm toán. Rà
soát, quản lý tốt các nguồn thu, giảm nợ đọng thuế; tăng
cường thanh tra, kiểm tra ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Triệt
để tiết kiệm, sử dụng hiệu quả kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên, các khoản
chi hội họp, sử dụng xe công, đi công tác nước ngoài.
- Thực hiện các giải pháp thúc đẩy
tăng trưởng tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát hoạt
động thị trường tiền tệ và hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn
trong việc huy động vốn.
- Tập trung đẩy mạnh xã hội hóa trong
đầu tư phát triển, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn và dịch vụ giáo dục,
y tế. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng
các công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị và dịch vụ công thông
qua các hình thức hợp đồng PPP phù hợp như: BOT, BT, BTO... Tiếp tục triển khai
thực hiện Chương trình huy động và phát huy các nguồn lực từ các thành phần kinh tế để tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2016 -
2020. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với
một số công trình hiện đại, nhất là các công trình lớn, quan trọng, thiết yếu, có tính liên kết, lan tỏa đến phát triển
kinh tế xã hội.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của
Luật Đầu tư công. Tăng cường các giải pháp chống đầu tư phân tán, dàn trải; xử
lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi các khoản vốn ứng trước; xử lý
nghiêm những trường hợp vi phạm, gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn của Nhà nước.
- Thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu nền
kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tiếp tục tập trung: tái cơ cấu đầu tư,
trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là tổng công ty
nhà nước; tái cơ cấu mạnh mẽ và hiệu quả các ngành, lĩnh vực. Tiếp tục thực hiện,
hoàn thành công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
- Tăng cường đổi mới, sáng tạo, ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh
tranh. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ
- công nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa, đầu tư phát triển nông nghiệp đô thị,
nông nghiệp công nghệ cao.
- Quan tâm phát triển đồng bộ hạ tầng
các khu, cụm công nghiệp. Phát triển công nghiệp ở phía Nam theo hướng tăng sản
phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, sử dụng ít lao
động và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường, phù hợp với
quy hoạch phát triển đô thị, dịch vụ; khuyến khích phát
triển công nghiệp ở phía Bắc gắn với xây dựng nông thôn mới,
ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, gắn với phát triển các vùng nguyên liệu.
- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ,
trong đó ưu tiên phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế và giá trị giá
tăng cao; đồng thời xây dựng và thực hiện tốt cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích đầu tư, phát
triển mạnh các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao...; nhất là dịch vụ chất lượng cao về đào tạo
nguồn nhân lực và y tế, chăm sóc sức khỏe.
- Tăng cường các biện pháp thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Phấn
đấu đến năm 2020, đạt 100% số xã và 3 đến 4
huyện thị đạt chuẩn nông thôn mới.
- Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm
túc các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; về hỗ trợ và phát
triển doanh nghiệp đến năm 2020. Tập trung hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp. Đổi
mới phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm,
trọng điểm đối với từng ngành lĩnh vực, khu vực và đối tác.
Tăng cường đối thoại chính sách với cộng đồng doanh nghiệp
để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho
các nhà đầu tư nước ngoài.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn đào tạo với
nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Đẩy mạnh xã hội hóa
giáo dục, đào tạo và dạy nghề, nhất là
giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
- Phát triển đô thị theo hướng đồng bộ,
hiện đại, bền vững. Kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển
đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Tăng cường quản lý, khai thác sử dụng hợp
lý, hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, nguồn nước,
chống biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các
doanh nghiệp về việc chấp hành các quy định về đảm bảo môi trường.
3. Chăm lo
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; bảo
đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững:
- Tiếp tục thực hiện tốt các chính
sách người có công, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; triển khai hiệu quả Chương
trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo
chuẩn của tỉnh hàng năm, đến năm 2020, tỉnh Bình Dương cơ bản không còn hộ
nghèo theo chuẩn đa chiều của tỉnh.
- Thực hiện mục tiêu tỷ lệ người dân
tham gia bảo hiểm y tế đạt 90% dân số đến năm 2020. Củng cố, phát triển y tế cơ
sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu và phát triển y tế chuyên
sâu. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng khám, chữa bệnh
và y đức của cán bộ y tế ở tất cả các tuyến. Tập trung nguồn lực đầu tư,
phần đấu hoàn thành Bệnh viện đa khoa 1.500 giường và một số bệnh viện chuyên
khoa.
4. Phát huy
nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng
con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc:
- Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị
quyết Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng
và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Xây dựng con người Bình Dương phát
triển với những chuẩn mực văn hóa góp phần giáo dục, rèn
luyện con người về nhân cách, lối sống hướng tới chân -
thiện - mỹ; phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; tác phong công nghiệp; có tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tự trọng, tự chủ; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật;
có ý chí tự lực tự cường, trí tuệ, năng động, sáng tạo, hiếu khách, sống có
nghĩa có tình, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, nếp sống
văn minh.
- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
trong điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị và hiện đại hóa nông
thôn hướng đến mục tiêu xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành
thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thực hiện hiệu quả các chính sách
thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về
bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.
5. Bảo đảm an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại,
chủ động, tích cực hội nhập quốc tế:
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước
về quốc phòng - an ninh của chính quyền các cấp. Tăng cường các biện pháp phòng, chống “diễn biến hòa bình”; tiếp tục xây dựng nền
quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây
dựng khu vực phòng thủ.
- Kết hợp hiệu quả giữa nhiệm vụ phát
triển kinh tế với xây dựng quốc phòng - an ninh, nâng cao công tác tuyên truyền
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Tích cực xây dựng tiềm lực quốc phòng đảm
bảo cho khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc. Xây dựng lực lượng vũ trang
của tỉnh vững mạnh toàn diện, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng
tổ chức đảng trong lực lượng vũ trang trong sạch, vững mạnh.
- Tích cực chủ động tạo dựng môi trường
quốc tế thuận lợi, tranh thủ khai thác có hiệu quả các nguồn
lực bên ngoài nhằm phục vụ phát triển kinh tế
nhanh, bền vững. Duy trì và củng cố mối quan hệ hợp tác tốt
đẹp với các Cơ quan đại diện ngoại giao các nước, phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan hữu quan ở Trung ương địa phương và các cơ quan đại diện ngoại giao Việt
Nam ở nước ngoài nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối
ngoại, mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế. Phấn đấu xây dựng Bình Dương trở
thành “Thành phố thông minh” trong tương lai.
6. Đẩy mạnh
công tác thông tin, tuyên truyền:
Tăng cường công tác thông tin tuyên
truyền, nhất là về quan điểm, cơ chế chính sách phát triển, tình hình kinh tế -
xã hội. Thực hiện nghiêm Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Tăng cường công tác đối thoại chính sách, cung cấp thông
tin kịp thời của các cơ quan nhà nước. Tập trung tuyên truyền xây dựng xã hội
lành mạnh, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật.
IV. Tổ chức thực
hiện:
- Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ trên cơ sở những nhiệm
vụ và nội dung chủ yếu trong Chương trình hành động này và
chức năng, nhiệm vụ được phân công, có trách nhiệm tổ chức quán triệt và chỉ đạo
thực hiện Chương trình hành động này, đồng thời cụ thể hóa
thành các nhiệm vụ của kế hoạch hàng năm nhằm đề ra
các giải pháp thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết
100/NQ-CP .
- Ngoài những nhiệm vụ được giao
trong Chương trình hành động này, các Sở, ban, ngành căn cứ trên các chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết 100/NQ-CP do các bộ, ngành Trung ương ban
hành để chủ động xây dựng các kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo thực
hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp
với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn các cơ quan truyền thông đại chúng có
chuyên mục tuyên truyền về nội dung Nghị quyết 100/NQ-CP và Chương trình hành động
này.
- Trong quá trình triển khai thực hiện,
yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện và định kỳ hàng năm tổng
hợp báo cáo đầy đủ, nghiêm túc đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết này, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp,
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh./.