KẾ HOẠCH
ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2000 VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(ban hành kèm theo Quyết định số
1874/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Mục tiêu
Hệ thống quản lý
chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 (gọi chung là hệ thống quản lý chất
lượng) được tiến hành thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống quy trình xử
lý công việc hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện để
Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước kiểm soát được quá trình giải quyết công
việc trong nội bộ của cơ quan, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của
công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công, góp phần cải cách hành chính.
2. Đối tượng
áp dụng
a) Kế hoạch
này áp dụng đối với các cơ quan hành chính Nhà nước sau đây:
- Các sở, ban,
ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các chi cục.
- Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
b) Khuyến
khích Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các cơ quan sự nghiệp trực tiếp
phục vụ quản lý Nhà nước, bệnh viện, trường học áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng.
3. Thời gian
thực hiện
Trong giai đoạn
từ năm 2008 đến hết năm 2010, các cơ quan hành chính Nhà nước quy định tại điểm
a, khoản 2 Mục I của Quy định này phải hoàn thành việc xây dựng, áp dụng và chứng
nhận hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000.
II. NỘI DUNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1. Nội dung áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng
Việc áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng được thực hiện theo 4 bước cơ bản như sau:
Bước 1. Xây dựng
hệ thống quản lý chất lượng
Căn cứ Tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2000 và văn bản hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, các
cơ quan xây dựng hệ thống văn bản, tài liệu, các quy trình xử lý công việc hợp
lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Đây được coi là quá trình chuyển
giao, hoàn thiện công nghệ quản lý. Các nội dung công việc của bước 1 gồm:
- Tập huấn nhằm
nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan về mục đích, ý
nghĩa, tầm quan trọng của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; đào tạo
chuyên gia đánh giá nội bộ.
- Xây dựng
chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của cơ quan; xây dựng cam kết của
lãnh đạo về thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tại cơ quan; xây dựng các thủ
tục (quy trình), quy định và các biểu mẫu; chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị
văn phòng đáp ứng yêu cầu.
Bước 2. Thực
hiện hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng
Sau khi hoàn
chỉnh quy trình quản lý theo quy định tại bước 1, được lãnh đạo cơ quan phê duyệt
thì hệ thống văn bản và quy trình được thống nhất áp dụng tại cơ quan.
Hệ thống văn bản,
quy trình này được rà soát, bổ sung, hoàn thiện thường xuyên qua thực tế áp dụng
và kết quả đánh giá nội bộ cho phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn của cơ
quan.
Để tư vấn, hướng
dẫn, đào tạo các nội dung liên quan trong bước 1 và bước 2, cơ quan tư vấn thuộc
hệ thống các cơ quan tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và phải đáp ứng đầy đủ
các điều kiện theo quy định tại Quyết định số 17/2006/QĐ-BKHCN ngày 12 tháng 9
năm 2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành "Quy định về hoạt động
tư vấn, đánh giá, chứng nhận hệ thống chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000 đối với
cơ quan hành chính Nhà nước".
Bước 3. Đánh
giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng
- Sau khi áp dụng
thuần thục, có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo văn bản được ban hành,
việc đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo TCVN ISO
9001:2000 do Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (QUACERT) thuộc Tổng cục
Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thực hiện. Trong quá trình thực hiện cơ quan
phải khắc phục các lỗi không phù hợp, các điểm cần lưu ý do đoàn đánh giá đưa
ra (nếu có), kết quả thực hiện được gửi về Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn
(QUACERT) xem xét.
- Sau khi hoàn
thành việc đánh giá, Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn gửi hồ sơ đánh giá
về Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng để xem xét và cấp giấy chứng nhận
hệ thống quản lý chất lượng.
Bước 4. Duy
trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
Việc duy trì
và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng là hoạt động thường xuyên, liên tục của
mỗi cơ quan hành chính sau khi đã xây dựng, thực hiện và được cấp giấy chứng nhận
hệ thống quản lý chất lượng. Hoạt động này nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất
lượng luôn được soát xét, bổ sung, sửa đổi và cải tiến liên tục phù hợp với tiến
trình cải cách hành chính. Nội dung công việc này do Thủ trưởng cơ quan hành
chính chủ trì thực hiện thường xuyên, thành nề nếp như là quy định trong quá
trình quản lý hành chính Nhà nước.
III. LỘ TRÌNH ÁP DỤNG VÀ CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG
Các cơ quan
hành chính Nhà nước xây dựng, áp dụng và được chứng nhận hệ thống quản lý chất
lượng theo lộ trình như sau:
1. Triển khai
thí điểm
- Triển khai
thí điểm được áp dụng làm điểm nhằm rút kinh nghiệm trước khi triển khai rộng
rãi ở tất cả các cơ quan hành chính trong tỉnh.
- Các cơ quan
chọn làm thí điểm, gồm 4 cơ quan: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân
dân thành phố Đồng Hới và Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - chất lượng.
- Thời gian thí điểm:
Năm 2007.
2. Triển khai chính thức
- Năm 2008: Thực hiện ở
15 cơ quan: Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tư pháp; Thanh tra tỉnh; Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội; Kho bạc Nhà nước tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh; Sở Xây dựng;
Ủy ban nhân dân các huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên
Hóa và Minh Hóa; Chi cục Quản lý thị trường; Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới.
- Năm 2009: Thực hiện ở
16 cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở
Giao thông vận tải; Ban Dân tộc; Ban Quản lý Khu công nghiệp; Ban Thi đua khen
thưởng; Đài Phát thanh - Truyền hình; Chi cục Kiểm lâm; Trung tâm Y tế dự
phòng; Chi cục Thú y; Chi cục Bảo vệ thực vật; Cục Hải quan; Cục Thuế; Chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh; Cục Thống kê.
- Năm 2010: Thực hiện ở
17 cơ quan: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; Sở Công nghiệp; Sở Thương mại và Du lịch; Sở Y tế; Sở Văn hóa - Thông
tin; Sở Bưu chính, Viễn thông; Sở Thể dục thể thao; Sở Thủy sản; Sở Ngoại vụ;
Ban Tôn giáo; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu
Cha Lo; Chi cục Lâm nghiệp; Chi cục Phòng chống lụt bão; Chi cục Bảo vệ nguồn lợi
thủy sản; Chi cục Dự trữ quốc gia.
Tổng số các cơ quan
hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 là 52 cơ quan, trong đó: Các cơ quan thuộc
ngân sách tỉnh là 45, các cơ quan thuộc ngân sách bộ, ngành Trung ương là 7 đơn
vị (Cục Thuế, Cục Thống kê, Cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội, Kho bạc, Chi nhánh
Ngân hàng Nhà nước và Chi cục Dự trữ quốc gia).
IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công nhiệm vụ
a) Nhiệm vụ của Sở
Khoa học và Công nghệ
- Tổ chức biên soạn và
cung cấp các tài liệu có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện hệ thống quản
lý chất lượng trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Khoa học và Công
nghệ và Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.
- Chủ trì phối hợp với
Sở Nội vụ tổ chức xét tuyển các tổ chức tư vấn và thẩm định nội dung đề án xây
dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng và thông báo để cơ quan hành
chính tổ chức triển khai thực hiện; tổ chức kiểm tra hồ sơ ISO hành chính và
tham gia đánh giá sơ bộ trước khi đánh giá chính thức.
- Đôn đốc, theo dõi tiến
độ xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ở các sở, ban
ngành, các huyện, thành phố; định kỳ 1 năm, theo yêu cầu của cấp trên hoặc khi
xét thấy cần thiết, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Khoa học và
Công nghệ về tình hình xây dựng, thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của các
cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh; đề xuất, kiến nghị những chủ
trương, biện pháp cần thiết để Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định.
- Theo dõi, giám sát hoạt
động của các tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn, tổ chức chứng nhận hoạt động
trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp định kỳ xem xét, giám
sát, đánh giá việc thực hiện, đánh giá, chứng nhận, duy trì, cải tiến hệ thống
quản lý chất lượng tại các cơ quan hành chính Nhà nước.
- Lập kế hoạch đào tạo
đội ngũ chuyên gia tư vấn về hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN
ISO 9001:2000 của tỉnh.
- Phối hợp với Tổ chức
chứng nhận đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng cấp hoặc thu hồi
Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2000 cho các đơn vị.
b) Sở Nội vụ
- Tổ chức kiểm tra, rà
soát lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính và hướng dẫn các cơ
quan hành chính Nhà nước xây dựng và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ cụ thể của
các đơn vị trực thuộc.
- Tổ chức kiểm tra
tính phù hợp của nội dung các văn bản thuộc hệ thống quản lý chất lượng so với
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính và Chương trình cải cách
hành chính Nhà nước.
- Xây dựng chương
trình, kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước
cho các đối tượng có nhu cầu thuộc hệ thống tất cả các cơ quan quản lý hành
chính Nhà nước trong toàn tỉnh, ưu tiên đào tạo các cán bộ, chuyên viên trực tiếp
quản lý hệ thống chất lượng của Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.
c) Sở Tư pháp
Tổ chức kiểm tra nội
dung các văn bản thuộc hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy định hiện
hành của Nhà nước.
d) Sở Tài chính
Chủ trì và phối hợp với
Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chế độ
chi tiêu tài chính trong việc triển khai xây dựng, thực hiện, đánh giá, cấp giấy
chứng nhận, duy trì và giám sát hệ thống quản lý chất lượng trước ngày 31 tháng
12 năm 2007; hướng dẫn cụ thể các cơ quan hành chính việc lập dự toán và chế độ
chi tiêu tài chính trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
đ) Các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Lập kế hoạch triển
khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2000 theo đúng lộ trình nêu trên.
- Thành lập Ban điều
hành ISO hành chính tại mỗi đơn vị để chỉ đạo, đôn đốc, duy trì hệ thống này tại
đơn vị.
- Sau khi xây dựng
xong hệ thống, đưa vào vận hành áp dụng và tiến hành lập thủ tục xin chứng nhận
hệ thống.
- Duy trì và cải tiến hệ
thống quản lý chất lượng sau khi đã được chứng nhận và cấp chứng chỉ.
e) Sở Văn hóa - Thông
tin, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Quảng Bình
Tổ chức thông tin,
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục tiêu, ý nghĩa, nội
dung và trách nhiệm áp dụng, thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước trên
địa bàn tỉnh.
f) Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh
Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này.
2. Kinh phí thực hiện
a) Kinh phí sự nghiệp
khoa học (từ nguồn cấp cho Sở Khoa học và Công nghệ)
Chi cho các hoạt động
chung của tỉnh và liên ngành như: Hội nghị, hội thảo khoa học, tham quan học tập
kinh nghiệm, soạn thảo, in ấn toàn bộ các tài liệu có liên quan đến hệ thống quản
lý chất lượng, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, đào tạo và các hoạt động khác
của liên ngành; chi triển khai thí điểm 4 đơn vị thực hiện trong năm 2007.
b) Kinh phí từ ngân
sách tỉnh
Kinh phí chi cho triển
khai chính thức tại các cơ quan hành chính được cân đối từ nguồn chi quản lý
hành chính theo quy định tại Thông tư số 111/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm
2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý tài chính đối với việc áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của
các cơ quan hành chính Nhà nước.
Hàng năm, căn cứ Kế hoạch
này, vào thời điểm lập dự toán thu chi ngân sách Nhà nước, các cơ quan hành
chính lập dự toán chi ngân sách Nhà nước về xây dựng và thực hiện hệ thống quản
lý chất lượng và tổng hợp chung vào dự toán chi quản lý hành chính của cơ quan
hành chính gửi Sở Tài chính thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
theo quy định.
c) Kinh phí từ ngân
sách bộ, ngành Trung ương
Các cơ quan thuộc bộ,
ngành Trung ương lập dự toán báo cáo bộ, ngành chủ quản xem xét phê duyệt để thực
hiện.
Yêu cầu các sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có kế hoạch triển khai cụ thể cho địa
phương, đơn vị mình và định kỳ hoặc khi có yêu cầu, báo cáo kết quả tình hình
thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh./.