ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1870/QĐ-UBND
|
Cần Thơ, ngày 22
tháng 8 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC
PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục
hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo
Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc
phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2650/QĐ-UBND ngày 06
tháng 11 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc công bố thủ tục
hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản
lý của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC, VPCP;
- CT, PCT UBND TP;
- VP UBND TP (2B,3G);
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT.QN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thực Hiện
|
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Kèm theo Quyết định số 1870/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2024 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ
thông
|
Giáo dục và đào tạo
|
- Sở Giáo dục và Đào tạo, địa chỉ: số 39, đường
3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ;
|
2
|
Điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa trong
cơ sở giáo dục phổ thông
|
Giáo dục và đào tạo
|
- Sở Giáo dục và Đào tạo, địa chỉ: số 39, đường
3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ;
|
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA
TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. CẤP THÀNH PHỐ
1. Lựa chọn sách giáo khoa
trong cơ sở giáo dục phổ thông
1.1. Trình tự thực hiện (thời gian, địa điểm
thực hiện TTHC):
a) Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lựa chọn sách
giáo khoa (SGK).
- Thành lập Hội đồng lựa chọn SGK của cơ sở giáo dục
(Hội đồng).
- Tổ chức lựa chọn SGK tại tổ chuyên môn.
- Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa
chọn SGK của các tổ chuyên môn; đề xuất với người đứng đầu danh mục SGK đã được
các tổ chuyên môn lựa chọn.
- Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn SGK gửi về
Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ
sở), Sở GD&ĐT (đối với cấp trung học phổ thông).
b) Phòng GD&ĐT thẩm định hồ sơ lựa chọn SGK của
các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; báo cáo Sở GD&ĐT về kết quả thẩm
định và danh mục SGK được các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý lựa chọn.
c) Sở GD&ĐT thẩm định hồ sơ lựa chọn SGK của
các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; rà soát báo cáo của các Phòng
GD&ĐT về kết quả thẩm định và danh mục SGK được các cơ sở giáo dục lựa chọn.
d) Sở GD&ĐT tổng hợp kết quả, lập danh mục SGK
của các cơ sở giáo dục lựa chọn (kèm theo hồ sơ lựa chọn SGK của các cơ sở giáo
dục) trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.
1.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1.3.1. Thành phần hồ sơ
a) Hồ sơ lựa chọn SGK của cơ sở giáo dục, gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng của cơ sở giáo dục.
- Biên bản họp Hội đồng.
- Danh mục SGK được lựa chọn của cơ sở giáo dục.
b) Báo cáo của phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT về kết
quả thẩm định và danh mục SGK được các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý
lựa chọn.
c) Sở GD&ĐT báo cáo, trình Ủy ban nhân dân
thành phố xem xét, quyết định phê duyệt danh mục SGK của các cơ sở giáo dục tại
địa phương.
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, đăng tải trên
các phương tiện thông tin đại chúng danh mục SGK được phê duyệt để sử dụng
trong cơ sở giáo dục tại địa phương; Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở
giáo dục thông báo danh mục SGK được phê duyệt đến giáo viên, học sinh, cha mẹ
học sinh trước ngày 30 tháng 4 hằng năm.
1.5. Đối tượng thực hiện:
- Cơ sở giáo dục;
- Phòng GD&ĐT;
- Sở GD&ĐT.
1.6. Cơ quan thực hiện:
Cơ quan/Người có thẩm quyết định: Sở GD&ĐT.
1.7. Kết quả thực hiện:
Quyết định phê duyệt danh mục SGK sử dụng trong các
cơ sở giáo dục tại địa phương.
1.8. Lệ phí:
Không.
1.9. Mẫu đơn:
Không.
1.10. Yêu cầu, điều kiện:
Việc tổ chức lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục
a) Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn SGK
của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.
b) Tổ chức lựa chọn SGK tại tổ chuyên môn
- Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa
chọn SGK, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn SGK cho từng
môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực
hiện;
- Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở
giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy
liên trường) tham gia lựa chọn SGK của môn học đó;
- Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ
chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu
các SGK của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các SGK môn học theo các
tiêu chí lựa chọn SGK;
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo
viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) SGK cho môn học đó. Trường
hợp môn học chỉ có 01 SGK được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê
duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn SGK trong quyết định, không cần bỏ phiếu.
SGK được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai)
số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn. Trường hợp không có SGK nào đạt
từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ
chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; SGK được lựa chọn là SGK có số
giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai. Trong
cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) SGK có số giáo viên môn học bỏ phiếu
lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một
trong số SGK có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.
Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên
bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá SGK của các giáo viên môn học tham
gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân
công lập biên bản.
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập
danh mục SGK do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và
người được phân công lập danh mục SGK.
3. Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa
chọn SGK của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các
phiếu nhận xét, đánh giá SGK của giáo viên; tổng hợp kết quả lựa chọn SGK của
các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc
tổ chức lựa chọn SGK của các tổ chuyên môn; danh mục SGK được lựa chọn của các
tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
1.11. Căn cứ pháp lý:
a) Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12
năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc lựa chọn SGK trong
cơ sở giáo dục phổ thông;
b) Quyết định số 08/2024/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4
năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định tiêu chí lựa chọn SGK trong cơ
sở giáo dục phổ thông.
2. Điều chỉnh, bổ sung danh mục
SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông
2.1. Trình tự thực hiện (thời gian, địa điểm
thực hiện TTHC):
a) Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức điều chỉnh, bổ
sung SGK căn cứ trên kiến nghị của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
- Thành lập Hội đồng lựa chọn SGK của cơ sở giáo dục
(Hội đồng).
- Tổ chức lựa chọn SGK tại tổ chuyên môn.
- Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa
chọn SGK của các tổ chuyên môn; đề xuất với người đứng đầu danh mục SGK đã được
các tổ chuyên môn lựa chọn.
- Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn SGK gửi về
Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ
sở), Sở GD&ĐT (đối với cấp trung học phổ thông).
b) Phòng GD&ĐT thẩm định hồ sơ lựa chọn SGK của
các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; báo cáo Sở GD&ĐT về kết quả thẩm
định và danh mục SGK được các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý lựa chọn.
c) Sở GD&ĐT thẩm định hồ sơ lựa chọn SGK của
các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; rà soát báo cáo của các Phòng
GD&ĐT về kết quả thẩm định và danh mục SGK được các cơ sở giáo dục lựa chọn.
d) Sở GD&ĐT tổng hợp kết quả, lập danh mục SGK
của các cơ sở giáo dục đề nghị điều chỉnh, bổ sung (kèm theo hồ sơ lựa chọn SGK
của các cơ sở giáo dục) trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.
2.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
2.3.1. Thành phần hồ sơ
a) Hồ sơ lựa chọn SGK của cơ sở giáo dục, gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng lựa chọn SGK của cơ
sở giáo dục.
- Biên bản họp Hội đồng.
- Danh mục SGK được lựa chọn lại của cơ sở giáo dục.
b) Báo cáo của phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT về kết
quả thẩm định và danh mục SGK được các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý
lựa chọn.
c) Sở GD&ĐT báo cáo, trình Ủy ban nhân dân
thành phố xem xét, quyết định phê duyệt danh mục SGK của các cơ sở giáo dục tại
địa phương.
2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết:
Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, đăng tải trên
các phương tiện thông tin đại chúng danh mục SGK điều chỉnh, bổ sung của cơ sở
giáo dục tại địa phương; Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục
thông báo danh mục SGK điều chỉnh, bổ sung được phê duyệt đến giáo viên, học
sinh, cha mẹ học sinh trước ngày 30 tháng 4 hằng năm.
2.5. Đối tượng thực hiện:
- Cơ sở giáo dục.
- Phòng GD&ĐT.
- Sở GD&ĐT.
2.6. Cơ quan thực hiện:
Cơ quan/Người có thẩm quyết định: Sở GD&ĐT.
2.7. Kết quả thực hiện:
Quyết định phê duyệt danh mục SGK điều chỉnh, bổ sung
của các cơ sở giáo dục tại địa phương.
2.8. Lệ phí:
Không.
2.9. Mẫu đơn:
Không.
2.10. Yêu cầu, điều kiện:
Việc tổ chức lựa chọn SGK điều chỉnh, bổ sung
trong cơ sở giáo dục
a) Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn SGK
điều chỉnh, bổ sung của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội
đồng.
b) Tổ chức lựa chọn SGK điều chỉnh, bổ sung tại tổ
chuyên môn
- Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa
chọn SGK, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn SGK được đề
nghị điều chỉnh, bổ sung được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu
trước khi thực hiện.
- Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở
giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy
liên trường) tham gia lựa chọn SGK của môn học đó.
- Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ
chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu
các SGK của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các SGK môn học theo các
tiêu chí lựa chọn SGK.
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo
viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) SGK cho môn học đó (trừ
SGK đã đề nghị thay đổi).
SGK được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai)
số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn. Trường hợp không có SGK nào đạt
từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ
chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; SGK được lựa chọn là SGK có số
giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai. Trong
cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) SGK có số giáo viên môn học bỏ phiếu
lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một
trong số SGK có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.
Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên
bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá SGK của các giáo viên môn học tham
gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân
công lập biên bản.
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập
danh mục SGK do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và
người được phân công lập danh mục SGK.
3. Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa
chọn SGK của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các
phiếu nhận xét, đánh giá SGK của giáo viên; tổng hợp kết quả lựa chọn SGK của
các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc
tổ chức lựa chọn SGK của các tổ chuyên môn; danh mục SGK được lựa chọn của các
tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
2.11. Căn cứ pháp lý:
a) Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12
năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc lựa chọn SGK trong
cơ sở giáo dục phổ thông;
b) Quyết định số 08/2024/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4
năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định tiêu chí lựa chọn SGK trong cơ
sở giáo dục phổ thông.