BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1978/QĐ-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 12 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN
CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số
14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số
101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số
01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của
Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số
03/2018/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành
giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Thông tư số
10/2018/TT-BNV ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số
chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Công văn số
6600/BNV-ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Nội vụ về việc thống nhất ban hành
07 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức
chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp;
Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này 07 chương trình bồi dưỡng
theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
gồm:
- Chương trình bồi dưỡng theo tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I);
- Chương trình bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng
II);
- Chương trình bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng
III)/ Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III);
- Chương trình bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I;
- Chương trình bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II;
- Chương trình bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng
III/ Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III;
- Chương trình bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng Cục
trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTB&XH;
- Lưu: VT, TCGDNN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quân
|
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CAO CẤP (HẠNG I )
(Mã
số: V.09.02.01)
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1978/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. ĐỐI TƯỢNG
BỒI DƯỠNG
Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
(GDNN) giảng dạy trình độ cao đẳng, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị
trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giảng viên
GDNN cao cấp (hạng I) và đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp Giảng viên GDNN
chính (hạng II) hoặc tương đương từ đủ 03 năm trở lên.
II. MỤC TIÊU
BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Bồi dưỡng cho nhà giáo GDNN đạt
chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I).
2. Mục tiêu cụ thể
Học xong chương trình bồi dưỡng
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I), người học có
được những năng lực sau:
- Nhận thức được vai trò và sứ
mệnh của GDNN trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Vận dụng được kiến thức về
chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung của hạng chức danh nghề nghiệp
Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I) vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
- Vận dụng thành thạo kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp trong việc xây dựng và
phát triển trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
III. THỜI
GIAN BỒI DƯỠNG VÀ ĐƠN VỊ THỜI GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian bồi dưỡng: 240 giờ
2. Đơn vị thời gian của giờ học:
Một giờ học lý thuyết là 45 phút; Một giờ học thực hành/tích hợp/thảo luận là
60 phút
IV. DANH MỤC
CÁC BÀI VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Số TT
|
Tên phần/bài
|
Thời gian (giờ)
|
Tổng
|
Lý thuyết
|
Thực hành/Thảo luận
|
Thi/ kiểm tra
|
I
|
Phần I: Kiến thức về chính
trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung
|
36
|
16
|
16
|
4
|
1
|
Bài 1: Quản lý nhà nước về
viên chức
|
8
|
4
|
4
|
|
2
|
Bài 2: Chức trách, nhiệm vụ
Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I) trong cơ sở GDNN
|
8
|
4
|
4
|
|
3
|
Bài 3: Định hướng phát triển
GDNN
|
8
|
4
|
4
|
|
4
|
Bài 4: Vai trò của GDNN trong
sự phát triển của nền kinh tế tri thức
|
8
|
4
|
4
|
|
|
Ôn tập và kiểm tra phần I
|
4
|
|
|
4
|
II
|
Phần II: Kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp
|
168
|
28
|
132
|
8
|
5
|
Bài 5: Phát triển đội ngũ Giảng
viên GDNN cao cấp (hạng I) đáp ứng sứ mạng phát triển GDNN
|
20
|
4
|
16
|
|
6
|
Bài 6: Quản lí nhà nước về
GDNN và quản trị cơ sở GDNN
|
24
|
4
|
20
|
|
7
|
Bài 7: Quản lí hoạt động
nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong GDNN
|
24
|
4
|
20
|
|
8
|
Bài 8: Tự chủ trong GDNN
|
20
|
4
|
16
|
|
9
|
Bài 9: Đổi mới và nâng cao chất
lượng GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế
|
24
|
4
|
20
|
|
10
|
Bài 10: Giáo dục khởi nghiệp
sáng tạo cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN
|
20
|
4
|
16
|
|
11
|
Bài 11: Phát triển văn hóa trường
cao đẳng
|
28
|
4
|
24
|
|
|
Ôn tập và kiểm tra phần II
|
8
|
|
|
8
|
III
|
Phần III: Tìm hiểu thực tế
và viết thu hoạch
|
36
|
4
|
32
|
|
12
|
Tìm hiểu thực tế
|
20
|
4
|
16
|
|
13
|
Viết thu hoạch
|
16
|
0
|
16
|
|
|
Tổng cộng:
|
240
|
48
|
180
|
12
|
V. CHƯƠNG
TRÌNH CHI TIẾT
PHẦN I: KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC KỸ
NĂNG CHUNG
Thời gian thực hiện: 36
giờ (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành, thảo luận: 16 giờ; Thi/kiểm tra: 04 giờ).
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong Phần Kiến thức
về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung, người học có được những
năng lực sau:
- Vận dụng được các quy định
pháp luật hiện hành về viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ của Giảng viên
GDNN cao cấp (hạng I).
- Xác định được chức trách, nhiệm
vụ của Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I) trong cơ sở GDNN.
- Xây dựng được định hướng phát
triển lĩnh vực GDNN của quốc gia.
- Đánh giá được những tác động
của GDNN trong việc thúc đẩy nền kinh tế tri thức.
2. NỘI DUNG
Bài 1: Quản lý nhà nước về
viên chức
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Phân tích được nguyên tắc, nội
dung và các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về viên chức.
- Phân tích được hệ thống pháp
luật hiện hành về viên chức.
- Đề xuất được các giải pháp
tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về viên chức trong giai đoạn hiện nay.
- Vận dụng sáng tạo các nguyên
tắc, nội dung quản lý nhà nước về viên chức vào xây dựng và phát triển đội ngũ
viên chức ở trường cao đẳng.
* Nội dung:
1. Nguyên tắc, nội dung và những
yếu tố tác động đến quản lí nhà nước về viên chức
1.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước
về viên chức
1.2. Nội dung quản lí nhà nước
về viên chức
1.3. Yếu tố tác động đến quản
lý nhà nước về viên chức
2. Quy định pháp luật hiện hành
về viên chức
2.1. Hệ thống pháp luật hiện
hành về viên chức
2.2. Vai trò, trách nhiệm của
viên chức trong thực thi pháp luật hiện hành
3. Định hướng, giải pháp tăng
cường hiệu quả quản lý nhà nước về viên chức trong giai đoạn hiện nay
3.1. Định hướng quản lý nhà nước
về viên chức trong giai đoạn hiện nay
3.2. Giải pháp tăng cường hiệu
quả quản lý nhà nước về viên chức trong giai đoạn hiện nay
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Nội dung quản lý nhà nước
về viên chức
4.2. Giải pháp tăng cường hiệu
quả quản lý nhà nước về viên chức trong giai đoạn hiện nay
Bài 2: Chức trách, nhiệm vụ
của Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I) trong cơ sở GDNN
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Xác định được vị trí, vai trò
của Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I) trong cơ sở GDNN.
- Giải thích được nhiệm vụ của
Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I) trong cơ sở GDNN.
- Phân tích được tiêu chuẩn nghề
nghiệp của Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I) trong cơ sở GDNN.
* Nội dung:
1. Vị trí, vai trò của đội ngũ
Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I) trong cơ sở GDNN
1.1. Vị trí của Giảng viên GDNN
cao cấp (hạng I) trong cơ sở GDNN
1.2. Vai trò của Giảng viên
GDNN cao cấp (hạng I) trong cơ sở GDNN
2. Chức trách, nhiệm vụ của Giảng
viên GDNN cao cấp trong cơ sở GDNN
2.1. Chức trách của Giảng viên
cao cấp (hạng I) trong cơ sở GDNN
2.2. Nhiệm vụ của của Giảng
viên cao cấp (hạng I) trong cơ sở GDNN
3. Tiêu chuẩn nghề nghiệp của
Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I)
3.1. Tiêu chuẩn về trình độ đào
tạo, bồi dưỡng
3.2. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Vị trí, vai trò, chức trách,
nhiệm vụ của Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I) trong cơ sở GDNN
4.2. Tiêu chuẩn nghề nghiệp của
Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I)
Bài 3: Định hướng phát triển
GDNN Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được thực trạng và định
hướng phát triển GDNN.
- Xác định được mục tiêu phát
triển của cơ sở GDNN nơi đang công tác.
* Nội dung:
1. Thực trạng phát triển của
GDNN
1.1. Những mặt đạt được
1.2. Những hạn chế
1.3. Nguyên nhân của những hạn
chế
2. Định hướng phát triển GDNN
2.1. Quan điểm
2.2. Mục tiêu
2.3. Một số giải pháp
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Thực trạng phát triển GDNN
3.2. Giải pháp phát triển GDNN
Bài 4: Vai trò của GDNN
trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm, vai
trò của GDNN trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức.
- Xác định được những thay đổi
cần thiết của cơ sở GDNN đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
* Nội dung:
1. GDNN là động lực phát triển nền
kinh tế tri thức
1.1. Vai trò của GDNN trong
phát triển nguồn nhân lực
1.2. Vai trò của GDNN đối với
nâng cao dân trí và giá trị xã hội mới
2. Đổi mới GDNN đáp ứng yêu cầu
của nền kinh tế tri thức
2.1. Chiến lược phát triển GDNN
trong nền kinh tế tri thức
2.2. Đổi mới quản trị cơ sở
GDNN
2.3. Đổi mới mô hình giáo dục
nghề nghiệp
2.4. Đổi mới mục tiêu, chương
trình đào tạo
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Vai trò của GDNN trong
phát triển nguồn nhân lực
3.2. Đổi mới GDNN đáp ứng yêu cầu
của nền kinh tế tri thức
3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN
I
3.1. Phòng học chuyên môn: Bố
trí đầy đủ ánh sáng, không gian tổ chức các hoạt động thảo luận, làm việc nhóm,
trình diễn….
3.2. Trang thiết bị máy móc:
Máy tính, máy chiếu,…
3.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:
Giấy A0, A4, bút dạ, thẻ màu, bảng từ, bảng tờ lật, bảng ghim, nam châm,...
3.4. Nguồn lực khác (nếu có)
4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ PHẦN I
4.1. Nội dung
- Các quy định pháp luật hiện
hành về viên chức.
- Chức trách, nhiệm vụ của Giảng
viên GDNN cao cấp (hạng I) trong cơ sở GDNN.
- Định hướng phát triển GDNN của
Việt Nam.
- Những tác động của GDNN trong
việc thúc đẩy nền kinh tế tri thức.
4.2. Phương pháp: Đánh giá
thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành)
5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN
I
5.1. Hướng dẫn về phương pháp
giảng dạy, học tập
- Đối với giảng viên:
+ Thiết kế các hoạt động thảo
luận, hướng dẫn nghiên cứu trường hợp, học tập dựa vào trải nghiệm, dựa vào dự
án, dạy học theo nhóm, sử dụng mô hình dạy học hỗn hợp (Blened learning), lớp học
đảo ngược (Flipped Classroom), LMS (Learning Management Systems).
+ Giảng viên cần chuẩn bị tài
liệu và phát cho học viên trước mỗi giờ giảng để học viên tìm hiểu, nghiên cứu
nội dung bài học.
- Đối với người học: Làm bài tập,
nghiên cứu tài liệu được cung cấp hoặc nguồn dữ liệu internet, thảo luận, trao
đổi, phản biện, học tập dựa vào dự án, học tập theo nhóm.
5.2. Những trọng tâm cần lưu ý
- Các quy định pháp luật hiện
hành về viên chức.
- Chức trách, nhiệm vụ của Giảng
viên GDNN cao cấp (hạng I) trong cơ sở GDNN.
PHẦN II: KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÀ ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Thời gian thực hiện: 168
giờ (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành, thảo luận: 132 giờ; Thi/kiểm tra: 08 giờ).
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong Phần Kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp, người học có được những
năng lực sau:
- Xây dựng được nội dung và giải
pháp phát triển đội ngũ giảng viên thực hiện sứ mạng phát triển GDNN.
- Xây dựng được các giải pháp đổi
mới quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Thực hiện được việc tổ chức,
quản lý hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của Giảng viên GDNN cao cấp (hạng
I) và của cơ sở GDNN.
- Xác định được các yêu cầu tự
chủ và đề xuất giải pháp thực hiện quyền tự chủ của cơ sở GDNN.
- Xây dựng được nhiệm vụ, giải
pháp nâng cao chất lượng GDNN đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.
- Xây dựng được nội dung,
phương pháp giáo dục khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên và các giải pháp hỗ trợ
học sinh, sinh viên khởi nghiệp.
- Vận dụng được các mô hình cấu
trúc văn hóa nhà trường để phát triển văn hóa trường cao đẳng.
2. NỘI DUNG
Bài 5: Phát triển đội ngũ Giảng
viên GDNN cao cấp (hạng I) đáp ứng sứ mạng phát triển GDNN
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu:
- Phân tích được các yêu cầu đối
với giảng viên trong GDNN hiện nay.
- Xác định được sứ mệnh và nhiệm
vụ của Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I) theo yêu cầu đổi mới GDNN.
- Xây dựng được các giải pháp
phát triển đội ngũ giảng viên thực hiện sứ mạng phát triển GDNN.
- Xác định được vai trò của người
Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I) đối với sự phát triển đội ngũ giảng viên trường
cao đẳng.
* Nội dung:
1. Đổi mới GDNN hiện nay
1.1. Bối cảnh đổi mới GDNN hiện
nay
1.2. Các chủ trương và chính
sách đổi mới GDNN
2. Sứ mệnh và nhiệm vụ của người
Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I) theo yêu cầu đổi mới của xã hội và của giáo dục
2.1. Sứ mệnh của Giảng viên
GDNN cao cấp (hạng I)
2.2. Nhiệm vụ Giảng viên GDNN
cao cấp (hạng I)
3. Phát triển đội ngũ giảng
viên trường cao đẳng và vai trò người Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I)
3.1. Quy trình phát triển đội
ngũ giảng viên trường cao đẳng
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng
3.3. Vai trò và trách nhiệm của
người giảng viên cao cấp đối với sự phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng
3.4. Giải pháp phát triển đội
ngũ giảng viên thực hiện sứ mạng phát triển GDNN
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Các mô hình hoạt động, mô
hình nhân cách, mô hình đào tạo giảng viên
4.2. Giải pháp phát triển đội
ngũ giảng viên thực hiện sứ mạng phát triển GDNN
4.3. Vai trò và trách nhiệm của
người giảng viên cao cấp đối với sự phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng
Bài 6: Quản lí nhà nước về
GDNN và quản trị cơ sở GDNN
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu:
- Phân tích được nội dung và những
vấn đề đặt ra trong quản lí nhà nước về GDNN;
- Xác định được yêu cầu và định
hướng đổi mới quản lí nhà nước về GDNN;
- Giải thích được những vấn đề
cơ bản về quản trị cơ sở GDNN;
- Xác định được các yêu cầu, nội
dung quản trị cơ sở GDNN;
- Xây dựng được các giải pháp đổi
mới quản trị cơ sở GDNN đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
* Nội dung:
1. Quản lí nhà nước về GDNN
1.1. Khái niệm và đặc điểm quản
lí nhà nước về GDNN
1.2. Đối tượng và nội dung quản
lí nhà nước về GDNN
1.3. Thực trạng và những vấn đề
đặt ra trong quản lí nhà nước về GDNN
1.4. Yêu cầu và định hướng đổi
mới quản lí nhà nước về GDNN
2. Quản trị cơ sở GDNN
2.1. Khái niệm, bản chất, chức
năng của quản trị cơ sở GDNN
2.2. Xu hướng đổi mới quản trị
cơ sở GDNN
2.3. Nội dung quản trị cơ sở
GDNN
2.4. Giải pháp đổi mới quản trị
cơ sở GDNN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Thực trạng và những vấn đề
đặt ra trong quản lí nhà nước về GDNN
3.2. Giải pháp đổi mới quản trị
cơ sở GDNN đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN
Bài 7: Quản lí hoạt động
nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong GDNN
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu:
- Giải thích được các quy định
cơ bản về tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong GDNN của nước
ta.
- Thực hiện được việc tổ chức,
quản lý hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của Giảng viên GDNN cao cấp (hạng
I) và của cơ sở GDNN.
* Nội dung:
1. Hoạt động khoa học và công
nghệ của cả nước và của GDNN
1.1. Hệ thống các tổ chức
nghiên cứu khoa học nước ta
1.2. Điều kiện hoạt động của
các tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ
1.3. Kết quả và phương hướng hoạt
động khoa học và công nghệ
2. Quản lý hoạt động khoa học và
công nghệ của cả nước và của lĩnh vực GDNN
2.1. Những quy định về quản lý
hoạt động khoa học và công nghệ của cả nước
2.2. Quản lý hoạt động khoa học
và công nghệ trong lĩnh vực GDNN
2.3. Những hình thức và kết quả
hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực GDNN
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Thực trạng và những vấn đề
đặt ra trong hoạt động khoa học và công nghệ của cả nước và của lĩnh vực GDNN
3.2. Những thách thức trong
công tác quản lí hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực GDNN hiện nay
3.3. Giải pháp quản lí hoạt động
khoa học và công nghệ trong lĩnh vực GDNN
Bài 8: Tự chủ trong GDNN
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu:
- Giải thích được thực trạng về
tự chủ trong GDNN.
- Phân tích được kinh nghiệm tự
chủ trong GDNN ở một số nước trên thế giới.
- Xây dựng được giải pháp tự chủ
trong GDNN.
* Nội dung:
1. Tự chủ và trách nhiệm của cơ
sở GDNN
1.1. Quyền tự chủ và nội dung
quyền tự chủ trong GDNN
1.2. Những yêu cầu của cơ chế tự
chủ và tính trách nhiệm xã hội trong GDNN
2. Kinh nghiệm tự chủ trong
GDNN ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
2.1. Tự chủ trong GDNN ở một số
nước
2.2. Kết quả thí điểm tự chủ ở
các cơ sở GDNN của Việt Nam
3. Định hướng và giải pháp đổi
mới GDNN đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội
3.1. Định hướng đổi mới GDNN đảm
bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội
3.2. Giải pháp đổi mới GDNN đảm
bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Những yêu cầu của cơ chế tự
chủ và tính trách nhiệm xã hội trong GDNN
4.2. Kinh nghiệm tự chủ trong
GDNN ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
4.3. Định hướng và giải pháp đổi
mới GDNN đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội
Bài 9: Đổi mới và nâng cao
chất lượng GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu:
- Giải thích được các yêu cầu đổi
mới GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Xác định được quan điểm đổi mới
nâng cao chất lượng GDNN trong bối cảnh hội nhập.
- Xây dựng được nhiệm vụ, giải
pháp nâng cao chất lượng GDNN đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.
* Nội dung:
1. Yêu cầu đổi mới GDNN trong bối
cảnh hội nhập quốc tế
1.1. Chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế
1.2. Những vấn đề đặt ra đối với
GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế
2. Đổi mới và nâng cao chất lượng
GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế
2.1. Thời cơ và thách thức
2.2. Quan điểm đổi mới, nâng
cao chất lượng GDNN
2.3. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Các yêu cầu đổi mới GDNN
trong bối cảnh hội nhập quốc tế
3.2. Nhiệm vụ, giải pháp nâng
cao chất lượng GDNN đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục
Bài 10: Giáo dục khởi nghiệp
sáng tạo cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu:
- Xác định được mục tiêu, vai trò
và tầm quan trọng của giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho học sinh, sinh viên
trong các cơ sở GDNN.
- Xây dựng được nội dung,
phương pháp giáo dục khởi nghiệp sáng tạo.
- Xây dựng được các nhiệm vụ,
giải pháp hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp sáng tạo.
* Nội dung:
1. Những vấn đề chung về giáo dục
khởi nghiệp sáng tạo cho học sinh, sinh viên
1.1. Khái niệm và mục tiêu giáo
dục khởi nghiệp sáng tạo
1.2. Vai trò và tầm quan trọng
của giáo dục khởi nghiệp sáng tạo
1.3. Lịch sử và các mô hình
giáo dục khởi nghiệp sáng tạo
2. Khởi sự kinh doanh
2.1. Khái niệm, vai trò của khởi
sự kinh doanh
2.2. Các loại hình khởi sự kinh
doanh
3. Giáo dục khởi nghiệp ở một số
nước
3.1. Mỹ
3.2. Một số nước EU
3.3. Một số nước châu Á
3.4. Một số nước ASEAN
4. Nội dung, phương pháp giáo dục
khởi nghiệp sáng tạo cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN
4.1. Nội dung giáo dục khởi
nghiệp sáng tạo
4.2. Phương pháp giáo dục khởi
nghiệp sáng tạo
5. Giải pháp hỗ trợ học sinh,
sinh viên khởi nghiệp sáng tạo
6. Thực hành/ Thảo luận
6.1. Giải pháp hỗ trợ học sinh,
sinh viên khởi nghiệp sáng tạo
6.2. Nội dung, phương pháp giáo
dục khởi nghiệp sáng tạo cho học sinh, sinh viên
Bài 11: Phát triển văn hóa
trường cao đẳng
Thời
gian: 28 giờ
* Mục tiêu:
- Phân tích được các yếu tố cấu
thành văn hóa trường cao đẳng.
- Xác định được các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình quản lý xây dựng văn hóa trường cao đẳng.
- Vận dụng được các mô hình cấu
trúc văn hóa trường cao đẳng vào thực tiễn.
* Nội dung:
1. Những vấn đề chung về văn
hóa trường cao đẳng
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.2. Đặc trưng văn hóa trường
cao đẳng
1.3. Mô hình cấu trúc văn hóa
trường cao đẳng
1.4. Các yếu tố cấu thành văn
hóa trường cao đẳng
2. Quản lý xây dựng văn hóa trường
cao đẳng
2.1. Lý luận về quản lý xây dựng
văn hóa nhà trường
2.2. Quản lý xây dựng văn hoá
trường cao đẳng
2.3. Các bước xây dựng văn hoá
trường cao đẳng
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý xây dựng văn hoá trường cao đẳng
3. Phát triển văn hóa trường
cao đẳng
3.1. Khái niệm chung
3.2. Phát triển văn hóa trường
cao đẳng
4. Văn hóa trường cao đẳng
trong bối cảnh toàn cầu hóa
4.1. Bối cảnh hiện nay
4.2. Yêu cầu đặt ra đối với
công tác phát triển văn hóa trường cao đẳng
4.3. Phát triển văn hóa trường
cao đẳng tại Việt Nam trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa
5. Thực hành/Thảo luận
5.1. Các yếu tố cấu thành văn
hóa trường cao đẳng
5.2. Phát triển văn hóa trường
cao đẳng tại Việt Nam trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa
3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN
II
3.1. Phòng học chuyên môn: Bố
trí đầy đủ ánh sáng, không gian tổ chức các hoạt động thảo luận, làm việc nhóm,
trình diễn….
3.2. Trang thiết bị máy móc:
Máy tính, máy chiếu,...
3.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:
Chương trình, tài liệu dạy học và bài giảng powerpoint; giấy A0, A4, bút dạ, thẻ
màu, bảng từ, bảng tờ lật, bảng ghim, nam châm,...
3.4. Nguồn lực khác (nếu có)
4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ PHẦN II
4.1. Nội dung
- Sứ mệnh, nhiệm vụ Giảng viên GDNN
cao cấp (hạng I) trong cơ sở GDNN; giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên thực
hiện sứ mạng phát triển GDNN; vai trò và trách nhiệm của người giảng viên cao cấp
đối với sự phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng.
- Nội dung và định hướng đổi mới
quản lí nhà nước về GDNN; nội dung và giải pháp đổi mới quản trị cơ sở GDNN đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Hệ thống các tổ chức nghiên cứu
khoa học nước ta; những quy định về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của
cả nước; giải pháp quản lí hoạt động khoa học và công nghệ trong GDNN.
- Những yêu cầu của cơ chế tự
chủ và tính trách nhiệm xã hội trong GDNN; kinh nghiệm tự chủ trong GDNN ở một
số nước trên thế giới và ở Việt Nam; định hướng và giải pháp đổi mới GDNN đảm bảo
quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội.
- Chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế; nhiệm vụ, giải pháp nâng
cao chất lượng GDNN đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.
- Nội dung, phương pháp giáo dục
khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về giáo dục khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên; nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ học
sinh, sinh viên khởi nghiệp.
- Các yếu tố cấu thành văn hóa
trường cao đẳng; phát triển văn hóa trường cao đẳng Việt Nam trong xu thế hội
nhập và toàn cầu hóa.
4.2. Phương pháp: Đánh giá
thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành)
5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN
II
5.1. Hướng dẫn về phương pháp
giảng dạy, học tập
- Đối với giảng viên:
+ Thiết kế các hoạt động thảo
luận, hướng dẫn nghiên cứu trường hợp, học tập dựa vào trải nghiệm, dựa vào dự
án, dạy học theo nhóm, sử dụng mô hình dạy học hỗn hợp (Blened learning), lớp học
đảo ngược (Flipped Classroom), LMS (Learning Management Systems).
+ Giảng viên cần chuẩn bị tài
liệu và phát cho học viên trước mỗi giờ giảng để học viên tìm hiểu, nghiên cứu
nội dung bài học.
- Đối với người học: Làm bài tập,
nghiên cứu tài liệu được cung cấp hoặc nguồn dữ liệu internet, thảo luận, trao
đổi, phản biện, học tập dựa vào dự án, học tập theo nhóm.
5.2. Những trọng tâm cần lưu ý
- Sứ mệnh, nhiệm vụ giảng viên
GDNN cao cấp (hạng I) ở trường cao đẳng; giải pháp phát triển đội ngũ giảng
viên thực hiện sứ mạng phát triển GDNN; vai trò và trách nhiệm của người giảng
viên cao cấp đối với sự phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng.
- Nội dung và định hướng đổi mới
quản lí nhà nước về GDNN; nội dung và giải pháp đổi mới quản trị cơ sở GDNN đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Những yêu cầu của cơ chế tự
chủ và tính trách nhiệm xã hội trong GDNN; kinh nghiệm tự chủ trong GDNN ở một
số nước trên thế giới và ở Việt Nam; định hướng và giải pháp đổi mới GDNN đảm bảo
quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội.
- Chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế; nhiệm vụ, giải pháp nâng
cao chất lượng GDNN đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.
PHẦN 3: TÌM HIỂU THỰC TẾ VÀ VIẾT THU HOẠCH
Thời
gian thực hiện: 36 giờ (Lý thuyết: 04 giờ; Thực hành: 32 giờ)
1. Tìm hiểu thực tế
Thời
gian: 20 giờ
a) Mục đích
Tìm hiểu, quan sát và trao đổi
kinh nghiệm công tác trong đổi mới chất lượng đào tạo, quản trị nhà trường, quản
lý hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác doanh nghiệp,
xây dựng môi trường văn hoá chuyên nghiệp qua thực tiễn tại trường cao đẳng cụ
thể, giúp học viên gắn kết giữa lý thuyết với thực hành, thực tiễn.
b) Yêu cầu
- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng tổ chức
cho học viên đi thực tế.
- Trường cao đẳng tiếp nhận học
viên đến tìm hiểu thực tế báo cáo kinh nghiệm trong đổi mới chất lượng đào tạo,
quản trị nhà trường, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ, hợp tác doanh nghiệp, xây dựng môi trường văn hoá,...
- Học viên quan sát, ghi nhận
thông tin để điền vào bảng quan sát; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhà trường;
tổng hợp thông tin, tài liệu,... để chuẩn bị viết bài thu hoạch.
c) Hướng dẫn tổ chức thực
hiện
* Công tác chuẩn bị:
- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng liên
hệ với trường cao đẳng có kinh nghiệm trong hoạt động GDNN, phát triển mối quan
hệ với doanh nghiệp,... để tổ chức cho học viên đi tìm hiểu thực tế.
- Giảng viên xây dựng bảng quan
sát, hướng dẫn học viên sử dụng bảng quan sát và chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn
đề cần làm rõ trong quá trình đi tìm hiểu thực tế. Nội dung này được thực hiện
tại cơ sở tổ chức bồi dưỡng. Thời gian thực hiện: 04 giờ.
* Tìm hiểu thực tế tại trường
cao đẳng tiếp nhận học viên đến tìm hiểu thực tế. Thời gian thực hiện: 16 giờ.
2. Viết bài thu hoạch
Thời
gian: 16 giờ
a) Mục đích
- Tổng hợp kiến thức và kỹ năng
học viên thu nhận được từ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I).
- Đánh giá kết quả học tập của
học viên đã đạt được qua bồi dưỡng; khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng đã
thu nhận được vào thực tiễn công tác của chức danh nghề nghiệp Giảng viên GDNN
cao cấp (hạng I).
b) Yêu cầu
- Về nội dung:
+ Bài thu hoạch gắn với công việc
của chức danh Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I) trong đó nêu được kiến thức và kỹ
năng thu nhận được sau khóa bồi dưỡng, phân tích công việc hiện nay và đề xuất
vận dụng vào công việc sau khi tham gia khóa bồi dưỡng và các hoạt động trải
nghiệm tại trường cao đẳng.
+ Bài thu hoạch viết dưới
dạng một đề án. Đề án đề cập những vấn đề cấp bách, thiết thực, phù hợp với thực
tế, đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị công tác. Bản đề án được trình bày
theo kết cấu quy định; lập luận phải lôgic, chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, có sức
thuyết phục. Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phải rõ ràng, có tính khả thi
trong thực tiễn. Số liệu sử dụng trong đề án phải có tính cập nhật.
- Về hình thức:
+ Đảm bảo đúng yêu cầu của một
bài thu hoạch.
+ Độ dài không quá 25 trang A4
(không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ
Times New Roman, cỡ chữ 14, cách dòng 1,5 lines.
+ Văn phong/cách viết: Có phân
tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng.
c) Hướng dẫn tổ chức thực
hiện
Học viên viết và hoàn thiện bài
thu hoạch theo yêu cầu và nộp cho cơ sở tổ chức bồi dưỡng.
VI. HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng: Chương
trình dùng để bồi dưỡng cho những người đã có “Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên Giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II)” hoặc
tương đương có nhu cầu bồi dưỡng để được cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên Giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I)”.
2. Phương thức tổ chức thực hiện
chương trình
Chương trình có thể tổ chức giảng
dạy theo một trong các hình thức: tập trung, bán tập trung, từ xa... do cơ sở tổ
chức bồi dưỡng quy định phù hợp với nội dung cụ thể.
3. Yêu cầu tổ chức thực hiện chương
trình (về đội ngũ giảng viên, về cơ sở vật chất, trang thiết bị,...)
- Đội ngũ giảng viên: Giảng
viên thực hiện chương trình phải có bằng Thạc sỹ trở lên; đang giữ hạng chức
danh nghề nghiệp Giảng viên GDNN cao cấp (hạng I) hoặc tương đương.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Phòng học, máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, bút dạ, giấy A0, A4, hệ thống âm
thanh,…
- Tài liệu: Cơ sở tổ chức bồi dưỡng
căn cứ vào chương trình này để tổ chức xây dựng, ban hành hoặc lựa chọn tài liệu
bồi dưỡng để tổ chức giảng dạy.
4. Hướng dẫn đánh giá kết quả học
tập
- Đánh giá thường xuyên: Đánh
giá thông qua ý thức và quá trình tham gia học tập do cơ sở tổ chức bồi dưỡng
quy định chi tiết.
- Kết thúc mỗi Phần, học viên
được đánh giá thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành) tại lớp. Bài kiểm
tra, bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10.
- Điều kiện cấp chứng chỉ: Học
viên phải tham gia ít nhất 80% thời gian học tập và có tất cả các bài kiểm tra,
bài thu hoạch kết thúc mỗi phần phải đạt từ 5 điểm trở lên sẽ được cấp “Chứng
chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên Giáo dục nghề
nghiệp cao cấp (hạng I)”.
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CHÍNH (HẠNG II)
(Mã
số: V.09.02.02)
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1978/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. ĐỐI TƯỢNG
BỒI DƯỠNG
Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
(GDNN) giảng dạy trình độ cao đẳng, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị
trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giảng
viên GDNN chính (hạng II) và đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp Giảng viên GDNN
lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III) hoặc tương đương từ đủ
03 năm trở lên.
II. MỤC
TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Bồi dưỡng cho nhà giáo GDNN đạt
chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên GDNN chính (hạng II).
2. Mục tiêu cụ thể
Học xong chương trình bồi dưỡng
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên GDNN chính (hạng II), người học có
được những năng lực sau:
- Nhận thức được vai trò và sứ
mệnh của GDNN trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Vận dụng được các kiến thức về
chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung của hạng chức danh nghề
nghiệp Giảng viên GDNN chính (hạng II) vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
- Vận dụng thành thạo các kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp trong việc xây dựng
và phát triển trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
III. THỜI
GIAN BỒI DƯỠNG VÀ ĐƠN VỊ THỜI GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian bồi dưỡng: 240 giờ
2. Đơn vị thời gian của giờ học:
Một giờ học lí thuyết là 45 phút; một giờ học thực hành/tích hợp/thảo luận là
60 phút
IV. DANH MỤC
CÁC BÀI VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Số TT
|
Tên phần/bài
|
Thời gian (giờ)
|
Tổng
|
Lý thuyết
|
Thực hành/Thảo luận
|
Thi/ kiểm tra
|
I
|
Phần I: Kiến thức về chính
trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung
|
36
|
24
|
8
|
4
|
1
|
Bài 1: Quản lý nhà nước về
viên chức
|
8
|
6
|
2
|
|
2
|
Bài 2: Chức trách, nhiệm vụ của
Giảng viên GDNN chính (hạng II) ở trường cao đẳng
|
8
|
6
|
2
|
|
3
|
Bài 3: Chiến lược phát triển
của trường cao đẳng
|
8
|
6
|
2
|
|
4
|
Bài 4: GDNN hướng tới nền
kinh tế tri thức
|
8
|
6
|
2
|
|
|
Ôn tập và kiểm tra phần I
|
4
|
|
|
4
|
II
|
Phần II: Kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp
|
168
|
56
|
104
|
8
|
5
|
Bài 5: Nâng cao chất lượng đội
ngũ Giảng viên GDNN chính (hạng II) đáp ứng yêu cầu của đổi mới GDNN
|
20
|
8
|
12
|
|
6
|
Bài 6: Quản lí cơ sở GDNN
trong bối cảnh hội nhập quốc tế
|
24
|
8
|
16
|
|
7
|
Bài 7: Quản lí hoạt động
nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ ở trường cao đẳng
|
24
|
8
|
16
|
|
8
|
Bài 8: Phát triển mối quan hệ
hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp
|
20
|
8
|
12
|
|
9
|
Bài 9: Bảo đảm chất lượng
GDNN
|
24
|
8
|
16
|
|
10
|
Bài 10: Phát triển chương
trình giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên ở trường cao đẳng
|
24
|
8
|
16
|
|
11
|
Bài 11: Xây dựng môi trường
văn hóa ở trường cao đẳng
|
24
|
8
|
16
|
|
|
Ôn tập và kiểm tra phần II
|
8
|
|
|
8
|
III
|
Phần III: Tìm hiểu thực tế
và viết thu hoạch
|
36
|
4
|
32
|
|
12
|
Tìm hiểu thực tế
|
20
|
4
|
16
|
|
13
|
Viết thu hoạch
|
16
|
|
16
|
|
|
Tổng cộng
|
240
|
84
|
144
|
12
|
V. CHƯƠNG
TRÌNH CHI TIẾT
PHẦN I: KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC
KỸ NĂNG CHUNG
Thời gian thực hiện: 36
giờ (Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành, thảo luận: 08 giờ; Thi/ kiểm tra: 04 giờ).
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong Phần Kiến thức
về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung, người học có được những
năng lực sau:
- Vận dụng được các quy định
pháp luật hiện hành về viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ của Giảng viên
GDNN chính (hạng II).
- Xác định được chức trách, nhiệm
vụ của Giảng viên GDNN chính (hạng II) ở trường cao đẳng.
- Xác định được chiến lược phát
triển của trường cao đẳng nơi đang công tác.
- Đề xuất được những thay đổi cần
thiết của cơ sở GDNN đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
2. NỘI DUNG
Bài 1: Quản lý nhà nước về
viên chức
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được các hình thức,
biện pháp quản lý nhà nước về viên chức
- Mô tả được các yếu tố ảnh hưởng
đến quản lý nhà nước về viên chức
- Xác định được hình thức, biện
pháp quản lý nhà nước về viên chức; liệt kê được nội dung quản lý nhà nước về
viên chức.
- Vận dụng được nội dung quản
lý nhà nước về viên chức vào quản lý viên chức ở trường cao đẳng.
* Nội dung:
1. Khái quát quản lý nhà nước,
pháp luật về viên chức
1.1. Quản lý nhà nước về viên
chức
1.2. Pháp luật về viên chức
2. Hình thức, biện pháp quản lý
nhà nước về viên chức
2.1. Hình thức quản lý nhà nước
về viên chức
2.2. Biện pháp quản lý nhà nước
về viên chức
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý nhà nước về viên chức
3.1. Hệ thống thể chế quản lý về
viên chức
3.2. Năng lực thực hiện pháp luật
của bộ máy quản lý viên chức
3.3. Tính chất hoạt động nghề
nghiệp của đội ngũ viên chức
3.4. Sự tham gia của người dân
vào hoạt động quản lý nhà nước đối với đội ngũ viên chức
4. Nội dung quản lý nhà nước về
viên chức
4.1. Xây dựng vị trí việc làm
4.2. Tuyển dụng viên chức
4.3. Ký hợp đồng làm việc
4.4. Bổ nhiệm, thay đổi chức
danh nghề nghiệp
4.5. Thay đổi vị trí việc làm,
biệt phái, chấm dứt hợp đồng làm việc, giải quyết chế độ thôi việc
4.6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm viên
chức quản lý; sắp xếp, bố trí và sử dụng viên chức theo nhu cầu công việc
4.7. Thực hiện việc đánh giá,
khen thưởng, kỷ luật viên chức
4.8. Thực hiện chế độ tiền
lương, các chính sách đãi ngộ, chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức
4.9. Lập, quản lý hồ sơ viên chức;
thực hiện chế độ báo cáo về quản lý viên chức thuộc phạm vi quản lý
5. Thực hành/Thảo luận
5.1. Đề xuất các giải pháp đổi
mới quản lý viên chức chuyên ngành GDNN
5.2. Đánh giá việc sử dụng viên
chức suốt đời và sự phù hợp với bối cảnh hiện tại
5.3. Đánh giá sự bất cập trong
cơ chế tuyển dụng viên chức hiện nay; biện pháp đổi mới để thu hút được người
tài công tác trong GDNN.
5.4. Thực hành giải quyết tình
huống và nghiên cứu trường hợp:
+ Tình huống tuyển dụng
+ Tình huống khen thưởng, kỷ luật
+ Tình huống khiếu nại; kí kết,
chấm dứt hợp đồng
Bài 2: Chức trách, nhiệm vụ
của Giảng viên GDNN chính (hạng II) ở trường cao đẳng
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu
- Xác định được vị trí của đội
ngũ Giảng viên GDNN chính (hạng II) ở trường cao đẳng trước yêu cầu đổi mới
GDNN.
- Mô tả được chức trách của Giảng
viên GDNN chính (hạng II) ở trường cao đẳng.
- Xác định được nhiệm vụ cụ thể
của Giảng viên GDNN chính (hạng II) ở trường cao đẳng.
* Nội dung
1. Xác định vị trí của đội ngũ
Giảng viên GDNN chính (hạng II) ở trường cao đẳng
1.1. Giảng dạy và tham gia quá
trình GDNN
1.2. Nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ
1.3. Xây dựng chương trình,
giáo trình đào tạo của ngành, nghề đạt trình độ khu vực và quốc tế
1.4. Tham gia hoạt động quản lý
và cung ứng dịch vụ
1.5. Hội nhập quốc tế về GDNN,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
2. Chức trách, nhiệm vụ của Giảng
viên GDNN chính (hạng II) ở trường cao đẳng
2.1. Chức trách của Giảng viên
GDNN chính (hạng II) ở trường cao đẳng
2.2. Nhiệm vụ của Giảng viên
GDNN chính (hạng II) ở trường cao đẳng
3. Tiêu chuẩn nghề nghiệp của
Giảng viên GDNN chính (hạng II)
3.1. Tiêu chuẩn về trình độ đào
tạo, bồi dưỡng của Giảng viên GDNN chính (hạng II)
3.2. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ của Giảng viên GDNN chính (hạng II)
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Yêu cầu Giảng viên GDNN
chính (hạng II) cần hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu mới của GDNN
4.2. Phân tích chức trách, nhiệm
vụ của Giảng viên GDNN chính (hạng II) ở trường cao đẳng
Bài 3: Chiến lược phát triển
của trường cao đẳng
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu
- Định nghĩa được khái niệm chiến
lược.
- Xác định được chiến lược phát
triển của trường cao đẳng nơi công tác.
* Nội dung
1. Khái quát về chiến lược
1.1. Khái niệm chiến lược
1.2. Các thành phần của chiến
lược
2. Chiến lược phát triển GDNN
2.1. Bối cảnh thực hiện chiến
lược
2.2. Chiến lược phát triển GDNN
năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
3. Chiến lược phát triển của
trường cao đẳng
3.1. Đặc điểm của trường cao đẳng
3.2. Chiến lược phát triển của
trường cao đẳng
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Phân tích các thành phần của
chiến lược
3.2. Phân tích chiến lược của
trường cao đẳng nơi anh/chị đang công tác
3.3. Thảo luận về tầm nhìn, sứ
mệnh của cơ sở GDNN
Bài 4: GDNN hướng tới nền
kinh tế tri thức
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu
- Mô tả được thực trạng GDNN ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Nêu được những yêu cầu đối với
GDNN trong nền kinh tế tri thức.
- Mô tả được giải pháp để nâng
cao hiệu quả GDNN trong nền kinh tế tri thức, vận dụng sáng tạo vào đổi mới,
nâng cao chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng.
- Xác định được phương hướng
phát triển GDNN ở Việt Nam trước những yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
* Nội dung
1. Đổi mới GDNN trong bối cảnh nền
kinh tế tri thức
1.1. Thực trạng GDNN ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay
1.2. Yêu cầu đối với GDNN trong
nền kinh tế tri thức
1.3. Đổi mới công tác GDNN để
đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức
2. Giải pháp để nâng cao hiệu
quả GDNN trong nền kinh tế tri thức
2.1. Về đội ngũ nhà giáo
2.2. Về chương trình, giáo
trình
2.3. Về cơ sở vật chất, thiết bị
2.4. Về quản trị cơ sở GDNN
2.5. Một số giải pháp khác
3. Thực hành/Thảo luận:
3.1. Đặc điểm của nền kinh tế
tri thức.
3.2. Xác định những đổi mới của
GDNN để đáp ứng nhu cầu nền kinh tế tri thức.
3.3. Đánh giá quan niệm “công
nhân lành nghề” còn phù hợp với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế tri thức.
3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN
I
3.1. Phòng học chuyên môn: Bố
trí đầy đủ ánh sáng, không gian tổ chức các hoạt động thảo luận, làm việc nhóm,
trình diễn…
3.2. Trang thiết bị máy móc:
Máy chiếu, máy tính,…
3.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:
Giấy A0, A4, bút dạ, thẻ màu, bảng từ, bảng tờ lật, bảng ghim, nam châm,...
3.4. Nguồn lực khác (nếu có)
4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ PHẦN I
4.1. Nội dung
- Hình thức, biện pháp quản lý
nhà nước về viên chức; nội dung quản lý nhà nước về viên chức
- Chức trách, nhiệm vụ của Giảng
viên GDNN chính (hạng II) ở trường cao đẳng
- Chiến lược phát triển của trường
cao đẳng
- Giải pháp để nâng cao hiệu quả
GDNN trong nền kinh tế tri thức
4.2. Phương pháp: Đánh giá
thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành)
5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
5.1. Hướng dẫn về phương pháp
giảng dạy, học tập
- Đối với giảng viên:
+ Thiết kế các hoạt động thảo
luận, hướng dẫn nghiên cứu trường hợp, học
tập dựa vào trải nghiệm, dựa
vào dự án, dạy học theo nhóm, sử dụng mô hình dạy học hỗn hợp (Blened
learning), lớp học đảo ngược (Flipped Classroom), LMS (Learning Management
Systems), tổ chức các hoạt động học tập dựa vào đội (Team - Based Learning), học
tập dựa vào dự án (Project- Based Learning), học tập dựa vào trải nghiệm
(Experiental - Based Learning).
+ Giảng viên cần chuẩn bị tài
liệu và phát cho học viên trước mỗi giờ giảng để học viên tìm hiểu, nghiên cứu
nội dung bài học.
- Đối với người học: Làm bài tập,
nghiên cứu tài liệu được cung cấp hoặc nguồn dữ liệu internet, thảo luận, trao
đổi, phản biện, tìm tòi khám phá, làm bài tập tình huống, nghiên cứu trường hợp…
5.2. Những trọng tâm cần lưu ý
- Nội dung quản lý nhà nước về
viên chức.
- Chức trách, nhiệm vụ của Giảng
viên GDNN chính (hạng II) ở trường cao đẳng.
PHẦN II: KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÀ ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Thời gian thực hiện: 168
giờ (Lý thuyết: 56 giờ; Thực hành, thảo luận: 104 giờ; Thi/kiểm tra: 08 giờ).
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong Phần Kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp, người học có được những
năng lực sau:
- Xây dựng được giải pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo GDNN đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN.
- Vận dụng sáng tạo phương pháp
quản lí cơ sở GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Tham gia quản lí hoạt động
nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ ở trường cao đẳng.
- Phát triển được mối quan hệ hợp
tác giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp.
- Phân tích được quy trình và
các hoạt động bảo đảm chất lượng GDNN.
- Phát triển được chương trình
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên ở trường cao đẳng.
- Xây dựng được môi trường văn
hóa ở trường cao đẳng.
2. NỘI DUNG
Bài 5: Nâng cao chất lượng đội
ngũ Giảng viên GDNN chính (hạng II) đáp ứng yêu cầu của đổi mới GDNN
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu
- Trình bày được xu hướng GDNN
trong nền kinh tế tri thức.
- Nêu được vai trò, trách nhiệm
của Giảng viên GDNN chính (hạng II) đối với phát triển đội ngũ giảng viên ở trường
cao đẳng; vận dụng sáng tạo vào phát triển đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng
nơi đang công tác.
- Xác định được sứ mệnh và nhiệm
vụ của người Giảng viên GDNN chính (hạng II) đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN.
* Nội dung
1. Xu hướng GDNN trong nền kinh
tế tri thức
1.1. Những yêu cầu của kinh tế
tri thức đối với GDNN
1.2. Xu hướng phát triển của
GDNN
2. Sứ mệnh và nhiệm vụ của người
Giảng viên GDNN chính (hạng II) hiện nay
2.1. Vai trò người Giảng viên
GDNN chính (hạng II) đối với sự phát triển của GDNN
2.2. Các mô hình hoạt động, mô
hình nhân cách, mô hình đào tạo giảng viên
2.3. Sứ mệnh, nhiệm vụ Giảng
viên GDNN chính (hạng II) ở trường cao đẳng
3. Nội dung phát triển đội ngũ
giảng viên ở trường cao đẳng
4. Vai trò, trách nhiệm của Giảng
viên GDNN chính (hạng II) đối với phát triển đội ngũ giảng viên cơ sở GDNN.
5. Thực hành/Thảo luận
5.1. Đặc điểm của xã hội hiện đại
5.2. Xu thế phát triển của GDNN
trong nước và quốc tế
5.3. Sứ mệnh và vai trò của Giảng
viên GDNN chính (hạng II) trong trường cao đẳng
5.4. Phân tích mối quan hệ vị
trí của Giảng viên GDNN chính (hạng II) trong cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng
5.5. Nội dung và quy trình phát
triển đội ngũ giảng viên cơ sở GDNN
Bài 6: Quản lý cơ sở GDNN
trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu
- Trình bày được các vấn đề lý
luận cơ bản về quản lí cơ sở GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Phân tích và giải thích được
mô hình quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management -TQM) trong quản
lí cơ sở GDNN.
- Xây dựng được các giải pháp đổi
mới quản lí chất lượng cơ sở GDNN theo tiếp cận TQM.
* Nội dung
1. Những vấn đề chung về quản
lí cơ sở GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế
1.1. Quản lý cơ sở GDNN
1.2. Định hướng phát triển mô
hình cơ sở GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế
1.3. Đổi mới quản lý chất lượng
cơ sở GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế
2. Quản lý cơ sở GDNN theo mô
hình quản lý chất lượng tổng thể
2.1. Quản lý chất lượng tổng thể
- mô hình quản lý chất lượng một tổ chức
2.2. Khả năng vận dụng TQM vào
quản lý chất lượng ở cơ sở GDNN Việt Nam hiện nay
2.3. Nội dung quản lý chất lượng
cơ sở GDNN theo tiếp cận TQM
2.4. Giải pháp đổi mới quản lý
cơ sở GDNN theo tiếp cận TQM
2.5. Một số vấn đề cần lưu ý
khi vận dụng mô hình TQM vào quản lý cơ sở GDNN
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Mô hình cơ sở GDNN phù hợp
với yêu cầu của bối cảnh hội nhập quốc tế
3.2. Những yếu tố của quản lý
chất lượng cơ sở GDNN trong bối cảnh hội nhập
3.3. Điều kiện để áp dụng mô
hình quản lý chất lượng tổng thể TQM vào GDNN
3.4. Đề xuất giải pháp đổi mới
quản lý cơ sở GDNN theo tiếp cận TQM.
Bài 7: Quản lí hoạt động
nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ ở trường cao đẳng Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu
- Trình bày được bản chất, phạm
vi của hoạt động khoa học và công nghệ ở trường cao đẳng.
- Nêu được các quy định về tổ
chức và quản lý hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ ở trường cao đẳng,
vận dụng vào thực tiễn tại đơn vị.
- Đề xuất được biện pháp quản
lý nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở trường
cao đẳng.
* Nội dung
1. Những vấn đề chung về khoa học
và công nghệ
1.1. Nghiên cứu khoa học ứng dụng
1.2. Chuyển giao công nghệ
1.3. Quản lý khoa học và công
nghệ
2. Quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ ở trường cao đẳng
2.1. Hoạt động nghiên cứu khoa
học ở trường cao đẳng
2.2. Hoạt động chuyển giao công
nghệ
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Phân biệt khái niệm khoa học
và công nghệ
3.2. Mô tả các hoạt động nghiên
cứu khoa học ở trường cao đẳng
3.3. Mô tả hoạt động quản lý
khoa học và công nghệ ở trường cao đẳng
3.4. Pháp luật về sở hữu trí tuệ
và chuyển giao công nghệ
3.5. Biện pháp quản lý nhằm đẩy
mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở trường cao đẳng
Bài 8: Phát triển mối quan hệ
hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu
- Phân biệt được các mức độ hợp
tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp.
- Phân tích được các yếu tố tác
động đến mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp.
- Lập được chiến lược phát triển
mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp phù hợp với điều kiện thực
tế ở cơ sở GDNN - nơi người học công tác.
- Chủ động xây dựng các giải
pháp nhằm phát triển mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp.
* Nội dung
1. Tổng quan về phát triển mối
quan hệ hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp trong GDNN
1.1. Mức độ hợp tác và yêu cầu
về hình thức hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp
1.2. Thực trạng hợp tác giữa cơ
sở GDNN và doanh nghiệp
1.3. Hợp tác giữa cơ sở GDNN và
doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt
Nam
2. Những yếu tố tác động tới
phát triển mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp
2.1. Các yếu tố tình huống
2.2. Cơ chế hỗ trợ
2.3. Những yếu tố thúc đẩy mối
quan hệ hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp
2.4. Các yếu tố rào cản gây trở
ngại tới mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp
3. Giải pháp thúc đẩy mối quan
hệ hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp
3.1. Xây dựng các chiến lược, tổ
chức và nguồn lực cho quan hệ doanh nghiệp
3.2. Hỗ trợ sự tham gia của
doanh nghiệp trong cơ sở GDNN và sự tham gia của cơ sở GDNN trong doanh nghiệp
3.3. Đa dạng trong mối quan hệ
hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp
3.4. Phổ biến thông tin về các
lợi ích tiềm năng của quan hệ với doanh nghiệp
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Những rào cản trong thiết
lập quan hệ hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp.
4.2. Cơ sở pháp lý để hỗ trợ gắn
kết cơ sở GDNN và doanh nghiệp.
4.3. Hãy nêu những kinh nghiệm
về thiết lập mối quan hệ với doanh nghiệp.
4.4. Cách xác định doanh nghiệp
để hợp tác.
4.5. Thiết lập hệ cơ sở dữ liệu
về hợp tác doanh nghiệp.
Bài 9: Bảo đảm chất lượng
GDNN
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu
- Trình bày được những vấn đề
cơ bản về bảo đảm chất lượng GDNN.
- Xây dựng được mô hình bảo đảm
chất lượng và các thành tố của hệ thống bảo đảm chất lượng GDNN.
- Xây dựng được hệ thống bảo đảm
chất lượng bên trong trường cao đẳng đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
* Nội dung
1. Khái quát chung về bảo đảm
chất lượng GDNN
1.1. Bối cảnh về GDNN
1.2. Các quan niệm về chất lượng
giáo dục
1.3. Các yêu cầu của quản lý chất
lượng giáo dục
1.4. Các mô hình quản lý chất
lượng
2. Mô hình bảo đảm chất lượng
và các thành tố của hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục
2.1. Các mô hình bảo đảm chất
lượng giáo dục
2.2. Các bên liên quan chính
trong hoạt động bảo đảm chất lượng
2.3. Các khái niệm về tiêu chí,
tiêu chuẩn, chỉ số/chỉ báo và mốc đối sánh
2.4. Các quy trình bảo đảm chất
lượng và các thành tố của hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục
3. Bảo đảm chất lượng bên trong
và tự đánh giá chất lượng ở cơ sở GDNN
3.1. Mục đích của bảo đảm chất
lượng bên trong và việc tự đánh giá ở cơ sở GDNN
3.2. Mô hình bảo đảm chất lượng
bên trong cơ sở GDNN
3.3. Bảo đảm chất lượng bên
trong và quá trình tự đánh giá
3.4. Chuẩn bị báo cáo tự đánh
giá
3.5. Tác động của tự đánh giá đến
các hoạt động cải tiến chất lượng của nhà trường
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Những khía cách thể hiện
chất lượng GDNN
4.2. Chỉ ra các thành tố của bảo
đảm chất GDNN
4.3. Chủ thể và đối tượng của bảo
đảm chất lượng GDNN
4.4. Những tác động của bảo đảm
chất lượng đến đổi mới GDNN
4.5. Biện pháp kiểm soát quá
trình bảo đảm chất lượng của cơ sở GDNN
4.6. Yêu cầu của bản báo cáo tự
đánh giá tốt
Bài 10: Phát triển chương
trình giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên ở trường cao đẳng
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu
- Trình bày được cơ sở lý luận,
cơ sở thực tiễn, mục tiêu và nội dung của giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho
sinh viên ở trường cao đẳng
- Mô tả được hệ thống kĩ năng sống
cần thiết cho sinh viên ở trường cao đẳng
- Xác định được đội ngũ tham
gia GDKNS cho sinh viên ở trường cao đẳng
- Trình bày được quan điểm, quy
trình phát triển chương trình GDKNS cho sinh viên ở trường cao đẳng
- Thiết kế được khung chương
trình GDKNS cho sinh viên ở trường cao đẳng
* Nội dung
1. GDKNS cho sinh viên ở trường
cao đẳng
1.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực
tiễn của GDKNS cho sinh viên ở trường cao đẳng
1.2. Mục tiêu GDKNS cho sinh
viên ở trường cao đẳng
1.3. Nội dung GDKNS cho sinh
viên ở trường cao đẳng
1.4. Đội ngũ tham gia GDKNS cho
sinh viên ở trường cao đẳng
1.5. Các hình thức GDKNS cho sinh
viên ở trường cao đẳng
2. Phát triển chương trình
GDKNS cho sinh viên ở trường cao đẳng
2.1. Đặc điểm sinh viên ở trường
cao đẳng
2.2. Khái niệm phát triển chương
trình giáo dục
2.3. Mô hình phát triển chương
trình giáo dục
2.4. Quan điểm tiếp cận trong
phát triển chương trình GDKNS cho sinh viên ở trường cao đẳng
2.5. Quy trình phát triển Chương
trình GDKNS cho sinh viên ở trường cao đẳng
2.6. Thiết kế Chương trình
GDKNS cho sinh viên ở trường cao đẳng
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Cơ sở thực tiễn đối với hoạt
động GDKNS cho sinh viên ở trường cao đẳng
3.2. Phân biệt xây dựng chương
trình giáo dục và phát triển chương trình giáo dục
3.3. Những kĩ năng sống nào cần
thiết hình thành cho sinh viên ở trường cao đẳng.
3.4. Xác định chủ thể và hình thức
GDKNS cho sinh viên ở trường cao đẳng
3.5. Cách tiếp cận ưu việt
trong phát triển chương trình GDKNS cho sinh viên ở trường cao đẳng
3.6. Xây dựng một chương trình
GDKNS cho sinh viên ở trường cao đẳng nơi đang công tác
Bài 11: Xây dựng môi trường
văn hóa ở trường cao đẳng
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu
- Định nghĩa được văn hóa, môi
trường văn hóa
- Xác định được sự cần thiết
xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở GDNN
- Mô tả được những yếu tố cấu
thành môi trường văn hóa trường học
- Giải thích được nguyên tắc
xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở GDNN
- Xác định được các bước phát
triển môi trường văn hóa ở trường cao đẳng
- Đề xuất được biện pháp quản
lý văn hóa ở trường cao đẳng
* Nội dung
1. Những vấn đề chung về xây dựng
môi trường văn hóa ở trường cao đẳng
1.1. Văn hóa
1.2. Môi trường văn hóa
1.3. Sự cần thiết xây dựng môi
trường văn hóa trong cơ sở GDNN
1.4. Những yếu tố cấu thành môi
trường văn hóa cơ sở GDNN
1.5. Nguyên tắc xây dựng môi
trường văn hóa trong cơ sở GDNN
1.6. Văn hóa trong mối liên hệ
với phát triển thương hiệu cơ sở GDNN.
2. Xây dựng môi trường văn hóa
cơ sở GDNN
2.1. Những yếu tố cấu thành văn
hóa ở trường cao đẳng
2.2. Các bước phát triển môi
trường văn hóa ở trường cao đẳng
2.3. Biện pháp quản lý văn hóa ở
trường cao đẳng
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Các yếu tố văn hóa
3.2. Các khía cạnh thể hiện văn
hóa cơ sở GDNN
3.3. Ảnh hưởng của văn hóa đến
phát triển thương hiệu cơ sở GDNN
3.4. Đề xuất các biện pháp quản
lý và vận hành môi trường văn hóa nơi đang công tác
3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN
II
3.1. Phòng học chuyên môn: Bố
trí đầy đủ ánh sáng, không gian tổ chức các hoạt động thảo luận, làm việc nhóm,
trình diễn…
3.2. Trang thiết bị máy móc:
Máy chiếu, máy tính,…
3.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:
Giấy A0, A4, bút dạ, thẻ màu, bảng từ, bảng tờ lật, bảng ghim, nam châm,…
3.4. Nguồn lực khác (nếu có)
4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ PHẦN II
4.1. Nội dung:
- Sứ mệnh và nhiệm vụ của người
Giảng viên GDNN chính (hạng II) theo yêu cầu đổi mới của xã hội và của giáo dục.
- Các giải pháp đổi mới quản lí
chất lượng cơ sở GDNNtheo tiếp cận TQM.
- Các quy định về tổ chức và quản
lý hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ ở trường cao đẳng, biện pháp quản
lý nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở trường
cao đẳng.
- Chiến lược phát triển mối
quan hệ hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp.
- Mô hình bảo đảm chất lượng và
các thành tố của hệ thống bảo đảm chất lượng GDNN; hệ thống bảo đảm chất lượng
bên trong cơ sở GDNN đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Cơ sở xây dựng chương trình,
quy trình phát triển chương trình GDKNS cho sinh viên ở trường cao đẳng.
- Những yếu tố cấu thành môi
trường văn hóa cơ sở GDNN; các bước phát triển môi trường văn hóa ở trường cao
đẳng; biện pháp quản lý văn hóa ở trường cao đẳng.
4.2. Phương pháp: Đánh giá
thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành)
5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN
II
5.1. Hướng dẫn về phương pháp
giảng dạy, học tập
- Đối với giảng viên:
+ Thiết kế hoạt động dạy học
trên cơ sở các mô hình: thảo luận, nghiên cứu trường hợp, dựa vào trải nghiệm,
dạy học theo nhóm, lớp học đảo ngược (Flipped Classroom), LMS (Learning
Management Systems).
+ Chuẩn bị tài liệu và phát cho
học viên trước mỗi giờ giảng để học viên tìm hiểu, nghiên cứu nội dung bài học.
- Đối với người học: Trải nghiệm
thông qua tham gia làm việc nhóm, làm việc độc lập, báo cáo sản phẩm; nghiên cứu
tài liệu được cung cấp hoặc nguồn dữ liệu internet để thực hiện các nhiệm vụ học
tập.
5.2. Những trọng tâm cần lưu ý:
- Sứ mệnh và nhiệm vụ của người
Giảng viên GDNN chính (hạng II) theo yêu cầu đổi mới GDNN.
- Đổi mới quản lí chất lượng cơ
sở GDNN theo tiếp cận TQM.
- Các quy định về tổ chức và quản
lý hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ ở trường cao đẳng.
- Những yếu tố cấu thành môi
trường văn hóa trường học; các bước phát triển môi trường văn hóa ở trường cao
đẳng; biện pháp quản lý văn hóa ở trường cao đẳng.
PHẦN 3: TÌM HIỂU THỰC TẾ VÀ VIẾT THU HOẠCH
Thời
gian thực hiện: 36 giờ (Lý thuyết: 04 giờ; Thực hành: 32 giờ).
1. Tìm hiểu thực tế
Thời
gian: 20 giờ
a) Mục đích
Tìm hiểu, quan sát và trao đổi
kinh nghiệm công tác trong nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu
của xã hội hiện đại; quản lí cơ sở GDNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế; quản
lí hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở trường cao đẳng; phát
triển mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp; bảo đảm chất lượng GDNN; phát triển
chương trình GDKNS cho sinh viên; xây dựng môi trường văn hóa qua thực tiễn tại
trường cao đẳng cụ thể. Giúp gắn kết giữa kiến thức với kỹ năng và thực tiễn.
b) Yêu cầu
- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng tổ chức
cho học viên đi thực tế.
- Trường cao đẳng tiếp nhận học
viên đến tìm hiểu thực tế báo cáo kinh nghiệm trong đổi mới chất lượng đào tạo,
quản trị nhà trường, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ, hợp tác doanh nghiệp, xây dựng môi trường văn hoá,...
- Học viên quan sát, ghi nhận
thông tin để điền vào bảng quan sát; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhà trường;
tổng hợp thông tin, tài liệu,... để chuẩn bị viết bài thu hoạch.
c) Hướng dẫn tổ chức thực
hiện
* Công tác chuẩn bị:
- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng liên
hệ với trường cao đẳng có kinh nghiệm trong hoạt động GDNN, phát triển mối quan
hệ với doanh nghiệp,... để tổ chức cho học viên đi tìm hiểu thực tế.
- Giảng viên xây dựng bảng quan
sát, hướng dẫn học viên sử dụng bảng quan sát và chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn
đề cần làm rõ trong quá trình đi tìm hiểu thực tế. Nội dung này được thực hiện
tại cơ sở tổ chức bồi dưỡng. Thời gian thực hiện: 04 giờ.
* Tìm hiểu thực tế tại trường
cao đẳng tiếp nhận học viên đến tìm hiểu thực tế. Thời gian thực hiện: 16 giờ.
2. Viết bài thu hoạch
Thời
gian: 16 giờ
a) Mục đích
- Tổng hợp kiến thức và kỹ năng
học viên thu nhận được từ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp Giảng viên GDNN chính (hạng II).
- Đánh giá kết quả học tập của
học viên đã đạt được qua bồi dưỡng; khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng đã
thu nhận được vào thực tiễn công tác của chức danh nghề nghiệp Giảng viên GDNN
chính (hạng II).
b) Yêu cầu
- Về nội dung:
+ Bài thu hoạch gắn với công việc
của chức danh Giảng viên GDNN chính (hạng II) trong đó nêu được kiến thức và kỹ
năng thu nhận được sau khóa bồi dưỡng, phân tích công việc hiện nay và đề xuất
vận dụng vào công việc sau khi tham gia khóa bồi dưỡng và các hoạt động trải
nghiệm tại trường cao đẳng.
+ Bài viết thu hoạch dưới dạng
đề xuất biện pháp giải quyết tình huống trên thực tế.
- Về hình thức:
+ Đảm bảo đúng yêu cầu của một
bài thu hoạch.
+ Độ dài không quá 25 trang A4
(không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ
Times New Roman, cỡ chữ 14, cách dòng 1,5 lines.
+ Văn phong/cách viết: Có phân
tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng.
c) Hướng dẫn tổ chức thực
hiện
Học viên viết và hoàn thiện bài
thu hoạch theo yêu cầu và nộp cho cơ sở tổ chức bồi dưỡng.
VI. HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng: Chương trình
dùng để bồi dưỡng cho những người đã có “Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp Giảng viên Giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III)/ Giảng
viên Giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III)” hoặc tương đương có nhu cầu
bồi dưỡng để được cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp Giảng viên Giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II)”.
2. Phương thức tổ chức thực hiện
chương trình:
Chương trình có thể tổ chức giảng
dạy theo một trong các hình thức: tập trung, bán tập trung, từ xa... do cơ sở tổ
chức bồi dưỡng quy định phù hợp với nội dung cụ thể.
3. Yêu cầu tổ chức thực hiện chương
trình (về đội ngũ giảng viên, về cơ sở vật chất, trang thiết bị,...)
- Đội ngũ giảng viên: Giảng
viên thực hiện chương trình phải có bằng Thạc sỹ trở lên; đang giữ hạng chức
danh nghề nghiệp Giảng viên GDNN chính (hạng II) hoặc tương đương trở lên và thời
gian giữ hạng tối thiểu là 3 năm.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Phòng học, máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, bút dạ, giấy A0, A4, hệ thống âm thanh,…
- Tài liệu: Cơ sở tổ chức bồi
dưỡng căn cứ vào chương trình này để tổ chức xây dựng, ban hành hoặc lựa chọn
tài liệu bồi dưỡng để tổ chức giảng dạy.
4. Hướng dẫn đánh giá kết quả học
tập:
- Đánh giá thường xuyên: Đánh
giá thông qua ý thức và quá trình tham gia học tập do cơ sở tổ chức bồi dưỡng
quy định chi tiết.
- Kết thúc mỗi Phần, học viên
được đánh giá thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành) tại lớp. Bài kiểm
tra, bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10.
- Điều kiện cấp chứng chỉ: Học
viên phải tham gia ít nhất 80% thời gian học tập và có tất cả các bài kiểm tra,
bài thu hoạch kết thúc mỗi phần phải đạt từ 5 điểm trở lên sẽ được cấp “Chứng
chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên Giáo dục nghề
nghiệp chính (hạng II)”.
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP LÝ THUYẾT (HẠNG III)/ GIẢNG VIÊN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THỰC
HÀNH (HẠNG III)
(Mã
số: V.09.02.03 và V.09.02.04)
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1978/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. ĐỐI
TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
(GDNN) giảng dạy trình độ cao đẳng, đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với
chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng
III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III) hoặc tương đương.
II. MỤC
TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Bồi dưỡng cho nhà giáo GDNN đạt
chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên
GDNN thực hành (hạng III).
2. Mục tiêu cụ thể
Học xong chương trình bồi dưỡng
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng
viên GDNN thực hành (hạng III), người học có được những năng lực sau:
- Nhận thức được vai trò và sứ
mệnh của GDNN trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Vận dụng được các kiến thức về
chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung của hạng chức danh nghề nghiệp
Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III) vào
thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
- Vận dụng thành thạo các kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp trong việc xây dựng
và phát triển trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
III. THỜI
GIAN BỒI DƯỠNG VÀ ĐƠN VỊ THỜI GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian bồi dưỡng: 240 giờ
2. Đơn vị thời gian của giờ học:
Một giờ học lý thuyết là 45 phút; một giờ học thực hành/tích hợp/thảo luận là
60 phút
IV. DANH
MỤC CÁC BÀI VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
TT
|
Tên phần/bài
|
Thời gian (giờ)
|
|
Tổng
|
Lý thuyết
|
Thực hành/Thảo luận
|
Thi/ kiểm tra
|
I
|
Phần I: Kiến thức về chính
trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung
|
36
|
24
|
8
|
4
|
1
|
Bài 1: Quản lý nhà nước về
viên chức
|
8
|
6
|
2
|
|
2
|
Bài 2: Chức trách, nhiệm vụ của
Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III)
trong trường cao đẳng
|
8
|
6
|
2
|
|
3
|
Bài 3: Mục tiêu phát triển của
trường cao đẳng
|
8
|
6
|
2
|
|
4
|
Bài 4: GDNN hướng tới nền
kinh tế tri thức
|
8
|
6
|
2
|
|
|
Ôn tập và kiểm tra
|
4
|
|
|
4
|
II
|
Phần II: Kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp
|
168
|
68
|
92
|
8
|
5
|
Bài 5: Phát triển năng lực của
Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III) đáp
ứng yêu cầu đổi mới GDNN
|
20
|
8
|
12
|
|
6
|
Bài 6: Quản lý lớp học ở trường
cao đẳng
|
24
|
12
|
12
|
|
7
|
Bài 7: Quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sáng kiến, cải tiến kĩ thuật cấp
khoa ở trường cao đẳng
|
20
|
8
|
12
|
|
8
|
Bài 8: Hoạt động hợp tác giữa
nhà trường và doanh nghiệp trong GDNN
|
20
|
8
|
12
|
|
9
|
Bài 9: Kiểm định chất lượng
GDNN
|
20
|
8
|
12
|
|
10
|
Bài 10: Phương pháp giảng dạy
kĩ năng sống ở trường cao đẳng
|
28
|
12
|
16
|
|
11
|
Bài 11: Đạo đức nghề nghiệp
nhà giáo
|
28
|
12
|
16
|
|
|
Ôn tập và kiểm tra
|
8
|
|
|
8
|
III
|
Phần III: Tìm hiểu thực tế
và viết thu hoạch
|
36
|
4
|
32
|
|
12
|
Tìm hiểu thực tế
|
20
|
4
|
16
|
|
13
|
Viết thu hoạch
|
16
|
|
16
|
|
|
Tổng cộng:
|
240
|
96
|
132
|
12
|
V. CHƯƠNG
TRÌNH CHI TIẾT
PHẦN I: KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC
KỸ NĂNG CHUNG
Thời gian thực hiện: 36
giờ (Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành, thảo luận: 08 giờ; Thi/kiểm tra: 04 giờ).
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong Phần Kiến thức
về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung, người học có được những
năng lực sau:
- Vận dụng được các quy định
pháp luật hiện hành về viên chức trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của
Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III).
- Xác định được chức trách, nhiệm
vụ của Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng
III) trong trường cao đẳng
- Xác định được mục tiêu phát
triển của trường cao đẳng nơi đang công tác.
- Đề xuất được những thay đổi cần
thiết của cơ sở GDNN đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
2. NỘI DUNG
Bài 1: Quản lý nhà nước về
viên chức
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm, vai
trò của quản lý nhà nước về viên chức.
- Nêu được nội dung, nguyên tắc
quản lý nhà nước về viên chức.
- Vận dụng được các quy định pháp
luật hiện hành về viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ của Giảng viên GDNN
lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III).
* Nội dung:
1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò
quản lý nhà nước về viên chức
1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
về viên chức.
1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước
về viên chức.
1.3. Vai trò quản lý nhà nước về
viên chức.
2. Hệ thống pháp luật hiện hành
về viên chức
2.1. Các quy định pháp luật hiện
hành về viên chức.
2.2. Tình hình thực hiện quy định
pháp luật về viên chức.
3. Nguyên tắc, nội dung quản lý
nhà nước về viên chức
3.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước
về viên chức trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nội dung quản lý nhà nước
về viên chức trong giai đoạn hiện nay.
4. Thực hành/Thảo luận:
4.1. Trình bày đặc điểm, vai
trò quản lý nhà nước về viên chức.
4.2. Phân tích nội dung quản lý
nhà nước về viên chức.
Bài 2: Chức trách, nhiệm vụ
của Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III)
trong trường cao đẳng
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Xác định được chức trách, nhiệm
vụ của Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng
III) trong trường cao đẳng
- Mô tả được tiêu chuẩn nghề
nghiệp của Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng
III)
* Nội dung:
1. Trường cao đẳng
1.1. Khái niệm về trường cao đẳng
1.2. Chức năng của trường cao đẳng
1.3. Đặc điểm của trường cao đẳng
2. Chức trách, nhiệm vụ Giảng
viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III) trong trường
cao đẳng
2.1. Chức trách của Giảng viên
GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III) trong trường cao
đẳng
2.2. Nhiệm vụ của Giảng viên
GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III) trong trường cao
đẳng
3. Tiêu chuẩn nghề nghiệp của
Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III)
3.1. Khái niệm tiêu chuẩn nghề
nghiệp
3.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào
tạo, bồi dưỡng của Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực
hành (hạng III)
3.3. Tiêu chuẩn về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ của Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN
thực hành (hạng III)
4. Thực hành/Thảo luận
Xác định chức trách, nhiệm vụ của
Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III) trong
trường cao đẳng.
Bài 3: Mục tiêu phát triển của
trường cao đẳng
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm mục
tiêu phát triển của trường cao đẳng trong giai đoạn hiện nay.
- Xác định được mục tiêu phát
triển của trường cao đẳng nơi đang công tác.
* Nội dung:
1. Khái quát về mục tiêu trong
giáo dục
1.1. Khái niệm về mục tiêu
1.2. Các loại mục tiêu
1.3. Đặc điểm mục tiêu
1.4. Mục tiêu giáo dục trong
giai đoạn hiện nay
2. Mục tiêu phát triển của trường
cao đẳng
2.1. Khái quát về mục tiêu phát
triển của trường cao đẳng
2.2. Xác định mục tiêu phát triển
của trường cao đẳng
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Phân tích mục tiêu GDNN
3.2. Xác định mục tiêu phát triển
của trường cao đẳng
Bài 4: GDNN hướng tới nền
kinh tế tri thức Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm, vai
trò của GDNN trong nền kinh tế tri thức.
- Xác định được những thay đổi
cần thiết của cơ sở GDNN đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
* Nội dung:
1. Khái quát về nền kinh tế tri
thức
1.1. Khái niệm
1.2. Đặc điểm nền kinh tế tri
thức
2. GDNN trong nền kinh tế tri
thức
2.1. Vai trò của GDNN trong nền
kinh tế tri thức
2.2. Sự thay đổi của GDNN cho
phù hợp với nền kinh tế tri thức
3. Thực hành/Thảo luận:
3.1. Phân tích đặc điểm của nền
kinh tế tri thức.
3.2. Xác định những thay đổi cần
thiết của cơ sở GDNN đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN
I
3.1. Phòng học chuyên môn: Bố
trí đầy đủ ánh sáng, không gian tổ chức các hoạt động thảo luận, làm việc nhóm,
trình diễn…
3.2. Trang thiết bị máy móc:
máy tính, máy chiếu,…
3.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:
Giấy A0, A4, bút dạ, thẻ màu, bảng từ, bảng tờ lật, bảng ghim, nam châm,...
3.4. Nguồn lực khác (nếu có)
4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ PHẦN I
4.1. Nội dung
- Nguyên tắc, nội dung quản lí
nhà nước về viên chức; quy định pháp luật hiện hành về viên chức.
- Chức trách, nhiệm vụ của Giảng
viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III) trong trường
cao đẳng.
- Mục tiêu phát triển của trường
cao đẳng.
- GDNN trong nền kinh tế tri thức.
4.2. Phương pháp: Đánh giá
thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành).
5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN
I
5.1. Hướng dẫn về phương pháp
giảng dạy, học tập
- Đối với giảng viên:
+ Thiết kế các hoạt động thảo
luận, hướng dẫn nghiên cứu trường hợp, học tập dựa vào trải nghiệm, dựa vào dự
án, dạy học theo nhóm, sử dụng mô hình dạy học hỗn hợp (Blened learning), lớp học
đảo ngược (Flipped Classroom), LMS (Learning Management Systems).
+ Giảng viên cần chuẩn bị tài
liệu và phát cho học viên trước mỗi giờ giảng để học viên tìm hiểu, nghiên cứu
nội dung bài học.
- Đối với người học: Làm bài tập,
nghiên cứu tài liệu được cung cấp hoặc nguồn dữ liệu internet, thảo luận, trao
đổi, phản biện, học tập dựa vào dự án, học tập theo nhóm.
5.2. Những trọng tâm cần lưu ý
- Nội dung quản lí nhà nước về
viên chức; quy định pháp luật hiện hành về viên chức.
- Chức trách, nhiệm vụ của Giảng
viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III) trong trường
cao đẳng
PHẦN II: KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÀ ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Thời gian thực hiện: 168
giờ (Lý thuyết: 68 giờ; Thực hành, thảo luận: 92 giờ; Thi/kiểm tra: 08 giờ).
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong Phần Kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp, người học có được những
năng lực sau:
- Xác định được những biện pháp
phát triển năng lực cho giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN.
- Thực hiện có hiệu quả việc quản
lý lớp học ở trường cao đẳng.
- Đề xuất được biện pháp quản
lý hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sáng kiến, cải tiến
kĩ thuật cấp khoa ở trường cao đẳng.
- Xây dựng được các thỏa
thuận và các chương trình hợp tác nhà trường với doanh nghiệp trong GDNN.
- Lập được kế hoạch tự đánh giá
chất lượng chương trình đào tạo và đánh giá chất lượng cơ sở GDNN.
- Giải thích và đưa ra minh chứng
đáp ứng yêu cầu của tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở GDNN và chương trình
đào tạo.
- Lựa chọn và sử dụng hiệu quả
các phương pháp để giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) cho người học ở trường cao đẳng.
- Xác định được các tiêu chuẩn
đạo đức nghề nghiệp nhà giáo.
2. NỘI DUNG
Bài 5: Phát triển năng lực của
Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III) đáp ứng
yêu cầu đổi mới GDNN
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu:
- Phân tích được những
tác động hiện nay đối với GDNN, những cơ hội và thách thức đặt ra cho giảng
viên trước yêu cầu đổi mới GDNN.
- Xác định được những biện pháp
phát triển năng lực cho giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN.
* Nội dung:
1. Đổi mới GDNN trong bối cảnh
hiện nay
1.1. Những tác động hiện nay đối
với GDNN
1.2. Yêu cầu đổi mới GDNN
2. Giảng viên GDNN trước yêu cầu
đổi mới GDNN
2.1. Những cơ hội
2.2. Những thách thức
3. Yêu cầu năng lực của Giảng viên
GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III)
3.1. Cơ sở xác định các năng lực
của giảng viên trong bối cảnh đổi mới GDNN
3.2. Hệ thống các năng lực cần
có của Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng
III)
4. Biện pháp phát triển năng lực
cho Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III)
đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN
4.1. Nguyên tắc xác định các biện
pháp phát triển năng lực cho Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên
GDNN thực hành (hạng III).
4.2. Các biện pháp phát triển
năng lực cho Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng
III).
5. Thực hành/Thảo luận
5.1. Phân tích những tác động
hiện nay đối với GDNN; những cơ hội và thách thức đặt ra cho giảng viên trước
yêu cầu đổi mới GDNN
5.2. Xác định các năng lực cần
có của giảng viên trong bối cảnh đổi mới GDNN
5.3. Đề xuất các biện pháp phát
triển năng lực cho Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực
hành (hạng III)
Bài 6: Quản lý lớp học ở trường
cao đẳng
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được các nội dung
cơ bản của quản lý lớp học ở trường cao đẳng.
- Thực hiện có hiệu quả việc quản
lý lớp học ở trường cao đẳng.
* Nội dung:
1. Những vấn đề chung về quản
lý lớp học ở trường cao đẳng
1.1. Định nghĩa quản lý lớp học
1.2. Nhiệm vụ, vai trò của giảng
viên trong quản lý lớp học
2. Biện pháp quản lý lớp học hiệu
quả
2.1. Lựa chọn và áp dụng biện
pháp giảng dạy hiệu quả
2.2. Thiết kế hoạt động giảng dạy
thuận lợi cho học tập của người học
2.3. Sử dụng có hiệu quả các biện
pháp quản lý lớp học
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Phân tích nhiệm vụ, vai
trò của giảng viên trong quản lý lớp học
3.2. Đề xuất những biện pháp quản
lý lớp học hiệu quả
Bài 7: Quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sáng kiến, cải tiến kĩ thuật cấp
khoa ở trường cao đẳng
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được những vấn
đề chung về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và
sáng kiến, cải tiến kĩ thuật cấp khoa ở trường cao đẳng.
- Đề xuất được biện pháp quản
lý hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sáng kiến, cải tiến
kĩ thuật cấp khoa ở trường cao đẳng.
* Nội dung:
1. Những vấn đề chung về quản
lý hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sáng kiến, cải tiến
kĩ thuật cấp khoa ở trường cao đẳng
1.1. Khái quát chung về hoạt động
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sáng kiến, cải tiến kĩ thuật
1.2. Quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ và sáng kiến, cải tiến kĩ thuật cấp khoa ở trường
cao đẳng
2. Biện pháp quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sáng kiến, cải tiến kĩ thuật cấp
khoa ở trường cao đẳng
2.1. Nguyên tắc đề xuất biện
pháp
2.2. Các biện pháp quản lý hoạt
động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sáng kiến, cải tiến kĩ thuật
cấp khoa ở trường cao đẳng
3. Thực hành/Thảo luận:
3.1. Phân tích đặc điểm của hoạt
động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sáng kiến, cải tiến kĩ thuật.
3.2. Đề xuất biện pháp quản lý
hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sáng kiến, cải tiến kĩ
thuật cấp khoa ở trường cao đẳng.
Bài 8: Hoạt động hợp tác giữa
nhà trường và doanh nghiệp trong GDNN
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được các nguyên tắc
hoạt động hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trong GDNN.
- Giải thích được lợi
ích của hoạt động hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trong GDNN.
- Xây dựng được các thỏa
thuận và các chương trình hợp tác nhà trường với doanh nghiệp.
- Đánh giá được mối quan hệ hợp
tác theo mức độ phát triển.
* Nội dung:
1. Khái quát về hoạt động hợp
tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trong GDNN
1.1. Khái niệm hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp
1.2. Nguyên tắc hoạt động hợp
tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trong GDNN
1.3. Lợi ích của hoạt động hợp
tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trong GDNN
2. Nội dung hoạt động hợp tác giữa
nhà trường với doanh nghiệp trong GDNN
2.1. Hợp tác trong phát triển chương
trình đào tạo
2.2. Hợp tác trong hoạt động
tuyển dụng
2.3. Hợp tác trong hỗ trợ các
hoạt động đào tạo
2.4. Doanh nghiệp tham gia vào
quy trình đào tạo
2.5. Hợp tác nhằm nâng cao năng
lực của cơ sở đào tạo
2.6. Hợp tác nhằm nâng cao năng
lực của doanh nghiệp
2.7. Hợp tác trong nghiên cứu
khoa học, chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn và chuyển giao công nghệ.
3. Xây dựng và duy trì mối quan
hệ hợp tác với doanh nghiệp
3.1. Xây dựng các thỏa thuận hợp
tác
3.2. Phát triển các chương
trình hợp tác
3.3. Đánh giá mối quan hệ hợp
tác
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Phân tích lợi ích của hoạt
động hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trong GDNN
4.2. Xác định nội dung hoạt động
hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trong GDNN
4.3. Đề xuất biện pháp xây dựng
và duy trì mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp
Bài 9: Kiểm định chất lượng
GDNN
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được những vấn đề
cơ bản về kiểm định chất lượng GDNN.
- Trình bày được hệ thống bảo đảm
chất lượng và kiểm định chất lượng GDNN ở Việt Nam.
- Lập được kế hoạch tự đánh giá
chất lượng chương trình đào tạo và đánh giá chất lượng cơ sở GDNN.
- Giải thích và đưa ra minh chứng
đáp ứng yêu cầu của tiêu chí kiểm định chất lượng cơ sở GDNN và chương trình
đào tạo.
* Nội dung:
1. Khái quát chung về kiểm định
chất lượng
1.1. Mục đích, mục tiêu của kiểm
định chất lượng
1.2. Đặc trưng của kiểm định chất
lượng
1.3. Quy trình kiểm định chất
lượng
1.4. Sự khác nhau và giống nhau
giữa đánh giá và kiểm định
1.5. Các mạng lưới tổ chức bảo
đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế, khu vực
2. Hệ thống bảo đảm chất lượng
và kiểm định chất lượng GDNN ở Việt Nam
2.1. Chủ trương, chính sách về
hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDNN của Việt Nam.
2.2. Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật của Việt Nam về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDNN.
2.3. Kết quả xây dựng và phát
triển hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDNN của Việt Nam.
3. Kiểm định chất lượng cơ sở
GDNN
3.1. Mục đích của kiểm định chất
lượng cơ sở GDNN
3.2. Quy trình và nội dung tự
đánh giá cơ sở GDNN
3.3. Kế hoạch triển khai các hoạt
động tự đánh giá
3.4. Quy trình đánh giá ngoài
trong kiểm định chất lượng cơ sở GDNN
4. Kiểm định chất lượng chương
trình đào tạo
4.1. Một số khái niệm cơ bản
4.2. Mục đích kiểm định chất lượng
chương trình đào tạo
4.3. Tiêu chí, nguyên tắc và
phương pháp kiểm định chất lượng chương trình đào tạo
5. Thực hành/Thảo luận
5.1. Phân tích quy trình đánh
giá ngoài trong kiểm định chất lượng cơ sở GDNN
5.2. Xác định hệ thống bảo đảm
chất lượng và kiểm định chất lượng GDNN ở Việt Nam
5.3. Phân tích tiêu chí, nguyên
tắc và phương pháp kiểm định chất lượng chương trình đào tạo
Bài 10: Phương pháp giảng dạy
kĩ năng sống ở trường cao đẳng
Thời
gian: 28 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được ý
nghĩa, vai trò của GDKNS cho người học.
- Xác định được các hình thức
GDKNS cho người học.
- Thiết kế được các bài GDKNS
cho người học.
- Thực hiện được GDKNS cho người
học ở trường cao đẳng và đánh giá trong giảng dạy theo yêu cầu.
* Nội dung:
1. Những vấn đề chung về GDKNS ở
trường cao đẳng
1.1. Khái niệm kĩ năng sống
1.2. Sự cần thiết của GDKNS
1.3. Vai trò của công tác GDKNS
1.4. Giới thiệu các kĩ năng sống
cần thiết cho người học ở trường cao đẳng
1.5. Các nguyên tắc trong GDKNS
2. Phương pháp GDKNS ở trường
cao đẳng
2.1. Khái niệm
2.2. Cơ sở đề xuất các phương
pháp GDKNS ở trường cao đẳng
2.3. Hệ thống phương pháp GDKNS
ở trường cao đẳng
3. Thiết kế GDKNS ở trường cao
đẳng
3.1. Giới thiệu mẫu giáo án
GDKNS
3.2. Qui trình thiết kế giáo án
GDKNS
4. Đánh giá trong GDKNS ở trường
cao đẳng
4.1. Các hình thức đánh giá
trong GDKNS
4.2. Nguyên tắc đánh giá trong
GDKNS
4.3. Xây dựng bộ công cụ đánh
giá trong GDKNS
4.4. Thực hiện đánh giá
5. Thực hành/Thảo luận
5.1. Trình bày sự cần thiết của
việc GDKNS người học ở trường cao đẳng.
5.2. Phân tích các phương pháp
GDKNS
5.3. Xây dựng bộ công cụ đánh
giá trong GDKNS
5.4. Thiết kế và thực hiện
GDKNS
Bài 11: Đạo đức nghề nghiệp
nhà giáo
Thời
gian: 28 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được các quy định về
đạo đức nghề nghiệp nhà giáo.
- Phân tích được các quy định của
pháp luật hiện hành về đạo đức nghề nghiệp.
- Vận dụng được các quy tắc ứng
xử học đường vào thực tiễn.
* Nội dung:
1. Đạo đức nghề nghiệp nhà giáo
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.2. Quy định về đạo đức nghề
nghiệp của nhà giáo
1.3. Đạo đức nghề nghiệp của
nhà giáo hiện nay
1.4. Các biện pháp nâng cao đạo
đức nhà giáo
2. Văn hóa ứng xử học đường
2.1. Những khái niệm cơ bản
2.2. Quy định về văn hóa ứng xử
học đường
2.3. Bộ quy tắc ứng xử học đường
2.4. Xây dựng và bảo vệ môi trường
văn hóa học đường
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Phân tích yếu tố căn bản về
đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo GDNN
3.2. Những yêu cầu khi xây dựng
bộ quy tắc ứng xử trong trường cao đẳng
3.3. Đề xuất biện pháp xây dựng
và bảo vệ môi trường văn hóa học đường
3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN
II
3.1. Phòng học chuyên môn: Bố
trí đầy đủ ánh sáng, không gian tổ chức các hoạt động thảo luận, làm việc
nhóm,…
3.2. Trang thiết bị máy móc:
Máy chiếu, máy tính,…
3.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:
Giấy A0, A4, bút dạ, thẻ màu, bảng từ, bảng tờ lật, bảng ghim, nam châm,…
3.4. Nguồn lực khác (nếu có)
4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ PHẦN II
4.1. Nội dung
- Biện pháp phát triển năng lực
cho Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III)
đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN.
- Nhiệm vụ, vai trò của giảng viên
trong quản lí lớp học; biện pháp quản lí lớp học hiệu quả.
- Biện pháp quản lí hoạt động
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sáng kiến, cải tiến kĩ thuật cấp
khoa ở trường cao đẳng.
- Các hoạt động hợp tác; thỏa
thuận hợp tác; chương trình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong GDNN.
- Mục đích, nội dung, quy trình
kiểm định chất lượng của cơ sở GDNN và chương trình đào tạo trong GDNN; tiêu
chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trong GDNN ở Việt Nam.
- Các phương pháp GDKNS; thiết
kế giảng dạy kĩ năng sống và đánh giá trong GDKNS ở trường cao đẳng.
- Đạo đức nghề nghiệp nhà giáo.
4.2. Phương pháp: Đánh giá
thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành)
5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN
II
5.1. Hướng dẫn về phương pháp
giảng dạy, học tập
- Đối với giảng viên:
+ Thiết kế các hoạt động thảo
luận, hướng dẫn nghiên cứu trường hợp, học tập dựa vào trải nghiệm, dựa vào dự
án, dạy học theo nhóm, sử dụng mô hình dạy học hỗn hợp (Blened learning), lớp học
đảo ngược (Flipped Classroom), LMS (Learning Management Systems).
+ Giảng viên cần chuẩn bị tài
liệu và phát cho học viên trước mỗi giờ giảng để học viên tìm hiểu, nghiên cứu
nội dung bài học.
- Đối với người học: Làm bài tập,
nghiên cứu tài liệu được cung cấp hoặc nguồn dữ liệu internet, thảo luận, trao
đổi, phản biện, học tập dựa vào dự án, học tập theo nhóm.
5.2. Những trọng tâm cần lưu ý
- Biện pháp phát triển năng lực
cho Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III)
đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN.
- Nhiệm vụ, vai trò của giảng
viên trong quản lí lớp học; biện pháp quản lí lớp học hiệu quả.
- Các hoạt động hợp tác; thỏa
thuận hợp tác; chương trình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong GDNN.
- Mục đích, nội dung, quy trình
kiểm định chất lượng của cơ sở GDNN và chương trình đào tạo trong GDNN; tiêu
chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trong GDNN ở Việt Nam.
- Đạo đức nghề nghiệp nhà giáo.
PHẦN 3: TÌM HIỂU THỰC TẾ VÀ VIẾT THU HOẠCH
Thời
gian thực hiện: 36 giờ (Lý thuyết: 04 giờ; Thực hành: 32 giờ).
1. Tìm hiểu thực tế
Thời
gian: 20 giờ
a) Mục đích
Tìm hiểu, quan sát và trao đổi
kinh nghiệm công tác trong phát triển năng lực của giảng viên GDNN đáp ứng yêu
cầu đổi mới GDNN; mô hình quản lý lớp học ở trường cao đẳng; nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ và sáng kiến, cải tiến kĩ thuật cấp khoa ở trường
cao đẳng; các hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong GDNN; các
hoạt động kiểm định chất lượng GDNN; những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động
GDKNS và văn hóa ứng xử tại một trường cao đẳng cụ thể. Giúp gắn kết giữa kiến
thức với kỹ năng, thực tiễn.
b) Yêu cầu
- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng tổ chức
cho học viên đi thực tế.
- Trường cao đẳng tiếp nhận học
viên đến tìm hiểu thực tế báo cáo kinh nghiệm trong đổi mới chất lượng đào tạo,
quản trị nhà trường, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ, hợp tác doanh nghiệp, xây dựng môi trường văn hoá,...
- Học viên quan sát, ghi nhận
thông tin để điền vào bảng quan sát; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhà trường;
tổng hợp thông tin, tài liệu,... để chuẩn bị viết bài thu hoạch.
c) Hướng dẫn tổ chức thực
hiện
* Công tác chuẩn bị:
- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng liên
hệ với trường cao đẳng có kinh nghiệm trong hoạt động GDNN, phát triển mối quan
hệ với doanh nghiệp,... để tổ chức cho học viên đi tìm hiểu thực tế.
- Giảng viên xây dựng bảng quan
sát, hướng dẫn học viên sử dụng bảng quan sát và chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn
đề cần làm rõ trong quá trình đi tìm hiểu thực tế. Nội dung này được thực hiện
tại cơ sở tổ chức bồi dưỡng. Thời gian thực hiện: 04 giờ.
* Tìm hiểu thực tế tại trường
cao đẳng tiếp nhận học viên đến tìm hiểu thực tế. Thời gian thực hiện: 16 giờ.
2. Viết bài thu hoạch
Thời
gian: 16 giờ
a) Mục đích
- Tổng hợp kiến thức và kỹ năng
học viên thu nhận được từ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng
III).
- Đánh giá kết quả học tập của
học viên đã đạt được qua bồi dưỡng; khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng đã
thu nhận được vào thực tiễn công tác của chức danh nghề nghiệp Giảng viên GDNN
lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành (hạng III).
b) Yêu cầu
- Về nội dung: Bài thu hoạch gắn
với công việc của chức danh Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên
GDNN thực hành (hạng III) trong đó nêu được kiến thức và kỹ năng thu nhận được
sau khóa bồi dưỡng, phân tích công việc hiện nay và đề xuất vận dụng vào công
việc sau khi tham gia khóa bồi dưỡng và các hoạt động trải nghiệm tại trường
cao đẳng.
- Về hình thức:
+ Đảm bảo đúng yêu cầu của một
bài thu hoạch.
+ Độ dài không quá 25 trang A4
(không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ
Times New Roman, cỡ chữ 14, cách dòng 1,5 lines.
+ Văn phong/cách viết: Có phân
tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng.
c) Hướng dẫn tổ chức thực
hiện
Học viên viết và hoàn thiện bài
thu hoạch theo yêu cầu và nộp cho cơ sở tổ chức bồi dưỡng.
VI. HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng: Chương
trình dùng để bồi dưỡng cho những người có nhu cầu bồi dưỡng để được cấp “Chứng
chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên Giáo dục nghề
nghiệp lý thuyết (hạng III)/Giảng viên Giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng
III)”.
2. Phương thức tổ chức thực hiện
chương trình
Chương trình có thể tổ chức giảng
dạy theo một trong các hình thức: tập trung, bán tập trung, từ xa... do cơ sở tổ
chức bồi dưỡng quy định phù hợp với nội dung cụ thể.
3. Yêu cầu tổ chức thực hiện chương
trình (về đội ngũ giảng viên, về cơ sở vật chất, trang thiết bị,...)
- Đội ngũ giảng viên: Giảng
viên thực hiện chương trình phải có bằng Thạc sỹ trở lên; đang giữ hạng chức
danh nghề nghiệp Giảng viên GDNN lý thuyết (hạng III)/Giảng viên GDNN thực hành
(hạng III) hoặc tương đương trở lên và thời gian giữ hạng tối thiểu là 3 năm.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Phòng học, máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, bút dạ, giấy A0, A4, hệ thống âm
thanh,...
- Tài liệu: Cơ sở tổ chức bồi
dưỡng căn cứ vào chương trình này để tổ chức xây dựng hoặc lựa chọn và ban hành
tài liệu bồi dưỡng để tổ chức giảng dạy.
4. Hướng dẫn đánh giá kết quả học
tập
- Đánh giá thường xuyên: Đánh
giá thông qua ý thức và quá trình tham gia học tập theo quy chế của cơ sở tổ chức
bồi dưỡng.
- Kết thúc mỗi Phần, học viên
được đánh giá thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành) tại lớp. Bài kiểm
tra, bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10.
- Điều kiện cấp chứng chỉ: Học
viên phải tham gia ít nhất 80% thời gian học tập và có tất cả các bài kiểm tra,
bài thu hoạch kết thúc mỗi phần phải đạt từ 5 điểm trở lên sẽ được cấp “Chứng
chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên Giáo dục nghề
nghiệp lý thuyết (hạng III)/Giảng viên Giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng
III)”.
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP HẠNG I
(Mã
số: V.09.02.05)
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1978/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. ĐỐI
TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
(GDNN) giảng dạy trình độ trung cấp, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở
vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giáo
viên GDNN hạng I và đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng II
hoặc tương đương từ đủ 03 năm trở lên.
II. MỤC
TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung:
Bồi dưỡng cho nhà giáo GDNN để
đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng I.
2. Mục tiêu cụ thể:
Học xong chương trình bồi dưỡng
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng I, người học có được những
năng lực sau:
- Nhận thức được vai trò và sứ
mệnh của GDNN trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Vận dụng được các kiến thức về
chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung của hạng chức danh nghề
nghiệp Giáo viên GDNN hạng I vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
- Vận dụng thành thạo các kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp trong việc xây dựng
và phát triển trường trung cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân.
III. THỜI
GIAN BỒI DƯỠNG VÀ ĐƠN VỊ THỜI GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian bồi dưỡng: 240 giờ
2. Đơn vị thời gian của giờ học:
Một giờ học lí thuyết là 45 phút; Một giờ học thực hành/tích hợp/thảo luận là
60 phút
IV. DANH
MỤC CÁC BÀI HỌC VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
TT
|
Tên phần/bài
|
Thời gian (giờ)
|
Tổng
|
Lý thuyết
|
Thực hành/Thảo luận
|
Thi/ Kiểm tra
|
I
|
Phần I: Kiến thức về chính
trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung
|
36
|
16
|
16
|
4
|
1
|
Bài 1: Quản lý nhà nước về
viên chức
|
8
|
4
|
4
|
|
2
|
Bài 2: Chức trách, nhiệm vụ của
Giáo viên GDNN hạng I trong trường trung cấp
|
8
|
4
|
4
|
|
3
|
Bài 3: Định hướng phát triển
GDNN trong giai đoạn hiện nay
|
8
|
4
|
4
|
|
4
|
Bài 4: Những thách thức của GDNN
trong nền kinh tế tri thức
|
8
|
4
|
4
|
|
|
Ôn tập và kiểm tra phần I
|
4
|
|
|
4
|
II
|
Phần II: Kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp
|
168
|
28
|
132
|
8
|
5
|
Bài 5: Phát triển đội ngũ
Giáo viên GDNN hạng I đảm nhận sứ mạng phát triển GDNN
|
20
|
4
|
16
|
|
6
|
Bài 6: Tiếp cận hiện đại
trong quản trị trường trung cấp
|
24
|
4
|
20
|
|
7
|
Bài 7: Quản lí hoạt động
nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong GDNN
|
24
|
4
|
20
|
|
8
|
Bài 8: Tự chủ trong GDNN
|
20
|
4
|
16
|
|
9
|
Bài 9: Giáo dục khởi nghiệp sáng
tạo cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN
|
24
|
4
|
20
|
|
10
|
Bài 10: Công tác sinh hoạt
chuyên môn trong cơ sở GDNN
|
20
|
4
|
16
|
|
11
|
Bài 11: Xây dựng môi trường
văn hóa, phát triển thương hiệu cơ sở GDNN
|
28
|
4
|
24
|
|
|
Ôn tập và kiểm tra phần II
|
8
|
|
|
8
|
III
|
Phần III: Tìm hiểu thực tế
và viết thu hoạch
|
36
|
4
|
32
|
|
12
|
Tìm hiểu thực tế
|
20
|
4
|
16
|
|
13
|
Viết thu hoạch
|
16
|
|
16
|
|
|
Tổng cộng:
|
240
|
48
|
180
|
12
|
V. CHƯƠNG
TRÌNH CHI TIẾT
PHẦN I: KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC
KỸ NĂNG CHUNG
Thời gian thực hiện: 36
giờ (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành/Thảo luận: 16 giờ; Thi/kiểm tra: 04 giờ)
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong Phần Kiến thức
về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung, người học có được những
năng lực sau:
- Vận dụng được các quy định
pháp luật hiện hành về viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ của Giáo viên
GDNN hạng I.
- Xác định được chức trách, nhiệm
vụ Giáo viên GDNN hạng I trong cơ sở GDNN.
- Trình bày được định hướng
phát triển GDNN trong giai đoạn hiện nay.
- Xác định được những thách thức
của GDNN trong nền kinh tế tri thức.
2. NỘI DUNG
Bài 1: Quản lý nhà nước về
viên chức
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được nội dung quản lý
nhà nước về viên chức, giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về viên
chức.
- Vận dụng được các quy định
pháp luật hiện hành về viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ của Giáo viên
GDNN hạng I.
* Nội dung:
1. Tổng quan quản lý nhà nước về
viên chức
1.1. Tổng quan quản lý nhà nước
về viên chức
1.2. Luật viên chức
2. Định hướng và nội dung quản
lý nhà nước về viên chức
2.1. Định hướng quản lý nhà nước
về viên chức
2.2. Nội dung quản lý nhà nước
về viên chức
3. Tăng cường hiệu quả quản lý
nhà nước về viên chức
3.1. Yêu cầu tăng cường hiệu quả
quản lý nhà nước về viên chức
3.2. Giải pháp tăng cường hiệu
quả quản lý nhà nước về viên chức
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Trình bày những nội dung
quản lý nhà nước về viên chức
4.2. Giải pháp tăng cường hiệu
quả quản lý nhà nước về viên chức
Bài 2: Chức trách, nhiệm vụ
của Giáo viên GDNN hạng I trong trường trung cấp
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Phân tích được vị trí, vai
trò của đội ngũ Giáo viên GDNN hạng I trong trường trung cấp.
- Trình bày được quy định về chức
trách, nhiệm vụ của Giáo viên GDNN hạng I trong trường trung cấp.
* Nội dung:
1. Vị trí, vai trò của đội ngũ
Giáo viên GDNN hạng I trong trường trung cấp
2. Chức trách, nhiệm vụ của
Giáo viên GDNN hạng I trong trường trung cấp
2.1. Chức trách của Giáo viên
GDNN hạng I trong trường trung cấp
2.2. Nhiệm vụ của Giáo viên
GDNN hạng I trong trường trung cấp
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Vị trí, vai trò của Giáo
viên GDNN hạng I
3.2. Chức trách, nhiệm vụ của
Giáo viên GDNN hạng I
Bài 3: Định hướng phát triển
GDNN trong giai đoạn hiện nay
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được những xu thế
phát triển GDNN trên thế giới và Việt Nam;
- Định hướng hoạt động của cơ sở
GDNN cho phù hợp với nền kinh tế tri thức.
* Nội dung:
1. Xu thế phát triển GDNN trên
thế giới và Việt Nam
1.1. Xu thế phát triển GDNN
trên thế giới
1.2. Xu thế phát triển GDNN ở
Việt Nam
2. Định hướng phát triển GDNN
trong giai đoạn hiện nay
2.1. Đánh giá thực trạng GDNN ở
Việt Nam
2.2. Đường lối, chủ trương của
Đảng và pháp luật của Nhà nước về việc phát triển GDNN ở Việt Nam
2.3. Một số giải pháp phát triển
GDNN
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Xu thế phát triển GDNN ở
Việt Nam và thế giới
3.2. Thực trạng GDNN ở Việt Nam
hiện nay
3.3. Giải pháp phát triển GDNN
Bài 4: Những thách thức của
GDNN trong nền kinh tế tri thức
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được cơ hội và
thách thức đối với GDNN trong nền kinh tế tri thức.
- Xác định và rèn luyện những kỹ
năng cần có của người giáo viên trước yêu cầu của GDNN.
* Nội dung:
1. Tổng quan chung về GDNN
trong nền kinh tế tri thức
2. Thách thức của GDNN trong nền
kinh tế tri thức
2.1. Về công tác tuyển sinh
2.2. Về nhận thức của xã hội
2.3. Về sự thay đổi cơ cấu nghề
nghiệp
2.4. Về các điều kiện bảo đảm
chất lượng GDNN
3. Thực hành/Thảo luận
Những thách thức của GDNN trong
nền kinh tế tri thức
3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN
I
3.1. Phòng học chuyên môn: Bố
trí đầy đủ ánh sáng, không gian tổ chức các hoạt động thảo luận, làm việc nhóm,
trình diễn…
3.2. Trang thiết bị máy móc:
Máy chiếu, máy tính,…
3.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:
Giấy A0, A4, bút dạ, thẻ màu, bảng từ, bảng tờ lật, bảng ghim, nam châm,...
3.4. Nguồn lực khác (nếu có)
4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ PHẦN I
4.1. Nội dung:
- Định hướng và nội dung quản
lý nhà nước về viên chức; giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về
viên chức.
- Chức trách, nhiệm vụ Giáo
viên GDNN hạng I trong cơ sở GDNN.
- Thực trạng GDNN ở Việt Nam;
đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về việc phát triển
GDNN ở Việt Nam; một số giải pháp phát triển GDNN.
- Những thách thức của GDNN
trong nền kinh tế tri thức.
4.2. Phương pháp: Đánh giá
thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành)
5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN
I
5.1. Hướng dẫn về phương pháp
giảng dạy, học tập:
- Đối với giảng viên:
+ Thiết kế các hoạt động thảo
luận, hướng dẫn nghiên cứu trường hợp, học tập dựa vào trải nghiệm, dựa vào dự
án, dạy học theo nhóm, sử dụng mô hình dạy học hỗn hợp (Blened learning), lớp học
đảo ngược (Flipped Classroom), LMS (Learning Management Systems).
+ Giảng viên cần chuẩn bị bài
giảng phát cho học viên trước khi giảng để học viên tìm hiểu, nghiên cứu nội
dung bài học và theo dõi bài giảng và tham gia thảo luận.
- Đối với người học: Làm bài tập,
nghiên cứu tài liệu được cung cấp hoặc nguồn dữ liệu internet, thảo luận, trao
đổi, phản biện, học tập dựa vào dự án, học tập theo nhóm.
5.2. Những trọng tâm cần lưu ý
- Nội dung quản lý nhà nước về
viên chức.
- Chức trách, nhiệm vụ Giáo
viên hạng I trong trường trung cấp.
- Thực trạng GDNN ở Việt Nam.
- Đường lối, chủ trương của Đảng
và pháp luật của Nhà nước về việc phát triển GDNN ở Việt Nam.
PHẦN II: KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÀ ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Thời gian thực hiện: 168
giờ (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành/Thảo luận: 132 giờ; Thi/kiểm tra: 08 giờ).
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong Phần Kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp, người học có được những
năng lực sau:
- Phân tích được các yêu cầu về
năng lực đối với Giáo viên GDNN hạng I và xác định được các hoạt động phát triển
năng lực Giáo viên GDNN hạng I;
- Trình bày được nội dung quản
trị cơ sở GDNN và các tiếp cận hiện đại trong quản trị cơ sở GDNN;
- Thực hiện hiệu quả việc quản
lý hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sáng kiến, cải tiến kĩ
thuật ở cơ sở GDNN;
- Xây dựng giải pháp tự chủ ở
cơ sở GDNN;
- Tổ chức được hoạt động giáo dục
khởi nghiệp sáng tạo cho học sinh, sinh viên;
- Chủ trì tổ chức công tác sinh
hoạt chuyên môn trong cơ sở GDNN đạt hiệu quả;
- Xây dựng được môi trường văn
hóa, phát triển thương hiệu của cơ sở GDNN.
2. NỘI DUNG
Bài 5: Phát triển đội ngũ
Giáo viên GDNN hạng I đảm nhận sứ mạng phát triển GDNN
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu:
- Phân tích được yêu cầu đối với
Giáo viên GDNN hạng I trong GDNN hiện nay; vai trò, trách nhiệm của người Giáo
viên GDNN hạng I đối với phát triển đội ngũ giáo viên trong cơ sở GDNN.
- Xác định được các sứ mệnh và
nhiệm vụ của Giáo viên GDNN hạng I theo yêu cầu đổi mới GDNN và các hoạt động
phát triển đội ngũ giáo viên trong cơ sở GDNN.
* Nội dung:
1. Đổi mới GDNN hiện nay
1.1. Bối cảnh đổi mới giáo dục
hiện nay
1.2. Các chủ trương và chính
sách đổi mới GDNN
2. Sứ mệnh và nhiệm vụ của Giáo
viên GDNN hạng I hiện nay
2.1. Vai trò người giáo viên
2.2. Các mô hình hoạt động, mô
hình nhân cách, mô hình đào tạo giáo viên
2.3. Sứ mệnh, nhiệm vụ Giáo
viên GDNN hạng I trong trường trung cấp
3. Phát triển đội ngũ giáo viên
trường trung cấp và vai trò Giáo viên GDNN hạng I trong hoạt động phát triển đội
ngũ
3.1. Quy trình phát triển đội
ngũ giáo viên trường trung cấp
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp
3.3. Vai trò và trách nhiệm của
Giáo viên GDNN hạng I đối với sự phát triển đội ngũ giáo viên trong trường
trung cấp
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Vai trò, trách nhiệm của
Giáo viên GDNN hạng I đối với phát triển đội ngũ giáo viên trong cơ sở GDNN
4.2. Các mô hình hoạt động, mô
hình nhân cách, mô hình đào tạo giáo viên
4.3. Phát triển đội ngũ giáo
viên trường trung cấp và vai trò người Giáo viên GDNN hạng I trong hoạt động
phát triển đội ngũ
Bài 6: Tiếp cận hiện đại
trong quản trị trường trung cấp
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu:
- Phân biệt được khái niệm quản
trị, quản lý, lãnh đạo trong quản trị nhà trường; phân tích được các chức năng
quản trị nhà trường.
- Xác định được các lĩnh vực quản
trị trường trung cấp, nhận diện được các cách tiếp cận trong quản trị nhà trường.
* Nội dung:
1. Khái quát chung về quản trị
1.1. Khái niệm quản lý, quản trị,
lãnh đạo
1.2. Các chức năng quản trị
2. Quản trị trường trung cấp
2.1. Quản trị chiến lược
2.2. Quản trị nguồn nhân lực
2.3. Quản trị tài chính, tài sản
2.4. Quản trị đào tạo
2.5. Quản trị nghiên cứu khoa học,
công nghệ
3. Tiếp cận hiện đại trong quản
trị nhà trường
3.1. Tiếp cận nguyên lý Pareto
3.2. Tiếp cận lý thuyết nhu cầu
3.3. Tiếp cận năng lực lãnh đạo
3.4. Tiếp cận đối tượng 5M
3.5. Tiếp cận trạng thái SWOT
3.6. Tiếp cận quá trình CIPO
3.7. Tiếp cận mô hình khung 7-S
3.8. Tiếp cận sản phẩm 4P
3.9. Tiếp cận quản lý sự thay đổi
3.10. Tiếp cận trường học thông
minh
3.11. Tiếp cận quản trị chất lượng
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Nội dung quản trị trường
trung cấp
4.2. So sánh các tiếp cận hiện
đại trong quản trị nhà trường
Bài 7: Quản lí hoạt động
nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong GDNN
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được bản chất, phạm
vi của hoạt động khoa học và công nghệ, vai trò của khoa học và công nghệ trong
nền kinh tế tri thức và Cách mạng công nghiệp 4.0; nêu được các quy định cơ bản
về tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ và thực trạng hoạt động
khoa học và công nghệ của các cơ sở GDNN nước ta.
- Vận dụng các quy định đó vào
tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của bản thân và đơn vị.
- Chủ động đề xuất kế hoạch quản
lý nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ.
* Nội dung:
1. Những vấn đề chung về khoa học
và công nghệ
1.1. Các khái niệm khoa học,
công nghệ, nghiên cứu khoa học, hoạt động khoa học
1.2. Phân loại khoa học
1.3. Các loại hình nghiên cứu
khoa học và hoạt động khoa học
2. Hoạt động khoa học và công
nghệ của các cơ sở GDNN ở Việt Nam
2.1. Hệ thống các tổ chức
nghiên cứu khoa học ở Việt Nam
2.2. Điều kiện hoạt động của
các tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ của Việt Nam
2.3. Kết quả và phương hướng hoạt
động khoa học và công nghệ Việt Nam
3. Quản lý hoạt động khoa học
và công nghệ của cả nước và của các cơ sở GDNN ở Việt Nam
3.1. Những quy định về quản lý
hoạt động khoa học và công nghệ của Việt Nam
3.2. Quản lý hoạt động khoa học
và công nghệ của các cơ sở GDNN ở Việt Nam
3.3. Những hình thức và kết quả
hoạt động khoa học và công nghệ của các cơ sở GDNN
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Quản lý hoạt động khoa học
và công nghệ ở Việt Nam
4.2. Tổ chức, kết quả, phương hướng
hoạt động khoa học và công nghệ của các cơ sở GDNN ở Việt Nam
Bài 8: Tự chủ trong GDNN
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được bản chất, vai
trò của quyền tự chủ trong GDNN
- Phân tích được tự chủ trong GDNN
tại Việt Nam
- Xây dựng được giải pháp tự chủ
trong GDNN.
* Nội dung:
1. Khái quát chung về tự chủ
trong GDNN
1.1. Quyền tự chủ
1.2. Bản chất của quyền tự chủ
trong GDNN
1.3. Vai trò của quyền tự chủ
giáo dục
1.4. Nội dung quyền tự chủ
trong GDNN
2. Tự chủ trong GDNN tại Việt
Nam
2.1. Thực trạng tự chủ trong
GDNN tại Việt Nam
2.2. Yêu cầu của tự chủ trong
GDNN tại Việt Nam
3. Định hướng và giải pháp đổi
mới GDNN đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội
3.1. Định hướng đổi mới GDNN đảm
bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội
3.2. Giải pháp đổi mới GDNN đảm
bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội
4. Thực hành/Thảo luận:
4.1. Phạm vi của quyền tự chủ
trong GDNN; thực hiện quyền tự chủ trong cơ sở GDNN
4.2. Vai trò của quản lý nhà nước
đối với cơ sở GDNN thực hiện quyền tự chủ
4.3. Nêu một số định hướng và
giải pháp đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong cơ sở GDNN
Bài 9: Giáo dục khởi nghiệp
sáng tạo cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu:
- Phân tích được những nội dung
cơ bản về khởi nghiệp; cơ hội và ý tưởng khởi sự kinh doanh, các phương pháp
tìm kiếm và sáng tạo ý tưởng khởi sự kinh doanh, đánh giá và lựa chọn ý tưởng
khởi sự kinh doanh.
- Lựa chọn được mô hình khởi nghiệp,
xác định đúng các thách thức khi bắt đầu khởi sự kinh doanh; đánh giá và lựa chọn
được ý tưởng khởi sự kinh doanh; lập được kế hoạch kinh doanh thuộc lĩnh vực
chuyên ngành được đào tạo, thiết kế được cấu trúc tổ chức doanh nghiệp và tổ chức
nhân sự.
- Xây dựng và đánh giá tính khả
thi của các ý tưởng khởi sự kinh doanh, lập kế hoạch khởi sự kinh doanh, thiết
kế cấu trúc tổ chức doanh nghiệp và tổ chức nhân sự.
- Xây dựng được các nhiệm vụ,
giải pháp hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp sáng tạo.
* Nội dung:
1. Khởi nghiệp, kinh doanh và
việc làm
1.1. Thị trường lao động và việc
làm
1.2. Khởi nghiệp
1.3. Kinh doanh
2. Khởi sự kinh doanh
2.1. Khái niệm, vai trò của khởi
sự kinh doanh
2.2. Các phương pháp tìm kiếm
và sáng tạo ý tưởng khởi sự kinh doanh
2.3. Đánh giá và lựa chọn ý tưởng
khởi sự kinh doanh
3. Kế hoạch khởi sự kinh doanh
và tạo lập doanh nghiệp
3.1. Lập kế hoạch khởi sự kinh
doanh
3.2. Tạo lập doanh nghiệp
4. Nội dung, phương pháp giáo dục
khởi nghiệp sáng tạo cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN
4.1. Nội dung giáo dục khởi
nghiệp sáng tạo
4.2. Phương pháp giáo dục khởi
nghiệp sáng tạo
5. Giải pháp hỗ trợ học sinh,
sinh viên trong các cơ sở GDNN khởi nghiệp sáng tạo
6. Thực hành/Thảo luận
6.1. Đánh giá và lựa chọn ý tưởng
khởi sự kinh doanh
6.2. Lập một kế hoạch khởi sự
kinh doanh
6.3. Thiết kế cấu trúc tổ chức
một doanh nghiệp và tổ chức nhân sự
6.4. Nội dung, phương pháp giáo
dục khởi nghiệp sáng tạo; giải pháp hỗ trợ học sinh, sinh viên trong các cơ sở
GDNN khởi nghiệp sáng tạo
Bài 10: Công tác sinh hoạt
chuyên môn trong cơ sở GDNN
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu:
- Xác định được cơ sở lý luận
và ý nghĩa của công tác sinh hoạt chuyên môn đối với nhà giáo GDNN; giải thích được
các bước trong quy trình tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong cơ sở GDNN.
- Lập kế hoạch tổ chức sinh hoạt
chuyên môn cho khoa/bộ môn trong cơ sở GDNN.
- Thực hành tổ chức một hoạt động
chuyên môn theo hình thức cụ thể.
* Nội dung:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của
công tác sinh hoạt chuyên môn trong cơ sở GDNN
1.1. Cơ sở lý luận về công tác
sinh hoạt chuyên môn trong cơ sở GDNN.
1.2. Ý nghĩa vai trò của công
tác sinh hoạt chuyên môn đối với đội ngũ nhà giáo GDNN
2. Lập kế hoạch tổ chức sinh hoạt
chuyên môn ở cơ sở GDNN
2.1. Hình thức sinh hoạt chuyên
môn
2.2. Nội dung sinh hoạt chuyên
môn
2.3. Lập kế hoạch sinh hoạt
chuyên môn
3. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn
ở cơ sở GDNN
3.1. Quy trình tổ chức sinh hoạt
chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học
3.2. Thực hành sinh hoạt chuyên
môn theo hình thức tự chọn
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Phân tích ưu, nhược điểm
công tác sinh hoạt chuyên môn thực hiện tại trường trung cấp nơi đang công tác.
4.2. Đề xuất biện pháp đổi mới
sinh hoạt chuyên môn trong cơ sở GDNN
4.3. Dựa trên chức năng, nhiệm
vụ của nhà giáo GDNN, hãy xác định các nội dung sinh hoạt chuyên môn cần thiết
cho nhà giáo GDNN trong bối cảnh hiện nay
4.4. Lập kế hoạch sinh hoạt
chuyên môn cho khoa/bộ môn trong một năm học
4.5. Lập kế hoạch thực hiện
sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học
4.6. Thực hành: chọn bài học
nghiên cứu; tiến hành nghiên cứu bài học; quan sát và góp ý bài học
Bài 11: Xây dựng môi trường
văn hóa, phát triển thương hiệu cơ sở GDNN
Thời
gian: 28 giờ
* Mục tiêu:
- Phân tích được các yếu tố
quan trọng của văn hóa cơ sở GDNN.
- Trình bày được các vấn đề lý
luận cơ bản của quá trình quản lý xây dựng văn hóa cơ sở GDNN.
- Xác định được các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình quản lý xây dựng của văn hóa cơ sở GDNN.
- Vận dụng được các mô hình cấu
trúc văn hóa cơ sở GDNN vào thực tiễn.
* Nội dung:
1. Những vấn đề chung về văn
hóa cơ sở GDNN
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.2. Đặc trưng văn hóa cơ sở
GDNN
1.3. Mô hình cấu trúc văn hóa
cơ sở GDNN
1.4. Các yếu tố cấu thành văn
hóa cơ sở GDNN
2. Xây dựng môi trường văn hóa
cơ sở GDNN
2.1. Lý luận về xây dựng văn
hóa cơ sở GDNN
2.2. Quản lý xây dựng văn hoá
cơ sở GDNN
2.3. Các bước xây dựng văn hoá
cơ sở GDNN
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý xây dựng văn hoá của cơ sở GDNN
3. Phát triển thương hiệu cơ sở
GDNN
3.1. Thương hiệu và vai trò của
thương hiệu đối với cơ sở GDNN
3.2. Quy trình xây dựng thương
hiệu của cơ sở GDNN
3.3. Phát triển thương hiệu và
những yếu tố đảm bảo cho việc phát triển thương hiệu của cơ sở GDNN
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Mô hình cấu trúc văn hóa
cơ sở GDNN
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý xây dựng văn hoá của cơ sở GDNN
4.3. Quy trình xây dựng thương
hiệu của cơ sở GDNN
3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN
II
3.1. Phòng học chuyên môn: Bố
trí đầy đủ ánh sáng, không gian tổ chức các hoạt động thảo luận, làm việc nhóm,
trình diễn…
3.2. Trang thiết bị máy móc:
Máy chiếu, máy tính,…
3.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:
Giấy A0,A4, bút dạ, thẻ màu, bảng từ, bảng tờ lật, bảng ghim, nam châm,...
3.4. Nguồn lực khác (nếu có)
4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ PHẦN II
4.1. Nội dung:
- Sứ mệnh, nhiệm vụ Giáo viên
GDNN hạng I trong trường trung cấp; quy trình phát triển đội ngũ giáo viên trường
trung cấp; các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giáo viên trường
trung cấp; vai trò và trách nhiệm của Giáo viên GDNN hạng I đối với sự phát triển
đội ngũ giáo viên trường trung cấp.
- Các lĩnh vực quản trị cơ sở
GDNN; các cách tiếp cận trong quản trị cơ sở GDNN.
- Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ở cơ sở GDNN
- Xây dựng giải pháp tự chủ ở
cơ sở GDNN
- Cơ hội và ý tưởng kinh doanh,
các phương pháp tìm kiếm và sáng tạo ý tưởng kinh doanh, đánh giá và lựa chọn ý
tưởng kinh doanh; mô hình khởi nghiệp, các thách thức khi bắt đầu kinh doanh; ý
tưởng kinh doanh; kế hoạch kinh doanh thuộc lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo,
cấu trúc tổ chức doanh nghiệp và tổ chức nhân sự.
- Kế hoạch tổ chức sinh hoạt
chuyên môn cho khoa/bộ môn trong cơ sở GDNN; tổ chức một hoạt động chuyên môn
theo hình thức cụ thể.
- Xây dựng môi trường văn hóa,
phát triển thương hiệu cơ sở GDNN.
4.2. Phương pháp: Đánh giá
thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành)
5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN
II
5.1. Hướng dẫn về phương pháp giảng
dạy, học tập
- Đối với giảng viên:
+ Giảng dạy theo phương pháp
tích cực, chú trọng đối thoại với người học. Giảng viên chỉ truyền đạt những kiến
thức lý luận cơ bản, hệ thống; chú trọng đặt các câu hỏi, tình huống để gợi mở,
hướng cho học viên thảo luận và phát biểu ý kiến, giúp học viên nắm bắt các vấn
đề để áp dụng vào thực tiễn;
+ Giảng viên cần chuẩn bị tài
liệu và phát cho học viên trước mỗi giờ giảng để học viên tìm hiểu, nghiên cứu
nội dung bài học.
- Đối với người học: Học viên
phải nghiên cứu tài liệu trước khi nghe giảng, tham gia thảo luận, làm bài tập
tình huống theo yêu cầu nội dung bài giảng do giảng viên nêu ra.
5.2. Những trọng tâm của chương
trình cần lưu ý:
- Sứ mệnh, nhiệm vụ Giáo viên
GDNN hạng I trong trường trung cấp; vai trò và trách nhiệm của Giáo viên GDNN hạng
I đối với sự phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp.
- Quản trị cơ sở GDNN; các cách
tiếp cận trong quản trị nhà trường.
- Quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ở cơ sở GDNN.
- Xây dựng giải pháp tự chủ ở
cơ sở GDNN;
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn
cho khoa/bộ môn trong cơ sở GDNN; tổ chức một hoạt động chuyên môn theo hình thức
cụ thể.
- Xây dựng môi trường văn hóa,
phát triển thương hiệu cơ sở GDNN.
PHẦN 3: TÌM HIỂU THỰC TẾ VÀ VIẾT THU HOẠCH
Thời
gian thực hiện: 36 giờ (Lý thuyết: 04 giờ; Thực hành: 32 giờ).
1. Tìm hiểu thực tế
Thời
gian: 20 giờ
a) Mục đích
Tìm hiểu, quan sát và trao đổi
kinh nghiệm công tác trong phát triển năng lực nghề nghiệp Giáo viên GDNN (hạng
I); các biện pháp tiếp cận trong quản trị cơ sở GDNN; các hoạt động quản lý
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật; các
giải pháp tự chủ ở cơ sở GDNN; giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho học sinh, sinh
viên; các mô hình xây dựng môi trường văn hóa, phát triển thương hiệu của một
trường trung cấp cụ thể. Giúp gắn kết giữa kiến thức với kỹ năng và thực tiễn.
b) Yêu cầu
- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng tổ chức
cho học viên đi thực tế.
- Trường trung cấp tiếp nhận học
viên đến tìm hiểu thực tế báo cáo kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng đào tạo,
quản trị nhà trường, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ, tự chủ ở cơ sở GDNN; giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho học sinh, sinh
viên; xây dựng môi trường văn hoá,...
- Học viên quan sát, ghi nhận
thông tin để điền vào bảng quan sát; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhà trường;
tổng hợp thông tin, tài liệu,... để chuẩn bị viết bài thu hoạch.
c) Hướng dẫn tổ chức thực
hiện
* Công tác chuẩn bị:
- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng liên
hệ với trường trung cấp có kinh nghiệm trong hoạt động GDNN, phát triển mối
quan hệ với doanh nghiệp,... để tổ chức cho học viên đi tìm hiểu thực tế.
- Giảng viên xây dựng bảng quan
sát, hướng dẫn học viên sử dụng bảng quan sát và chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn
đề cần làm rõ trong quá trình đi tìm hiểu thực tế. Nội dung này được thực hiện
tại cơ sở tổ chức bồi dưỡng. Thời gian thực hiện: 04 giờ.
* Tìm hiểu thực tế tại trường trung
cấp tiếp nhận học viên đến tìm hiểu thực tế. Thời gian thực hiện: 16 giờ.
2. Viết bài thu hoạch
Thời
gian: 16 giờ
a) Mục đích
- Tổng hợp kiến thức và kỹ năng
học viên thu nhận được từ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp Giáo viên GDNN hạng I.
- Đánh giá kết quả học tập của
học viên đã đạt được qua bồi dưỡng; khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng đã
thu nhận được vào thực tiễn công tác của chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng
I.
b) Yêu cầu
- Về nội dung:
+ Bài thu hoạch gắn với công việc
của chức danh Giáo viên GDNN hạng I trong đó nêu được kiến thức và kỹ năng thu
nhận được sau khóa bồi dưỡng, phân tích công việc hiện nay và đề xuất vận dụng
vào công việc sau khi tham gia khóa bồi dưỡng và các hoạt động trải nghiệm tại
trường trung cấp.
+ Bài thu hoạch viết dưới dạng
một đề án. Đề án đề cập những vấn đề cấp bách, thiết thực, phù hợp với thực tế,
đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị công tác. Bản đề án được trình bày theo kết
cấu quy định; lập luận phải lôgic, chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, có sức thuyết
phục; các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phải rõ ràng, có tính khả thi trong thực
tiễn; số liệu sử dụng trong đề án phải có tính cập nhật.
- Về hình thức:
+ Đảm bảo đúng yêu cầu của một
bài thu hoạch.
+ Độ dài không quá 25 trang A4
(không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ
Times New Roman, cỡ chữ 14, cách dòng 1,5 lines.
+ Văn phong/cách viết: Có phân
tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng.
c) Hướng dẫn tổ chức thực
hiện
Học viên viết và hoàn thiện bài
thu hoạch theo yêu cầu và nộp cho cơ sở tổ chức bồi dưỡng.
VI. HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng: Chương
trình dùng để bồi dưỡng cho những người đã có “Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Giáo dục nghề nghiệp hạng II” hoặc
tương đương có nhu cầu bồi dưỡng để được cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Giáo dục nghề nghiệp hạng I”.
2. Phương thức tổ chức thực hiện
chương trình
Chương trình có thể tổ chức giảng
dạy theo một trong các hình thức: tập trung, bán tập trung, từ xa... do cơ sở tổ
chức bồi dưỡng quy định phù hợp với nội dung cụ thể.
3. Yêu cầu tổ chức thực hiện chương
trình (về đội ngũ giảng viên, về cơ sở vật chất, trang thiết bị,...):
- Đội ngũ giảng viên: Giảng
viên thực hiện chương trình phải có bằng Thạc sỹ trở lên; đang giữ hạng chức
danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng I hoặc tương đương trở lên.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Phòng học, máy vi tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh; tài liệu phát cho người học,
giấy A0, A4, bút viết, bảng, phấn,...; chương trình và tài liệu dạy học của chương
trình bồi dưỡng.
- Tài liệu: Cơ sở tổ chức bồi
dưỡng căn cứ vào chương trình này để tổ chức xây dựng, ban hành hoặc lựa chọn
tài liệu bồi dưỡng để tổ chức giảng dạy.
4. Hướng dẫn đánh giá kết quả học
tập:
- Đánh giá thường xuyên: Đánh
giá thông qua ý thức và quá trình tham gia học tập do cơ sở tổ chức bồi dưỡng
quy định chi tiết.
- Kết thúc mỗi Phần, học viên
được đánh giá thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành) tại lớp. Bài kiểm
tra, bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10.
- Điều kiện cấp chứng chỉ: Học
viên phải tham gia ít nhất 80% thời gian học tập và có tất cả các bài kiểm tra,
bài thu hoạch kết thúc mỗi phần phải đạt từ 5 điểm trở lên sẽ được cấp “Chứng
chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Giáo dục nghề
nghiệp hạng I”.
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANHNGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP HẠNG II
(Mã
số: V.09.02.06)
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1978/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. ĐỐI
TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
(GDNN) giảng dạy trình độ trung cấp, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở
vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giáo
viên GDNN hạng II và đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN lý thuyết
hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III hoặc tương đương từ đủ 03 năm trở
lên.
II. MỤC
TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung:
Bồi dưỡng cho nhà giáo GDNN đạt
chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng II.
2. Mục tiêu cụ thể:
Học xong chương trình bồi dưỡng
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng II, người học có được những
năng lực sau:
- Nhận thức được vai trò và sứ
mệnh của GDNN trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Vận dụng được các kiến thức về
chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung của hạng chức danh nghề
nghiệp Giáo viên GDNN hạng II vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
- Vận dụng thành thạo các kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp trong việc xây dựng
và phát triển trường trung cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân.
III. THỜI
GIAN BỒI DƯỠNG VÀ ĐƠN VỊ THỜI GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian bồi dưỡng: 240 giờ
2. Đơn vị thời gian của giờ học:
Một giờ học lý thuyết là 45 phút; Một giờ học thực hành/tích hợp/thảo luận là
60 phút
IV. DANH
MỤC CÁC BÀI VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
TT
|
Tên phần/bài
|
Thời gian (giờ)
|
Tổng
|
Lý thuyết
|
Thực hành/Thảo luận
|
Thi/ Kiểm tra
|
I
|
Phần I: Kiến thức về chính
trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung
|
36
|
16
|
16
|
4
|
1
|
Bài 1: Quản lý nhà nước về
viên chức
|
8
|
4
|
4
|
|
2
|
Bài 2: Chức trách, nhiệm vụ
Giáo viên GDNN hạng II trong trường trung cấp
|
8
|
4
|
4
|
|
3
|
Bài 3: Chiến lược phát triển
GDNN
|
8
|
4
|
4
|
|
4
|
Bài 4: Sự thay đổi của GDNN
hướng tới nền kinh tế tri thức
|
8
|
4
|
4
|
|
|
Ôn tập và kiểm tra phần I
|
4
|
|
|
4
|
II
|
Phần II: Kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp
|
168
|
56
|
104
|
8
|
5
|
Bài 5: Phát triển năng lực
nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng II
|
20
|
8
|
12
|
|
6
|
Bài 6: Bảo đảm và kiểm định
chất lượng ở trường trung cấp
|
24
|
8
|
16
|
|
7
|
Bài 7: Tổ chức thực hiện đề
tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật ở
trường trung cấp
|
24
|
8
|
16
|
|
8
|
Bài 8: Hoạt động hợp tác giữa
trường trung cấp với doanh nghiệp
|
20
|
8
|
12
|
|
9
|
Bài 9: Xanh hóa GDNN
|
24
|
8
|
16
|
|
10
|
Bài 10: Ứng dụng lý thuyết học
tập trong dạy học
|
24
|
8
|
16
|
|
11
|
Bài 11: Xây dựng văn hóa ứng
xử ở trường trung cấp
|
24
|
8
|
16
|
|
|
Ôn tập và kiểm tra
|
8
|
|
|
8
|
III
|
Phần III: Tìm hiểu thực tế
và viết thu hoạch
|
36
|
4
|
32
|
|
12
|
Tìm hiểu thực tế
|
20
|
4
|
16
|
|
13
|
Viết thu hoạch
|
16
|
|
16
|
|
|
Tổng cộng:
|
240
|
84
|
144
|
12
|
V. CHƯƠNG
TRÌNH CHI TIẾT
PHẦN I: KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC
KỸ NĂNG CHUNG
Thời gian thực hiện: 36
giờ (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành, thảo luận: 16 giờ; Thi/kiểm tra: 04 giờ).
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong Phần Kiến thức
về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung, người học có được những
năng lực sau:
- Vận dụng được các quy định
pháp luật hiện hành về viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ của Giáo viên
GDNN hạng II;
- Xác định được chức trách, nhiệm
vụ của Giáo viên GDNN hạng II trong cơ sở GDNN;
- Xác định được xu hướng phát
triển GDNN tại các trường trung cấp trong giai đoạn hiện nay.
2. NỘI DUNG
Bài 1: Quản lý nhà nước về
viên chức
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được kiến thức cơ bản
về quản lý nhà nước về viên chức.
- Tự định hướng để đưa những
yêu cầu về quản lý nhà nước về viên chức.
* Nội dung:
1. Lý luận quản lý nhà nước về
viên chức
1.1. Một số khái niệm
1.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước
về viên chức
1.3. Các yếu tố tác động đến quản
lý nhà nước về viên chức
1.4. Hình thức quản lý nhà nước
về viên chức
1.5. Biện pháp quản lý nhà nước
về viên chức
2. Pháp luật về viên chức
2.1. Các quy định pháp luật về
viên chức hiện hành
2.2. Tình hình thực hiện quy định
pháp luật về viên chức trong giai đoạn hiện nay
3. Nội dung quản lý nhà nước về
viên chức
3.1. Xu hướng quản lý nhà nước
về viên chức trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Một số nội dung quản lý
nhà nước về viên chức.
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Trình bày các quy định
pháp luật nhà nước về viên chức
4.2. Phân tích các nguyên tắc
quản lý nhà nước về viên chức
Bài 2: Chức trách, nhiệm vụ
của Giáo viên GDNN hạng II trong trường trung cấp
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được vị trí, vai
trò của Giáo viên GDNN hạng II trong trường trung cấp.
- Xác định được chức trách, nhiệm
vụ của Giáo viên GDNN hạng II trong trường trung cấp.
* Nội dung:
1. Vị trí, vai trò của đội ngũ Giáo
viên GDNN hạng II trong trường trung cấp
1.1. Vị trí của Giáo viên GDNN
hạng II trong trường trung cấp
1.2. Vai trò của Giáo viên GDNN
hạng II trong trường trung cấp
2. Chức trách, nhiệm vụ của
Giáo viên GDNN hạng II trong trường trung cấp
2.1. Chức trách của Giáoviên
GDNN hạng II trong trường trung cấp
2.2. Nhiệm vụ của Giáo viên
GDNN hạng II trong trường trung cấp
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Vị trí, vai trò của Giáo
viên GDNN hạng II
3.2. Chức trách, nhiệm vụ của
Giáo viên GDNN hạng II
Bài 3: Chiến lược phát triển
GDNN
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được xu hướng và
Chiến lược phát triển GDNN.
- Xác định được xu hướng phát
triển GDNN tại các trường trung cấp trong giai đoạn hiện nay.
* Nội dung:
1. Chiến lược phát triển GDNN
1.1. Những vấn đề chung về Chiến
lược phát triển GDNN
1.2. Xu hướng và chiến lược
phát triển GDNN trong giai đoạn hiện nay
2. Chiến lược phát triển GDNN của
các trường trung cấp
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Phân tích Chiến lược phát
triển GDNN
3.2. Trình bày Chiến lược phát
triển GDNN của các trường trung cấp trong giai đoạn hiện nay
Bài 4: Sự thay đổi của GDNN
hướng tới nền kinh tế tri thức
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò của
GDNN trong nền kinh tế tri thức.
- Phân tích những thay đổi của
GDNN trong nền kinh tế tri thức tại Việt Nam.
* Nội dung:
1. Vai trò của GDNN trong nền
kinh tế tri thức
1.1. Yêu cầu của nền kinh tế
tri thức đối với GDNN.
1.2. Vai trò của GDNN đối với nền
kinh tế tri thức.
2. Đổi mới GDNN đáp ứng yêu cầu
của nền kinh tế tri thức
2.1. Bối cảnh mới của nền kinh
tế tri thức và công tác GDNN.
2.2. Các xu hướng phát triển của
GDNN trong giai đoạn hiện nay.
2.3. Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả GDNN tại trường trung cấp đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Trình bày vai trò của GDNN
đối với nền kinh tế tri thức
3.2. Phân tích các xu hướng
phát triển của GDNN trong giai đoạn hiện nay
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả GDNN đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức
3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN
I
3.1. Phòng học chuyên môn: Bố
trí đầy đủ ánh sáng, không gian tổ chức các hoạt động thảo luận, làm việc nhóm,
trình diễn…
3.2. Trang thiết bị máy móc:
Máy tính, máy chiếu,...
3.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:
Giấy A0, A4, bút dạ, thẻ màu, bảng từ, bảng tờ lật, bảng ghim, nam châm,...
3.4. Nguồn lực khác (nếu có)
4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ PHẦN I
4.1. Nội dung
- Các quy định pháp luật nhà nước
về viên chức; các nguyên tắc quản lý nhà nước về viên chức.
- Chức trách, nhiệm vụ Giáo
viên GDNN hạng II trong trường trung cấp.
- Xu hướng và chiến lược phát
triển GDNN trong giai đoạn hiện nay.
- Vai trò của GDNN trong nền
kinh tế tri thức; đổi mới GDNN đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
4.2. Phương pháp: Đánh giá
thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành)
5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN
I
5.1. Hướng dẫn về phương pháp
giảng dạy, học tập
- Đối với giảng viên:
+ Thiết kế các hoạt động thảo
luận, hướng dẫn nghiên cứu trường hợp, học tập dựa vào trải nghiệm, dựa vào dự
án, dạy học theo nhóm, sử dụng mô hình dạy học hỗn hợp (Blened learning), lớp học
đảo ngược (Flipped Classroom), LMS (Learning Management Systems).
+ Giảng viên cần chuẩn bị tài liệu
và phát cho học viên trước mỗi giờ giảng để học viên tìm hiểu, nghiên cứu nội
dung bài học.
- Đối với người học: Làm bài tập,
nghiên cứu tài liệu được cung cấp hoặc nguồn dữ liệu internet, thảo luận, trao
đổi, phản biện, học tập dựa vào dự án, học tập theo nhóm.
5.2. Những trọng tâm cần lưu ý:
- Các quy định pháp luật nhà nước
về viên chức.
- Chức trách, nhiệm vụ Giáo
viên GDNN hạng II trong trường trung cấp.
PHẦN II: KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÀ ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Thời gian thực hiện: 168
giờ (Lý thuyết: 56 giờ; Thực hành, thảo luận: 104 giờ; Thi/kiểm tra: 08 giờ).
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong Phần Kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp, người học có được những
năng lực sau:
- Đề xuất biện pháp phát triển
năng lực nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng II.
- Tổ chức thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật tại
trường trung cấp.
- Bảo đảm và kiểm định được chất
lượng của trường trung cấp.
- Thực hiện được hoạt động hợp
tác giữa trường trung cấp với doanh nghiệp.
- Lập được kế hoạch, xây dựng
được tiêu chí đánh giá hoạt động, xác định các tình huống và phương án xử lý
khi triển khai kế hoạch xanh hóa cơ sở GDNN.
- Ứng dụng được các lý thuyết học
tập trong dạy học.
- Xây dựng được văn hóa ứng xử
trong trường trung cấp.
2. NỘI DUNG
Bài 5: Phát triển năng lực
nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng II
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày và giải thích được
các yêu cầu của đổi mới GDNN đối với giáo viên GDNN hiện nay.
- Xác định được các sứ mệnh và
nhiệm vụ của giáo viên theo yêu cầu đổi mới GDNN và vận dụng vào hoạt động của
bản thân, tập thể giáo viên của trường trung cấp để giải quyết có hiệu quả các
tình huống nảy sinh trong thực tiễn.
* Nội dung:
1. Những đổi mới về GDNN
1.1. Những tác động hiện nay đối
với GDNN
1.2. Những đổi mới GDNN để đáp ứng
nhu cầu đào tạo nhân lực
2. Sứ mệnh và nhiệm vụ của người
Giáo viên GDNN hạng II theo yêu cầu đổi mới GDNN
2.1. Sứ mệnh của Giáo viên GDNN
hạng II
2.2. Nhiệm vụ của Giáo viên GDNN
hạng II
3. Những năng lực của Giáo viên
GDNN hạng II
3.1. Cơ sở xác định các năng lực
của Giáo viên GDNN hạng II
3.2. Hệ thống các năng lực cần
có của Giáo viên GDNN hạng II
4. Biện pháp phát triển năng lực
cho Giáo viên GDNN hạng II
4.1. Nguyên tắc xác định các biện
pháp phát triển năng lực cho Giáo viên GDNN hạng II.
4.2. Các biện pháp phát triển
năng lực cho Giáo viên GDNN hạng II.
5. Thực hành/Thảo luận
5.1. Phân tích sứ mệnh và nhiệm
vụ của Giáo viên GDNN hạng II theo yêu cầu đổi mới GDNN
5.2. Xác định trách nhiệm của
giáo viên và nhà trường đối với phát triển năng lực Giáo viên GDNN hạng II
5.3. Đề xuất các biện pháp phát
triển năng lực cho Giáo viên GDNN hạng II tại các trường trung cấp
Bài 6: Bảo đảm và kiểm định
chất lượng ở trường trung cấp
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được những vấn đề
cơ bản về bảo đảm và kiểm định chất lượng trường trung cấp trong bối cảnh đổi mới
GDNN ở Việt Nam và thế giới.
- Xác định được các yêu cầu, nội
dung bảo đảm và kiểm định chất lượng trường trung cấp trong bối cảnh đổi mới
GDNN.
- Xây dựng được các giải pháp đổi
mới bảo đảm và kiểm định chất lượng trường trung cấp đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
* Nội dung:
1. Khái quát chung về đảm bảo
chất lượng và kiểm định chất lượng GDNN
1.1. Bối cảnh về GDNN tại các trường
trung cấp hiện nay
1.2. Các quan niệm về chất lượng
giáo dục
1.3. Mô hình đảm bảo chất lượng
bên trong trường trung cấp
1.4. Đặc trưng của kiểm định chất
lượng
1.5. Quy trình kiểm định chất
lượng
1.6. Sự khác nhau và giống nhau
giữa đánh giá và kiểm định
1.7. Mạng lưới tổ chức đảm bảo
chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế, khu vực
2. Hệ thống bảo đảm chất lượng
và kiểm định chất lượng GDNN tại trường trung cấp ở Việt Nam
2.1. Chủ trương, chính sách về
hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDNN tại trường trung cấp ở
Việt Nam.
2.2. Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật của Việt Nam về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDNN.
2.3. Kết quả xây dựng và phát
triển hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDNN tại trường trung
cấp của Việt Nam.
3. Kiểm định chất lượng GDNN
3.1. Mục đích của kiểm định chất
lượng GDNN.
3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng
GDNN.
3.3. Quy trình và nội dung tự
đánh giá.
3.4. Kế hoạch triển khai các hoạt
động tự đánh giá.
3.5. Quy trình đánh giá ngoài
chất lượng GDNN.
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Trình bày quy trình kiểm định
chất lượng GDNN tại trường trung cấp
4.2. Xây dựng và phát triển hệ
thống bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDNN của Việt Nam
4.3. Phân tích quy trình đánh
giá ngoài chất lượng GDNN tại trường trung cấp
Bài 7: Tổ chức thực hiện đề
tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật ở
trường trung cấp
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu:
- Phân tích được bản chất, phạm
vi của hoạt động khoa học và công nghệ, vai trò của khoa học và công nghệ trong
GDNN.
- Vận dụng được các quy định cơ
bản về tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ, sáng kiến,
cải tiến kỹ thuật ở trường trung cấp.
* Nội dung:
1. Những vấn đề chung về khoa học
và công nghệ
1.1. Những vấn đề chung về khoa
học và công nghệ.
1.2. Đổi mới GDNN và tác động đối
với hoạt động khoa học và công nghệ, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của trường
trung cấp.
2. Tổ chức thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật ở trường
trung cấp
2.1. Các quy định cơ bản về tổ
chức và quản lý hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ, sáng kiến, cải tiến
kĩ thuật ở trường trung cấp.
2.2. Trách nhiệm của Giáo viên GDNN
hạng II trong tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ,
sáng kiến, cải tiến kĩ thuật ở trường trung cấp.
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Phân tích quá trình đổi mới
GDNN; tác động của đổi mới GDNN đối với hoạt động khoa học và công nghệ, sáng
kiến, cải tiến kĩ thuật ở trường trung cấp
3.2. Giải thích trách nhiệm của
Giáo viên GDNN hạng II trong tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và chuyển
giao công nghệ, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật ở trường trung cấp
Bài 8. Hoạt động hợp tác giữa
trường trung cấp với doanh nghiệp
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu:
- Giải thích được lợi ích của
hoạt động hợp tác giữa trường trung cấp và doanh nghiệp.
- Lựa chọn được những nội dung
hợp tác giữa trường trung cấp và doanh nghiệp.
- Xây dựng được chiến lược và
thỏa thuận hợp tác giữa trường trung cấp và doanh nghiệp.
* Nội dung:
1. Khái quát về hoạt động hợp
tác giữa trường trung cấp và doanh nghiệp
1.1. Khái niệm hợp tác giữa trường
trung cấp và doanh nghiệp.
1.2. Nguyên tắc hoạt động hợp
tác giữa trường trung cấp và doanh nghiệp.
1.3. Lợi ích của hoạt động hợp
tác giữa trường trung cấp và doanh nghiệp.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
hợp tác giữa trường trung cấp và doanh nghiệp
2.1. Hợp tác trong phát triển chương
trình đào tạo.
2.2. Hợp tác trong hoạt động
tuyển dụng.
2.3. Hợp tác trong hỗ trợ các
hoạt động đào tạo.
2.4. Doanh nghiệp tham gia vào
quy trình đào tạo.
2.5. Hợp tác nhằm nâng cao năng
lực của cơ sở đào tạo.
2.6. Hợp tác nhằm nâng cao năng
lực của doanh nghiệp.
2.7. Hợp tác trong nghiên cứu
khoa học.
3. Xây dựng và duy trì mối quan
hệ hợp tác với doanh nghiệp
3.1. Xây dựng các thỏa thuận hợp
tác.
3.2. Phát triển các chương
trình hợp tác.
3.3. Đánh giá mối quan hệ hợp
tác.
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Phân tích lợi ích của hoạt
động hợp tác giữa trường trung cấp và doanh nghiệp
4.2. Trình bày hoạt động hợp
tác với doanh nghiệp trong phát triển chương trình đào tạo
4.3. Đề xuất và phát triển các chương
trình hợp tác giữa trường trung cấp và doanh nghiệp
Bài 9: Xanh hóa GDNN
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu:
- Phân tích được các nội dung
cơ bản về xanh hóa GDNN: khái niệm, cách tiếp cận, nền kinh tế xanh và đào tạo
nhân lực; đặc điểm của cơ sở GDNN, các bước và các yêu cầu đối với lập và triển
khai kế hoạch, mục đích và ý nghĩa của hoạt động xanh hóa GDNN.
- Lập được kế hoạch, xây dựng
được tiêu chí đánh giá, xác định các tình huống và phương án xử lý khi triển
khai kế hoạch xanh hóa cơ sở GDNN.
* Nội dung:
1. Tiếp cận xanh hóa GDNN
1.1. Xanh hóa GDNN
1.2. Nền kinh tế xanh và đào tạo
nhân lực
1.3. Thách thức và lợi ích xanh
hóa GDNN
1.4. Việt Nam - cam kết phát
triển bền vững
2. Lập kế hoạch xanh hóa cơ sở
GDNN
2.1. Khái quát về lập kế hoạch
xanh hóa cơ sở GDNN
2.2. Các bước và các yêu cầu đối
với lập kế hoạch xanh hóa cơ sở GDNN
3. Triển khai kế hoạch xanh hóa
cơ sở GDNN
3.1. Mục đích và ý nghĩa của hoạt
động xanh hóa cơ sở GDNN
3.2. Các bước và yêu cầu đối với
triển khai kế hoạch xanh hóa cơ sở GDNN
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Xanh hóa GDNN là gì và lựa
chọn cách tiếp cận vấn đề
4.2. Phân tích lợi ích, thuận lợi
và khó khăn đối với triển khai đào tạo nhân lực cho các ngành có liên quan đến
xanh hóa ở Việt Nam
4.3. Tìm hiểu các nước trong
khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới (thuộc nhóm G20) với xanh
hóa GDNN
4.4. Phân tích vai trò của Giáo
viên GDNN hạng II đối với lập kế hoạch xanh hóa cơ sở GDNN
4.5. Xây dựng tiêu chí đánh giá
và lập một kế hoạch xanh hóa cơ sở GDNN thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao
Bài 10: Ứng dụng lý thuyết học
tập trong dạy học
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được bản chất của
các lý thuyết học tập.
- Vận dụng các lý thuyết học tập
trong GDNN.
*Nội dung:
1. Lý thuyết học tập
1.1. Khái niệm lý thuyết học tập.
1.2. Cơ sở khoa học của các lý
thuyết học tập
1.3. Hệ thống các lý thuyết học
tập.
2. Ứng dụng lý thuyết học tập
trong dạy học
2.1. Đặc điểm dạy học trong
GDNN.
2.2. Phương hướng vận dụng các
lý thuyết học tập trong GDNN.
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Hệ thống hóa các lý thuyết
học tập
3.2. Đề xuất phương hướng vận dụng
các lý thuyết học tập trong GDNN
Bài 11: Xây dựng văn hóa ứng
xử ở trường trung cấp
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được các vấn đề lý
luận cơ bản của quá trình xây dựng văn hóa ứng xử trong trường trung cấp; phân
tích được các yếu tố quan trọng của văn hóa ứng xử trong trường trung cấp.
- Xác định được các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình xây dựng văn hóa ứng xử trong trường trung cấp; vận dụng được
các mô hình cấu trúc văn hóa ứng xử trong trường trung cấp vào thực tiễn.
* Nội dung:
1. Những vấn đề chung về văn
hóa ứng xử trong trường trung cấp
1.1. Đặc trưng văn hóa ứng xử
trong trường trung cấp.
1.2. Mô hình cấu trúc văn hóa ứng
xử trong trường trung cấp.
1.3. Các yếu tố cấu thành văn
hóa ứng xử trong trường trung cấp.
2. Quản lý xây dựng văn hóa ứng
xử trong trường trung cấp
2.1. Lý luận về quản lý xây dựng
văn hóa ứng xử trong trường trung cấp.
2.2. Quản lý xây dựng văn hoá ứng
xử trong trường trung cấp.
2.3. Các bước xây dựng văn hoá ứng
xử trong trường trung cấp.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý xây dựng văn hoá ứng xử trong trường trung cấp.
3. Xây dựng văn hóa ứng xử
trong trường trung cấp
3.1. Quy trình xây dựng văn hóa
ứng xử trong trường trung cấp.
3.2. Xây dựng văn hóa ứng xử
trong trường trung cấp.
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Phân tích các yếu tố cấu
thành văn hóa ứng xử trong trường trung cấp.
4.2. Liệt kê các bước xây dựng
văn hoá ứng xử trong trường trung cấp.
4.3. Áp dụng quy trình xây dựng
văn hóa ứng xử trong trường trung cấp tại nơi đang công tác.
3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN
II
3.1. Phòng học chuyên môn: Bố
trí đầy đủ ánh sáng, không gian tổ chức các hoạt động thảo luận, làm việc nhóm,
trình diễn…
3.2. Trang thiết bị máy móc:
Máy chiếu, máy tính,...
3.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:
Giấy A0, A4, bút dạ, thẻ màu, bảng từ, bảng tờ lật, bảng ghim, nam châm,...
3.4. Nguồn lực khác (nếu có)
4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ PHẦN II
4.1. Nội dung:
- Biện pháp phát triển năng lực
nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng II.
- Kiểm định chất lượng GDNN
- Trách nhiệm của Giáo viên
GDNN hạng II trong tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và chuyển giao công
nghệ, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật tại các trường trung cấp.
- Nội dung và hình thức hoạt động
hợp tác giữa trường trung cấp và doanh nghiệp; xây dựng và duy trì mối quan hệ
hợp tác với doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch xanh hóa cơ sở
GDNN; triển khai kế hoạch xanh hóa cơ sở GDNN.
- Ứng dụng lý thuyết học tập
trong dạy học.
- Xây dựng văn hóa ứng xử ở trường
trung cấp.
4.2. Phương pháp: Đánh giá
thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành)
5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN
II
5.1. Hướng dẫn về phương pháp
giảng dạy, học tập
- Đối với giảng viên:
+ Thiết kế các hoạt động thảo luận,
hướng dẫn nghiên cứu trường hợp, học tập dựa vào trải nghiệm, dựa vào dự án, dạy
học theo nhóm, sử dụng mô hình dạy học hỗn hợp (Blened learning), lớp học đảo
ngược (Flipped Classroom), LMS (Learning Management Systems).
+ Giảng viên cần chuẩn bị tài
liệu và phát cho học viên trước mỗi giờ giảng để học viên tìm hiểu, nghiên cứu
nội dung bài học.
- Đối với người học: Làm bài tập,
nghiên cứu tài liệu được cung cấp hoặc nguồn dữ liệu internet, thảo luận, trao
đổi, phản biện, học tập dựa vào dự án, học tập theo nhóm.
5.2. Những trọng tâm cần lưu ý:
- Biện pháp phát triển năng lực
nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng II.
- Kiểm định chất lượng trường
trung cấp.
- Trách nhiệm của Giáo viên
GDNN hạng II trong tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và chuyển giao công
nghệ, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật tại các trường trung cấp.
- Nội dung và hình thức hoạt động
hợp tác giữa trường trung cấp và doanh nghiệp; xây dựng và duy trì mối quan hệ
hợp tác với doanh nghiệp.
- Xây dựng văn hóa ứng xử ở trường
trung cấp.
PHẦN 3: TÌM HIỂU THỰC TẾ VÀ VIẾT THU HOẠCH
Thời
gian thực hiện: 36 giờ (Lý thuyết: 04 giờ; Thực hành: 32 giờ).
1. Tìm hiểu thực tế
Thời
gian: 20 giờ
a) Mục đích
Tìm hiểu, quan sát và trao đổi
kinh nghiệm công tác trong phát triển năng lực nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng
II; các hoạt động bảo đảm và kiểm định chất lượng trong GDNN; hoạt động tổ chức
thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật ở trường trung cấp; hoạt động hợp tác giữa trường trung cấp với doanh
nghiệp; xanh hóa GDNN; hoạt động giảng dạy; các hoạt động xây dựng văn hóa ứng
xử tại một trường trung cấp cụ thể. Giúp gắn kết giữa kiến thức với kỹ năng, thực
tiễn.
b) Yêu cầu
- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng tổ chức
cho học viên đi thực tế.
- Trường trung cấp tiếp nhận học
viên đến tìm hiểu thực tế báo cáo kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng đào tạo,
quản trị nhà trường, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ, hợp tác doanh nghiệp, xây dựng môi trường văn hoá,...
- Học viên quan sát, ghi nhận
thông tin để điền vào bảng quan sát; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhà trường;
tổng hợp thông tin, tài liệu,... để chuẩn bị viết bài thu hoạch.
c) Hướng dẫn tổ chức thực
hiện
* Công tác chuẩn bị:
- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng liên
hệ với trường trung cấp có kinh nghiệm trong hoạt động GDNN, phát triển mối
quan hệ với doanh nghiệp,... để tổ chức cho học viên đi tìm hiểu thực tế.
- Giảng viên xây dựng bảng quan
sát, hướng dẫn học viên sử dụng bảng quan sát và chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn
đề cần làm rõ trong quá trình đi tìm hiểu thực tế. Nội dung này được thực hiện
tại cơ sở tổ chức bồi dưỡng. Thời gian thực hiện: 04 giờ.
* Tìm hiểu thực tế tại trường
trung cấp tiếp nhận học viên đến tìm hiểu thực tế. Thời gian thực hiện: 16 giờ.
2. Viết bài thu hoạch
Thời
gian: 16 giờ
a) Mục đích
- Tổng hợp kiến thức và kỹ năng
học viên thu nhận được từ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp Giáo viên GDNN hạng II.
- Đánh giá kết quả học tập của
học viên đã đạt được qua bồi dưỡng; khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng đã
thu nhận được vào thực tiễn công tác của chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng
II.
b) Yêu cầu
- Về nội dung:
+ Bài thu hoạch gắn với công việc
của chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng II trong đó nêu được kiến thức và
kỹ năng thu nhận được sau khóa bồi dưỡng, phân tích công việc hiện nay và đề xuất
vận dụng vào công việc sau khi tham gia khóa bồi dưỡng và các hoạt động trải
nghiệm tại trường trung cấp.
+ Bài thu hoạch viết dưới dạng
đề xuất biện pháp giải quyết tình huống trên thực tế.
- Về hình thức:
+ Đảm bảo đúng yêu cầu của một
bài thu hoạch.
+ Độ dài không quá 25 trang A4
(không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ
Times New Roman, cỡ chữ 14, cách dòng 1,5 lines.
+ Văn phong/cách viết: Có phân
tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng.
c) Hướng dẫn tổ chức thực
hiện
Học viên viết và hoàn thiện bài
thu hoạch theo yêu cầu và nộp cho cơ sở tổ chức bồi dưỡng.
VI. HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng: Chương
trình dùng để bồi dưỡng cho những người đã có “Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng
III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III” hoặc tương đương có nhu cầu bồi dưỡng
để được cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo
viên Giáo dục nghề nghiệp hạng II”.
2. Phương thức tổ chức thực hiện
chương trình
Chương trình có thể tổ chức giảng
dạy theo một trong các hình thức: tập trung, bán tập trung, từ xa... do cơ sở tổ
chức bồi dưỡng quy định phù hợp với nội dung cụ thể.
3. Yêu cầu tổ chức thực hiện chương
trình (về đội ngũ giảng viên, về cơ sở vật chất, trang thiết bị,...)
- Đội ngũ giảng viên: Giảng
viên thực hiện chương trình phải có bằng Thạc sỹ trở lên; đang giữ hạng chức
danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng II hoặc tương đương trở lên và thời gian
giữ hạng tối thiểu là 3 năm.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Phòng học, máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, bút dạ, giấy A0, A4, hệ thống âm
thanh,...
- Tài liệu: Cơ sở tổ chức bồi
dưỡng căn cứ vào chương trình này để tổ chức xây dựng, ban hành hoặc lựa chọn
tài liệu bồi dưỡng để tổ chức giảng dạy.
4. Hướng dẫn đánh giá kết quả học
tập:
- Đánh giá thường xuyên: Đánh
giá thông qua ý thức và quá trình tham gia học tập do cơ sở tổ chức bồi dưỡng
quy định chi tiết.
- Kết thúc mỗi Phần, học viên
được đánh giá thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành) tại lớp. Bài kiểm
tra, bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10.
- Điều kiện cấp chứng chỉ: Học
viên phải tham gia ít nhất 80% thời gian học tập và có tất cả các bài kiểm tra,
bài thu hoạch kết thúc mỗi phần phải đạt từ 5 điểm trở lên sẽ được cấp “Chứng
chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Giáo dục nghề
nghiệp hạng II”.
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP LÝ THUYẾT HẠNG III/ GIÁO VIÊN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THỰC
HÀNH HẠNG III
(Mã
số: V.09.02.07 và V.09.02.08)
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1978/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. ĐỐI
TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
(GDNN) giảng dạy trình độ trung cấp, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở
vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giáo
viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III hoặc đang giữ hạng
chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng IV từ đủ 03 năm trở lên.
II. MỤC
TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung:
Bồi dưỡng cho nhà giáo GDNN đạt
chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực
hành hạng III.
2. Mục tiêu cụ thể:
Học xong chương trình bồi dưỡng
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên
GDNN thực hành hạng III, người học có được những năng lực sau:
- Nhận thức được vai trò và sứ
mệnh của GDNN trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Vận dụng được các kiến thức về
chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung của hạng chức danh nghề
nghiệp Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III vào
thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
- Vận dụng thành thạo các kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp trong việc xây dựng
và phát triển trường trung cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân.
III. THỜI
GIAN BỒI DƯỠNG VÀ ĐƠN VỊ THỜI GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian bồi dưỡng: 240 giờ
2. Đơn vị thời gian của giờ học:
Một giờ học lý thuyết là 45 phút; một giờ học thực hành/tích hợp/thảo luận là
60 phút
IV. DANH
MỤC CÁC BÀI VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
STT
|
Tên phần/bài
|
Thời gian (giờ)
|
Tổng
|
Lý thuyết
|
Thực hành/Thảo luận
|
Thi/ Kiểm tra
|
I
|
Phần I: Kiến thức về chính
trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung
|
36
|
16
|
16
|
4
|
1
|
Bài 1: Quản lý nhà nước về
viên chức
|
8
|
4
|
4
|
|
2
|
Bài 2: Chức trách, nhiệm vụ của
Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III trong trường
trung cấp
|
8
|
4
|
4
|
|
3
|
Bài 3: Chương trình hành động
phát triển GDNN
|
8
|
4
|
4
|
|
4
|
Bài 4: Đổi mới GDNN trong nền
kinh tế tri thức
|
8
|
4
|
4
|
|
|
Ôn tập và kiểm tra
|
4
|
|
|
4
|
II
|
Phần II: Kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp
|
168
|
68
|
92
|
8
|
5
|
Bài 5: Phát triển năng lực
nghề nghiệp Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/ Giáo viên GDNN thực hành hạng
III đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN
|
20
|
8
|
12
|
|
6
|
Bài 6: Thanh tra, kiểm tra và
một số hoạt động bảo đảm chất lượng trong cơ sở GDNN
|
24
|
12
|
12
|
|
7
|
Bài 7: Hoạt động nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và tự làm đồ
dùng dạy học của Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng
III ở trường trung cấp
|
20
|
8
|
12
|
|
8
|
Bài 8: Giáo viên với hoạt động
hợp tác doanh nghiệp trong GDNN
|
20
|
8
|
12
|
|
9
|
Bài 9: Công tác giáo dục giá
trị và kĩ năng sống trong cơ sở GDNN
|
20
|
8
|
12
|
|
10
|
Bài 10: Giáo dục giá trị văn
hóa nghề cho người học
|
28
|
12
|
16
|
|
11
|
Bài 11: Xây dựng môi trường
giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác
|
28
|
12
|
16
|
|
|
Ôn tập và kiểm tra
|
8
|
|
|
8
|
III
|
Phần III: Tìm hiểu thực tế
và viết thu hoạch
|
36
|
4
|
32
|
|
12
|
Tìm hiểu thực tế
|
20
|
4
|
16
|
|
13
|
Viết thu hoạch
|
16
|
|
16
|
|
|
Tổng cộng:
|
240
|
88
|
140
|
12
|
V. CHƯƠNG
TRÌNH CHI TIẾT
PHẦN I: KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC
KỸ NĂNG CHUNG
Thời gian thực hiện: 36
giờ (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành, thảo luận: 16 giờ; Thi/kiểm tra: 04 giờ).
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong Phần Kiến thức
về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung, người học có được những
năng lực sau:
- Vận dụng được các quy định
pháp luật hiện hành về viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ của Giáo viên
GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III.
- Xác định được chức trách, nhiệm
vụ của Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III
trong trường trung cấp.
- Xác định được chương trình
hành động phát triển của trường trung cấp nơi đang công tác.
- Phân tích được những tác động
của GDNN tới nền kinh tế tri thức.
2. NỘI DUNG
Bài 1: Quản lý nhà nước về
viên chức
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày những vấn đề chung
về quản lý nhà nước, pháp luật về viên chức.
- Trình bày được nguyên tắc,
hình thức và nội dung quản lý nhà nước về viên chức.
* Nội dung:
1. Những vấn đề chung về quản
lý nhà nước, pháp luật về viên chức
1.1. Quản lý nhà nước về viên
chức
1.2. Pháp luật về viên chức
2. Nguyên tắc, hình thức và nội
dung quản lý nhà nước về viên chức
2.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước
về viên chức
2.2. Hình thức quản lý nhà nước
về viên chức
2.3. Nội dung quản lý nhà nước
về viên chức
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Trình bày các quy định
pháp luật nhà nước về viên chức
3.2. Phân tích các nguyên tắc
quản lý nhà nước về viên chức
Bài 2: Chức trách, nhiệm vụ
Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III trong trường
trung cấp
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Phân tích được các yêu cầu về
năng lực nghề nghiệp của Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/ Giáo viên GDNN thực
hành hạng III trong trường trung cấp.
- Xác định được chức trách, nhiệm
vụ của Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III
trong trường trung cấp.
* Nội dung:
1. Giáo viên GDNN lý thuyết hạng
III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III trong trường trung cấp
1.1. Các yêu cầu chung của Giáo
viên GDNN lý thuyết hạng III/ Giáo viên GDNN thực hành hạng III trong trường
trung cấp.
1.2. Những yêu cầu về năng lực
nghề nghiệp của Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/ Giáo viên GDNN thực hành hạng
III trong trường trung cấp.
2. Chức trách, nhiệm vụ của
Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III trong trường
trung cấp
2.1. Chức trách của Giáo viên
GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III trong trường trung cấp
2.2. Nhiệm vụ của Giáo viên
GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III trong trường trung cấp
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Phân tích nhiệm vụ của
Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III tại trường
trung cấp
3.2. Những yêu cầu về năng lực
nghề nghiệp của Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng
III trong trường trung cấp
Bài 3: Chương trình hành động
phát triển GDNN
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày những nội dung về chương
trình hành động phát triển GDNN.
- Lập kế hoạch hành động phát
triển GDNN tại trường trung cấp nơi đang công tác.
*Nội dung:
1. Chương trình hành động trong
GDNN
1.1. Khái niệm chương trình
hành động
1.2. Khái niệm chương trình hành
động trong GDNN
1.3. Vai trò của chương trình
hành động trong GDNN
2. Các chương trình mục tiêu
hành động trong GDNN
2.1. Các chương trình hành động
thuộc cơ sở GDNN
2.2. Các chương trình hành động
của lĩnh vực GDNN
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Phân tích vai trò của chương
trình hành động trong GDNN.
3.2. Lập kế hoạch hành động
phát triển GDNN tại trường trung cấp nơi đang công tác.
Bài 4: Đổi mới GDNN trong nền
kinh tế tri thức
Thời gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày những vấn đề đổi mới
GDNN phù hợp với nền kinh tế tri thức.
- Xác định được những yêu cầu đổi
mới GDNN phù hợp với nền kinh tế tri thức.
* Nội dung:
1. Thực trạng GDNN ở Việt Nam
1.1. Những thành tựu đạt được
trong GDNN ở Việt Nam
1.2. Những mặt hạn chế trong
GDNN tại Việt Nam
2. Đổi mới công tác GDNN để
thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức
2.1. Cơ sở thực hiện đổi mới
công tác GDNN để thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức
2.2. Nội dung đổi mới công tác
GDNN thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Phân tích những thành tựu
đạt được của GDNN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
3.2. Nội dung đổi mới công tác
GDNN để thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức
3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN
I
3.1. Phòng học chuyên môn: Bố
trí đầy đủ ánh sáng, không gian tổ chức các hoạt động thảo luận, làm việc
nhóm,…
3.2. Trang thiết bị máy móc:
Máy tính, máy chiếu,...
3.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:
Giấy A0, A4, bút dạ, thẻ màu, bảng từ, bảng tờ lật, bảng ghim, nam châm,...
3.4. Nguồn lực khác (nếu có)
4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ PHẦN I
4.1. Nội dung
- Nguyên tắc, nội dung quản lí
nhà nước về viên chức trong giai đoạn hiện nay; quy định pháp luật hiện hành về
viên chức.
- Chức trách, nhiệm vụ của Giáo
viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III trong trường
trung cấp.
- Vai trò của chương trình hành
động phát triển GDNN đối với trường trung cấp.
- Cơ sở thực hiện đổi mới công
tác GDNN để thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
4.2. Phương pháp: Đánh giá
thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành)
5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN
I
5.1. Hướng dẫn về phương pháp
giảng dạy, học tập
- Đối với giảng viên:
+ Thiết kế các hoạt động thảo
luận, hướng dẫn nghiên cứu trường hợp, học tập dựa vào trải nghiệm, dựa vào dự
án, dạy học theo nhóm, sử dụng mô hình dạy học hỗn hợp (Blened learning), lớp học
đảo ngược (Flipped Classroom), LMS (Learning Management Systems).
+ Giảng viên cần chuẩn bị tài
liệu và phát cho học viên trước mỗi giờ giảng để học viên tìm hiểu, nghiên cứu
nội dung bài học.
- Đối với người học: Làm bài tập,
nghiên cứu tài liệu được cung cấp hoặc nguồn dữ liệu internet, thảo luận, trao
đổi, phản biện, học tập dựa vào dự án, học tập theo nhóm.
5.2. Những trọng tâm cần lưu ý
- Nội dung quản lí nhà nước về
viên chức; quy định pháp luật hiện hành về viên chức.
- Chức trách, nhiệm vụ của Giáo
viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III trong trường
trung cấp.
PHẦN II: KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÀ ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Thời gian thực hiện: 168
giờ (Lý thuyết: 68 giờ; Thực hành, thảo luận: 92 giờ; Thi/kiểm tra: 08 giờ).
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong Phần Kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp, người học có được những
năng lực sau:
- Xác định được những biện pháp
phát triển năng lực cho Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực
hành hạng III đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN.
- Thực hiện có hiệu quả việc
thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động bảo đảm chất lượng tại trường trung cấp.
- Đề xuất được sáng kiến, cải
tiến kĩ thuật cấp khoa ở trường trung cấp.
- Xây dựng được các thỏa thuận
và các chương trình hợp tác giữa trường trung cấp với doanh nghiệp.
- Xác định được giá trị của cơ
sở GDNN, của giáo viên, học sinh, từ đó lồng ghép công tác giáo dục giá trị và
kĩ năng sống trong cơ sở GDNN.
- Giáo dục được giá trị văn hóa
nghề cho người học tại trường trung cấp.
- Lựa chọn và sử dụng hiệu quả
các phương pháp để giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) cho người học ở trường trung cấp.
- Đề xuất các giải pháp xây dựng
môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.
2. NỘI DUNG
Bài 5: Phát triển năng lực
nghề nghiệp Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III
đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày và giải thích được
các yêu cầu của đổi mới GDNN đối với Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo
viên GDNN thực hành hạng III hiện nay.
- Xác định được các sứ mệnh và
nhiệm vụ của Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng
III đáp ứng yêu cầu đổi mới GDNN.
* Nội dung:
1. Sứ mệnh và nhiệm vụ của Giáo
viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III đáp ứng yêu cầu
đổi mới GDNN
1.1. Những yêu cầu đổi mới GDNN
1.2. Sứ mệnh và nhiệm vụ của
Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III đáp ứng yêu
cầu đổi mới của GDNN
2. Năng lực của Giáo viên GDNN
lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III
2.1. Cơ sở xác định các năng lực
của Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III
2.2. Hệ thống các năng lực cần
có của Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III
3. Biện pháp phát triển năng lực
cho Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III
3.1. Nguyên tắc xác định các biện
pháp phát triển năng lực cho Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN
thực hành hạng III
3.2. Các biện pháp phát triển
năng lực cho Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng
III
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Phân tích sứ mệnh và nhiệm
vụ của Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III đáp ứng
yêu cầu đổi mới của GDNN.
4.2. Năng lực và biện pháp phát
triển năng lực của Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng
III tại trường trung cấp.
Bài 6: Thanh tra, kiểm tra
và một số hoạt động bảo đảm chất lượng trong GDNN
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được những nội dung
về thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động bảo đảm chất lượng trong GDNN.
- Thực hiện được các bước nghiệp
vụ của thanh tra, kiểm tra GDNN.
* Nội dung:
1. Kiểm tra nội bộ ở cơ sở GDNN
1.1. Những vấn đề chung về kiểm
tra nội bộ ở cơ sở GDNN
1.2. Cơ sở khoa học của kiểm
tra nội bộ cơ sở GDNN
1.3. Vị trí, vai trò của kiểm
tra nội bộ cơ sở GDNN
1.4. Chức năng của kiểm tra nội
bộ cơ sở GDNN
1.5. Thẩm quyền, mục đích và
nhiệm vụ kiểm tra nội bộ cơ sở GDNN
1.6. Đối tượng và nội dung kiểm
tra
1.7. Nguyên tắc kiểm tra nội bộ
cơ sở GDNN
1.8. Hình thức kiểm tra nội bộ
cơ sở GDNN
1.9. Phương pháp kiểm tra nội bộ
cơ sở GDNN
1.10. Quy trình kiểm tra
2. Những vấn đề cơ bản về thanh
tra và thanh tra giáo dục.
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Thanh tra
2.1.2. Thanh tra giáo dục
2.2. Quy trình thanh tra giáo dục
3. Hoạt động bảo đảm chất lượng
trong cơ sở GDNN
3.1. Mục tiêu bảo đảm chất lượng
ở cơ sở GDNN
3.2. Các chính sách bảo đảm chất
lượng của cơ sở GDNN
3.3. Các biện pháp kiểm soát và
nâng cao chất lượng cơ sở GDNN
4. Thực hành/Thảo luận:
4.1. Phân tích vị trí, vai trò
của kiểm tra nội bộ cơ sở GDNN.
4.2. Trình bày quy trình thanh
tra giáo dục.
4.3. Đề xuất các biện pháp kiểm
soát và nâng cao chất lượng cơ sở GDNN.
Bài 7: Hoạt động nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và tự làm đồ dùng
dạy học của Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III
ở trường trung cấp
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu:
- Phân tích được bản chất,
phạm vi, vai trò của hoạt động khoa học và công nghệ trong GDNN.
- Trình bày được các quy định cơ
bản về tổ chức và hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ, sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật, tự làm đồ dùng dạy học trong trường trung cấp.
- Đề xuất các biện pháp
cải tiến kỹ thuật, sáng tạo trong hoạt động dạy học.
* Nội dung:
1. Tổng quan chung về khoa học
và công nghệ
1.1. Những vấn đề chung về khoa
học và công nghệ
1.2. Những yêu cầu về khoa học
và công nghệ trong giai đoạn hiện nay
2. Bối cảnh đổi mới GDNN và vai
trò của hoạt động khoa học và công nghệ đối với GDNN
2.1. Những vấn đề của việc đổi
mới GDNN
2.2. Tác động của đổi mới GDNN
đối với hoạt động khoa học và công nghệ, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tự làm đồ
dùng dạy học của các cơ sở GDNN
3. Thực hiện và quản lý hoạt động
khoa học và công nghệ, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tự làm đồ dùng dạy học của
các cơ sở GDNN ở Việt Nam
3.1. Quản lý hoạt động khoa học
và công nghệ, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tự làm đồ dùng dạy học của các cơ sở
GDNN ở Việt Nam
3.2. Quản lý hoạt động khoa học
và công nghệ, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tự làm đồ dùng dạy học của các trường
trung cấp
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Phân tích tác động của đổi
mới GDNN đối với hoạt động khoa học và công nghệ, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,
tự làm đồ dùng dạy học của các cơ sở GDNN
4.2. Đề xuất các giải pháp nhằm
quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tự làm đồ
dùng dạy học của các trường trung cấp
Bài 8: Giáo viên với hoạt động
hợp tác doanh nghiệp trong GDNN
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu:
- Giải thích được lợi ích của
hoạt động hợp tác với doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng GDNN.
- Đề xuất được biện pháp nâng
cao vai trò của giáo viên trong các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp để nâng
cao chất lượng GDNN.
* Nội dung:
1. Vai trò của hợp tác giữa cơ
sở GDNN và doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng GDNN
1.1. Cơ sở hình thành mối liên
kết giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp
1.2. Lợi ích của hợp tác giữa
cơ sở GDNN và doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng GDNN
1.3. Một số giải pháp tăng cường
hiệu quả hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp
2. Trách nhiệm của giáo viên
trong gắn kết doanh nghiệp với GDNN
2.1. Giáo viên hợp tác với
doanh nghiệp trong thiết kế và thực hiện chương trình GDNN
2.2. Giáo viên hợp tác với
doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ
2.3. Giáo viên hợp tác với
doanh nghiệp trong tư vấn hướng nghiệp, tuyển dụng, giới thiệu việc làm
2.4. Giáo viên hợp tác với
doanh nghiệp trong nâng cao năng lực của cơ sở GDNN và của doanh nghiệp
3. Báo cáo thực tế hoạt động hợp
tác doanh nghiệp của giáo viên trong GDNN
3.1. Tìm hiểu nội dung hoạt động
hợp tác của giáo viên với doanh nghiệp trong thực tiễn GDNN ở trong và ngoài nước
3.2. Tổng kết kinh nghiệm thực
tiễn hoạt động hợp tác doanh nghiệp của giáo viên
3.3. Rút ra bài học cho bản
thân trong thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng
GDNN
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Phân tích trách nhiệm của
giáo viên tại trường trung cấp trong gắn kết doanh nghiệp với GDNN.
4.2. Chứng minh lợi ích của hợp
tác giữa trường trung cấp và doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng GDNN.
Bài 9: Công tác giáo dục giá
trị và kĩ năng sống trong cơ sở GDNN
Thời
gian: 20 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò và những
nội dung cơ bản trong giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho người học nghề.
- Xác định được nội dung và lập
được kế hoạch giáo dục giá trị, kĩ năng sống cho người học nghề.
* Nội dung:
1. Giáo dục giá trị cho người học
nghề trong các cơ sở GDNN
1.1. Giáo dục giá trị
1.2. Nội dung giáo dục giá trị
cho người học nghề
1.3. Con đường giáo dục giá trị
cho người học nghề
2. GDKNS cho người học nghề
trong các cơ sở GDNN
2.1. GDKNS
2.2. Nội dung GDKNS cho người học
nghề
2.3. Tổ chức hoạt động GDKNS
cho người học nghề
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Xác định vai trò của công tác
giáo dục giá trị cho người học nghề
3.2. Phân tích vai trò của
GDKNS cho học sinh tại các trường trung cấp nhằm nâng cao chất lượng GDNN
3.3. Xây dựng kế hoạch hoạt động
giáo dục giá trị cho học sinh học nghề
3.4. Những kĩ năng sống nào cần
hình thành ở học sinh học nghề?
3.5. Có những phương pháp GDKNS
nào? Kinh nghiệm về phương pháp GDKNS của thầy/cô.
3.6. Thiết kế hoạt động GDKNS cụ
thể cho học sinh học nghề.
Bài 10: Giáo dục giá trị văn
hóa nghề cho người học
Thời
gian: 28 giờ
* Mục tiêu:
- Phân tích được khái niệm văn
hóa nghề, cơ cấu nội hàm của văn hóa nghề;
- Nhận biết được sự ảnh hưởng của
sự phát triển khoa học, nền kinh tế xã hội và xu hướng phát triển nghề;
- Đề xuất được các biện pháp quảng
bá giá trị và văn hóa nghề; lập được kế hoạch tổ chức các hoạt động cho người học
tham gia tìm hiểu và thực hành giá trị, văn hóa nghề;
- Lập được kế hoạch luyện thi
tay nghề cho học sinh.
* Nội dung:
1. Khái quát chung về văn hóa
nghề
1.1. Khái niệm văn hóa nghề
1.2. Cơ cấu nội hàm văn hóa nghề
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến
văn hóa nghề
2. Giáo dục giá trị văn hóa nghề
2.1. Tổ chức hoạt động quảng bá
nghề cho học sinh
2.2. Tổ chức cuộc thi học sinh
với văn hóa nghề
2.3. Tham gia luyện thi tay nghề
cho học sinh
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến văn hóa nghề
3.2. Đề xuất các biện pháp nhằm
tổ chức cuộc thi học sinh với văn hóa nghề
Bài 11: Xây dựng môi trường
giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác
Thời
gian: 28 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được các vấn đề lý
luận cơ bản của môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp
tác;
- Phân tích được các yếu tố
quan trọng của môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp
tác.
- Xác định được các yếu tố ảnh
hưởng đến môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.
* Nội dung:
1. Những vấn đề chung về môi
trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.2. Đặc trưng môi trường giáo
dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác
1.3. Mô hình môi trường giáo dục,
học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác
1.4. Các yếu tố cấu thành môi
trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác
2. Xây dựng môi trường giáo dục,
học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác
2.1. Lý luận về quản lý xây dựng
môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác
2.2. Quản lý xây dựng môi trường
giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác
2.3. Các bước xây dựng môi trường
giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến
môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Đề xuất mô hình môi trường
giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác
3.2. Lập các bước xây dựng môi
trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác
3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN
II
3.1. Phòng học chuyên môn: Bố
trí đầy đủ ánh sáng, không gian tổ chức các hoạt động thảo luận, làm việc nhóm,…
3.2. Trang thiết bị máy móc:
Máy chiếu, máy tính,…
3.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:
Giấy A0, A4, bút dạ, thẻ màu, bảng từ, bảng tờ lật, bảng ghim, nam châm,...
3.4. Nguồn lực khác (nếu có)
4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ PHẦN II
4.1. Nội dung
- Biện pháp phát triển năng lực
cho Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III đáp ứng
yêu cầu đổi mới GDNN
- Công tác thanh tra, kiểm tra
và một số hoạt động bảo đảm chất lượng trong cơ sở GDNN.
- Biện pháp thực hiện hoạt động
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sáng kiến, cải tiến kĩ thuật cấp
khoa ở trường trung cấp.
- Các hoạt động hợp tác; chương
trình hợp tác giữa trường trung cấp và doanh nghiệp trong GDNN.
- Vai trò và ý nghĩa của công tác
giáo dục giá trị và kỹ năng sống trong cơ sở GDNN.
- Các phương pháp giáo dục giá
trị văn hóa nghề cho học sinh tại trường trung cấp.
- Biện pháp xây dựng môi trường
giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác tại trường trung cấp.
4.2. Phương pháp: Đánh giá
thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành)
5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN
II
5.1. Hướng dẫn về phương pháp
giảng dạy, học tập
- Đối với giảng viên:
+ Thiết kế các hoạt động thảo
luận, hướng dẫn nghiên cứu trường hợp, học tập dựa vào trải nghiệm, dựa vào dự
án, dạy học theo nhóm, sử dụng mô hình dạy học hỗn hợp (Blened learning), lớp học
đảo ngược (Flipped Classroom), LMS (Learning Management Systems).
+ Giảng viên cần chuẩn bị tài
liệu và phát cho học viên trước mỗi giờ giảng để học viên tìm hiểu, nghiên cứu
nội dung bài học.
- Đối với người học: Làm bài tập,
nghiên cứu tài liệu được cung cấp hoặc nguồn dữ liệu internet, thảo luận, trao
đổi, phản biện, học tập dựa vào dự án, học tập theo nhóm.
5.2. Những trọng tâm cần lưu ý
- Biện pháp phát triển năng lực
cho Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III đáp ứng
yêu cầu đổi mới GDNN
- Công tác thanh tra, kiểm tra
và một số hoạt động bảo đảm chất lượng trong cơ sở GDNN.
- Biện pháp thực hiện hoạt động
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sáng kiến, cải tiến kĩ thuật cấp
khoa ở trường trung cấp.
- Các hoạt động hợp tác; chương
trình hợp tác giữa trường trung cấp và doanh nghiệp trong GDNN.
- Biện pháp xây dựng môi trường
giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác tại trường trung cấp.
PHẦN 3: TÌM HIỂU THỰC TẾ VÀ VIẾT THU HOẠCH
Thời
gian thực hiện: 36 giờ (Lý thuyết: 04 giờ; Thực hành: 32 giờ).
1. Tìm hiểu thực tế
Thời
gian: 20 giờ
a) Mục đích
Tìm hiểu, quan sát và trao đổi
kinh nghiệm công tác trong biện pháp phát triển năng lực cho Giáo viên GDNN lý
thuyết hạng III/ Giáo viên GDNN thực hành hạng III đáp ứng yêu cầu đổi mới
GDNN; thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sáng kiến,
cải tiến kĩ thuật cấp khoa ở trường trung cấp; thực hiện được các hoạt động hợp
tác; chương trình hợp tác giữa trường trung cấp và doanh nghiệp trong GDNN; vai
trò và ý nghĩa của công tác giáo dục giá trị và kỹ năng sống trong cơ sở GDNN;
các hoạt động hợp tác, chương trình hợp tác giữa trường trung cấp và doanh nghiệp
trong GDNN; biện pháp xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi,
dân chủ, hợp tác tại một trường trung cấp cụ thể. Giúp gắn kết giữa kiến thức với
kỹ năng, thực tiễn.
b) Yêu cầu
- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng tổ chức
cho học viên đi thực tế.
- Trường trung cấp tiếp nhận học
viên đến tìm hiểu thực tế báo cáo kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng đào tạo,
quản trị nhà trường, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ, hợp tác doanh nghiệp, giáo dục giá trị và kỹ năng sống trong cơ sở GDNN,
xây dựng môi trường giáo dục, học tập,...
- Học viên quan sát, ghi nhận
thông tin để điền vào bảng quan sát; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhà trường;
tổng hợp thông tin, tài liệu,... để chuẩn bị viết bài thu hoạch.
c) Hướng dẫn tổ chức thực
hiện
* Công tác chuẩn bị:
- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng liên hệ
với trường trung cấp có kinh nghiệm trong hoạt động GDNN, phát triển mối quan hệ
với doanh nghiệp,... để tổ chức cho học viên đi tìm hiểu thực tế.
- Giảng viên xây dựng bảng quan
sát, hướng dẫn học viên sử dụng bảng quan sát và chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn
đề cần làm rõ trong quá trình đi tìm hiểu thực tế. Nội dung này được thực hiện
tại cơ sở tổ chức bồi dưỡng. Thời gian thực hiện: 04 giờ.
* Tìm hiểu thực tế tại trường
trung cấp tiếp nhận học viên đến tìm hiểu thực tế. Thời gian thực hiện: 16 giờ.
2. Viết bài thu hoạch
Thời
gian: 16 giờ
a) Mục đích
- Tổng hợp kiến thức và kỹ năng
học viên thu nhận được từ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III.
- Đánh giá kết quả học tập của
học viên đã đạt được qua bồi dưỡng; khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng đã
thu nhận được vào thực tiễn công tác của chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN
lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng III.
b) Yêu cầu
- Về nội dung: Bài thu hoạch gắn
với công việc của chức danh Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực
hành hạng III trong đó nêu được kiến thức và kỹ năng thu nhận được sau khóa bồi
dưỡng, phân tích công việc hiện nay và đề xuất vận dụng vào công việc sau khi
tham gia khóa bồi dưỡng và các hoạt động trải nghiệm tại trường trung cấp.
- Về hình thức:
+ Đảm bảo đúng yêu cầu của một
bài thu hoạch.
+ Độ dài không quá 25 trang A4
(không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ
Times New Roman, cỡ chữ 14, cách dòng 1,5 lines.
+ Văn phong/cách viết: Có phân
tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng.
c) Hướng dẫn tổ chức thực
hiện
Học viên viết và hoàn thiện bài
thu hoạch theo yêu cầu và nộp cho cơ sở tổ chức bồi dưỡng.
VI. HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng: Chương
trình dùng để bồi dưỡng cho những người có nhu cầu bồi dưỡng để được cấp “Chứng
chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Giáo dục nghề
nghiệp lý thuyết hạng III/ Giáo viên Giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III”.
2. Phương thức tổ chức thực hiện
chương trình
Chương trình có thể tổ chức giảng
dạy theo một trong các hình thức: tập trung, bán tập trung, từ xa... do cơ sở tổ
chức bồi dưỡng quy định phù hợp với nội dung cụ thể.
3. Yêu cầu tổ chức thực hiện chương
trình (về đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất, trang thiết bị,...)
- Đội ngũ giảng viên: Giảng
viên thực hiện chương trình phải có bằng Thạc sỹ trở lên; đang giữ hạng chức
danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng
III hoặc tương đương trở lên và thời gian giữ hạng tối thiểu là 3 năm.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Phòng học, máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, bút dạ, giấy A0, A4, hệ thống âm
thanh,...
- Tài liệu: Cơ sở tổ chức bồi
dưỡng căn cứ vào chương trình này để tổ chức xây dựng, ban hành hoặc lựa chọn
tài liệu bồi dưỡng để tổ chức giảng dạy.
4. Hướng dẫn đánh giá kết quả học
tập
- Đánh giá thường xuyên: Đánh
giá thông qua ý thức và quá trình tham gia học tập do cơ sở tổ chức bồi dưỡng
quy định chi tiết.
- Kết thúc mỗi Phần, học viên
được đánh giá thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành) tại lớp. Bài kiểm
tra, bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10.
- Điều kiện cấp chứng chỉ: Học
viên phải tham gia ít nhất 80% thời gian học tập và có tất cả các bài kiểm tra,
bài thu hoạch kết thúc mỗi phần phải đạt từ 5 điểm trở lên sẽ được cấp “Chứng
chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Giáo dục nghề
nghiệp lý thuyết hạng III/ Giáo viên Giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III”.
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP HẠNG IV
(Mã
số: V.09.02.09)
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1978/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. ĐỐI
TƯỢNG BỒI DƯỠNG:
Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
(GDNN) giảng dạy trình độ sơ cấp đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức
trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng IV.
II. MỤC
TIÊU BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Bồi dưỡng cho nhà giáo GDNN đạt
chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng IV.
2. Mục tiêu cụ thể
Học xong chương trình bồi dưỡng
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng IV, người học có được những
năng lực sau:
- Nhận thức được vai trò và sứ
mệnh của GDNN trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Vận dụng được các kiến thức về
chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung của hạng chức danh nghề
nghiệp Giáo viên GDNN hạng IV vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
- Vận dụng thành thạo các kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp trong việc xây dựng
và phát triển trung tâm GDNN trong hệ thống giáo dục quốc dân.
III. THỜI
GIAN BỒI DƯỠNG VÀ ĐƠN VỊ THỜI GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian bồi dưỡng: 240 giờ
2. Đơn vị thời gian của giờ học:
Một giờ học lí thuyết là 45 phút; một giờ học thực hành/tích hợp/thảo luận là
60 phút
IV. DANH
MỤC CÁC BÀI VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
Số TT
|
Tên phần/bài
|
Thời gian (giờ)
|
Tổng
|
Lý thuyết
|
Thực hành/Thảo luận
|
Thi/ kiểm tra
|
I
|
Phần I: Kiến thức về
chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung
|
36
|
16
|
16
|
4
|
1
|
Bài 1: Quản lý nhà nước về
viên chức
|
8
|
4
|
4
|
|
2
|
Bài 2: Chức trách, nhiệm vụ
Giáo viên GDNN hạng IV trong trung tâm GDNN
|
8
|
4
|
4
|
|
3
|
Bài 3: Mục tiêu đào tạo trong
cơ sở GDNN
|
8
|
4
|
4
|
|
4
|
Bài 4: Đặc điểm GDNN trong nền
kinh tế tri thức
|
8
|
4
|
4
|
|
|
Ôn tập và kiểm tra phần I
|
4
|
|
|
4
|
II
|
Phần II: Kiến thức, kỹ năng
nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp
|
168
|
80
|
80
|
8
|
5
|
Bài 5: Phát triển năng lực
nghề nghiệp của Giáo viên GDNN hạng IV
|
24
|
12
|
12
|
|
6
|
Bài 6: Tổ chức và quản lí quá
trình đào tạo
|
28
|
12
|
16
|
|
7
|
Bài 7: Phát triển các khóa đào
tạo dưới 03 tháng đáp ứng yêu cầu học nghề cho người lao động
|
28
|
16
|
12
|
|
8
|
Bài 8: Công tác giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh học nghề
|
28
|
16
|
12
|
|
9
|
Bài 9: Dạy học cho người lớn
|
24
|
12
|
12
|
|
10
|
Bài 10: Quy định về đạo đức
nghề nghiệp nhà giáo
|
28
|
12
|
16
|
|
|
Ôn tập và kiểm tra phần II
|
8
|
|
|
8
|
III
|
Phần III: Tìm hiểu thực tế
và viết thu hoạch
|
36
|
4
|
32
|
|
11
|
Tìm hiểu thực tế
|
20
|
4
|
16
|
|
12
|
Viết thu hoạch
|
16
|
|
16
|
|
|
Tổng cộng:
|
240
|
100
|
128
|
12
|
V. CHƯƠNG
TRÌNH CHI TIẾT
PHẦN I: KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC
KỸ NĂNG CHUNG
Thời gian thực hiện: 36
giờ (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành, thảo luận: 16 giờ; Thi/kiểm tra: 04 giờ).
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong Phần Kiến thức
về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung, người học có được những
năng lực sau:
- Trình bày những nội dung về
quản lý nhà nước về viên chức.
- Vận dụng được các quy định
pháp luật hiện hành về viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ của Giáo viên
GDNN hạng IV.
- Xác định được chức trách, nhiệm
vụ của Giáo viên GDNN hạng IV.
- Xác định được mục tiêu phát
triển của cơ sở GDNN nơi đang công tác.
- Đề xuất được những thay đổi cần
thiết của cơ sở GDNN đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
2. NỘI DUNG
Bài 1: Quản lý nhà nước về
viên chức
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày những nội dung về
quản lý nhà nước về viên chức.
- Vận dụng được các quy định
pháp luật hiện hành về viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ của Giáo viên
GDNN hạng IV.
* Nội dung:
1. Khái niệm quản lý nhà nước về
viên chức
1.1. Viên chức
1.2. Quản lý nhà nước về viên
chức
1.3. Quy định pháp luật nhà nước
về viên chức
2. Nội dung quản lý nhà nước về
viên chức
2.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước
về viên chức
2.2. Xu thế quản lý nhà nước về
viên chức trong giai đoạn hiện nay
2.2. Một số nội dung cơ bản
trong quản lý nhà nước về viên chức
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Trình bày quy định pháp luật
nhà nước về viên chức
3.2. Phân tích xu thế, nội dung
quản lí nhà nước về viên chức trong giai đoạn hiện nay
Bài 2: Chức trách, nhiệm vụ
của Giáo viên GDNN hạng IV trong trung tâm GDNN
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò
của Giáo viên GDNN hạng IV trong trung tâm GDNN.
- Xác định được chức
trách, nhiệm vụ của Giáo viên GDNN hạng IV trong trung tâm GDNN.
* Nội dung:
1. Khái quát về Giáo viên GDNN
hạng IV trong trung tâm GDNN
1.1. Trung tâm GDNN
1.2. Giáo viên GDNN hạng IV
trong trung tâm GDNN
2. Chức trách, nhiệm vụ của
Giáo viên GDNN hạng IV trong trung tâm GDNN
2.1. Chức trách của Giáo viên
GDNN hạng IV trong trung tâm GDNN
2.2. Nhiệm vụ của Giáo viên
GDNN hạng IV trong trung tâm GDNN
3. Thực hành/Thảo luận
Phân tích chức trách, nhiệm vụ
của Giáo viên GDNN hạng IV trong trung tâm GDNN
Bài 3: Mục tiêu đào tạo
trong cơ sở GDNN
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được phương hướng,
nhiệm vụ của cơ sở GDNN.
- Xác định được mục tiêu đào tạo
nghề trong cơ sở GDNN.
* Nội dung:
1. Phương hướng, nhiệm vụ của
cơ sở GDNN
1.1. Phương hướng
1.2. Nhiệm vụ
2. Mục tiêu đào tạo nghề của cơ
sở GDNN
2.1. Mục tiêu của xã hội về
GDNN
2.2. Mục tiêu GDNN
2.3. Mục tiêu của cơ sở GDNN
3. Thực hành/Thảo luận:
Xác định mục tiêu đào tạo nghề
của trung tâm GDNN nơi anh/chị đang công tác.
Bài 4: Đặc điểm GDNN trong nền
kinh tế tri thức
Thời
gian: 08 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, đặc
trưng của nền kinh tế tri thức đối với GDNN
- Xác định được những yêu cầu của
GDNN trong nền kinh tế tri thức.
* Nội dung:
1. Khái niệm, đặc trưng của nền
kinh tế tri thức
1.1. Khái niệm nền kinh tế tri
thức
1.2. Đặc trưng của nền kinh tế
tri thức
2. Yêu cầu GDNN trong nền kinh
tế tri thức
2.1. Yêu cầu dịch chuyển cơ cấu
kinh tế và tăng trưởng kinh tế
2.2. Yêu cầu nâng cao khả năng
cạnh tranh của nền kinh tế tri thức
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Phân tích đặc trưng của nền
kinh tế tri thức.
3.2. Xác định yêu cầu của GDNN
trong nền kinh tế tri thức.
3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN
I
3.1. Phòng học chuyên môn: Bố
trí đầy đủ ánh sáng, không gian tổ chức các hoạt động thảo luận, làm việc
nhóm,…
3.2. Trang thiết bị máy móc:
Máy tính, máy chiếu,…
3.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:
Giấy A4, bút dạ, thẻ màu, bảng từ, bảng tờ lật, bảng ghim, nam châm,…
3.4. Nguồn lực khác (nếu có)
4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ PHẦN I
4.1. Nội dung
- Quy định pháp luật nhà nước về
viên chức.
- Xu thế quản lý nhà nước về
viên chức trong giai đoạn hiện nay.
- Nội dung cơ bản trong quản lý
nhà nước về viên chức.
- Chức trách, nhiệm vụ Giáo
viên GDNN hạng IV trong trung tâm GDNN.
- Đặc trưng nền kinh tế tri thức.
- Yêu cầu của GDNN trong nền
kinh tế tri thức.
4.2. Phương pháp: Đánh giá
thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành)
5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN
I
5.1. Hướng dẫn về phương pháp
giảng dạy, học tập.
- Đối với giảng viên:
+ Thiết kế các hoạt động thảo
luận, hướng dẫn nghiên cứu trường hợp, học tập dựa vào trải nghiệm, dựa vào dự
án, dạy học theo nhóm, sử dụng mô hình dạy học hỗn hợp (Blened learning), lớp học
đảo ngược (Flipped Classroom), LMS (Learning Management Systems).
+ Giảng viên cần chuẩn bị tài
liệu và phát cho học viên trước mỗi giờ giảng để học viên tìm hiểu, nghiên cứu
nội dung bài học.
- Đối với người học: Làm bài tập,
nghiên cứu tài liệu được cung cấp hoặc nguồn dữ liệu internet, thảo luận, trao
đổi, phản biện, học tập dựa vào dự án, học tập theo nhóm.
5.2. Những trọng tâm cần lưu ý
- Quản lý nhà nước, pháp luật về
viên chức.
- Chức trách, nhiệm vụ Giáo
viên GDNN hạng IV trong trung tâm GDNN.
PHẦN II: KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÀ ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Thời gian thực hiện: 168
giờ (Lý thuyết: 80 giờ; Thực hành, thảo luận: 80 giờ; Thi/kiểm tra: 08 giờ).
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong Phần Kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp, người học có được những
năng lực sau:
- Trình bày được các năng lực đối
với Giáo viên GDNN hạng IV và các hoạt động phát triển năng lực giáo viên GDNN.
- Xác định được các sứ mệnh và
nhiệm vụ của Giáo viên GDNN hạng IV theo yêu cầu đổi mới GDNN và cách thực hiện
các nhiệm vụ đó.
- Đề xuất được biện pháp nâng
cao chất lượng quản lí trong quá trình đào tạo.
- Thiết kế được chương trình
đào tạo dưới 03 tháng.
- Phân tích được vai trò của
quá trình hướng nghiệp, các quan niệm hướng nghiệp, nhu cầu lao động của xã hội,
các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động, mô hình tư vấn nghề.
- Thiết kế được các hoạt động học
tập và môi trường dạy học cho người lớn.
- Tổ chức được các hoạt động học
tập cho người lớn.
2. NỘI DUNG
Bài 5: Phát triển năng lực
nghề nghiệp của Giáo viên GDNN hạng IV
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được các năng lực đối
với Giáo viên GDNN hạng IV và các hoạt động phát triển năng lực Giáo viên GDNN
hạng IV.
- Xác định được các sứ mệnh và
nhiệm vụ của Giáo viên GDNN hạng IV theo yêu cầu đổi mới GDNN.
* Nội dung
1. Những đổi mới GDNN để đáp ứng
nhu cầu đào tạo nhân lực
1.1. Nhu cầu đào tạo nhân lực
1.2. Đổi mới GDNN đáp ứng nhu cầu
đào tạo nhân lực
2. Sứ mệnh và nhiệm vụ của người
Giáo viên GDNN hạng IV đáp ứng yêu cầu đổi mới của GDNN
2.1. Sứ mệnh của người Giáo
viên GDNN hạng IV
2.2. Nhiệm vụ của người Giáo
viên GDNN hạng IV
3. Những năng lực của Giáo viên
GDNN hạng IV
3.1. Cơ sở xác định các năng lực
của Giáo viên GDNN hạng IV
3.2. Hệ thống các năng lực cần
có của Giáo viên GDNN hạng IV
4. Biện pháp phát triển năng lực
cho Giáo viên GDNN hạng IV
4.1. Nguyên tắc xác định các biện
pháp phát triển năng lực cho Giáo viên GDNN hạng IV
4.2. Các biện pháp phát triển
năng lực cho Giáo viên GDNN hạng IV
5. Thực hành/Thảo luận
5.1. Phân tích sứ mệnh và nhiệm
vụ của người Giáo viên GDNN hạng IV theo yêu cầu đổi mới của GDNN.
5.2. Xác định biện pháp phát
triển năng lực cho Giáo viên GDNN hạng IV
Bài 6: Tổ chức và quản lí
quá trình đào tạo
Thời
gian: 28 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm tổ
chức quá trình đào tạo, vai trò của Giáo viên GDNN hạng IV trong tổ chức quá
trình đào tạo tại trung tâm GDNN; khái niệm quản lí quá trình đào tạo, phân cấp
quản lí trong quá trình đào tạo.
- Phân tích được mô hình cấu
trúc quá trình đào tạo; các yếu tố quản lí trong quá trình đào tạo.
- Đề xuất được biện pháp nâng
cao chất lượng quản lí trong quá trình đào tạo.
* Nội dung:
1. Quản lý cơ sở GDNN
1.1. Khái quát về quản lý cơ sở
GDNN
1.2. Cơ cấu tổ chức của cơ sở
GDNN
1.3. Vai trò, nhiệm vụ của người
quản lý cơ sở GDNN
1.4. Thông tin quản lý của cơ sở
GDNN
2. Lập kế hoạch đào tạo
2.1. Giới thiệu các loại kế hoạch
trong cơ sở GDNN
2.2. Khái quát về kế hoạch đào
tạo.
2.3. Nội dung và cấu trúc kế hoạch
đào tạo, thực hành lập kế hoạch đào tạo.
2.4. Nội dung và cấu trúc của
biểu đồ tiến độ đào tạo và kế hoạch giáo viên
3. Tổ chức quản lý quá trình
đào tạo
3.1. Tổ chức quá trình đào tạo ở
cơ sở GDNN
3.2. Quản lý hoạt động đào tạo ở
cơ sở GDNN
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Phân tích vai trò, nhiệm vụ
của người quản lý cơ sở GDNN
3.2. Phân tích mô hình tổ chức
quá trình đào tạo
3.3. Xác định yếu tố quản lí
trong quá trình đào tạo tại cơ sở GDNN.
Bài 7: Phát triển các khóa
đào tạo dưới 03 tháng đáp ứng yêu cầu học nghề cho người lao động
Thời
gian: 28 giờ
* Mục tiêu:
- Xác định các cơ sở lý luận và
thực tiễn của phát triển khóa học trong đào tạo nghề.
- Tiến hành phân tích nhu cầu
thị trường lao động cho nghề cần đào tạo.
- Phân tích nghề và xây dựng
chuẩn năng lực cho một nghề đào tạo dưới 03 tháng.
- Thiết kế được chương trình
đào tạo dưới 03 tháng.
* Nội dung:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của
phát triển khóa học trong đào tạo nghề
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển
khóa đào tạo
1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển
khóa đào tạo
2. Khảo sát và phân tích nhu cầu
thị trường lao động đối với nghề cần đào tạo
2.1. Thiết kế công cụ khảo sát
2.2. Khảo sát và phân tích số
liệu khảo sát
3. Phân tích nghề và xây dựng
chuẩn năng lực nghề
3.1. Phân tích nghề
3.2. Xây dựng chuẩn năng lực
nghề
4. Thiết kế chương trình đào tạo
dưới 03 tháng
4.1. Thiết kế ma trận năng lực
4.2. Mô tả tiến trình lĩnh hội
năng lực
4.3. Thiết kế module đào tạo
5. Thực hành/Thảo luận
5.1. Thiết kế một phiếu khảo
sát các bên liên quan về nghề cần đào tạo
5.2. Lập một bản mô tả nghề đào
tạo dưới 03 tháng chuẩn bị đào tạo cho người lao động
5.3. So sánh đào tạo dựa vào
năng lực và đào tạo tiếp cận nội dung (đào tạo truyền thống)? Nguyên nhân thất
nghiệp đối với lao động trẻ hiện nay?
Bài 8: Công tác giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh học nghề
Thời
gian: 28 giờ
* Mục tiêu:
- Phân tích được vai trò của
quá trình hướng nghiệp, các quan niệm hướng nghiệp, nhu cầu lao động của xã hội,
các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động, mô hình tư vấn nghề.
- Viết được một số câu trắc
nghiệm dùng trong tư vấn nghề.
* Nội dung:
1. Khái quát về giáo dục hướng
nghiệp
1.1. Hướng nghiệp
1.2. Tầm quan trọng của công
tác hướng nghiệp
1.3. Nhu cầu lao động của xã hội
1.4. Định hướng nghề nghiệp
trong bối cảnh hội nhập
2. Nhận thức về bản thân và thế
giới nghề
2.1. Nhận thức bản thân
2.2. Nhận thức về thế giới nghề
nghiệp
3. Tư vấn nghề
3.1. Khái niệm tư vấn nghề
3.2. Phân loại tư vấn nghề
3.3. Mô hình tư vấn nghề
3.4. Một số trắc nghiệm dùng
trong tư vấn nghề
4. Thực hành/Thảo luận
4.1. Phân tích tầm quan trọng của
công tác hướng nghiệp.
4.2. Đề xuất cách thức nhận thức
bản thân
4.3. Sưu tầm và đưa ra các trắc
nghiệm dùng trong tư vấn nghề.
Bài 9: Dạy học cho người lớn
Thời
gian: 24 giờ
* Mục tiêu:
- Phân tích được đặc điểm học tập
của người lớn; nguyên tắc dạy học cho người lớn; đặc điểm của môi trường học tập
của người lớn; những điều kiện để người lớn học tập tốt nhất; mô hình học tập
trải nghiệm.
- Thiết kế được các hoạt động học
tập và môi trường dạy học cho người lớn; tổ chức được các hoạt động học tập cho
người lớn.
- Phát triển năng lực nghề nghiệp.
* Nội dung:
1. Đặc điểm dạy học người lớn
1.1. Đặc điểm học tập của người
lớn
1.2. Phong cách học tập của người
lớn
1.3. Những thuận lợi, khó khăn
trong học tập của người lớn
1.4. Nguyên tắc dạy học người lớn
1.5. Phương pháp dạy học người
lớn
2. Tổ chức dạy học cho người lớn
2.1. Chuẩn bị môi trường dạy học
cho người lớn
2.2. Triển khai hoạt động dạy học
cho người lớn
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Đề xuất cách thức tổ chức
dạy học cho người lớn đối với nghề được phân công giảng dạy
3.2. Lập kế hoạch dạy học cho
người lớn đối với nghề được phân công giảng dạy
Bài 10: Quy định về đạo đức
nghề nghiệp nhà giáo
Thời
gian: 28 giờ
* Mục tiêu:
- Trình bày được các quyết định,
văn bản về đạo đức nghề nghiệp nhà giáo; phân tích được các quy tắc ứng xử học
đường.
- Phân tích được các quy định của
pháp luật hiện hành về đạo đức nghề nghiệp.
- Vận dụng được các quy tắc ứng
xử học đường vào thực tiễn.
* Nội dung:
1. Quy định đạo đức nghề nghiệp
nhà giáo
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.2. Các văn bản, quyết định về
đạo đức nghề nghiệp nhà giáo
1.3. Các yếu tố căn bản về đạo
đức nghề nghiệp của nhà giáo GDNN
1.4. Đạo đức nghề nghiệp của
nhà giáo hiện nay
1.5. Các biện pháp nâng cao đạo
đức nhà giáo
2. Văn hóa ứng xử học đường
2.1. Những khái niệm cơ bản
2.2. Các văn bản, quy định về ứng
xử học đường
2.3. Quan niệm về văn hóa ứng xử
trong nhà trường
2.4. Bộ quy tắc ứng xử học đường
2.5. Xây dựng và bảo vệ môi trường
văn hóa học đường
3. Thực hành/Thảo luận
3.1. Phân tích các yếu tố căn bản
về đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo GDNN.
3.2. Đề xuất biện pháp xây dựng
và bảo vệ môi trường văn hóa học đường.
3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHẦN
II
3.1. Phòng học chuyên môn: Bố
trí đầy đủ ánh sáng, không gian tổ chức các hoạt động thảo luận, làm việc
nhóm,…
3.2. Trang thiết bị máy móc:
Máy chiếu, máy tính,…
3.3. Học liệu, dụng cụ, vật liệu:
Giấy A0, A4, bút dạ, thẻ màu, bảng từ, bảng tờ lật, bảng ghim, nam châm,...
3.4. Nguồn lực khác (nếu có)
4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁPHẦN II
4.1. Nội dung
- Nhiệm vụ của người Giáo viên
GDNN hạng IV theo yêu cầu đổi mới GDNN; phát triển năng lực Giáo viên GDNN hạng
IV; vai trò của Giáo viên GDNN hạng IV trong tổ chức quá trình đào tạo.
- Mô hình quá trình đào tạo;
các yếu tố quản lí trong quá trình đào tạo
- Phát triển các khóa đào tạo
dưới 03 tháng đáp ứng yêu cầu học nghề cho người lao động.
- Mô hình tư vấn nghề.
- Đặc điểm dạy học người lớn.
- Xây dựng và bảo vệ môi trường
văn hóa học đường.
4.2. Phương pháp: Đánh giá
thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành)
5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHẦN
II
5.1. Hướng dẫn về phương pháp
giảng dạy, học tập
- Đối với giảng viên:
+ Thiết kế các hoạt động thảo
luận, hướng dẫn nghiên cứu trường hợp, học tập dựa vào trải nghiệm, dựa vào dự
án, dạy học theo nhóm, sử dụng mô hình dạy học hỗn hợp (Blened learning), lớp học
đảo ngược (Flipped Classroom), LMS (Learning Management Systems).
+ Giảng viên cần chuẩn bị tài
liệu và phát cho học viên trước mỗi giờ giảng để học viên tìm hiểu, nghiên cứu
nội dung bài học.
- Đối với người học: Làm bài tập,
nghiên cứu tài liệu được cung cấp hoặc nguồn dữ liệu internet, thảo luận, trao
đổi, phản biện, học tập dựa vào dự án, học tập theo nhóm.
5.2. Những trọng tâm của chương
trình cần lưu ý
- Phát triển năng lực nghề nghiệp
Giáo viên GDNN hạng IV.
- Tổ chức và quản lí quá trình
đào tạo.
- Phát triển các khóa đào tạo
dưới 03 tháng đáp ứng yêu cầu học nghề cho người lao động.
- Công tác giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh học nghề.
- Dạy học cho người lớn.
- Quy định về đạo đức nghề nghiệp
nhà giáo.
PHẦN 3: TÌM HIỂU THỰC TẾ VÀ VIẾT THU HOẠCH
Thời
gian thực hiện: 36 giờ (Lý thuyết: 04 giờ; Thực hành: 32 giờ).
1. Tìm hiểu thực tế
Thời
gian: 20 giờ
a) Mục đích
Tìm hiểu, quan sát và trao đổi
kinh nghiệm công tác trong phát triển năng lực nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng
IV; các hoạt động tổ chức và quản lí quá trình đào tạo; các hoạt động áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực
tiễn nghề nghiệp; các biện pháp phát triển các khóa đào tạo dưới 03 tháng đáp ứng
yêu cầu học nghề cho người lao động; công tác giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh học nghề; hoạt động giảng dạy; các quy định về đạo đức nghề nghiệp nhà
giáo và văn hóa ứng xử học đường tại một trung tâm GDNN cụ thể. Giúp gắn kết giữa
kiến thức với kỹ năng, thực tiễn.
b) Yêu cầu
- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng tổ chức
cho học viên đi thực tế.
- Trung tâm GDNN tiếp nhận học
viên đến tìm hiểu thực tế báo cáo kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng đào tạo,
quản trị nhà trường, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ, hợp tác doanh nghiệp, giáo dục giá trị và kỹ năng sống trong cơ sở GDNN,
xây dựng môi trường giáo dục, học tập,...
- Học viên quan sát, ghi nhận
thông tin để điền vào bảng quan sát; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhà trường;
tổng hợp thông tin, tài liệu,... để chuẩn bị viết bài thu hoạch.
c) Hướng dẫn tổ chức thực
hiện
* Công tác chuẩn bị:
- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng liên
hệ với trung tâm GDNN có kinh nghiệm trong hoạt động GDNN, phát triển các khóa
học ngắn hạn đáp ứng yêu cầu học nghề cho người lao động, giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh học nghề... để tổ chức cho học viên đi tìm hiểu thực tế.
- Giảng viên xây dựng bảng quan
sát, hướng dẫn học viên sử dụng bảng quan sát và chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn
đề cần làm rõ trong quá trình đi tìm hiểu thực tế. Nội dung này được thực hiện
tại cơ sở tổ chức bồi dưỡng. Thời gian thực hiện: 04 giờ.
* Tìm hiểu thực tế tại trung
tâm GDNN tiếp nhận học viên đến tìm hiểu thực tế. Thời gian thực hiện: 16 giờ.
2. Viết bài thu hoạch Thời
gian: 16 giờ
a) Mục đích
- Tổng hợp kiến thức và kỹ năng
học viên thu nhận được từ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp Giáo viên GDNN hạng IV.
- Đánh giá kết quả học tập của
học viên đã đạt được qua bồi dưỡng; khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng đã
thu nhận được vào thực tiễn công tác của chức danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN hạng
IV.
b) Yêu cầu
- Về nội dung: Bài thu hoạch gắn
với công việc của chức danh Giáo viên GDNN hạng IV trong đó nêu được kiến thức
và kỹ năng thu nhận được sau khóa bồi dưỡng, phân tích công việc hiện nay và đề
xuất vận dụng vào công việc sau khi tham gia khóa bồi dưỡng và các hoạt động trải
nghiệm tại trung tâm GDNN.
- Về hình thức:
+ Đảm bảo đúng yêu cầu của một
bài thu hoạch.
+ Độ dài không quá 25 trang A4
(không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ
Times New Roman, cỡ chữ 14, cách dòng 1,5 lines.
+ Văn phong/cách viết: Có phân
tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng.
c) Hướng dẫn tổ chức thực
hiện
Học viên viết và hoàn thiện bài
thu hoạch theo yêu cầu và nộp cho cơ sở tổ chức bồi dưỡng.
VI. HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng: Chương
trình dùng để bồi dưỡng cho những người có nhu cầu bồi dưỡng để được cấp “Chứng
chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên Giáo dục nghề
nghiệp hạng IV”.
2. Phương thức tổ chức thực hiện
chương trình
Chương trình có thể tổ chức giảng
dạy theo một trong các hình thức: tập trung, bán tập trung, từ xa... do cơ sở tổ
chức bồi dưỡng quy định phù hợp với nội dung cụ thể.
3. Yêu cầu tổ chức thực hiện chương
trình (về đội ngũ giảng viên, về cơ sở vật chất, trang thiết bị,...)
- Đội ngũ giảng viên: Giảng
viên thực hiện chương trình phải có bằng Thạc sỹ trở lên; đang giữ hạng chức
danh nghề nghiệp Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III/Giáo viên GDNN thực hành hạng
III hoặc tương đương trở lên và thời gian giữ hạng tối thiểu là 3 năm.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Phòng học, máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, bút dạ, giấy A0, A4, hệ thống âm
thanh,…
- Tài liệu: Cơ sở tổ chức bồi
dưỡng căn cứ vào chương trình này để tổ chức xây dựng, ban hành hoặc lựa chọn
tài liệu bồi dưỡng để tổ chức giảng dạy.
4. Hướng dẫn đánh giá kết quả học
tập
- Đánh giá thường xuyên: Đánh
giá thông qua ý thức và quá trình tham gia học tập do cơ sở tổ chức bồi dưỡng
quy định chi tiết.
- Kết thúc mỗi Phần, học viên
được đánh giá thông qua bài kiểm tra viết (hoặc thực hành) tại lớp. Bài kiểm
tra, bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10.
- Điều kiện cấp chứng chỉ: Học
viên phải tham gia ít nhất 80% thời gian học tập và có tất cả các bài kiểm tra,
bài thu hoạch kết thúc mỗi phần phải đạt từ 5 điểm trở lên sẽ được cấp “Chứng
chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giáo viên giáo dục nghề
nghiệp hạng IV”.