BỘ
QUỐC PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2020/QĐ-BQP
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT 20 NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG (1997
- 2017)
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày
10 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết 20 năm thi hành
Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng;
Xét đề nghị của Tư lệnh Bộ đội
Biên phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch tổng
kết 20 năm thi hành Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng (1997 - 2017)”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3. Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có biên
giới quốc gia phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính
trị, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để
b/c);
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW có biên giới;
- Chủ nhiệm TCCT và các Thứ trưởng BQP;
- BTTM, TCCT và các Tổng cục thuộc BQP;
- BTL các Quân khu: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9;
- Các BTL: BĐBP, PK-KQ, Hải quân, Cảnh sát biển;
- Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị;
- BCHQS, BCH BĐBP tỉnh, TP trực thuộc TW có
biên giới;
- C20, C12, C41;
- Vụ Pháp chế BQP;
- Lưu: VT, BĐBP; T196.
|
BỘ
TRƯỞNG
Đại tướng Ngô Xuân Lịch
|
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT 20 NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG (1997 - 2017)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2020/QĐ-BQP ngày 30 tháng 5 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Đánh giá kết quả 20 năm triển khai
thi hành Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng (1997 - 2017); những vướng mắc, bất cập, tồn
tại và nguyên nhân; rút ra bài học kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức thi hành Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng (sau đây viết gọn là Pháp lệnh) và
văn bản hướng dẫn thi hành; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, giải pháp xây dựng
lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ
biên giới quốc gia (BGQG), giữ gìn an ninh, trật tự ở khu vực biên giới trong
tình hình mới.
b) Khen thưởng các tập thể, cá nhân
có thành tích xuất sắc trong tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh.
c) Qua tổng kết, kiến nghị, đề xuất
Chính phủ trình Quốc hội xây dựng Dự án Luật Biên phòng Việt Nam thay thế Pháp
lệnh.
2. Yêu cầu
a) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt
chẽ của cấp ủy Đảng, lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương nơi có biên
giới quốc gia, chỉ huy các cơ quan, đơn vị Quân đội; trách nhiệm của lãnh đạo
các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện tổng kết Pháp lệnh.
b) Quá trình chuẩn bị và tiến hành tổng
kết phải toàn diện, chặt chẽ, hiệu quả thiết thực, có chiều sâu; sự phối hợp chặt
chẽ giữa các cấp, các ngành và địa phương nơi có
biên giới quốc gia; nội dung tổng kết phản ánh đúng tình hình thực tế, khách
quan, có số liệu chứng minh cụ thể; phát huy vai trò chủ trì của BĐBP, phối hợp
với các cơ quan chức năng tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi có biên giới quốc gia (UBND tỉnh, thành
biên giới) trong tổng kết Pháp lệnh.
c) Đề xuất các giải pháp xây dựng lực
lượng BĐBP và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của BĐBP đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền
lãnh thổ, an ninh BGQG trong tình hình mới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu
nghị, hợp tác, cùng phát triển với các nước láng giềng.
II. NỘI DUNG TỔNG
KẾT
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tuyên
truyền, phổ biến, quán triệt, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Pháp lệnh và các
văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách
nhiệm của các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành biên giới và BĐBP trong thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về BGQG, xây dựng lực lượng BĐBP.
3. Mối quan hệ phối hợp giữa BĐBP với
các cơ quan, lực lượng chức năng trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới,
duy trì thực hiện quy chế biên giới, cửa khẩu, đấu tranh phòng, chống tội phạm,
vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.
4. Hợp tác quốc tế, hoạt động đối ngoại
biên phòng, mối quan hệ phối hợp giữa BĐBP với chính quyền địa phương, lực lượng
bảo vệ biên giới nước láng giềng trong thực hiện các điều ước quốc tế về biên
giới, cửa khẩu, hợp tác trong quản lý, bảo vệ BGQG, khu vực biên giới.
5. Ý thức chấp hành quy chế khu vực
biên giới, quy chế cửa khẩu biên giới đất liền, cảng biển của các cơ quan, tổ
chức, công dân, nhất là nhân dân ở khu vực biên giới.
6. Công tác quản lý, sử dụng nguồn
ngân sách bảo đảm cho xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG và xây dựng lực lượng
BĐBP.
7. Mối quan hệ, thống nhất giữa Pháp
lệnh với Hiến pháp, các văn bản pháp luật liên quan (Luật Quốc phòng, Luật Công
an nhân dân, Luật An ninh quốc gia; Luật biển Việt Nam; Luật nhập cảnh, xuất cảnh,
quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật Dân quân tự vệ ...) và
các điều ước quốc tế về biên giới mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên.
8. Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, bất
cập và nguyên nhân trong quá trình tổ chức thi hành Pháp lệnh.
9. Kiến nghị đề xuất:
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước về BGQG, xây dựng lực lượng BĐBP với vai trò là lực lượng nòng cốt,
chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, BGQG, bảo vệ an ninh
chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, vùng biển đáp ứng
với yêu cầu, nhiệm vụ của BĐBP trong tình hình mới.
- Các biện pháp tổ chức quản lý, thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, bảo vệ BGQG, hợp tác quốc tế,
hoạt động đối ngoại biên phòng với các nước láng giềng của BĐBP.
- Các nội dung kiến nghị, đề xuất sửa
đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo thống nhất với Hiến
pháp, các điều ước mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Đề cương Báo cáo tổng kết Pháp lệnh
theo nội dung Phụ lục I kèm theo Kế hoạch này.
III. PHƯƠNG PHÁP,
THỜI GIAN
Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo các
cơ quan, đơn vị trong Quân đội và phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh,
thành biên giới tiến hành tổ chức tổng kết như sau:
1. Các Bộ, ngành và UBND các tỉnh,
thành biên giới
- Các Bộ, ngành tổng kết bằng văn bản
và gửi về Bộ Quốc phòng trước ngày 20/8/2018.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành biên giới
tổ chức hội nghị tổng kết và gửi báo cáo tổng kết về Bộ Quốc phòng trước ngày
20/8/2018.
2. Hội nghị toàn quốc tổng kết Pháp lệnh dự kiến vào cuối Quý IV năm 2018
(có Kế hoạch riêng).
3. Các Bộ Tư lệnh Hải quân, Phòng
không - Không quân, Cảnh sát biển
- Tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
trong quản lý, bảo vệ BGQG (lập Danh mục văn bản và gửi kèm theo Báo cáo tổng kết
Pháp lệnh).
- Xây dựng Báo cáo tổng kết tập trung
vào những nội dung sau:
+ Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ BGQG trên các vùng biển, vùng trời theo quy định pháp luật.
+ Đánh giá hoạt động phối hợp với các
lực lượng chức năng, BĐBP trong quản lý, bảo vệ BGQG theo quy định.
+ Kiến nghị nội dung nhằm nâng cao hiệu
quả quan hệ phối hợp với BĐBP trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG và
xây dựng lực lượng BĐBP trong tình hình mới.
- Báo cáo tổng kết Pháp lệnh gửi về Bộ
Quốc phòng trước ngày 20/8/2018.
4. Bộ Tư lệnh BĐBP có trách nhiệm tổng
hợp kết quả tổng kết của các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành biên giới và các cơ
quan, đơn vị trong Quân đội; phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc
phòng xây dựng Báo cáo tổng kết Pháp lệnh.
IV. KHEN THƯỞNG
1. Các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành
biên giới và các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng (BĐBP, Hải quân, Phòng không -
Không quân, Cảnh sát biển) khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong triển khai thi hành Pháp lệnh.
2. Đối tượng, tiêu chuẩn, số lượng và
hồ sơ, thủ tục đề nghị khen thưởng
Các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành biên
giới và các đơn vị Bộ Quốc phòng lựa chọn tập thể, cá nhân đề nghị Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen; đề nghị Bộ Tư lệnh BĐBP tặng
“Kỷ niệm chương vì chủ quyền an ninh BGQG” đối với cá nhân là cán bộ, công
chức, viên chức, công dân ở khu vực biên giới có thành tích xuất sắc trong sự
nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG và thực hiện Pháp lệnh theo nội dung Phụ lục
số II kèm theo Kế hoạch này.
3. Bộ Tư lệnh BĐBP chủ trì, phối hợp
với Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị xét chọn, đề nghị hình thức khen thưởng đối
với các tập thể, cá nhân theo nội dung Điểm 2 Mục này.
V. KINH PHÍ ĐẢM BẢO
TỔNG KẾT
1. Các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành
biên giới sử dụng ngân sách thường xuyên năm 2018 để tổng kết Pháp lệnh.
2. Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với Cục
Tài chính/Bộ Quốc phòng dự toán kinh phí bảo đảm tổng kết Pháp lệnh trong các
cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Hội nghị toàn quốc tổng kết Pháp lệnh từ
nguồn ngân sách thường xuyên năm 2018 của Bộ Quốc phòng theo đúng quy định của
Luật Ngân sách nhà nước và Bộ Quốc phòng.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết Pháp lệnh do 01 đồng chí Thứ trưởng Bộ
Quốc phòng làm Trưởng ban; thành viên Ban Chỉ đạo là Thủ trưởng các cơ quan chức
năng thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Bộ Tư lệnh BĐBP là Cơ quan Thường
trực của Ban Chỉ đạo tổng kết Pháp lệnh.
3. Đề nghị lãnh đạo các Bộ, ngành,
UBND tỉnh, thành biên giới phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng để chỉ đạo tổng
kết Pháp lệnh theo nội dung Kế hoạch này.
4. Các Bộ Tư lệnh: BĐBP, Hải quân,
Phòng không - Không quân, Cảnh sát biển quán triệt, chỉ đạo và phối hợp với cơ
quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội tổ chức tổng kết Pháp lệnh theo nội dung Kế
hoạch này.
5. Bộ Tư lệnh BĐBP chủ trì, phối hợp
các cơ quan chức năng trong và ngoài Quân đội tham mưu cho Bộ Quốc phòng tổ chức
Hội nghị toàn quốc tổng kết Pháp lệnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nhận được Kế hoạch này, các cơ quan,
tổ chức, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; trong quá
trình triển khai tổng kết, nếu có vướng mắc, kịp thời phản ánh về Bộ Quốc phòng
để hướng dẫn thực hiện./.
PHỤ LỤC I
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TỔNG KẾT 20 NĂM THI
HÀNH PHÁP LỆNH BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
I. TÌNH HÌNH LIÊN QUAN ĐẾN TRIỂN
KHAI, THI HÀNH PHÁP LỆNH
Tình hình liên quan đến phạm vi trách
nhiệm của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong quản lý nhà nước về BGQG,
xây dựng BĐBP theo quy định của Pháp lệnh và các văn bản quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành.
II. KẾT QUẢ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP
LỆNH
1. Công
tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thi hành Pháp lệnh và các
văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
a) Công tác tham mưu của Bộ Tư lệnh
BĐBP
b) Công tác tham mưu của Bộ Chỉ huy
BĐBP các tỉnh, thành
2. Công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp lệnh và các văn bản quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành.
a) Hiệu quả hoạt động của Hội đồng phổ
biến giáo dục pháp luật của các cấp, các ngành trong việc nâng cao nhận thức của
cán bộ, nhân dân về xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG và xây dựng lực lượng BĐBP
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
b) Kết
quả thực hiện ngày “Biên phòng toàn dân” và phong trào tham gia tự
quản, đường biên, mốc quốc giới, giữ gìn an ninh thôn, bản xây dựng nền biên
phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh; đánh giá kết quả hoạt
động kết nghĩa thôn, bản, đồn, trạm Biên phòng hai bên biên giới (nếu có).
c) Ý thức chấp hành quy chế khu vực
biên giới, quy chế cửa khẩu biên giới đất liền, cảng biển của các cơ quan, tổ
chức, công dân, nhất là nhân dân ở khu vực biên giới.
3. Công
tác tham mưu, đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành Pháp lệnh của Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành Trung ương, chính
quyền địa phương.
4. Đánh
giá kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BĐBP (từ Điều 5 đến Điều
17 Pháp lệnh).
5. Đánh giá
về cơ cấu, tổ chức của BĐBP (từ Điều 18 đến Điều 22 Pháp lệnh).
6. Chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách
nhiệm của Bộ Quốc phòng, các Bộ, các ngành, UBND tỉnh, thành biên giới và BĐBP
trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BGQG: Đánh giá kết quả thực hiện
quản lý nhà nước đối với BĐBP (từ Điều 23 đến Điều 27 Pháp lệnh)
a) Các Bộ, ngành và địa phương đánh
giá kết quả thực hiện về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
BĐBP trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật.
b) Bộ Ngoại giao: Đánh giá công tác
chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan đề xuất chủ
trương, chính sách quản lý nhà nước đối với BĐBP; hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ
đối ngoại đối với BĐBP, giải quyết những vụ việc liên quan đến người nước ngoài
và thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới mà Việt Nam là thành viên.
c) Bộ Công an: Đánh giá kết quả công
tác phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn BĐBP thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp
luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu, cảng
biển. Kết quả xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế phối hợp giữa các lực lượng
thuộc Bộ Công an và BĐBP trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm soát nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật; trao đổi tình hình, thống nhất
chủ trương chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an
ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; phối hợp với Bộ Quốc phòng
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác bảo vệ an ninh, trật tự,
an toàn xã hội cho lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ BGQG; đề xuất chủ
trương, chính sách về tổ chức, biên chế và quản lý nhà nước đối với BĐBP.
d) Bộ Thông tin và Truyền thông: Đánh
giá kết quả công tác phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn BĐBP trong công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp lệnh và các văn bản quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành; công tác thông tin đối ngoại.
7. Mối
quan hệ phối hợp giữa BĐBP với các cơ quan, ban, ngành, lực lượng chức năng
trong duy trì thực hiện quy chế biên giới, cửa khẩu, đấu tranh phòng, chống tội
phạm, vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật; BĐBP
tham gia xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới và thực hiện nhiệm vụ
quân sự, quốc phòng theo quy định pháp luật.
8. Hợp
tác quốc tế, hoạt động đối ngoại biên phòng, mối quan hệ phối hợp giữa BĐBP với
chính quyền địa phương, lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng trong thực
hiện các điều ước quốc tế về biên giới, cửa khẩu, hợp tác trong quản lý, bảo vệ
BGQG, khu vực biên giới.
9. Công
tác quản lý, sử dụng nguồn ngân sách bảo đảm cho xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG
và xây dựng lực lượng BĐBP, cụ thể:
- Ngân sách nhà nước cấp cho các bộ,
ngành Trung ương và địa phương về hoạt động xây dựng lực lượng BĐBP trong quản
lý, bảo vệ BGQG; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
- Hiệu quả xây dựng lực lượng BĐBP
trong quản lý, khai thác, sử dụng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ BGQG (đường
tuần tra biên giới, các công trình bảo vệ biên giới, vùng trời, vùng biển...),
công trình kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học
và công nghệ phục vụ việc xây dựng lực lượng BĐBP đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản
lý, bảo vệ BGQG.
10. Mối
quan hệ, thống nhất giữa Pháp lệnh với Hiến pháp, các văn bản pháp luật liên
quan (Luật Quốc phòng, Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia; Luật biển
Việt Nam; Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam; Luật Dân quân tự vệ ...) và các điều ước quốc tế về biên giới mà nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên.
III. NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ
NGUYÊN NHÂN
1. Những vướng mắc, bất cập trong
thi hành Pháp lệnh
a) Vướng mắc, bất cập trong quy định
của Pháp lệnh, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và giữa quy định
của Pháp lệnh với các văn bản pháp luật liên quan.
b) Vướng mắc, bất cập trong tổ chức
thi hành Pháp lệnh.
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân chủ quan
3. Bài học kinh nghiệm
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN PHÁP LỆNH TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Dự báo tình hình
Dự báo tình hình thế giới, khu vực và
trong nước liên quan đến quản lý, bảo vệ BGQG trong thời gian tới.
2. Phương hướng, nhiệm vụ và giải
pháp thực hiện Pháp lệnh trong thời gian tới
a) Phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục thực
hiện Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Giải pháp:
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về BGQG, xây dựng lực lượng BĐBP với vai trò là lực lượng nòng
cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, BGQG, bảo vệ an
ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, vùng biển
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Các biện pháp tổ chức quản lý, thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, bảo vệ BGQG, hợp tác quốc tế,
hoạt động đối ngoại biên phòng với các nước láng giềng của BĐBP.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản
lý, bảo vệ BGQG và xây dựng BĐBP đảm bảo thống nhất với Hiến pháp, các điều ước
mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên.
V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Các kiến nghị, đề xuất Đối với Đảng,
Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành về xây dựng lực lượng BĐBP
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới tập trung vào một số vấn đề sau:
1. Hướng
sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ BGQG và
xây dựng BĐBP đảm bảo thống nhất với Hiến pháp, văn bản pháp luật liên quan và
các điều ước mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên.
2. Xây dựng
khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh.
3. Những
nội dung về sử dụng lực lượng nòng cốt, chuyên trách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
quản lý, bảo vệ BGQG trong tình hình mới.
4. Trách
nhiệm quản lý nhà nước về BGQG và xây dựng BĐBP.
5. Mối
quan hệ phối hợp của các cấp, các ngành, lực lượng chức năng về xây dựng lực lượng
BĐBP và quản lý, bảo vệ BGQG.
6. Chính
sách ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân định cư ở khu vực biên giới;
chính sách, chế độ ưu đãi đối với lực lượng chuyên trách, người trực tiếp và
người được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG.
7. Chế độ
quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động của lực lượng BĐBP trong quản
lý, bảo vệ BGQG.
8. Các kiến
nghị, đề xuất khác./.
PHỤ LỤC II
HƯỚNG DẪN VỀ KHEN THƯỞNG TỔNG KẾT 20 NĂM
THI HÀNH PHÁP LỆNH BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
I. HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
1. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng.
3. Bằng khen của Bộ Tư lệnh BĐBP.
4. Kỷ niệm chương vì chủ quyền, an
ninh BGQG của Bộ Tư lệnh BĐBP.
II. ĐỐI TƯỢNG KHEN THƯỞNG
Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có biên giới và các đầu mối thuộc Bộ Quốc phòng
tham gia tổng kết (Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Văn phòng Bộ Quốc
phòng, BĐBP, Cảnh sát biển, Phòng không - Không quân, Hải quân) lựa chọn tập thể,
cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới
quốc gia để đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh
BĐBP tặng Bằng khen; đề nghị Bộ Tư lệnh BĐBP tặng Kỷ niệm chương vì chủ quyền
an ninh BGQG, cụ thể:
1. Đối với tập thể:
Các cơ quan, đơn vị trực tiếp làm
công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thuộc các cơ quan nêu trên.
2. Đối với cá nhân:
Cán bộ, công chức, viên chức (cán bộ,
chiến sĩ trong lực lượng vũ trang) các tập thể nêu tại Điểm 1 Phần này và công
dân ở khu vực biên giới.
III. TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị
định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, cụ thể như sau:
1. Đối với tập thể:
Là tập thể tiêu biểu, có thành tích
xuất sắc trong công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia đạt các
tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 23, Điều 24 Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Đối với cá nhân:
Cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại
Khoản 1 Điều 23, Điều 24 Luật Thi đua, khen thưởng; trong đó, tiêu chuẩn hoàn
thành xuất sắc các nhiệm vụ trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia,
cụ thể:
- Cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ,
chiến sĩ BĐBP, Cảnh sát biển, Phòng không - Không quân, Hải quân, Công an nhân
dân, quần chúng nhân dân có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong cơ quan, đơn
vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG.
- Tặng Kỷ niệm chương vì chủ quyền an
ninh BGQG của Bộ Tư lệnh BĐBP đối với cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức
và công dân ở địa bàn khu vực biên giới có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự
nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2017.
- Riêng đối với các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có biên giới, căn cứ vào quyền hạn để khen thưởng đối với
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Pháp lệnh BĐBP trên phạm
vi địa bàn quản lý.
3. Số lượng đề nghị khen thưởng:
a) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ:
10 Tập thể, 10 cá nhân;
- Bộ Quốc phòng: Bộ Tổng Tham mưu và
Tổng cục Chính trị: Mỗi đơn vị 01 tập thể và 01 cá nhân; BĐBP 03 tập thể và 03
cá nhân.
- Bộ Công an, Bộ Ngoại giao: Mỗi Bộ
01 tập thể và 01 cá nhân.
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có biên giới: 03 tập thể và 03 cá nhân.
b) Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng: 30 Tập thể, 30 cá nhân.
- Bộ Quốc phòng: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng
cục Chính trị, Văn phòng Bộ Quốc phòng: Mỗi đơn vị 01 tập thể và 01 cá nhân;
BĐBP 05 tập thể và 05 cá nhân; Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Quân chủng Phòng không
- Không quân, Hải quân mỗi đơn vị 01 tập thể và 01 cá nhân.
- Các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi có biên giới lựa chọn 01 tập thể và 01 cá
nhân để Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ Quốc phòng xét chọn 20 tập thể và 20 cá
nhân.
c) Bằng khen của Bộ Tư lệnh BĐBP: 100
Tập thể, 100 cá nhân.
- Các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới lựa chọn 01 tập thể và 01 cá nhân
để Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ Tư lệnh BĐBP xét chọn 20 tập thể và 20 cá
nhân.
- Bộ đội Biên phòng: Bộ Tham mưu, các
cục, Văn phòng Bộ Tư lệnh, Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh, thành phố; Hải đoàn Biên
phòng; Học viện Biên phòng, Trung cấp Biên phòng 1, 2; Trung cấp 24 Biên phòng
lựa chọn 01 tập thể và 01 cá nhân để Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ Tư lệnh
BĐBP xét chọn 30 tập thể và 30 cá nhân.
- Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ Tư
lệnh BĐBP xét tặng Bằng khen của Bộ Tư lệnh BĐBP cho các tập thể, cá nhân không
đủ điều kiện xét chọn Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
(50 tập thể, 50 cá nhân).
d) Kỷ niệm chương vì chủ quyền an
ninh BGQG của Bộ Tư lệnh BĐBP đối với 100 cá nhân.
Các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới lựa chọn 02 cá nhân để Hội đồng
thi đua khen thưởng Bộ Tư lệnh BĐBP lựa chọn 100 cá nhân tặng Kỷ niệm chương vì
chủ quyền an ninh BGQG.
IV. HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ KHEN
THƯỞNG
Hồ sơ đề nghị khen thưởng gồm:
1. Công văn đề nghị khen thưởng (kèm theo
danh sách trích ngang các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng).
2. Biên bản họp Hội đồng thi đua khen
thưởng của đơn vị hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý đề nghị xét khen thưởng.
3. Báo cáo thành tích của tập thể hoặc
cá nhân được đề nghị khen thưởng có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực
tiếp quản lý (Báo cáo cần đánh giá, nêu bật những thành tích về thực hiện nhiệm
vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ BGQG và xây dựng lực lượng BĐBP).
4. Các cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn
chỉnh thủ tục đề nghị khen thưởng gửi về Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ Quốc
phòng (qua Cơ quan thường trực - Bộ Tư lệnh BĐBP) trước ngày 10/10/2018 để xét
chọn./.