BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG
-------
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
---------------
|
Số:
212-QĐ/TW
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019
|
QUY ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH CỦA
ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII;
- Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW và
Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII,
Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
và đối tượng điều chỉnh
Quy định này điều chỉnh về chức năng,
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quan chuyên
trách của:
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, liên đoàn
lao động, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội nông dân, hội liên hiệp phụ
nữ, hội cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cơ
quan chuyên trách Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội cấp tỉnh).
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, liên đoàn
lao động, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội nông dân, hội liên hiệp phụ
nữ, hội cựu chiến binh các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; công
đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất và công đoàn khác trực thuộc liên đoàn lao động
tỉnh (gọi chung là cơ quan chuyên trách Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện).
Điều 2. Nguyên tắc
tổ chức
1. Tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên
trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị
- xã hội cấp tỉnh thực hiện theo quy định của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, điều lệ của các tổ chức, bảo đảm tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm
vụ, không chồng chéo, trùng lắp. Không nhất thiết tổ chức của cơ quan chuyên
trách cấp tỉnh cũng phải giống như cấp Trung ương. Mô hình và quy mô tổ chức bộ
máy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm
vụ của từng tổ chức và quy mô từng địa phương; không nhất thiết các địa phương
phải giống nhau.
2. Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh quyết định tổ chức các bộ phận tham mưu, giúp việc của Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh phù hợp với tình hình, đặc điểm và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng địa
phương theo nguyên tắc:
- Bảo đảm cho các tổ chức thực hiện
được chức năng, nhiệm vụ theo Điều lệ của tổ chức đó và quy định của Đảng, Nhà
nước có liên quan.
- Tối thiểu có 5 người mới lập một đầu
mối trực thuộc (gọi chung là ban); thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có
thể nhiều hơn nhưng không quá 2 ban; tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ
An không quá 1 ban so với quy định khung tại Chương II Quy định này. Ban có dưới
10 người được bố trí trưởng ban và 1 phó trưởng ban; có từ 10 người trở lên được
bố trí không quá 2 phó trưởng ban.
3. Về lãnh đạo cấp phó chuyên trách
- Tổng số lãnh đạo cấp phó chuyên
trách của cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp
tỉnh không quá 15 người; tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An không quá 18 người; thành
phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không quá 21 người.
- Tổng số lãnh đạo cấp phó chuyên
trách của cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp
huyện không quá 6 người; một số quận, huyện ở thành phố Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể nhiều hơn nhưng không quá 8 người (đơn vị cụ
thể do ban thường vụ thành ủy xem xét, quyết định).
- Số lượng cụ thể lãnh đạo cấp phó
chuyên trách của các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện do ban thường vụ cấp ủy
cùng cấp xem xét, quyết định.
4. Trên cơ sở tổng biên chế được cấp
có thẩm quyền giao; yêu cầu, nhiệm vụ, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức phù
hợp với tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm đã được phê duyệt, ban thường vụ
cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện xem xét, quyết định biên chế của các cơ quan, bảo đảm
tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động theo quy định của Trung ương.
Việc quản lý, giao biên chế đối với
cơ quan liên đoàn lao động cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện theo hướng dẫn của Ban
Tổ chức Trung ương.
Biên chế cơ quan hội cựu chiến binh
có cơ cấu tối thiểu 2/3 là cựu chiến binh đã nghỉ hưu đảm nhiệm các chức danh
lãnh đạo hội, lãnh đạo văn phòng và các ban, còn lại là công chức và người lao
động làm nhiệm vụ giúp việc và phục vụ.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện được
sử dụng tình nguyện viên, cộng tác viên, tư vấn tự nguyện.
5. Không thành lập các đầu mối trực
thuộc cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp
huyện. Ban thường trực, ban thường vụ của các tổ chức này lãnh đạo, chỉ đạo việc
phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cơ quan.
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM
VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY
Điều 3. Cơ quan
chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
1. Chức năng
Cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác mặt trận; đồng thời là
cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác mặt trận theo Điều lệ của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.
2. Nhiệm vụ
Tham mưu, giúp việc ban thường trực, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Triển khai tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ theo Điều lệ và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; chủ trương, nghị quyết,
chương trình phối hợp và thống nhất hành động; kế hoạch công tác của ban thường
trực và ủy ban; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh;
thực hiện quy chế dân chủ, giám sát và phản biện xã hội theo quy định.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương
trình kiểm tra, giám sát theo Điều lệ, Luật Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan.
- Hướng dẫn thực hiện Điều lệ, Luật Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công, phân cấp.
- Sơ kết, tổng kết công tác mặt trận
và các cuộc vận động, các phong trào thi đua theo phân công, phân cấp.
- Quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện
hoạt động của cơ quan; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có
phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực và kỹ năng công
tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đề xuất các chế độ,
chính sách liên quan đến quyền, lợi ích đối với cán bộ, công chức và người lao
động trong cơ quan chuyên trách công tác mặt trận.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do ban thường
trực, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp giao.
3. Tổ chức bộ máy cơ quan cấp tỉnh
Căn cứ nguyên tắc tổ chức quy định tại
Điều 2 của Quy định này, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét quyết định thành
lập tối đa 4 ban chuyên môn, gồm: Văn phòng, ban dân chủ pháp luật, ban phong
trào, ban tổ chức - tuyên giáo. Trường hợp biên chế của bộ phận chuyên môn
không đủ để thành lập ban thì xem xét sáp nhập vào ban có nhiệm vụ tương đồng.
Điều 4. Cơ quan
chuyên trách của liên đoàn lao động
1. Chức năng
Các cơ quan chuyên trách của liên
đoàn lao động cấp tỉnh, cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp
hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ liên đoàn lao động cùng cấp
lãnh đạo, chỉ đạo công tác công đoàn; xây dựng quan hệ lao động theo quy định của
pháp luật; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác công đoàn theo
Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.
2. Nhiệm vụ
Tham mưu, giúp việc ban thường vụ,
ban chấp hành công đoàn cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Triển khai tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ theo Điều lệ và Luật Công đoàn; chủ trương, nghị quyết, chương trình
phối hợp, kế hoạch công tác của ban thường vụ, ban chấp hành theo yêu cầu, nhiệm
vụ chính trị của địa phương và tổ chức công đoàn cấp trên; tham gia xây dựng Đảng,
chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia thực hiện quy chế dân chủ cơ sở,
giám sát và phản biện xã hội theo quy định.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương
trình kiểm tra, giám sát theo Điều lệ, Luật Công đoàn và các quy định của Đảng,
Nhà nước có liên quan.
- Hướng dẫn thực hiện Điều lệ, Luật
Công đoàn và các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công, phân cấp.
- Sơ kết, tổng kết công tác công đoàn
và các cuộc vận động, các phong trào thi đua theo phân công, phân cấp.
- Thực hiện việc thu kinh phí, đoàn
phí công đoàn và quản lý tài sản, tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện
hoạt động của cơ quan; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có
phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực và kỹ năng công
tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đề xuất các chế độ,
chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, người lao động
trong cơ quan chuyên trách công tác công đoàn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban
thường vụ, ban chấp hành công đoàn cùng cấp giao.
3. Tổ chức bộ máy cơ quan cấp tỉnh
Căn cứ nguyên tắc tổ chức quy định tại
Điều 2 của Quy định này, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét quyết định thành
lập tối đa 5 ban chuyên môn, gồm: Văn phòng, ban tổ chức - kiểm tra, ban tài
chính, ban tuyên giáo - nữ công, ban chính sách pháp luật và quan hệ lao động.
Trường hợp biên chế của bộ phận chuyên
môn không đủ để thành lập ban thì xem xét sáp nhập vào ban có nhiệm vụ tương đồng.
Điều 5. Cơ quan chuyên
trách của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
1. Chức năng
Các cơ quan chuyên trách của đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh, cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp
việc cho ban chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác
đoàn theo Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các quy định của Đảng,
Nhà nước có liên quan.
2. Nhiệm vụ
Tham mưu, giúp việc ban thường vụ, ban chấp hành
đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Triển khai tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ theo Điều lệ Đoàn; chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế
hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh cùng cấp và phong trào thanh thiếu nhi theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của
địa phương và chỉ đạo của tổ chức đoàn cấp trên; tham gia
xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia giám sát và phản biện
xã hội theo quy định.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương
trình kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và
các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.
- Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn và
các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công, phân cấp.
- Sơ kết, tổng kết công tác đoàn và
phong trào thanh thiếu nhi, các phong trào thi đua theo phân công, phân cấp.
- Quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện
hoạt động của cơ quan; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có
phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ
quan, đơn vị vững mạnh. Đề xuất các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi
ích của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan chuyên trách công tác
đoàn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban
thường vụ, ban chấp hành đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp giao.
3. Tổ chức bộ máy cơ quan cấp tỉnh
Căn cứ nguyên tắc tổ chức quy định tại
Điều 2 của Quy định này, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét quyết định thành
lập tối đa 5 ban chuyên môn, gồm: Văn phòng, ban tuyên giáo, ban phong trào,
ban tổ chức - kiểm tra, ban thanh thiếu nhi - trường học. Trường hợp biên chế của bộ phận
chuyên môn không đủ để thành lập ban thì xem xét sáp nhập vào ban có nhiệm vụ
tương đồng.
Điều 6. Cơ quan
chuyên trách của hội nông dân
1. Chức năng
Các cơ quan chuyên trách của hội nông
dân cấp tỉnh, cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành mà
trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ hội nông dân cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo
công tác hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác hội theo Điều
lệ Hội Nông dân Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.
2. Nhiệm vụ
Tham mưu, giúp việc ban thường vụ,
ban chấp hành hội nông dân cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Triển khai tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam; chủ trương, nghị quyết,
chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội
nông dân cùng cấp và phong trào nông dân theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa
phương và chỉ đạo của tổ chức hội cấp trên; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền
trong sạch, vững mạnh; tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương
trình kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Hội Nông dân Việt
Nam và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan.
- Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội
Nông dân Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công, phân cấp.
- Sơ kết, tổng kết công tác hội và
phong trào nông dân theo phân công, phân cấp.
- Quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện
hoạt động của cơ quan; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có
phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng
công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đề xuất các
chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, người
lao động trong cơ quan chuyên trách công tác hội nông dân.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban
thường vụ, ban chấp hành hội nông dân cùng cấp giao.
3. Tổ chức bộ máy cơ quan cấp tỉnh
Căn cứ nguyên tắc tổ chức quy định tại
Điều 2 của Quy định này, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét quyết định thành
lập tối đa 4 ban chuyên môn, gồm: Văn phòng, ban xây dựng
hội, ban kinh tế - xã hội, trung tâm hỗ trợ nông dân. Trường hợp biên chế của bộ phận chuyên môn không đủ để thành
lập ban thì xem xét sáp nhập vào ban có nhiệm vụ tương đồng.
Điều 7. Cơ quan
chuyên trách của hội liên hiệp phụ nữ
1. Chức năng
Các cơ quan chuyên trách của hội liên
hiệp phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp
hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp
lãnh đạo, chỉ đạo công tác hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về
công tác hội theo Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các quy định của Đảng,
Nhà nước có liên quan.
2. Nhiệm vụ
Tham mưu, giúp việc ban thường vụ,
ban chấp hành hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Triển khai tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp
hành, ban thường vụ hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp và phong trào phụ nữ theo yêu
cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của tổ chức hội cấp trên;
tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia giám sát và
phản biện xã hội theo quy định.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương
trình kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.
- Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công, phân cấp.
- Sơ kết, tổng kết công tác hội và
phong trào phụ nữ theo phân công, phân cấp.
- Quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện
hoạt động của cơ quan; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có
phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ
quan, đơn vị vững mạnh. Đề xuất các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi
ích của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan chuyên trách công tác hội
phụ nữ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban
thường vụ, ban chấp hành hội liên hiệp phụ nữ cùng cấp giao.
3. Tổ chức bộ máy cơ quan cấp tỉnh
Căn cứ nguyên tắc tổ chức quy định tại
Điều 2 của Quy định này, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét quyết định thành
lập tối đa 4 ban chuyên môn, gồm: Văn phòng, ban xây dựng tổ chức hội, ban
tuyên giáo - chính sách luật pháp, ban gia đình xã hội - kinh tế. Trường hợp
biên chế của bộ phận chuyên môn không đủ để thành lập ban thì xem xét sáp nhập
vào ban có nhiệm vụ tương đồng.
Điều 8. Cơ quan
chuyên trách của hội cựu chiến binh
1. Chức năng
Các cơ quan chuyên trách của hội cựu
chiến binh cấp tỉnh, cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban chấp
hành mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ hội cựu chiến binh cùng cấp
lãnh đạo, chỉ đạo công tác hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về
công tác hội theo Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các quy định của Đảng,
Nhà nước có liên quan.
2. Nhiệm vụ
Tham mưu, giúp việc ban thường vụ,
ban chấp hành hội cựu chiến binh cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Triển khai tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ theo Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam; chủ trương, nghị quyết, chương
trình phối hợp, kế hoạch công tác của ban chấp hành, ban thường vụ hội cựu chiến
binh cùng cấp và phong trào cựu chiến binh theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của
địa phương và chỉ đạo của tổ chức hội cấp trên; tham gia xây dựng Đảng, chính
quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương
trình kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Hội Cựu chiến binh
Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan.
- Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Cựu
chiến binh Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công, phân cấp.
- Sơ kết, tổng kết công tác hội và
phong trào theo phân công, phân cấp.
- Quản lý, điều hành, bảo đảm điều kiện
hoạt động của cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng
cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đề xuất các chế độ, chính sách liên quan đến quyền,
lợi ích của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan chuyên trách công
tác hội cựu chiến binh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban
thường vụ, ban chấp hành hội cựu chiến binh cùng cấp giao.
3. Tổ chức bộ máy cơ quan cấp tỉnh
Căn cứ nguyên tắc tổ chức quy định tại Điều 2 của Quy định này, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét
quyết định thành lập tối đa 3 ban chuyên môn theo hướng có: Văn phòng, ban tổ
chức - kiểm tra, ban phong trào, trường hợp biên chế của bộ phận chuyên môn
không đủ để thành lập ban thì xem xét sáp nhập vào ban có
nhiệm vụ tương đồng.
Điều 9. Đơn vị sự
nghiệp
Việc thành lập, giải thể và xác định
số lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương do Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh phối hợp với ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy và ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh trình ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quyết định, bảo đảm nguyên tắc tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tự chủ về
tài chính theo Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Tổ chức
thực hiện
1. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì phối
hợp với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đảng đoàn các tổ chức chính trị -
xã hội ở Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn, các tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn cụ thể một số điều của Quy định
này; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và định kỳ hằng năm báo cáo Ban Bí thư.
2. Căn cứ Quy định này, ban thường trực
Mặt trận Tổ quốc và ban thường vụ các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh quy định
chức năng, nhiệm vụ của các ban chuyên môn của mình.
Điều 11. Hiệu lực
thi hành
Quy định này thay thế cho Quy định số
282-QĐ/TW, ngày 01/4/2015 của Ban Bí thư khóa XI; có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực
thuộc Trung ương,
- Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí Ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.
|
T/M BAN BÍ THƯ
Trần Quốc Vượng
|