ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HOÀ BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2008/QĐ-UBND
|
Hoà Bình, ngày 26
tháng 8 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC Y TẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH HÒA BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị
định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về
hướng dẫn nghiệp vụ Kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số
11/KH-UBND ngày 15/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc rà soát, đánh giá
TTHC năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Y tế tại Tờ trình số 148/TTr-SYT ngày 20/8/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thông qua phương án đơn giản hóa đối với 05 thủ tục
hành chính trong lĩnh vực Y tế thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Hòa Bình.
(Có
phụ lục chi tiết kèm theo).
Điều 2.
Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh và các đơn vị có liên quan:
1. Dự thảo văn bản thực thi
phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm
quyền xử lý sau khi được Chính phủ, Bộ, ngành thông qua.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, Ngành liên quan thực hiện
Quyết định này.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục KSTTHC - VPCP;
- Bộ Y tế;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh VP, các Phó CVP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT + KSTT (Ng.03b)
|
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Khánh
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC Y TẾ
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2008/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2020 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
1. Thủ tục
Điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đối với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế khi thay đổi quy mô giường bệnh hoặc cơ cấu
tổ chức hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn.
1.1. Nội dung đơn giản
hóa
- Về thời gian giải quyết: Rút
ngắn thời gian giải quyết từ 90 ngày xuống còn 45 ngày.
Nhằm tạo điều kiện cho cá nhân,
tổ chức sớm nhận được giấy phép hoạt động khám chữa bệnh, thời gian giải quyết
TTHC 45 ngày là phù hợp.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều
47 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 cụ thể
như sau: “Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng
Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc điều chỉnh
giấy phép hoạt động; nếu không cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải
trả lời bằng văn bản và nêu lý do”.
1.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
-
Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 59.435.440 đồng/năm.
-
Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 29.778.640 đồng/năm.
-
Chi phí tiết kiệm: 29.656.800 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 49,89%.
2. Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
nhân đạo đối với bệnh viện thuộc Sở Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các Bộ
khác (trừ các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng) và áp dụng đối với trường hợp khi
thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập.
2.1.
Nội dung đơn giản hóa
- Về
thời gian giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 90
ngày xuống còn 45 ngày.
Lý
do: Nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, tổ
chức sớm nhận được giấy phép hoạt động khám chữa bệnh, thời gian giải quyết
TTHC 45 ngày là phù hợp.
2.2.
Kiến nghị thực thi
- Sửa
đổi điểm b khoản 1 Điều 47 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23
tháng 11 năm 2009 như sau: “Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp
hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động; nếu không cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt
động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do”.
1.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
-
Chi phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 59.578.026 đồng/năm.
-
Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 29.921.226 đồng/năm.
-
Chi phí tiết kiệm: 29.656.800 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 49,77%.
3. Thủ tục Công bố lại đối với cơ sở công bố đủ điều kiện
điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng phương thức điện tử khi hồ sơ công bố
bị hư hỏng hoặc bị mất.
3.1.
Nội dung đơn giản hóa
- Về
thời gian giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết từ 05 ngày làm việc xuống còn
03 ngày làm việc.
-
Lý do: Nhằm tạo điều kiện cho cá nhân,
tổ chức sớm nhận được giấy phép đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng phương thức điện tử, thời gian giải quyết TTHC 3 ngày là phù hợp.
3.2.
Kiến nghị thực thi
- Sửa
đổi điểm c khoản 2 điều 15 Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính
phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cụ
thể như sau: “Trường hợp hồ sơ công bố đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều
14 Nghị định này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
hồ sơ công bố của cơ sở điều trị, Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và công
khai trên trang thông tia điện tử của Sở Y tế các thông tin sau: Tên, địa chỉ,
số điện thoại liên hệ và toàn văn hồ sơ công bố của cơ sở điều trị”.
1.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
-
Chi phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.350.120 đồng/năm.
-
Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.182.610 đồng/năm.
-
Chi phí tiết kiệm: 1.167.510 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 34,84%.
4. Thủ tục Công bố lại đối với cơ sở đủ điều kiện điều trị
nghiện chất dạng thuốc phiện khi có thay đổi về tên, địa chỉ, về cơ sở vật chất,
trang thiết bị và nhân sự.
4.1.
Nội dung đơn giản hóa
- Về
thời gian giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết từ 05 ngày làm việc xuống
còn 03 ngày làm việc.
-
Lý do: Nhằm tạo điều kiện cho cá nhân,
tổ chức sớm nhận được giấy phép đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện, thời gian giải quyết TTHC 03 ngày là phù hợp.
4.2.
Kiến nghị thực thi
- Sửa
đổi khoản 2 điều 16 Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy
định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cụ thể
như sau: “Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản
thông báo của cơ sở điều trị (thời điểm tiếp nhận văn bản được tính theo dấu tiếp
nhận công văn đến của Sở Y tế), Sở Y tế có trách nhiệm cập nhật các thông tin
thay đổi trong hồ sơ công bố của cơ sở điều trị đã đăng tải trên trang thông
tin điện tử của Sở Y tế”.
1.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
-
Chi phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.409.580 đồng/năm.
-
Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.067.040 đồng/năm.
-
Chi phí tiết kiệm: 1.342.540 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 39,37%.
5. Thủ tục Cho phép mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần,
thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất thuộc thẩm quyền của Sở
Y tế.
5.1.
Nội dung đơn giản hóa
- Về
thời gian giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 30
ngày xuống còn 26 ngày giải quyết hồ sơ.
5.2.
Kiến nghị thực thi
- Sửa
đổi khoản 3 điều 54 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8 tháng 5 năm 2017 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Dược cụ
thể như sau: “Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ ký duyệt đơn hàng mua hoặc cho phép bằng văn bản cho cơ sở nhượng lại
trong vòng 26 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ”
5.3.
Lợi ích phương án đơn giản hóa
-
Chi phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 278.041.140 đồng/năm.
-
Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 244.951.840 đồng/năm.
-
Chi phí tiết kiệm: 33.089.300 đồng/năm.
- Tỷ
lệ cắt giảm chi phí: 11,90%./.