Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2089/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định Người ký: Phạm Đình Nghị
Ngày ban hành: 09/10/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2089/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 09 tháng 10 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH NAM ĐỊNH LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định, giai đoạn 2022 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1798/TTr-SGDĐT ngày 27/9/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 02 thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Nam Định (có Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Bãi bỏ nội dung công bố đối với 02 thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo đã được ban hành kèm theo Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 30/3/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Nam Định và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh, Trang TTĐT VPUBND tỉnh;
- Lưu: VP1, VP11.

CHỦ TỊCH




Phạm Đình Nghị

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG TỈNH NAM ĐỊNH LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Kèm theo Quyết định số: 2089/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1

Lựa chọn, phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh

Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

2

Điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh

Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Thủ tục Lựa chọn, phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa.

Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, người đứng đầu các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là người đứng đầu) thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 01 (một) Hội đồng. Đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng.

Bước 2: Lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục.

1. Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.

2. Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn.

- Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;

- Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;

- Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;

- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu;

- Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn. Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai. Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất;

- Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;

- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.

3. Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.

4. Hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông). Hồ sơ gồm:

- Quyết định thành lập Hội đồng của cơ sở giáo dục;

- Biên bản họp Hội đồng;

- Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của cơ sở giáo dục.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ, phê duyệt kết quả lựa chọn sách giáo khoa.

1. Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo về kết quả thẩm định và danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý lựa chọn.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; rà soát báo cáo của các Phòng Giáo dục và Đào tạo về kết quả thẩm định và danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn; tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn (kèm theo hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục), trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.

Bước 4: Căn cứ vào kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo trình, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn.

Bước 5: Công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt.

Ủy ban nhân dân tỉnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách giáo khoa được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục tại địa phương; Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục thông báo danh mục sách giáo khoa được phê duyệt đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh trước ngày 30 tháng 4 hằng năm.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

Thời hạn giải quyết: Không quy định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

Kết quả: Quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương của UBND tỉnh.

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện:

- Đảm bảo nguyên tắc lựa chọn theo đúng nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa quy định tại Điều 2 Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.

- Bám sát các tiêu chí lựa chọn được quy định tại Điều 3,4,5,6,7,8 của Quyết định số 11/2024/QĐ-UBND ngày 21/5/2024 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành Quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định, cụ thể:

1. Phù hợp với trình độ dân trí và năng lực nhận thức của học sinh.

- Kế thừa sự hiểu biết, nhận thức, kỹ năng đã được hình thành ở chương trình các lớp dưới; có sự phân hóa giúp mọi đối tượng học sinh đều có cơ hội và phát triển năng khiếu; có hướng mở giúp học sinh tự học, tự khám phá, liên hệ và ứng dụng vào thực tế.

- Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, có cấu trúc rõ ràng, dễ sử dụng; kênh chữ và kênh hình chọn lọc, thân thuộc, có tính thẩm mỹ, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.

- Các bài tập, hoạt động trong sách giáo khoa được sắp xếp theo nhiều mức độ tạo cơ hội cho tất cả học sinh có thể học tập, phát triển và sáng tạo.

- Hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu cầu trong sách giáo khoa gần gũi với thực tiễn địa phương, rèn luyện cho học sinh khả năng tìm tòi kiến thức và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa trong sáng, dễ hiểu và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh của các cấp học và thực tế địa phương.

2. Phù hợp với trình độ, năng lực của giáo viên.

- Giúp giáo viên phát triển chương trình dạy học, xây dựng các chuyên đề tự bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên, sinh hoạt chuyên môn, xây dựng chương trình bồi dưỡng năng khiếu học sinh.

- Giúp giáo viên kế thừa tính ưu việt của mô hình, phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với mô hình, phương pháp dạy học hiện đại; phát huy được những thành tố tích cực trong các chương trình thí điểm đã triển khai thành công tại địa phương.

- Giúp giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để kiểm tra, đánh giá học sinh theo yêu cầu của chương trình và sự tiến bộ của học sinh.

3. Sách giáo khoa phải có bố cục rõ ràng, dễ hiểu, thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục của địa phương và cơ sở giáo dục

- Từng bài học trong sách giáo khoa đều phải thể hiện được mục tiêu cụ thể, hướng đến việc hình thành phẩm chất, năng lực theo chuẩn quy định trong chương trình và nhận thức của học sinh.

- Nội dung, tiến độ giảng dạy được thiết kế linh hoạt không áp đặt theo khuôn mẫu; giúp cơ sở giáo dục, giáo viên có thể sắp xếp thời khóa biểu, xây dựng kế hoạch dạy học theo bài dạy, theo chủ đề; tổ chức giờ học ngoài không gian lớp học và có thể điều chỉnh khi cần thiết.

- Đảm bảo để cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục; kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục địa phương; các hoạt động giáo dục kỹ năng; trải nghiệm thực tế; tăng cường các hoạt động giáo dục ngoại ngữ, tin học.

- Phù hợp với kế hoạch khảo sát chất lượng; công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục.

4. Phù hợp với quy mô lớp học; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của cơ sở giáo dục.

- Giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học trong những điều kiện khác nhau về sĩ số học sinh; phù hợp với việc tổ chức dạy học của cơ sở giáo dục.

- Giúp giáo viên sử dụng thiết bị dạy học linh hoạt; học sinh sử dụng đồ dùng học tập, cơ sở vật chất để hình thành kiến thức và phát triển năng lực.

5. Phù hợp với lịch sử, địa lý, truyền thống, văn hóa, tôn giáo địa phương

- Ngữ liệu, nội dung, hình ảnh minh họa ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; khơi dậy tính ham hiểu biết về thế giới mới của học sinh; có tính kết nối giữa truyền thống và hiện đại; không phân biệt tôn giáo, giới tính, dân tộc, sắc tộc.

- Đảm bảo kiến thức tối thiểu về văn hóa, địa danh, môi trường sống; hình thành các mối quan hệ gia đình, xã hội, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thực hành pháp luật phù hợp với môi trường, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương và tiếp cận với các vùng miền khác; bước đầu hình thành kỹ năng tự bảo vệ bản thân, cộng đồng, bảo vệ môi trường.

6. Sự hỗ trợ của tác giả viết sách và tài liệu bổ trợ dạy, học.

- Tác giả viết sách, nhà xuất bản tổ chức truyền tải cho giáo viên hiểu rõ ý tưởng thiết kế sách; mục tiêu của từng ngữ liệu, hình ảnh được đưa ra trong sách; có kênh thu nhận, phản hồi, giải đáp những ý kiến phản hồi của giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh.

- Có tài liệu hướng dẫn sử dụng sách, hướng dẫn dạy, học kèm theo. Đặc biệt, kèm theo nội dung của sách phải có công cụ đánh giá sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh theo chuẩn của chương trình, phù hợp với nhận thức của học sinh; có công cụ giúp học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau, cha mẹ đánh giá sự tiến bộ của học sinh, cha mẹ học sinh góp ý với nhà trường, giáo viên.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.

+ Quyết định số 11/2024/QĐ-UBND ngày 21/5/2024 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành Quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định.

2. Thủ tục Điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thành lập Hội đồng điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa.

Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, người đứng đầu các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là người đứng đầu) thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 01 (một) Hội đồng. Đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng.

Bước 2: Điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục.

1. Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.

2. Tổ chức điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn.

- Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;

- Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;

- Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;

- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.

Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn. Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai. Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.

Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;

- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.

3. Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; tổng hợp kết quả điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.

4. Hội đồng đề xuất với người đứng đầu điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Cơ sở giáo dục lập hồ sơ điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông). Hồ sơ gồm:

- Quyết định thành lập Hội đồng của cơ sở giáo dục;

- Biên bản họp Hội đồng;

- Điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa lựa chọn của cơ sở giáo dục.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ, phê duyệt kết quả điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục

1. Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo về kết quả thẩm định và danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý lựa chọn.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; rà soát báo cáo của các Phòng Giáo dục và Đào tạo về kết quả thẩm định và danh mục sách giáo khoa điều chỉnh, bổ sung của các cơ sở giáo dục lựa chọn; tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa điều chỉnh, bổ sung của các cơ sở giáo dục lựa chọn (kèm theo hồ sơ điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục), trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.

Bước 4: Căn cứ vào kết quả điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo trình, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn.

Bước 5: Công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt điều chỉnh, bổ sung

Ủy ban nhân dân tỉnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách giáo khoa được phê duyệt điều chỉnh, bổ sung để sử dụng trong cơ sở giáo dục tại địa phương; Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục thông báo danh mục sách giáo khoa được phê duyệt đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh trước ngày 30 tháng 4 hằng năm.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

Thời hạn giải quyết: Không quy định.

Đối tượng thực hiện: Các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục lựa chọn sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương của UBND tỉnh.

Phí, lệ phí: Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

Yêu cầu, điều kiện:

- Đảm bảo nguyên tắc lựa chọn theo đúng nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa quy định tại Điều 2 Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.

- Bám sát các tiêu chí lựa chọn được quy định tại Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 của Quyết định số 11/2024/QĐ-UBND ngày 21/5/2024 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành Quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định.

1. Phù hợp với trình độ dân trí và năng lực nhận thức của học sinh

- Kế thừa sự hiểu biết, nhận thức, kỹ năng đã được hình thành ở chương trình các lớp dưới; có sự phân hóa giúp mọi đối tượng học sinh đều có cơ hội và phát triển năng khiếu; có hướng mở giúp học sinh tự học, tự khám phá, liên hệ và ứng dụng vào thực tế.

- Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, có cấu trúc rõ ràng, dễ sử dụng; kênh chữ và kênh hình chọn lọc, thân thuộc, có tính thẩm mỹ, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.

- Các bài tập, hoạt động trong sách giáo khoa được sắp xếp theo nhiều mức độ tạo cơ hội cho tất cả học sinh có thể học tập, phát triển và sáng tạo.

- Hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu cầu trong sách giáo khoa gần gũi với thực tiễn địa phương, rèn luyện cho học sinh khả năng tìm tòi kiến thức và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa trong sáng, dễ hiểu và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh của các cấp học và thực tế địa phương.

2. Phù hợp với trình độ, năng lực của giáo viên

- Giúp giáo viên phát triển chương trình dạy học, xây dựng các chuyên đề tự bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên, sinh hoạt chuyên môn, xây dựng chương trình bồi dưỡng năng khiếu học sinh.

- Giúp giáo viên kế thừa tính ưu việt của mô hình, phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với mô hình, phương pháp dạy học hiện đại; phát huy được những thành tố tích cực trong các chương trình thí điểm đã triển khai thành công tại địa phương.

- Giúp giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để kiểm tra, đánh giá học sinh theo yêu cầu của chương trình và sự tiến bộ của học sinh.

3. Sách giáo khoa phải có bố cục rõ ràng, dễ hiểu, thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục của địa phương và cơ sở giáo dục

- Từng bài học trong sách giáo khoa đều phải thể hiện được mục tiêu cụ thể, hướng đến việc hình thành phẩm chất, năng lực theo chuẩn quy định trong chương trình và nhận thức của học sinh.

- Nội dung, tiến độ giảng dạy được thiết kế linh hoạt không áp đặt theo khuôn mẫu; giúp cơ sở giáo dục, giáo viên có thể sắp xếp thời khóa biểu, xây dựng kế hoạch dạy học theo bài dạy, theo chủ đề; tổ chức giờ học ngoài không gian lớp học và có thể điều chỉnh khi cần thiết.

- Đảm bảo để cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục; kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục địa phương; các hoạt động giáo dục kỹ năng; trải nghiệm thực tế; tăng cường các hoạt động giáo dục ngoại ngữ, tin học.

- Phù hợp với kế hoạch khảo sát chất lượng; công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục.

4. Phù hợp với quy mô lớp học; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của cơ sở giáo dục

- Giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học trong những điều kiện khác nhau về sĩ số học sinh; phù hợp với việc tổ chức dạy học của cơ sở giáo dục.

- Giúp giáo viên sử dụng thiết bị dạy học linh hoạt; học sinh sử dụng đồ dùng học tập, cơ sở vật chất để hình thành kiến thức và phát triển năng lực.

5. Phù hợp với lịch sử, địa lý, truyền thống, văn hóa, tôn giáo địa phương

- Ngữ liệu, nội dung, hình ảnh minh họa ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; khơi dậy tính ham hiểu biết về thế giới mới của học sinh; có tính kết nối giữa truyền thống và hiện đại; không phân biệt tôn giáo, giới tính, dân tộc, sắc tộc.

- Đảm bảo kiến thức tối thiểu về văn hóa, địa danh, môi trường sống; hình thành các mối quan hệ gia đình, xã hội, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thực hành pháp luật phù hợp với môi trường, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương và tiếp cận với các vùng miền khác; bước đầu hình thành kỹ năng tự bảo vệ bản thân, cộng đồng, bảo vệ môi trường.

6. Sự hỗ trợ của tác giả viết sách và tài liệu bổ trợ dạy, học

- Tác giả viết sách, nhà xuất bản tổ chức truyền tải cho giáo viên hiểu rõ ý tưởng thiết kế sách; mục tiêu của từng ngữ liệu, hình ảnh được đưa ra trong sách; có kênh thu nhận, phản hồi, giải đáp những ý kiến phản hồi của giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh.

- Có tài liệu hướng dẫn sử dụng sách, hướng dẫn dạy, học kèm theo. Đặc biệt, kèm theo nội dung của sách phải có công cụ đánh giá sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh theo chuẩn của chương trình, phù hợp với nhận thức của học sinh; có công cụ giúp học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau, cha mẹ đánh giá sự tiến bộ của học sinh, cha mẹ học sinh góp ý với nhà trường, giáo viên.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.

- Quyết định số 11/2024/QĐ-UBND ngày 21/5/2024 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành Quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2089/QĐ-UBND ngày 09/10/2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong tỉnh Nam Định lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


122

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.187.183
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!