ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2017/QĐ-UBTC
|
Lâm
Đồng, ngày 19 tháng 12 năm 1997
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ
GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
……/TT-LT ngày 29/3/1997 của Bộ Giao thông Vận tải và Ban Tổ chức Cán bộ Chính
phủ, về việc hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông
Vận tải ở tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Giao thông
Vận tải Lâm Đồng tại Tờ trình số 48/TT-TC ngày 04/7/1997 về việc quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng;
Theo đề nghị của Ban TCCQ
tỉnh Lâm Đồng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành
kèm theo Quyết định này bản quy định "Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy" của Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng.
Điều 2: Bản quy định
kèm theo Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái
với quy định này đề không có hiệu lực thi hành.
Điều 3: Các ông:
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban TCCQ tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải
Lâm Đồng, Thủ trưởng các sở ban ngành có liên quan, Chủ tịch UBND: Thành phố Đà
Lạt, các huyện và thị xã Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
|
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Đức Lợi
|
BẢN QUY ĐỊNH
CHỨC NĂNG, NHIỆM
VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2017/QĐUB-TC ngày 19/12/1997 Của UBND tỉnh
Lâm Đồng)
A. CHỨC NĂNG:
Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng (Sở GTVT) là cơ
quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lâm Đồng giúp Ủy ban thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước về Giao thông vận tải ở địa phương. Chịu sự chỉ đạo về chuyên môn,
nghiệp vụ của Bộ Giao thông Vận tải.
B. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
I. Thực hiện pháp luật về GTVT:
1. Giúp UBND tỉnh soạn thảo ban hành hoặc ban
hành trong phạm vi thẩm quyền các quyết định, thông báo, chỉ thị, hướng dẫn các
cấp trực thuộc, các tổ chức, đơn vị và công dân trên địa bàn tỉnh chấp hành
luật lệ GTVT, bảo đảm quán triệt và thi hành thống nhất trong phạm vi cả nước.
2. Theo quy định của Bộ và hướng dẫn của các Cục
quản lý chuyên ngành thuộc Bộ, tổ chức việc xét, cấp, thu hồi, gia hạn... chứng
chỉ hành nghề, bằng lái xe, giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành, giấy phép
luồng tuyến vận tải,... cho các tổ chức, đơn vị, công dân thuộc các thành phần
kinh tế của địa phương hoạt động về GTVT trên địa bàn tỉnh, hoặc thống nhất với
Sở GTVT của tỉnh liên quan, đối với các hoạt động GTVT trên địa bàn liên tỉnh.
3. Trực tiếp tiến hành hoặc phối hợp với các cơ
quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, cho phép, chỉnh đốn hoặc đình
chỉ các hoạt động liên quan đến GTVT trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường hiệu lực
quản lý Nhà nước của hệ thống pháp quy GTVT tại địa phương.
4. Phối hợp với các cơ quan và tổ chức có liên
quan để giáo dục phổ biến, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về GTVT,
an toàn giao thông, bảo vệ công trình giao thông trên địa bàn tỉnh.
II. Về quản lý giao thông vận tải:
1. Tổ chức quản lý duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ
hệ thống giao thông cầu đường bộ, đường thủy của địa phương, quản lý các tuyến
đường sông, đường bộ quốc gia do Trung ương Ủy thác chi địa phương và đảm bảo
giao thông các tuyến do tỉnh quản lý được thông suốt trong mọi tình huống.
2. Thiết lập và thông báo, chỉ dẫn hệ thống mạng
lưới giao thông do tỉnh trực tiếp quản lý, áp dụng các quy định của Bộ về tải
trọng và đặc tính kỹ thuật của phương tiện được phép vận hành trên hệ thống
giao thông thủy bộ... của địa phương, bảo đảm an toàn giao thông và kết cấu
công trình giao thông.
3. Thiết lập và quản lý hệ thống báo hiệu trên
các tuyến giao thông của địa phương. Tổ chức việc thẩm định xét trình cấp trên
hoặc chuẩn y các luận chứng cấp phép cho xây lắp công trình vượt đường, giao
cắt... có liên quan kết cấu và ảnh hưởng việc đảm bảo an toàn giao thông của
cầu đường do tỉnh quản lý theo phân cấp quản lý công trình. Đối với các công
trình cầu đường, ga, cảng sông... do Trung ương quản lý, việc xây lắp các công
trình trên phải được Bộ hoặc Cục quản lý chuyên ngành do Bộ Ủy quyền thẩm định
và cấp phép.
4. Thẩm định và đề xuất UBND tỉnh phân loại
đường sá, định kỳ cấp phép sử dụng khai thác hoặc đình chỉ khai thác, sử dụng
các công trình, các tuyến giao thông do địa phương trực tiếp quản lý.
5. Chủ trì việc phân công, phối hợp, huy động
lực lượng vận tải của địa phương, bảo đảm nhu cầu vận chuyển nội tỉnh và liên
tỉnh.
6. Phối hợp với các cơ quan và tổ chức có liên
quan bảo đảm an toàn cho phương tiện giao thông vận tải, người và tài sản trên
phương tiện có hoạt động trên địa bàn tỉnh.
III. Về xây dựng giao thông:
1. Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện quy
hoạch mạng lưới giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh, sau khi được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
2. Thực hiện chức năng chủ đầu tư hoặc cử chủ
nhiệm điều hành dự án các công trình giao thông của địa phương, bao gồm các
công trình do nguồn vốn ngân sách của địa phương, vốn Trung ương cấp cho địa
phương hoặc vốn huy động từ nhân dân đóng góp, theo thể chế về xây dựng cơ bản
hiện hành.
3. Tổ chức chỉ đạo việc xây dựng các công trình
giao thông của tỉnh theo đúng quy trình, cơ chế quản lý xây dựng cơ bản. Thẩm
xét và giám định các công trình trong phạm vi thẩm quyền, trình Hội đồng thẩm
xét và giám định cấp tỉnh đối với các công trình trên hạn ngạch quan trọng. Chủ
trì soạn thảo các dự án đầu tư về GTVT trên địa bàn tỉnh (kể cả dự án liên
doanh, liên kết với nước ngoài) để trình cấp trên có thẩm quyền.
IV. Quản lý nghiệp vụ kỹ thuật GTVT:
1. Tổ chức, chỉ đạo việc quản lý các cơ sở cơ
khí GTVT thuộc các thành phần kinh tế của tỉnh đăng ký hành nghề và cấp phép
hoạt động theo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật cho các cơ sở đó đúng các quy định
của Bộ GTVT.
2. Đăng kiểm kỹ thuật (đăng ký và kiểm tra kỹ
thuật) tàu sông và các phương tiện thi công công trình giao thông, các phương
tiện vận tải đường bộ theo quy định hiện hành của Bộ GTVT và hướng dẫn của các
Cục quản lý chuyên ngành.
3. Thẩm tra và trình xét duyệt thiết kế và thẩm
định việc cải tạo, sửa đổi, phục hồi, đóng mới và sản xuất phương tiện, thiết
bị, phụ tùng GTVT phù hợp với yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nước về tiêu
chuẩn, đo lường, chất lượng và kỹ thuật an toàn theo phân cấp và quy định hiện
hành của Bộ GTVT hoặc Cục quản lý chuyên ngành.
4. Hướng dẫn và kiểm tra các cơ quan, các cấp
trực thuộc chấp hành quy định của Bộ GTVT và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về
xuất nhập khẩu phương tiện GTVT.
5. Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát các đơn
vị sự nghiệp quản lý thu, nộp lệ phí GTVT theo quy định của luật pháp và phân
công, Ủy nhiệm thống nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ GTVT.
6. Quản lý các doanh nghiệp Nhà nước (bao gồm
doanh nghiệp SXKD và doanh nghiệp Công ích) về GTVT của tỉnh theo phân cấp UBND
tỉnh.
7. Chấp hành việc áp dụng tiêu chuẩn Viên chức
Nhà nước do Bộ và Nhà nước ban hành về chức danh chuyên môn, nghiệp vụ của cán
bộ quản lý ngành GTVT ở địa phương.
Tổ chức, chỉ đạo công tác quy hoạch kế hoạch đào
tạo cán bộ viên chức và công nhân chuyên nghiệp ngành GTVT theo chương trình,
mục tiêu và tiêu chuẩn quốc gia do Bộ ban hành; Đồng thời tổ chức kiểm tra thực
hiện công tác quy hoạch, đào tạo CBCV và công nhân chuyên ngành GTVT trên địa
bàn tỉnh.
C. Cơ cấu tổ chức sở Giao thông Vận tải
Sở Giao thông Vận tải có Giám đốc Sở phụ trách,
giúp Giám đốc Sở có 1 đến 2 Phó Giám đốc quản lý từng mặt công tác theo sự phân
công của Giám đốc Sở.
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc và các Phó Giám đốc. Riêng Giám đốc Sở
phải có văn bản thỏa thuận của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Giúp việc Giám đốc và Phó giám đốc có các phòng,
ban:
1. Phòng Quản lý giao thông - Xây dựng cơ bản.
2. Phòng Kế hoạch Tổng hợp - Quản lý vận tải.
3. Phòng Khoa học Kỹ thuật và Công nghiệp
4. Phòng Quản lý kinh tế
5. Thanh tra Sở (có Đội hoặc Tổ Thanh tra giao
thông vận tải).
6. Phòng Tổ chức Hành chính (gồm: Tổ chức - Hành
chính - Thi đua - Khen thưởng).
Biên chế của sở do UBND tỉnh giao theo kế hoạch
hàng năm./.